Hề hề.
Chắc chủ đề này chẳng hấp dẫn như ngắm cảnh non xanh, nước biếc. Hãy như trai "muốn" vợ, gặp gái "thèm" chồng.
Chợt nghĩ tới mấy tay đầu bếp: kẻ tài cao thì đồ ế cũng thành đồ tươi; mà kẻ vụng chèo thì đồ tươi lại thành đồ ế !
6 chữ: Thế, Tướng, Tánh, Dụng, Danh và Pháp.
Rốt cục nghĩa lý của nó là gì ?
Đã nói về nghĩa thì chẳng thể bàn được, chỉ ngay nơi từng hoàn cảnh mà trực nhận. Nay miễn cưỡng phải bàn, thì sẽ cố nói thật ngắn gọn ( một là vì hiểu biết chẳng có, hai là vì nói ít sai ít ! hề hề).
Nay lấy 2 pháp bất kỳ 1 hữu vi, 1 vô vi mà bàn vậy: Bàn và Niết Bàn.
Hề hề.
Pháp "Bàn" lấy "bàn" làm tướng, làm danh; lấy "không bàn" làm thể; lấy "chướng ngại" làm dụng; lấy "không chướng ngại" làm tánh. Bao hàm thể, dụng, tánh, tướng thì gọi là Pháp.
Tướng của Bàn, chẳng thể tự nó phát hiện, phải nhờ tướng của pháp khác. Danh của Bàn chẳng thể tự nó kiến lập, phải nương danh của pháp khác.
Pháp "Niết Bàn" lấy "thường, lạc, ngã, tịnh" làm tướng, làm danh; lấy "phi thường, phi lạc, phi ngã, phi tịnh" làm thể; lấy "dung thông" làm dụng; lấy "như thị" làm tánh. Bao hàm thể, dụng, tánh, tướng thì gọi là Pháp.
Tướng của Niết Bàn tự nó phát hiện, chẳng nhờ tướng của pháp khác. Danh của Niết Bàn tự nó lập hay chẳng lập đều được; nên nói nương hay chẳng nương đều được !
Hề hề.
Mộ Phần.