Thiền Uyển Tập Anh

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chỉ là Hóa thân !.



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chilaHoathan_zps9447d374.jpg"].





























.[/NEN]​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
52.THIỀN SƯ TRÌ BÁT(1049-1117)


Chùa Tổ phong, núi Thạch thất, làng Ðại cù, Tân trại, người Luy lâu, họ Vạn. Nhỏ đã thiết tha với Phật giáo. Ðến tuổi trưởng thành, tới xuống tóc và thọ Cụ túc giới với Sùng Phạm chùa Pháp vân. Phạm thấy Sư tính hạnh siêng năng, gặp việc cẩn thận, bèn dốc lòng ấn khả và ban cho hiệu trên.

Khi Phạm qui tịch, Sư tự mình đi khắp những chỗ giảng Thiền, trải hỏi các bậc Tôn túc, rồi trở về chùa đó giảng dạy nghiên cứu. Tướng quốc Thái úy Lý Thường Kiệt, lúc bấy giờ là vị đàn chủ. Những gì Sư được dâng cúng, đều đem dùng vào việc Phật. Sư đồng thời dựng lại các chùa Pháp vân, Thiền cư, Thê tâm và Quảng an… để đáp lại ân pháp nhũ.

Ngày 18 tháng 2 năm Hội Tường Ðại Khánh thứ 8 (1117), khi sắp thị tịch, Sư nói kệ rằng:

Có chết tất có sống

Có sống tất có chết

Chết đời lấy làm buồn

Sống đời lấy làm vui

Buồn vui thật vô cùng

Bỗng nhiên thành đây đó

Ðối với việc sống chết

Chẳng có gì bận lòng

Án tô rô tô rô tất rị"
(1)(*)

Nói kệ xong, Sư ngồi thẳng mà mất, thọ 69 tuổi. Môn đồ đệ tử là Thiền sư Tịnh Hạnh, Pháp Nhãn và Thuần Chân thu di cốt hỏa táng.


_______________

Chú thích :

(1)

Thiền sư Viên Quang, có người hỏi: "Nếu không dính dáng đến chuyện đàn tràng nữa thì Sư có tiếp chăng?" Sư trả lời: "Tô rô tô rô". Tô rô tô rô hay nói cho đủ, tô rô tô rô tất rị là một phiên câu chú chữ Phạn: surà-suràsrì nghĩa là: Sự vinh quang của người anh hùng và không anh hùng.

----------------------

Chú thích của hungcom :

(*)


有死必有生,
有生必有死。
死為世所悲,
生為世所喜。
悲喜兩無窮,
互然成彼此。
於諸生死不關懷,
唵嘮嚕嘮嚕悉哩。


Hữu tử tất hữu sinh,
Hữu sinh tất hữu tử.
Tử vi thế sở bi,
Sinh vi thế sở hỉ.
Bi hỉ lưởng vô cùng,
Hỗ nhiên thành bỉ thử.
Ư chư sinh tử bất quan hoài,
Úm tô rô, tô rô, tất lỵ!
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Sinh tử - tử sinh



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/sinhtutusinh_zps1febf9e9.jpg"].




































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
53. THIỀN SƯ THUẦN CHÂN (? – 1105)


Chùa Hoa quang, làng Tây kết, Thượng nghi. Người Cửu ông, Tế giang, họ Ðào. Tuổi nhỏ đã lầu thông kinh sử, đến đâu cũng gặp bọn học trò tranh nhau theo học. Sau gặp Pháp Bảo chùa Quang Tịnh (1) nói một lời mà Sư hiểu được Thiền chỉ, bèn bỏ chỗ học của mình để theo học với Bảo. Chẳng được bao năm, cửa tù đập vỡ(*), ánh điện lửa đá theo gõ phát ra(**), dẫn trẻ dắt mù, hầu không còn sức (***).

Vào ngày 7 tháng 2 năm Ất dậu Long Phù thứ 5 (1105) khi sắp tịch, đệ tử nhập thất là Bổn Tịch vào thỉnh ích. Sư thuyết bài kệ:

"Chân tánh thường không tánh

Sao từng có diệt sinh

Thân là pháp sinh diệt

Pháp tánh diệt chửa từng".(****)

Rồi thì mất. Phụ quốc thái bảo Cao Tối lo việc hỏa táng và dựng tháp.


_____________

Chú thích :

(1)

Pháp Bảo chùa Quang Tịnh này có thể là Pháp Bảo chùa Phúc diên tư thánh có hiệu là Hải Chiếu đại sư, tác giả bài bia chùa Linh xứng viết năm 1126 nổi tiếng hiện đã phát hiện được, và cũng là tác giả một bài bia khác cho chùa Sùng nghiêm diên thánh viết năm 1118, mà Lê Quí Ðôn đã phát hiện và ghi lại trong Kiến văn tiểu lục 4 tờ 2a8, nhưng đã không chép lại toàn văn bản bia.

------------------

Chú thích của hungcom :

(*)

"Cửa tù đập vỡ" ý nói đã NGỘ (Satori), đã thấy ánh sáng Phật pháp cho nên tự giải thoát khỏi mọi "gông xiềng" ràng buộc của lầm mê.


(**)

"lửa đá theo gõ phát ra" người xưa lấy lửa bằng cách gõ 2 viên đá lửa vào nhau bên cạnh "bùi nhùi" (vật dễ bắt lửa mà ngún khói lên) sau đó họ thổi cho nó bùng lên :

3-4119f.jpg

Đây là hình ảnh viên đá lửa mà người xưa thường mang theo bên mình (phải 2 viên như vầy).


resized_Bundle_2-1adb5-4119f.jpg

Đây là bùi nhùi.


(***)

"hầu không còn sức" ý nói người theo học đạo rất đông.


(****)


真性常無性,
何曾有生滅。
身是生滅法,
法性未曾滅。


Chân tính thường vô tính,
Hà tằng hữu sinh diệt.
Thân thị sinh diệt pháp,
Pháp tính vị tằng diệt.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chân tính



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chantinh_zpsdb043244.jpg"].





























.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
THẾ HỆ THỨ MƯỜI BA

(SÁU NGƯỜI, HAI NGƯỜI KHUYẾT LỤC)

54. TĂNG THỐNG HUỆ SINH (? – 1064)


Chùa Vạn tuế, kinh đô Thăng long, nguời Ðông phù liệt, họ Lâm, tên Khu (*), hậu duệ của Lâm phú ở Trà sơn, Vũ an. Khoáng(**) lấy con gái của Quách tăng lục, nhân dời nhà đến Phù liệt, sinh được 2 con.người lớn tên Trụ, làm quan đến chức Thượng thư binh bộ viên ngoại lang. Sư là người con thứ vậy.

Tướng mạo Sư kỳ vĩ, ăn nói lưu loát, rất giỏi văn chương, có tài viết, vẽ. Học Nho rảnh rỗi, Sư nghiên cứu thêm sách Phật, học bách luận và các kinh, không gì là không xem hết. Mỗi khi nói đến chỗ trọng yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi lệ.

Năm 19 tuổi, Sư bỏ đời, cùng Pháp Thông chùa Hạc lâm thờ Ðịnh Huệ chùa Quang hưng làm thầy. Học thiền mỗi ngày một tiến. Ðịnh Huệ vỗ về mến chuộng. Từ đó, Sư dạo khắp tòng lâm, hỏi hết thiền chỉ rồi đến đỉnh Bồ đề núi Trà(1) trác tích. Mỗi lần vào định, trải qua năm ngày mới dậy. Người bấy giờ gọi Sư là Ðại sĩ nhục thân(2).

Lý Thái Tôn nghe tiếng, sai sứ đến mời, Sư gọi sứ bảo: "Ông không thấy con vật cúng sinh sao? Người ta đem lụa là cho nó mặc, cỏ tươi cho nó ăn, đến khi bị dắt vào Thái miếu, dù muốn xin làm con vật hèn mọn, vĩnh viễn còn không thể được huống gì khác nữa ư?". Sư cố từ không được, nên đến lần thứ hai, Sư mới về kinh. Gặp mặt, vua rất mừng, phong làm Nội cung phụng tăng sắc trụ trì chùa Vạn tuế. Một hôm, nhân dịp trai tăng trong đại nội, vua gọi Sư nói: "Trẫm nghĩ, Phật tổ gốc ở tâm, người học chớ nên chỉ trích lẫn nhau, xin cùng với thạc đức các phương, mọi vị bày tỏ điều hiểu biết của mình, để xem chỗ dụng tâm của các vị ra sao". Sư lên tiếng đáp thành kệ rằng:

"Pháp vốn như không pháp

Chẳng có cũng chẳng không

Nếu người biết như vậy

Chúng sinh cùng Phật đồng.(***)

----------

Trăng Lăng-già vằng vặc

Thuyền vượt biển lâng lâng

Hiểu không, không biết có

Tam muội mặc thong dong".
(****)

Vua rất khen thưởng, rồi phái làm Ðô tăng lục. Bấy giờ các vương công như: Phụng Yết Thiên Vương, Thái Tử Vũ Uy, Hỷ Từ, Thiện Huệ, Chiêu Khánh và Hiển Minh, Thượng tướng Vương Cường, Thái sư Lương Nhậm Văn, Thái bảo Ðào Xử Trung và Tham chính Kiều Bồng đều tới lui hỏi đạo, lấy lễ thầy trò đãi Sư .

Ðến triều Thánh Tôn, Sư đổi đến chức Tả nhai Ðô Tăng thống, tước Hầu, vua không gọi Sư bằng tên(3).

Năm Giáp thìn Gia Khánh thứ 6 (1064)(4), lúc sắp thị tịch, Sư nhóm đồ chúng nói kệ rằng:

"Nước lửa ngày chan hòa

Do lai, chửa nói ra

Tin ông không xứ sở

Ba ba lại ba ba"
.(5)(*****)

Lại nói:

"Từ xưa đến theo học

Người người chỉ phía nam(6)

Nếu ai hỏi việc mới

Việc mới trăng mùng ba"
(******)

Rồi tắm rửa, đốt hương, đến nửa đêm Sư an nhiên mà mất. Sư thường phụng chiếu soạn bia văn các chùa Thiên phúc, Thiên thánh, Khai quốc tại Tiên du và chùa Diệu nghiêm, Báo đức tại Vũ ninh. Lại có Pháp sự trai nghi(7)Chư đạo tràng khánh tán văn một số quyển lưu hành ở đời.


______________

Chú thích :

(1)
Tức núi Nguyệt thường hay núi Bạch sắc ở huyện Tiên du tỉnh Bắc ninh. Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên nói: "Núi Nguyệt thường, tại phía tây nam huyện Tiên du ba dặm, một tên là núi Bạch sắc, cũng gọi là núi Trà. Tương truyền Lý Thánh Tôn đến chơi núi đó và cho tên Nguyệt thường. Núi hơi cao, đá đất lẫn lộn. Trên núi có liễu, dưới núi có đền Cao sơn. Năm Tự Ðức thứ 3 (1850) triều ta liệt vào hạng danh sơn, chép vào sách cúng".

Núi này hiện có đỉnh Bồ Ðề không, chưa thể biết được.

(2)
Ðại sĩ là một tên gọi khác các vị Bồ tát. Xem Ðại trí độ luận. Nó đôi khi cũng để gọi Phật, như trong Kim quang minh kinh Tứ nghi tập giải quyển thượng nói: "Ðại sĩ, đại là không phải nhỏ, sĩ là việc, vì vận dụng được lòng rộng lớn làm nên việc Phật nên gọi Ðạisĩ, cũng gọi Thượng sĩ". Du già sư địa luận xác định rõ hơn nội dung của từ Thượng sĩ thế này: "Người làm không lợi mình mà lợi người, ấy là hạ sĩ, làm lợi mình không lợi người, gọi là trung sĩ, làm lợi cả mình lẫn lợi người gọi là thượng sĩ". Nội dung của từ Ðại sĩ cũng thế.

Ðại sĩ nhục thân như vậy, có nghĩa vị Bồ Tát hay Phật bằng xương thịt.

(3)
Về sự liên hệ giữa Huệ Sinh và Lý Thánh Tôn, Báo Cực truyện do Việt điện u linh tập tờ 30-31 dẫn lại trong truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ địa kỳ nguyên quân có viết rằng:

"Xưa Lý Thánh Tôn nam chinh Chiêm thành, đến cửa Hoàn bỗng bị gió lớn mưa to, sóng nước cuộn lên, thuyền vua tròng trành muốn lật, nguy cấp xảy ra không thể lường được. Vua rất lo sơ. Trong lúc bàng hoàng, vua bỗng thấy một người con gái, tuổi ước trên dưới hai mươi, mặt tựa hoa đào, mày đượm dương liễu, mắt sáng như sao, cười như hoa nở, mình mặc áo trắng quần lục, nai nịt gọn gàng, đi thẳng đến trước Vua, nói rằng: "Thiếp là tinh của đại địa Nam quốc, sống nhờ ở làng Thủy vân đã lâu, xem thời mà ra, may gặp dịp tốt, hân hạnh được thấy long nhan, thì sở nguyện bình sinh của thiếp thật đã thỏa. Chỉ mong bệ hạ chuyến đi này thông suốt, hoàn toàn thu hoạch thắng lợi. Thiếp tuy bồ liễu mong manh, cũng xin đem sức mọn, lặng lẽ phò tá. Ðến ngày khải hoàn, thiếp xin đợi ở đây để bái yết". Nói xong thì không thấy nữa.

Vua tỉnh dậy kinh hãi nhưng vui, cho mời tả hữu, kể hết những gì đã thấy trong mộng. Tăng thống Lâm Huệ Sinh nói : "Thần nói thác sinh vào một cây ở tại làng Thủy vân. Nay nên tìm thần cây đó, có thể có linh nghiệm". Vua đồng ý, sai tùy tùng đi tìm ở bãi và bờ sông thì được một cây gỗ, đầu rất giống hình người qua dạng người đã thấy trong mộng. Vua bèn đặt hiệu là Hậu Thổ phu nhân. Sai đặt hương án ở trong ngự thuyền. Giây lát, sóng gió lặng im, cây cối hết động. Tới khi qua đến Chiêm thành xáp trận thì giống như có sức thần giúp. Trận đó quả đại thắng.

Ðến ngày khải hoàn, thuyền vua đến đậu lại chỗ cũ, ra lệnh xây miếu, thì mưa gió lại nổi lên lại như xưa. Lâm Huệ (Sinh) tâu rằng: "Ðể xin một keo có phải muốn về kinh sư chăng". Thì quả được. Mưa gió lại im lặng. Ðến khi về tới kinh sư, vua chọn đất dựng miếu tại làng An lãng, rất nổi tiếng linh dị. Có kẻ bài báng chú trở thì liền bị tai họa…

Ðấy là chuyện Lâm Huệ Sinh tùng chinh Chiêm thành với Lý Thánh Tôn nguyên bản chép tay viết Huệ Lâm Sinh hay Huệ Lâm, nhưng đó rõ ràng là chép ngược và thiếu cái tên của Huệ Sinh họ Lâm. Suốt đời mình Lý Thánh Tôn chỉ đi đánh Chiêm thành có một lần, ấy là vào năm 1069, nhưng như sẽ thấy, Huệ Sinh theo Thiền uyển tập anh thì mất vào năm 1063 hay 1064. Vậy làm sao lại có thể tùng chinh? Xem chú thích tiếp theo.

(4)
Nguyên văn: Gia Khánh ngũ niên Giáp thìn. Nhưng cứ Ðại Việt sử lược 2 và Toàn thư B3 thì Chương Thánh Gia Khánh ngũ niên phải là Quý mão, chứ không phải Giáp thìn. Nếu Giáp thìn thì phải là Chương Thánh Gia Khánh lục niên (1064). Chữ ngũ và chữ lục cũng rất dễ lẫn. Vậy Huệ Sinh mất năm 1064? Nhưng như thế làm sao Huệ Sinh có thể tùng chinh Chiêm thành với Lý Thánh Tôn trong cuộc chinh phạt xảy ra vào năm 1069. Phải chăng Huệ Sinh đã tùng chinh với Lý Thái Tôn trong cuộc chinh phạt năm 1044, mà Việt điện u linh tập viết lộn thành Lý Thánh Tôn? Chúng tôi nghĩ đấy là một có thể, nhất là khi vấn đề truyền bản của Việt điện u linh tập đưa nhiều điểm khá nghi ngờ, mà những cái tên Huệ Lâm Sinh và Huệ Lâm là những thí dụ. Tuy nhiên không nhất thiết loại bỏ những sai lầm niên đại có thể do sự truyền bản của Thiền uyển tập anh tạo ra, mà trường hợp Khánh Hỷ và Pháp Dung là những thí dụ.

(5)
Công án thiền. Thiền sư Vô Trước nói chuyện với Văn Thù trên Ngũ Ðài Sơn. Vô trước hỏi về sinh hoạt của các nhà sư ở đấy và con số của nó. Văn Thù trả lời: "Trước ba ba, sau ba ba" (Tiền tam tam, hậu tam tam). Xem Bích nham lục 4 tờ 173b29-174a7.

(6)
Ðiển tích Thiện Tài đi học đạo, được Văn Thù chỉ đi hướng nam tham học với 53 vị thiện tri thức, mà từ Phật học Trung Quốc thường gọi "Thiện Tài đồng tử ngũ thập tam tham", trong kinh Hoa nghiêm. Xem Ðại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 62.

(7) Nghệ văn chí và Văn tịch chí đều ghi: "Pháp sự trai nghi một quyển, Sư Huệ Sinh soạn, người Ðông phù liệt, huyện Thanh trì". Còn Chư đạo tràng khánh tán văn không thấy sách nào ghi tới cả. Ta không hiểu Lê Quý Ðôn đã dựa vào tiêu chuẩn gì để ghi hay không ghi một cuốn sách.

----------------------

Chú thích của hungcom :

(*)

Lâm Khu (林摳)


(**)

Lâm Khoáng (林壙)


(***)

法本如無法,
非有亦非空。
若人知此法,
眾生與佛同。


Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.



(****)

寂寂棱伽月,
空空渡海舟。
知空空覺有,
三昧任通週。


Tịch tịch Lăng Già nguyệt,
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu,
Tam muội nhậm thông chu.



(*****)

水火日相參,
由來未可談。
報君無處所,
三三又三三。


Thuỷ hoả nhật tương tham,
Do lai vị khả đàm.
Báo quân vô xứ sở,
Tam tam hựu tam tam.



(******)


字古來參學,
人人指為南。
若人問新事,
新事月初三。


Tự cổ lai tham học,
Nhân nhân chỉ vị Nam.
Nhược nhân vấn tân sự,
Tân sự nguyệt sơ tam.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Phật & Chúng sanh tánh thường rỗng lặng



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Phatchungsanhtanhthuongronglang_zpsfcaaa278.jpg"].

































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Lăng Già nguyệt



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/LangGianguyet_zpsdaf8190d.jpg"].

































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Không tánh



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Khongtanh_zps597edec5.jpg"].

































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Có gì đâu !



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Cogidau_zps066b2e45.jpg"].

































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
55.THIỀN SƯ THIỀN NHAM (1093-1163)

Chùa Trí quả(1), làng Cổ châu, Long biên. Người Cổ châu, họ Khương, tên Thông. Dòng dõi Tăng quan, mặt mày sáng sủa, tán tụng(2) trong hay. Thường tập môn Tổng trì Đà la ni, xây lưng mà đọc, không sót một chữ.

Trong khoảng Hội Phong (1092 -1100), Sư ứng thí(3) kinh Pháp hoa và Bát nhã tại điện vua, đều trúng Giáp khoa. Sau nhờ một lời của Pháp Y, chùa Thành đạo(4) mà được ấn khả, Sư nhân thế xuất gia.

Lúc đầu, Sư đến ở chùa Thiên phúc, núi Tiên du, giới hạnh tinh nghiêm, đạo tâm rộng lớn, ăn lá cây uống nước suối, trãi đến sáu sương. Sao đó, Sư trở về làng mình, trùng tu lại chùa Trí quả mà trụ trì. Trong khoảng Ðại Thuận (1128-1132), trời hạn. Vua mời Sư đến kinh cầu mưa thì tức có hiệu nghiệm. Vua phái làm danh tăng, ban cho áo ngự. Mỗi khi nhà nước có cầu đảo, Sư đều làm chủ(5).

Tháng 2 năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 1 (1163), Sư đốt hương dạy chúng, rồi nghiễm nhiên ngồi mà mất, thọ 71 tuổi. Ðến nay xác thân của Sư đang còn. Người thời bấy giờ gọi là Phật sống(6).

Sau này, mặc dù chùa bị cảnh binh lửa, nhưng xác Sư không hề hấn gì.


_____________

Chú thích :

(1)
Chùa Trí quả hiện nay ở làng Phương quan trên hữu ngạn sông Dâu đối diện với làng Văn quan. Chùa đấy là nơi thờ Pháp Ðiện, một trong Tứ pháp. Nếu cứ vào địa điểm làng này, thì vị trí làng Cổ châu thời Lý không phải chỉ gồm có làng Khương tự và Ðại tự mà thôi. Trái lại, nó phải bao gồm phần lớn những làng xung quanh hai làng đấy, mà chính yếu là những làng Lũng khê, Thanh tương, Văn quan, Phương quan và Công hà.

Vì chùa Trí quả là chùa làng mình, nên Thiền Nham đúng ra là người Phương quan, tức người làng Dâu ngày nay. Ta không biết làng này hiện còn ai họ Khương không?

(2)
Phạn bối, tức một thứ ca hát tán tụng dùng một số nốt giới hạn nào đó của âm nhạc Ấn độ, sau này trở thành lễ nhạc của Phật giáo tại các xứ phương Ðông.

(3)
Trong khoảng Hội Phong (1092-1099) không thấy sử ghi một cuộc điện thí nào. Nhưng truyện Viên Thông tờ 68b9-10 ghi một cuộc thi Tam giáo xảy ra vào năm Hội Phong thứ 6 (1097), mà Viên Thông đỗ hạng đầu. Như thế, Thiền Nham và Viên Thông rất có thể là hai người đồng khoa.

(4)
Chùa Thành đạo nghi là chùa Thành đạo hiện ở tại làng Ðông cốc, huyện Thuận thành, tỉnh Bắc ninh ngày nay, nơi có thờ Pháp Vũ, một trong Tứ pháp, bởi vì chùa Trí quả, nơi trú trì của Thiền Nham là nơi thờ Pháp Ðiện, thì tất Nham phải có một liên hệ nào đó với các chùa có thờ Tứ Pháp khác. Tuy nhiên, tại làng Văn giáp, huyện Thượng phúc, tỉnh Hà đông cũng có chùa Thành đạo và chùa đấy cũng thờ Pháp Vũ. Dẫu thế, chúng tôi vẫn nghĩ, chùa Thành đạo của Pháp Y tức chùa Thành đạo tại làng Ðông cốc.

(5)
Trong khoảng Ðại Thuận, Ðại Việt sử lược 3 tờ 1b7-8 chỉ viết: "Ðại Thuận năm thứ 3 (1130) tháng 6 hạn, cầu thì mưa. Nhưng theo Toàn thư B3 thì trong khoảng Thiên Thuận từ năm 1128 đến 1132 không năm nào là không có hạn nên Việt sử tiêu án 1 tờ 110a6, khi nhận xét về biện pháp chống hạn của triều Lý Thần Tôn, đã phải nói: "Xét trong khoảng 10 năm (trị vì của Thần Tôn) thì không năm nào là không có hạn".

(6)
An nam chí nguyên 3 tờ 210 viết: "Thiền sư Thiền Nham là vị sư huyện Siêu loại, giới hạnh tinh nghiêm, ăn lá cây, uống nước suối, xác chết rồi vẫn còn tươi như khi sống. Người bấy giờ gọi là Phật sống".
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
56.QUỐC SƯ MINH KHÔNG (1066-1141)



Chùa Quốc thanh,Trường an(1), người làng Ðàm xá, Ðại hoàng(2),họ Nguyễn, tên Chí Thành.

Sư thường đi du học gặp Thiền Sư Từ Ðạo Hạnh chùa Thiên phúc. Hạnh mến sư, cho phép theo hầu. Trải qua 17 năm trời làm việc cực khổ, Hạnh khen Sư có chí, bèn sâu ấn hứa và cho tên Minh Không. Ðến khi sắp tạ thế, Hạnh gọi Sư nói rằng: "Xưa Ðức Thế Tôn ta, đạo quả đã tròn mà còn bị quả báo hùm vàng, huống ở đời mạt pháp, công hạnh nhỏ mọn, há mình có thể tự giữ gìn được sao? Ta nay còn phải ra đời, giữ ngôi nhân chủ, lai sinh mắc bệnh, chắc chắn khó tránh. Ta đối với ngươi có duyên, xin nhờ cứu với".

Hạnh mất rồi, Sư trở về làng cũ cày cấy hơn 20 năm, không màng tiếng tăm. Lúc bấy giờ Lý Thần Tông mới mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng rên la hốt hoảng khiếp đảm, lương y trong thiên hạ ứng chiếu đến chữa, đều phải bó tay không làm gì được(3). Bỗng nghe có trẻ con ca rằng:

"Muốn trị bệnh Thiên tử

Phải có Nguyễn Minh Không".(*)

Ben sai sứ tìm khắp dân gian mới gặp đuợc Sư (4).

Khi Sư đến, Tôn túc thạc đức các phương đang ở trên điện làm phép, thấy Sư ăn mặc quê mùa, họ khinh khi không đáp lễ. Sư đến, đem theo một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc, đóng vào cột điện, lên tiếng nói: "Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì trước đáng được tôn trọng". Nói thế ba lần, chẳng ai dám làm. Sư lại lấy hai ngón tay trái, cầm vào thì đinh theo chúng mà ra. Mọi người đều khiếp phục.

Khi gặp vua, Sư lớn tiếng nói: "Ðấng đại trượng phu, giàu sang bốn bể, há lại làm ra những điều cuồng loạn đấy ư?"

Vua rất run sợ, Sư sai lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, dùng tay quậy lên khoảng bốn lần, rồi tắm vua trong đó. Bệnh liền bớt ngay. Sau vua phong làm Quốc sư, cho thuế vài trăm hộ để tưởng thưởng.

Vào một ngày tháng nào đó của năm Tân dậu Ðại Ðịnh (5) thứ 2 (1141), Sư mất, thọ 76 tuổi (6).


____________

Chú thích :

(1)
Tức đất huyện Yên khánh, tỉnh Ninh bình ngày nay, chùa Quốc thanh hiện chưa truy cứu được.

(2)
Tức xã Ðàm xá, huyện Gia viễn, tỉnh Ninh bình ngày nay. Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Ninh bình, mục Từ miếu, viết: "Ðền Nguyễn Minh Không ở tại huyện Gia viễn, xưa hai xã Ðàm Xá và Ðiềm giang cùng thờ. Thần người Ðàm xá, họ Nguyễn, tự Chí Thành. Xét Sử ngoại truyện thì thầy đi du học và được tâm ấn từ Ðạo Hạnh, hiệu là Thiền sư Minh Không, ở chùa Quốc Thanh. Trong khoảng Hội Tường Ðại Khánh đời Lý Nhân Tôn, Ðạo Hạnh khi sắp tạ thế, dặn Minh Không rằng: "Ta sẽ ở ngôi nhân chủ, mắc bệnh khó tránh, ông nên cứu ta". Sau Thần Tôn bị bịnh hóa thành hình cọp. Trẻ nít ca nói: "Muốn chữa Lý cửu trùng, phải tìm Nguyễn Minh Không". Mời đến, Không nói tiền duyên cho vua nghe. Vua giác ngộ, Minh Không nấu dầu một trăm cân, lấy tay khuấy rửa cho vua. Bệnh lành, phong làm Quốc sư, cho thuế vài trăm hộ. Ðến năm Ðại Ðịnh thứ 2 (1141) đời Anh Tôn, Sư mất, thọ 76 tuổi. Người trong ấp lập đền thờ. Trước đền có một cây đèn đá cao độ một thước, tương truyền là đèn tụng kinh của Sư. Ðền nổi tiếng là linh ứng. Nay các chùa ở Giao thủy và Phổ lại đều đắp tượng Sư mà thờ".

(3)
Những tình tiết diễn tiến cho tới lúc này, nghi là một phụ hội, bởi vì năm năm trứơc khi Minh Không đến chữa bệnh cho Thần tôn, tức năm Ðại Thuận thứ 4 (1131), Toàn thư 3 tờ 36a9 đã ghi việc vua "dựng nhà cho Ðại sư Minh Không". Như vậy, chắc chắn không có chuyện Minh Không "về quê cày cấy 20 năm hay chuyện trẻ nít phải hát và phải sai sứ đi khắp dân gian mới gặp Sư".

(4)
Toàn thư B3 tờ 39a7-9: "(Thiên Chương Bảo Tự) năm thứ 4 (1136) vua bệnh nặng, thuốc men không bớt, thấy Minh Không chữa lành, phong làm Quốc sư, cho thuế hộ vài trăm". Rồi chua tiếp: "Ðời truyền rằng thầy Từ Ðạo Hạnh khi sắp thi giải, trong lúc bị bệnh, đem thuốc và chú giao cho đệ tử Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, nói rằng: "Hai mươi năm sau thấy Quốc Vương gặp bệnh lạ thì đến chữa". Bởi nó bắt nguồn từ việc này vậy".

(5)
Nguyên văn có Ðại Ðịnh nhị niên Tân sửu. Nhưng cứ Toàn thư 4 tờ 1b8 và 2b8-9 thì Ðại Ðịnh nhị niên phải là năm Tân dậu, và tháng 8 mùa thu năm đấy Minh Không mất.

(6)
Lĩnh nam trích quái tờ 31-33 chép một tiểu sử của Minh Không hoàn toàn đồng nhất với bản đây. Nhưng sau đó, nó lại ghi thêm một tiểu sử hoàn toàn khác và nói là lấy từ Minh Không biệt truyện. Truyện như sau: "Làng Giao thủy có chùa Không lộ, xưa có nhà sư tên…trong khoảng Trị Bình (1064-1067) xuất gia trụ trì chùa đó, nổi tiếng là đức hạnh. Một hôm, Minh Không từ ngoài đi vào, nhà sư cùng phòng, tức Ðạo Hạnh núp trong cửa nhảy ra, giả tiếng cọp để nhát Minh Không. Minh Không cười nói: "Người tu hành mà muốn làm cọp sao? Ta sẽ cứu ngươi".

Sau nhiều năm, nhà Sư ấy bỗng chốc chết, hóa làm Quốc vương, chẳng bao lâu bỗng hoá ra mọc lông, vùng vẫy gào thét, mặt giống như cọp, khắp tìm thầy thuốc, thầy bói, nhà sư, đạo sĩ, nhưng đều bó tay. Nghe Minh Không có pháp thuật, sai người chèo thuyền đến mời. Minh Không lấy một chiếc om nhỏ, nấu cơm cho thủy thủ ăn. Vị sứ giả cười nói: "Sợ khó đủ hết". Minh Không trả lời: "Không phải, để cho họ ăn mỗi người một ít, xem chút hậu tình của ta". Rồi thủy thủ bốn năm chục người, ăn mãi mà không hết. Mọi người đều làm lạ. Ðến chiều, họ sắp ra thuyền thì Sư lại bảo thủy thủ hãy ngủ ngon một đêm, đợi sáng mai rạng đông, bần tăng gọi dậy thì mới có thể bắt đầu ra thuyền. Nếu không thì ta sẽ không đi. Sứ giả nài nỉ không được, bèn nằm yên giả ngủ, thì chỉ nghe dưới thuyền tiếng gió thổi veo veo. Lúc lâu mặt trời mọc, Sư gọi dây thì thuyền đã cập bến ở kinh đô.

Minh Không bay lên trời mà vào cung, đun nước tắm cho vua, lập tức lông rụng, thân thể bình phục. Vua hỏi lý do. Sư đáp: "Người tu hành, nếu một niệm mê thì sám hối là xong, không khó khăn gì hết". Lại hỏi: "Sư làm sao có thần thông mà làm được như vậy?" Minh Không trả lời: "Ðấy chẳng phải phép thuật gì hết. Thần xưa có bệnh phong, phát ra thì không thấy, nên nhiều ít không biết thì cái gì cũng trống, mình cứ tin mà bước đi, chẳng phải thần thông gì thảy". Bèn lại đi bằng đường không mà trở về, cho thưởng gì cũng không nhận, vua bèn ban hiệu là Thần tăng để khen ngợi".

Tiểu truyện này của Minh Không, tuy Lĩnh nam trích quái bảo là rút từ Minh Không biệt truyện, nhưng chắc chắn là xuất phát từ truyện Minh Không thần Dị trong Nam ông mộng lục, và nhất là bởi vì nó hoàn toàn giống với truyện kể trong đó.

Việt sử tiêu án 1 tờ 108b7-109b9 cũng chép lại gần giống truyện trên và bảo là từ Ngoại truyện. Nó viết: "Thế truyền Ðạo Hạnh khi sắp thi giải, đem thuốc có làm phù chú, giao cho đệ tử Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không nói rằng: "Sau 20 năm quốc vương có bệnh thì đem mà trị". Thuyết này xuất phát từ Lĩnh nam trích quái. Lại xét Ngoại truyện thì cha Ðạo Hạnh là Từ Vinh dùng pháp thuật nên bị sư Thái Ðiên giết. Ðạo Hạnh nghĩ cách báo thù cha, đến tu đạo tại tịnh xá Hương tích. Trên đường gặp Khổng Minh Không, bèn kết làm bạn cùng đi đến chùa Vân mộng. Vị thầy dạy cho thần thông quyết. Sau 3 năm, hai người giã từ trở về. Ðạo Hạnh muốn thử thuật mình chơi, nấp vào một nơi hiểm, giả làm con cọp để dọa Minh Không. Minh Không biết, trách Hạnh dùng tà hạnh lại gồm có chú ngữ. Ðạo Hạnh hổ thẹn và hối hận, đến tạ lỗi, vừa nói: "Nghiệp đời sau chưa trừ hết, xin phiền giải thoát cho". Ðạo Hạnh về am, Minh Không về Giao thủy. Sau đó nghe Ðạo Hạnh thi giải, MK cười, nói rằng: "ông Hoà thượng ấy còn mê phú quý trần gian sao?". Ðến lúc ấy, Thần Tôn bị bệnh kêu gầm, muốn biến thành cọp. Thuốc chữa không chịu. Trẻ con hát rằng: "Muốn chữa Lý cửu trùng, phải được Khổng Minh Không". Thái hậu nghe được cho mời đến. Khi đã đến, bèn giảng chuyện nhân quả đời trước cho vua. Vu abèn giác ngộ. Bệnh liền bớt. Minh Không có nói kệ:

Kỳ lân đồ hậu mạc

Nguyệt vọng đáo trung thiên.


Người bấy giờ không hiểu. Sau vua ở ngôi và tuổi thọ, quả hiệp với lời kệ. Minh Không người Ðàm xá, huyện Gia viễn. Nay chùa Phổ lại và Giao thủy có đắp tượng thờ. Năm Ðại Ðịnh thứ 2 (1141) Sư mất, thọ 76 tuổi". Rồi Ngô Thời Sĩ đưa ra lời bình luận sau: "Triều Lý tôn sùng đạo Phật, từ khi Vạn Hạnh nổi tiếng, người ta mộ theo và bắt chước. Tiếp đó có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đều là người Hải thanh, thờ Sa môn Hà Trạch làm thầy. Lại có Thông Huyền chân nhân cũng có đạo pháp cao tương tự, nên Nhân Tôn có câu: "Giác Hải tâm như hải, Thông Huyền đạo hựu huyền". Nhưng gọi rồng xuống, làm hổ phục không phải là tài bình loạn cứu nguy. Ði chỗ trống, bay lên không, không phải là sách lược trị dân giữ nước. Chỉ cũng là loại La Thập, Ðồ Trừng đó thôi, có giúp gì cho thế đạo ư? Thế mà các triều đại đã thần dị hóa giáo lý nó, để đến nỗi có việc tha thuế hộ để làm tự đinh, sự mê hoặc thật đã quá lắm".

Từ Ðạo Hạnh đại thánh sự tích thật lục trong Việt điện u linh tập tờ 51 và Ðại nam nhất thống chí tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, cũng có chép chuyện Minh Không chữa bệnh cho Từ Ðạo Hạnh, nhưng không có chi tiết gì đặc sắc cho lắm trừ sự cộng tác với Giác Hải trong việc chữa bệnh đấy.

Về nơi Minh Không thường sinh sống, Bắc thành địa dư chí 4, nhân viết về các đền thiêng của trấn Sơn nam hạ, có ghi đền của Thiền sư Ðạo Pháp Minh Không nói: "Ðền ở xã Cổ đam huyện Ý yên. Thế truyền Ngài bình sinh thường ở xã Cổ đam huyện Ý yên. Thế truyền Ngài bình sinh thường ở xã đó. Sau khi mất người trong thôn lập đền thờ". Còn về nơi mất của Không, Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục Từ miếu nói: "Ðền thiền sư Minh Không ở xã Hán lý huyện Vĩnh lại. Sư họ Nguyễn, tự Chí Thành, người xã Ðàm xá, huyện Gia viễn, nhỏ kết bạn với Từ Ðạo Hạnh đến chùa Vân mộng thọ giới, sau làm cao tăng đời Lý. Vua Thần Tôn mắc bệnh, Sư chữa liền lành, phong làm Quốc sư. Thế truyền, Sư mất ở núi Tam viên, xã Hán lý, di tích nay còn". Xã Hán lý này theo nó cũng là quê mẹ Minh Không, nên có dựng chùa Hưng long ở đó.

Cuối cùng cũng cần nhắc lại là, bản in đời Nguyễn không có tiểu sử của Minh Không, ở đây không liệt Minh Không vào dòng thiền Pháp vân. Ðương nhiên truyện của Không đã bị bản in đời ấy hay "Tiêu sơn tự cựu bản" góp vào trong truyện của Không lộ. Xem chú thích truyện Không lộ. Nhưng có thể tờ có truyện Minh Không đã bị mất trong "Cựu bản Tiêu sơn tự". Xem thêm phần nghiên cứu.

--------------------

Chú thích của hungcom :

(*)

"Tập tầm vông _ tay không, tay có _ tập tầm vó, tay có tay không _ Tay nào không, tay nào có ? tay nào có, tay nào không ? Ông Nguyễn Minh Không, cứu Hoàng Thái tử"

Trên đây là bài đồng dao mà trẻ con thời xưa hát kèm theo trò chơi "Tập tầm vông" :

_ Hai tay nắm lại, giấu sau lưng, một tay có vật _ đồng xu hoặc là viên đá cuội _, sau đó trưng 2 tay ra (vẫn tư thế nắm lại) đố trẻ kia. Hai tay xoay tròn, đồng thời miệng hát đố bài trên.
Hết câu hát đưa hai nắm tay ra cho trẻ đối diện đoán. Nếu đoán đúng thì người đoán đúng được thực hiện hình phạt (tùy theo hai bên thỏa thuận như ký đầu hay búng tai..hoặc giả người thua phải chạy quanh 3 vòng.). Nếu người đoán không đúng thì bị phạt ngược lại.


DSC06620a.JPG
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
57. THIỀN SƯ BẢN TỊCH (Trước tên là Pháp Mật) (? – 1140)

Chùa Chúc thánh, làng Nghĩa trú, Bình lạc (1). Người Tây kết, họ Nguyễn, hậu duệ của Nội cung phụng đô úy Nguyễn Kha triều Lê. Sớm có nhiều tài, gặp một vị Tăng lạ, lấy làm kỳ nói rằng: "Ðứa bé này cốt tướng phi phàm nếu xuất gia, chắc thành hạt giống của Phật pháp".

Ðến khi lớn, Sư trước đến thọ giáo với Thuần Chân chùa Hoa quang, rõ được yếu chỉ, rồi lại thọ giới Cụ túc. Chân thấy Sư định lực tròn đầy, giới thể trong sạch, học một biết mười, xoa đầu nói rằng: "Chánh pháp phía Nam, đang đợi ông đến xiển dương". Từ đó, Sư không còn vướng mắc việc hữu vô, gồm rõ đốn tiệm (2). Ðến đâu cũng gieo khắp mưa pháp, xa rải gió huyền, Tăng, Ni dốc theo, người tục ngưỡng mộ.

Ngày 14 tháng 6, mùa hè năm Kỷ mùi Thiệu Minh thứ 3 (1139), Sư hợp môn đồ, dạy rằng: "Vô sự ! Vô sự !". Nói xong thì mất.

_____________________________________________________



THẾ HỆ THỨ MƯỜI BỐN
(BỐN NGƯỜI, BA NGƯỜI KHUYẾT LỤC)


58.TĂNG THỐNG KHÁNH HỶ (1067-1142)

Làng Từ liêm, Vĩnh khương(1). Người Cổ giao, Long biên, họ Nguyễn, dòng dõi Tịnh hạnh. Nhỏ không ăn đồ tanh hôi, lớn theo thọ giáo với Bản Tịch chùa Chúc thánh.

Một hôm, Sư theo Tịch đến cúng một nhà thí chủ. Trên đường đi, Sư hỏi rằng: "Cái gì là ý chính Thiền tôn của các Tổ?". Gặp lúc nghe nhà dân đang đánh trống lên đồng, Tịch trả lời: "Ấy chẳng phải là thứ lời đồng bóng, đang triệu thỉnh quỷ thần đó sao?".

Sư thưa: "Hoà thượng chớ giỡn mãi".

Tịch nói: "Ta chưa từng giỡn bao giờ".

Sư không hiểu, bèn từ giã Tịch ra đi, đến Biện Tài ở chùa Vạn tuế. Biện Tài hỏi: "Ngươi từ đâu đến đây?"

Sư thưa: "Từ Tịch công đến".

Tài hỏi: "Thầy đó cũng là một bậc thiện trí thức một phương, thế ông ta đã từng nói câu gì?".

Sư thưa: "Con thờ thầy ấy đã lâu năm, nhưng chỉ hỏi một câu mà thầy không trả lời, nên con bỏ đi".

Tài hỏi: "Ông hỏi cái gì?".

Sư kể lại chuyện trước.

Tài bảo: "Ôi! Tịch công đã vì ông nói rõ đạo lý, ông chớ phỉ báng Bổn sư của ông".

Sư trầm ngâm suy nghĩ.

Tài nói: "Không thấy nói:

Hiểu được khắp nơi đúng,

Không ngộ mãi trái sai?"(2)

Sư bỗng nhiên đốn ngộ, bèn trở về.

Tịch thấy, hỏi: "Ngươi từ đâu đến mau thế?"

Sư lạy nói: :Con có tội hủy báng Hoà thượng, nên đến xin sám hối vậy".

Tịch dạy: "Tướng và tánh của tội vốn không, ngươi làm sao sám hối?".

Sư đáp: "Xin sám hối như vậy".

Tịch bèn thôi.

Sư thường cùng hai Thiền sư Tịnh Nhãn và Tịnh Như trong khi đứng hầu, Tịch bảo: "Các ông theo học với ta kể đã lâu ngày, vậy mỗi người hãy trình bày điều thấy biết của mình để ta xem mỗi ông tiến đạo như thế nào?".

Nhãn và Như sắp mở miệng thì Sư quát:

"Một màn che mắt

Hoa đốm rối rơi"(3).

Tịch nói: "Xà lê Khánh Hỷ can cớ gì cái thuyền ấy, sao lại đập vỡ cái hộc đo?"(4)

Sư thưa: "Cần gì thuyền"?

Tịch nói: "Thằng ranh mãnh đó, chớ có ồn ào"

"Ngươi chỉ giải thoát đến việc bên này thôi, còn việc bên kia cũng chưa mộng thấy được".

Sư đáp: "Tuy vậy, chỉ là việc khác thôi".

Tịch nói: "Buông thả sào trăm thước

Lao đầu một mình đi".(5)

Ngươi hiểu sao?

Sư giơ hai tay lên đáp: "Không nguy hiểm, không nguy hiểm !"

Tịch nói: "Buông đi tức khắc !"

Từ đó, danh Sư vang khắp tòng lâm. Trong khoảng năm Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137), Sư được triệu về kinh, vua khen ngợi việc Sư trình bày đối đáp xứng chỉ, phái làm Tăng lục, rồi thăng làm Tăng thống.

Một hôm, đệ tử Pháp Dung hỏi: "Rõ được sắc không, thì sắc là phàm hay thánh?"

Sư trả lời bằng bài kệ:

"Nhọc đời thôi hỏi sắc cùng không

Học đạo chẳng qua phỏng tổ tông

Thiên ngoại tìm tâm khôn định thể

Nhân gian trồng quế há thành tùng?

Càn khôn gom lại đầu sợi tóc

Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng(6).

Trước mặt nắm tay dùng việc lớn(7)

Ai hay phàm thánh với Tây Đông".(*)

Nói xong, ngày 25 tháng 01 năm Nhâm Tuất Ðại Ðịnh thứ 3 (1142), Sư thị bệnh mà mất, thọ 76 tuổi(8). Có Ngộ đạo ca thi tập lưu hành ở đời (9).


_____________

Chú thích :

THIỀN SƯ BẢN TỊCH

(1)
Tức phần đất thuộc huyện Văn giang và Mỹ hảo,tỉnh Hưng yên ngày nay, bởi vì hai huyện đấy hiện đang có con kinh mang tên Nghĩa trụ chảy qua. Tên Bình lạc xuất hiện từ năm 621, khi Lý Uyên đặt ra Long châu gồm ba huyện Long biên, Vũ ninh và Bình lạc. Xem Tân đường thư 43 thượng tờ 9b13. Ðến thời Lý, nó là tên một đạo, như Ðại Việt sử lược 3 tờ 25b7-8 ghi lại.

Làng Nghĩa trú, chúng tôi cho là làng Nghĩa trang, tổng Sài trang, huyện Ðường hào, trấn Hải dương của Bắc thành địa dư chí lục 2, tức huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng yên ngày nay. Những tài liệu Lý, Trần đều có nói ngôi làng này. Ðại Việt sử lược 3 tờ 29a4 gọi nó là một cái ấp, viết: "Năm Kiến Gia thứ 5 (1215) người Nghĩa trú là Chu Ðình đem ấp mình phụ theo Nguyễn Nộn". Tam tổ thực tục tờ 26a4 nói Nghĩa trú còn có một ngôi chùa tên Phổ quang.

(2)
Hữu vôđốn tiệm là những phạm trù lớn của tư tưởng Phật giáo Trung quốc cũng như Viễn đông. Hữu vô hay có không, nguyên là cặp phạm trù lớn của học thuyết Lão Trang, đấy là thuyết "Hữu vô tương sinh". Xem Ðạo đức kinh tờ 1-2a: "Vô danh thiên địa chi thỉ, hữu danh vạn vật chi mẫu… Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương giảo, cao hạ tương khuynh…" Cặp phạm trù hữu vô đó, tới khi Phật giáo truyền nhập Trung quốc, lại trở thành một trong những cặp phạm trù lớn của tư tưởng Phật giáo, bởi vì, như Ðạo An (312-385) đã viết: "Người xứ đây(tứ c Trung Quốc) giáo thuyết Lão Trang đang thịnh hành… nên nhân theo phong trào mà phát triển".

Còn đốn tiệm, hay mau chậm, là một cặp phạm trù lớn khác do kinh Lăng già giới thiệu vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, liên quan đến vấn đề người tu đạo có thể tức khắc giác ngộ sự thực toàn diện toàn phần hay chầm chậm giác ngộ từng bước từng phần.

Xem Phật thuyết nhập lăng già kinh tờ 596a23-29. Sự phân biệt đó sau này trở thành tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt để xác định thế giá của hai trường phái thiền lớn của Trung Quốc sau Hoằng Nhẫn, đấy là trường phái thiền của Huệ Năng, thường gọi là Nam đốn, và trường phái thiền của Thần Tú, thường gọi là Bắc tiệm.

(3) Theo Ðại Việt sử lược 3 tờ 3a2 mới có năm Kỷ mùi Thiệu Minh thứ 3. Theo Toàn thư B4 tờ 1a7 thì năm Kỷ mùi nhằm năm Thiệu Minh thứ 2. Cương mục chính biên 4 tờ 34b4 cũng chép như Toàn thư.

--------------------

TĂNG THỐNG KHÁNH HỶ

(1)
Tức làng Từ liêm, huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong.

(2)
Ðại Châu Huệ Hải: "Sư vân: Ðạt tức biến cảnh thị, bất ngộ vĩnh quai sơ". Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247a24.

(3)
Phù Dung Linh Huấn: "Sư viết: Như hà bảo nhiệm. Tôn viết: Nhất ế tại nhãn, không hoa loạn trụy". Xem Truyền đăng lục 10, tờ 280c26.

(4)
Bàng Uẩn hỏi Mã Tổ Ðạo Nhất: "Nước không có gân cốt mà có thể thắng thuyền muôn hộc, lẽ ấy thế nào?". Ðạo Nhất đáp: Trong đó không có nước cũng không có thuyền thì gân cốt là cái gì?".

Xem Truyền đăng lục 6 tờ 246a26-28.

(5)
Bài kệ của Thiền sư Cảnh Sầm:

"Bách trượng can đầu bất động nhân

Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân

Bách trượng can đầu tu tiến bộ

Thập phương thế giới hiện toàn thân."


(Trăm trượng đầu sào kẻ đứng im

Dẫu cho vào được chửa là chân

Trăm trượng đầu sào thêm bước nữa

Mười phương thế giới hiện toàn thân.)


Xem Truyền đăng lục 10 tờ 274b 6-8

(6)
Duy Ma Cật sở thuyết quyển trung tờ 546b25-c18:

"Nhược Bồ tát trú thị giải thoát giả, dĩ Tu di chi cao quảng, nạp giới tử trung, vô sở tăng giảm…Hựu thập phương quốc độ sở hữu nhật nguyệt tinh tú, ư nhất mao khổng phổ sử hiện chi"(**). Xem Ðại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 80 tờ 440c21-22 "Nhất mao khổng, tất hữu tam thiên đại thiên thế giới".

(7)
Thứ sử Giang châu Lý Bột hỏi Qui Tôn: "Trong kinh, nếu nói núi Tu di chứa hột cải thì Bột tôi không nghi, nhưng hạt cải chứa núi Tu di, phải chăng là nói bậy?" Tôn đáp: "Người ta đồn Sứ quân đọc sách vạn quyển, chuyện đó có không ?". Bột nói: "Phải". Tôn hỏi: "Sờ từ đầu đến chân, ông chỉ lớn bằng cây dừa, thì sách vạn quyển treo đâu cho hết?". Bột chỉ gật đầu mà thôi. Ngày khác, Bột hỏi: "Ðại tạng kinh dạy rõ được việc gì?" Tôn đưa nắm tay lên cho Bột coi, rồi hỏi: "Hiểu không?". Bột nói: "Không hiểu". Tôn bảo: "Cái đầu nắm tay to thế mà cũng không biết ?". Bột thưa: "Xin thầy chỉ bày". Tôn nói: "Gặp người tức giữa đường trao cho. Không gặp thì thế đế bố khắp". Xem Truyền đăng lục 7 tờ 256b 9-18.

(8) Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt (Viện Ðại học Vạn Hạnh, Sài gòn, 1966, tr. 474) viết: "Thiền uyển tập anh chép rằng: "Khánh Hỷ mất ngày 27 tháng giêng năm Ðại Ðịnh thứ ba, Nhâm tuất 1142, thọ 76 tuổi. Theo đó mà tính, thì ông sinh năm 1067 và ông có 10 tuổi, lúc Ðạo Dung tới Thăng long. Làm sao ông làm thầy Ðạo Dung được? Sách Toàn thư có chép lại vào năm 1135, việc Hầu Khánh Hỷ mất. Chắc rằng nguyên là chữ Tăng mà Toàn thư chép lầm ra chữ Hầu. Người chú thích sách Thiền uyển tập anh, in đời Vĩnh Thịnh, cũng nói rằng: Theo Sử ký thì Tăng Khánh Hỷ mất năm 1135. Nếu theo thoại sau thì lúc bấy giờ Khánh Hỷ cũng chỉ mới 17 tuổi mà thôi. Tôi nghĩ rằng Thiền uyển tập anh chép lầm năm mất và tuổi thọ. Có lẽ thọ 96 tuổi, vì chữ cửu và chữ thất rất dễ lẫn. Với chữ cửu thì lúc Sư Ðạo Dung ra học với Khánh Hỷ, vị này đã 37 tuổi. Như thế mới hợp lý".

Thật ra Toàn thư không chép việc Hầu Khánh Hỷ, mà là Hầu Khánh Thiện mất vào năm 1135.

(9)
Nghệ văn chí của Lê Quý Ðôn và Văn tịch chí của Phan Huy Chú đều ghi: "Ngộ đạo thi tập, một quyển, thầy Khánh Hỷ soạn, người Cổ giao, Long biên.

---------------------

Chú thích của hungcom :

(*)


勞生休問色兼空
學道無過訪祖宗
天外覓心難定體
人間植桂起成叢
乾坤盡是毛頭上
日月包含芥子中
大用現前拳在手
誰知凡聖與西東


Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không
Học đạo vô qua phỏng tổ tông
Thiên ngoại mịch tâm nan định thể
Nhân gian thực quế khởi thành tùng
Càn khôn tận thị mao đầu thượng
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung
Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ
Thuỳ tri phàm thánh dữ Tây Đông.



(**)

"Nhược Bồ tát trú thị giải thoát giả, dĩ Tu di chi cao quảng, nạp giới tử trung, vô sở tăng giảm…Hựu thập phương quốc độ sở hữu nhật nguyệt tinh tú, ư nhất mao khổng phổ sử hiện chi"


Câu này nghĩa là :

"Nếu có Bồ tát chứng đắc pháp môn GIẢI THOÁT này, thì có thể đem cả núi Tu Di to lớn nhét vào trong một hạt cải bé xíu, mà núi Tu Di và hạt cải đều không bị tổn hoại...Lại có thể đem mặt trời mặt trăng và các vì sao của 10 phương Thế Giới Phật (quốc độ) bày ra nơi một lổ chân lông".
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Vấn Tổ Tông



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/vantotong_zps126f3519.jpg"].




































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
THẾ HỆ THỨ MƯỜI LĂM

(BA NGUỜI, MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)


59. THIỀN SƯ GIỚI KHÔNG

Chùa làng Tháp bát, quận Mãn đẩu(1). Người quận đấy, họ Nguyễn, tên Tuân, con nhà lương, nhỏ đã ưa Phật giáo. Ban đầu, Sư theo Quảng Phước chùa Nguyên hòa núi Chân ma(2). Xuất gia và thọ giới cụ túc, hầu hạ vài năm, Sư được Thiền chỉ. Sư dựng một cái am ở núi Lịch(3). Trải qua năm năm, chuyên thiền định, sau chống gậy xuống núi, tùy nơi giảng hóa. Ði tới Nam sách, Sư vào núi Thánh chúa(4) ở cấm túc sáu năm, tu hạnh đầu đà, đến nỗi sai được quỷ thần theo lệnh, thú dữ đến phục.

Lý Thần Tông trưng mời, Sư nhiều lần từ chối, rồi mới đến. Năm Ðại Thuận thứ 8(5), có nạn dịch lớn , Sư được triệu đến kinh, sắc ở chùa Gia lâm dùng nước chú giải để trị. Người bệnh lành ngay. Ngày đến cả ngàn, vua rất khen thưởng cho hộ 10 người để làm cấp dưỡng.

Tuổi già, Sư về làng cũ, trùng tu chùa hoang 95 ngôi.

Một hôm không bệnh, Sư nói kệ dạy chúng rằng:

"Ta có một việc kỳ đặc

Chẳng xanh, vàng, đỏ, trắng, đen

Thiên hạ tại gia xuất gia

Yêu sống, ghét chết là giặc

Không biết sống chết khác đường

Sống chết chỉ là được mất

Nếu bảo sống chết khác đườbg

Dối lừa Thích Ca, Di Lặc

Nếu biết sống chết, sống chết

Mới hiểu chỗ ẩn lão tăng

Các ngươi môn nhơn hậu học

Chẳng nhận vòng vo phép tắc".
(*)

Nói kệ xong, Sư cười lớn một tiếng, chấp tay mà mất. Môn nhân đệ tử là châu mục Lê Kiếm (6)và phòng át sứ Hán Ðinh làm lễ trà tỳ, thu xá lợi, dựng tháp đúc tượng để hương khói.


______________

Chú thích :

(1)
Cứ An nam chí nguyên 3 tờ 210 thì "Thiền sư Giới Không là vị sư huyện Gia lâm tu hạnh đầu đà, có thể sai khiến quỷ thần theo lệnh, thú dữ đến chầu. Sau ngồi thẳng mà mất".

Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Tăng thích dẫn lại đoạn trích vừa dịch của An nam chí nguyên và sửa lại một đôi chữ thành "Giới Không người huyện Gia lâm, chân tu đắc đạo, sau ông ngồi ngay thẳng mà tịch". Nhưng truyện Giới Không ở đây nói Không "người quận Mãn đẩu". Mãn đẩu chưa bao giờ là tên của quận hay huyện Gia lâm cả. Chúng tôi nghĩ, có lẽ Giới Không được mời về ở chùa Gia lâm vào khoảng những năm 1128-1132, nên Ðại nam nhất thống chí đã ghi lầm là người Gia lâm. Thế thì, quận Mãn đẩu ở đâu?

Các sách sử khác không thấy có quyển nào nói tới một quận tên Mãn đẩu cả. Về làng Tháp bát thuộc quận này, chúng tôi cũng chưa gặp ở một nơi nào khác. Dẫu vậy, Kiến văn tiểu lục 6 tờ 14b 4-6 có viết: "Các núi của Tuyên quang và Hưng hóa, nơi nơi đều có cây mạn để, lá nó như cây cổ độ tục gọi đát cây to tới hai hay ba thước, rất độc. Cây và lá nó trôi vào sông khe thì cá chạch đều chết". Chúng tôi nghi, quận Mãn đẩu là nơi có cây mạn để đấy. Mãn đẩu chắc là một ghi âm khác mạn để, hay ngược lại, như Cứu lan của Ðại Việt sử lược đã biến thành Cứu liên của Toàn thư và Thiền uyển tập anh. Xem chú thích (1) truyện Mãn Giác. Nếu vậy, quận Mãn đẩu nằm tại tỉnh Tuyên quang ngày nay giữa hai lưu vực sông Chảy và sông Lô.

Xác định quê hương của Giới Không như thế, ta sẽ hiểu tại sao Không đã từng Tu hành tại núi Lịch và có môn nhân là Châu mục Phong châu là Lê Kiếm. Kiến văn tiểu lục 4 tờ 3a3 có ghi một bài bia có Hàn lâm quyền học sĩ Ðỗ Nguyên Chương viết năm Long Khánh thứ 5 (1377) cho chùa Phúc minh ỡ làng Mạn để. Làng Mạn để chắc là quận Mãn đẩu còn sót lại.

(2)
Núi Chân ma hiện không thấy các sách sử khác ghi. Nhưng cứ Kiến văn tiểu lục 6 tờ 6a3 có ghi một ngọn núi tên Ðán ma thuộc sơn hệ Tam đảo. Chúng tôi nghi Chân ma đó là Ðán ma đó, bởi vì từ Ðán ma đến Lịch sơn không xa lắm. Lịch sơn là núi sau này Giới Không dựng am tu.

(3)
Kiến văn tiểu lục 6 tờ 6a4-b1: "Núi Lịch tại xã Yên lịch, huyện Sơn dương, khởi từ núi Sư khổng, huyện Ðương đạo mà xuống đến xã đó thì đất bằng bổng nổi lên núi đất năm sáu ngọn, rẽ ngang phân một chi xuống lập thành thành Lãng sơn, chi xuống huyện Tam dương thành núi Hoàng chỉ. Trong đó núi Lịch cao nhất. Trên đỉnh có đất bằng như điện đài năm sáu chỗ, có động vua Thuấn rất thiêng. Hoa quả trên núi người ta có thể hái mà ăn, nhưng không được mang về. Nếu có ai mang về, họ liền lạc đường, không thể ra được nữa. Bên trên vua Thuấn có đền vua Nghiêu, đều phải cúng chay. Ở đấy xưa có tự điền , để cung cấp cho người giữ đền. Xã Yên lịch ở dưới núi lại có miếu vua Thuấn…"Xem thêm Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên.

(4)
Hang Thánh chúa này là hang núi Kính chúa tại làng Kính chúa huyện Giáp sơn, tỉnh Hải dương thời Nguyễn, tức hang núi Thạch môn, làng Dương nham, huyện Kính môn, tỉnh Hải dương ngày nay, ở đấy có hang và hang núi hiện vẫn còn là hang Kính chủ. Bởi vì truyện đây nói Giới Không đi đến Nam sách, mới vào ở hang Thánh chúa. Và Nam sách là tên một lộ đời Trần. An nam chí lược 1 tờ 19 ghi là lộ Nam sách giang. Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục Kiến trí diên cách nói: "Năm Lê Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt Nam sách thừa tuyên. Năm thứ 10 (1469) định bản đồ thiên hạ, gọi đó là Hải dương, Thừa tuyên gồm bốn phủ, tức Thượng hồng, Hạhồng, Nam sách và Kinh môn, lĩnh 18 huyện…" Và Nam sách thừa tuyên hay lộ Nam sách giang theo Dư địa chí đã nổi tiếng với núi Kính chủ, nơi sản xuất đá hoa.

Viết về núi này Bắc thành địa dư chí lục 2 viết: "Núi Kính chủ tại xã Kính chủ, huyện Giáp sơn, một tên là núi Thắng hóa nham, cao 160 trượng, hang dài 60 trượng, rộng 20 trượng. Lại có chùa ở núi Lương nham tử, hướng nam, không biết dựng từ đời nào. Vua Trần Nhân Tôn đánh giặc Nguyên có đóng quân trên núi đó…Hang bên phải dài 40 thước, rộng 50 thước thờ Thiền sư Minh Không. Hang bên trái dài 7 thước rộng 20 thước thờ Lý Thần Tôn. Thổ nhân tương truyền xưa có một người đánh cá bên sông Kính chủ thấy một tượng gỗ mắc vào lưới mình, vứt ra mà tượng không ra, bèn khấn rằng nếu tượng có linh, xin giúp cho tôi có nhiều cá thì tôi sẽ thờ làm thần. Từ đó người ấy đánh được rất nhiều cá được lời, bèn rước tượng lên bờ. Người trong thôn đến xem thì thấy nó nói: "Ta là Lý Thần Tôn, nhân đi chơi mà đến đây. Nhân thế, họ lập miếu ở động núi để thờ. Họ lấy tháng giêng và tháng 10 làm tháng kỵ".

Sự tích vừa dẫn, dù đầy đủ tính chất hoang đường quái đản, giải thích cho ta không ít tại sao ngọn núi Kính chủ hay Thánh chủ đã có tên như vậy. Thêm vào đó, Toàn thư B7 tờ 18b3 ghi: "Năm Thiệu Phong 15 (1355) mùa xuân tháng hai núi ở Trà hương băng". Cương mục chính biên tờ 10a5-7 cũng ghi việc đó, nhưng sửa lại là núi Kính chủ, rồi chua như: Kính chủ là Thánh chủ ở tại xã Kính chủ, huyện Giáp sơn, tỉnh Hải dương.

(5)
Niên hiệu Ðại Thuận, chỉ Ðại Việt sử lược ghi lại, còn Toàn thư và tất cả các sử khác của ta gọi là Thiên Thuận, là của Lý Thần Tôn kéo dài từ năm 1128-1132. Như vậy, tất không thể nào có chuyện "năm Ðại Thuận thứ 8" được. Chúng tôi nghi năm Ðại Thuận "thứ 8" chắc là một viết sai của năm Ðại Thuận thứ hai hoặc thứ ba. Nhưng trong khoảng Ðại Thuận, cả Ðại Việt sử lược lẫn Toàn thư không ghi một nạn dịch lớn nào xảy ra cả, nên không thể quyết đoán được. Do thế, chúng tôi vẫn để nguyên như nguyên văn đã có. Có thể năm Ðại Thuận thứ 8 là một chép lộn của năm Ðại Ðịnh thứ 8, nhưng trong khoảng Ðại Ðịnh, các sử vẫn không thấy ghi một nạn dịch nào lớn cả.

(6)
Tức cháu nội của châu mục Phong châu Lê Thuận Tôn và công chúa Kim Thành và là anh của Thiền sư Trí Nhàn ở dưới đây. Cứ truyện Trí Nhàn, thì Kiếm giữ chức Châu mục của Phong châu, chứ không phải một nơi nào khác.

-------------------

Chú thích của hungcom :

(*)

bai14p245.gif

bai14p246.gif


Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,

Phi thanh huỳnh xích bạch hắc.

Thiên hạ tại gia xuất gia,

Thân sanh ố tử vi tặc.

Bất tri sanh tử dị lộ,

Sanh tử chỉ thị thất đắc.

Nhược ngôn sanh tử dị đồ,

Trám trước Thích Ca Di Lặc.

Nhược tri sanh tử, sanh tử,

Phương hội lão tăng xứ nặc.

Nhử đẳng hậu học môn nhân

Mạc nhận bàn tinh quỹ tắc.


 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Ta có một việc rất kỳ đặc

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tacomotvieckydac_zps9ad49704.jpg"].












































.
[/NEN]

 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
60. THIỀN SƯ PHÁP DUNG(1) (? – 1174)

Chùa Hương nghiêm, núi Ma ni, phủ Thanh hóa. Người Bối lý, họ Lê, là hậu duệ của châu mục Ái châu Lê Lương đời Ðường(2), trải qua 15 đời là một danh tộc của châu đó. cha là Huyền Ngưng, đạo hiệu Tăng phán. Sư hình dung tú dị, ăn nói thanh cao. Ðối vơi kinh vàng kệ ngọc, không gì là không đọc tụng. Nhỏ theo Tăng thống Nguyễn Khánh Hỷ xuất gia. Hỷ thấy, lấy làm lạ, bèn trao pháp ấn (3). Từ đó, Sư buông chí núi sông, chẳng ngại chỗ tới. Ðến lúc phải đi hóa đạo, Sư bèn trác tích tại chùa Khai giác núi Thứu Phong, dạy dỗ học trò, người học đầy nhà. Sau Sư trở về núi Ma ni, dựng chùa để dưỡng lão.

Ngày mồng 15 tháng 2 năm Giáp ngọ Thiên Cảm Chí Bảo thứ nhất (1174)(4), Sư không bệnh mà hóa. Môn nhơn Ðạo Lâm v.v… làm lễ hỏa táng ở núi đó và dựng tháp để thờ.


_______________

Chú thích :

(1)
Theo bia chùa Hương nghiêm do Hoàng Xuân Hãn phát hiện và dẫn trong Lý Thường Kiệt tr.453-461 thì Dung đúng ra phải có tên Ðạo Dung "nhưng những bản nay còn đều chép hiệu sư là Pháp Dung. Ấy vì đời Trần, kiêng húy Trần Hưng Ðạo". Thiền uyển tập anh, như một tác phẩm đời Trần, như vậy chắc đổi chữ Ðạo thành chữ Pháp.

(2)
Theo bia chùa Hương nghiêm thì Lê Lương là người đầu tiên dựng chùa Hương nghiêm ở Giáp bối lý vào thời Hậu Ðường (923-937). "Ông thuộc một cự tộc ở quận Cửu chân, châu Ái. Ông làm đến chức Trấn quốc bộc xạ. Nhà ông giàu rất có thế lực trong xứ. Thóc ông trữ đến 110 lẫm. Trong nhà ông nuôi 3000 người khách. Ông dốc một lòng thiện, rất sùng đạo Phật". Ðến khi Ðinh Tiên Hoàng lên ngôi vào năm 968, ông được phong Ái châu Cửu chân đô oai quốc dịch sứ, hàm Kim tử quang lộc đại phu, phong ấp. Ngoài chùa Hương nghiêm ra, bia còn nói ông có dựng chùa Trinh nghiêm và Minh nghiêm nữa, nhưng nay ta chưa tìm thấy chúng. Chúng có thể ở hai làng Nhân lý hay Mỹ lý.

(3) Bia chùa Hương nghiêm: "Ðạo Dung hỏi: "Ðiều gì cốt yếu trong pháp?" Cao tăng trả lời: "Pháp vốn không phép, ta lấy gì mà bảo ngươi". Bỗng nghe Sư thấy trong lòng mở mang, bèn giác ngộ". Xem sđd., tr. 457.

(4)
Hoàng Xuân Hãn, sđd, tr. 460, nhận xét: "Thiền uyển tập anh chép rằng: "Rồi Sư trở về nhà, dựng chùa để ở đến lúc già. Sư mất ngày mồng 5 tháng 2 năm Giáp ngọ 1174 đời Thiên Cảm Chí Báu". Chép như vậy chắc lầm, vì rằng năm 1076 Sư đã ra Thăng long. Nếu sống đến năm 1174, thì Sư phải ít nhất cũng một trăm hai mươi tuổi".

Cứ theo báo cáo của Hãn về cái bia chùa Hương nghiêm này, thì quả thực nó đưa ra khá nhiều vấn đề cho chúng ta về niên đại của Ðạo Dung, bởi vì theo nó thì năm 1076 Dung ra Thăng long gặp Khánh Hỷ, năm 1087 (Hãn sửa lại là năm1077) Dung trở về quê và yêu cầu tùng huynh Lưu Khánh Ðàm sửa lại chùa Hương nghiêm, cùng năm này Dung được vua Lý Nhân Tôn mời ra Thăng long lập đạo tràng trong cung, rồi năm 1122 Dung trở về quê, lại sửa chùa Hương nghiêm để ở. Sửa xong, viết bia đó vào năm 1124. Ðến lúc này, thế nào Dung cũng trên dưới 70 tuổi rồi. Không lẽ nào Dung còn sống thêm 50 năm nữa cho tới năm 1174 mới mất sao? Chúng tôi hiện chưa có nguyên văn cái bia chùa Hương nghiêm này, nên không thể bàn cãi gì thêm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng năm Bính thìn 1076 cũng có thể là năm Ðinh mão 1147, và năm Nhâm dần 1122 có thể là năm Canh dần 1170.

___________________________________________________________________________________


THẾ HỆ THỨ MƯỜI SÁU (BA NGƯỜI)​

61. THIỀN SƯ TRÍ NHÀN (Một tên là Tĩnh Lự) (1)

Am Phù môn, núi Cao dã, Yên lãng. Người Phong châu, họ Lê, tên Thước là miêu duệ của Ngự Man Vương triều Lê. Ông nội là Thuận Tôn làm quan với triều Lý đến chức Trung thư đại liêu ban, lấy công chúa Kim Thành. Cha là Ðạc, làm quan đến chức Minh tự. Anh là Kiếm, xa nhận chức Tam nguyên đô tuần kiểm cùng được bổ làm Châu mục. Sư sớm lo việc học hành, thi đậu tiến sĩ, sung làm Cung hầu thư gia.

Năm 27 tuổi, một hôm theo anh dẫn tới trường giảng của Giới Không, nghe giảng kinh Kim cang đến câu "Tất cả pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt bóng, như sương cũng như chớp, nên quán sát như thế" (2)(*). Sư bỗng nhiên cảm ngộ than rằng: "Năm lời của Như Lai đâu có điêu ngoa. Các pháp thế gian giả dối không thật, chỉ có đạo là thật. Ta lại đi tìm gì nữa? Vả, nhà nho có thể nói tới đạo vua tôi, cha con, còn Phật pháp thì có thể bàn đến công hạnh của Thanh văn, Bồ tát. Hai lời dạy dù khác nhưng đều quy về một. Tuy nhiên, để ra khỏi cái khổ của sống chết, và dứt trừ điều có không, thì nếu không phải giáo lý của Ðức Thích Ca, quyết không thể vậy". Bèn xin xuống tóc.

Sau khi đã hiểu được yếu chỉ, Sư vào thẳng núi ấy, ở dưới gốc cây ngày đọc kinh, đêm thiền định, chuyên tu khổ hạnh, thề đủ sáu năm.

Một hôm Sư ngồi thấy một con cọp đuổi một con nai đến, Sư dỗ rằng: "Tất cả chúng sinh đều tiếc tánh mạng, ngươi chớ nên giết hại nhau". Cọp cúi đầu sát đất, tỏ dấu quy y rồi đi.

Về sau, Sư làm một cái am ở dưới chân núi, dạy dỗ học trò. Bốn phương cúng dường, của chất thành đống. Mọi Lào gần núi gọi nhau họp lại làm trộm. Mỗi khi nhà Sư ra đi, thường có con cọp lớn nằm giữ cửa am. Bọn trộm không dám xâm phạm. Người được Sư dẫn dụ trở về đường lành, số không thể kể xiết.

Hai triều đại Anh Tôn và Cao Tôn, nhiều lần triệu thỉnh mà Sư không đáp. Phụ quốc thái úy Tô Hiến Thành và thái bảo Ngô Hòa Nghĩa đem lễ thầy trò đến tìm, trải qua 10 năm chưa hề biết mặt. Bỗng một hôm, Sư cùng các vị ấy gặp nhau, họ vui mừng khôn xiết. Vừa chào hỏi xong, Sư nói bài kệ rằng:

"Ðã mang chí vượt, dưỡng trong lòng

Nghe nói lời mầu, ý những nương

Tham dục bỏ xa ngoài vạn dặm

Hi di diệu lý ngày bao dung"
(3)

Lại nói:

"Ðạm bạc giữ mình

Chỉ đức là việc

Hoặc bảo lời lành

Một câu khăng khít

Lòng không kia, ta

Ðã hết mù mịt

Ngày đêm xuống lên

Không hình bám vít

Như bóng như vang

Không dấu theo vết


Nói xong, Sư chấp tay ngồi thẳng mà mất. Các vị trên và đệ tử khóc lớn, tiếng vang rung động cả núi rừng.


________________

Chú thích :

(1)
Cả hai bản in đời Lê lẫn bản in đời Nguyễn đều có "Trí thiền sư". Nhưng Ðạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 16a7-8 và Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Tăng thích, có ghi tên một vị Thiền sư tên Trí Nhàn, mà chúng mô tả như: "Người huyện Yên lãng, siêng tu hạnh lành, thấy một con cọp đuổi một con hươu bèn bảo: "Tất cả chúng sinh đều tiếc thân mình, mầy chớ hại nhau". Con cọp cúi đầu xuống đất mà đi. Bọn mọi Lào gần núi họp nhau ăn trộm. Sư dẫn dắt khuyên dỗ, phần lớn cảm hóa theo lời sư dạy mà làm lành".

Cứ vào mô tả đó, thì Thiền sư Trí Nhàn của Ðạo giáo lưu nguyên, Ðại nam nhất thống chí, tức "Trí Thiền sư" của Thiền uyển tập anh ở đây, chứ không ai khác, bởi vì không những hợp về quê quán, mà còn hợp về những tình tiết sống khác như chuyện nói chuyện với cọp và chuyện dạy "mọi Lào" đừng ăn trộm. Chúng tôi do thế nghi rằng: "Trí thiền sư" của ba bản in Lê, Nguyễn đã thiếu mất một chữ, đấy là chữ Nhàn, và tên đầy đủ của Trí thiền sư từ đó phải là Trí Nhàn thiền sư. Chỉ có vấn đề là Ðạo giáo nguyên lưu và Ðại nam nhất thống chí đã lấy tài liệu ở đâu đó có thể viết về Thiền sư Trí Nhàn như vậy. Chúng tôi nghi nó lấy từ An nam chí nguyên và đúng là nó lấy ra từ sách đó. An nam chí nguyên 3 tờ 210 chép việc Trí Nhàn giống như Ðại nam nhất thống chí dẫn trên. Từ đó, dĩ nhiên cuốn sách ấy tất phải sử dụng nếu không phải bản in Thiền uyển tập anh xưa nhất thì một tài liệu đã dùng bản in Thiền uyển tập anh trước bản năm 1715 xưa nhất của chúng ta hiện còn. Vì vậy, bản in trước năm 1715 chắc chắn phải có đầy đủ tên Thiền sư Trí Nhàn, chứ không phải cái tên thiếu là Thiền sư Trí, mà bản in năm 1715 do in sót tạo ra, rồi di lụy đến bản in đời Nguyễn.

Chúng tôi do vậy đề nghị bổ sung tên Thiền sư Trí thành Thiền sư Trí (Nhàn), để cho tên các vị Thiền sư ở đây được nhất quán. Thiền sư nào cũng có hiệu do hai chữ ghép lại cả, dĩ nhiên trừ Thiền sư Ấn độ.

(2)
Dẫn kinh Kim cang:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ, diệc như điển

Ưng tác như thị quán.


(3)
Hy Di chi lý, tức đạo lý cao siêu. Ðạo đức kinh chương 14 định nghĩa chữ Hy Di thế này: "Xem mà không thấy, gọi là Di; lắng mà không nghe gọi là Hi" (**)

--------------------

Chú thich của hungcom :


(*)

一 切 有 為 法 , 如 夢 幻 泡 影
nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh
(Tất cả pháp hửu vi như mộng, huyễn, bọt và ảnh)

如 露 亦 如 電 , 應 作 如 是 觀
như lộ diệc như điện ưng tác như thị quán
(như sương cũng như chớp nên thường quán như thế)


(**)

視 之 不 見, 名 曰 夷. 聽 之 不 聞, 名 曰 希.
Thị chi bất kiến, danh viết Di. Thính chi bất văn, danh viết Hi.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Như mộng, như huyễn


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC82_zps3165e019.jpg"].





































.
[/NEN]

.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
62. THIỀN SƯ CHÂN KHÔNG (1046-1100)


Chùa Chúc thánh, núi Phổ lại, Phù lan (1). Người Phù đổng, Tiên du, họ Vương, tên Hải Thiềm, xuất thân từ vọng tộc. Khi mẹ mang thai, cha mộng thấy một tăng sĩ trao cho tích trượng, nhân đó có được Sư.

Thuở nhỏ, Sư mồ côi, khổ công đọc sách, không thích việc vặt. Năm 15 tuổi rộng hiểu sách vở. Ðến năm 18 Sư dạo khắp thiền lâm đi tìm ấn chứng. Nhân đó đến hội giảng của Thảo Nhất tại chùa Tịnh lự, núi Ðông cứu (2) nghe giảng kinh Pháp hoa, Sư bỗng nhiên tỏ ngộ.

Từ đó, cơ duyên hòa hợp, rùa gỗ gặp nhau (3). Nhập thất sáu năm, học hỏi nghiên cứu mỗi ngày một thêm tiến bộ. Sau nhận được tâm ấn. Sư liền đến ở núi ấy theo luật mà tự phòng hộ, không rời khỏi núi, trải qua 20 năm tiếng khen đồn khắp.

Vua Lý Nhân Tôn nghe được, xuống chiếu mời Sư vào đại nội để giảng kinh Pháp hoa, thính giả tìm đến tấp nập. Bấy giờ thái uý Nguyễn Thường Kiệt, thứ sử Lạng châu là tướng quốc Thân Công (4) càng thêm kính trọng, thường bỏ của riêng ra cúng dường Sư. Sư được những gì đều đem sửa chùa xây tháp và đúc hồng chung để lưu lại ở trấn.

Một lần, có một vị Tăng hỏi: "Thế nào là đạo mầu?"

Sư đáp: "Giác ngộ rồi mới biết"

Tăng hỏi thêm: "Ðối với giáo chỉ của người xưa thì người học này chưa hiểu. Nay dạy như vậy làm sao hiểu được?"

Sư đáp:

"Nếu đến nhà tiên trong động thẳm

Thuốc đan đổi cốt được đem về"(*)

Hỏi: "Thế nào là viên thuốc đan?"

Sư đáp:

"Nhiều kiếp ngu si không biết rõ

Sáng nay chợt ngộ được tỏ bày"(**)

Hỏi: "Thế nào là tỏ bày?"

Sư đáp: "Tỏ bày chiếu khắp cõi Ta bà

Tất cả chúng sinh cùng một nhà".(***)

Lại hỏi: "Tuy không giải đích xác nơi nơi đều gặp y (5). Cái nào là y?"

Sư đáp: "Lửa kiếp (6) lẫy lừng thiêu rụi hết

Núi xanh như cũ trắng mây bay".(****)

Lại hỏi: "Sắc thân tan rã rồi thì sao?"

Sư đáp: "Xuân đến xuân đi nghi xuân hết

Hoa rơi hoa nở chỉ là xuân"(*****)

Tăng ngẫm nghĩ, Sư quát:

"Ðồng bằng sau cơn lửa

Cây cối mỗi tươi thơm"(******)

Tăng vái lạy.

Tuổi già, Sư về quận mình, dựng lại chùa Bảo cảm. Ðến ngày 01 tháng 11 năm Hội Phong thứ 9 (1100), khi sắp tịch, Sư nói bài kệ:

"Trống vắng gốc mầu sáng rực ra

Gió hòa nổi dậy khắp Ta bà

Người người thảy biết vô vi sướng

Nếu được vô vi mới phải nhà".
(*******)

Vào nửa đêm hôm đó, Sư lại nói:

"Ðạo tâm đã thành

Giáo ta đã hành

Ta theo biến hóa".

Rồi ngồi kiết già mà mất, thọ 55 tuổi đời, 36 tuổi hạ (7), hoàng thái hậu và công chúa Thiên Thành (8), cùng đệ tử Ni sư Diệu Nhân (9) đều đem dâng lễ vật. Qua hai ngày sau, đại sư Nghĩa Hải chùa Ðại minh và sa môn được ban ấn tín Pháp Thành đem đồ chúng và sắm sửa lễ vật đến chôn Sư, xây tháp ở ngoài trai đường. Học sĩ Nguyễn Văn Cử phụng chiếu soạn bài minh cho tháp, công bộ thượng thư Ðoàn Văn Khâm có thơ truy điệu rằng:

"Triều đình thôn dã nức cao phong

Gậy chống như mây gặp hội rồng

Kinh hãi nhà nhân, cây huệ gẫy

Than dài rừng đạo, đọt tùng buông

Cỏ biếc vây mồ thêm tháp mới

Núi xanh soi nước thấy hình vương

Cửa thiền vắng vẻ nào ai gõ

Qua đấy chuông chiều vẳng tiếng buồn"
(10)


_________________

Chú thích :

(1)
Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 2a7-b1 viết: "Núi Phổ lại tại xã Phổ lại, huyện Quế dương, núi đá rất cao, ngó xuống dòng sông Lục đầu, cảnh trí khoáng đãng. Trên núi có chùa Chúc thánh, đó là nơi tu hành luyện tinh của Thiền sư Không lộ. Thời Trần, vua quan thường hay đến đó ngâm vịnh….". Xem thêm Ðại nam nhất thống chí tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên. Nay là núi Phả lại tại xã Phả lại, huyện Quế dương, tỉnh Hà bắc.

Một khi đã xác định vị trí của núi Phả lại như thế thì vị trí của chùa Phù lan tất không thể giới hạn theo Cương mục chính biên 1 tờ 27a4 được, bởi vì theo nó thì "Phù lan là tên một trại, nay là xã Phù vệ thuộc huyện Ðường hào, tỉnh Hải dương". Ðất của trại Phù lan đời Lê và Lý, ngoài huyện Ðường hào ra, còn phải ăn thâm lên một phần nào đất huyện Quế dương và có thể là huyện Chí linh nữa.

(2)
Ðại Việt sử lược 2 tờ 10b3-4 viết: "Năm Long Thụy Thái Bình thứ hai (1055) dựng chùa Tĩnh lự ở núi Ðông cứu". Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 6a1 viết: "Núi Ðông cứu tại huyện Gia định gồm nhiều ngọn núi đứng thẳng, ngó xuống dòng sông. Trên núi có chùa Thiên thai, cảnh trí cũng đẹp. Trịnh Dụ Tổ thường đến chơi nơi ấy…". Huyện Gia định năm Minh mạng thứ 1 (1820) đổi làm huyện Gia bình, nên Ðại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên nói: "Núi Thiên thai tại tây bắc huyện Gia bình 5 dặm, một ngọn đứng cao chót vót, đá đất lẫn lộn, bên cạnh có những ngọn khác ngó xuống dòng sông. Trên núi có chùa, có thể gọi là đẹp đẽ. Nó một tên là núi Ðông cứu một tên là núi Ðông cao".

Vị sư Thảo Nhất của chùa này, mà truyện Chân Không đây nói tới, ta hiện không biết một tí gì.

(3)
Qui mộc tương giao. Ðiển rút từ kinh Tạp a hàm: "Trong biển lớn có một con rùa đui, sống lâu vô lượng kiếp, cứ trăm năm thì ló đầu lên một lần. Lại có một khúc gỗ nổi chỉ có một lỗ hổng, trôi dạt theo sóng biển, tùy gió mà trôi đông hay trôi tây. Con rùa mù một trăm năm ló đầu một lần mà gặp lỗ hổng của khúc gỗ đó, thật là khó thay". Xem Tạp a hàm kinh 16. Xem thêm kinh Niết bàn: "Sinh ra đời làm người là một chuyện khó. Gặp được thời cũng khó. Giống như con rùa mù trong biển lớn gặp được một lỗ hổng trên khúc cây". Xem Ðại bát niết bàn kinh 2.

(4)
Tức phải chỉ Thân Ðạo Nguyên, con của Thân Thiện Thái và công chúa Bình Dương, bởi vì không những Nguyên đồng thời với Lý Thường Kiệt, mà còn vì vợ của Nguyên là công chúa Thiên Thành dưới đây cũng đến cúng dường Chân Không. Theo Ðại Việt sử lược 2 tờ 11a7-8 và 15a2 thì Nguyên cũng có tên là Thân Cảnh Nguyên, được Lý Thánh Tôn chọn làm phò mã năm 1059 và 1066 thì chính thức cưới công chúa Thiên Thành. Tục tư trị thông giám trường biên 279 tờ 11a gọi Nguyên là Thân Cảnh Phúc, còn Mộng khê bút đàm 2 thì gọi là Thân Cảnh Long. Ta chưa hiểu rõ tại sao lại có nhiều sai chạy như vậy. Dẫu sao , Nguyên là một trong những vị tướng lãnh có công đầu trong trận chống quân xâm lược Tống năm 1075.

(5) Thiền sư Ðộng Sơn Lương Giới, khi bước qua dòng nước thấy cái bóng mình mà ngộ đạo, bèn làm bài thơ:

"Thiết kỵ tùng tha mích

Thiều thiều dữ ngã cư

Ngã kim độc tự vãng

Xứ xứ phùng đắc cừ".


(Rất kỵ tìm nơi khác

Cùng ta nó luôn đi

Ta nay riêng tự đến

Nơi nơi đều gặp y)


Xem Truyền đăng lục 15 tờ 321c19. Khái niệm "nơi nơi đều gặp y" là rút từ bài thơ vừa dẫn.

(6)
Kiếp hỏa. Thế mạt luận Phật giáo nói vào lúc hủy diệt, thế giới sẽ bị thiêu rụi bởi một ngọn lửa có sức nóng bằng bảy mặt trời. Ngọn lửa đấy gọi là kiếp hỏa hay lửa kiếp. Xem A tỳ đạt ma câu xá luận 12. Quan niệm thế mạt đó sau này Thiền tôn mượn để đặt thành công án. Công án thứ 29 của Bích nham lục đặt vấn đề thế này: "Khi lửa kiếp lẫy lừng, vũ trụ thiêu hoại, thì cái gì hoại, cái gì không hoại?". Xem Bích nham lục 3 tờ 169a 17-18.

(7)
Tuổi hạ mà từ Phật học Trung Quốc gọi là hạ lạp, là một thứ tuổi tính theo tiêu chuẩn tổ chức Phật giáo. Tuổi ấy bắt đầu tính từ khi một người được chính thức nhận vào tổ chức Phật giáo của những người xuất gia, thể hiện qua việc người đó chấp nhận những kỷ luật đầy đủ của một người sống hoàn toàn theo Phật giáo, tức kỷ luật Tỳ kheo. Chỉ khi nào chấp nhận kỷ luật đó, tức thường gọi là "Cụ túc giới", tuổi hạ bắt đầu tính.

Mỗi tuổi hạ là tương đương với một tuổi đời, bởi vì nhận giới Tỳ kheo mỗi năm phải sống cấm túc ba tháng mùa mưa, còn những tháng khác họ phải đi lang thang hoạt động truyền giáo, nên nếu ai sống mỗi năm được ba tháng cấm túc đó thì được một tuổi hạ.

(8)
Hoàng thái hậu đây tức Linh nhân Hoàng thái hậu (?- 1117), mẹ của Lý Nhân Tôn. Xem chú thích (3) truyện Thông Biện. Còn Thiên Thành công chúa (? – 1149) là con của Lý Thánh Tôn và là vợ của Thân Ðạo Nguyên. Xem chú thích (3) ở trên.

(9) Cả hai bản in đời Lê lẫn bản in đời Nguyễn đều viết: "Ðệ tử Mậu Nhân ni sư". Nhưng truyện của ni sư ở tờ 67a8 thì nói ni sư tên Diệu Nhân. Chúng tôi nghi chữ Mậu là một sai khác của chữ Diệu, tỵ húy tên mẹ Trần Thái Tôn là Lê thị Diệu, nên Diệu đổi làm Mậu.

(10)
Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13b3-6 chép y nguyên bài thơ, trừ câu thứ 5 mà nó chép thành: "Vân oanh bích thảo thiêm tân tháp". Về những bàn cãi liên quan tới tác giả bài thơ này cùng bài thơ ở truyện Quảng Trí .


--------------------

Chú thích của hungcom :


(*)

Nhược đáo tiên gia thâm động nội
Hoàn đan hoán cốt đắc hoài qui


(Nếu đến nhà tiên trong động thẳm
Thuốc đan thay cốt được mang về)



(**)

Lịch kiếp ngu mông vô động hiểu
Kim thần nhất ngộ đắc khai minh


(Lịch kiếp ngu mông vô động hiểu
Kim thần nhất ngộ đắc khai minh)



(***)

Khai minh chiếu triệt sa hà giới
Nhất thiết chúng sinh cộng nhất gia.


(Khai minh chiếu khắp cõi ta bà
Hết thảy chúng sinh đều một nhà.)



(****)

Kiếp hỏa động nhiên hào mạt tận
Thanh sơn y cựu bạch vân phi


(Lửa kiếp lẫy lừng thiêu rụi hết
Núi xanh như cũ trắng mây bay)



(*****)

Xuân lai, Xuân khứ, nghi Xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân


Xuân đến xuân đi ngờ xuân hết
Hoa nở, hoa tàn, ấy vẫn xuân.



(******)

Bình nguyên kinh hỏa hậu
Thực vật các thủ phương.


(Đất bằng sau cơn lửa
Cây cối đượm hương thơm.)



(*******)


妙本虛無日日誇,
和風吹起遍沙婆。
人人盡識無為樂,
若得無為始是家。


Diệu bản hư vô nhật nhật khoa,
Hoà phong xuy khởi biến sa bà.
Nhân nhân tận thức vô vi lạc,
Nhược đắc vô vi thuỷ thị gia.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Nhất Như

.

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhatnhu_zps6bff2124.jpg"].































.[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên