- Tham gia
- 29/8/09
- Bài viết
- 726
- Điểm tương tác
- 342
- Điểm
- 63
63. THIỀN SƯ ÐẠO LÂM (? – 1203)
Chùa Long vân, làng Siêu loại, Long phước (1). Người Cửu cao, Chu diên (2), họ Tăng sớm mộ Không tôn (3), chỉ hạnh thuần khiết. Ban đầu, Sư theo Pháp Dung chùa Hương nghiêm thọ nghiệp. Trải qua nhiều năm, mật nhận tâm ấn, bèn được chính Dung giao phó đèn Tổ, tùy chỗ thắp sáng, theo cơ giúp việc, lợi người không ít.
Ðến tháng 5 năm Quý hợi Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203), Sư ngồi kiết già mà mất.(4)
_________________
64.THIỀN SƯ DIỆU NHÂN (1042-1113)
Viện Hương hải, làng Phù đổng, Tiên du. Cô tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Yết Vương (1), bẩm tính hiền thục, ngôn hạnh có pháp. Vua Lý Thánh Tôn nuôi ở trong cung. Ðến tuổi cập kê, vua gả cho thâu mục Chân đăng họ Lê. Họ Lê mất, tự thề ở vậy giữ nghĩa không tái giá.
Một hôm than rằng: "Ta xem thế gian, hết thảy các pháp cũng như mộng huyễn, huống gì bọn phù vinh có thể nương tựa được sao?"
Do đó, đem cho sạch các đồ trang sức, xuống tóc xuất gia, đến thọ Bồ tát giới với Chân Không tại làng Phù đổng, học hỏi tâm yếu. Chân Không vì vậy ban hiệu và cho phép trụ trì tại ni viện. Cô giữ giới, hành thiền, đạt được Tam ma địa, thật là bậc tôn túc trong hàng ni chúng. Có ai đến cầu học, cô tất đem Ðại thừa ra giảng dạy và nói: "Chỉ trở về nguồn tự tính, thì đốn tiệm có thể tùy đó mà thể nhập, hãy thường tịch tịnh, tránh xa thanh sắc, ngôn ngữ"
Có học trò hỏi: "Tất cả chúng sinh bệnh, cho nên ta bệnh (2), sao gọi là khi nào cũng tránh xa thanh sắc?"
Cô đem giáo nghĩa đáp: "Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, là người làm tà đạo, không thể thấy Như Lai" (3)(*)
Lại hỏi: "Sao gọi là ngồi yên" (4)
Cô đáp: "Xưa nay không đi"
Lại hỏi: "Sao gọi là không lời?"
Cô đáp: "đạo vốn không lời".
Ngày 01 tháng 6 năm Hội Tường Ðại Khánh thứ 4 (1113), cô cáo bệnh (5) nói kệ:
"Sinh, già, bệnh, chết
Từ xưa thường vậy
Muốn cầu thoát ly
Cởi trói thêm buộc
Mê mới tìm Phật
Lầm mới cầu thiền
Thiền Phật chẳng tìm
Ngậm miệng không nói" (6)(**)
Bèn gội tóc, rửa mình, ngồi kiết già mà tịch, thọ 72 tuổi.
___________________
Chú thích :
THIỀN SƯ ÐẠO LÂM
(1)
Cái tên Long Phúc được nhắc tới hai lần trong Thiền uyển tập anh một ở đây và một ở truyện Y Sơn tờ 70b1. Cứ vào thành phần cấu tạo nên nó, tức làng Siêu loại và Ðại thông trường, ta có thể xác định phần đất đó thuộc gồm hai huyện Siêu loại và Gia bình đời Nguyễn, tức huyện Thuận thành và phần bắc huyện Gia lương, tỉnh Hà bắc hiện nay.
(2)
Cương mục tiền biên 2 tờ 10b1-2 nói: ‘Huyện Chu diên đời Hán đặt thuộc quận Giao chỉ, đời Ðường đổi làm Diên châu, đời Lê là phủ Tam đái, nay tức là đất phủ Vĩnh tường, tỉnh Sơn tây". Nhưng cả Tùy thơ 21 tờ 7b8 lẫn Cựu Ðường thơ 41 tờ 42b11 đều nói Chu diên là đất quận Vũ bình thời trước. Mà ta đã khảo ra đất quận Vũ bình rơi vào khoảng tỉnh Hưng yên ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Tịnh Lực. Ngoài ra Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 13a1 và Thái bình hoàn vũ ký 170 tờ 10a5 lại ghi Chu diên ở về phía đông nam, trị phủ Giao châu, nghĩa là đóng phía nam thành phố Hà nội ngày nay. Chi tiết này Ðộc sử phương dư kỷ yếu cũng chép y lại. Như vậy Chu diên chắc phải nằm phía đông nam thành phố Hà nội, nhưng nó gồm phần đất những huyện nào?
Truyện Ðạo lâm đây nói Lâm "người Cửu cao, Chu diên". Mà cứ Ðại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 có ghi ba người đỗ tiến sĩ xuất thân từ làng Cửu cao "hạt Gia lâm". Ðây là Trần Văn Bính khoa năm 1505, Vũ Hữu Nghiêm khoa năm 1514 và Nguyễn Di khoa năm1532. Làng Cửu cao này đến khoảng năm 1685 thì đổi thành làng Thượng tốn bởi vì khoa năm đó có Ðỗ Công Bật "người hạt Thượng tốn", đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân đến con của Bật là Ðỗ Công Ðỉnh cũng là đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa 1706 và Ðỉnh lại ghi là người làng Thượng tốn hạt Gia lâm. Mà ta biết làng Thượng tốn là làng Cửu cao đổi ra, vì Ðại Việt lịch triều đăng khoa lục khi nói Trần Văn Bính là người làng Cửu cao, thì có chua thêm tức làng Thượng tốn.
Như vậy, làng Cửu cao, Chu diên nay là làng Thượng tốn, huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Ðịa phận của Chu diên do thế phải ăn thâm vào phần đất của huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Vùng Chu diên xưa từ đó có thể gồm phần đất của những huyện Gia lâm, tỉnh Bắc ninh và huyện Ðông yên, tỉnh Hưng yên ngày nay.
(3)
Tức chỉ Phật giáo, bởi vì toàn bộ tư tưởng Phật giáo được xếp thành hữu tôn, Không tôn và Tánh tôn mà Tánh tôn lại bao hàm cả hữu lẫn không tôn. Nhưng Tánh tôn và Không tôn lại bị "các Thiền gia lộn cho là cùng một tôn, một giáo", nên Phật giáo gọi là không tôn. Xem Tôn cảnh lục 34 tờ 616a6-617a4.
(4)
Truyện Tịnh Thiền tờ 68a7 nói: "Ðến khi Lâm mất rồi, Thiền bèn đi khắp chốn thiền tìm bạn học thêm". Mà Thiền mất vào năm 1139. Như vậy Lâm tối thiểu cũng phải mất trước năm đấy chừng mười năm, chứ đâu lại có chuyện mất vào năm 1203, nghĩa là sau khi Thiền chết những mười năm. Lại thêm vấn đề, niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu chỉ thấy ở Toàn thư B4 tờ 22b8 và 23a5, trong khi Ðại Việt sử lược 3 tờ 14a1 v.v… viết là Thiên Tư Bảo Hựu. Chúng tôi do thế nghi rằng có thể người hiệu đính bản in năm 1715 đã sửa thêm niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu đấy vào, mà là tự nguyên ủy có thể là Thiên Cảm Chí Bảo hay Chính Long Bảo Ứng. Vấn đề niên đại các vị sư ở đây thật là nan giải. Trừ khi tìm thêm những bia văn mới, ta mới có thể giải quyết một phần nào.
Chúng tôi hiện biết tính chất ngược ngạo phi lý của niên đại 1203 đấy, nhưng không thể đề nghị một cách có căn cứ một niên đại giả thiết nào mới, vì niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 2 đã nhằm đúng năm can chi của nó, tức năm Quý hợi, như Toàn thư đã có. Dẫu sao, ta phải giả thiết Lâm phải mất trước Thiền khoảng mười năm, tức có thể khoảng năm 1175.
---------------
NI SƯ DIỆU NHÂN
(1)
Tức Phụng Càn Vương, tước của Lý Nhật Trung do cha là Lý Thái Tôn phong vào năm 1035. Chữ Càn vì húy đời Trần, nên đổi ra chữ Yết. Toàn thư B6 tờ 30a2-3: "Cửa Cần, trước gọi là Càn, vì tránh húy nên làm Cần".
(2)
Duy ma cật sở thuyết kinh quyển trung tờ 544b21: "Dĩ nhất thiết chúng sanh bệnh, thị cố ngã bệnh".
(3)
Kim cang kinh:
"Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai".
(4)
Yến tọa, ngồi tĩnh lặng tư duy. Ở đây ám chỉ thiền thoại Tu Bồ Ðề yến tọa mà các thiền gia thường nhắc tới như sau: "Tu Bồ Ðề yến tọa trong một đống đá. Chư thiên mưa hoa tán thán. Tôn giả hỏi: "Trong hư không làm mưa hoa tán thán là ai đó?" Thiên trả lời: "Tôi là Phạm Thiên. Tôi tôn trọng Tôn giả khéo nói bát nhã ba la mật đa". "Ta đối với Bát nhã chưa từng nói một chữ, làm sao ngươi tán thán?" Thiên nói: "Tôn giả không nói, tôi cũng không nghe. Không nghe, không nói ấy là một chân thật về Bát nhã". Xem Giáo ngữ lục tờ 680a5.
(5)
Toàn thư B3 tờ 16a7-9: "(Hội Tường Ðại Khánh) năm thứ 4 (1113) mùa hạ tháng 6, phu nhân Châu mục châu Chân đăng công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên Ngọc Kiều là con gái lớn của Phụng Càn Vương. Thánh Tôn nuôi trong cung đến lớn, gả cho châu mục họ Lê Châu chân đăng. Họ Lê chết, cô tự thề ở góa, rồi xuất gia làm Ni. Ðến đó mất, thọ 72 tuổi. Thần Tôn tôn hiệu là Ni sư".
(6)
Bài kệ này Thái tôn hoàng đế ngự chế khóa hư quyển hạ tờ 33b 1-4 có chép và nói là bài kệ khuyên chúng của Trần Thái Tôn:
Sinh lão bệnh tử
Lý chi thường nhiên
Dục cầu giải thoát
Giải phược thiêm triền
Mê nhi cầu Phật
Hoặc nhi cầu thiền
Thiền giả bất cầu
Ðổ khẩu vong ngôn.
Những chữ in nghiêng là khác với chữ trong bản Thiền uyển tập anh ở đây. Với những chữ khác ấy, chúng tôi nghĩ rằng Trần Thái Tôn đã lấy lại bài kệ thị tịch của Ni sư Diệu Nhân, rồi đổi một vài chữ, để làm của mình, nhất là khi quan niệm "nhất hồi niêm xuất, nhất hồi tân" (mỗi hồi nêu ra, mỗi hồi mới) của các Thiền gia đời Trần đối với các công án cũ rất là phổ biến. Trần Nhân Tôn, khi có người hỏi sao mình cứ lập lại các công án cũ của người xưa như thế, đã trả lời: "Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi tân"
----------------
Chú thích của hungcom :
(*)
若 以 色 見 我 _ 以 音 聲 求 我
nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã
Nếu lấy sắc thấy Ta, hoặc lấy tiếng cầu Ta
是 人 行 邪 道 _ 不 能 見 如 來
thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai
người ấy hành tà đạo, chẳng thấy được Như Lai
(**)
生 老 病 死,
自 古 常 然。
欲 求 出 離,
解 縛 添 纏。
迷 之 求 佛,
惑 之 求 禪。
禪 佛 不 求,
杜 口 無 言。
Sinh lão bệnh tử,
Tự cổ thường nhiên.
Dục cầu xuất ly,
Giải phược thiêm triền.
Mê chi cầu Phật,
Hoặc chi cầu Thiền.
Thiền Phật bất cầu,
Đỗ khẩu vô nghiên (ngôn).
Chùa Long vân, làng Siêu loại, Long phước (1). Người Cửu cao, Chu diên (2), họ Tăng sớm mộ Không tôn (3), chỉ hạnh thuần khiết. Ban đầu, Sư theo Pháp Dung chùa Hương nghiêm thọ nghiệp. Trải qua nhiều năm, mật nhận tâm ấn, bèn được chính Dung giao phó đèn Tổ, tùy chỗ thắp sáng, theo cơ giúp việc, lợi người không ít.
Ðến tháng 5 năm Quý hợi Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203), Sư ngồi kiết già mà mất.(4)
_________________
THẾ HỆ THỨ MƯỜI BẢY
(CÓ BỐN NGƯỜI, MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)
(CÓ BỐN NGƯỜI, MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)
64.THIỀN SƯ DIỆU NHÂN (1042-1113)
Viện Hương hải, làng Phù đổng, Tiên du. Cô tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Yết Vương (1), bẩm tính hiền thục, ngôn hạnh có pháp. Vua Lý Thánh Tôn nuôi ở trong cung. Ðến tuổi cập kê, vua gả cho thâu mục Chân đăng họ Lê. Họ Lê mất, tự thề ở vậy giữ nghĩa không tái giá.
Một hôm than rằng: "Ta xem thế gian, hết thảy các pháp cũng như mộng huyễn, huống gì bọn phù vinh có thể nương tựa được sao?"
Do đó, đem cho sạch các đồ trang sức, xuống tóc xuất gia, đến thọ Bồ tát giới với Chân Không tại làng Phù đổng, học hỏi tâm yếu. Chân Không vì vậy ban hiệu và cho phép trụ trì tại ni viện. Cô giữ giới, hành thiền, đạt được Tam ma địa, thật là bậc tôn túc trong hàng ni chúng. Có ai đến cầu học, cô tất đem Ðại thừa ra giảng dạy và nói: "Chỉ trở về nguồn tự tính, thì đốn tiệm có thể tùy đó mà thể nhập, hãy thường tịch tịnh, tránh xa thanh sắc, ngôn ngữ"
Có học trò hỏi: "Tất cả chúng sinh bệnh, cho nên ta bệnh (2), sao gọi là khi nào cũng tránh xa thanh sắc?"
Cô đem giáo nghĩa đáp: "Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, là người làm tà đạo, không thể thấy Như Lai" (3)(*)
Lại hỏi: "Sao gọi là ngồi yên" (4)
Cô đáp: "Xưa nay không đi"
Lại hỏi: "Sao gọi là không lời?"
Cô đáp: "đạo vốn không lời".
Ngày 01 tháng 6 năm Hội Tường Ðại Khánh thứ 4 (1113), cô cáo bệnh (5) nói kệ:
"Sinh, già, bệnh, chết
Từ xưa thường vậy
Muốn cầu thoát ly
Cởi trói thêm buộc
Mê mới tìm Phật
Lầm mới cầu thiền
Thiền Phật chẳng tìm
Ngậm miệng không nói" (6)(**)
Bèn gội tóc, rửa mình, ngồi kiết già mà tịch, thọ 72 tuổi.
___________________
Chú thích :
THIỀN SƯ ÐẠO LÂM
(1)
Cái tên Long Phúc được nhắc tới hai lần trong Thiền uyển tập anh một ở đây và một ở truyện Y Sơn tờ 70b1. Cứ vào thành phần cấu tạo nên nó, tức làng Siêu loại và Ðại thông trường, ta có thể xác định phần đất đó thuộc gồm hai huyện Siêu loại và Gia bình đời Nguyễn, tức huyện Thuận thành và phần bắc huyện Gia lương, tỉnh Hà bắc hiện nay.
(2)
Cương mục tiền biên 2 tờ 10b1-2 nói: ‘Huyện Chu diên đời Hán đặt thuộc quận Giao chỉ, đời Ðường đổi làm Diên châu, đời Lê là phủ Tam đái, nay tức là đất phủ Vĩnh tường, tỉnh Sơn tây". Nhưng cả Tùy thơ 21 tờ 7b8 lẫn Cựu Ðường thơ 41 tờ 42b11 đều nói Chu diên là đất quận Vũ bình thời trước. Mà ta đã khảo ra đất quận Vũ bình rơi vào khoảng tỉnh Hưng yên ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Tịnh Lực. Ngoài ra Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 13a1 và Thái bình hoàn vũ ký 170 tờ 10a5 lại ghi Chu diên ở về phía đông nam, trị phủ Giao châu, nghĩa là đóng phía nam thành phố Hà nội ngày nay. Chi tiết này Ðộc sử phương dư kỷ yếu cũng chép y lại. Như vậy Chu diên chắc phải nằm phía đông nam thành phố Hà nội, nhưng nó gồm phần đất những huyện nào?
Truyện Ðạo lâm đây nói Lâm "người Cửu cao, Chu diên". Mà cứ Ðại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 có ghi ba người đỗ tiến sĩ xuất thân từ làng Cửu cao "hạt Gia lâm". Ðây là Trần Văn Bính khoa năm 1505, Vũ Hữu Nghiêm khoa năm 1514 và Nguyễn Di khoa năm1532. Làng Cửu cao này đến khoảng năm 1685 thì đổi thành làng Thượng tốn bởi vì khoa năm đó có Ðỗ Công Bật "người hạt Thượng tốn", đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân đến con của Bật là Ðỗ Công Ðỉnh cũng là đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa 1706 và Ðỉnh lại ghi là người làng Thượng tốn hạt Gia lâm. Mà ta biết làng Thượng tốn là làng Cửu cao đổi ra, vì Ðại Việt lịch triều đăng khoa lục khi nói Trần Văn Bính là người làng Cửu cao, thì có chua thêm tức làng Thượng tốn.
Như vậy, làng Cửu cao, Chu diên nay là làng Thượng tốn, huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Ðịa phận của Chu diên do thế phải ăn thâm vào phần đất của huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Vùng Chu diên xưa từ đó có thể gồm phần đất của những huyện Gia lâm, tỉnh Bắc ninh và huyện Ðông yên, tỉnh Hưng yên ngày nay.
(3)
Tức chỉ Phật giáo, bởi vì toàn bộ tư tưởng Phật giáo được xếp thành hữu tôn, Không tôn và Tánh tôn mà Tánh tôn lại bao hàm cả hữu lẫn không tôn. Nhưng Tánh tôn và Không tôn lại bị "các Thiền gia lộn cho là cùng một tôn, một giáo", nên Phật giáo gọi là không tôn. Xem Tôn cảnh lục 34 tờ 616a6-617a4.
(4)
Truyện Tịnh Thiền tờ 68a7 nói: "Ðến khi Lâm mất rồi, Thiền bèn đi khắp chốn thiền tìm bạn học thêm". Mà Thiền mất vào năm 1139. Như vậy Lâm tối thiểu cũng phải mất trước năm đấy chừng mười năm, chứ đâu lại có chuyện mất vào năm 1203, nghĩa là sau khi Thiền chết những mười năm. Lại thêm vấn đề, niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu chỉ thấy ở Toàn thư B4 tờ 22b8 và 23a5, trong khi Ðại Việt sử lược 3 tờ 14a1 v.v… viết là Thiên Tư Bảo Hựu. Chúng tôi do thế nghi rằng có thể người hiệu đính bản in năm 1715 đã sửa thêm niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu đấy vào, mà là tự nguyên ủy có thể là Thiên Cảm Chí Bảo hay Chính Long Bảo Ứng. Vấn đề niên đại các vị sư ở đây thật là nan giải. Trừ khi tìm thêm những bia văn mới, ta mới có thể giải quyết một phần nào.
Chúng tôi hiện biết tính chất ngược ngạo phi lý của niên đại 1203 đấy, nhưng không thể đề nghị một cách có căn cứ một niên đại giả thiết nào mới, vì niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 2 đã nhằm đúng năm can chi của nó, tức năm Quý hợi, như Toàn thư đã có. Dẫu sao, ta phải giả thiết Lâm phải mất trước Thiền khoảng mười năm, tức có thể khoảng năm 1175.
---------------
NI SƯ DIỆU NHÂN
(1)
Tức Phụng Càn Vương, tước của Lý Nhật Trung do cha là Lý Thái Tôn phong vào năm 1035. Chữ Càn vì húy đời Trần, nên đổi ra chữ Yết. Toàn thư B6 tờ 30a2-3: "Cửa Cần, trước gọi là Càn, vì tránh húy nên làm Cần".
(2)
Duy ma cật sở thuyết kinh quyển trung tờ 544b21: "Dĩ nhất thiết chúng sanh bệnh, thị cố ngã bệnh".
(3)
Kim cang kinh:
"Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai".
(4)
Yến tọa, ngồi tĩnh lặng tư duy. Ở đây ám chỉ thiền thoại Tu Bồ Ðề yến tọa mà các thiền gia thường nhắc tới như sau: "Tu Bồ Ðề yến tọa trong một đống đá. Chư thiên mưa hoa tán thán. Tôn giả hỏi: "Trong hư không làm mưa hoa tán thán là ai đó?" Thiên trả lời: "Tôi là Phạm Thiên. Tôi tôn trọng Tôn giả khéo nói bát nhã ba la mật đa". "Ta đối với Bát nhã chưa từng nói một chữ, làm sao ngươi tán thán?" Thiên nói: "Tôn giả không nói, tôi cũng không nghe. Không nghe, không nói ấy là một chân thật về Bát nhã". Xem Giáo ngữ lục tờ 680a5.
(5)
Toàn thư B3 tờ 16a7-9: "(Hội Tường Ðại Khánh) năm thứ 4 (1113) mùa hạ tháng 6, phu nhân Châu mục châu Chân đăng công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên Ngọc Kiều là con gái lớn của Phụng Càn Vương. Thánh Tôn nuôi trong cung đến lớn, gả cho châu mục họ Lê Châu chân đăng. Họ Lê chết, cô tự thề ở góa, rồi xuất gia làm Ni. Ðến đó mất, thọ 72 tuổi. Thần Tôn tôn hiệu là Ni sư".
(6)
Bài kệ này Thái tôn hoàng đế ngự chế khóa hư quyển hạ tờ 33b 1-4 có chép và nói là bài kệ khuyên chúng của Trần Thái Tôn:
Sinh lão bệnh tử
Lý chi thường nhiên
Dục cầu giải thoát
Giải phược thiêm triền
Mê nhi cầu Phật
Hoặc nhi cầu thiền
Thiền giả bất cầu
Ðổ khẩu vong ngôn.
Những chữ in nghiêng là khác với chữ trong bản Thiền uyển tập anh ở đây. Với những chữ khác ấy, chúng tôi nghĩ rằng Trần Thái Tôn đã lấy lại bài kệ thị tịch của Ni sư Diệu Nhân, rồi đổi một vài chữ, để làm của mình, nhất là khi quan niệm "nhất hồi niêm xuất, nhất hồi tân" (mỗi hồi nêu ra, mỗi hồi mới) của các Thiền gia đời Trần đối với các công án cũ rất là phổ biến. Trần Nhân Tôn, khi có người hỏi sao mình cứ lập lại các công án cũ của người xưa như thế, đã trả lời: "Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi tân"
----------------
Chú thích của hungcom :
(*)
若 以 色 見 我 _ 以 音 聲 求 我
nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã
Nếu lấy sắc thấy Ta, hoặc lấy tiếng cầu Ta
是 人 行 邪 道 _ 不 能 見 如 來
thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai
người ấy hành tà đạo, chẳng thấy được Như Lai
(**)
生 老 病 死,
自 古 常 然。
欲 求 出 離,
解 縛 添 纏。
迷 之 求 佛,
惑 之 求 禪。
禪 佛 不 求,
杜 口 無 言。
Sinh lão bệnh tử,
Tự cổ thường nhiên.
Dục cầu xuất ly,
Giải phược thiêm triền.
Mê chi cầu Phật,
Hoặc chi cầu Thiền.
Thiền Phật bất cầu,
Đỗ khẩu vô nghiên (ngôn).