vienquang2

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ?

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
ĐIỂM khác nhau giữa một phàm phu và một bậc Giác ngộ.

Sự THẤY BIẾT một bậc Giác ngộ đúng như THỰC TƯỚNG.
Sự THẤY BIẾT một phàm phu SUY TƯỞNG theo những cái TÊN trong kinh điển.

Sự THẤY BIẾT một bậc Giác ngộ đúng như THỰC TƯỚNG nghĩa là:
"KHÔNG CÓ cái THẤY BIẾT! KHÔNG CÓ cái BỊ THẤY BIẾT.!"
"Tất cả PHÁP đều là Phật PHÁP.!"

Nói một cách khác:
Bậc Giác Ngộ NHÌN NHẬN:
"THỰC TƯỚNG mình với vạn vật KHÔNG KHÁC.!"

Thế nào là Phật, thế nào là chúng sanh???
-Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh.
-Không biết hai cái đó, cái nào là chúng sanh???
-Hỏi đi???
Triệu Châu Tùng Thẩm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hề hề, đúng cái...búa

Chỉ có KLL mới xem bốn câu "Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm. Kiến tánh thành Phật" là tông chỉ. Chứ tui thấy cái gọi là tông chỉ Thiền tông chánh hiệu hoàn cầu là Vô Niệm, hề hề

Cải đê


Trừng Hải

ha ha ha [smile]

Chứ tui thấy cái gọi là tông chỉ Thiền tông chánh hiệu hoàn cầu là Vô Niệm
A ahhahahahaha ... Ồ [smile] thế là phải kính bác TH thêm vài ly trà vì KHÁCH QUEN ÍT LỜI nhỉ [smile]


(1) Giác Ngộ Pháp Thân [smile] ---> TRÍ TUỆ HOÀN HẢO của 1 VỊ PHẬT [smile]

Pháp Thân này vĩnh cửu


trái qua muôn lượng kiếp vẫn ung dung đi vào mọi kiếp sống (smile)

bất tăng bất giảm bất cấu bất tịnh [smile] - Bài Giảng của Bồ Đề Đạt Ma cho Lương Võ Đế [smile]



tâm thể ly niệm --> hết các vọng niệm --> tức Chơn Tâm [smile]


ở đoạn này ... chúng ta nhìn thấy ông Phật làm những thực nghiệm .. để tự thân chứng [smile] ... TRÍ TUỆ HOÀN HẢO của 1 vị PHẬT [smile]

85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

83. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

89. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần.

91. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:

93. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết

95. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: “Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những

97. “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật “đây là khổ”, biết như thật “đây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật “đây là khổ diệt”, biết như thật “đây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật “đây là những lậu hoặc”, biết như thật “đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật “đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật “đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa. - Kinh Trường Bộ

Ở đây thường xuất hiện những KHÁCH QUEN ÍT LỜI [smile] ... tánh không, phá chấp ... vô niệm .. nhưng lại lại cũng cũng những khách quan lại hỏi

- mục đích tu phật học làm gì ? [smile]

- tu tâm rùi được gì ? [smile]

- tri tuệ phật là gì ? [smile]

- thế nào là phật .. thế nào là chúng sanh [smile]

toàn là hiện tượng ÍT LỜI ---> dẫn tới hiện tượng ... tâm là gì ? ... PHẬT biết gì nhỉ ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thế nào là Phật, thế nào là chúng sanh???
-Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh.
-Không biết hai cái đó, cái nào là chúng sanh???
-Hỏi đi???
Triệu Châu Tùng Thẩm.


Đối CẢNH vô tâm chớ HỎI Thiền.
Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử

Vô Tâm ở câu trên đây KHÔNG PHẢI là TÂM, hay là TÂM KHÔNG.

Vô Tâm là CẢNH vô tâm.
Đối CẢNH vô tâm HỎI Thiền làm gì???

Cũng như "Đối với cái TÊN gọi HỎI làm gì???"
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Đối CẢNH vô tâm chớ HỎI Thiền.
Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử

Vô Tâm ở câu trên đây KHÔNG PHẢI là TÂM, hay là TÂM KHÔNG. (smile)

Vô Tâm là CẢNH vô tâm.

Đối CẢNH vô tâm HỎI Thiền làm gì???

Cũng như "Đối với cái TÊN gọi HỎI làm gì???"

cảnh vô tâm ---> là cảnh [smile]

tâm vô cảnh ---> thì là tâm [smile]

đối cảnh vô tâm .---> thì là tâm vô cảnh [smile]

"Chân tâm thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, --> vốn sẵn có nơi chúng sinh.

Nhưng vì chúng sinh mê lầm, ---> không tự nhận biết được, si cuồng chấp có thân tâm ta và sự vật ở ngoài ta, chạy theo trần cảnh mà phát sinh phiền não, đắm trước, tạo ra vô số tội lỗi; rồi theo nghiệp lực, quả báo mà luân chuyển trong sinh tử luân hồi." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

thuvienhoasen.org


cho nên DUY THỨC mới nói là

tam tánh tam lượng --> thông tam cảnh [smile]

tam giới luân thời, di khả tri [smile]

tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

thiện ác lâm thời biệt phối chi

3 tánh, 3 tư lượng của con người thông với 3 cảnh ... khơi dậy các tâm vương ..và 51 tâm sở cùng khơi lên [smile]

---> và đó chính là hiện tượng tam giới [smile]


do đó .. đối cảnh vô tâm [smile] ... cũng tức là hiện tượng mà Đại Thừa Khởi Tín Luận miêu tả: LÌA TÂM không có cảnh giới 6 trần [smile] ...

ờ mà ddusng hông? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đúng cái búa.(xin mượn ngài Trừng Hải)

Ở ông TÂM hay CẢNH là gì đi chăng nữa cũng KHÔNG PHẢI.

Ở ông TÂM hay CẢNH là gì cũng là do THỨC đang BIẾN HIỆN.

Nói một cách khác.
TÂM Ý ông đang VIÊN MÃ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Phàm cái gì CÓ TƯỚNG đều là HƯ VỌNG.
Phàm cái gì CÓ TƯỚNG NÓI ra đều là HƯ VỌNG.

PHÁ CHẤP là mục đích của Đức-Phật.
Mô Phật
hs2.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Đúng cái búa.(xin mượn ngài Trừng Hải)

Ở ông TÂM hay CẢNH là gì đi chăng nữa cũng KHÔNG PHẢI.

Ở ông TÂM hay CẢNH là gì cũng là do THỨC đang BIẾN HIỆN.

Nói một cách khác.
TÂM Ý ông đang VIÊN MÃ.
hs2.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

VM hôm nay tiến bộ nhỉ [smile] .. .hỏng nổi giận [smile] ... vậy thì VM chịu khó học hỏi trả lời luôn: CẢNH LÀ GÌ ? [smile] ...

(1) NHƯ LAI TẠNG --> Tùy Duyên Bất Biến [smile] ---> Thất Đại Hoàn Nguyên

"Vì tất cả sự tác dụng qua lại này chỉ là thế giới Hiện tượng tức là thế giới sinh diệt trong khi thế giới của Bản thể tức là thế giới vô vi thanh tịnh mới chính là cội nguồn phát sinh ra thế giới hiện tượng này.

Đó là Bất biến Tùy duyên nghĩa là từ thế giới Bản thể một khi hội đủ nhân duyên thì tạo thành con người, thú vật, cây cỏ, núi sông, nhà cửa, xe cộ, mặt trăng, mặt trời…

Nhưng khi duyên tan, duyên hết thì từ thế giới Hiện tượng trở lại với ---> tự tánh bản thể ban đầu.

Đó chính là Tùy duyên Bất biến.


Bởi vậy con người này chết con người khác sinh, hành tinh này sinh có hành tinh khác diệt cho nên không có gì thật sinh hay thật diệt cả mà chỉ nằm trong chu kỳ sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận mà thôi.

Đây cũng là ý nghĩa của chữ Như Lai Tạng bởi vì Như là bất động,

bất biến tức là thể tánh chơn như
, Lai là tùy duyên mà biến hóa tạo tác, còn Tạng là cái kho chứa những chủng tử,

---> hạt giống để duyên khởi ra bốn khoa vô cùng vô tận."
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải - Lê Sỹ Minh Tùng [smile]


(2) TÔI BIẾT NƠI VÔ MINH ĐẾN [smile] .. khi mà VM NỔI GIẬN [smile] . hay là KHI VÔ MINH HỎI OM XÒM [smile]

đúng là cái BÚA của ngài TH .... rất hợp với VM ...


CẢNH DUYÊN không tốt xấu [smile]

Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"

Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."

Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?"

Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi?

Vọng tình đã chẳng khởi ---> chân tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay." - Đạo Tín - Pháp Dung



ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
ha ha ha [smile]

VM hôm nay tiến bộ nhỉ [smile] .. .hỏng nổi giận [smile] ... vậy thì VM chịu khó học hỏi trả lời luôn: CẢNH LÀ GÌ ? [smile] ...

(1) Tùy Duyên Bất Biến [smile] ---> Thất Đại Hoàn Nguyên

Vì tất cả sự tác dụng qua lại này chỉ là thế giới Hiện tượng tức là thế giới sinh diệt trong khi thế giới của Bản thể tức là thế giới vô vi thanh tịnh mới chính là cội nguồn phát sinh ra thế giới hiện tượng này.

Đó là Bất biến Tùy duyên nghĩa là từ thế giới Bản thể một khi hội đủ nhân duyên thì tạo thành con người, thú vật, cây cỏ, núi sông, nhà cửa, xe cộ, mặt trăng, mặt trời…

Nhưng khi duyên tan, duyên hết thì từ thế giới Hiện tượng trở lại với ---> tự tánh bản thể ban đầu.

Đó chính là Tùy duyên Bất biến.


Bởi vậy con người này chết con người khác sinh, hành tinh này sinh có hành tinh khác diệt cho nên không có gì thật sinh hay thật diệt cả mà chỉ nằm trong chu kỳ sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận mà thôi.

Đây cũng là ý nghĩa của chữ Như Lai Tạng bởi vì Như là bất động, bất biến tức là thể tánh chơn như, Lai là tùy 247 duyên mà biến hóa tạo tác, còn Tạng là cái kho chứa những chủng tử, hạt giống để duyên khởi ra bốn khoa vô cùng vô tận.


(2) TÔI BIẾT NƠI VÔ MINH ĐẾN [smile] .. khi mà VM NỔI GIẬN [smile] . hay là KHI VÔ MINH HỎI OM XÒM [smile]

đúng là cái BÚA của ngài TH .... rất hợp với VM ...


CẢNH DUYÊN không tốt xấu [smile]

Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"

Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."

Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?"

Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi?

Vọng tình đã chẳng khởi ---> chân tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay." - Đạo Tính - Pháp Dung



ờ mà đúng hông? [smile]
Mô Phật.- ĐÚNG.

sen3.webp
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Có một thứ,
Không sinh, không diệt,
Không biến đổi,
Không có hình tướng,
Không thể nắm bắt,
Nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi,
Luôn hiện hữu,
Nhưng không thể thấy,
Không thể nghe,
Không thể ngửi,
Không thể nếm,
Không thể sờ.

Đó là gì?
adida.webp
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
Có một thứ,
Không sinh, không diệt,
Không biến đổi,
Không có hình tướng,
Không thể nắm bắt,
Nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi,
Luôn hiện hữu,
Nhưng không thể thấy,
Không thể nghe,
Không thể ngửi,
Không thể nếm,
Không thể sờ.

Đó là gì?
Biết chết liền...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Con người phải DỰA vào TƯỚNG NGÔN THUYẾT để diễn tả cái KHÔNG nên KHÔNG thành CÓ cái gì KHÔNG.

Đức Phật bảo:
- Này đồng tử! Với cái KHÔNG, há lại CÓ Pháp mà nói ở trong đó CÓ???

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:

- Bạch Thế Tôn! KHÔNG.!,
. Cái KHÔNG??? Vì dùng LỜI NÓI (diễn đạt) cho nên CÓ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khi ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Đức Phật :

- Bạch Thế Tôn! VÔ VI là CẢNH GIỚI gì?

Đức Phật dạy:

- Này đồng tử! Vô vi là cảnh giới không nghĩ lường được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:

- Bạch Thế Tôn! Cảnh giới không nghĩ lường được là cảnh giới của Phật.

Vì sao vậy?
Vì trong cảnh giới không nghĩ không lường thì không có văn tự. Vì không có văn tự nên không có biện thuyết. Vì không có biện thuyết nên dứt bặt các ngôn luận.

Vì dứt bặt ngôn luận nên đó là cảnh giới Phật.
 
Last edited by a moderator:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Khi ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Đức Phật :

- Bạch Thế Tôn! VÔ VI là CẢNH GIỚI gì?

Đức Phật dạy:

- Này đồng tử! Vô vi là cảnh giới không nghĩ lường được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:

- Bạch Thế Tôn! Cảnh giới không nghĩ lường được là cảnh giới của Phật.

Vì sao vậy?
Vì trong cảnh giới không nghĩ không lường thì không có văn tự. Vì không có văn tự nên không có biện thuyết. Vì không có biện thuyết nên dứt bặt các ngôn luận.

Vì dứt bặt ngôn luận nên đó là cảnh giới Phật.
Mô Phật
tiểu1.webp
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Trích KINH KIM CƯƠNG :

"...Bạch đức Thế Tôn ! Không ạ...Cứ như ý con đã hiểu lời Phật nói,thì Phật ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, KHÔNG CÓ PHÁP GÌ ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM DIỂU TAM-BỒ -ĐỀ Cả .
Phật nói : như thế đó, chính như thế đó,này ông Tu-bồ -đề ! THỰC KHÔNG CÓ PHÁP GÌ KHIẾN CHO NHƯ LAI ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM -BỒ ĐỀ Cả . Này ông Tu-bồ-đề !Nếu có pháp gì khiến cho Như Lai được đạo a-lốc đa-la tam diểu tam -bồ đề thì đức Phật Nhiên Đăng đã không thụ kí cho ta rằng; "Sang đời sau này,ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni" Vì thực không có pháp gì khiến cho ta được đạo a-lốc đa-la tam-diểu tam-bồ -đề, cho nên đức Phật Nhiên Đăng mới thụ kí cho ta mà nói thế này :" Sang đời sau này, ông sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni". Bởi cớ sao thế ? VÌ NHƯ LAI ĐÓ TỨC LÀ CÁI NGHĨA NHƯ NHƯ CỦA MỌI PHÁP. Nếu có người nào nói rằng: Như Lai được đạo a-lốc đa-la tam-diểu tam-bồ-đề thì ông Tu-bồ-đề này ! THỰC KHÔNG CÓ PHÁP GÌ KHIẾN CHO PHẬT ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM-BỒ-ĐỀ đâu.Ông Tu-bồ-đề ơi ! Cái đạo a-lốc đa-la tam-diểu tam bồ-đề MÀ NHƯ LAI ĐÃ ĐƯỢC ĐÓ Ở TRONG ĐÓ KHÔNG THỰC CŨNG KHÔNG HƯ, Vì thế cho nên NHƯ LAI NÓI HẾT THẨY PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP. Ông Tu-bồ-đề ơi! cái mà ta nói là HẾT THẨY PHÁP ĐÓ,TỨC LÀ KHÔNG PHẢI HẾT THẨY PHÁP .
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Bài 9- Bản Thể & Hiện Tượng Tâm (Kiến giải của VQ về TÂM).

Kính các Bạn. Như trên chúng ta thấy: TÂM có 2 phần.- Chân & Vọng. Nhưng thật ra:

Tâm như thế cũng không được! Tâm không như thế cũng không được.

Nghĩa là :

  • Nói là "Vọng Tâm" cũng không đúng !
  • Nói là "Chơn Tâm" cũng không đúng !

Vì là "Toàn Vọng tức Chân".
Cũng với Ý này. Thiền Sư Viên Minh có bài thơ.- Bờ Mê - Bến Giác:

Thế gian ơi, đời vẫn là cuộc lữ
Bước đi - về như huyễn cũng như chân
Thấy Niết-bàn trong sinh tử phù vân
Ai ngờ được bờ mê là Bến Giác!
(TS. Viên Minh)

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? B_mzo10

Cũng với ý này. Đức Phật dạy ở kinh Thủ lăng nghiêm: "Ngôn vọng hiển chư Chân. Vọng Chân đồng nhị Vọng". Ý là dù nói Vọng Tâm hay Chân Tâm. Nhưng rốt cục Vọng Chân đều là Vọng ! Vì tất cả đều là hiện tướng của Chân Như, là Bất Nhị.- Chẳng qua :

  • Chân Tân là CÁI HÌNH.
  • Vọng Tâm là CÁI BÓNG.

Thế nào là hình và bóng ?

Thí dụ 1:

Ví như Bản thể là con vật, do các duyên ánh sáng, giá thể, v.v... mà hiện ra cái bóng.- Cái bóng là Hiện Tướng (hoặc hiện tượng).

Thí dụ 2: Ví như có 1 khối vàng 24k.(ví cho bản thể). Người thợ kim hoàng chế tác ra con sư tử, lúc ấy đầu sư tử, mắt, chân, tai, răng, móng sư tử v.v...là Hiên Tướng do duyên chế tác mà thành con sư tử vàng.- Hiện tướng đầu sư tử, mắt, chân, tai, răng, móng sư tử v.v...sai khác, nhưng bản chất (bản thể) vẫn là vàng 24k.

Thí dụ 3: Ví như Biển là Bản Thể. Do các duyên Gió, thời tiết v.v... mà hiện tướng sóng, mòi, bong bóng, bọt v.v... trên mặt biển. hiện tướng sóng, mòi, bong bóng, bọt v.v...có sai khác theo duyên (tuỳ duyên). Nhưng bản chất luôn là nước biển không sai khác (bất biến)

TÂM cũng vậy: CHÂN NHƯ, TÁNH KHÔNG là BẢN THỂ TÂM. Mà TRÍ, THỨC, Ý, TÁNH GIÁC v.v... là HIỆN TƯỢNG TÂM.

* Cổ Đức thương phân chia ra Thể- Tướng- Dụng.

  • Chân Như, Tánh Không là THỂ.
  • TRÍ, THỨC, Ý, TÁNH GIÁC v.v...là TƯỚNG.
  • Thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) là DỤNG.

* Bản Thể, thì BẤT BIẾN. (Bát bất: Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất khứ, bất lai)

* Hiện Tượng thì tuỳ duyên .- Là pháp duyên sanh nên phải bị chi phối của định luật Thành, trụ, hoại, không.

* BẢN THỂ & HIỆN TƯỢNG không tách rời nhau. Nghĩa là: Bản Thể nào cũng có Hiện Tượng (mới gọi là Bản Thể). Hiện tượng nào cũng có Bản Thể (nếu không có bản thể thì không thể có hiện tượng).

* loại bỏ cái này thì không thể có cái kia.- Ví như bỏ sóng mà tìm nước thì không biết nước gì- Ngược lại bỏ nước mà tìm sóng thì ảo vọng rồi vậy.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Bài 10- Tâm Chân Như.

Tâm Chân Như chính là Chân Tâm- Bổn Tánh, là thực tại, cội nguồn của Phật- Chúng sanh- Tâm


Định nghĩa tổng quát:

* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.

* Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.

* Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:

“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”

Những từ khác về “Chân Như”—Other terms for “Bhutatathata”

Chân Thực Như Thường: The eternal reality.
Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.
Phật Tánh: Buddha-nature.
Pháp Thân: Dharmakaya.
Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.
Thực Tướng: Reality.
Pháp Giới: Dharma-realm.
Pháp Tính: Dharma nature.
Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

* Những từ ngử khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường . Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêng, vắng lặng mà mầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng. Tịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di Đà. Khổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn Như. Chơn Như, Pháp Tánh hay Phật Tánh có vô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội Huân: Chân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánh mà phát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởng lý vô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

Tuy rằng Tâm Chân Như, theo chư Tổ gợi ý khó dùng ngôn ngữ, suy lường mà biết được. Nhưng Đức Phật vẫn có nhiều phương tiện để hiển bày. Như câu chuyện Phật khai thị cho Tôn giả Câu Hy La, sau:

Tích Tôn Giả Câu Hy La- Thể Nhập Chân Như.

Trong kinh Xá Lợi Phất Bản Mạc có chép vè vị Tôn Giả này như sau:

Ông là cậu của ngài Xá lợi Phất, tên là Câu Hy La. Vào một hôm, Câu Hy La luận nghị vói chi là bà Xá Lợi, nhưng chẳng sao có thể bì kịp. Óng bèn nghĩ rằng: Đây chẳng phải do ức của chị ta, ắt phải có một đại trí giả, gá vào bào thai của chị ta, gói lõi qua trung gian cúa me. Vị này chưa sanh mà đã như vậy rồi, ắt về sau sẽ là một bậc có trí huệ đại siêu ”.
Suy nghĩ như vậy rồi, ông sanh tâm kiêu mạn, tật đố, nên liền hạ quyết tâm xuất gia làm Phạm Chí, để được họ thuật nhiều các kinh the nghia. Ông tìm đến xứ Nam Trúc,
tham cúu kinh the. Có nguõi hỏi ông “Muon học nhữg kinh gì?” Ông không chút ngần ngạiđáp rằng: “Ta muốn học đủ cã 18 bộ kinh”. Lai có nguói nói với ông rằng suốt một đời nguói học cho thông suốt một bộ kinh còn khó, huống nữa là học đủ 18 bộ kinh”.
Mặc dù nghe như vậy, ông vẫn không sờn lòng, và phát thệ rằng: “Ta đã bị nguói làm nhục nên ta quyết chẳng cắt móng tay, ta quyết tâm hoc thông suốt hết cã 18 bộ kinh”. Nguói ngoài thấy ông để móng tay dài nên gọi ông là Phạm Chí Trường Trảo.
Trường Trảo dồn hết nghị lực học thông suốt hết cả 18 bộ kinh, rồi dùng trí huệ phá các nghĩa của các luận sư đương thời.
Một hôm, Trường Trão trở về quê cũ, hỏi thăm tin túc về bà chi. Có nguồi nghe ông hói “Chi ta sanh rồi, nay ở đâu?” Liền trả lời: “Con trai cúa chị ông khi minh vừa 8 tuổi đã thông suốt hêt các kinh the; đến năm 16 tuôi đã luận nghị vô ngai thắng hết các luận sư danh tiếng. Hiện nay có minh đạo nhân tên là Cù Đàm, thuộc dòng họ Thích, thu nhận con của chị ông làm đệ tử”.
Trường Trảo nghe xong liền sanh tâm kiêu mạn chẳng tin sự viêc có thể xáy ra như vậy, bên nói với nguõi kia rằng: “Con cúa chi ta thông minh xuất chúng, như vậy đạo nhân Cù Đàm đã dùng tà thuật gì mà dụ dỗ cháu của ta cạo đầu. làm đệ......... tử?”
Nói xong ông liền đi đến chỗ Phât để hỏi cho ra lẽ. Lúc bấy giờ, ngài Xá Lợi Phất vừa mới thọ giới được nữa tháng, đang đứng hầu bên Phật.
Trường Trão nghe Phật hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, dấy niệm rằng: “Trí huệ của ta ví như biển cả mênh mông, có công năng phá được hết thảy các luận nghị. Ta hãy hỏi thử xem đąo nhân Cù Đàm dã dùng luận ngh¡ gì mà thu phục được con của chi ta làm đệ tử?”
Suy nghĩ như vây rồi, ông bèn nói vói Phật rằng: “Này ông Cù Đàm! Hết thày pháp ta đều chẳng thọ. Ý ông nghi sao?”.- Nghĩa là: Mắt thấy sắc không thọ. Tai nghe tiếng không thọ. Mũi ngửi mùi không thọ. Lưỡi nếm vị không thọ. Thân xúc chạm không thọ. Não với Ý thức không thọ.-
Phật đáp: „Hết thảy pháp ngươi đều chẳng thọ. Như vậy, ngươi có thọ kến chấp ấy không?”(nghĩa là chấp Tâm niệm không thọ.)
Lúc bấy giò Trường Trão như con ngựa tốt, vừa thấy bóng roi liền chąy về đúng đuòng. Ông liền xã bỏ tâm kiêu mąn, cúi đầu suy nghĩ “Đã nói chẳng thọ hết thảy pháp, thì làm sao ta thọ kiến chấp ấy được?”
Nghĩ như vậy rồi, ông liền nói vói Phật răng: “Này ông Cù Đàm! Hết thảy pháp ta đều chẳng thọ, kể luôn cả kiến chấp ấy ta cũng chẳng thọ nữa”.
Phật dąy: “Ngươi nói hết thảy các pháp nguoi đều chẳng thọ, đến kiến chấp chẳng thọ đó ngươi cũng chẳng thọ luôn. Như vậy, thì Tâm Bình Đẳng đâu có gì khác "hư không" đâu.- mà ngươi sanh kiêu mąn?” (Ý là khế hợp Chân Như).
Trường Trão biết mình tự mâu thuẫn với chính mình, sanh tâm cung kính Phật, và tự nghĩ rằng: “Ta rớt vào chỗ mâu thuẫn rồi, Phật chẳng vąch trần chỗ mâu thuẫn nơi ý nghĩ của ta; Phật cũng chẳng nói gì trái vói ý nghĩ của ta cả. Thế mới biết tâm Phật thật nhu nhuyễn, thanh tịnh. Hết thảy ngôn ngữ luận nghị đều diệt mới là đąi thâm pháp, là pháp thanh tịnh bậc nhất, chẳng lỗi lầm”. Trường Trẵo rõ biết Phật thuyết pháp chi nhầm đoąn tà kiến cho riêng mình, nên đang ngồi tại chỗ mà ông đã xa lìa được trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. (hết trích).

Đây là ý chỉ của câu kinh Kim Cang mà Đức Phật dạy. Sanh Tâm và Hàng phục Tâm (để trở về Chân Như Tâm).

Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát Ma-ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

Nghĩa là:
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia.

Tâm Chân Như là Thế: Bình Đẳng như hư không, không trụ tất cả chỗ.

Như bài kệ:

Giải thoát, đại giải thoát,
Chỉ là Tâm tự tại.
Ngoài không nhiễm sắc, thinh,
Trong không sanh vọng niệm.
Tâm cảnh đều quên hết,
Niệm niệm vào Vô sanh.
Chỗ nào tâm vướng mắc.
Tự tại vô sở đắc,
Ấy vô vị chân nhân,
Giải thoát không nghĩ bàn.

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Channh11

Bạn Hoàng, có bài luận về Chân Như Tâm:

  • Chân tâm và chơn như
Chân tâm và chơn như là hai khái niệm quan trọng trong Phật giáo, chỉ về bản thể của vũ trụ và của chúng sanh.
  • Trong Phật giáo Tiểu thừa, chân tâm thường được gọi là "tâm", "tâm bản nhiên", "tâm thanh tịnh",... Nó được hiểu là cái tâm vốn không sinh, không diệt, không biến đổi, là bản thể của chúng sanh.

  • Trong Phật giáo Đại thừa, chân tâm thường được gọi là "chơn như", "thể tính chân thật", "tính giác",... Nó được hiểu là thể tính chân thật của vũ trụ, là bản thể của tất cả các pháp.
Mặc dù có những cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất, chân tâm và chơn như đều chỉ một thực tại tối hậu, là nguồn gốc của mọi hiện tượng. Hai khái niệm này đều được sử dụng để chỉ cái thực tại vượt ngoài mọi khái niệm, ngôn từ, không thể dùng tri thức thông thường để hiểu biết.

Có một điểm khác biệt nhỏ giữa hai khái niệm này trong Phật giáo Đại thừa. Trong Phật giáo Đại thừa, chân tâm được coi là tiềm năng giác ngộ của chúng sanh, còn chơn như được coi là bản tính Phật, là trạng thái giác ngộ của chư Phật.

Ví dụ về sự tương đồng giữa chân tâm và chơn như:
  • Chân tâm và chơn như đều là thực tại tối hậu, là nguồn gốc của mọi hiện tượng.

  • Chân tâm và chơn như đều vượt ngoài mọi khái niệm, ngôn từ, không thể dùng tri thức thông thường để hiểu biết.

Ví dụ về sự khác biệt giữa chân tâm và chơn như trong Phật giáo Đại thừa:
  • Trong Phật giáo Đại thừa, chân tâm được coi là tiềm năng giác ngộ của chúng sanh, còn chơn như được coi là bản tính Phật, là trạng thái giác ngộ của chư Phật.
Mối quan hệ giữa chân tâm và Phật tánh:
  • Phật tánh là bản tính Phật, là tiềm năng giác ngộ của chúng sanh.

  • Chân tâm là bản thể của vũ trụ, là thể tính chân thật của tất cả các pháp.

  • Vì vậy, Phật tánh và chân tâm là một thực tại duy nhất, nhưng được thể hiện ở hai khía cạnh khác nhau: khía cạnh tiềm năng (Phật tánh) và khía cạnh hiện thực (chân tâm).

  • Ý nghĩa của việc chứng ngộ chân tâm:

  • Chứng ngộ chân tâm là đạt được trạng thái giác ngộ, là thấu hiểu được bản chất của vũ trụ và của chúng sanh.

  • Chứng ngộ chân tâm là đạt được sự giải thoát, là thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não.
  • Chân không Diệu hữu
Chân không Diệu hữu là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo, chỉ về sự đồng nhất giữa chân không và diệu hữu.

Mối quan hệ giữa chân không và diệu hữu:
  • Chân không là sự không có, là sự trống rỗng, là sự vắng bặt của mọi hiện tượng.

  • Diệu hữu là sự có, là sự tồn tại, là sự hiện hữu của mọi hiện tượng.
Chân không và diệu hữu không đối lập nhau mà là một. Chân không là thể của diệu hữu, diệu hữu là tướng của chân không.
  • Nói cách khác, chân không là bản chất của mọi hiện tượng, còn diệu hữu là biểu hiện của bản chất đó.
  • Chân không vô hữu hay ngoan không
Chân không vô hữu là một khái niệm sai lầm về chân không. Chân không không phải là sự không có, là sự trống rỗng tuyệt đối. Chân không là sự trống rỗng của mọi hiện tượng, nhưng nó vẫn có thể chứa đựng mọi hiện tượng.

Ngôn từ không thể diễn tả được chân không một cách trọn vẹn. Vì vậy, có người gọi chân không là “ngoan không”, nghĩa là không thể dùng ngôn từ để diễn tả.

  • Phật tánh và tâm sở đắc
Phật tánh là bản tính Phật, là tiềm năng giác ngộ của chúng sanh. Tâm sở đắc là những tâm sở, những trạng thái tâm lý mà chúng sanh đạt được trong quá trình tu tập.

Nếu người tu hành thấy tánh thì tâm sở đắc sẽ rơi vào trạng thái "vô niệm". Vô niệm không phải là không có niệm, mà là không có niệm phân biệt, chấp trước.

Trạng thái vô niệm là trạng thái tâm thanh tịnh, sáng suốt, không bị ô nhiễm bởi những vọng tưởng, phiền não. Đây là trạng thái mà chúng sanh có thể chứng ngộ được chân lý, đạt được giác ngộ.

Ý nghĩa của việc đạt được trạng thái vô niệm:
  • Vô niệm không phải là không có niệm, mà là không có niệm phân biệt, chấp trước.

  • Trạng thái vô niệm là trạng thái tâm thanh tịnh, sáng suốt, không bị ô nhiễm bởi những vọng tưởng, phiền não.

  • Trạng thái vô niệm là trạng thái mà con người có thể chứng ngộ được chân lý, đạt được giác ngộ.
(VQ tạm mượn)
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Đối CẢNH vô tâm chớ HỎI Thiền.
Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử

Vô Tâm ở câu trên đây KHÔNG PHẢI là TÂM, hay là TÂM KHÔNG. (smile)

Vô Tâm là CẢNH vô tâm.

Đối CẢNH vô tâm HỎI Thiền làm gì???

Cũng như "Đối với cái TÊN gọi HỎI làm gì???"

cảnh vô tâm ---> là cảnh [smile]

tâm vô cảnh ---> thì là tâm [smile]

đối cảnh vô tâm .---> thì là tâm vô cảnh [smile]

"Chân tâm thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, --> vốn sẵn có nơi chúng sinh.

Nhưng vì chúng sinh mê lầm, ---> không tự nhận biết được, si cuồng chấp có thân tâm ta và sự vật ở ngoài ta, chạy theo trần cảnh mà phát sinh phiền não, đắm trước, tạo ra vô số tội lỗi; rồi theo nghiệp lực, quả báo mà luân chuyển trong sinh tử luân hồi." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

thuvienhoasen.org


cho nên DUY THỨC mới nói là

tam tánh tam lượng --> thông tam cảnh [smile]

tam giới luân thời, di khả tri [smile]

tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

thiện ác lâm thời biệt phối chi

3 tánh, 3 tư lượng của con người thông với 3 cảnh ... khơi dậy các tâm vương ..và 51 tâm sở cùng khơi lên [smile]

---> và đó chính là hiện tượng tam giới [smile]


do đó .. đối cảnh vô tâm [smile] ... cũng tức là hiện tượng mà Đại Thừa Khởi Tín Luận miêu tả: LÌA TÂM không có cảnh giới 6 trần [smile] ...

ờ mà ddusng hông? [smile]
Hê hê, phải hỏi có sai chỗ mô không (chớ nói rằng ờ có đúng không?)

Trong Thiền tông có một thuật ngữ "Tâm cảnh nhất như" nghĩa là tâm, cảnh vô phân biệt (hay tâm đồng nhất cảnh) không chủ không khách, không đối tượng không chủ thể, không phương tiện cũng không cứu cánh là cửa vào Cảnh sở quán (Nhân duyên quán).

Tâm như gương sáng (Vô niệm), cảnh bất cấu bất nhiễm (vô trú) mới chánh tri được chỗ như thực (vô tướng) là pháp môn Thiền định.
Nếu không có Tâm (Vô tâm) thì cảnh bất hiện thì Thiền chỗ mô ra. Dụ như người đang đói mờ mắt , hay khổ đau tột cũng thì Thiền với Quán cái...cóc gì (Phải đợi ăn cho no; khổ đau dịu bớt đã)
Vậy nên mới nói "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

Hề hề, Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 11- Vô Tâm.

Tắc thứ 41 trong Vô Môn Quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ Đề Ðạt Ma và Huệ Khả.
Bồ Đề Ðạt Ma ngồi nhìn vách tường. Sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói:
- Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con.
Ðạt Ma bảo:
- Ðưa tâm cho ta, ta sẽ an cho.
Sư đáp:
- Con không thấy tâm đâu cả
Ðạt Ma đáp:
- Ta đã an tâm cho con. (hết trích)

Ồ ! Thiền Tông thấy là - Vô Tâm ư ?
h_khe101.webp


Tuyệt Quán Luận của Tổ Đạt Ma có đoạn:

Bấy giờ Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói. Duyên Môn đứng dạy thưa:

- Cái gì gọi là tâm? Thế nào là an tâm?

- Người chẳng cần cho rằng phải có cái tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế chính là an đó.

- Nếu như chẳng có Tâm, làm sao có thể học Đạo?

- Đạo chẳng phải do tâm niệm, thì há cần tâm ư.

3.

- Nếu chẳng lấy tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để suy nghĩ?

- Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt trái Đạo. Vô niệm tức vô tâm. Vô tâm tức là Chân Đạo.

- Tất cả chúng sinh thực đều có tâm chăng?

- Nếu chúng sinh thực có Tâm, ắt sinh điên đảo. Chỉ vì ở nơi vô tâm mà lấy làm có Tâm, nên sinh ra vọng tưởng.

- Vô tâm có những gì?

- Vô tâm tức là vô vật. Vô vật tức là thiên chân. Thiên chân tức là Đại Đạo.
(hết trích)


Vâng ! Quán Tâm Pháp của Thiền Tông, đến chỗ rốt ráo thì lại là VÔ TÂM.

Thế nào là thật nghĩa của Vô Tâm ?

* Vấn đề VÔ TÂM trong Đạo Phật.

Đối với người thế gian. Thông thường khi họ nói: Anh đó "vô tâm", vô trách nhiệm. hoặc thằng đó "sống vô tâm". Thì đó là mang ý nghĩa chỉ một người thiếu suy nghĩ, cấu thả, không trách nhiệm với hành vi của mình ! Chữ VÔ TÂM mà Đạo Phật nói ở đây, hoàn toàn khác biệt với chữ "vô Tâm" của người thế gian (nói ở trên).

Vậy:

  • VÔ TÂM trong Đạo Phật là gì ?
  • Rốt cuộc Có Tâm hay Vô Tâm ?

- Ở kinh Hoa Nghiêm. Phật dạy "Nhất thiết duy tâm tạo " Vậy là Có Tâm (tạo) chăng ?

- Ở kinh Kim Cang Bát Nhã Phật dạy " tâm quá khứ tìm không có, tâm hiện tại tìm không có và tâm vị lai tìm cũng không có." Vậy là không có Tâm chăng ?

Thật ra. Muốn hiểu được vấn đề này. Chúng ta cần thiền quán về VÔ TÂM.

+ Vọng Tâm.- Phật nói là Tìm không thấy !

+ Chân Tâm.- Tổ nói là Minh Tâm- kiến Tánh. (Cũng tìm không thấy)

* Tổ nói: Tìm không thấy.- Là ta đã an Tâm cho ông rồi đó.

Kính các Bạn.- Bác Trừng Hải chia sẻ thiền quán như vậy về vấn đề "vô Tâm" này...Thật là Vô lượng công đức...
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hê hê, phải hỏi có sai chỗ mô không (chớ nói rằng ờ có đúng không?)

Trong Thiền tông có một thuật ngữ "Tâm cảnh nhất như" nghĩa là tâm, cảnh vô phân biệt (hay tâm đồng nhất cảnh) không chủ không khách, không đối tượng không chủ thể, không phương tiện cũng không cứu cánh là cửa vào Cảnh sở quán (Nhân duyên quán).

Tâm như gương sáng (Vô niệm), cảnh bất cấu bất nhiễm (vô trú) mới chánh tri được chỗ như thực (vô tướng) là pháp môn Thiền định.
Nếu không có Tâm (Vô tâm) thì cảnh bất hiện thì Thiền chỗ mô ra. Dụ như người đang đói mờ mắt , hay khổ đau tột cũng thì Thiền với Quán cái...cóc gì (Phải đợi ăn cho no; khổ đau dịu bớt đã)
Vậy nên mới nói "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

Hề hề, Trừng Hải

ha ha ha [smile]

kính bác TH 3 ly trà [smile] ... [smile]

CĂN + Trần ---> Thức [smile]

CẢNH: theo định nghĩa .. thì cảnh là nơi tâm vịn vào [smile] - Tự Điển Phật Học Thiện Phúc

do đó ... cảnh mà TÂM hỏng vịn vào .... thì cần hỏi thiền làm gì ? .... phải không ? ... vì cảnh đó không cần có sự chú tâm .. [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên