P

Ông Phật trong tâm

  • Thread starter phapchieumt
  • Ngày bắt đầu

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Có câu chuyện tu mướn của thiền sư Bạch Ẩn. Người cha chỉ chuyên niệm Phật lấy tiền. Nào biết Phật là ai, Phật ở phương nào, giáo lí Phật càng không biết, chẳng quan tâm Tham-Sân-Si là gì, ấy mà nhập được định. Nếu nói do tha lực thì không đúng, người đó có cầu vị Phật nào đâu, nếu nói do tự lực thì vị đó có một phút nào nổ lực vì đạo giải thoát cho mình đâu?
Nếu không biết gì sao có thể nhập được định ? Ai là người thấy được thiền sư Bạch Ẩn là đã nhập được định ? Có lẻ câu chuyện trên còn nhiều chi tiết bổ sung bào vệ cho việc Bạch Ẩn không biết gì về chánh pháp chỉ biết 1 câu niệm Phật mà cũng có thể nhập định gì đó chăng ?
(Không phải câu chuyện nào được kể lại thì đều đúng như vậy cả)
Chúng ta tìm hiểu Đức Phật là ai, tiểu sử Ngài như thế nào, Ngài ở nơi nào, nói điều gì, để xác tín đó là thật, đó là đúng, một cái thật vững chắc về tri kiến, để cái tâm ta tựa vào. Còn người tụng niệm trì chú để cho tâm định.
Nếu hiểu được trì chú để cho tâm định, mà định ở mức độ nào thì tốt quá. Tại vì những ai trì chú mà Trí Từ nói chuyện với họ thì họ điều cho là việc trì chú rất thần thánh như đó là mật ngôn chư Phật, đọc mấy câu từ đó để như nói chuyện tương ứng với Phật thì Trí Từ phản đối ngay là vậy.

Xem ra Tự hay Tha ta sẽ trao đổi tiếp ở các bài viết nào đó mà có liên quan vậy nhé !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Rất vui khi có người cùng chia sẽ về Tự và Tha,
Haizzzzz, các bạn chấp tới chấp lui, vấn đề Tự và Tha. Cái ngã sao mà nó to thế ?
Xin hungmq đọc thì nên hiểu cho rõ, Trí Từ và vodanhladanh ở câu nói nào, ý nào là có cái ngã to ? Xin trích dẫn để Trí Từ hoặc vodanhladanh có thể nói thêm cho rõ ràng.
Mình hỏi các bạn nhé, bạn đã nghe nói tới câu " Hằng thuận chúng sinh chưa ?" Nghe rồi phải không, suy ra nghe rồi thì nên ngẫm. Còn mình thì xin chia sẻ ngu kiến của mình:
Bạn cho là Tự lực là cứu cánh rồi bạn chê bai những người tha lực suốt ngày ngồi lạy Phật, trì chú 100 biến, rồi bạn cho rằng lời mình nói ra là giúp họ cảnh tỉnh v.v.
- Đúng là Trí Từ có ý muốn giúp cho những người đang nương vào Tha Lực hiểu rằng không phải chỉ như vậy là được Phật rước đi mà còn phải do chính bản thân nổ lực ra sức tu tập, diệt tham sân si, ly gia cắt ai... thì Phật không rước thì cũng tự đi được.
Xin thưa rằng, chấp ngã là đây, nên hiểu rằng mọi cái nhìn không bao giờ cố định một chỗ, luôn luôn thay đổi bạn cho là đúng, họ cho là sai, không phải bởi họ cố cãi chày cãi cố mà là vị họ cảm thấy an lạc trong cách tu của họ, họ đạt được vậy âu cũng là có chút thành tựu. Giờ tôi và bạn cùng bắt chước họ, thân tâm yên ổn trì 100 biến đại bi xem, xin thưa tôi trả lời luôn " Em vái cả nón".
- Trí Từ hi vọng khi trao đổi Phật pháp, cách tu tập lẫn nhau thì dựa trên sự lắng nghe và thắc mắc ôn hoà khi không rõ người kia nói gì thì sẽ không có chuyện tranh cãi gay gắt xảy ra.
- Nếu cho rằng pháp tu của mình đang an lạc thì cứ theo. Nhưng khi chia sẽ ở nơi công cộng nói chung hoặc Trí Từ nói riêng thì Trí Từ cũng có cách nghĩ, cách hiểu riêng về vấn đề họ đang tu theo được an lạc đó, Trí Từ nói ra, họ cảm thấy đó không phải là an lạc thật sự lâu dài thì họ hãy bảo vệ cái an lạc của họ bằng cái họ hiểu đi thì có phải nếu như cái họ đang theo thật sự an lạc thì họ lại giúp cho 1 người không hiểu cách tu an lạc của họ là Trí Từ sẽ hiểu nhiều hơn nữa không...
- "Em vái cả nón" cụm từ này Trí Từ không hiểu. Nếu được xin cách nghĩa giùm nhe hungmq.
Hơn nữa những ai tu theo Bát Chính Đạo, Tứ Chính Cần, Tứ niệm xứ ... há chẳng phải là được Phật truyền dạy hay sao? Khi tu các bạn tự dựa vào bản thân mà không cần trợ giúp của Phật ? Là con Phật, đã kế nghiệp cha đâu? Áo mặc chưa chui qua khỏi đầu, mà đòi không cần tha với không cần tự.
- Hungmq nên biết, đức Phật đã không còn tại thế, Phật để lại cho chúng ta chỉ là những lời dạy được ghi lại bằng chữ viết. Chúng ta đọc vào các văn bản, câu từ đó rồi không hiểu thì đi hỏi người nào hiểu sau khi chúng ta hiểu được rồi thì cái hiểu đó là của ai? có phải là của ta hay không ? đừng cho rằng cái hiểu đó là của người khác vì ta sau khi học hỏi đã tự thân hiểu được kia mà, lẻ nào cứ cái gì đi học của người khác thì cứ nghĩ nó mãi là của người đó hay sao? vậy trí tuệ trên đời này chỉ có 1 thôi sao ?
- Trí Từ và vodanhladanh có nói câu từ nào là Không Cần Tha với Không Cần Tự không? Xin trích dẫn lại giùm, Trí Từ biết nói vấn đề này là đụng chạm đến hungmq vì theo Trí Từ thấy thì hungmq đang nương vào tha lực Phật A Di Đà rất mạnh mẻ.
(Có 1 bài viết về vấn đề này rất hay mà Trí Từ đọc ở tạp san báo giác ngộ, để mai này kiếm lại được rồi Trí Từ cũng sẽ dẫn chứng từ bài viết đó là các hành giả tịnh độ đã ngộ nhận như thế nào.)

Còn các bạn tha lực thì, niệm Phật 1000 câu, lạy Phật trăm lạy, trì chú 100 biến các bạn ỷ lại vào cha mình quá. Ngài nghe điếc cả tai, ngày nào cũng có đứa nó gọi tên mình, Ngài bảo "chúng mày đứng hết lên, lạy lắm thế mà đàn con có hiểu gì đâu?", Ngài thấy đàn con thủ thỉ thì thầm lảm nhảm bên cạnh đại bi, lục tự mà chả tự thân vận động đi làm những việc thiện sự, phật sự giúp ngài, thay cha làm những việc mà ngài không thể trực tiếp tham dự ở cõi Ta bà này.
- Nếu tâm chưa bình tỉnh thì xin hít thở thật sâu, đứng dậy đi ra đi vào ít phút để tâm bình lại rồi lên đây ta cùng nhau chia sẽ tiếp. Hungmq ví dụ như vậy nghe thật đau lòng, lẻ nào hungmq cho rằng đức Phật sẽ nói câu này: "chúng mày đứng hết lên, lạy lắm thế mà đàn con có hiểu gì đâu?" Câu từ không phải của một đấng giác ngộ muốn chỉ bảo chúng sanh mà là của một người phàm phu nói mà thôi. Xin cẩn trọng khi cho rằng câu đó là của Phật nói.
- Ở đoạn này thì hungmq cũng đã biết tu không phải chỉ tha lực là đủ mà còn phải tự lực là chính. Vậy sao có thể nói ra các ý kia được ?... mông lung quán...
Thôi thì đừng chấp tự lực và tha lực nữa. Đừng chê bai, hay tỏ vẻ dạy dỗ với những huynh đệ khác ý kiến với mình (mặc dù ta không có ý đó, nhưng xin thưa ta và họ đều vô minh đâu thể nào hiểu ra dụng ý tốt của ta). Họ là họ, ta là ta, có những cái họ nhìn thấy ta thì không, có những cái ta đạt được họ thì không muốn giáo hóa hãy học Ngài Phổ Hiền là Hằng thuận chúng sinh và luôn bổ khuyết cho nhau.
- Hầu như Trí Từ chia sẽ mang tính chỉ thằng vào người đang nói chuyện cùng Trí Từ, chỉ khi nào Trí Từ tự viết 1 chủ để mới thì mới có hàm ý chia sẽ cùng tất cả mọi người. Hoặc nếu người đang cùng trò chuyện đưa ra ý kiến chung của số đông mà Trí Từ thấy không đồng tình thì lại đưa ý mình ra. Có nghe, có phản bác gì lại hay không thì chúng ta nếu dụng tâm cầu tiến học hỏi chia sẽ giúp đở lẫn nhau trên đường tu học thì không phải sợ chuyện người kia nghĩ xấu mình. Còn nếu họ nghĩ xấu mình thì đối với Trí Từ qua các câu từ Trí Từ ít nhiều biết được nên sẽ tìm cách thoái lui cho an ổn như Trí Từ đã đối với 1 người nói Pháp Sân để cho là độ người ở diễn đàn nảy rồi đó.
Các bạn thấy đó, chúng ta thì tranh luận chán chế mê mỏi, ai cũng cho là mình đúng. Nhưng có 1 ông, ông ý ngôi lặng thinh quan sát không hà, ông ý chỉ mỉm cười thôi, chưa chê ai bao giờ, bạn muốn biết đó là ai không? Hãy nhìn lên bàn thờ Phật nhà bạn, bạn sẽ tìm thấy ngay
- Chẳng hay từ khi đọc bài viết của Trí Từ có chổ nào Trí Từ cùng các đạo hữu khác tranh luận hay không? vì hungmq dùng từ tranh luận nên Trí Từ thấy làm lạ vì Trí Từ đến diễn đàn Phật pháp chỉ với tâm tư chia sẽ cái mình biết với mọi người xem cái sự biết của mình và cái sự biết của người khác giống ra sau để cải tiến việc tu học.
- Vì nếu tranh luận thì không hẳn chỉ nhiêu đây đâu sẽ còn khắt nghiệt mãnh liệt lắm. Tuy nhiên Trí Từ sẽ không để chuyện này xảy ra vì đây không phải cái Chợ.
- Trí Từ thấy từ sau khi phapchieumt xuất hiện gần đây gọi Phật bằng Ông thì có lẻ hungmq bị ảnh hưởng bởi người này rất nhiều. Cách xưng hô Phật cũng không còn cung kính như trước đây. Đúng như câu:
"Ở gần chùa gọi Phật bằng anh
Thấy Phật hiền lành cõng Phật đi chơi"
Đức Phật đối với những người Phật tử không phải chỉ Tôn Trọng như trẻ nhỏ đối với người lớn mà còn phải Tôn Kính, Trang Nghiêm. Xin hãy đừng quá giải đãi...
[/QUOTE]
 
P

phapchieumt

Guest
Xin admin va BQT khóa hoặc xóa các chủ đề của mình viết trên diễn đàn.

A di đà Phật!
Người đang mê thì không bao giờ họ biết mình đang mê cả, cho dù Đức Phật có thị hiện để thuyết pháp cũng vậy mà thôi. Mình có thể dối mình gạt người nhưng không thể dối gạt chân lý, mình không biết mình đang mê nhưng suy nghĩ hành động lời nói của mình các Thiện Tri Thức nhìn vào đều biết được mình như thế nào? Hãy quay về nội tâm của mình để tìm về bản thân thanh tịnh của chính mình, an lạc trong từng phút giây. Sở dĩ thiện tri thức họ không tranh luận với mình vì họ biết tùy duyên, hiện tại đang mê họ nói vào khác nào khấy đục thêm những cặn bả trong tâm hành giả, vì thế yên lặng để cho tâm người đang mê dần dần lắng đọng gạn đục khơi trong, từ từ hữu duyên người mê đó sẽ tự ngộ ra.
Kính xin BQT hãy khóa nick của phapchieumt và khóa hoặc xóa tất cả bài viết của mình lại để tránh cho các hành giả khởi tâm sân hận hoặc phỉ báng không tốt cho hành giả đó và cho diễn đàn. Hãy xem những tư tưởng đó là một cơn gió thoáng qua mà thôi, nó không có lợi lạc gì thì thôi mình không cần quan tâm đến nó. Im lặng là cách hóa độ tốt nhất cho những người bản ngã cao. Kính xin các Thiện Tri Thức không nói thêm gì nữa.
Kính chúc các đạo hữu thân tâm an lạc, tu tập tinh tấn.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/8/14
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
????????

Nếu không biết gì sao có thể nhập được định ? Ai là người thấy được thiền sư Bạch Ẩn là đã nhập được định ? Có lẻ câu chuyện trên còn nhiều chi tiết bổ sung bào vệ cho việc Bạch Ẩn không biết gì về chánh pháp chỉ biết 1 câu niệm Phật mà cũng có thể nhập định gì đó chăng ?
(Không phải câu chuyện nào được kể lại thì đều đúng như vậy cả)

Nếu hiểu được trì chú để cho tâm định, mà định ở mức độ nào thì tốt quá. Tại vì những ai trì chú mà Trí Từ nói chuyện với họ thì họ điều cho là việc trì chú rất thần thánh như đó là mật ngôn chư Phật, đọc mấy câu từ đó để như nói chuyện tương ứng với Phật thì Trí Từ phản đối ngay là vậy.

Xem ra Tự hay Tha ta sẽ trao đổi tiếp ở các bài viết nào đó mà có liên quan vậy nhé !

Nếu tôi không nói mà cứ để cho những lời ngu muội, điên rồ như vậy thì cái diễn đàn Phật Pháp chỉ là nơi dung chứa cho những người không hiểu gì hết như Trí Từ mà suốt ngày càn ngôn, ám muội, mà vô tình phỉ báng chư Phật - Tổ. có biết Bạch Ẩn thiền sư và hành trạng của ngài không mà láo lếu vậy. cái tội này thì biết khi nào cho thoát ra được biển khổ trần lao. Tôi đề nghị hai vị chủ chốt diễn đàn là Ngài Viên Quang 6 và Ngài Ngọc Quế kiểm định lại những bài viết của Trí Từ. thấy sai phải được chấn chỉnh. với khả năng hiểu biết về Đạo Phật và sự hành trì Pháp Phật còn mơ hồ. nhưng lại hết sức bảo thủ...
phải nói thẳng rằng, những câu hỏi, và sự lý giải mà Trí Từ đưa ra chỉ là những ý kiến của người chập chững học Phật. Đã có nhiều vị từ chối khéo không thảo luận với người này vì khả năng hiểu biết không tương xứng với họ , mà cứ nghĩ là câu hỏi của mình cao siêu. thật là hợm hĩnh. phải biết thế nào là xấu hổ và sợ hãi một chút chứ. từ đầu vào diễn đàn đến nay chỉ một mực đưa ra vấn đề ăn chay là phương pháp mà tự cho là thù thắng. nên nhớ trâu bò và nhiều loại ăn cỏ còn chay và giữ giới hơn con người , nhưng có bao giờ các loài đó tu thành đạo quả được ?
................................
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Rất vui khi có người cùng chia sẽ về Tự và Tha,


- Đúng là Trí Từ có ý muốn giúp cho những người đang nương vào Tha Lực hiểu rằng không phải chỉ như vậy là được Phật rước đi mà còn phải do chính bản thân nổ lực ra sức tu tập, diệt tham sân si, ly gia cắt ai... thì Phật không rước thì cũng tự đi được.

- Trí Từ hi vọng khi trao đổi Phật pháp, cách tu tập lẫn nhau thì dựa trên sự lắng nghe và thắc mắc ôn hoà khi không rõ người kia nói gì thì sẽ không có chuyện tranh cãi gay gắt xảy ra.
- Nếu cho rằng pháp tu của mình đang an lạc thì cứ theo. Nhưng khi chia sẽ ở nơi công cộng nói chung hoặc Trí Từ nói riêng thì Trí Từ cũng có cách nghĩ, cách hiểu riêng về vấn đề họ đang tu theo được an lạc đó, Trí Từ nói ra, họ cảm thấy đó không phải là an lạc thật sự lâu dài thì họ hãy bảo vệ cái an lạc của họ bằng cái họ hiểu đi thì có phải nếu như cái họ đang theo thật sự an lạc thì họ lại giúp cho 1 người không hiểu cách tu an lạc của họ là Trí Từ sẽ hiểu nhiều hơn nữa không...
- "Em vái cả nón" cụm từ này Trí Từ không hiểu. Nếu được xin cách nghĩa giùm nhe hungmq.

- Hungmq nên biết, đức Phật đã không còn tại thế, Phật để lại cho chúng ta chỉ là những lời dạy được ghi lại bằng chữ viết. Chúng ta đọc vào các văn bản, câu từ đó rồi không hiểu thì đi hỏi người nào hiểu sau khi chúng ta hiểu được rồi thì cái hiểu đó là của ai? có phải là của ta hay không ? đừng cho rằng cái hiểu đó là của người khác vì ta sau khi học hỏi đã tự thân hiểu được kia mà, lẻ nào cứ cái gì đi học của người khác thì cứ nghĩ nó mãi là của người đó hay sao? vậy trí tuệ trên đời này chỉ có 1 thôi sao ?
- Trí Từ và vodanhladanh có nói câu từ nào là Không Cần Tha với Không Cần Tự không? Xin trích dẫn lại giùm, Trí Từ biết nói vấn đề này là đụng chạm đến hungmq vì theo Trí Từ thấy thì hungmq đang nương vào tha lực Phật A Di Đà rất mạnh mẻ.
(Có 1 bài viết về vấn đề này rất hay mà Trí Từ đọc ở tạp san báo giác ngộ, để mai này kiếm lại được rồi Trí Từ cũng sẽ dẫn chứng từ bài viết đó là các hành giả tịnh độ đã ngộ nhận như thế nào.)


- Nếu tâm chưa bình tỉnh thì xin hít thở thật sâu, đứng dậy đi ra đi vào ít phút để tâm bình lại rồi lên đây ta cùng nhau chia sẽ tiếp. Hungmq ví dụ như vậy nghe thật đau lòng, lẻ nào hungmq cho rằng đức Phật sẽ nói câu này: "chúng mày đứng hết lên, lạy lắm thế mà đàn con có hiểu gì đâu?" Câu từ không phải của một đấng giác ngộ muốn chỉ bảo chúng sanh mà là của một người phàm phu nói mà thôi. Xin cẩn trọng khi cho rằng câu đó là của Phật nói.
- Ở đoạn này thì hungmq cũng đã biết tu không phải chỉ tha lực là đủ mà còn phải tự lực là chính. Vậy sao có thể nói ra các ý kia được ?... mông lung quán...

- Hầu như Trí Từ chia sẽ mang tính chỉ thằng vào người đang nói chuyện cùng Trí Từ, chỉ khi nào Trí Từ tự viết 1 chủ để mới thì mới có hàm ý chia sẽ cùng tất cả mọi người. Hoặc nếu người đang cùng trò chuyện đưa ra ý kiến chung của số đông mà Trí Từ thấy không đồng tình thì lại đưa ý mình ra. Có nghe, có phản bác gì lại hay không thì chúng ta nếu dụng tâm cầu tiến học hỏi chia sẽ giúp đở lẫn nhau trên đường tu học thì không phải sợ chuyện người kia nghĩ xấu mình. Còn nếu họ nghĩ xấu mình thì đối với Trí Từ qua các câu từ Trí Từ ít nhiều biết được nên sẽ tìm cách thoái lui cho an ổn như Trí Từ đã đối với 1 người nói Pháp Sân để cho là độ người ở diễn đàn nảy rồi đó.

- Chẳng hay từ khi đọc bài viết của Trí Từ có chổ nào Trí Từ cùng các đạo hữu khác tranh luận hay không? vì hungmq dùng từ tranh luận nên Trí Từ thấy làm lạ vì Trí Từ đến diễn đàn Phật pháp chỉ với tâm tư chia sẽ cái mình biết với mọi người xem cái sự biết của mình và cái sự biết của người khác giống ra sau để cải tiến việc tu học.
- Vì nếu tranh luận thì không hẳn chỉ nhiêu đây đâu sẽ còn khắt nghiệt mãnh liệt lắm. Tuy nhiên Trí Từ sẽ không để chuyện này xảy ra vì đây không phải cái Chợ.
- Trí Từ thấy từ sau khi phapchieumt xuất hiện gần đây gọi Phật bằng Ông thì có lẻ hungmq bị ảnh hưởng bởi người này rất nhiều. Cách xưng hô Phật cũng không còn cung kính như trước đây. Đúng như câu:
"Ở gần chùa gọi Phật bằng anh
Thấy Phật hiền lành cõng Phật đi chơi"
Đức Phật đối với những người Phật tử không phải chỉ Tôn Trọng như trẻ nhỏ đối với người lớn mà còn phải Tôn Kính, Trang Nghiêm. Xin hãy đừng quá giải đãi...
[/QUOTE]

:) Y pháp bất y nhân, đọc bài bạn mình chẳng biết nói sao, chỉ giận bản thân mình trí và đức quá kém. Bạn diễn giải trả lời nhiều, cũng càng chỉ cho thấy bản ngã của bạn lớn thế nào. Có lẽ mình sẽ không trích dẫn, vì có trích dẫn bạn cũng chẳng để ý đâu, bạn hãy tự đọc lại
Ý của bạn về tự lực mình không phản đối, và bạn cũng không phản đối tha lực, nhưng rõ ràng bạn đang có thái độ kỳ thị với những người niệm Phật, hay trì chú mà không biết, bạn đưa ra quan điểm lý lẽ của 1 vế là tự lực, nhìn nhận vấn đề đó giải đáp đó có phải là chấp kiến không?
À mình cũng niệm Phật, mình cũng nương vào tha lực, và mình luôn tự phấn đấu cho bản thân mình để tư lực tinh tấn lên. Mình chẳng quan trong tha hay tự ở đây gì cả.
Mình dùng từ như ghi trên của Phật nói, mình đâu có nói Phật nói đâu, đó chỉ cảm nhận của mình trong đầu đối với việc làm kia của những người tha lực suốt ngày lạy Phật mà không chịu đi giáo hóa chúng sinh thay ngài. Cha có quyền xưng vậy với con cái cơ mà. Đấng giác ngộ mà phân biệt câu từ ư ? Nên nhớ mình nói Phật gọi các con là chúng ta là mày chứ không phải chúng ta gọi Phật ngược lại nhé. Tu học mà cứ để ý ngôn từ văn vẹo, bẻ sống lưng ?
Tranh luận là điều tốt, nhưng không phải tranh luận là nơi ta bảo vệ quan điểm của mình mà không chịu nhìn nhận quan điểm người khác cho thấu đáo. Mà cũng không phải là nơi ta chê bai kỳ thị, phản đối
Thế này nhé đạo hữu Trí Từ, tôi và bạn hãy cùng nhau sống chậm lại, chậm lai chút thôi, và nhìn lại quan điểm của nhau, đứng trên quan điểm của nhau lần nữa, và im lặng để có một dòng sông êm ả.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn Trí Từ,Chào bạn hungmq,Chào bạn phapchieu...Chào tất cả các bạn,

Minh định vốn định không xen vào việc thảo luận này của các bạn nhưng rồi nghĩ tới nghĩ lui lại vào viết đôi dòng.

Các bạn thấy đấy,chúng ta đều là những con người chưa hoàn thiện,đều là những con người còn nhiều chấp trước,từ thô cho tới vi tế.Chúng ta đều là Phật tử mà còn có những ý kiến trái ngược nhau,không hiểu nhau đễ dẫn đến mất hòa khí trong khi tranh luận thì đừng nói gì giữa những người khác đạo với nhau.Ông bà mình thường nói "chín người mười ý " là vậy.

Về vấn đề Tha Lực và Tự Lực,minh định xin lấy chính bản thân mình ra để làm ví dụ vậy.

Minh định trước khi đến với Đạo Phật vốn là một người vô thần,không tin ma quỉ,Thần Thánh Tiên Phật ... gì hết,có thể gọi là một người theo chủ nghĩa Duy Vật thuần túy.Sau này minh định mới đọc được cuốn sách "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" được viết bởi Giáo sự Trịnh Xuân Thuận(một nhà Vật Lý Thiên văn học) và nhà sư Matthieu Ricard(một nhà Di truyền học người Pháp) bàn về mối liên quan giữa tư tuỏng Phật Giáo và khoa học.Đọc xong cuốn sách này,mặc dù chưa hiểu nhiều lắm nhưng tôi cũng đã hiểu rằng Triết lý của Phật Giáo không phải như các tôn giáo khác,nó rất khoa học,mà khoa học thì luôn đòi hỏi sự chính xác,tức Sự Thật.Thế cho nên từ đó tôi cũng tò mò tìm hiểu về Đạo Phật.Mà nhân dịp đó,vợ chồng tôi vì hiếm muộn con cái nên vợ tôi hay đi các chùa để cầu xin Quan Âm Bồ Tát cứu giúp.Cho nên cứ nơi nào mà vợ tôi nghe nói rằng chùa này Phật Bà linh thiêng,chùa kia Phật hay cảm ứng là liền đi tới.Chính nhờ đó mà tôi được tiếp xúc cũng như tham gia vào các thời kinh cũng như khóa tu ở một số chùa.Chúng tôi lấy nhau được bảy năm mà chưa có con,đã đi chữa chạy khắp nơi từ uống thuốc của thầy lang ở chợ Kim Biên cho đến thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh viện Sư Vạn Hạnh.Có một lần,vợ tôi kể lại,khi đến chùa Hoằng Pháp ngồi lạy Phật Quan Âm thì tự nhiên trong tâm của vợ tôi tự nhiên tĩnh lặng,không nổi lên một ý nghĩ bất kỳ nào cả,không cầu xin,không khấn vái gì hết.Trạng thái đó xảy ra trong mấy giây đồng hồ mà thôi.Sau đó mấy tháng thì vợ tôi mang bầu.Sau khi vợ tôi có bầu thì chúng tôi quyết định tham gia pháp môn Tịnh Độ ở chùa Hoằng Pháp.

Sau này tôi thường tự hỏi,vợ tôi có bầu là nhờ đâu?Nhờ thuốc của ông lang chợ Kim Biên hay nhờ thuốc của bệnh viện Sư Vạn Hạnh ? Hay là nhờ cái khoảnh khắc kỳ diệu kia của vợ tôi ?

Lúc tham gia Pháp môn Tịnh Độ thì tôi không thể nào khởi lên chữ TÍN được.Cứ khi nào đọc Kinh A-Di-Đà hay Kinh Dược Sư là tâm của tôi liền nổi lên nghi vấn về những gì trong Kinh viết.Thế cho nên được một năm thì tôi liền bỏ Pháp môn tịnh Độ do tu tập không thấy tinh tấn gì cả,mà trong lòng lại càng ôm mối thắc mắc đại loại như : Kinh này có phải do Phật thuyết hay không ? Kinh này có đúng không ? Tại sao lại đề cao Tha Lực như bên Đạo Thiên Chúa "Theo Ta thì mới được lên Thiên Đàng " vậy ? ... Sao những gì các Thầy ở chùa dạy không giống như những gì mình biết về Đạo Phật hết? Đạo Phật là một Đạo khoa học cơ mà ? Đức Phật đã chẳng nói rằng hãy tự đốt đuốc lên mà đi còn gì ? Đức Phật đã chả từng nói : 'Đừng vội tin ..." đó sao ?...

Nhưng sau này,càng học và đọc nhiều thì tôi nghiệm ra được một điều : Có những thứ mà chúng ta tuy chưa hiểu,tuy chưa biết nhưng nó vẫn tồn tại ngoài nhận thức của chúng ta.Và không có Kinh sách nào là sai mà chỉ có người học là sai mà thôi.Cho dù đó là Kinh sách gì đi chăng nữa.Bởi nguyên nhân là do chính bản thân chúng ta không thể nhìn ra được sự thật đằng sau nó.Cho nên cái gì chưa hiểu,cái gì chưa tiếp thu được thì ta cứ để sang một bên,rồi qua thời gian chúng ta sẽ từ từ hiểu ra được.Không có gì phải vội vàng khởi tâm phân biệt,chấp nhất vào nó cả.Bởi những suy nghĩ,những hiểu biết của ta,kiến thức của ta bản thân nó là vọng tưởng,là vô thường rồi,chúng sẽ biến đổi theo thời gian,theo sự tinh tấn trong quá trình phát triển của mình.

Cho nên chúng ta có nói lên quan điểm,suy nghĩ,ý tưởng của mình thì cũng không nên bám chặt vào nó,coi nó là Chân lý,là đúng.Ta phải tự hiểu rằng đối với chúng ta,những phàm phu,mọi thứ chỉ là tương đối mà thôi,không có sự bất biến nào cả.

Kết lại tôi xin dùng câu nói của ông Albert Einstein nhận xét về Đạo Phật mà tôi rất thích vì quả thực Triết lý của Đạo Phật đã vượt xa cái đầu óc hẹp hòi của tôi rồi :

_ "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"

_ "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"

Và tôi cũng trích luôn hai câu nói của Đức Phật mà tôi thường hay đọc đi đọc lại để tự nhắc nhở mình :

<!--[if gte mso 9]><xml><w:WordDocument><w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel><w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery>0</w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery><w:DisplayVerticalDrawingGridEvery>2</w:DisplayVerticalDrawingGridEvery><w:DocumentKind>DocumentNotSpecified</w:DocumentKind><w:DrawingGridVerticalSpacing>7.8</w:DrawingGridVerticalSpacing><w:View>Normal</w:View><w:Compatibility></w:Compatibility><w:Zoom>0</w:Zoom></w:WordDocument></xml><![endif]-->Đức Phật có nói :

“Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (KinhKalama, Tăng Chi Bộ kinh I).

Và Đức Phật cũng nói :

“Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn)

Thân.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đạo hữu Minh Định à,
Đạo hữu nhắc nhở rất đúng
Sau khi viết trả lời đạo hữu Trí Từ dòng trên thì mình chợt khởi lên sự sám hối trong tâm đối với bản thân và đạo hữu Trí Từ, và mình đã quyết định dừng lại rồi, dù có đúng hay sai đi nữa.
Mình luôn nói không quan trọng tự và tha, cả 2 bổ khuyết cho nhau, nhưng việc mình viết ở trên há chẳng phải mình cũng đang chấp đó sao? Khi mà vô tình làm cho họ hiểu rằng mình cũng bắt người khác phải hiểu theo ý mình.
Tốt nhất để họ hiểu thì không gì bằng họ tự ngộ. Họ ngộ theo ý của họ dù ra sao, ta cũng lên tôn trọng đừng mang ý kiến của ta mà ta cho là đúng đè lên ý kiến của họ. Lời của ta chỉ là viết ra mong giúp họ tham khảo hơn thôi. Tránh đi vào tranh luận hơn thua.
Đó là những gì mình suy nghĩ.
Cảm ơn đạo hữu đã nhắc nhở, mình dừng lại
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Bạn Phapchieumt à,
Mình thật có duyên với bạn khi đi từ thegioivohinh đi sang đây, bạn cũng chính là người cho mình lời khuyên nhiều. :)
Bạn cứ tự do đi ra đi vào diễn đàn, chia sẻ kiến thức hoặc đưa ra lời khuyên đúng đắn hợp với tâm mình nhất, giúp ích cho mọi người.
Người tu phải tự do tự tại, an nhàn thảnh thơi trong tâm, hà cớ gì phải yêu cầu xóa nick, rồi hết duyên thì đi chứ?
An vui tự tại, đến rồi đi, đi rồi lại đến không phải yêu cầu BQT khóa nick bạn ạ.
Bạn hiểu ý mình chứ. ? Chúc tinh tấn
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Bạn Phapchieumt à,
Mình thật có duyên với bạn khi đi từ thegioivohinh đi sang đây, bạn cũng chính là người cho mình lời khuyên nhiều. :)
Bạn cứ tự do đi ra đi vào diễn đàn, chia sẻ kiến thức hoặc đưa ra lời khuyên đúng đắn hợp với tâm mình nhất, giúp ích cho mọi người.
Người tu phải tự do tự tại, an nhàn thảnh thơi trong tâm, hà cớ gì phải yêu cầu xóa nick, rồi hết duyên thì đi chứ?
An vui tự tại, đến rồi đi, đi rồi lại đến không phải yêu cầu BQT khóa nick bạn ạ.
Bạn hiểu ý mình chứ. ? Chúc tinh tấn

Kính chào đạo hữu phapchieumt!
Mình xin gửi tặng câu chuyện này, sưu tầm từ TGM, doanh nhân diển giả Trần Đăng Khoa.
Qua câu chuyện này mình muốn nói: Ai đã là người cho phép phapchieumt tham gia diễn đàn này:
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!


Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Thân chào bạn!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin chào tất cả, nay Trí Từ xin được nói tiếp đôi lời cùng từng đạo hữu và cũng là cái nhìn của Trí Từ với các vị (Nên nhớ chỉ là cách nhìn của Trí Từ với các vị chứ không phải chung chung, xin đừng nhầm lẫn. Nếu coi Trí Từ là bạn, là người có thể cùng chia sẽ thì xin lắng nghe các ý sau):
1. Lời ngỏ đến với Phapchieumt
- Trí Từ biết bạn có ý tốt muốn chia sẽ cái biết của bạn cho mọi người và bạn dùng phương tiện Giảng Dạy nhiều hơn là nói chuyện giữ 2 người cùng là học trò.
- Bạn có tâm trí mãnh liệt trong việc muốn hướng dẫn mọi người biết cái tốt cái hay nhất.
- Bạn rất có tâm tư chia sẽ với những ai thắc mắc và bạn thấy vui vì giúp được họ có cái nhìn của sự hiểu của bạn.
- NHƯNG Trí Từ thấy rằng các điều nghĩ tốt đẹp trên vừa bị dập tắt sau khi Trí Từ viết bài KHUYÊN bạn. Bạn liền đưa ra thái độ tự ti, nào là khoá nick, xoá nick, nào là nói người u mê. Cho nên sau khi đọc vài bài gần đây Trí Từ thấy rằng bạn là người 1 chiều: Khuyên Người Thì Được, Người Khuyên Thì Miễn.
- Bạn không cần xin khoá hay xoá nick gì cả, đến cũng tự đến, đi cũng tự đi kia mà. Chỉ khi nào bạn vi phạm nội quy diễn đàn thì lúc đó lại khác.
- Cho nên Trí Từ thấy rằng có lẻ sau này để bạn không phải tự ti, sĩ diện thì cách tốt nhất là không nên khuyên bạn cái gì cả. Bạn thích nói gì cứ nói, đối với Trí Từ là vậy, cho dù Trí Từ có thắc mắc bài viết của bạn Trí Từ cũng sẽ vì thái độ mấy hôm nay của bạn mà im lặng, vì ngoài Trí Từ ra còn nhiều người tha thiết muốn nghe bạn giảng lắm. TUY NHIÊN, bạn giảng cho mọi người mà đi quá xa cái mà Trí Từ cho rằng không phải đạo Phật hoặc dùng giáo lý đạo Phật để tạo nên 1 cái khác thì Trí Từ xin lỗi trước sẽ xen ngang vào để đưa ra ý kiến của mình cũng như bắt bạn phải có trách nhiệm với những gì bạn giảng ở đây.

2. Đôi lới với Cuồng Sân Pháp muathularung
- Tôi chỉ cần thấy nick của ông và câu đầu tiên Trích Dẫn lời tôi là tôi đã kéo thanh trượt xuống và sang trang ngay rồi. 1 chữ cũng không đọc đây, ông hãy nhớ điều này đi ông Pháp Sân Độ Người. Vì tôi biết chắc chắn 1 điều trước sau gì ông của mĩa mai người ta như vừa rồi ông lại đối với Nguyên Chiếu vậy.

3. Xin hungmq lắng nghe cho nếu ta vẫn còn trao đổi tiếp theo sau này:
- Sau những lời của hungmq thì Trí Từ đáp lại cho thoả đáng thì cho rằng Trí Từ nói nhiều và thế hiện bản ngã to lớn. Lẻ nào sau này hungmq nói gì Trí Từ cứ mặc kệ ? hungmq ở ngoài đời nói chuyện với bạn bè mà họ im lặng thì đối với hungmq đó là điều nên ?
- Sau khi đọc cái bài hôm nay của hungmq ở mục này Trí Từ tin chắc chắn rằng hungmq không biết cách đưa ra ý kiến trong 1 cuộc họp nói chung hay những người góp ý nói riêng. Họ luôn có 1 câu THEO Ý TÔI LÀ NHƯ VẦY, thể hiện họ đưa ra quan điểm của họ chứ không bắt mọi người nghe theo cho nên Trí Từ hiểu rất rõ Không Đúng Không Sai Ở Mọi Vấn Đề - Sai Hay Đúng Là Do Tự Thân Mà Hiểu. Cho nên các chỉ trích trên của hungmq như việc Trí Từ KỲ THỊ người niệm Phật, trì chú là không đúng. Trí Từ nói các pháp môn này không ổn không tốt chổ nào có nói rõ chứ không nói chung chung như KHÔNG NÊN NIỆM PHẬT, KHÔNG NÊN TRÌ CHÚ, xin hãy đọc và không hiểu nên hỏi đừng chỉ khống như vậy.
:) Y pháp bất y nhân, đọc bài bạn mình chẳng biết nói sao, chỉ giận bản thân mình trí và đức quá kém. Bạn diễn giải trả lời nhiều, cũng càng chỉ cho thấy bản ngã của bạn lớn thế nào. Có lẽ mình sẽ không trích dẫn, vì có trích dẫn bạn cũng chẳng để ý đâu, bạn hãy tự đọc lại
Hungmq thật không trách nhiệm với lời chỉ trích khi nói Trí Từ. Hungmq đã nói người ta sai chổ nào lại không thể chỉ ra chổ đó thì chỉ có 2 cách nhìn: 1 là nói cho có hoặc nhớ ở câu từ nào đó phản cảm nên gặp bài này nỏi ra luôn chứ thật sự không biết cái chỉ trích đó ở đâu, 2 là chẳng xem Trí Từ như một người bạn, 1 đạo hữu đồng tu mà giúp nhau tiến bộ nên thôi kệ không mắc công tìm lại chổ đó để giúp Trí Từ làm gì...Thật buồn lòng !
Ý của bạn về tự lực mình không phản đối, và bạn cũng không phản đối tha lực, nhưng rõ ràng bạn đang có thái độ kỳ thị với những người niệm Phật, hay trì chú mà không biết, bạn đưa ra quan điểm lý lẽ của 1 vế là tự lực, nhìn nhận vấn đề đó giải đáp đó có phải là chấp kiến không?
Sao cứ phải đọc đến đâu là phiền lòng đến đó vậy, bài nào Trí Từ chỉ nói 1 vế mà không nói vế kia đâu? Trí Từ có bao giờ cho rằng Tự Lực là trên cả mà Tha Lực là không cần thiết, là phải loại bỏ không ? Chính bản thân Trí Từ đã nhìn nhận cũng dùng phương pháp niệm Phật định tâm tán loạn đấy, sao không nhìn cả bài viết của Trí Từ !
Mình dùng từ như ghi trên của Phật nói, mình đâu có nói Phật nói đâu, đó chỉ cảm nhận của mình trong đầu đối với việc làm kia của những người tha lực suốt ngày lạy Phật mà không chịu đi giáo hóa chúng sinh thay ngài. Cha có quyền xưng vậy với con cái cơ mà. Đấng giác ngộ mà phân biệt câu từ ư ? Nên nhớ mình nói Phật gọi các con là chúng ta là mày chứ không phải chúng ta gọi Phật ngược lại nhé. Tu học mà cứ để ý ngôn từ văn vẹo, bẻ sống lưng ?
Đây là trích lại lời hungmq đã nói và tô màu cho hungmq thấy có hay không điều đã nói. Nếu không phải do Phật nói thì hungmq lại giả danh Phật nói.
Còn các bạn tha lực thì, niệm Phật 1000 câu, lạy Phật trăm lạy, trì chú 100 biến các bạn ỷ lại vào cha mình quá. Ngài nghe điếc cả tai, ngày nào cũng có đứa nó gọi tên mình, Ngài bảo "chúng mày đứng hết lên, lạy lắm thế mà đàn con có hiểu gì đâu?", Ngài thấy đàn con thủ thỉ thì thầm lảm nhảm bên cạnh đại bi, lục tự mà chả tự thân vận động đi làm những việc thiện sự, phật sự giúp ngài, thay cha làm những việc mà ngài không thể trực tiếp tham dự ở cõi Ta bà này.
- Đấng giác ngộ không phân biệt câu từ nhưng không bao giờ dùng câu từ phản cảm. Đừng nghĩ rằng cái gì cũng là KHÔNG KHÔNG rồi nói gì cũng được. Đối với người Việt chúng ta, hoặc nên Văn Hoá Văn Học từ "mày" có được dùng trong chương trình giảng dạy ở học đường hay không ? hay chỉ là từ văn hoá chợ ? Tại sao có nhiều tư tốt đẹp hơn lại không dùng như từ con rất thân thương gần gủi khi người lớn nói cùng trẻ nhỏ.
Tranh luận là điều tốt, nhưng không phải tranh luận là nơi ta bảo vệ quan điểm của mình mà không chịu nhìn nhận quan điểm người khác cho thấu đáo. Mà cũng không phải là nơi ta chê bai kỳ thị, phản đối
Thế này nhé đạo hữu Trí Từ, tôi và bạn hãy cùng nhau sống chậm lại, chậm lai chút thôi, và nhìn lại quan điểm của nhau, đứng trên quan điểm của nhau lần nữa, và im lặng để có một dòng sông êm ả.
- Trí Từ 1 lần nữa nhắc lại hoặc nếu hungmq không hiểu từ Trí Từ xin nói luôn ở đây:
* Tranh luận là Tranh Đấu, Luận Bàn nghĩa là quyết hơn thua nhau trên 1 vấn đề và trong quá trình này rất ác liệt như các vị luật sư muốn thắng vụ kiện sẽ moi móc đời tư, bẻ cong pháp lý, bất chấp thủ đoạn để chiến thắng cho thân chủ.
* Thảo luận nghĩa là cùng nhau soạn thảo , bàn luận ra sự việc của 1 vấn đề nào đó trên tinh thần hoà đồng, không phân hơn thua ở đây và lấy ý kiến chung sau cùng.
Vì ý nghĩa đó cho nên nếu hungmq cứ cho rằng đây là Tranh Luận thì không đúng và làm cho người đọc hiểu rằng ở đây là cái chợ Phật pháp thì thật đáng tiếc không nên.
=== Trí Từ nhấn mạnh quan trọng 1 điểm, mong hungmq cùng các bạn lắng nghe: ===
- Đây là diễn đàn, chúng ta trao đổi bằng văn viết, câu từ nhưng được viết ra từ tâm trí người viết cho nên đừng có nghĩ dùng câu từ nào đó bị người khác khuyên bảo thì lại cho rằng người này chấp vào câu từ ký từ. Viết sai, viết không đúng, dùng từ phản cảm như ông pháp sân rồi Trí Từ hoặc rất nhiều đạo hữu khác phản ứng với cách dùng từ của ông ta thì cho rằng tất cả những người này đều chấp mắc vào câu từ hay sao? chính hungmq cũng đã không đồng tình cách dùng từ phản cảm của ông ta đó sao...
- Trí Từ đưa ra các lời khuyên, góp ý đến tất cả những ai, những bài viết mà Trí Từ thấy cần chỉnh sửa bổ xung thì đó là ý kiến cá nhân của Trí Từ và Trí Từ làm vậy để được gì, hãnh diện hay cái gì ở đây...? Xin thưa Trí Từ chỉ mong muốn kiếm bạn đồng tu, trợ duyên nhau tu tập trước là về mặt kiến thức ở diễn đàn đây và Trí Từ thích sống trong môi trường mà ai cũng nói Pháp như thế này. Trí Từ hiểu rất rõ Hơn Thua Nhau Về Phật Pháp hay bất cứ mặt nào cũng KHÔNG ĐƯỢC GÌ.

À nhân tiện hỏi các bạn 1 câu vui thôi: Ở đời này chúng ta hơn nhau về cái gì là nên nhất ? (Cái này nghe 1 vị giảng sư đố thấy rất đúng nên lên đây muốn cùng các vị biết.)
4. Chào minhdinh, bạn đầu tiên của Trí Từ ở đây
- Chỉ sau vài bài viết ban đầu, Trí Từ thấy cái hiểu 2 ta giống nhau đến 80%, còn nhớ không bạn? Dần dần về sau, chúng ta ít trao đổi, rồi ở trên nhiều khía cạnh các vấn đề xảy ra ở diễn đàn, 2 ta bắt đầu cho nhau thấy cái hiểu khác nhau. Nhưng đối với minhdinh thì Trí Từ thấy bạn không quá hấp tấp vội vã mà phán ngay 1 vấn đề, thật đáng quý.
- Về phần Tự và Tha có phần minhdinh nói: Cho nên cái gì chưa hiểu,cái gì chưa tiếp thu được thì ta cứ để sang một bên,rồi qua thời gian chúng ta sẽ từ từ hiểu ra được. Trí Từ biết lắm chứ, cho nên chính vì biết mà thấy cái gì khác với cái Trí Từ hiểu thì Trí Từ có phản bác 1 cách nghiêng về mình không? Trí Từ đưa ra các vấn đề hiểu của mình để phản ứng với cái biết khác lạ đó để xem người nói có cách giải thích bảo vệ cái hiểu của họ hay không. Nhưng có người trả lời, có người im luôn rồi sau đó thì cho rằng Trí Từ chấp nhất vào quan điểm của mình mà lại không thể có trách nhiệm với cái mà họ đã nói ra, vậy ai chấp đây? lẻ nào chỉ biết nói rồi thôi, ai nhận xét gì mặc kệ, nếu vậy nên tự lập diễn đàn rồi tự nói và ra lệnh cấm hoặc ở diễn đàn này cũng có 1 chuyên mục Tự Nói mà không ai được phép xen vào đó thôi.



Thiết nghĩ Trí Từ luôn có trách nhiệm với những gì mình nói, cho nên các bạn nào có ý kiến về bài viết đó thì xin trích dẫn để làm bằng chứng sau đó phản ứng bài viết Trí Từ vì thật sự điều này là các bạn đang trợ duyên tu tập cho Trí Từ đó chứ không phải sợ mắc lỗi nói xấu người hoặc tạo nghiệp xấu gì đâu vì Trí Từ hoan hỉ hân hoan với các Ý THIỆN LÀNH muốn giúp Trí Từ nhìn nhận thêm 1 khía cạnh khác của 1 vấn đề.
(P/S Đối với sự góp ý mà dùng câu từ sỉ nhục, lăng mạ, vu khống như ông pháp sân muathularung thì Trí Từ báo lên Ban Quản Trị sau đó hãy xem nhau như người xa lạ để tránh làm diễn đàn thành cái Chợ Phật Pháp. Xin Cảm Ơn)

Trân trọng tất cả đến trong thiện lành !
 
P

phapchieumt

Guest
Chấp

Thế nào là Chấp? Chấp có nghĩa là ôm lấy, là cầm giữ, là nắm chặt. Một người ôm lấy, giữ lấy, nắm chặt lấy một vật gì, một lời gì, một hành động gì, một tư tưởng gì, thậm chí một tình cảm gì, sẽ khư khư không muốn rời ra, không muốn thả xuống và bất kỳ ai đụng chạm đến vật mà người đó ôm chặt, nắm chặt đều bị một phản ứng rất là mạnh bạo, đôi khi có thể đi đến những việc đáng tiếc.

Người chấp tánh là người giữ mãi cái tánh của mình không thay đổi, dù cho bất kỳ một lời khuyên nào cũng đều nhất quyết không thay đổi.

Người chấp ý là khi ý kiến của mình đưa ra, bắt buộc kẻ khác phải theo, dù cho một ý kiến khác hay hơn cũng vẫn không thể nào thay thế được.

Người chấp một tình cảm thì cái tình cảm đó phải là như vậy, không thể thay đổi. Nếu có sự thay đổi, người đó sẽ có thể nổi cơn điên.

Kẻ chấp lời là lời nói của người đó đưa ra, luôn luôn bắt buộc kẻ khác phải tuân hành, nếu không tuân hành sẽ có những việc không hay xảy tới.
Thầy lấy thí dụ sau đây:

Có hai người: người A và người B.

Người A mỗi khi thốt ra lời gì thường hay kèm theo sự cắt nghĩa rõ ràng, vạch trần phải trái, cân phân lợi hại. Lời của người A thốt ra cốt chỉ để làm lợi ích cho chúng sanh, đem lại điều tốt đẹp cho kẻ khác. Người đó không màng sự lợi lạc cho chính bản thân mình, chỉ mong góp phần vào việc giúp đỡ cho mọi người với kiến thức của mình. Nếu có người nghe theo và làm y theo thì rất tốt. Nhưng người B là người không muốn nghe theo và không muốn làm y theo. Người B cho rằng người A nói sai nhưng không thể bắt bẻ được và cũng không thể nào chứng minh cho mọi người thấy rằng lời nói của người A không đáng tin cậy. Người B hành động chỉ vì bướng bỉnh, không muốn nghe theo lời chỉ dẫn của người A và luôn cho rằng người A đã chấp lời của mình, lúc nào cũng tự cho rằng lời mình là đúng. Như vậy, người B có thật tâm phê phán người A hay không?

Nên biết rằng, khi mình khởi tâm làm một điều gì, nói một điều gì, suy nghĩ một điều gì, nếu điều đó không đem lại lợi ích cho kẻ khác, gây nhiều phiền não cho kẻ khác, làm cho tâm kẻ khác chao động, tóm lại không làm lợi ích cho bất kỳ một chúng sanh nào, thì lời đó, hay ý đó, hay hành động đó mới thật sự gọi là CHẤP nếu người đó khư khư giữ lấy và không chấp nhận một ý kiến tốt nào hết.

Ngược lại, nếu luôn luôn làm điều lợi ích cho chúng sanh, từng hành động, từng suy nghĩ, từng lời nói, từng cử chỉ đều cốt yếu làm lợi ích cho chúng sanh thì không thể gọi là CHẤP được.

Chấp có thiên hình vạn trạng; tùy hoàn cảnh, tùy cơ hội mà chấp từ tốt trở thành xấu, nhưng tất cả đều xuất phát từ ở Tâm và Ý. Cho nên bất kỳ một hành động nào, một lời nói nào, một cử chỉ nào, một tư tưởng nào, cũng đều có thể trở thành chấp hay không chấp. Đó là tùy vào cách hành xử của người chủ động.

Nếu tâm của người đó là một Tâm Lành thì điều mà người đó hành xử không gọi là chấp. Còn nếu người hành xử có tâm không tốt, việc hành xử của người đó sẽ gọi là chấp, vì người đó khư khư giữ lấy những điều không lợi ích cho chúng sanh.

Làm bất kỳ một điều gì, nghĩ suy một điều gì, lời mình thốt ra, tình cảm mình đưa ra, nếu không kèm với một tâm tốt, ý tốt, đều bị xem là chấp.

Thông thường, đối với chúng sanh, chữ chấp bàn bạc rất nhiều. Tại vì sao? Tại vì cái ngã của chúng sanh quá lớn. Chúng sanh tự thương mình rất nhiều, những gì của mình là phải của mình, là phải nắm giữ và phải ôm chặt. Chúng sanh thường không bao giờ chịu nghĩ đến kẻ khác, chịu chia sẻ những điều tốt đẹp của mình cho kẻ khác và nhất là tánh cao ngạo lên rất cao. Vì cao ngạo cho nên không bao giờ muốn phục tùng kẻ khác, không bao giờ muốn nghe lời kẻ khác, không bao giờ muốn chia sẻ với kẻ khác. Chúng sanh tự cho rằng cái gì của mình cũng đều hay, đều đẹp, đều tốt, đều đúng cả, còn của người khác đều không đúng, cho nên khư khư ôm chặt cái gì thuộc của mình, dù cho bất kỳ một lời khuyên bảo, một lời phê bình, một lời chỉ dạy cũng đều không nghe. Do đó để có thể vạch mặt, chỉ tên cái CHẤP, điều cần yếu là mình phải hiểu rằng mình làm đúng hay sai, mình đã suy nghĩ đúng hay sai? Đúng hay sai có nghĩa là có lợi ích cho người khác hay không? Nếu mình làm điều có lợi ích cho người khác thì mình có quyền trả lời rằng tôi làm đúng. Một khi tôi làm đúng thì tôi sẽ giữ con đường đúng đó để đi. Do đó hành động này không gọi là chấp. Còn nếu mình thấy rằng, việc mình làm không đem lại lợi lạc cho người khác, không chia sẻ được cho người khác, tức là điều mình làm đã sai. Nếu biết sai mà vẫn còn khư khư giữ lấy, thì đó là Chấp. Thông thường thì chúng sanh chấp ngã rất nhiều.

Thế nào là chấp ngã? Chấp ngã có nghĩa là những gì mình làm, những gì mình nghĩ, những gì mình ban phát ra đều đúng, không bao giờ sai. Chấp ngã là đầu mối tạo ra rất nhiều … rất nhiều nghiệp chướng. Vì sao? Vì sẽ tạo ra nhiều kẻ thù, mà tạo ra nhiều kẻ thù là tạo ra nhiều nghiệp chướng. Do đó, chấp ngã là điều vô cùng quan trọng, gần như đa số chúng sanh đều chấp ngã!

Phần lớn những điều không hay xảy tới cho chúng sanh đều là do chữ Chấp. Cho nên phải thận trọng rất nhiều trong từng suy tư, trong từng lời nói, trong từng cử chỉ, trong từng hành động, trong từng tình cảm mình đưa ra, phải xem coi tất cả có mang lại lợi lạc cho kẻ khác hay không. Do đó, nếu muốn giữ lấy những gì mình đã hành xử, phải tự đặt câu hỏi rằng: “Nếu tôi giữ những cái đó, nó có thực sự đem lại lợi lạc cho người khác hay không? Có làm lợi ích cho người khác hay không?” Nếu câu trả lời là có thì tôi cứ mạnh dạn giữ lấy những gì tôi hành xử, vì đó không phải là Chấp. Còn nếu tôi không đem lại lợi lạc cho kẻ khác mà tôi vẫn khư khư giữ lấy, đó sẽ gọi là Chấp.

Người Cố Chấp còn nặng nề hơn người Chấp nữa.

Đối với người Cố Chấp, việc sửa đổi là một điều không tưởng, khó lòng thực hiện được.

Người Cố Chấp gần như không bao giờ giờ hủy bỏ tư tưởng mình, những gì mà người đó đã nghĩ, đã tưởng, đã cho là như vậy rồi thì sẽ phải là như vậy, không có sự sửa đổi.

Trên phương diện giao tế, người Cố Chấp không mang lại lợi lạc cho ai cả vì thiếu sự cảm thông.

Về phương diện tu tập, tánh Cố Chấp được xem là một con dao khá dài, đâm thủng vào người của mình và xoáy cho nát ngũ tạng của mình.

Nói về sự thăng hoa, tánh Cố Chấp là một sự ngăn cản rất nặng nề cho việc tiến bước của mình.

Người trong cửa Đạo hay ngoài cửa Đạo mà Cố Chấp, sẽ không thể nào thành công được, dù chỉ là một thành công nhỏ. Người ấy đã phạm vào điều căn bản của việc tu tập, phạm vào điều căn bản của việc thăng hoa.

Người Cố Chấp luôn luôn để lên vai của mình một gánh nặng rất lớn, không bao giờ có thể bỏ xuống được.

Người tu tập chân chính tuyệt đối không bao giờ Cố Chấp; phải biết lắng nghe, phải biết cảm thông và phải suy tư.

Suy tư để hiểu rằng mình đã có nghĩ quấy cho người khác hay không?

Phải lắng nghe để thẩm định lời nói của người khác, đó là một lời nói đúng hay là một lời nói sai? Nếu đó là một lời nói sai thì liệu rằng mình có thể nào giúp đỡ, hướng dẫn cho người đó sửa đổi sự sai lầm để đi đến điều tốt đẹp hay không?

Nếu trong trường hợp người đó có tánh Cố Chấp, khư khư giữ lấy ý của mình thì phải tức khắc tránh xa để ngăn chận điều sân hận có thể xảy ra, gây tạo nghiệp lực.

Người Cố Chấp rất khó hòa hợp với bất cứ ai và tự mình đào hố sâu vực thẳm cho mình; với một gánh nặng trên vai, họ không thể nào cất bước đi đâu lâu dài được.

Kính bạch Sư Phụ,
Chấp hay Cố Chấp vẫn là tánh xấu, nếu không muốn nói là rất tai hại cho việc tu tập, cho sự thăng hoa. Làm cách nào để diệt trừ tánh xấu này?
Người có tánh Chấp, việc sửa đổi vẫn còn tương đối dễ dàng, chỉ cần người đó tập Thản Nhiên, đừng để tất cả những gì từ bên ngoài ảnh hưởng đến mình.

Sự Thản Nhiên sẽ đưa lần đến việc không Thụ Đắc, đó là tính chất cốt yếu của việc giữ Tâm Bình.

Nếu chấp vì do một sự hiểu lầm hoặc vì do một sự sơ ý hay chấp vì do không biết, không tường tận một sự việc gì, việc hủy bỏ cái “Tánh Chấp” cũng không khó khăn nếu được hành xử với tất cả Thiện Ý và với một Tâm Thành.

Người có tánh Cố Chấp, việc sửa đổi hay hủy diệt cái tánh này không phải là việc làm dễ dàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu thật tâm muốn sửa đổi, người này cần phải biết lắng nghe, phải biết suy tư và nhất là phải biết buông xả, không buông xả thì nhất định không thể nào sửa được Tánh Cố Chấp.

Ngoài ra, tuyệt đối không bao giờ nghĩ quấy cho kẻ khác, vì một khi đã nghĩ quấy rồi, người Cố Chấp sẽ khư khư giữ lấy tư tưởng đó, không thể nào xóa bỏ được. Do đó sự buông xả là một điều… tối ư cần thiết mà người Cố Chấp bắt buộc phải chu toàn, nếu muốn cải sửa tánh của mình.

Kính Bạch Sư Phụ,
Người Cố Chấp thì Tâm Không Bình, do đó việc trước tiên là bắt buộc phải giữ Tâm Bình, thưa có đúng như vậy không?
Nên nhớ kỹ rằng: người Cố Chấp là người tự đào lỗ để chôn mình, không thể nào tiến lên được vì cái gánh nặng trên vai mình lúc nào cũng trĩu nặng, không buông xuống được.

Sống phải cho vui tươi, phải cho thảnh thơi, phải cho thư thả.

Phải sống làm sao mà cái sống của mình là cái sống của người, như vậy mới tạo được sự An Bình.

Cái sống của mình là cái sống của người, có nghĩa là: mình muốn cho mình vui thì phải làm cho người vui; nếu người không vui tức là mình đã đem lại sự buồn phiền cho kẻ khác.

Mình muốn được yên ổn thì đừng nên đem sự khó khăn đến cho kẻ khác.

Kẻ khác không vui, liệu rằng mình có vui được hay không?

Mình phải đem sự yên ổn đến cho kẻ khác thì mình mới không vị vướng mắc bởi những khó khăn mà mình đã tạo cho kẻ khác.

Sự thụ đắc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ Tâm Bình.

Một người nói với tôi những lời không đẹp, vô cùng khiếm nhã, nếu tôi không chấp những lời nói đó, có nghĩa là tôi không thụ đắc lời nói đó, xem như người đó nói vào khoảng không, tôi sẽ không cảm thấy bực dọc, tức tối, tự ái bị va chạm, Tâm tôi được An Bình!

Có thụ đắc mới có Khổ Sở
Có thụ đắc mới xảy ra Sân Hận
Có thụ đắc mới cảm thấy niềm Đau Khổ.

Càng thụ đắc càng bị vướng mắc, càng đâm ra bực bội, tức tối, mở ngõ cho nghiệp lực ùa tới.

Người tu tập chân chính không bao giờ nên thụ đắc bất kỳ một sự vật hay sự việc gì cả. Niềm vui tới thì biết đó là niềm vui, nếu phải chia sẻ lại niềm vui, sau khi chia sẻ xong rồi thì chấm dứt, không trì kéo, không luyến tiếc. Nếu là sự buồn đau thì sau khi chia sẻ sự đau buồn cũng sẽ không bận bịu, không vương vấn. Như vậy mới giữ được Tâm Bình. Nếu lúc nào cũng bị quấn chặt bởi lục dục thất tình, đường tu tập sẽ bị đình trệ rất nhiều, không tiến được.

Càng tu tập càng hiểu rõ một cách sâu sắc tầm quan trọng của sự Thản Nhiên và sự Thụ Đắc.

Không Thụ Đắc tức là Buông Xả, không trì níu, không chấp chặt, không cất giữ và nhất là không tích lũy để trở thành một gánh nặng trĩu trên vai.
Theo lacphap.com
 
P

phapchieumt

Guest
Bạn Phapchieumt à,
Mình thật có duyên với bạn khi đi từ thegioivohinh đi sang đây, bạn cũng chính là người cho mình lời khuyên nhiều. :)
Bạn cứ tự do đi ra đi vào diễn đàn, chia sẻ kiến thức hoặc đưa ra lời khuyên đúng đắn hợp với tâm mình nhất, giúp ích cho mọi người.
Người tu phải tự do tự tại, an nhàn thảnh thơi trong tâm, hà cớ gì phải yêu cầu xóa nick, rồi hết duyên thì đi chứ?
An vui tự tại, đến rồi đi, đi rồi lại đến không phải yêu cầu BQT khóa nick bạn ạ.
Bạn hiểu ý mình chứ. ? Chúc tinh tấn

A di đà Phật!
Kính gửi đạo hữu hungmq và vodanhladanh. Cảm ơn tấm lòng các bạn. Mình tri ân những tình cảm và góp ý chân thành này. Mình sẽ làm theo lời chỉ dạy của bạn an vui tự tại đến rồi đi, đi rồi lại đến. Còn duyên thì ở lại, hết duyên sẽ ra đi.
Trên diễn đàn có rất nhiều Thiện tri thức như bác nguyễn văn học kiến thức uyên bác, hungmq có nhiều chánh kiến, vo danhladanh, thieuductrituc, còn đối với bác muathularung đồi với nhiều người xem bác là người càng gỡ nhưng trong mắt phapchieumt xem bác là thiện tri thức vì những gì bác nói giống như phương tiện "Trực chỉ nhân tâm" của các vị tổ sư thiền nên một số hành giả trong nhất thời rất khó tiếp nhận được và một số thiện tri thức nữa mà mình chưa có phước duyên tiếp xúc. Thử hỏi diễn đàn có nhiều thiện tri thức như vậy mà phapchieumt rời bỏ cũng là điều đáng tiếc cho chính mình. Vì thân người khó tìm, phật pháp khó cầu, mà duyên may kề cận gặp được thiện tri thức sớm hôm bàn luận học tập tinh hoa Phật pháp lại càng khó gặp hơn nữa. Chính vì thế, Phapchieumt sẽ nán lại để cùng trao đổi học tập với các quý Thiện Tri Thức.
A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Haizzz, vốn định không viết. Sau khi bị Trí Từ phê bình, mình liền đọc lại từ đầu. Có vài điểm nhận thấy như sau:
1. Phapchieumt chia sẻ một bài về Ông Phật trong tâm, có nhắc tới niệm Phật, trì chú, chỉ ra rằng tất cả thứ đó chỉ giúp cho hành giả nhiếp tâm, an trụ,
2. Trí Từ hỏi lại Phapchieumt rằng trì chú là gì, trì chú đại bi lợi ích ra sao, ở đâu có chú này ....
3. Phapchieumt trả lời đoạn văn dài nhưng tóm gọn lại là; Những câu hỏi đó của Trí Từ đều có trong sách Mật tông, và Hiển tông bạn có thể tham khảo thêm. Phapchieumt nghĩ rằng chú thì liên quan đến quan đến mật tông, nên cũng nhân đó mà viết bài về Mật tông, nói về lợi lạc của các chú mật tông khi hành trì, cần nhiếp tâm ra sao, rồi đưa ra ví dụ về Ngài Châu Lợi Bàn Đà. Với mục đích là không chỉ viết riêng cho Trí Từ mà con viết riêng cho những người khác nếu thấy có duyên thì đọc.
4. Một loạt các chia sẻ khác của mọi người trong đó có mình.
5. Trí Từ đọc thấy Phapchieumt diễn giải dài dòng không đúng trong tậm câu hỏi của mình liền cho rằng Phapchieumt không tôn trọng mình. Và nói rằng câu trả lời về trì chú là gì của Phapchieumt rất chung chung. Trí Từ trả lời hộ câu hỏi mình đưa ra là ở đâu có chú này rằng nó xuất phát từ Mật tông Tây Tạng và cho rằng đó không phải do Đức Phật truyền dạy mà là do Bà la môn truyền sang của một số tu sĩ xuất thân từ Bà La môn. Rồi không biết có phải Trí Từ nương vào câu của Phật rằng "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, Pháp của ta là ngọn đèn soi sáng.." ?Nên Trí Từ nói rằng "Vậy mà hiện nay, nhiều người nương vào tha lực quá"
6. Phapchieumt nhận thấy cách tu của mình và Trí từ hoàn toàn khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên cho rằng nếu cố gắng trả lời thì chỉ luôn nhận được câu trả lời, câu nghi vấn phản bác của Trí Từ, và càng trả lời thì chỉ càng làm cho Trí Từ ngã mạn và làm cho mình cũng ngã mạn nên đã từ chối khéo.
7. Vodanhladanh xem đối chất hai bên liền nhận ra hiểu rằng, cách tu của Trí Từ là tự lực, còn cách tu niệm Phật, trì chú,.. là tha lực. Nên có bài phân tích để hiểu hơn về Tự và Tha. Và nhắc Trí Từ nên cởi mở hơn với đại chúng, hơn với những người không đống nhất với mình, và chẳng chấp tha, chẳng chấp tự, tùy duyên mà hành động. Niệm Phật, trì chú được cho là Tha, và tự thay đổi sửa tâm tính được cho là Tự, cả hai chẳng tách rời. Ý Vodanhladanh nói ở đây "gặp Tự bàn Tự, gặp Tha bàn Tha" tức là học theo ngài Phổ Hiền là Hằng Thuận Chúng Sinh, tùy duyên hành động.
8. Trí Từ cho rằng vodanhladanh chưa hiểu ý mình lên trả lời rằng bất cứ đạo nào, pháp nào đề cao tha lực thì Trí Từ phản đối, và không học theo kiểu của Vodanhladanh là bao đồng, là hùa theo. Trí Từ có đưa ra quan điểm các vị đó niệm Phật, trì chú suốt ngày 100 lạy, 1 vạn biến mà không có sự chuyển biến thân tâm, mong chờ Phật chuyển biến. Quan điểm đưa ra của Trí Từ là đúng về vấn đề hiện nay.
9. Vodanhladanh trả lời lại và cho rằng Trí Từ cần cởi mở hơn để gần hơn với đại chúng trong cách trình bày quan điểm của mình.
10. Tới lượt ông Hungmq vào phá đám (tội nặng nhẹ là ở hết thằng Hungmq này). Nhưng nó với dụng ý tốt thôi, đừng tranh luận Tự hay Tha, đừng chê bai, hay có ý kiến kỳ thị, Hungmq do chưa đủ trí tuệ, dù có ý tốt nhưng lại không biết cách trình bày. Vì vậy tranh luận bùng phát thêm là từ tên Hungmq này mà ra.
11. Từ câu của Hungmq mà Trí Từ có phản ứng gay gắt.
12. Hungmq có trả lời thú thật với tâm trạng hơi buồn nhỉ :icon_mrgreen: Có câu này vẫn muốn nhắc lại
Tranh luận là điều tốt, nhưng không phải tranh luận là nơi ta bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình mà không chịu nhìn nhận quan điểm người khác cho thấu đáo. Mà cũng không phải là nơi ta chê bai kỳ thị, phản đối. (Nơi đây không phải là tòa án)
Câu này không dành cho bất kỳ 1 ai nhé.
13. Bị Trí Từ phê bình gay gắt, cho rằng không lắng nghe, không biết cách trinh bày ý kiến trong cuộc họp chung.... :) Có hơi buồn tí, nhưng không sao mình sẽ xem lại và tự quán thân mình. Nhưng Hungmq luôn nghĩ rằng Đức Phật là Cha là Mẹ, và Cha Mẹ cũng chính là Đức Phật nên mới có suy nghĩ gần gũi coi rằng họ hoàn toàn có quyền gọi mình là mày. Chỉ là cách nói vui, chứ Phật không phải ở đâu xa la cho cam, mà lại thể hiện ăn nói xa cách.
14. Chốt lại vấn đề, đẻ xẩy ra tranh luận gay gắt như trên là lỗi của tôi: Hungmq
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43


A di đà Phật!
Kính gửi đạo hữu hungmq và vodanhladanh. Cảm ơn tấm lòng các bạn. Mình tri ân những tình cảm và góp ý chân thành này. Mình sẽ làm theo lời chỉ dạy của bạn an vui tự tại đến rồi đi, đi rồi lại đến. Còn duyên thì ở lại, hết duyên sẽ ra đi.
Trên diễn đàn có rất nhiều Thiện tri thức như bác nguyễn văn học kiến thức uyên bác, hungmq có nhiều chánh kiến, vo danhladanh, thieuductrituc, còn đối với bác muathularung đồi với nhiều người xem bác là người càng gỡ nhưng trong mắt phapchieumt xem bác là thiện tri thức vì những gì bác nói giống như phương tiện "Trực chỉ nhân tâm" của các vị tổ sư thiền nên một số hành giả trong nhất thời rất khó tiếp nhận được và một số thiện tri thức nữa mà mình chưa có phước duyên tiếp xúc. Thử hỏi diễn đàn có nhiều thiện tri thức như vậy mà phapchieumt rời bỏ cũng là điều đáng tiếc cho chính mình. Vì thân người khó tìm, phật pháp khó cầu, mà duyên may kề cận gặp được thiện tri thức sớm hôm bàn luận học tập tinh hoa Phật pháp lại càng khó gặp hơn nữa. Chính vì thế, Phapchieumt sẽ nán lại để cùng trao đổi học tập với các quý Thiện Tri Thức.
A di đà Phật!

Này có cả bác Tuyphapthuanphap, uudamhoahoi, minhdinh, thậm chí cả những người khác ý kiến với ta cũng là Thiện Trị Thức hết đấy nhé.
Tất cả đều là Thiện Trị Thức.
 
P

phapchieumt

Guest
A Di đà Phật!
Các bác bạn nói đó chưa có duyên gặp gỡ, hy vọng sẽ gặp các bác một ngày không xa để ngõ hầu học hỏi. A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
A Di đà Phật!
Các bác bạn nói đó chưa có duyên gặp gỡ, hy vọng sẽ gặp các bác một ngày không xa để ngõ hầu học hỏi. A di đà Phật!

Muốn tìm gặp dễ thôi, các bác kia bạn biết rồi đó. Còn Tuyphapthuanphap, hay uudamhoahoi, hãy tìm đọc những bài của các bác này
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên