P
phapchieumt
Guest
Đạo thì không phân biệt già hay trẻ, giàu hay nghèo, người ngu kẻ khôn, đạo đều giang tay chào đón tất cả chúng sanh, chúng sanh đến với đạo bình đẳng như nhau. Tâm bình thường là đạo. Tâm vô sở trụ, không dính mắc, không hờn không giận, không tham, không sân, không si, không phiền não, không ngã mạn. Đạo luôn thường hằng, bất sanh bất diệt, bao trùm vũ trụ và vạn vật. Đạo không đâu xa, đạo ở trong đời, vì đời mà có đạo, có đạo để làm cho đời viên mãn. Nơi nào chúng sanh khởi lên đau khổ, khởi lên một niệm bất thiện thì nơi đó có đạo để xoa dịu tâm hồn chúng sanh, cứu vớt tâm linh chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khổ. Vì thế đạo với đời tuy hai là một cũng như phiền não là bồ đề.
Ông Phật rất gần gũi, ổng không ở đâu xa cả, ở trong tâm của mỗi chúng sanh chứ không phải ông Phật bằng xương bằng thịt, bằng tượng bằng đất nung. Trong tâm của mỗi chúng sanh luôn luôn có mỗi ông Phật thường trụ ở đó. Vậy mà chúng ta cứ tìm ổng ở bên ngoài không à, cứ luyện pháp này pháp kia để khai nhãn khai nhĩ để mà thấy Phật nghe Phật, để thâm nhập cảnh giới này cảnh giới kia, để chứng tỏ ta là người tu đắc đạo, đắc pháp, đắc thần thông. Dùng hình danh sắc tướng đi tìm ông Phật của chính mình là bạn đang đi sai đường. Người tu càng lâu càng rời xa ông Phật ở trong tâm mình vì do bản ngã quá cao cứ đi tìm ông Phật bên ngoài không quay vào trong tâm chính mình để mà tìm ông Phật của mình. Cứ để ổng mòn mỏi đợi chờ, mòn mỏi ngóng trông, cứ để ổng khô héo từ kiếp này sang kiếp khác.
Vậy làm sao để khai quật khai mở ông Phật trong tâm của mình lên? Sở dĩ ổng bị giam cầm đè nén rất lâu không thoát ra được là do tâm ta chứa nhiều hòn đá tảng tham, sân, si, mạn nghi làm và các hòn đá tảng này là chất liệu xây nên bức tường kiên cố nghiệp lực và vô minh. Vậy thì muốn giải thoát ông Phật đó đi thì cần đập tan bức tường vô minh đó đi, cần phải hóa giải nghiệp lực thì ông Phật bị giam trong đó mới thoát ra được mới phát ánh hào quang.
Vậy làm cách gì để đập tan bức tường vô minh đi? Đập tan nó bằng cách đập tan chất liệu xây nên nó đập tan đi tham sân si. Luôn quán xét tâm mình từng phút, từng giây khi nó bắt đầu tác ý khời lên tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn là dep nó liền không cho nó có cơ hội phát ra khẩu hoặc tạo tác hành động từ thân. Muốn quán xét và dẹp được tham sân si mạn nghi từ ý thì cần phải có định lực công phu một trong 84000 pháp môn của chư Phật là phương tiện giúp cho hành giả loại trừ cái tâm độc. Niệm Phật, trì chú, tụng kinh, cúng lạy, hành thiền... mục đích cuối cùng là dẹp đi cái tham cái sân cái si cái mạn cái nghi để hiển lộ Phật Tánh, để cho ông Phật trong tâm của chính mình được tự do an nhiên tự tại.
Vì thế, người học Phật luôn quán xét trong từng sát na từng lời nói hành động của mình có đúng theo lời Phật dạy hay không, luôn quán xét tâm mình để không khởi lên tham, sân, si, mạn nghi. Các bạn cứ nghĩ pháp ở đâu xa xôi thực ra nó rất gần gũi với bạn hàng ngày. Suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày của bạn với những người xung quanh bạn như là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè hoặc người hữu duyên đó đều là pháp cả. Vì sao vậy? vì khi bạn suy nghĩ, phát ngôn, hành động mà những cái đó đem lại lợi lạc cho bạn và cho tất cả mọi người, đem lại sự an vui hạnh phúc cho bạn và cho mọi người thì đó lá pháp quý, không có gì có thể so sánh được. Khi chồng hay vợ bạn nổi giận la mắng bạn không đúng bạn nhẫn nhịn rồi hôm sau nhẹ nhàng phân tích cho chồng hay vợ, đó là pháp, vì hành động của bạn xây dựng cho gia đình bạn hạnh phúc tránh đổ vỡ rạn nứt. Khi bạn có một phi vụ làm ăn gì đó bạn phải suy nghĩ cách làm sao cho mình có lợi và đối tác, khách hàng mình đều cùng có lợi thì đó cũng là pháp quý. Vì khi bạn chỉ suy nghĩ cách làm có lợi nhuận cao nhất cho mình mà gây tổn hại cho đối tác cho khách hàng của mình, phải làm cho họ đau khổ mất mát về tiền bạc, thể xác lẫn tâm hồn thì tuy bạn có lợi trước mắt đó, nhưng cái nhân bạn gây ra đó mai mốt cái quả bạn sẽ gặt gấp đôi gấp ba như thế, rồi bạn đau khổ than trời trách đất cũng vô ích mà thôi. Chỉ có mình mới tự cứu mình được, cách cứu mình tốt nhất là nên quán xét thân tâm mình từng suy nghĩ, lời nói, hành động có đúng theo lời phật dạy hay không có mang lại lợi ích cho mình và người khác hay không?
Phapchieumt vài dòng thiển cận chia sẻ!
Nam mô A Di Đà Phật!
Ông Phật rất gần gũi, ổng không ở đâu xa cả, ở trong tâm của mỗi chúng sanh chứ không phải ông Phật bằng xương bằng thịt, bằng tượng bằng đất nung. Trong tâm của mỗi chúng sanh luôn luôn có mỗi ông Phật thường trụ ở đó. Vậy mà chúng ta cứ tìm ổng ở bên ngoài không à, cứ luyện pháp này pháp kia để khai nhãn khai nhĩ để mà thấy Phật nghe Phật, để thâm nhập cảnh giới này cảnh giới kia, để chứng tỏ ta là người tu đắc đạo, đắc pháp, đắc thần thông. Dùng hình danh sắc tướng đi tìm ông Phật của chính mình là bạn đang đi sai đường. Người tu càng lâu càng rời xa ông Phật ở trong tâm mình vì do bản ngã quá cao cứ đi tìm ông Phật bên ngoài không quay vào trong tâm chính mình để mà tìm ông Phật của mình. Cứ để ổng mòn mỏi đợi chờ, mòn mỏi ngóng trông, cứ để ổng khô héo từ kiếp này sang kiếp khác.
Vậy làm sao để khai quật khai mở ông Phật trong tâm của mình lên? Sở dĩ ổng bị giam cầm đè nén rất lâu không thoát ra được là do tâm ta chứa nhiều hòn đá tảng tham, sân, si, mạn nghi làm và các hòn đá tảng này là chất liệu xây nên bức tường kiên cố nghiệp lực và vô minh. Vậy thì muốn giải thoát ông Phật đó đi thì cần đập tan bức tường vô minh đó đi, cần phải hóa giải nghiệp lực thì ông Phật bị giam trong đó mới thoát ra được mới phát ánh hào quang.
Vậy làm cách gì để đập tan bức tường vô minh đi? Đập tan nó bằng cách đập tan chất liệu xây nên nó đập tan đi tham sân si. Luôn quán xét tâm mình từng phút, từng giây khi nó bắt đầu tác ý khời lên tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn là dep nó liền không cho nó có cơ hội phát ra khẩu hoặc tạo tác hành động từ thân. Muốn quán xét và dẹp được tham sân si mạn nghi từ ý thì cần phải có định lực công phu một trong 84000 pháp môn của chư Phật là phương tiện giúp cho hành giả loại trừ cái tâm độc. Niệm Phật, trì chú, tụng kinh, cúng lạy, hành thiền... mục đích cuối cùng là dẹp đi cái tham cái sân cái si cái mạn cái nghi để hiển lộ Phật Tánh, để cho ông Phật trong tâm của chính mình được tự do an nhiên tự tại.
Vì thế, người học Phật luôn quán xét trong từng sát na từng lời nói hành động của mình có đúng theo lời Phật dạy hay không, luôn quán xét tâm mình để không khởi lên tham, sân, si, mạn nghi. Các bạn cứ nghĩ pháp ở đâu xa xôi thực ra nó rất gần gũi với bạn hàng ngày. Suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày của bạn với những người xung quanh bạn như là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè hoặc người hữu duyên đó đều là pháp cả. Vì sao vậy? vì khi bạn suy nghĩ, phát ngôn, hành động mà những cái đó đem lại lợi lạc cho bạn và cho tất cả mọi người, đem lại sự an vui hạnh phúc cho bạn và cho mọi người thì đó lá pháp quý, không có gì có thể so sánh được. Khi chồng hay vợ bạn nổi giận la mắng bạn không đúng bạn nhẫn nhịn rồi hôm sau nhẹ nhàng phân tích cho chồng hay vợ, đó là pháp, vì hành động của bạn xây dựng cho gia đình bạn hạnh phúc tránh đổ vỡ rạn nứt. Khi bạn có một phi vụ làm ăn gì đó bạn phải suy nghĩ cách làm sao cho mình có lợi và đối tác, khách hàng mình đều cùng có lợi thì đó cũng là pháp quý. Vì khi bạn chỉ suy nghĩ cách làm có lợi nhuận cao nhất cho mình mà gây tổn hại cho đối tác cho khách hàng của mình, phải làm cho họ đau khổ mất mát về tiền bạc, thể xác lẫn tâm hồn thì tuy bạn có lợi trước mắt đó, nhưng cái nhân bạn gây ra đó mai mốt cái quả bạn sẽ gặt gấp đôi gấp ba như thế, rồi bạn đau khổ than trời trách đất cũng vô ích mà thôi. Chỉ có mình mới tự cứu mình được, cách cứu mình tốt nhất là nên quán xét thân tâm mình từng suy nghĩ, lời nói, hành động có đúng theo lời phật dạy hay không có mang lại lợi ích cho mình và người khác hay không?
Phapchieumt vài dòng thiển cận chia sẻ!
Nam mô A Di Đà Phật!