Tọa thiền

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P align="center"><b>TỌA THIỀN</b>
<I>(Trích: Những Nụ Cười Thiền, Viên Chiếu, trang 65-66)</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người hỏi đại sư Bàn Khuê về tọa thiền. Sư trả lời:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hòa nhập với trí tuệ bất khả tư nghì sẵn có trong mọi người trước khi bị dính mắc vào tư tưởng và nhận thức, được gọi là thiền; thoát khỏi mọi đối tượng bên ngoài (ngoại cảnh), gọi là tọa; chỉ khi tọa thiền hòa hợp vào diệu trí mới được coi như là có giá trị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mọi điên đảo là do dính mắc vào vòng lẩn quẩn của mê vọng, vì sử dụng tư tưởng. Khi tư tưởng sân hận hiện, anh trở thành một tên A tu la, sự tham ái làm anh thành súc sanh, sự bám víu vào đồ vật làm anh thành quỷ đói. Nếu anh chết mà không từ bỏ những thứ này, anh luân hồi mãi, mang mọi lốt chúng sanh, trôi lăn trong dòng sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu anh buông bỏ vọng tưởng, không điên đảo, vì thế sẽ không tạo nhận, không có quả, không có luân hồi. Bao lâu anh còn nuôi vọng tưởng, khi anh gieo niệm thiện thì có nhân và quả tốt, và khi anh gieo niệm bất thiện thì có nhân và quả xấu. Khi anh buông bỏ vọng tưởng và hòa hợp vào diệu trí thời không có nhân và quả của sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tôi nói như thế, dường như là "Không kiến", nhưng không phải vậy. Lý do tôi nói rằng đây không phải là hư vô, vì khi tôi nói vậy mỗi người các anh đều nghe. Ngay dù cho anh không nghĩ về cái nghe, vì căn bản trí có sẵn trong mọi người là thực sự rõ biết nên anh có thể nghe một cách rõ rệt. Khi anh chạm vào lửa hay nước, anh biết nó nóng hay lạnh, chưa có ai "học" để cảm nhận nóng hay lạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là việc vượt ngoài tư tưởng, ngay cả khi không có tư tưởng cũng không thể gọi là hư vô. Cái diệu ttí có sẵn này hiểu biết mọi sự mà không dính mắc vào những ý niệm nhị nguyên về hữu và vô, như một tấm gương trong phản chiếu ảnh tượng rõ ràng. Thế thì vọng tưởng nào cần thiết cho nó đâu? Có vọng tưởng bởi vì có điên đảo. Khi anh đạt đến vô phân biệt trí, anh nhận biết sự vật trước khi có vọng tưởng, vì vậy kết cuộc không có điên đảo. Đó là lý do tại sao vô phân biệt trí là đáng giá.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, tọa thiền với diệu trí vô tác là tâm hạnh cao nhất.</P></span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Đói trị thiền bệnh

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P align="center"><b>ĐỐI TRỊ THIỀN BỆNH</b>
<I>(Trích: Những Nụ Cười Thiền, Viên Chiếu, trang 179-183)</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi thiền sư Bạch Ẩn còn trẻ, như hầu hết mọi người, Sư đạt được tuệ giác từng phần trước khi được giải thoát hoàn toàn. Do đó, Sư quyết định hạ thủ miên mật để thấu triệt viên mãn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau một tháng cố gắng căng thẳng, Bạch Ẩn đi đến tình trạng quên ăn quên ngủ. Cuối cùng tim và phổi của Sư bị nhiễm bệnh, tai Sư bị ù liên miên và lạnh cả đôi chân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trở nên yếu ớt và đau khổ vì lo âu và ảo giác, Bạch Ẩn hoảng sợ, Sư tìm thuốc trị nhưng vô ích. Cuối cùng có người kể cho Sư nghe về một người tên Bạch U Chân Nhân <I>(Hakuyù)</i>, "Ẩn sĩ thanh tịnh", người sống trong một hang núi phía Đông Kyoto.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ta tin rằng Bạch U Chân Nhân đã hơn hai trăm tuổi. Bề ngoài ông có vẻ ngu ngốc. Sống trong núi, ông không thích khách khứa. Bất cứ khi nào có người đến tìm, ông đều bỏ chạy. Dân địa phương cho ông là một phù thủy. Ông là một chuyên gia về thiên văn và cũng thông thạo y lý rất sâu. Nếu có người thành thật thưa hỏi, đôi khi ông cũng nói vài điều, và luôn luôn được lợi ích lớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch Ẩn khởi hành đi Kyoto để gặp Bạch U Chân Nhân vào mùa đông năm 1710. Đi sâu vào núi ở miền Đông của ngoại ô của cố đô, Sư hỏi thăm đường nơi những tiều phu. Lội qua tuyết, đi dọc theo vách đá, sau nhiều gian nan, Sư đến một cái hang có bức màn tre treo trước cửa. Nhìn qua khe hở của bức màn, Bạch Ẩn thấy Bạch U Chân Nhân đang ngồi đó với đôi mắt nhắm. Tóc ông đen dài đến gối và một nước da hồng hào khỏe mạnh. Trên bàn có ba cuốn sách của Khổng giáo, Lão giáo và kinh Phật. Không thấy vật dụng, giường chiếu nào cả. Bầu không khí thanh tịnh và siêu thoát hẳn cảnh giới loài người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rụt rè và nôn nóng, Bạch Ẩn kể cho ẩn sĩ về triệu chứng của mình và xin ông giúp đỡ. Thoạt đầu, Bạch U Chân Nhân giả vờ ngu si và xin lỗi, nhưng sự tha thiết nài nỉ của Bạc Ẩn khiến ông hồi lâu bèn đồng ý kiểm tra triệu chứng nguy hiểm đến tánh mạng của Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi khám xong, ẩn sĩ chau mày nói: "Tự anh lo liệu lấy. Dụng công thái quá đã đưa đến triệu chứng nguy nan này. Ta sợ rằng không ai có thể cứu chữa anh được với cách xử lý thông thường như châm cứu, xông lá cây và cho uống thuốc. Anh đã bị tàn phế vì nội quán. Nếu anh không cố gắng tăng cường ảnh hưởng tích cực của nội quán, anh sẽ không bao giờ khỏi bệnh. Đây là ý nghĩa câu: <I>Ai té xuống đất, phải nương đất mà đứng dậy</i>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạc Ẩn bảo rằng, sẽ từ bỏ thiền định vì phải trị bệnh. Bạch U Chân Nhân cười nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiền định không có gì đặc biệt. Nói chung, thiền định là chánh định khi không có "thiền định". Thiền định quá nhiều là tà định. Anh đau vì thiền định quá nhiều. Bây giờ anh phải dùng <I>Vô thiền định</i> để tự chữa bệnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi ẩn sĩ dạy Bach Ẩn những phương pháp đúng đắn của thiền thuần túy, trích dẫn kinh Phật và sách Thiền. Ông cũng đề cập đến một kỹ thuật tuyệt diệu để chữa hết căng thẳng và mệt mỏi tâm thần mà ông tìm được trong một sách cổ. Bach Ẩn bèn hỏi thăm chi tiết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch U Chân Nhân giải thích:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi anh cảm thấy bệnh trong khi tu định, anh phải chấn chỉnh tâm để thực hiện sự quán tưởng sau đây. Tưởng tưởng một trái banh bằng bơ mềm, nguyên chất, thơm ngát đặt trên đỉnh đầu. Hương thơm của nó làm khoan khoái cả đầu tận chân tơ kẽ tóc, rồi từ từ chảy xuống vai, ngực, phổi, gan, bao tử, ruột và xuống xương sống đến xương hông. Bấy giờ sự sung huyết trong ngực anh sẽ chảy xuống như nước, xuyên qua thân, xuống chân, đến lòng bàn chân, nơi nó sẽ ngừng lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi tưởng tượng dòng nước còn lại thấm nhuần tích tụ và mọi dược phẩm thơm tho được pha trộn với nhau thành một món thuốc bổ ngấm vào thân từ vùng rún trở xuống.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi quán tưởng như thế, tất cả chỉ là hiện tượng của tâm, vì thế anh sẽ ngửi được một mùi thơm ngào ngạt và cảm nhận được một sự xúc chạm êm đềm và mền mại trong thân anh. Thân và tâm anh sẽ hài hòa và thư thái. Sự tắc nghẽn biến mất, nội tạng của anh sẽ điều hòa, da dẻ anh sẽ trở nên bóng láng và anh sẽ được tăng thêm nhiều sức mạnh và khí lực.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu anh tinh cần như thế, thể chất của anh sẽ khỏe mạnh hơn và trinh thần phấn chấn hơn lên. Kết quả chậm hay mau là tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ siêng năng của anh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước đây, tôi bệnh rất nhiều, tệ hại hơn anh nữa. Dùng phương pháp này, tôi có thể chữa hầu hết những chứng bệnh kinh niên của tôi trong một tháng. Bây giờ tôi sống trong núi này không sợ lạnh và không lo đói. Tất cả đều nhờ sức mạnh của quán tưởng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch Ẩn từ giã, sau khi nhận những lời dạy này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau ba năm thực hành, Sư lành bệnh. Không chỉ lành bệnh, Sư còn có thể thâm nhập nghi tình. Sư đạt đại định nhiều lần và có nhiều tuệ giác an lạc. Sư sống rất thọ, nhờ mạnh khỏe do hiệu quả của <I>y thuật trị liệu</I> học được từ nhà ẩn sĩ Bạch U Chân Nhân.</P></span></span>

bachan.jpg
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>THIỀN TRONG HÀNH ĐỘNG</B>
<I>(Trích: Những Nụ Cười Thiền, Viên Chiếu, trang 49-50)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền sư Vạn An<SUP><B>(*)</B></SUP> viết cho một đệ tử cư sĩ học thiền:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu ông muốn mau chóng tinh thông mọi chân lý và làm chủ mọi biến cố, không gì tốt hơn là tập trung tâm ý trong mọi hoạt động. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng môn đệ Huyền học hành đạo nên ngồi giữa thế gian vật chất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tam Tổ nói:
<p style="padding-left: 40px;"><I>Dục thú nhất thừa
Vật ố lục trần.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều này không có nghĩa là ông buông lung theo dục trần, mà là phải giữ chánh niệm liên tục, không thủ cũng không xả lục trần trong cuộc sống hàng ngày, giống như một con vịt lội xuống nước không ướt một cái lông nào cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngược lại nếu ông ghét lục trần và muốn tránh nó, ông sẽ rơi vào khuynh hướng thoát ly và không bao giờ hoàn thành Phật đạo. Nếu ông nhận rõ bản tánh, chính lục trần là thiền định, tham dục chính là nhất thừa, và mọi vật là biểu hiện của chân lý. Bước vào đại định không phân biệt động tịnh, thân và tâm cả hai đều giải thoát và khinh an.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><SUP><B>(*)</B></SUP> Vạn An Anh Chủng (1591-1654).</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Sống và Chết

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>SỐNG VÀ CHẾT</B>
<I>(Trích sách đã dẫn, trang 86)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngũ Tông (Goshù) đến thiền sư Duy Huệ và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Con đã học thiền nhiều năm, nhưng vẫn chưa thành tựu. Hãy vui lòng chỉ dạy cho con.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Duy Huệ nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không có bí quyết gì để học thiền, chỉ là vấn đề giải thoát sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngũ Tông hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm sao thoát khỏi sanh tử?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cao giọng, Duy Huệ nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từng niệm tưởng trôi qua là sanh và tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay lời này, Ngũ Tông tâm rỗng rang cảm thấy như vừa đặt gánh nặng xuống.</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Một ngoại đạo qui chánh

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>MỘT NGOẠI ĐẠO QUI CHÁNH</B>
<I>(Trích sách đã dẫn, trang 87-89)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vân Môn (Ummon) bắt đầu học Khổng Thư và giáo điển khi ông mười bốn, mười lăm tuổi. Tuy nhiên đến năm hai mươi tuổi, ông có một chuyển biến nội tâm. Ông suy gẫm: "Dù ta có học kinh sách hiển giáo hay mật giáo, có gì lợi lạc cho ta khi ở bên bờ sống chết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó ông dẹp hết sách vở và từ bỏ con đường học giả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sau Vân Môn đến gặp một thiền sư, được dạy tham công án.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vân Môn phản đối:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi không muốn tham công án. Chỉ cần tu đến một trạng thái chết hẳn, yên nghỉ hoàn toàn, thành tro nguội, tôi không nuôi dưỡng bất cứ nghi tình nào. Trong sinh hoạt thường nhật, cái gì đang tiếp tục vận hành? Nó có ở đấy? Hay không có? Bao lâu tôi còn thắc mắc như thế tất đủ rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền sư nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu anh tu như thế, anh sẽ trở thành một kẻ ngoại đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vân Môn vặn lại:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Dù trở thành ngoại đạo, cũng đủ để đặt được bình an nội tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vân Môn tiếp tục nhất tâm thiền định suốt hai năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm khi ông đang gom củi trong rừng, Vân Môn cảm thấy toàn thế giới sụp đổ, kể cả chính mình. Lúc ấy, ông đạt được pháp lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau này Vân môn tự nghĩ: "Dù ta đạt được an lạc và hạnh phúc cho chính mình, đây cũng không có gì hơn kinh điển. Nhà Thiền truyền những gì mà cho là truyền riêng ngoài giáo?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi ông cố gắng nỗ lực thêm hai năm nữa, cuối cùng ông chứng nghiệm sức sống động của thiền. Bây giờ tâm ông hoàn toàn giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi Vân Môn sắp mất, ông nhắc nhở đệ tử như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi có bốn điều muốn nói. Trước hết là cắt đứt tất cả mọi vọng duyên, để đặt tín tâm vào pháp tánh chân thật. Thứ hai là buông bỏ thân tâm, để thoát khỏi sống chết. Thứ ba là vượt qua cái tuyệt đối, để an thân lập mạng. Thứ tư là chuyển đá gánh đất, để duy trì tuệ mạng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Di kệ của Vân Môn:
<p style="padding-left: 40px;"><I>Lời cuối,
Thắp sáng thiên đường
và sáng soi mặt đất.</I></p>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên