PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Christina Feldman
Christina Feldman, giáo sư dạy thiền, và là mẹ của hai đứa con nhỏ, sống ở Toronto, Devon. Rất mực lo cho con cái, nhưn bà cũng tham gia các hoạt động ở Gaia House, một trung tâm dạy thiền mà bà đã đồng sáng lập vào năm 1984. Giữa bao bộn bề, bà vẫn đơn giản, dể thương. Bà là tác giả của quyển sách Quest Of The Warrior Woman (Cuộc Truy Lùng Của Người Nữ Chiến Binh, NXB Aquarian, 1994) và nhiều sách khác.
Một Hoàn Cảnh Đầy Thử Thách
Khi đã có gia đình, tôi vẫn quyết tâm tiếp tục tu hành. Vì thế nhiều người bảo rằng tôi không thể nào kham nổi việc đó. Họ nghĩ nếu đã có con nhỏ, lý ra tôi đã phải nghỉ dạy vì việc chăm sóc các con đã chiếm hết thì giờ và sức lực của tôi; việc hành thiền, dạy thiền phải gác lại cho sau nầy. Nhưng tôi kiên quyết phá bỏ các ý kiến, quan niệm gò bó nầy, dầu đó không phải là động cơ chính của tôi.
Đó là một thử thách vì có rất ít các thầy cô giáo là phụ huynh, lại càng ít hơn các cô giáo có con nhỏ. Vì thế khi tôi có đứa con đầu lòng, người ta đã nghĩ là tôi sẽ nghỉ dạy, đến khi tôi có đứa thứ hai, họ nói rằng: 'Giờ thì chắc chắn rằng cô ấy phải nghỉ dạy thôi!'; nhưng tôi vẫn tiếp tục. Có con không có nghĩa là chấm dứt việc hành thiền và dạy thiền, chỉ hoàn toàn lo bổn phận làm mẹ cha, trong khi tôi coi việc nầy dưới nhiều khía cạnh là một thử thách lớn để mình tu tập.
Nếu sống ở tu viện, bạn dể hành thiền hơn. Cũng thế, bạn dể là thiền giả khi ở trong một môi trường lý tưởng, được bảo vệ như ở các khóa tu thiền. Nhưng thử thách cam go của pháp hành là khả năng sống trong pháp, áp dụng pháp của chúng ta, không chỉ trong những lúc vui vẻ, thoả mái mà cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Tôi phát nguyện mạnh mẽ trong tâm rằng phải tiếp tục việc hành và dạy thiền của mình.
Tôi rất may mắn được làm người hướng dẩn hành thiền vì tôi không phải làm các công việc nhàm chán mỗi ngày từ sáng tới chiều. Tôi cũng được sự hỗ trợ của chồng, là người có lòng ngưỡng mộ Phật pháp sâu xa, cũng như công việc truyền bá Phật pháp. Anh luôn sẵn lòng giúp đở tôi chăm sóc con cái. Khi các con còn nhỏ, còn phụ thuộc nhiều vào tôi, tôi phải đặt ra những kỷ luật khắc khe cho mình để có thể tiếp tục tu hành, giảng dạy một cách sống động, đầy khám phá.
Khi các con còn nhỏ, tôi thường không thể bắt đầu làm việc hay có thời gian để tĩnh lặng, quán tưởng hoặc viết lách cho đến khoảng chín, mười giờ tối, mà rồi cũng chỉ được có vài tiếng đồng hồ. Có lẻ cha mẹ nào cũng biết, trẻ con thường cứ hai ba tiếng lại thức giấc. Thật rất cần một sự rèn luyện khắc khe khi các con còn nhỏ và còn phụ thuộc nhiều vào mình, đó là điều tối cần thiết; nều không công phu tu tập của tôi chắc đã bị gián đoạn.
Đôi khi tôi phải cắn răng chịu đựng để tuân giữ các kỷ luật đó. Đến khi các con ngủ, tôi cũng rất muốn đọc sách hay nằm xuống nghỉ ngơi. Vậy mà mỗi đêm tôi vẫn dành thời gian tọa thiền, nhưng cuối cùng tôi nhận thấy rằng mình đã góp phần duy trì sự sống của một đường hướng nội tâm, của cái thấy nội tâm, mà không bất cứ vai trò nào khác của tôi trong cuộc sống có thể chi phối nó. Mỗi lần được hành thiền như vậy là một cảm giác tươi mát, đầy định hướng như lan sang cả ngày hôm sau. Từng phút giây tọa thiền đều đáng trân quý, dầu rằng đôi khi tôi cũng ở trong trạng thái hôn trầm.
Hành Thiền & Nuôi Con
Khi các con lớn hơn, chúng càng khiến tôi thấy việc hành thiền thêm cấp bách. Bổn phận làm cha mẹ là một thách thức ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả những yếu tố quan trọng trong việc hành thiền như -kiên nhẫn, tha thứ, buông bỏ, từ bi, kiên định và xả ly- cũng là những yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Con cái tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển, vung trồng, bồi dưỡng các đặc tính nầy một cách trực tiếp, mạnh mẽ.
Một số điều trong thiền mang đến cho bạn sự sâu lắng, hiểu biết và thanh tịnh, cũng áp dụng được trong việc nuôi dạy con cái. Tôi nhận thấy hình như sự buông xả là mối liên hệ quan trọng nhất giữa tham thiền và làm cha mẹ -chỉ là không bám víu vào các sự việc, hình ảnh của những gì vừa xảy ra ít phút trước, của những bất ổn từ giây phút nầy qua giây phút khác. Sống với tâm rộng mở, tươi mát khiến cho việc nuôi dạy con cái trở thành một kinh nghiệm thiền định hơn là một bổn phận.
Nếu các bậc cha mẹ phải đến một thiền viện để tu tập chuyên sâu, họ sẽ cần có lòng từ bi, xả ly, tinh tấn và kỷ luật. Nếu bạn mời một vị tăng hay ni đến nhà để chăm sóc con bạn, họ cũng cần phải vung trồng đầy đủ các đức tính kể trên. Cốt yếu là chúng ta phải trân trọng các đức tính nầy như một phần của cuộc hành trình đời sống nầy, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng không thể thiếu trong việc tu tập cũng như nuôi dạy con cái.
Tôi rất quan tâm đến cuộc sống của các con. Tôi theo dõi sát sao việc học hành của chúng, liên hệ tốt với các thầy cô của chúng, và giúp đở trường học của chúng khá thường xuyên. Tôi cố gắng tạo cho con cái có những hoạt động hữu ích bên ngoài học đường. Khi các con rảnh rỗi, chúng tôi dành nhiều thời gian ở bên chúng, phần lớn là ở ngoài thiên nhiên. Chúng tôi rất cởi mở, chia sẻ tâm tình với con cái. Khi chúng lớn hơn, có những điều trong cuộc sống, chúng sẽ không muốn tôi quan tâm đến. Ngay chính bây giờ, có những việc chúng đã không mời tôi tham dự, và tôi cũng không buồn phiến vì chúng đã làm như thế.
Khoảng thời gian mà các con xa tôi lâu nhất là tám ngày. Tôi luôn mang chúng theo khi tôi phải dạy các khoá thiền ở nước ngoài. Tôi không bao giờ muốn mình trở thành những người cha, người mẹ luôn vắng bóng, và con cái chúng tôi biết cha mẹ luôn có mặt bên cạnh mình. Đối với tôi, cha mẹ có ý thức có nghĩa là họ phải sẳn sàng tham dự vào cuộc sống của nhau. Tôi tin rằng mối dây thân thiết mà chúng ta thiết lập từ khi con cái còn nhỏ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự lập của chúng khi chúng trưởng thành.
Là những người cha mẹ theo Phật giáo có nghĩa là chúng ta phải thiết lập trong gia đình một sự hiểu biết sâu xa về các vấn đề đạo đức, những điều luật mà các con phải tuân theo. Những giá trị đạo đức mà giờ chúng phải tuân theo, sẻ thành một phần của cuộc đời chúng. Điều đó liên quan đến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống, cảm nhận của chúng ta về sự tuơng quan và trách nhiệm đối với nhau.
-----------------------------
(CÒN TIẾP)
Christina Feldman
Christina Feldman, giáo sư dạy thiền, và là mẹ của hai đứa con nhỏ, sống ở Toronto, Devon. Rất mực lo cho con cái, nhưn bà cũng tham gia các hoạt động ở Gaia House, một trung tâm dạy thiền mà bà đã đồng sáng lập vào năm 1984. Giữa bao bộn bề, bà vẫn đơn giản, dể thương. Bà là tác giả của quyển sách Quest Of The Warrior Woman (Cuộc Truy Lùng Của Người Nữ Chiến Binh, NXB Aquarian, 1994) và nhiều sách khác.
Một Hoàn Cảnh Đầy Thử Thách
Khi đã có gia đình, tôi vẫn quyết tâm tiếp tục tu hành. Vì thế nhiều người bảo rằng tôi không thể nào kham nổi việc đó. Họ nghĩ nếu đã có con nhỏ, lý ra tôi đã phải nghỉ dạy vì việc chăm sóc các con đã chiếm hết thì giờ và sức lực của tôi; việc hành thiền, dạy thiền phải gác lại cho sau nầy. Nhưng tôi kiên quyết phá bỏ các ý kiến, quan niệm gò bó nầy, dầu đó không phải là động cơ chính của tôi.
Đó là một thử thách vì có rất ít các thầy cô giáo là phụ huynh, lại càng ít hơn các cô giáo có con nhỏ. Vì thế khi tôi có đứa con đầu lòng, người ta đã nghĩ là tôi sẽ nghỉ dạy, đến khi tôi có đứa thứ hai, họ nói rằng: 'Giờ thì chắc chắn rằng cô ấy phải nghỉ dạy thôi!'; nhưng tôi vẫn tiếp tục. Có con không có nghĩa là chấm dứt việc hành thiền và dạy thiền, chỉ hoàn toàn lo bổn phận làm mẹ cha, trong khi tôi coi việc nầy dưới nhiều khía cạnh là một thử thách lớn để mình tu tập.
Nếu sống ở tu viện, bạn dể hành thiền hơn. Cũng thế, bạn dể là thiền giả khi ở trong một môi trường lý tưởng, được bảo vệ như ở các khóa tu thiền. Nhưng thử thách cam go của pháp hành là khả năng sống trong pháp, áp dụng pháp của chúng ta, không chỉ trong những lúc vui vẻ, thoả mái mà cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Tôi phát nguyện mạnh mẽ trong tâm rằng phải tiếp tục việc hành và dạy thiền của mình.
Tôi rất may mắn được làm người hướng dẩn hành thiền vì tôi không phải làm các công việc nhàm chán mỗi ngày từ sáng tới chiều. Tôi cũng được sự hỗ trợ của chồng, là người có lòng ngưỡng mộ Phật pháp sâu xa, cũng như công việc truyền bá Phật pháp. Anh luôn sẵn lòng giúp đở tôi chăm sóc con cái. Khi các con còn nhỏ, còn phụ thuộc nhiều vào tôi, tôi phải đặt ra những kỷ luật khắc khe cho mình để có thể tiếp tục tu hành, giảng dạy một cách sống động, đầy khám phá.
Khi các con còn nhỏ, tôi thường không thể bắt đầu làm việc hay có thời gian để tĩnh lặng, quán tưởng hoặc viết lách cho đến khoảng chín, mười giờ tối, mà rồi cũng chỉ được có vài tiếng đồng hồ. Có lẻ cha mẹ nào cũng biết, trẻ con thường cứ hai ba tiếng lại thức giấc. Thật rất cần một sự rèn luyện khắc khe khi các con còn nhỏ và còn phụ thuộc nhiều vào mình, đó là điều tối cần thiết; nều không công phu tu tập của tôi chắc đã bị gián đoạn.
Đôi khi tôi phải cắn răng chịu đựng để tuân giữ các kỷ luật đó. Đến khi các con ngủ, tôi cũng rất muốn đọc sách hay nằm xuống nghỉ ngơi. Vậy mà mỗi đêm tôi vẫn dành thời gian tọa thiền, nhưng cuối cùng tôi nhận thấy rằng mình đã góp phần duy trì sự sống của một đường hướng nội tâm, của cái thấy nội tâm, mà không bất cứ vai trò nào khác của tôi trong cuộc sống có thể chi phối nó. Mỗi lần được hành thiền như vậy là một cảm giác tươi mát, đầy định hướng như lan sang cả ngày hôm sau. Từng phút giây tọa thiền đều đáng trân quý, dầu rằng đôi khi tôi cũng ở trong trạng thái hôn trầm.
Hành Thiền & Nuôi Con
Khi các con lớn hơn, chúng càng khiến tôi thấy việc hành thiền thêm cấp bách. Bổn phận làm cha mẹ là một thách thức ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả những yếu tố quan trọng trong việc hành thiền như -kiên nhẫn, tha thứ, buông bỏ, từ bi, kiên định và xả ly- cũng là những yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Con cái tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển, vung trồng, bồi dưỡng các đặc tính nầy một cách trực tiếp, mạnh mẽ.
Một số điều trong thiền mang đến cho bạn sự sâu lắng, hiểu biết và thanh tịnh, cũng áp dụng được trong việc nuôi dạy con cái. Tôi nhận thấy hình như sự buông xả là mối liên hệ quan trọng nhất giữa tham thiền và làm cha mẹ -chỉ là không bám víu vào các sự việc, hình ảnh của những gì vừa xảy ra ít phút trước, của những bất ổn từ giây phút nầy qua giây phút khác. Sống với tâm rộng mở, tươi mát khiến cho việc nuôi dạy con cái trở thành một kinh nghiệm thiền định hơn là một bổn phận.
Nếu các bậc cha mẹ phải đến một thiền viện để tu tập chuyên sâu, họ sẽ cần có lòng từ bi, xả ly, tinh tấn và kỷ luật. Nếu bạn mời một vị tăng hay ni đến nhà để chăm sóc con bạn, họ cũng cần phải vung trồng đầy đủ các đức tính kể trên. Cốt yếu là chúng ta phải trân trọng các đức tính nầy như một phần của cuộc hành trình đời sống nầy, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng không thể thiếu trong việc tu tập cũng như nuôi dạy con cái.
Tôi rất quan tâm đến cuộc sống của các con. Tôi theo dõi sát sao việc học hành của chúng, liên hệ tốt với các thầy cô của chúng, và giúp đở trường học của chúng khá thường xuyên. Tôi cố gắng tạo cho con cái có những hoạt động hữu ích bên ngoài học đường. Khi các con rảnh rỗi, chúng tôi dành nhiều thời gian ở bên chúng, phần lớn là ở ngoài thiên nhiên. Chúng tôi rất cởi mở, chia sẻ tâm tình với con cái. Khi chúng lớn hơn, có những điều trong cuộc sống, chúng sẽ không muốn tôi quan tâm đến. Ngay chính bây giờ, có những việc chúng đã không mời tôi tham dự, và tôi cũng không buồn phiến vì chúng đã làm như thế.
Khoảng thời gian mà các con xa tôi lâu nhất là tám ngày. Tôi luôn mang chúng theo khi tôi phải dạy các khoá thiền ở nước ngoài. Tôi không bao giờ muốn mình trở thành những người cha, người mẹ luôn vắng bóng, và con cái chúng tôi biết cha mẹ luôn có mặt bên cạnh mình. Đối với tôi, cha mẹ có ý thức có nghĩa là họ phải sẳn sàng tham dự vào cuộc sống của nhau. Tôi tin rằng mối dây thân thiết mà chúng ta thiết lập từ khi con cái còn nhỏ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự lập của chúng khi chúng trưởng thành.
Là những người cha mẹ theo Phật giáo có nghĩa là chúng ta phải thiết lập trong gia đình một sự hiểu biết sâu xa về các vấn đề đạo đức, những điều luật mà các con phải tuân theo. Những giá trị đạo đức mà giờ chúng phải tuân theo, sẻ thành một phần của cuộc đời chúng. Điều đó liên quan đến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống, cảm nhận của chúng ta về sự tuơng quan và trách nhiệm đối với nhau.
-----------------------------
(CÒN TIẾP)