vienquang2

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ?

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 4- Luồng Tâm.

Theo giáo lý Nguyên thủy, tâm không phải là một cục hay một khối cứng ngắc, mà là một luồng tư tưởng hay một chuỗi dài những chập tư tưởng sinh diệt. “Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại và thêm vào đó còn có cái gì khác nữa... Luồng tâm như một dòng suối luôn luôn trôi chảy”. Một chập tư tưởng sau không hoàn toàn khác chập trước mà cũng không tuyệt đối là giống. Cũng vậy một chúng sinh kiếp này khi chết chuyển tất cả nghiệp lực sang một chúng sinh kiếp tới. Hai chúng sinh này không hẳn là một mà cũng không phải là khác, bởi vì cùng nằm trong một luồng nghiệp, và một luồng tâm.

Phật giáo công nhận có sự tái sinh nhưng không phải là một cái Ta hay một linh hồn bất biến đi tái sinh. Tái sinh của Phật giáo chỉ là một sự tiếp nối của một luồng sóng (nghiệp lực). Đứng trên bờ nhìn một lượn sóng, ta có cảm tưởng là nó di chuyển trên mặt nước, nhưng thật ra không phải là một lượn sóng mà là nhiều lượn sóng nối tiếp nhau. Một lượn sóng trước lặn xuống, nó chuyển năng lực hay đà trôi của nó vào lượn sóng sau. Khi lượn sóng khởi lên được gọi là sinh, khi lặn xuống thì gọi là chết, nhưng năng lực (đà trôi) của nó không mất. Ngày nào cái năng lực này còn thì các lượn sóng sẽ nối tiếp nhau sinh và diệt. (trích bài viết của HT. Thích Trí Siêu)

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Lusng_10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hề hề, chào Hoàng đạo hữu.

Chân tâm là từ phái sinh giữa những cuộc tranh luận, trao đổi...giữa các Phật tử tại gia thôi (Tôi đã tra các từ điển Phật học mà không tìm ra hai chữ Chân tâm). Nên lấy Chân tâm làm mệnh đề thảo luận rất mông lung sẽ không đi đến đâu
Theo tôi, trong văn học Hán Việt thường dùng từ tương quan để nói về tính chất đối lập của một chủ thể. Ví dụ như trong văn hóa Tàu, khi nói về hai loại ngọc Jadeite (cẩm thạch) và Nephrite (ngọc bích) thì do Jadeite cứng hơn nên được gọi là Cương ngọc còn Nephrite thì gọi là Nhuyễn ngọc (tuy độ cứng của Jadeite chi trên 7 tức là cưng hơn thạch anh thôi). Do vậy có lẽ Chân tâm là dùng để chỉ đối lập với Huyễn (Vọng) tâm.

Trong Kinh Giải Thâm Mật (một bản Kinh nói rõ về Tâm), khi dịch và chú giải thì theo Hòa thượng Thích Trí Quang thì Chân tâm có hai: Tâm chúng sanh và Tâm Phật còn lại đều là Vọng (Huyễn) tâm tức lông rùa sừng thỏ


Trừng Hải
ha ha ha[smile]

kính bác TH 1 ly trà [smile]

(1) Chân Tâm - Tự Điển Phật Học Thiện Phúc [smile]


1704713046182.webp


tại tự điển phật học này có từ CHÂN TÂM [smile]


(2) Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Đức Phật khởi lòng thương xót, phát tiếng hải triều, bảo khắp đại chúng: Các thiện nam tử ! Tôi thường nói: Sắc, tâm và tâm Sở pháp đều duy tâm hiện.

Thân tâm các ông chỉ là vật ở trong chân tâm minh diệu.

Tại sao các ông bỏ mất đi cái chân tâm minh diệu quý báu mà nhận lấy cái mê trong ngộ ? - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

tại sao kinh điển có danh từ chân tâm mà từ điển phật học lại hỏng có ghi chú [smile] ...


Vấn đề Phật muốn dạy ông A Nan và Phật tử chúng ta là: Hãy phát hiện chơn tâm thường trú sẵn có của mình. Nó là căn bản Bồ Đề Niết Bàn đó. Không phát hiện được chân tâm thường trú, dù có lý luận: Rằng nó là cái nầy, nó là cái kia, nó ở trong thân, nó ở ngoài thân hoặc ở chặng giữa… đều không đem lại lợi ích gì - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cuơng, THÍCH TỪ THÔNG

ở đây cũng lại có hòa thượng nói tới chân tâm [smile]


(3) Ý dẫn đầu các PHÁP ===> TÂM - VẬT [smile]

Thân tâm các ông chỉ là vật ở trong chân tâm minh diệu.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác --- >từ nơi thân này,

cũng là sắc pháp,
--> do ý làm ra,

- đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào - Kinh Trường Bộ



cho nên ... khi nói tới tâm là gì .. chúng ta cần nên giữ đầy đủ thân và tâm [smile] .. và còn có đầy đủ các căn nữa [smile]


vì như thí nghiệm trên của ông PHẬT .. để từ đó .. nhận ra CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ [smile] ... cái tâm cần phải đầ đủ và trọn vẹn hỏng thiếu 1 căn nào như vậy [smile]


(4) Tâm Là gì ? [smile]

TÂM ĐỊNH TĨNH NHU NHUYỄN, không cấu nhiễm .. dễ sử dụng [smile] ---> cứ gọi là chơn tâm thường trụ nhé [smile] .. vì nó có trước tất cả các tâm do Ý LÀM RA [smile]


như thí nghiệm trong kinh TRƯỜNG BỘ ông PHẬT dùng sự "CHÚ TÂM", "HƯỚNG TÂM" --> "ĐẾN SỰ HÓA HIỆN" ---> ra 1 thân tâm khác do Ý làm ra --->> hỏng thiếu 1 căn nào ..
vậy thì khi "cái THÂN" do Ý làm ra đó [smile] .. TAN RÃ BIẾN HOẠI Thì sao ? [smile]

thân và tâm THƯỜNG TRỤ còn lại sẽ là gì ? .... còn đủ lục căn hông? .. còn đủ lục trần hông? [smile]

thật ra .. trong các kinh Nguyên Thủy .. kinh nào cũng vậy .. thân và tâm .. vẫn là thân và tâm, đầu đủ các căn .. hỏng thiếu 1 căn nào [smile]


VM hỏi: tâm vốn vô danh .. tại sao ngớ ngẩn lại đặt cho nó 1 cái tên ?

Đáp: Ơ hay lạ nhỉ [smile] .. tâm vốn là riêng biệt .. là ngã bao gồm cả hai đặc tính: tự tại (riêng tư) .. tự mình làm chủ được (thì tại sao lại không có 1 cái tên )


đặc tính riêng tư riêng biệt đó .. gắn liền với các tên gọi khác nhau .. và đó chính là hiện tượng vạn pháp [smile] ... vì mỗi pháp .. đều có chung 1 đặc tính: là nhắc tới .. gọi tên .. ai cũng biết đó là gì [smile] ...

thí dụ: 1 cầu thủ bóng đá ... 1 bác sĩ .. 1 thợ hồ .. 1 nhà thám hiểm [smile] ... ... có thể nào có thể có 1 thư viện và tất cả các quyển sách đều không tên [smile] ... [smile] ... do đó mới nói là CÁC PHÁP KHÔNG ĐẾN NHAU (smile) - Tổ Sư Thiền - Nam Dương Huệ Trung


VNBN hỏi: tâm là gì ? ... nói nhất thiết duy tâm tạo... thì trái đất do ai tạo ? [smile]

ĐÁP: LÀM MOD TỊNH ĐỘ MÀ VNBN thật là khéo phá bỉnh [smile] ... VNBN cũng có tâm đó .. vậy VNBN nói thử xem TÂM VNBN bao gồm những gì ? [smile] ... còn nói nhất thiết (tổng thể) duy tâm tạo [smile] thì mắc mớ gì tới việc AI TẠO RA TRÁI ĐẤT ? [smile]

nhược nhân dục --> liễu tri

tam giới
nhứt thiết phật

ưng quán pháp giới tánh

nhứt thiết duy tâm tạo - Kinh Hoa Nghiêm


cho nên ... phải nên gọi đó là NHÂN DỤC cần nên liễu tri nhỉ [smile] ... phải chứ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]



ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

1 điểm khác có lẽ chúng ta cũng nên lưu ý từ thí nghiêm của ông PHẬT trong kinh Trường Bộ [smile]

1 thân khác do thân này làm ra [smile]


bi giờ giả như chúng ta làm 1 thí nghiệm khác:

- Ý làm ra thân 1

- Ý làm ra thân 2

- Ý làm ra thân 3

khi ý chuyển, tâm chuyển .. thân 1 thân 2 .. thân 3 tan rã .. biến hoại

và khi đó ...

- ý làm ra thân 4


tất cả thế gian [smile]

sống chết nối nhau

sống theo đường thuận

chết theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện, ác 1 đời
đồng thời hiện ra
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
2 luồng tập khí
xen kẽ lấn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


khi kinh nghiệm tử sinh đến với các thân 1, 2, 3 bốn mà 2 dòng tập khí thuận nghịch sinh tử hỏng xuất hiện .. thân tâm được tự tại tự chủ [smile]

thì là chúng ta nhìn thấy hiện tượng mà kinh thủ lăng nghiêm miêu tả: thất đại vốn vô sanh .. thất đại hoàn nguyên [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha[smile]

kính bác TH 1 ly trà [smile]

(1) Chân Tâm - Tự Điển Phật Học Thiện Phúc [smile]


1704713046182.webp


tại tự điển phật học này có từ CHÂN TÂM [smile]

Hề hề, Trừng Hải quen dùng các bản từ điển chữ củ (Hán Việt). Thường một thuật ngữ thường được trích dẫn theo kinh (Thích luận), theo tông (Tông luận), theo giáo...bây giờ ít theo quy củ quá (Như bản từ điển Thiện Phúc này thấy toàn là liệt kê không hà, hề hề)

Nhưng cũng cám ơn sự chỉ dẫn


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 5- Tâm.- Theo Vi Diệu Pháp.

Abhidhamma là tạng luận, dịch âm là A-tỳ-đạt-ma (hoặc A-tỳ-đàm), dịch nghĩa là Vi Diệu Pháp, hay Thắng Pháp.

Vi Diệu Pháp trình bày chi tiết về con người trên hai phương diện tâm lý và vật lý. Riêng về tâm lý, nó phân tách tâm ra nhiều loại khá tỉ mỉ, nên được xem như là một môn Tâm lý học Phật giáo. Nội dung của Vi Diệu Pháp gồm bốn phần: tâm (citta), tâm sở (cetasika), sắc pháp (rupa), và Niết bàn (Nibbana).

Tâm là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng. Sự nhận thức này thuần túy, đơn giản chỉ là cái biết, không có tính cách phê phán tốt xấu. Khi có sự phân biệt tốt hay xấu, đó là do các tâm sở phối hợp vào.

Theo Vi Diệu Pháp có tất cả 89 tâm (hay tâm vương) được phân loại tùy theo phương diện.

Đứng về phương diện cõi giới thì có 4 loại tâm:

1. Tâm Dục giới (Kamavacaracitta): gồm 54 tâm chạy theo nắm bắt cảnh dục (sắc, thanh, hương, vị, xúc).

2. Tâm Sắc giới (Rupavacaracitta): gồm 15 tâm thiền, lấy sắc pháp làm đề mục tu thiền.

3. Tâm Vô Sắc giới (Arupavacaracitta): gồm 12 tâm thiền, lấy vô sắc làm đối tượng tu thiền.

4. Tâm Siêu thế (Lokuttaracitta): gồm 8 tâm hướng về Niết bàn làm đối tượng.

Đứng về phương diện hiện khởi qua các căn thì có 6 thức:

1. Tâm nhãn thức: tâm nương con mắt, biết hình sắc.

2. Tâm nhĩ thức: tâm nương lỗ tai, biết âm thanh.

3. Tâm tỷ thức: tâm nương lỗ mũi, biết mùi hương.

4. Tâm thiệt thức: tâm nương cái lưỡi, biết mùi vị.

5. Tâm thân thức: tâm nương thân xác, biết cảm giác xúc chạm (nóng, lạnh, trơn, rít).

6. Tâm ý thức: tâm biết những ý nghĩ khởi lên trong tâm.

“Tâm thức không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc. Những thành phần phụ thuộc này được gọi là sở hữu tâm (cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là “biết cảnh”, nhưng được phân chia làm nhiều loại vì chúng có những đặc tính khác nhau. Đặc tính khác biệt ấy là do “sở hữu tâm” gây nên, như cùng đứng trước một cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia lại có đặc tánh khó chịu, v.v...”

Tâm sở hay sở hữu tâm gồm có 52, chia thành ba loại:

1. Đại đồng hóa tâm sở (có 13): 7 biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn) và 6 biệt cảnh (tầm, tứ, thắng giải, tinh tấn, hỷ, dục).

2. Bất thiện tâm sở (có 14): tham, sân, si, vô tàm, vô quý, trạo cử, tà kiến, mạn, tật đố, bỏn xẻn, hối quá, hôn trầm, thùy miên, hoài nghi.

3. Tịnh hảo tâm sở (có 25): tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích ứng thân, thích ứng tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bi, tùy hỷ, tuệ quyền.

Sự phân chia và kết hợp giữa tâm và tâm sở của Vi Diệu Pháp rất phức tạp, ở đây chỉ nêu sơ lược để bạn đọc có chút khái niệm. Điều cần nhớ là tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức, gồm nhiều loại tâm và tâm sở nối tiếp nhau khởi lên rồi diệt.

Lộ trình tâm

Đặc biệt của Vi Diệu Pháp là nói về Lộ trình tâm (Cittavitthi), tức sự diễn tiến của một dòng tâm sinh diệt. Mỗi khi tiếp xúc với đối tượng hay trần cảnh, các loại tâm xảy ra theo một lộ trình phức tạp tùy theo từng hoàn cảnh. Thời gian khởi lên, trụ, và diệt của một tâm được gọi là sát na tâm (cittakkhana), một đơn vị cực ngắn chưa tới 1/1.000.000 giây.

Trong Vi Diệu Pháp còn có khái niệm về Kiết sinh thức (Patisandhi-vinnana), đó là dòng tâm thức kết nối từ đời này sang đời sau. Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức trở thành “kiết sinh thức”, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là “thức tái sinh”. Thức này còn có tên là thần thức hay hương ấm. Có ba điều kiện để một chúng sinh thọ thai, đó là tinh cha, noãn cầu mẹ và thần thức (hay kiết sinh thức). Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (bhavangasota).
(Lược trích Vi Diệu Pháp)

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Tang-g10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 6- Tâm Theo Duy Thức Học.

Duy Thức học (Vijnanavada) cũng là một môn tâm lý học của Phật giáo, nhưng thuộc Đại thừa. Đồng nghĩa với Duy thức có các danh từ Duy tâm (Cittamatra) và Duy biểu (Vijnaptimatra).

Duy Thức học cũng chia tâm ra thành Tâm vương và Tâm sở, nhưng số lượng khác với Vi Diệu Pháp.

Tâm vương gồm có 8 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.

Một lần nữa ở đây chữ tâm cũng đồng nghĩa với thức, tức là biết, nhận thức.

Tám thức này được gọi là tâm vương vì có công năng thù thắng hơn hết, giống như vua có quyền trong nước. Gọi là tâm vương là để đối lại với tâm sở, vì tâm sở là những tâm phụ thuộc vào tâm vương. Tám thức hay tám tâm vương ở đây là tám dạng biết của tâm. Sáu thức đầu (từ nhãn thức tới ý thức) là cái biết của sáu căn. Khi nhãn căn tiếp xúc với sắc trần thì sinh ra cái biết của mắt (nhãn thức). Khi ý căn tiếp xúc với pháp trần thì sinh ra ý thức. Duy Thức phân biệt ý căn là một cơ năng hay giác quan, khác với ý thức là cái biết của ý căn. Do đó ý căn còn có tên là Mạt-na thức. Ý thức phải nương vào ý căn mà phát sinh. Vậy ý căn cũng phải nương vào một thức căn bản để phát sinh, đó là A-lại-da thức.

Nhìn qua tám thức có vẻ phức tạp, nhưng nói đơn giản thì có một tâm thức căn bản (là A-lại-da) khi hiện hành qua 6 cửa sổ (giác quan) thì phát sinh ra 6 thức. Riêng cái cửa sổ ý căn được xem như là một thức, Mạt-na thức.

Tâm sở của Duy Thức gồm có 51, chia ra làm 6 nhóm:

1. Biến hành (5): xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.

2. Biệt cảnh (5): dục, thắng giải, niệm, định, huệ.

3. Thiện (11): tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

4. Căn bản phiền não (6): tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

5. Tùy phiền não (20): phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

6. Bất định (4): hối, miên, tầm, tư.

So với ngũ uẩn thì 8 tâm vương thuộc thức uẩn, 49 tâm sở (trừ thọ, tưởng) thuộc hành uẩn, thọ tâm sở thuộc thọ uẩn, tưởng tâm sở thuộc tưởng uẩn.

Sự định nghĩa tâm vương và tâm sở của Duy Thức cũng không khác gì Vi Diệu Pháp, tâm vương là thức, tức cái biết hay sự nhận thức qua các căn; tâm sở là những tâm phụ thuộc khởi lên cùng với tâm vương. Điều khác biệt cần nhấn mạnh là theo Vi Diệu Pháp, ba danh từ tâm, ý, thức được xem như đồng nghĩa, trong khi đó theo Duy Thức thì ba danh từ này chỉ định ba thức khác nhau, tâm (citta) được xem là thức thứ 8 (A-lại-da thức), ý (manas) là thức thứ 7 (Mạt-na thức), thức (vijnana) là thức thứ 6 (ý thức). Dưới đây xin nói sơ lược về ba thức này.

A-lại-da thức, còn gọi là Tàng thức, có ba nghĩa:

1. Năng tàng: thức này chứa đựng, gìn giữ chủng tử (bija) của các pháp.

2. Sở tàng: thức này bị ươm ướp bởi chính những chủng tử được chứa trong nó.

3. Ngã ái chấp tàng: thức này bị thức thứ 7 bám víu và chấp là Ta (ngã).

Thức này làm nền tảng cho bảy thức kia phát sinh, giống như biển là nền tảng cho những ngọn sóng phát sinh, nên còn được gọi là Căn bản thức (mulavijnana). Nó rộng lớn, tiềm ẩn sâu xa và chứa đựng tất cả chủng tử nghiệp trong dòng tâm thức nên rất giống với tâm Hữu phần của Vi Diệu Pháp. A-lại-da thường hằng không bao giờ tiêu diệt, khi tái sinh thì nó đến trước, khi chết thì nó ra sau cùng, vì vậy nó cũng tương đương với Kiết sinh thức của Vi Diệu Pháp. Tính chất của nó là vô phú vô ký, không thiện cũng không ác, nhưng lại chứa đủ cả hai loại chủng tử thiện và ác. Ngày nào nó còn chứa những chủng tử ô nhiễm phiền não thì nó còn bị Mạt-na chấp là ngã. Khi nào tất cả chủng tử trở thành thanh tịnh thì nó được gọi là Bạch tịnh thức hay Yêm-ma-la thức (amalavijnana), hay Đại viên cảnh trí, nói cách khác nó trở thành Phật, hay Pháp thân.

Theo Duy Thức, tâm được gọi là thức (vijnana) khi nó còn ô nhiễm, chấp ngã, chấp pháp. Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô ngã thì được gọi là trí (jnana).

Mạt-na thức là ý căn (organe mental), nơi căn cứ phát sinh ra ý thức (conscience mentale). Cũng như mắt là nhãn căn, nơi phát sinh ra nhãn thức. Thức này còn có tên là “Truyền tống thức” vì nó có công năng truyền các pháp hiện hành vào Tàng thức và tống đưa các pháp chủng tử khởi ra hiện hành. Mạt-na cũng không bao giờ gián đoạn, ngay cả khi cá nhân đã chết, vì nó bám sát theo A-lại-da. Mạt-na được sinh ra từ những chủng tử vô minh của A-lại-da nên bản chất của nó là chấp ngã, nó chấp A-lại-da là ngã. Nói cách khác từ khi tâm bất giác quên mình khởi lên ý niệm về ngã (Ta) thì Mạt na được thành hình. Tất cả những gì liên quan đến cái ngã như ngã si, ngã ái, ngã kiến, ngã mạn, đều bắt nguồn từ nó. Sự chấp ngã của nó là “câu sinh ngã chấp”, tức sự chấp ngã sinh ra cùng lúc với thân mạng. Nói là câu sinh (sinh ra cùng lúc) nhưng thật ra sự chấp ngã này đã có trước khi sinh ra đời, bởi vì Mạt-na không cần phải có năm uẩn mới chấp là ngã, nó đã chấp A-lại-da là ngã rồi.

Ý thức. Khi ý căn tiếp xúc với pháp trần làm phát sinh ra sự nhận thức, sự nhận thức này được gọi là ý thức. Ý thức có ba hình thái nhận thức:

1. Hiện lượng (pramana): sự nhận thức trực tiếp, vô tư, chưa trải qua suy luận phân biệt.

2. Tỷ lượng (anumana): sự nhận thức qua suy luận, phân biệt.

3. Phi lượng (apramana): khi hai sự nhận thức trên phản ảnh sai lầm về thực tại thì gọi là phi lượng. Thí dụ trong đêm tối, thấy sợi dây tưởng là con rắn.

Khác với hai thức trước, ý thức có lúc bị gián đoạn, không hoạt động trong năm trường hợp sau đây:

1. Trong cõi trời Vô tưởng

2. Trong Diệt tận định

3. Trong Vô tưởng định

4. Ngủ mê không mộng mị

5. Bất tỉnh nhân sự, ngất xỉu

Ngoài năm trường hợp trên, ý thức luôn luôn hoạt động, ngay cả trong giấc ngủ.

Ý thức cũng chấp ngã, nhưng sự chấp ngã của nó là “phân biệt ngã chấp”, tức do nhận thức phân biệt sai lầm mà ra. Sự chấp ngã này tương đối dễ loại trừ hơn “câu sinh ngã chấp” của Mạt-na.

Tóm lại theo Duy Thức thì tâm là thức, là cái biết, gồm sáu thức quen thuộc và thêm vào hai thức mới. Tuy gọi là mới so với Vi Diệu Pháp nhưng A-lại-da thức đã được nói đến trong các kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già, và Thắng Man. Cũng nhờ thêm A-lại-da và Mạt-na nên người đời sau với căn tánh nhị nguyên, dễ khái niệm được cái gì là tâm, cái gì chấp ngã trong năm uẩn và cái gì đi tái sinh.

Ngoài ra khái niệm A-lại-da thức như Căn bản thức (mulavijnana) rất đáng được đề cập, bởi vì xưa nay khi nói đến thức, đa số đều nói thức phát sinh là do căn và trần tiếp xúc với nhau. Như thế thì thức chỉ là một loại sản phẩm (production) của căn và trần, căn + trần = thức, thí dụ như khi con mắt (căn) thấy sắc (trần) thì phát sinh ra nhãn thức. Bình thường có lý, nhưng xét kỹ thì nó chỉ đúng với sáu thức đầu, bởi vì nếu không có sự tác ý của tâm (căn bản) thì mắt không thể hướng tới vật và thấy vật. Giả sử có người chết mở mắt, nhưng nếu để trước mặt một tấm hình thì mắt đó có thấy không? Con mắt nếu không có “Căn bản thức” tiềm tàng bên trong thì mắt đó không thể thấy gì hết, và đương nhiên là không thể phát sinh ra nhãn thức được. Một cái thân mà không có “Căn bản thức” bên trong thì đó là một xác chết, dù lấy dao chém cách mấy cũng không cảm thọ đau đớn. Do Căn bản thức tiềm tàng bên trong nên khi sáu căn (mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần mới phát sinh ra sáu thức được. Trong thập nhị nhân duyên, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc. Thức ở đây chính là A-lại-da. Từ A-lại-da mới sinh ra danh sắc là ngũ uẩn, trong đó bao gồm sáu giác quan.

Ngay trong Lộ trình tâm của Vi Diệu Pháp (xem phần trước), ở sát na thứ 4 là “nhãn môn hướng tâm”, tức là tâm hướng về đối tượng qua con mắt, rồi sau đó nhãn thức mới sinh khởi ở sát na thứ 5. Như vậy nhãn thức sinh khởi nhờ có dòng tâm thức (Hữu phần) hướng qua con mắt (căn) mới thấy được trái xoài (trần).

Trong kinh Lăng Nghiêm có nói “nhất tinh minh sinh lục hòa hợp”, tức là có một cái sáng suốt tinh anh sinh ra sáu cái biết hòa hợp không chống trái nhau. Cái sáng suốt tinh anh này là tánh giác, nương nơi sáu căn mà phát sinh ra sáu tánh: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết. Khi trở về với tánh giác thì sáu căn có thể dùng thay lẫn nhau: “A-Nan, há ông không biết ở trong hội này, ông A-na-luật-đà không có mắt mà thấy, rồng Bạt-nan-đà không có tai mà nghe, thần nữ Căng-già không có mũi mà ngửi biết hương, ông Kiều-phạm-ba-đề lưỡi khác mà biết vị, thần Thuấn-nhã-đa không có thân mà biết xúc, ông Ma-ha-ca-diếp đã diệt ý căn lâu rồi mà vẫn rõ biết cùng khắp”. Như vậy không nhất thiết phải có căn mới sinh ra thức, bởi vì thức đã có sẵn rồi, nó chỉ nương qua căn mà phát hiện.

Gần đây, sư Viên Minh trong sách “Thực tại hiện tiền” có nói “tâm chính là thức có mặt trong năm uẩn, nó chi phối năm uẩn”.... “Thức dẫn đầu, làm chủ, tạo tác các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức”.... “Có thức tác động lên căn, trần thì sắc uẩn mới thành hoạt dụng. Người chết mắt không thể thấy sắc”. Theo sư, thức không phải chỉ có mặt riêng ở thức uẩn mà có mặt trong toàn bộ năm uẩn. “Sắc uẩn không phải chỉ là sinh lý (căn) hay vật lý (trần) mà còn có sự cộng tác của tâm lý (thức) nữa. Nhưng thức ở giai đoạn này chưa phải là nhận thức”. Như vậy cái thức này có thể xem như là “Căn bản thức” (hay A-lại-da) được không? (hết trích)

Nói tóm lại:

  • Theo Duy Thức học.- Tâm là 8 Thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.- Gọi là 8 Thức Tâm Vương.
  • Theo Duy Thức, tâm được gọi là thức (vijnana) khi nó còn ô nhiễm, chấp ngã, chấp pháp. Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô ngã thì được gọi là trí (jnana).
  • Theo Duy Thức Tu là chuyển 8 Thức thành 4 Trí: 1. Thành Sở Tác Trí 2.Diệu Quan Sát Trí. 3. Bình Dẳng Tánh Trí. 4. Đại Viên Cảnh Trí.

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? 8thuc_10
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

kính bác TH 1 ly trà nữa [smile]

hay là để tui chỉ cho bác CHÂN TÂM là gì luôn cho rùi [smile] .. chứ không bác lại hỏi nữa [smile]

(1) Tâm Thể Ly Niệm --> rời hết các VỌNG NIỆM --> Tức là CHÂN TÂM [smile]

bi giờ giả như chúng ta làm 1 thí nghiệm khác:

- Ý làm ra thân 1

- Ý làm ra thân 2

- Ý làm ra thân 3

khi ý chuyển, tâm chuyển .. thân 1 thân 2 .. thân 3 tan rã .. biến hoại

và khi đó ...

- ý làm ra thân 4


tất cả thế gian [smile]

sống chết nối nhau

sống theo đường thuận

chết theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện, ác 1 đời
đồng thời hiện ra
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
2 luồng tập khí
xen kẽ lấn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

khi kinh nghiệm tử sinh đến với các thân 1, 2, 3 bốn mà 2 dòng tập khí thuận nghịch sinh tử hỏng xuất hiện .. thân tâm được tự tại tự chủ [smile]

thì là chúng ta nhìn thấy hiện tượng mà kinh thủ lăng nghiêm miêu tả: thất đại vốn vô sanh .. thất đại hoàn nguyên [smile]

cho nên .. chỉ cần áp dụng định nghĩa đó [smile]

có thể tìm thấy CHÂN TÂM ở khắp các kinh PHẬT [smile]


(a) Đại Thừa Chánh Tông - Kinh Kim Cang


có tất cả các loài .. ta đều khiến vào vô dư niết bàn mà được diệt đô .. diệt độ vô lượng số [smile] .. mà hỏng có chúng sanh nào được diệt độ


(b) Kinh Tiểu Bộ:

có cái không làm không tạo tác .. không hữu vi .. nếu không có cái đó .. thời không thể trình bày sự giải thoát [smile]


(c) Kinh Thủ Lăng Nghiêm

chơn tâm thường trụ .. thể tánh tịnh minh

(d) Đại Thừa Khởi Tín Luận:

lìa tâm hiểu theo 2 nghĩa :

1. Lìa Như Lai Tạng. Là muốn hiển bày 6 trần không có tự thể của riêng nó mà lấy Như Lai Tạng làm thể, nên nói “LÌA TÂM thì không có cảnh giới 6 trần”.

2. Lìa thức Alaida,

- tức không có cái bất giác đầu tiên để Nghiệp Tướng xuất hiện thì không có tướng thứ hai, thứ ba để có 6 trần,

n nói “LÌA TÂM thì không có cảnh giới 6 trần”.

Chánh văn : Nghĩa ấy thế nào? Vì tất cả pháp đều từ tâm khởi vọng niệm mà sanh. Tất cả phân biệt tức phân biệt tự tâm. Tâm chẳng thấy tâm, không tướng có thể được. Phải biết, tất cả cảnh giới ở thế gian đều nương nơi vọng tâm vô minh của chúng sanh mà được tồn tại. Cho nên, tất cả pháp như bóng trong gương, không có cái thể để nắm bắt, duy tâm hư vọng. Vì tâm sanh thì mọi thứ pháp sanh, tâm diệt thì mọi thứ pháp diệt.


với đoạn Đại Thừa Khởi Tín Luận này .. chúng ta có thể cùng xem định nghĩa A LA HÁN [smile] .. theo nghĩa XẢ trong Kinh Nguyên Thủy .. theo ngài PHẬT ÂM chú giải:

Phân tích xả (upekkhā) của Phật Âm

Phân tích của Phật Âm đã phân biệt ra mười loại xả (Vism. 160, DhsA. 172).

1. Chalangupekkhā (lục nhập xả), “xả sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng của sáu giác quan.

giacngo.vn

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha [smile]

kính bác TH 1 ly trà nữa [smile]

hay là để tui chỉ cho bác CHÂN TÂM là gì luôn cho rùi [smile] .. chứ không bác lại hỏi nữa [smile]

(1) Tâm Thể Ly Niệm --> rời hết các VỌNG NIỆM --> Tức là CHÂN TÂM [smile]

bi giờ giả như chúng ta làm 1 thí nghiệm khác:

- Ý làm ra thân 1

- Ý làm ra thân 2

- Ý làm ra thân 3

khi ý chuyển, tâm chuyển .. thân 1 thân 2 .. thân 3 tan rã .. biến hoại

và khi đó ...

- ý làm ra thân 4


tất cả thế gian [smile]

sống chết nối nhau

sống theo đường thuận

chết theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện, ác 1 đời
đồng thời hiện ra
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
2 luồng tập khí
xen kẽ lấn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

khi kinh nghiệm tử sinh đến với các thân 1, 2, 3 bốn mà 2 dòng tập khí thuận nghịch sinh tử hỏng xuất hiện .. thân tâm được tự tại tự chủ [smile]

thì là chúng ta nhìn thấy hiện tượng mà kinh thủ lăng nghiêm miêu tả: thất đại vốn vô sanh .. thất đại hoàn nguyên [smile]

cho nên .. chỉ cần áp dụng định nghĩa đó [smile]

có thể tìm thấy CHÂN TÂM ở khắp các kinh PHẬT [smile]


(a) Đại Thừa Chánh Tông - Kinh Kim Cang


có tất cả các loài .. ta đều khiến vào vô dư niết bàn mà được diệt đô .. diệt độ vô lượng số [smile] .. mà hỏng có chúng sanh nào được diệt độ


(b) Kinh Tiểu Bộ:

có cái không làm không tạo tác .. không hữu vi .. nếu không có cái đó .. thời không thể trình bày sự giải thoát [smile]


(c) Kinh Thủ Lăng Nghiêm

chơn tâm thường trụ .. thể tánh tịnh minh


ờ mà đúng hông? [smile]

Hê hê, cái gì đúng?

Sau chữ chơn tâm bao giờ cũng có một tính từ mờ hề hề, chân tâm diệu minh, chân tâm thường trụ...(Bỏ đi chữ Chơn còn lại Tâm thường trụ, Tâm diệu minh được khôn, hê hê?!) Có ai dùng hai chữ chơn tâm độc lập đâu. Thuật ngữ phải có quy cũ chứ (Y Kinh, Y Tông, Y Giáo)

Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

lại kính bác TH 1 ly trà [smile]

- đối với người hiểu .. thì muốn sao cũng được

- đối với người hỏng hiểu .. phải có người hiểu giải thích thì mới được --> còn hỏng thôi (smile) --> thì lại là phá tông phá giáo [smile]


lỡ bỏ chữ CHƠN rùi .. thì bác TH Bỏ luôn chữ MINH DIỆU, THƯỜNG TRỤ luôn được hông? [smile]

thí dụ: tông chỉ của thiền tông là - TRỰC CHỈ CHƠN TÂM, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

bỏ đi chữ CHƠN .. tâm gì cũng là tâm trực chỉ .. thì đúng là KHỔ "THAM" thiền [smile]


(1) TẠI ĐÂY CÓ BÁN CÁ [smile]

có 1 câu truyện biển quảng cáo "TẠI ĐÂY CÓ BÁN CÁ"

ông kia nói: thì tại đây là ở đây chứ đâu mà nói là tại đây [smile]

--> thế là ông chủ xóa đi ... thành CÓ BÁN CÁ


ông kìa lại bảo: cá ở đây toàn là bán chứ cho không ai bao giờ mà nói là CÓ BÁN CÁ [smile]

---> thế là ông chủ lại xóa đi 2 chữ CÓ BÁN .. rút cuộc chỉ còn chữ CÁ



cuối cùng .. bà nọ cũng nói theo: thì con này là gì ? .. CÁ chứ gì nữa mà phải viết là CÁ ? [smile]

---> thế là ông chủ đành đau lòng xóa nốt chữ cuối cùng .. cất luôn cái bảng luôn [smile]

ngoại trừ 3 người khách đó (smile) ... mỗi ngày .. vẫn hàng đống người đi qua .. chẳng ai biết TẠI ĐÂY CÒN BÁN CÁ nhỉ ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha [smile]

lại kính bác TH 1 ly trà [smile]

- đối với người hiểu .. thì muốn sao cũng được

- đối với người hỏng hiểu .. phải có người hiểu giải thích thì mới được --> còn hỏng thôi (smile) --> thì lại là phá tông phá giáo [smile]


lỡ bỏ chữ CHƠN rùi .. thì bác TH Bỏ luôn chữ MINH DIỆU, THƯỜNG TRỤ luôn được hông? [smile]

thí dụ: tông chỉ của thiền tông là - TRỰC CHỈ CHƠN TÂM, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

bỏ đi chữ CHƠN .. tâm gì cũng là tâm trực chỉ .. thì đúng là KHỔ "THAM" thiền [smile]


(1) TẠI ĐÂY CÓ BÁN CÁ [smile]

có 1 câu truyện biển quảng cáo "TẠI ĐÂY CÓ BÁN CÁ"

ông kia nói: thì tại đây là ở đây chứ đâu mà nói là tại đây [smile]

--> thế là ông chủ xóa đi ... thành CÓ BÁN CÁ


ông kìa lại bảo: cá ở đây toàn là bán chứ cho không ai bao giờ mà nói là CÓ BÁN CÁ [smile]

---> thế là ông chủ lại xóa đi 2 chữ CÓ BÁN .. rút cuộc chỉ còn chữ CÁ



cuối cùng .. bà nọ cũng nói theo: thì con này là gì ? .. CÁ chứ gì nữa mà phải viết là CÁ ? [smile]

---> thế là ông chủ đành đau lòng xóa nốt chữ cuối cùng .. cất luôn cái bảng luôn [smile]

ngoại trừ 3 người khách đó (smile) ... mỗi ngày .. vẫn hàng đống người đi qua .. chẳng ai biết TẠI ĐÂY CÒN BÁN CÁ nhỉ ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]

Hề hề, đúng cái...búa

Chỉ có KLL mới xem bốn câu "Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm. Kiến tánh thành Phật" là tông chỉ. Chứ tui thấy cái gọi là tông chỉ Thiền tông chánh hiệu hoàn cầu là Vô Niệm, hề hề

Cải đê


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 7- Tâm Theo Thiền Tông.

Theo Thiền tông

Giáo lý Nguyên Thủy chuyên nói về ngũ uẩn và danh sắc. Vi Diệu Pháp nói đến 89 tâm. Duy Thức học nói 8 thức. Thiền tông ngược lại, chủ trương “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Ngộ được tâm, thấy được tánh là mục tiêu chính của Thiền tông. Nhưng nếu hỏi tâm là gì thì Thiền tông không nói thẳng mà dùng rất nhiều danh từ để ám chỉ nó như: bổn lai diện mục, ông chủ, tánh giác, bổn tánh, chân tâm, chân ngã, chân không, pháp thân, chân như, v.v... Ở đây chúng ta sẽ bàn về vài danh từ có liên quan đến kinh điển để bạn đọc có thể kiểm chứng và nghiên cứu.

Tâm và tánh

Trước khi đi xa hơn, tôi cần phân tách sự khác biệt giữa tâm và tánh. Tâm (citta) tiếng Anh là mind, tánh (svabhava) là nature hay characteristic có nghĩa là tánh chất, bản tánh, đặc tính. Tâm và tánh là hai thứ khác nhau. Khi nói đến tánh thì phải nói cho đủ là tánh của cái gì (the nature of something). Thí dụ như tánh của tôi hay sân, tánh của anh hay tham, tánh của đất là cứng, tánh của nước là ướt, tánh của gió là di động, tánh của lửa là nóng, tánh của hư không là trống rỗng không ngăn ngại, tánh của thức là biết phân biệt, tánh của muối là mặn, tánh của đường là ngọt, tánh của dấm là chua, tánh của ớt là cay, v.v...

Khi nói đến tâm tánh, tức là tánh của tâm, tâm là chính, tánh là phụ. Tâm có thể ví như ông A, còn tánh ví như tánh tình của ông A. Khi nói ông A thế này, thế nọ, vui tánh hay hung dữ đó là nói về ông A nhưng cùng lúc cũng nói về tánh của ông A. Bởi thế tâm tánh luôn đi đôi, nói đến tâm tức bao hàm luôn tánh của nó, nói đến tánh thì đó là tánh của tâm, cho nên đôi lúc người ta dùng lẫn lộn cả hai danh từ này, giống như tâm và tánh là một. Nhưng tâm có nhiều tánh: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh ưa, tánh ghét, tánh ghen, tánh kiêu mạn, tánh nghi, tánh xấu hổ, tánh lười, tánh nịnh, tánh ích kỷ, tánh nhút nhát, tánh mắc cở, tánh sợ ma, v.v... Vậy khi nói chỉ thẳng tâm để thấy tánh là thấy tánh nào? Thấy tánh tham có thành Phật được không? Thấy tánh sân có thành Phật được không? Ai cũng thấy những tánh đó nơi mình và người khác, vậy có ai thành Phật không? Nếu không thì phải thấy tánh nào?

Thiền tông chủ trương nói về tâm, nhưng thật ra chú trọng về tánh của tâm. Tánh này không phải là những tánh tốt, xấu bình thường của con người mà là một loại tánh đặc biệt, danh từ chuyên môn là tánh giác, bổn tánh. Thấy được và trở về sống với tánh giác chính là ý nghĩa kiến tánh của Thiền tông.

Tánh giác

Tánh giác là một danh từ trong kinh Lăng Nghiêm, khi ngài Phú Lâu Na hỏi “tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới, v.v... đều là tính thanh tịnh bản nhiên Như lai tạng, thì sao bỗng nhiên lại sinh ra các tướng hữu vi như núi, sông, đất liền, v.v...?” Đức Phật trả lời: “tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu”. Tánh giác có nghĩa đơn giản là tánh biết, nhưng tánh biết này không phải là cái biết thường tình thế gian như biết phải biết trái, biết yêu biết giận, biết buôn bán làm ăn, v.v... Tánh biết ở đây là tánh giác, là diệu minh. Diệu là năng duyên khởi ra sự vật, minh là nhận biết các sự vật. Tính chất nhận thức của Tánh biết này là hiện lượng (pramana), biết một cách trực tiếp, vô tư, không có vọng tưởng phân biệt, ưa ghét, thủ xả.

Tánh giác là tánh căn bản, thường hằng của tâm, còn được gọi là Phật tánh. Tánh giác này tỏa ra sáu giác quan thành nhiều tánh khác như tánh thấy, tánh nghe, tánh biết, tánh ngửi, tánh nếm. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật khai thị tánh thấy cho ngài A-Nan, rồi sau nhờ Bồ tát Văn Thù lựa một phương pháp cho ngài A-Nan tu tập, đó là quán tánh nghe (nhĩ căn viên thông) của Quán thế Âm Bồ tát, để trở về chân tâm. (trích bài viết của HT. Thích Trí Siêu).

VQ còn thấy:

Ngoài cái Tánh giác nói trên.

* Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật còn dạy Tánh Bản Nhiên Thanh Tịnh. của Tâm.
  • Thanh Tịnh ý là Bản Tánh Tâm vốn không tham, không sân, không si, không phiền não nhiễm ô v.v...
  • Bản Nhiên ý là vốn nó tự nhiên như thế, không do nhân duyên mà có biến đổi.

Bài kinh khất sĩ nói về tánh này như sau:

"Tánh Thanh Tịnh Chân Như,
Niết Bàn vô sanh diệt."

* Kinh Niết Bàn thì nói về Phật Tánh. Do có Phật Tánh làm chánh nhân - mà chúng sanh mới có thể tu thành Phật.
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2/7/23
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Kính Thầy Viên Quang, con xin phép được sám hối với Thầy vì những lời nói thiển cận của con, con rất ăn năn ạ. Con xin cảm ơn các bậc tiền bối đã nói đỡ cho sự vụng dại của QN.
NAM MÔ SÁM HỐI THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO, PHẬT BẢO, PHÁP BẢO, TĂNG BẢO
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang, con xin phép được sám hối với Thầy vì những lời nói thiển cận của con, con rất ăn năn ạ. Con xin cảm ơn các bậc tiền bối đã nói đỡ cho sự vụng dại của QN.
NAM MÔ SÁM HỐI THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO, PHẬT BẢO, PHÁP BẢO, TĂNG BẢO
A Di Đà Phật
duc-ph12.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 8- Chơn Tâm- Vọng Tâm.

Chân tâm, vọng tâm

Chân tâm là khái niệm chính yếu của kinh Lăng Nghiêm, nó còn được gọi là Như Lai tạng (tathagatagarbha). Chân tâm có nghĩa là tâm chân thật (tâm thứ thiệt), không phải là vọng tâm (tâm thứ giả).

Chúng sinh sống với vọng tâm nên trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Muốn hiểu chân tâm là gì thì trước đó phải hiểu thế nào là vọng tâm.

Khi được hỏi tâm là gì, đa số đều trả lời tâm là cái hay suy nghĩ, phân biệt, tính toán, v.v... (giống như ngài A-Nan trong kinh Lăng Nghiêm). Những cái đó đúng là tâm nhưng là vọng tâm.

Vọng tâm là cái tâm hay suy nghĩ, phân biệt, tính toán, lo âu, ưa ghét, ích kỷ, giận hờn, tham, sân, si, v.v... Nói cách khác vọng tâm chính là thức (tâm vương và tâm sở). Hằng ngày tất cả mọi người đều sống với cái tâm đó, tưởng mình là cái tâm đó. Nhưng nhờ Phật chỉ dạy, cái tâm thức đó là vọng tâm, không phải là tánh chân thật của tâm. ...

“Tâm, Phật, chúng sinh” cả ba đều là tâm. Khi tâm vọng động, vô minh thì tâm trở thành chúng sinh. Khi tâm giác ngộ, dứt sạch phiền não thì tâm trở thành Phật.(hết trích)

++++++++++++++++++++++

Lời Bàn:
Thật ra.- Chân Tâm rất là " Vi diệu", không thể nghĩ bàn. Cũng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật dạy: " Ngôn vọng hiển chư Chân. Vọng- Chân đồng nhị vọng" Nghĩa là nói "Vọng" để tỏ rỏ Tâm "Chân". Nhưng nói ra được thì dù "Vọng Tâm" hay "Chân Tâm" cả hai đều là Vọng ! Vì sao ? Vì cái gì còn nói được thì chưa phải là CHÂN TÂM.
  • Tâm mà còn Sanh diệt, đến đi, tịnh uế v.v... thì là Vọng Tâm
  • Chân Tâm lìa nói năng suy nghĩ phân biệt, lìa sanh diệt, đến đi mới là Chân Tâm.- Chân Tâm chính là CHÂN NHƯ TÂM.- Mà Chân Như thì:
Tổ Mã Minh nói :
"Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như." (Đại Thừa khởi Tín Luận).

Chân Như Tâm là Như Lai Pháp Thân, là Chân Tâm.

Như vậy, theo quan niệm trong các kinh Luận Đại Thừa.- Chân Như Tâm là một thực tại siêu việt mọi tướng trạng, là cái Chân như của vạn pháp, vận hành một cách phổ quát trong mọi sự vật. Kinh Kim Cương cho rằng: “Phàm những gì có hình tướng thảy đều hư vọng, chỉ khi nào siêu việt khỏi mọi tướng trạng mới thấy được Như Lai”(TÂM) (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai)(Cool. Theo đó, Như Lai chính là thực tại tối hậu của vạn hữu. Đối với thực tại tối hậu này, ta không thể nhận thức nó như một đối tượng. Chỉ khi nào nắm bắt được cái đồng nhất trong muôn ngàn sai biệt của hiện tượng giới thì khi đó, ta mới thể nhập được cái thực tại tối hậu ấy, tức mới nhận thức được Như Lai.

Luận Xiển dương chánh giáo có bài kệ nói về Chân Như Tâm như sau:

"Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng."

Dịch :

Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Szng_b10
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trước nhất TÂM chỉ là cái TÊN gọi.!
Cái TÊN gọi này cũng như cái TÊN gọi cho cái gì gọi là ĐẠO.

Gọi TÂM là gì thì KHÔNG PHẢI....TÂM.

Còn TÂM trong kinh Phật là VỌNG TÂM.

TÂM???
KHÔNG PHẢI vật nên người nào nói TÂM là gì thì người đó đang TÂM Ý VIÊN MÃ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phàm cái gì CÓ TƯỚNG đều là HƯ VỌNG.
Phàm cái gì CÓ TƯỚNG NÓI ra đều là HƯ VỌNG.

PHÁ CHẤP là mục đích của Đức-Phật.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này:
Chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn SỰ VẬT không đúng như SỰ THẬT.

Đức-Phật được gọi là bậc NHƯ THỰC TRÍ, NHƯ THỰC THUYẾT.
"NHÌN NHẬN vạn vật như chúng ĐÍCH THẬT là!"

"Còn chúng ta NHÌN NHẬN chúng ta xong chưa???"
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Hề hề, chào Hoàng đạo hữu.

Chân tâm là từ phái sinh giữa những cuộc tranh luận, trao đổi...giữa các Phật tử tại gia thôi (Tôi đã tra các từ điển Phật học mà không tìm ra hai chữ Chân tâm). Nên lấy Chân tâm làm mệnh đề thảo luận rất mông lung sẽ không đi đến đâu
Theo tôi, trong văn học Hán Việt thường dùng từ tương quan để nói về tính chất đối lập của một chủ thể. Ví dụ như trong văn hóa Tàu, khi nói về hai loại ngọc Jadeite (cẩm thạch) và Nephrite (ngọc bích) thì do Jadeite cứng hơn nên được gọi là Cương ngọc còn Nephrite thì gọi là Nhuyễn ngọc (tuy độ cứng của Jadeite chi trên 7 tức là cưng hơn thạch anh thôi). Do vậy có lẽ Chân tâm là dùng để chỉ đối lập với Huyễn (Vọng) tâm.

Trong Kinh Giải Thâm Mật (một bản Kinh nói rõ về Tâm), khi dịch và chú giải thì theo Hòa thượng Thích Trí Quang thì Chân tâm có hai: Tâm chúng sanh và Tâm Phật còn lại đều là Vọng (Huyễn) tâm tức lông rùa sừng thỏ


Trừng Hải

Chào đạo hữu trừng hải,

Chân tâm không được định nghĩa rõ ràng trong các kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, khái niệm này đã được các nhà Phật học sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm của họ.

Về việc bạn nói rằng không có cái gọi là Chân tâm, tôi có một số ý kiến như sau:

  • Khái niệm Chân tâm là một khái niệm trừu tượng. Nó không thể được định nghĩa một cách rõ ràng và cụ thể như các khái niệm khác trong Phật giáo, chẳng hạn như khái niệm Niết bàn, Tứ diệu đế, v.v.
  • Khái niệm Chân tâm là một khái niệm mang tính triết học. Nó không phải là một khái niệm khoa học, có thể được chứng minh bằng các thí nghiệm.
  • Khái niệm Chân tâm là một khái niệm mang tính chủ quan. Mỗi người có thể hiểu Chân tâm theo cách khác nhau, tùy thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ về Phật giáo.
Vì vậy, việc bạn nói không có cái gọi là Chân tâm cũng là một quan điểm hợp lý. Nhưng, quan điểm này chỉ là một quan điểm chủ quan, không phải là một quan điểm khách quan.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần thảo luận thêm về khái niệm Chân tâm. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về khái niệm này, về ý nghĩa của nó trong Phật giáo.

Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng ta có thể thảo luận:

  • Chân tâm là gì?
  • Chân tâm có thực sự tồn tại hay không?
  • Chân tâm có quan hệ như thế nào với các hiện tượng thế gian?
Chúng ta có thể thảo luận về những câu hỏi này từ nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như:
  • Góc độ triết học
  • Góc độ khoa học
  • Góc độ kinh nghiệm cá nhân
Qua quá trình thảo luận, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Chân tâm, và có thể đưa ra được một quan điểm khách quan hơn về vấn đề này.;)
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Tất cả những từ sau đây đều là 1:
  • Tâm tánh
  • Bản lai diện mục
  • Chân tâm
  • Phật tánh
  • Bồ đề tánh
  • Như Lai tánh
  • Tánh giác
  • Tánh không
  • Chân như
Tùy theo ngữ cảnh và mục đích sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp với nội dung.

Chúng ta có thể hình dung như sau:

  • Chân tâm là bản chất thật của tâm, là một viên ngọc quý bị chôn vùi trong bùn đất.
  • Phật tánh là bản chất Phật của chúng sinh, là viên ngọc quý đó.
  • Bồ đề tánh là bản chất giác ngộ, giải thoát của chúng sinh, là ánh sáng của viên ngọc quý đó.
  • Như Lai tánh là bản chất thanh tịnh, sáng suốt của chư Phật, là vẻ đẹp của viên ngọc quý đó.
  • Tánh giác là bản chất giác ngộ của tâm, là năng lực của viên ngọc quý đó.
  • Tánh không là bản chất trống rỗng của vũ trụ, là không gian chứa đựng viên ngọc quý đó.
  • Chân như là bản chất thật của vũ trụ, là nguồn gốc của viên ngọc quý đó.
  • Bản lai diện mục là khuôn mặt nguyên thủy của tâm, là hình dáng của viên ngọc quý đó.
  • Tâm tánh là bản chất của tâm, là bản chất của viên ngọc quý đó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên