SÁT GIỚI THEO QUAN NIỆM CỔ ĐIỂN

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có những trường hợp chúng ta không cứu được vì:

- Đó là một tội phạm có án sát nhân .
- Đó là mộ tội phạm bị kết án tử hình theo luật của nước kết án và tôn giáo của nước kết án . (Ví dụ Nguyễn Tường Văn, bị chính phủ Công Giáo Singapore xử tử hình, bất chấp sự phản đối quốc tế )
- Một người phải trả nghiệp sát nhân trong tiền kiêp hoặc hiện kiếp .
(Ví dụ một Hoà Thượng đã cố ý để một người nông dân cho xe bò cán chết và dặn dò mọi người đừng bắt tội người đó .)

Tuy nhiên nếu không cứu được hiện kiếp, chúng ta có thể cứu giúp bằng cách đem lại sự vãng sanh và giải oan nghiệ cho họ .

(Theo truyền thuyết Trung Quốc, Quan Công bị giết oan, hiện hồn về đòi cái đầu của mình làm dân chúng hoảng sợ . Một vị Hoà Thượng đã thuyết giảng và giải oan cho hương hồn Quan Công . Quan Công đã qui y và nay trong các chùa của người Hoa, khắp nơi hầu như đều có tượng Quan Công để ghi nhớ sự kiện đó .)

Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Pythagore photo) Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ:
"Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".

Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.

Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó?"
------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CAM KẾT TRÌ GIỮ ĐẠO ĐỨC
KIÊN ĐỊNH CỦA CHATRAL RINPOCHE
Nguyên tác: “Chatral Rinpoche’s Steadfast Commitment to Ethics”
by Zach Larson - Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên


Chatral Rinpoche nổi danh trong cộng đồng Tây Tạng bởi giới luật tâm linh vô song của ngài, đặc biệt là khi xảy ra việc ngài tự chế không ăn thịt. Ăn thịt là một phương diện kiên cố của văn hóa Tây Tạng và rất ít người có thể kiêng thịt lâu dài. Đức Đạt Lai Lạt Ma trở thành người ăn chay vào năm 1966, nhưng khi Ngài mắc bệnh viêm gan B, các bác sĩ Tây Tạng chữa bệnh cho Ngài đã nài nỉ Ngài ăn thịt trở lại, và cho tới ngày hôm nay Ngài vẫn tiếp tục dùng thịt với mức độ vừa phải. Một ít Đạo sư đương thời – chẳng hạn như Kangyur Rinpoche – cũng nổi tiếng là những người ăn chay nghiêm túc nhưng đó chỉ là ngoại lệ.
Khi tôi ở Đại Học Wisconsin – trong Chương trình Nepal năm 2000, tôi nghiên cứu về cách người Tây Tạng suy nghĩ về sự hội tụ có tính chất văn hóa của Phật Giáo và việc ăn thịt, và Chatral Rinpoche là một trong những người chính yếu tôi đã phỏng vấn. Đây là một vài trích dẫn từ cuộc phỏng vấn đó.

Hỏi: Tại sao ngài ngừng ăn thịt? Ngài bao nhiêu tuổi khi lập quyết định này?

Đáp: Trong nhiều bản văn của Phật Giáo Nguyên thủy và Đại thừa có nói rằng ta không nên ăn thịt. Cũng tương tự như thế, một bản văn Kim Cương thừa nói rằng ta không nên hưởng thụ thịt và rượu. Vì thế tôi đang đi theo những giáo huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Là một người tu hành, tôi không dùng thịt hay rượu và đồng thời tôi cố gắng bảo những người khác tránh dùng những món này. Đây là lý do của tôi – tôi đang nỗ lực để thúc đẩy người khác. Khi tới Bodhgaya tôi 47 tuổi và trước tất cả chư Phật và Bồ Tát tôi đã lập một lời nguyện từ bỏ thịt và rượu.

Hỏi: Vì sao ngài nghĩ ràng thói quen ăn chay là một phương diện quan trọng của việc thực hành Pháp?

Đáp: Nếu bạn dùng thịt, điều đó đi nghịch lại những giới nguyện bạn đã thọ khi tìm kiếm sự nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng đoàn. Bởi khi bạn ăn thịt bạn cướp đi mạng sống của một chúng sinh. Vì thế tôi từ bỏ việc này.

Hỏi: Một vài người tuyên bố rằng ta có thể cứu giúp các thú vật mà ta ăn bằng cách cầu nguyện cho chúng, và như thế ăn thịt là một hành động từ bi. Là một trong các yogi và Lạt ma thành tựu nhất, ngài nghĩ sao về sự khẳng định này?

Đáp: Với những năng lực siêu nhiên có được nhờ một vài thiền định, quả là có một vài vị chứng ngộ có thể làm các thú vật đã chết sống lại và giúp chúng đạt được một tái sinh hay giác ngộ cao hơn bằng cách tiêu thụ một ít thịt của chúng. Nhưng điều này không được thực hiện để làm phương tiện sinh sống mà chỉ vì mục đích cứu giúp thú vật đó. Cá nhân tôi không có năng lực đó và vì thế tôi không bao giờ ăn thịt. Dùng thịt trong thực đơn hàng ngày thì khác xa việc ăn thịt để giải thoát một chúng sinh bằng những năng lực siêu nhiên. Tôi chỉ là một hành giả bình thường thực sự không có những phẩm tính này. Vì thế, nếu tôi ăn thịt thì cũng chẳng khác gì bạn hay bất kỳ cư sĩ nào khác ăn thịt. Tôi sẽ phạm tội và mắc phải nghiệp xấu. Tôi không giả vờ như thể mình có những năng lực đặc biệt và ăn thịt, tôi chỉ tránh dùng thịt.

Hỏi: Ngài có biết các Lạt ma khác là người ăn chay?

Đáp: Tôi biết nhiều Lạt ma xứ Tây Tạng. Đó là những người ăn chay thuộc phái Nyingma, Sakya và Geluk ở Tây Tạng. Tuy vậy, so với số Lạt ma ăn thịt thì những Lạt ma ăn chay rất ít. Hiện nay tôi 88 tuổi (vào năm 2000) và trải qua kinh nghiệm của tôi, tôi đã gặp nhiều Lạt ma ở Kham, Amdo – mọi miền của Tây Tạng – là những người không ăn thịt. Có những Lạt ma ăn thịt và có những Lạt ma không ăn. Tại tu viện của tôi ở Tây Tạng cũng có những Lạt ma ăn thịt và những Lạt ma ăn chay.

Hỏi: Nhiều hành giả Phật Giáo ở Hoa Kỳ ăn thịt bởi các Lạt ma Tây Tạng của họ ăn thịt. Ngài nghĩ thế nào về điều này?

Đáp: Nhiều đại thành tựu giả ở Ấn Độ đã uống một lượng rượu khổng lồ và phát triển những năng lực thần thông. Một trong những đại thành tựu giả này là ngài Virupa đã uống rượu suốt ngày, treo mặt trời trên không trung và ngăn không cho nó lặn. (1) Naropa, Tilopa.. là những Đạo sư vĩ đại. Nếu bạn có thể đạt được những năng lực siêu nhiên, bạn không cần phải theo khuôn mẫu của những người bình thường và bạn có thể uống rượu và ăn thịt. Những vị có các năng lực siêu nhiên vẫn có thể ban những giáo lý vĩ đại và làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Vì thế, nếu những vị Thầy ở Mỹ thuộc cấp độ đó, bạn hãy yêu cầu tất cả những bằng hữu của bạn cùng tham gia việc uống rượu và ăn thịt với họ. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào cấp độ chứng ngộ ta đã thành tựu. Một Lạt ma hưởng thụ thịt và rượu vẫn có thể đưa dẫn người khác trên con đường đúng đắn, với điều kiện là họ đã phát triển những năng lực siêu nhiên.

Hỏi: Ngài thấy các Phật tử Tây Tạng ở hải ngoại đang thực hiện một nỗ lực chân thành nhằm giảm bớt việc tiêu thụ thịt của họ và trở thành người ăn chay, hay việc ăn thịt đã trở thành một phương diện kiên cố của văn hóa Tây Tạng?

Đáp: Ở Tây Tạng chỉ có thịt và tsampa (2), không có lương thực chính yếu khác. Tây Tạng ở trên cao và khí hậu như ở một lãnh nguyên (tundra). Ở đó không có nhiều rau trái. Sau khi tới miền Nam Á, bạn thực sự không phải theo tục lệ dùng thịt và tsampa của Tây Tạng. Có nhiều lại trái cây và rau, những món phụ đầy bổ dưỡng – tất cả là những thực phẩm tốt lành. Mọi sự đều sẵn sàng. Vì thế thực sự không cần nói về những tục lệ của Tây Tạng như một sự bào chữa cho việc ăn thịt. Theo kinh nghiệm của tôi thì không ăn thịt có nhiều lợi lạc. Tôi đã 88 tuổi và từ khi ngừng ăn thịt, tôi không mắc chứng bệnh trầm trọng nào. Khi ngủ, tôi ngủ ngon lành. Khi thức dậy, tôi có thể bước đi tức thì. Khi đọc Kinh điển, mắt tôi có thể nhìn thấy thật rõ ràng. Tôi có thính giác rất tốt và có thể nghe thật chăm chú. Đây là những phẩm tính mà tôi đã kinh nghiệm từ việc kiêng thịt. Tôi không mắc bệnh hay chết khi ngừng ăn thịt; tôi không gặp những hậu quả xấu. Tôi có thể du hành bằng xe hơi, máy bay hay xe lửa mà không nôn mửa hay chóng mặt và tôi chẳng bao giờ nhức đầu. Tôi là một con người được hình thành bằng thịt và máu giống như bất kỳ ai khác và là bằng chứng cho thấy việc từ bỏ thịt không làm ta bệnh tật giống như nhiều người Tây Tạng dường như nghĩ như thế. Tôi đang nói với anh bằng kinh nghiệm riêng của tôi; chỉ có những điều tốt lành đến với tôi từ việc từ bỏ thịt.

Hỏi: Nhiều người Tây Tạng đã trích dẫn một đoạn Kinh nói rằng nếu ta không nghe, không thấy hay không nghi ngờ về món thịt được đặc biệt dành cho ta, thì món thịt ấy có thể dùng được. Ngài trả lời ra sao về điều này?

Đáp: Nếu con vật bị giết mà ta không nhìn thấy thì điều đó giống như ăn cắp một thứ gì đó mà không bị bắt. Nếu bạn sử dụng lý cứ này thì việc ăn cắp đó cũng được coi là đáng tán thưởng. Bạn có thể nói điều gì nhơ bẩn mà không bị người khác nghe thấy – như thể bạn cần có chứng cớ để xét đoán điều đó có phải là một tội lỗi hay không. Những điều họ nói là không đúng. Sát sinh, trộm cắp và những hành vi tiêu cực khác chẳng bao giờ có thể thoát khỏi hậu quả. Cho dù những người khác không nhìn thấy nhưng các Bổn tôn, chư Phật và Bồ Tát nhìn thấy bạn đang làm những điều đó. Có một câu tục ngữ Tây Tạng nói rằng cho dù bạn không bị bắt gặp đang phạm một tội lỗi, nhưng chư thiên bắt quả tang bạn trong mọi lúc. Không thể làm bất kỳ điều gì không bị nhìn thấy – bạn luôn luôn bị các Bổn tôn quan sát. Các ngài nhìn thấy và hiểu những gì bạn làm – các ngài biết rằng bạn đã trợ giúp cho việc giết chết một con vật bằng cách mua thịt. Đây là câu trả lời của tôi.

Hỏi: Một vài tu sĩ nói với con rằng bởi các côn trùng bị giết trong quá trình sản xuất gạo và những loại rau trái khác cho nên thực sự không có gì khác biệt trong việc dùng những thực phẩm này và ăn thịt. Ngài nghĩ thế nào về điều này?

Đáp: Điều này có nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thứ gì và sẽ chết đói. Nếu bạn nói rằng bạn đi trong một tháng mà không giết côn trùng khi dùng thực phẩm thì bạn sẽ chết. Nếu bạn chết, đời người quý báu này bị uổng phí. Vì thế nếu bạn để thân thể bạn bị hủy hoại thì điều đó có nghĩa là bạn đang tự tử, bạn đang tự giết mình. Khi nhìn thấy côn trùng trong gạo, bạn có thể thường xuyên lấy ra và thả chúng. Bạn không nhất thiết phải giết hại chúng sinh để ăn. Nhưng khi ta bước đi ta dẫm nát nhiều côn trùng dưới bàn chân. Ta có thể không nhìn thấy hay nhận ra chúng, hẳn là ta đang giết hại chúng. Không tỉnh giác không có nghĩa là ta không tạo ra bất kỳ tội lỗi nào, bởi xét cho cùng thì nhân và quả luôn luôn có ở đó.

Sau cuộc phỏng vấn, Rinpoche nói với tôi: “Hôm nay bạn tới hỏi tôi những điều này và tôi đã trả lời chúng. Điều này thật tốt. Tôi rất sung sướng. Bạn đã ghi lại cuộc trò chuyện của tôi, vì thế bạn nên thuật lại cho mọi người. Chúng ta đang ở tại hang động của Guru Rinpoche. Ở nơi đây, chúng ta đang trao đổi những câu hỏi và trả lời. Cho những người khác nghe những điều này thì thật tốt. Khi bạn thực hiện cuốn sách của bạn, hãy đưa buổi phỏng vấn của tôi vào phần đầu. Cảm ơn bạn.

Tu viện của Rinpoche ở Yangleshod có treo hai tấm biển trên đó ghi những điều liên quan tới việc ăn thịt. Tấm biển thứ nhất viết bằng tiếng Tây Tạng, Nepal và Anh ngữ và là một trong những vật đầu tiên bạn nhìn thấy khi tới gần tu viện.
Tấm biển có kích thước bốn mét vuông ghi:

TUYỆT ĐỐI NGĂN CẤM DÙNG THỊT, ĐỒ UỐNG CÓ CHẤT CỒN VÀ THUỐC LÁ CŨNG NHƯ ĐÁNH BÀI HAY CỜ BẠC TRONG TU VIỆN PHẬT GIÁO NÀY.

Một trong những giới luật chính yếu trong Phật Giáo là kềm chế không dùng các chất gây say, cùng với việc cố gắng không sát sinh, trộm cắp, nói dối và tà dâm. Có ít Phật tử Tây Tạng ở ngoài truyền thống tu viện trì giữ nghiêm túc giới luật này và những hành giả Nyingma được coi là có uống rượu. Rinpoche không tha thứ cho điều này trong những đệ tử của ngài. Có một việc xảy ra cách đây vài năm khi các đệ tử của một Lạt ma quá cố tới xin Rinpoche ban phước. Các đệ tử này đặt một tấm hình của Lạt ma quá cố này trong phòng của Rinpoche. Khi Rinpoche nhìn thấy tấm hình, ngài nói: “Người này là một kẻ nghiện rượu và đã gãy bể các giới luật của ông ta, đừng để tấm hình này trong phòng tôi, hãy cất nó đi!” Khi vị thị giả lấy tấm hình ra khỏi khung gỗ thì bên dưới có một tấm hình khác. Rinpoche hỏi người trong hình là ai và được cho biết đó là con trai của vị Lạt ma quá cố và cũng là một người nghiện rượu nặng. Rinpoche tuyên bố: “Cha nào con nấy. Hãy lấy cả hai tấm hình của họ ra!”

Đối với việc hút thuốc, Rinpoche nói:

“Khuyết điểm chính yếu của việc hút thuốc là nó sẽ đóng kín lỗ mở Brahma (Phạm Thiên) trên đỉnh đầu ta. Vì thế vào lúc chết, ta sẽ rất khó thực hành phowa (3) khi nỗ lực làm tâm thức ta xuất ra từ đó, tự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử hay đi tới ba cõi giới cao. Vì lợi lạc của bản thân và những người khác, các hành giả Giáo Pháp hoàn toàn không nên hút thuốc!”

Tấm biển thứ hai được treo bên ngoài khu vực thờ phụng chính và viết bằng chữ Tây Tạng và Anh ngữ: “Trong khi dùng thịt của một con vật để làm béo tốt thân thể ta, làm sao ta có thể thực hành lòng bi mẫn chân chính? Vì sức khỏe của bạn, vì môi trường và vì các thú vật, hãy ngừng lại tập quán dơ bẩn này.” Tấm áp phích lớn này được đặt trong một khung bảo vệ được thực hiện bởi một nhóm bảo vệ quyền lợi của thú vật tại tu viện Dzogchen ở miền Nam Ấn Độ và nó cho ta thấy Rinpoche hết sức coi trọng giới đức này.

Một bạn thân của gia đình Chatral Rinpoche là Pema, con gái của vị Thầy Nyingma vĩ đại Tarthang Tulku Rinpoche. Trong cuộc phỏng vấn do tôi thực hiện vào năm 2000, bà đã cho tôi một vài hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc ăn chay trong thực hành lòng bi mẫn của Chatral Rinpoche.

Bà nói: “Việc ăn thịt rất dữ dội trên hệ thống ra-đa tâm linh của Chatral. Rinpoche có nối kết rất khắng khít với các thú vật. Ngài yêu thương thú vật. Ngài thích xem phim ảnh trên máy truyền hình về đời sống hoang dã. Lòng đại bi đã khiến ngài ngưng ăn thịt. Ngài cống hiến tất cả tiền bạc của ngài để cứu 70 xe vận tải đầy cá ở Calcutta. Đó là hoạt động hàng năm quan trọng nhất của ngài. Ngài cầu nguyện cho từng xô cá đổ xuống biển, cố gắng đưa chúng tới những cảnh giới cao hơn. Trong Pháp, không chỉ là vấn đề không làm điều gì – chẳng hạn như ăn thịt – mà còn là bảo vệ đời sống một cách tích cực.

Rinpoche đã sống điều đó. Ngài được nối kết như thế trên một bình diện rộng lớn với chúng sinh và nỗi khổ của họ. Rinpoche bị lôi tới những nơi tăm tối, tội lỗi, đầy sát khí – tới những khu vực tế lễ thú vật của tín đồ Ấn giáo. Có lần ngài đưa cô con gái Saraswati của ngài và tôi tới nơi đó. Cảnh vật bên ngoài rất đẹp với hoa và nghệ thuật điêu khắc. Ngài mua một ít chim trong một cái lồng và thả chúng trên đỉnh mái nhà. Sau đó chúng tôi đi tới nơi hiến tế dê. Thoạt đầu tôi nhắm mắt lại, nhưng sau đó tôi nhìn thấy những con dê ngây thơ bị giết và máu tung tóe khắp nơi. Tôi chết khiếp. Rinpoche bước trên máu dê thật điềm đạm như thể ngài đang thiền hành. Ngài không bối rối chút nào bởi điều đó. Tôi cho rằng ngài đang cố dạy chúng tôi bài học về sự vô úy và nhẫn nại khi đối diện với đau khổ./.

Nguyên tác: “Chatral Rinpoche’s Steadfast Commitment to Ethics”
by Zach Larson
www.shabkar.org/download/pdf/Steadfast_Commitment_to_Ethics.pdf
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Chú thích:

(1). Một buổi tối Đạo sư vĩ đại Virupa đang uống rượu ở một quán rượu và người phục vụ ở quầy rượu bảo ngài rằng cho tới khi mặt trời lặn ngài có thể uống bao nhiêu cũng được mà không phải trả tiền. Vì ngài không mang nhiều tiền, ngài cắm purba (lưỡi dao nghi lễ) của ngài trên mặt đất nơi lằn ranh giữa bóng tối và ánh nắng mặt trời, khiến chúng đứng yên một chỗ và ngăn cản không cho mặt trời lặn.
(2). Tsampa: bột mì làm bằng lúa mạch nướng hay các loại hạt khác. Một loại thực phẩm chính ở Tây Tạng.

(3). Phowa là thực hành phóng xuất tâm thức ta qua kinh mạch trung ương của thân, phóng nó ra ngoài qua đỉnh đầu, được gọi là “cửa Phạm Thiên.” Khi ấy, tâm thức được hình dung như đi vào trái tim của Đức Phật A Di Đà. Theo cách này, vào lúc chết, ta có thể kiểm soát tốt hơn nữa bản tánh của hóa thân kế tiếp của ta.


CHATRAL RINPOCHE
BIOGRAPHY
http://www.snowlionpub.com/pages/chatral.php

Chatral Rinpoche, a yogi in his 90's, is one of the most revered spiritual figures in South Asia and is believed by many to be a Buddha in person. He lives in Nepal.

Chatral Rinpoche, Sangye Dorje (Tibetan: bya bral sangs rgyas rdo rje) is a reclusive yogi known for his great realization and strict discipline. Rinpoche is one of the few living disciples of the great master Khenpo Ngagchung, and is widely regarded as one of the most highly realized Dzogchen yogis. In addition to his relationship with Khenpo Ngagchung, Chatral Rinpoche also studied with some of the last century's most renowned masters, including Dudjom Rinpoche, Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, and the famed dakini Sera Khandro. Rinpoche is one of the primary lineage holders of the Longchen Nyingthig, and in particular the lineage that descends through Jigme Lingpa's heart son Jigme Gyalwe Nyugu and then on to Patrul Rinpoche.

Though his main lineage is the Longchen Nyingthig, Chatral Rinpoche is also closely associated with the Dudjom Tersar lineage. He was empowered as the regent of His Holiness Dudjom Rinpoche and is currently passing on this lineage to this master's reincarnation, who lives primarily in central Tibet.

Chatral Rinpoche has shunned institutional and political involvement his whole life, choosing instead to live the life of a wandering yogi. To this day, despite his great age, he continues to move about, rarely remaining in one place for more than a few months. A lay yogi, he is also greatly concerned with maintaining strict discipline in the context of the Dzogchen view. He is especially well known for his advocacy of vegetarianism and his yearly practice of ransoming the lives of thousands of animals in India. In addition to his emphasis on the union of view and conduct, Rinpoche also stresses the practice of retreat. He has established numerous retreat centers throughout the Himalayas.

Kyabje Chatral Sangye Dorje Rinpoche | T. khro rgyal rdo rje | (1913 - )

Kyabje Chatral Rinpoche, Vajra holder of the lineage of Dudjom Rinpoche, is one of the most vocal opponents of meat eating in Tibetan Buddhism. Many of his students do not eat meat, fish and egg, nor drink alcohol.

Chatral Rinpoche says:
If you take meat, it goes against the vows one takes in seeking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha. Because when you take meat you have to take a being’s life. So I gave it up.
Source: Compassionate Action, chapter 2 [download PDF- 184 KB]

Meat, the sinful food, is not permitted according to the three vows: the vows of individual liberation, the Bodhisattva vows and the tantric vows. Thus Buddha stated: “I have never approved, do not approve, and will never approve of a meat diet.” He declared: “my followers must never eat meat.”
Source: Compassionate Action, chapter 2 [download PDF- 132 KB]

Rinpoche considers that becoming a vegetarian can be a gradual path.
There are lamas who eat meat and those who don’t. At my monastery in Tibet there are also lamas who take meat and those who don’t.
Source: Compassionate Action, chapter 2 [download PDF - 125 KB]

Chatral Rinpoche also releases large amounts of fish from the Calcutta fish markets every year. See the video at Dudjomba.org (Chinese website). Rinpoche composed a song about this practise: Benefits of Saving Lives [download PDF- 116 KB]

---------------------------
Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chuyện Rắn Nhái

Bên hông chùa có cây măng-cụt, cành lá sum suê, là bóng mát cho mọi người suốt mùa hạ.

Hôm nọ, Bất Ác đang ngồi học dưới gốc cây, chợt nghe tiếng nhái kêu đầy thảm não ở trên cành; nhìn lên, chú thấy một con rắn màu đốm khoang to lớn vừa chụp được con nhái định nuốt. Vọt nhanh đến cuối vườn, Bất Ác trở lại với cây sào dài, đưa lên thọc và đâp vào đầu rắn. Bị can thiệp bất thình lình, rắn hốt hoảng, buông nhái ra, nhìn chòng chọc vào Bất Ác, rít lên một tiếng ghê rợn rồi mới chậm chạp trườn đi hướng khác. Nhái rơi xuống đất, bị thương nhẹ ở chân trái, nhảy vào một bụi cây.

Cả chùa đổ xô lại.

Bất Đạt cười cười nói:

- Thế là chú gây oan trái với rắn rồi. Chết! Chết! Mau mau sắm một cái nồi đất mà đội suốt ngày suốt đêm cho chắc ăn!

- Chi vậy chú? Bất Ác ngạc nhiên hỏi.

- Chi nữa! Bất Đạt với giọng đe dọa - hắn mà trả thù thì phải biết! Hắn luôn luôn nấp sẵn ở đâu đó, trên mái, trên máng xối, trên tường nhà, đợi kẻ thù đi qua rồi mổ trên đầu thôi chứ sao! Mổ một cái tróc! Thế là eo ôi! về chầu thổ địa!

Bất Ác tái mặt:

- Chết em! Biết làm sao?

- Sao nữa! Nếu sợ thì đừng làm, đừng cứu! Đã cứu rồi, đã gây oan trái với rắn rồi thì phải sẵn sàng đón nhận sự trả thù của nó. Phải sắm cái nồi đất. Ối! Cũng không xong. Cái nồi đất nó mổ thủng còn gì! Phải là nồi đồng, nồi năm hay nồi bảy cho nó kín luôn cái cần cổ!

Bất Ác lặng người, mặt xám ngoét.

Liễu Minh nãy giờ đứng ở phía sau, lặng lẽ nghe không nói gì, bấy giờ mới vỗ vai Bất Ác, trấn an:

- Chú ấy nói giỡn đấy. Rắn độc thường có cái đầu hình tam giác và ban ngày không thấy đường. Con rắn vừa rồi có cái đầu tròn, lại trông thấy cả ban ngày nên là loại rắn hiền. Vả lại, thấy việc thiện là làm ngay, gây nhân thiện thì quả báo tốt lành. Đừng lo sợ vẩn vơ!

- Thế nào là thiện? - Bất Đạt cười hề hề, nói với Bất Ác - đồng ý là chú làm thiện, nhưng mà thiện với nhái thôi! Còn đối với rắn thì sao nào? Chú thọc nó, chú đâm nó, chú đập nó bằng cây sào! Như vậy, không những chú đã đánh nó mà còn cướp giật thức ăn ngon lành khoái khẩu của nó nữa. Thế là chú đã làm ác với rắn rồi, chú không thấy sao? Trước khi đi, nó đã nhìn chòng chọc vào chú, nó rít lên một tiếng ghê rợn; chứng tỏ nó đã thù chú đến tận xương tủy, thù đến ba đời, bảy kiếp!

Bất Ác lấm lét đưa mắt nhìn quanh:

- Vậy thì làm sao? Nó thù thì chết em!

- Làm sao nữa! Bất Đạt cất giọng bình thản - "Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo". Chú làm thiện với nhái thì được nhái trả ân, chú làm ác với rắn thì bị rắn báo oán. Đấy là chân lý, là sự thật của nhân quả nghiệp báo đó mà!

Liễu Minh nắm tay kéo Bất Ác đi, nói với Bất Đạt:

- Thôi mà chú! Dọa ai không dọa lại đem dọa đàn em của mình! Chấm dứt ngay đây là đủ rồi. Chúng ta sẽ tranh luận điều đó sau!

Bất Đạt chống nạnh nhìn theo cười hả hả, hít hít.

--------------------------
Nhâm Biểu
--------------------
(còn tiếp)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ngày hôm sau, cũng là rắn ấy, cũng là nhái ấy, cũng xảy ra nơi cành cây măng-cụt ấy, nhưng lần này thì được Liễu Minh cứu. Con rắn kia cũng nhìn chòng chọc chú Liễu Minh, cũng rít lên một tiếng ghê rợn trước khi trườn đi. Nhái rớt xuống, lần này bị thương ở chân phải, vết thương nhẹ.

Cả ba chú đều lạnh mình.

Bất Đạt từ từ thốt:

- Lần này thì chú Liễu Minh gây oan trái với nó rồi.

Liễu Minh mạnh mẽ gật đầu:

- Biết rồi! Đồng ý rồi! Tôi chấp nhận nhân quả!

Bất Đạt lắc đầu, cười hì hì:

- Vậy là không hay! Có cách cứu mà không rơi vào nhân quả mới hay! Có cách cứu mà không gây oan trái với rắn mới là đại tài!

Bất Ác vỗ tay reo:

- Thiệt thế ư! Chú kể em nghe với!

- Không thể như vậy được! Liễu Minh cứng cỏi nói - "Sáng suốt về nhân quả chứ không phải là ở ngoài nhân quả!" Chú coi chừng sẽ bị đọa mà làm năm trăm năm kiếp chồn hoang!

Bất Đạt cất giọng chắc nịch:

- Có mà! Thiệt mà! Quả là có chuyện "không rơi vào nhân quả" thiệt mà!

- Chú hãy kể đi! Bất Ac rối rít thúc giục:

- Ờ thì kể! Bất Đạt hắng giọng, "Hôm nọ, Đức Phật trên đường đi khất thực, ngang qua bờ ruộng, thấy một con rắn vừa chộp được con nhái. Ngài bèn dừng lại nói: "Này nhái ơi! Vì sự an toàn tính mạng nên con hãy ráng mà vùng vẫy nhé!" Nghe vậy, nhái mở miệng đáp "Vâng!" Rồi Đức Phật nói với rắn: "Này rắn ơi! Vì sự nuôi mạng của con nên con hãy ráng mà nuốt con mồi nhé!" Thấy Đức Phật xử sự công bình, rắn khoái quá mở miệng cười và đáp, "Vâng!" Không ngờ khi rắn vừa mở miệng thì nhái đã quẫy mạnh một cái, vuột mất!"

Kể xong, Bất Đạt cười hi hi:

- Thấy không? Nói là có sách, mách là có chứng! Rắn chỉ việc vò đầu, bứt tai, hậm hực trách là mình ngu chứ không thể thù oán Đức Phật được. Như vậy, các chú gẫm mà xem! Nhân ở đâu! Quả ở đâu! Cái ấy gọi là cứu mà dường như không cứu! Có gây nhân mà dường như không gây nhân! Có làm nhưng mà bình đẳng, không thiên vị! Còn các chú! Hề hề! Thương một bên và ghét một bên! Rứa là chưa được!

Liễu Minh chậm rãi lắc đầu:

- Đấy là ngụ ngôn, là giai thoại, là truyền thuyết mà thôi. Nhưng giả dụ chuyện ấy là có thật thì tự trong thâm tâm, Đức Phật vẫn muốn cứu nhái như thường!

Bất Ác suy nghĩ một hồi rồi xen lời:

- Mình làm sao biết tiếng nói của loài vật để xử sự khôn khéo như Đức Phật được? Vậy thì có cách gì, có phương pháp nào để cứu mà không rơi vào thiên vị, không chuốc oán về phía kẻ mạnh không?

- Hoàn toàn không thể có! Liễu Minh đáp.

Bất Đạt chợt cất giọng nói to, rổn rảng, trang nghiêm:

- Vì không có, thì ta nên để cho sự vận hành nhân quả nghiệp báo nó làm việc! Chỉ có sự vận hành tự nhiên của nhân quả mới không thiên vị. Ví dụ chúng ta thử trở lại xét xem trường hợp này. Thuở xưa, nhái đã vay nợ tính mạng của rắn, nên bây giờ nhái phải hoàn trả lại tính mạng cho rắn. Tại sao chúng ta lại thò tay vào can thiệp? Chúng ta vô tình hay cố ý dung dưỡng tội ác của nhái sao? Nhái đã làm ác mà không bị ác báo sao? Rồi vô lượng ác nhân trên thế gian này đều nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật nhân quả cả sao? Hãy trả lại định luật công bằng cho Pháp giới!

Giọng của Bất Đạt nghiêm khắc, lạnh lùng. Trong một lúc, Liễu Minh không trả lời được và Bất Ác thì ngơ ngác, hết nhìn chú này rồi quay qua nhìn chú kia!

Bất Đạt hùng hồn tiếp:

- Phải cần có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh! Phải cần có nhà tù, trại giam, lò giết người, cưa xẻ người và súc vật... Phải cần có bom rơi, đạn lạc, nhà tan cửa nát... để trừng trị những chúng sanh ác độc, hung dữ, xảo trá, ngu si... Nếu không có những hình phạt ấy, những cảnh thú như vậy, thì nhân quả đã bất minh! Ồ! Chẳng lẽ nào! Chẳng lẽ nào có kẻ gây nhân ác mà không bị tội báo nhỉ?

Liễu Minh cúi đầu nghĩ ngợi.

--------------------------------
(còn tiếp)
HK -NB
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ngày hôm sau nữa, cũng tại nơi ấy, tái diễn lại cảnh cũ: rắn ăn nhái! Cũng là rắn ấy, cũng là nhái ấy. Liễu Minh thấy mà không cứu kịp. Tiếng kêu thảm não đầy bi thương của nhái nhỏ dần rồi tắt lịm trong cổ họng rắn. Bất giá cả ba chú đều quay mặt đi không dám nhìn cảnh tượng ấy.

- Ôi! Thiệt là loài độc địa, gớm ghiếc!

Liễu Minh nói xong rồi lấy cây đánh đuổi rắn đi. Chú không muốn nhìn cái vẻ no nê đầy thỏa mãn đáng ghét của rắn.

Bất Ác run run nắm lấy tay Liễu Minh :

- Cái mối thù truyền kiếp giữa chúng với nhau ghê nhỉ, chú nhỉ! Cứu gì rồi cũng không được.

- Cứu chi được! Bất Đạt lạnh lùng nói - Cứu thì chỉ chuốc thêm oán thù đó thôi. Nhân nào quả nấy. Cứ để cho chúng thanh toán nhau là thượng sách. Phải làm mặt lạnh như tiền mới sống nổi với cái trần gian ác độc, ngoan cố này.

- Làm mặt lạnh mà được à? Liễu Minh bực mình nên nói hơi to tiếng - Thà không thấy trước mắt thì thôi, còn thấy là phải cứu. Từ việc nhỏ suy ra việc lớn, từ việc này suy ra việc kia; chúng ta thật không thể quay mặt làm ngơ trước những cảnh tai ương, hoạn nạn, đói rét, thống khổ của trần gian. Không thể chú ạ!

Giọng Liễu Minh chợt thấp xuống, đầy xúc cảm.

Bất Đạt vẫn cất giọng ráo hoảnh:

- Ác giả ác báo! Những thảm trạng mà chú vừa kể đó, không phải xẩy ra do ngẫu nhiên, do tất định, do Thượng Đế hoặc do các năng lực mù quáng. Những khi nhởn nhơ, nhảy nhót, reo cười trên xác chết, máu me của sanh loại được, bây giờ bị ác báo thì tức tối cái nỗi gì mà than khóc? Hừ! Những bài học xương máu ấy mà chúng chưa sáng mắt ra được nữa là!

Liễu Minh thấy Bất Đạt giải thích, rõ ràng là không sai, nhưng chú vẫn không bằng lòng vì vẫn có cái gì đấy bất ổn.

*

------------------
HK - NB
---------------
(còn tiếp)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(tiếp theo)
Giờ thuyết trình cuối tuần, Liễu Minh đem vấn đề ấy trình lại với Nhà Sư. Nghe xong, Nhà Sư ôn tồn hỏi:

- Các con có bao nhiêu ý kiến xoay quanh vấn đề này?

Liễu Minh đáp:

- Con thì nhất định cứu, còn chú Bất Đạt thì không cứu.

- Còn Bất Ác?

- Dạ... con... Bất Ác ngập ngừng - con thì muốn cứu nhưng lại sợ bị trả thù!

Nhà Sư trầm ngâm giây lâu:

- Thế là các con có ba ý kiến xoay quanh một việc đã xảy ra. Vấn đề này nó không dễ, không khó, nhưng quả thật là có dễ, có khó. Dễ đối với kẻ trí, kẻ đã thâm đạt pháp, liễu ngộ pháp. Khó đối với người thiểu trí, người chưa thấy pháp, người đang còn loay hoay... Bây giờ các con nghe Thầy nói đây...

Thấy cả ba chú đang chăm chú lắng nghe, Nhà Sư cất giọng chậm rãi:

- Thầy nhớ hồi xưa, thuở còn nhỏ, đã được gia đình và anh chị huynh trưởng dạy rằng: "Thấy việc thiện là làm ngay." Hôm nọ, bên đường cái quan có một con chuột sình thối, dòi bọ nhung nhúc. Thế là Thầy kiếm một cái cuốc, định chôn chuột. Chợt có một ý nghĩ nảy sinh: "Đây là mình làm một việc thiện, nhưng là thiện với ai? Xác chuột hôi hám, vi trùng có thể lây nhiễm, bệnh dịch! Vậy chôn nó đi là mình đã làm một việc thiện với mọi người, với xóm làng; nhưng đồng thời mình đã làm một việc ác là chôn theo chuột biết bao nhiêu là vi trùng, dòi bọ?" Thế ra một bên thiện, một bên ác ư? Thiện ở mặt này và ác ở mặt kia vậy!

Cũng là thuở nhỏ, hồi Thầy mới theo mẹ đến chùa, thấy người ta phóng sanh chim, cá... nên về nhà cũng bắt chước theo. Hôm kia, thấy kẻ chăn trâu mang cái lồng tre, có hai con chim con nhỏ bé xinh xinh rất tội nghiệp. Thầy bèn năn nỉ xin tiền mẹ mua cho bằng được, với ý định sẽ nuôi chim cho khôn lớn rồi thả về với không rộng, trời cao. Bữa nọ đi vắng về thấy cửa lồng mở toang, một con gục chết trong lồng bê bết máu và phía ngoài còn vương lông của con chim thứ hai. Thủ phạm chính là con mèo hàng xóm. Chuyện ấy xảy ra làm Thầy buồn lắm vì nghĩ rằng mình đã làm một việc ác tày trời. Sau nhờ các anh huynh trưởng giải thích, Thầy mới nguôi khuây.

Ở Huyền Không cũ, tại đèo Hải Vân cũng xảy ra trường hợp tương tự. Thầy cứu được một con chim sắp chết giữa mưa bão, đem về chùa ấp ủ, săn sóc, sau đó cũng bị một chú mèo quái ác tha đi!

Kể đến ngang đây, Nhà Sư kết luận:

- Bây giờ các con cho Thầy biết, những mẩu chuyện ấy tuy khác nhau nhưng vẫn có cái giống nhau. Cái giống nhau ấy là gì, ai biết?

Chẳng suy nghĩ lâu, Bất Đạt nói:

- Cái giống nhau ấy là bên thiện, bên ác, bạch Thầy! Chuyện chôn chuột cũng bên thiện, bên ác. Chuyện mua chim, cứu chim cũng bên thiện, bên ác. Có phải Thầy muốn dạy rằng trên đời này, không có tác ý hay hành động nào về ý, về thân, về khẩu là hoàn-toàn-thiện chăng?

- Điều ấy không sai, nhưng chưa hẳn là đúng, vì sao? Vì khi mà có tri kiến như vậy, ta có thể nào nhờ tri kiến ấy mà lắng dịu được phiền não và cắt dứt được hoài nghi? Hay là từ tri kiến ấy, phiền não và hoài nghi càng được củng cố, tăng trưởng? Hoài nghi rằng vậy đâu là toàn thiện? Đâu là hành động không còn một mảy may liên hệ đến ác pháp? Có phải vậy không? Có phải có người sẽ khởi lên tri kiến ấy với những lựa chọn loay hoay, phiền muộn của mình?

Bất Đạt im lặng. Liễu Minh cúi đầu trầm tư rồi khẽ thốt:

- Bạch Thầy, tác ý là nghiệp, vậy theo ý con là, cái tác ý ấy, cái khởi tâm ấy, cái tác ý thiện mới là trung tâm cốt lõi của câu chuyện.

Nhà Sư hoan hỷ đáp:

- Phải rồi! Vậy là đúng! Đấy là cái nền tảng, cái bản căn! Tác ý thiện chính là trọng tâm của vấn đề! Bây giờ Thầy kể lại cho các con nghe một đoạn kinh, rồi từ nội dung, tinh thần của đoạn kinh ấy, các con hãy tự chiêm nghiệm, rồi tự soi sáng cho chính mình.

"Kinh Bàhitika, khi vua Ba-Tư-Nặc (Pàsenadi) hỏi Ngài Ànanda thế nào là thiện-ý-hành, Ngài Ànanda trả lời:

- Này Đại vương! Phàm bất cứ ý hành gì không có tội, không có tội nghĩa là không có hại, không có hại nghĩa là có lạc báo. Có lạc báo nghĩa là ý hành gì không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Từ ý hành ấy, các bất thiện pháp thối giảm, loại trừ; các thiện pháp tăng trưởng, sung mãn". Vậy con thấy thế nào, Bất Đạt?

Bây giờ, Bất Đạt cất giọng trịnh trọng, chắc nịch:

- Con đã hiểu. Nghĩa là chỉ cần nắm giữ cái "thiện ý hành" của mình, còn cứu hay không cứu không phải là vấn đề. Con đã ỷ y lý trí sắc bén của mình, thấy được cái vận hành lạnh lùng, bình đẳng của nhân quả mà quên mất tấm lòng. Con lại đem tâm ghét rắn nữa, cái đó thì sai!

Nhà Sư gật đầu, quay sang Liễu Minh :

- Còn con thì sao?

- Thầy chôn chuột, nuôi chim, cứu chim có phải là hại người và hại mình đâu! Mở đầu Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:

"Các pháp do ý dẫn đầu
Ý chủ, ý tạo bắt cầu đưa duyên
Nói, làm với ý chẳng hiền
Bánh xe bò kéo, khổ liền theo sau

Các Pháp do ý dẫn đầu
Ý chủ, ý tạo bắt cầu đưa duyên
Nói, làm với ý tốt hiền
Như hình dọi bóng, vui liền theo sau"

Tất cả nó nằm nơi chỗ "thiện ý" hay "ác ý". Vậy cứu hay không cứu không còn là vấn đề đối với con nữa.

Nhà Sư khẽ mỉm cười rồi hỏi Bất Ác :

- Con có lãnh hội được gì không?

Bất Ác ngập ngừng rồi đưa mắt hoài nghi nhìn Nhà Sư :

- Vậy thì... thì cũng chỉ ở trong vòng nhân quả thôi sao Thầy? Nhái thì trả ân mà rắn thì báo oán? Ân oán thì đều nằm trong vòng trả vay sinh tử đau khổ cả. Còn một hành động được gọi là giải thoát thì nó ra sao?

Nhà Sư nói:

- Ồ! Hay lắm các con hãy tư duy cho chín về điều ấy xem sao!

----------------------
HK
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
---------------------------------------------------
Sau đây là những lời thô thiển của tôi nghĩ về Phật Pháp, và cũng tâm sự một ít đến Ông Bảo Quốc Kiếm, qua cái nhìn của người niệm Phật như tôi. Trong thư viết về Ông Tịnh Hải, mở đầu tôi nói: “Phật pháp không có kẻ thù…” Đúng như vậy, bởi vì, nếu có kẻ thù thì sao gọi là Phật pháp - một giáo pháp nhìn tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Và người không hiểu hay chưa hiểu Phật pháp thì có quyền chống phá đàn áp (như những pháp nạn trong quá khứ và hiện nay) trở thành kẻ thù (theo thế gian), chớ nào Phật pháp thấy là kẻ thù! Cho nên Phật pháp không thấy có.

Nếu bảo Phật pháp phải nhận định đâu là kẻ phá rối Phật pháp thì, việc lại hóa ra đó là ngịch cảnh phương tiện luyện tâm, hành khổ đi đến dứt nghiệp chứng chơn.

Tuy nhiên nói như vậy, đó là hiểu theo tư tưởng đại thừa của bậc liễu đạo sâu, riêng hàng căn cơ trung, hạ như chúng ta khó thể hành xử được như đại Bồ Tát, thành ra nếu không nhẫn được với kẻ thù, thì nên tránh đừng chơi với kẻ thù, cách đừng chơi đã là nhận định được người nào là thù là bạn rồi.

Nhưng Bồ Tát lớn có khi lại thị hiện phương tiện chống trả, đánh giết kẻ thù để cảnh tỉnh kẻ thù, mà cuối cùng rốt ráo kẻ thù phải giác ngộ đi theo Bồ Tát. Như thế Bồ Tát đã dùng phương tiện từ bi thật thiện xảo, mà người không hiểu Phật pháp chẳng thể chấp nhận. Nếu nói ‘kẻ thù’ chết rồi sao lại độ được! Vẫn độ được, vì chết dưới tay Bồ Tát để ngừng hành nghiệp, thay vì phải chất chồng nghiệp sát tiếp theo. Tiền thân Đức Phật đã có kiếp phải ra tay sát sanh, đổi lại cứu cả trăm người. Lại trong kinh Niết Bàn phẩm Kim Cang Thân, có đoạn kể về công đức của người hộ pháp không kém gì một vị chân tu. Vị hộ pháp đó đã cầm khí giới ngăn chặn đánh giết kẻ thù để hộ trì Tăng Bảo. Như thế người cư sĩ trong tinh thần Bồ Tát đạo xưa nay, đã từng có mặt trên mọi nẻo đường thời đại để cứu nguy Phật pháp, các vị đó đã là hộ pháp rồi. Cho nên nhà Phật thường nói Từ Bi phải có Trí Huệ, nếu chỉ có Từ Bi thì đó là người ngu tốt bụng không hơn không kém, vậy thì Trí Huệ là sự ứng xử qua vô số hình thức, hành hoạt của mỗi người, như có thể làm thinh, có thể lên tiếng, có thể chống trả, có thể nhẫn nhục, có thể phản kháng v.v
............................................
Source: Quảng Trí .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Từ Bi và Sát Giới

Văn Quân đất Lỗ Dương(1) sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can(2) nói rằng:

- Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, giết người lấy của lẫn nhau, thì nhà vua nghĩ ra thế nào?

Văn Quân nói:

- Bao nhiêu người ở đất Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp của lẫn nhau, thì ta tất đem trị tôị thật nặng.

Mặc Tử nói:

Bao nhiêu người trong thiên hạ(3) đều là tôi con của trời, cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; hay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi được vạ trời hay sao!

Văn Quân nói:

- Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta mà đánh Trịnh là thuận cái chí(4) của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai(5), làm mất mùa luôn ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.

Mặc Tử nói:

- Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Trời phạt(6) như thế cũng đã là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là thuận ý trời", thì là nghĩa thế nào? Ví như ngay đây có đứa con nganh ngạnh(7), cha đã cầm roi đánh nó, người láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi bảo: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, có nghe được không?

MẶC TỬ.
--------------------------
Chú Thích:
(1) Lỗ Dương: Tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
(2) Can: Nói để ngăn ai đừng làm việc gì.
(3) Thiên hạ: Đất dưới gầm trời, tức là cả thế giới. Người Tàu thường cho thiên hạ chỉ có nước Tàu và mấy xứ ở chung quanh thôi.
(4) Chí: Tâm để vào việc gì.
(5) Ra tai: Làm cho thiệt hại khổ sở như lụt, đại hạn, bão, dịch lệ, đói kém, loạn lạc.
(6) Phạt: Trừng trị cho lần sau chừa.
(7) Ngang ngạnh: Không vâng lời, bướng, chống lại.

Cái mê của kẻ hiếu sát:
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường hay viện lẽ nọ, cớ kia để cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì, cớ gì, cũng vẫn không được chánh đáng. Danh bất chánh thì ngôn không thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thần thánh đấy.
----------------------------------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên