- Tham gia
- 23/1/23
- Bài viết
- 76
- Điểm tương tác
- 5
- Điểm
- 8
Tại sao lại có khổ đau, tại sao lại có vui xướng
Hôm nay chúng ta cùng nhau bàn luận về vấn đề tại sao lại có khổ đau, tại sao có vui xướng. Với tư cách là người đồng học chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi kiến thức với nhau, nếu có ý kiến phản hồi gì xin cữ mạnh dạn comment để lại ý kiến nhận xét của riêng mình. Chúng ta sẽ trao đổi tương tác với nhau để cùng nhau xây dựng một cộng đồng cùng nhau học tập.
Xin phép cho tôi được vào vấn đề luôn:
Thông thường, khi mà ta gặp một chướng ngại không thể vượt qua được. và nó gây nên những đau khổ trong tâm. Những đau khổ đó chúng ta không thể vượt qua được với kiến thức của một người bình thường. Khi đó người ta tìm đến bác sỹ tâm lý với mong muốn tìm được phương thuốc tốt để chữa khỏi bệnh. Bác sỹ sẽ cho chúng ta vài viên thuốc uống và một vài lời khuyên. Tuy nhiên tìm bác sỹ tâm lý để giải quyết không bằng chúng ta học Phật pháp. Trong Phật pháp có hết mọi phương pháp để chữa mọi bệnh trong tâm.Việc tìm bác sỹ tâm lý cũng giống như việc chúng ta bị người khác hại và chúng ta cũng hại lại họ bằng cách thuê xã hội đen để giải quyết, những viên thuốc và lời khuyên của bác sỹ không triệt để và hoàn mỹ bằng việc ta tu học theo Phật pháp. Phật pháp hóa giải mâu thuẫn chứ không khống chế mâu thuẫn. Cũng giống như việc hai bên có mâu thuẫn và chũng ta ra tòa xử lý. Tòa án sẽ giải quyết công minh, không thiên vị bên nào. Đó là con đường đúng đắn chúng ta nên theo.
Tạo hóa rất công bằng, khi mà chúng ta suy nghĩ hay hành động thiện lương chúng ta sẽ gặt hái được sự trả ơn chính đáng, ngược lại suy nghĩ hay hành động xấu sẽ nhận lại sự khổ đau, khó chịu.
Khi con người ta dự định làm một việc gì đó thì đầu tiên ta phải suy nghĩ, lên kế hoạch trước khi làm. Ngay tức khắc ta nhận lại quả báo của sự suy nghĩ. Nếu suy nghĩ đúng, tích cực ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hoan lạc. Ngược lại nếu suy nghĩ không tích cực, toan tính làm việc sai lầm thì ta nhận ngay được sự khó chịu, bực bội trong tâm thức. Sau đó đến việc làm, tức là việc suy nghĩ đã hoàn thành, sự khỏi đầu của hành động đã hoàn tất. Việc hành động cũng có quả báo, tuy nhiên nó thường đến chậm hơn quả báo của sự suy nghĩ.
Như vậy khổ đau hay vui xướng là do bản thân ta suy nghĩ và hành động đúng hoặc sai. Vậy chỉ cần ta chuyển được cái tâm lúc ban đầu cho nó thiện là ta không phải chịu khổ đau, bực dọc trong tâm. Chuyển hành động xấu ác thành việc có lợi cho mọi người là ta không phải chịu cái khổ ngoài thân rồi. Còn chuyển như thế nào thì trong Phật pháp có chỉ dạy rõ ràng, chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút thời gian khi rảnh rỗi ngồi nghe video của các thầy giảng mỗi ngày và chúng ta học theo là chúng ta đã nâng cao được chất lượng cuộc sống, nâng cao được sự hưởng thụ của đời người rồi!
Nguyên nhân chính chi phối suy nghĩ và hành động xấu đó chính là dục – ham muốn, lòng tham của con người là vô đáy. Muốn rồi lại muốn thêm nữa, bất chấp sai lầm, chiếm đoạt của người khác làm của mình.
Bố thí, sự cho đi không cần nhận lại đó chỉnh là nguyên nhân của vui xướng, hoan lạc. Khi mà có công đức thì ta tự nhiên thấy vui vẻ, đầy đủ phước báu. Không cần phải tìm cầu gì hơn nữa.
Trong Phật pháp có phương pháp đoạn trừ suy nghĩ và hành động xấu và cách thức làm việc thiện đúng cách để nhận được công đức. Chỉ cần chúng ta quyết tâm buông bỏ thì không ngại việc học tập Phật pháp, tu học để nhận được hoa trái tốt lành.
Tôi thì ngày xưa hay nghe video giảng Phật pháp của thầy Thích Phước Tiến
VD một số video như:
Cái Gì Là Của Ta? , Bí mật nỗi sợ hãi, Định luật cho Vơi để Đầy , Bớt nói lời sát thương...
Các bạn nghe nhiều để tích lũy cho mình thật nhiều đức tính tối, nó sẽ giúp cho việc đoạn trừ suy nghĩ và hành động không tốt. Khởi nguồn cho những suy nghĩ tích cực, hành động ý nghĩa về sau. Nó sẽ cho ta hoa trái tốt lành. Đó mới chính là mục tiêu tốt cực của đời người.
Tôi có làm video cho chủ đề này ở youtube, mời các bạn ghé thăm: