VO-NHAT-BAT-NHI

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Bài 8.- Vũ Trụ còn có tên là PHÁP THÂN PHẬT.- Tỳ Lô Giá Na Phật.

Trong nền Phật học.- Vũ Trụ không do ai tạo ra, mà do "Nhân Duyên Sanh".- Đức Phật cũng cô động Vũ Trụ chính là Pháp Thân Phật.

Kính mong Thầy giải đáp, ở trong bài viết, viết: Vũ Trụ không do ai tạo ra, mà do "Nhân Duyên Sanh".- Đức Phật cũng cô động Vũ Trụ chính là Pháp Thân Phật.

Như vậy thì thành ra Pháp Thân Phật lại do "Nhân Duyên Sanh"?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Kính mong Thầy giải đáp, ở trong bài viết, viết: Vũ Trụ không do ai tạo ra, mà do "Nhân Duyên Sanh".- Đức Phật cũng cô động Vũ Trụ chính là Pháp Thân Phật.

Như vậy thì thành ra Pháp Thân Phật lại do "Nhân Duyên Sanh"?
Kính Cảm ơn Bạn VNBN vào xem và đặc câu vấn Đạo.

VQ biết: Ý của Bạn là : "Pháp Thân Phật" .- KHÔNG DO NHÂN DUYÊN SANH, MÀ TỰ NHIÊN CÓ.

Có phải ý của Bạn là thế ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

* vẫn câu nói đó .. kính thày VQ một ly trà [smile]

7. Con đường trở về Nhất Thể phải là ----> con đường qui tâm hướng nội [smile]

Con người là Đấng Tạo Hóa của chính mình và cũng là vật Thọ Tạo của chính mình - Phật Học Tinh Hoa, Thu Giang Nguyễn Duy Cần

i. bởi vì con người là Đấng Tạo Hóa của chính mình .. cho nên mới có hiện tượng "các thế gian xuất hiện trong đời sống"


Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm: Thế là 3 giai đoạn thời gian trong mỗi cuộc sống ... bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai

Gian là không gian bao gồm 4 hướng 10 phương (4 hướng là Đông Tây Nam Bắc .. và 4 hướng phân chia giữa 2 chính phương Đông Bắc, Tây Bắc .. Đông Nam, Tây Nam + cộng thêm 2 hướng Trên và Dưới .. lên trời xuống đất nữa là đủ Thập Phương) ... vì vậy ... con người là ĐẤNG TẠO HÓA của chính mình khi tạo ra "VẬT THỌ TẠO của chính mình" .. và vật thọ tạo đó .. sống đủ trong "THẾ GIỚI" bao gồm cả 3 thời và thập phương [cũng có nghĩa là nhiều thế giới khác luôn ... smile]

Con Người là Sản Phẩm của Ý Thức trong cái thế giới mà họ tự mình kiến lập trong đời sống của họ .... và sự "TẠO TÁC của Ý" sinh ra 1 CON NGƯỜI trong tâm trí, tư tưởng và quan niệm của họ ... và cũng chính con người được tạo tác, được sinh ra đó cũng dẫn đến những hành động mang tính chắt "VỌNG TƯỞNG HẠNH PHÚC" khi họ trở thành tạo vật của chính mình tạo ra [smile]

(ii) Con Đường Giải Thoát của Phật Đạo

Ý dẫn đầu các pháp
Ý tạo tác làm chủ - Kinh Pháp Cú


sự tạo tác "những ẢO TƯỞNG về HẠNH PHÚC" trong tâm trí .. rất nhiều .. nhiều như những ĐỜI SỐNG, SINH MẠNG xuất hiện trong dòng nhận thức: Ta Là Ai trong những giai đoạn thời gian của cuộc sống, nhiều những chúng sinh xuất hiện trong tam giới [smile] ... nhưng nói cho cùng, dù cho có nhiều như thế nào đi chăng nữa ---> theo kinh Hoa Nghiêm thì TAM GIỚI --->duy chỉ NHẤT TÂM


quay trở về với phật đạo thì chúng ta nhìn thấy ông Phật đi tìm nguồn gốc của khổ .... và nhận nguồn gốc của Khỏ chính là sự có mặt của chính mình - TA

chữ TA bao gồm cả thân và tâm lý ... là nguồn gốc của Khổ [smile]

Thân = (Sắc) =
vốn có cái khổ của tam tướng là Khổ, Vô Thường và Vô Ngã (không làm chủ được)

Tâm Lý = (Danh) = vốn là cái Ta theo cảm nhận của tâm lý ...cá Ta này có thể bao gồm rất nhiều thức khác bao gồm ước muốn, cảm nhận, nguyện vọng, tài sảnh, danh dự (ngũ dục)

- cũng vì TA là nguồn gốc của Khổ .. bởi vì chính TA là người TẠO TÁC cho nên .. trong Kinh Bát Đại Nhân Giác mới có nhận thức: Tâm Thị Ác Nguyên - tâm là nguồn suối tội ác ... như đệ nhất giác ngộ trong kinh Bát Đại Nhân Giác


và đặt mấu chốt của giải thoát ở ngay tại điều QUY Y THỨ NHẤT trong Tam Quy Y:

Tự quy y Phật xin nguyện chúng sinh
Thể theo đạo cả ---> phát tâm vô thượng




và cũng chỉ rõ con đường phát tâm vô thượng đó phải hành trì như thế nào qua điều QUY Y THỨ 2 và THỨ 3:

Tự quy y Pháp,
xin nguyện chúng sinh
Thấu rõ kinh tạng trí tuệ như biển

Tự quy y Tăng
xin nguyện chúng sinh
Thống lý đại chúng hết thảy không ngại

và cái tâm vô thượng ấy được miêu tả trong Kinh Tiểu Bộ như sau:


"Này các tỷ kheo,

có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra.

Này các tỷ kheo,

nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, ---> thời ở đây không có thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.

Do vì này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra" - Kinh Tiểu Bộ


ờ mà đúng hông? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính Cảm ơn Bạn VNBN vào xem và đặc câu vấn Đạo.

VQ biết: Ý của Bạn là : "Pháp Thân Phật" .- KHÔNG DO NHÂN DUYÊN SANH, MÀ TỰ NHIÊN CÓ.

Có phải ý của Bạn là thế ?
Không những pháp thân của Phật mà Pháp Thân của chính Thầy cũng vậy. Tự có ạ!
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Không những pháp thân của Phật mà Pháp Thân của chính Thầy cũng vậy. Tự có ạ!
Kính Bạn VNBN.- Nếu nói:
  • Pháp Thân do Nhân Duyên sanh,
  • Pháp Thân tự có (Không do Nhân Duyên).
  • Pháp Thân vừa Nhân Duyên cũng vừa Tự nhiên.
  • Pháp Thân chẳng phải Nhân Duyên cũng chẳng phải Tự nhiên.

- Hay nói Tất cả đều Chẳng Phải.

Nghĩa là : Tứ Cú + Bách Phi = Thì đều là vọng Tưởng mà không phải Đệ nhất Nghĩa.
(trích: Chương Thú Tư - A Nan Nghi “Chơn Tâm” Đồng Với Thuyết “Tự Nhiên” Của Ngoại Đạo)
Vào thời Đức Phật còn tại thế đã có trên 96 tôn giáo với rất nhiều giáo điều khác nhau. Vì thế không có gì ngạc nhiên trước khi thời Đức Phật đã có và ngay cả vào thời với Đức Phật cũng có rất nhiều dị phái triết gia đưa ra những chủ thuyết để giải thích nhân sinh và vũ trụ quan dựa theo sở kiến của họ. Chủ thuyết thì nhiều, nhưng đại để có những tư tưởng chính như sau :
Nhóm đề xướng thuyết “Tự Nhiên” : Họ lý luận rằng vạn vật trên thế gian này tự nhiên sinh chớ không có nguyên nhân hay quả báo gì cả. Cùng thời với Đức Phật, ở Trung Hoa có Lão Tử cũng đề xướng thuyết “Tự Nhiên” như vậy. Thuyết này lý luận rằng con người, vạn vật, thế gian vũ trụ tự nhiên sinh, tự nhiên diệt, tự nhiên có mưa, tự nhiên có nắng. Thử hỏi nếu không ăn con người có tự nhiên được no không? Không đi làm tự nhiên tiền của có vào nhà mình không? Không học, không nghiên cứu tự nhiên có biết được không? Đức Phật phủ nhận hoàn toàn thuyết này mà đưa ra thuyết duyên khởi, nhân quả luân hồi.- Hết trích)

Kính các Bạn:
Đức Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
  • Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp.
  • Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.- Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí (Thức Tình) mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chỉ.
  • Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chẳng sao bước vào được cửa Không,- Chỉ ví như cá muốn hóa rồng, phí công mà chẳng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích). *

Bởi thế. Nếu Bạn muốn hiểu được Đệ Nhất Nghĩa. Bạn nên Xã bỏ những Sở Tri về Thức Tưởng đi. Hãy dùng "Trí Không" ,mà quán chiếu, thì may ra mới hội nhập ạ.
 
Last edited:

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
Kính Quý Tiền Bối.

Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?

Xin cảm ơn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính Quý Tiền Bối.

Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?

Xin cảm ơn.

ha ha ha [smile]

Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?

- tức là các pháp thành (Paṭivedhadhamma), Phật, tất cả các pháp ---> đều mang VỊ GIẢI THOÁT (Vimuttirasa - niết bàn)

đều do SỰ NHÌN THẤY CÁC PHÁP bao gồm Sắc Pháp, Tâm Pháp, Sở Hữu Pháp đều hông thể nương tựa [smile] ---> tức là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

tri huyễn thì huyễn diệt **

biết vọng .. thì vọng tan

** tri huyễn trong từng pháp .. thì huyễn - cái thân hỏng xong trong từng pháp diệt ... [smile]



Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa

* Trí Tuệ Bát Nhã ---> đáo bỉ ngạn .. cho nên hành thâm bát nhã ở chỗ ngày là đối với "THỬ"- SANH, tức là SANH - ở bờ bên này ---> KHỔ QUÁ .. nên cần có TRÍ TUỆ ---> đi qua BỈ NGẠN [smile]

thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không ----> ĐỘ nhất thiết khổ ách [smile]

- như vậy là trong nhất thiết có khổ .. thì phải nhìn thấy "ngũ uẩn" đều không ... thì mới độ được NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH [smile] ...

---> tức là làm cho NHẤT THIẾT VÔ NGẠI [smile]


XÁ LỢI TỬ: thị chư pháp không tướng: bất sinh bất diệc, bất cấu bất tĩnh, bất tăng bất giảm.
thị chư pháp không tướng

thi chư pháp bất sinh bất diệc - không có sanh tử .. sanh tử thuộc về chúng sanh (tức là hỏng có người ở trong đó) ... nếu trong pháp đó có TA .. thì pháp đó sinh diệt .. cũng tức là ta sinh diệt [smile]

bất cấu bất tịnh: ... người thanh tịnh .. người không thanh tịnh .. đều là người ... đã nói là hỏng có người trong đó mới có vị giải thoát [smile]

như vậy . thấy pháp thân .. tức là cái thân "ĐƯỢC GIÁO HÓA, được thăng hoa" do thấy được trong từng pháp, những thân ngũ uẩn sinh diệt như thế nào .. đem lại đau khổ như thế nào .. dều hỏng nương tựa được nên mới

---> VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO VỌNG TƯỞNG .. đạt tới cứu cánh NIẾT BÀN [smile]

lấy thí dụ Tam Thân Phật thì Báo Thân và Ứng Thân .. cũng là nhũng sắc thân [smile] .. tương ưng với sự giác ngộ Pháp Thân [smile]



theo Vi Diệu Pháp thì Đức Anuruddha nêu lên ý nghĩa của Niết bàn có đến 5 ý nghĩa:

1, Padaṃ – Đạt đáo: nghĩa là một phần của pháp chân đế (paramattha) mà có thể đạt đến được và hiện hữu một cách đặc biệt. (báo thân phật, ứng thân phật - smile)

2, Accutaṃ – Bất tử: nghĩa là không có sự sinh ra và cũng không có sự diệt tận, bởi vì sự chết hiện khởi phải dựa vào sự sinh ra, nếu không có sự sinh ra thì sự chết cũng không thể có được. (pháp thân - smile)

3, Accantaṃ – Thường hằng: nghĩa là vượt ngoài ngũ uẩn của quá khứ và vị lai, không lệ thuộc vào thời gian và không gian. Niết bàn là pháp vượt khỏi thời gian nên gọi là kālavimutti và vượt ngoài ngũ uẩn nên gọi là khandhavimutti. (pháp thân - smile)

4, Asaṅgataṃ – Vô vi: nghĩa là pháp không bị tạo tác, chế hóa bởi 4 điều kiện là: nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực. (pháp thân - smile)

5, Anuttaraṃ – Vô thượng: nghĩa là pháp cao thượng, tối thượng, không có pháp nào có thể sánh bằng Niết bàn được.(pháp thân - smile)

thuvienhoasen.org - Vi Diệu Pháp Toát Yếu, Phần 3, Tường Nhân Sư

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
1/.Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
2/. Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?
Kính cảm ơn các Bạn vào Thảo luận.
Bạn KLL nói đúng ạ.(Xin cảm ơn Bạn)

Với các câu hỏi:
Câu 2/. Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?
Đáp: "Trí Không", là Trí biết các Pháp là "KHÔNG".- Tức dùng Lý Bát Nhã để quán các Pháp.(mới thấy Thật Tướng Pháp Thân).
Ví như Quán rằng:

Hữu vi pháp Không có Tự Tánh.
Vô vi pháp Không có Tự Tánh.
Phật Tánh Không có Tự Tánh.
Niết Bàn (Pháp Thân) Không có Tự Tánh.
(Hết trích lời HT. Thích Từ Thông)

Tư duy.-
Hỏi: Vì sao Tất cả Pháp Không Tự Tánh ?
Đáp:
  • Các Pháp đều do Nhân Duyên Sanh. Mà "Cái Nhân Duyên" để sanh các Pháp cũng lại do nhân duyên sanh. Truy cùng đuổi tận, tất cả "Cái nhân để sanh Pháp" đều không thể tìm được.- Vì "Trùng trùng duyên sanh".- Đó là lý "Nguồn cội các pháp không có tự tánh"
  • Nguồn cội các pháp là không có tự tánh. Không tự tánh thì không phải có nghĩa là Không có các pháp, mà là các pháp giả có . Nếu chấp cái Không ấy thì rơi vào Đoạn kiến Không, nếu chấp Đoạn kiến Không thì là Tà kiến. Do vậy phải quán Không Không.
  • Không Không là nói các pháp là NHƯ. Như là BẤT SANH, BẤT DIỆT, TỊCH DIỆT CHÂN NHƯ, LÀ UYÊN NGUYÊN VẮNG LẶNG BẶC NGÔN NGỮ SUY LƯỜNG.
  • Tất cả Pháp từ Bản Thể NHƯ mà đến. Chung cuộc thì trở về NHƯ. Nên gọi là NHƯ LAI.- Đây là nghĩa NHƯ của các Pháp.
  • Như Lai cũng là Pháp Thân Phật.- Nên cả Vũ Trụ này đều là Như Lai, là Pháp Thân Phật.
Kính các Bạn: Chỉ thành Phật mới có được Pháp Thân. VQ chưa có được Pháp Thân, mà cần phải tu, thì mới có hy vọng.

Với câu hỏi: 1/.Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
Đáp: Kinh dạy: có năm nhơn:

Một, sanh nhơn
Hai, hòa hợp nhơn
Ba, trụ nhơn
Bốn, tăng trưởng nhơn
Năm, viễn nhơn

1.Sanh nhơn: Như hạt giống cỏ cây, như nghiệp phiền não của con người.
2.Hòa hợp nhơn: Như pháp lành hợp tâm lành. Pháp ác hợp với tâm ác. Pháp vô ký hợp với tâm vô ký.
3.Trụ nhơn: Như nhờ đất mà núi rừng sông suối...có chỗ đứng vững. Nhờ cột trụ mà nóc, mái nhà thành tựu...
4.Tăng trưởng nhơn: Như do thực phẩm, y phục...mà con người tăng trưởng tồn sanh. Do nước, phân, chăm sóc mà hạt giống cỏ cây sum sê phát triển, do thiện hữu tri thức mà đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực, đạo quả ngày thêm thắng tấn viên thành.
5.Viễn nhơn: Như quốc pháp nghiêm minh, thì người dân trong nước được an ninh không bị trộm cướp. Nhờ ánh sáng mặt trời mà lá cây được xanh, hoa hồng được đỏ...Vô tình chúng sanh là viễn nhơn của hữu tình chúng sanh và ngược lại.

Thiện nam tử ! Đại Bát Niết Bàn không phải do năm thứ nhơn ấy làm ra, cho nên không vô thường.(Pháp Thân cũng là Niết Bàn không phải do năm thứ nhơn ấy làm ra)

Ngoài năm thứ nhơn vừa nói, còn có hai thứ nhơn dành để cho người có tu tập tư duy mới nhận biết rõ ràng:

Một, tác nhơn.
Hai, liễu nhơn.

1). Như người thợ gốm và khí cụ của người thợ gốm để làm thành chén, dĩa, ấm chè....gọi là tác nhơn.
2). Như đèn đuốc soi sáng, khiến cho người ta thấy vật trong hang động tối, gọi đó là liễu nhơn.(Liễu Nhân này hình thành Pháp Thân)

Thiện nam tử ! Tác nhơn không làm ra được Đại Niết Bàn. Liễu nhơn làm hiển lộ Đại Niết Bàn. Do vậy, Đại Niết Bàn là pháp thường trú, bất sanh, bất diệt, hiện hữu và tồn tại vô khứ vô lai !(K. Đại Niết Bàn).

Kính các Bạn:

* Ví như vàng còn trong quặn, chưa được tinh luyện thì chưa gọi là Vàng. Phải gia công, chế tác thì Tinh Thể vàng mới hiện.- Nhất là phải được Trí Huệ Bát Nhã soi tỏ.- Như đèn đuốc soi sáng, khiến cho thấy các vật trong hang động tối vô minh được sáng tỏ.- mới thấy được vàng.

* Tu cũng vậy. - Tu là gia công, chế tác .- Nhất là phải được Trí Huệ Bát Nhã soi tỏ.- Như đèn đuốc soi sáng, khiến cho thấy các vật trong hang "Tâm" vô minh. Khi ấy Thể NHƯ mới hiện. Khi đó mới là Pháp Thân. Nên cái Nhân để tạo ra Pháp Thân, gọi là LIỄU NHÂN.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Kính Quý Tiền Bối.

Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?

Xin cảm ơn.

Hề hề,

Câu hỏi có thể viết thành...sách để luận giải he he nhưng có thể nói đơn giản như sau:

Nhân duyên - Pháp thân
Nhân duyên thì có pháp hòa hợp và bất hòa hợp (Duy thức tông). Pháp hòa hợp thì sanh tử, luân hồi. Pháp bất hòa hợp thì đình chỉ các hữu vi pháp do ngăn cản các duyên hòa hợp dẫn tới đình chỉ Hành Hữu mà hư vô hóa Vô minh cũng chính là các pháp thiền quán.
Pháp thân thì duy chỉ có Phật đà (thuyết Tam Thân Phật) nên đương nhiên quá trình đắc Pháp thân sẽ trải qua các giai đoạn từ Phàm phu - Thanh văn, Duyên giác - Bồ tát và Phật đà.

Quán Thật tướng Pháp
Pháp thân nơi chúng sanh phàm phu thì được gọi là Phật tánh được ví như quặng vàng li ti ẩn sâu ở Như lai tàng (Chân như ở trong phiền não gọi là Như lai tàng). Có nơi gọi là hạt giống Bồ đề sanh Bồ đề trí.
Bồ đề trí là Trí giác ngộ, gồm có ba, Thanh văn Duyên giác, Bồ tát và Phật đà.
Ở Thanh văn thì Thật tướng pháp là Vô thường, Khổ Không, Vô ngã tự thành nhờ Tứ thánh đế.
Ở Bồ tát thì Thật tướng pháp là Không, Vô tướng, Vô nguyện tự thành nhờ Lục Ba la mật
Và ở Phật đà thì Bất khả tư nghì bất tư nghì bất khả tư nghì...chỉ có thể tán thán mà tuyệt lự (Con xin đảnh lễ Bồ đề Tát bà ha).


Trừng Hải
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smiel]

(1) Sắc Pháp ---> Sắc là Nội Sắc ---> Nội Sắc là Vô Sắc [smile]

"Bất cứ sắc pháp gì --> được hiện khởi như vậy --> đều quy tụ trong sắc thủ uẩn;

bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy --> đều quy tụ trong thọ thủ uẩn;

bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy --> đều được quy tụ trong tưởng thủ uẩn;

bất cứ hành gì được hiện khởi như vậy --> đều quy tụ trong hành thủ uẩn;

bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy --> đều quy tụ trong thức thủ uẩn.



Vị ấy tuệ tri như sau: "Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập hợp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này. Thế Tôn đã nói như sau

: "Ai thấy được lý duyên khởi, --> người ấy thấy được pháp;

ai thấy được pháp, --> người ấy thấy được lý duyên khởi".

Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt". Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều. - Kinh Trung Bộ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính Quý Tiền Bối.

Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân ?
Dùng "Trí Không" như nào để Quán Thật Tướng Pháp Thân ?

Xin cảm ơn.
Kính chào đạo hữu Tham Trang thân mến,

Pháp thân là bản thể thanh tịnh của vạn pháp, cũng gọi là bản giác tánh không, cũng gọi là chân như thật tướng, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là chân tâm thường trụ, cũng gọi là bản giác diệu minh, cũng gọi là Diệu Tâm, cũng gọi là Kỳ Tâm, cũng gọi là Như Lai v...v Tóm lại, tùy dụng lập danh, do có vô số dụng nên có vô số danh.

1. Nhân duyên nào tạo thành Pháp thân ? Kinh Lăng Nghiêm, Q2/ Phật dạy rõ ràng: "phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, vô phi và bất phi, vô thị và phi thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp".

2. Làm sao để Quán thật tướng pháp thân ? Kinh Kim Cang dạy rõ: " Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai", lại nói "Bất ưng trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm".

Vậy làm sao để không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp ? Cần phải Tham Thiền (Hỏi về Pháp thân) hoặc niệm Phật (Nhớ về Pháp thân).

Nhưng pháp thân vô tướng, chưa từng thấy biết qua, làm sao hỏi làm sao nhớ ?

Phật ví như cùng tử,
Nghèo khổ phải xin ăn,
Nay tin Phật, giàu sang,
Quyết tìm lại cho được !
Lòng tin đã chân thiết,
Hỏi, Niệm ắt siêng năng,
Nhân duyên khi đầy đủ,
Tự thoát phiền não trần,
Khi phiền não tan rã,
Là lúc thấy Pháp thân,
Tự tại và vô ngại,
Hỷ lạc sướng muôn phần.
Từ Bi Trí đều đủ,
Sức phương tiện có thừa,
Liền vào biển ái dục,
Rước người khỏi bờ mê.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Kính chào các vị tiền bối. Xin được góp chút quan điểm riêng để tham khảo ạ!

Pháp Thân là cái thân làm bằng Pháp :D tên như nghĩa luôn kkk :D

1. Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân?

  • Chẳng phải Nhân Duyên vì chúng sanh vốn có mà không biết :D
  • Chẳng phải Tự Nhiên vì Chỉ Phật mới biết và chỉ cho người đời :D

2. Dùng " Trí không" Như thế nào để quán pháp thân?

- Chẵng dùng được " Trí Không" mà phải dùng trí tuệ mà quán :D . Như cái nhà tối thì bật điện lên, nhờ ánh sáng mà rõ từng ngóc ngách. " Trí Không" ví như không gian tràn đầy ánh sáng lúc bật đèn vì vậy muốn có " Trí Không" Thì trước tiên nên bật trí tuệ lên :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính Bạn VNBN.- Nếu nói:
  • Pháp Thân do Nhân Duyên sanh,
  • Pháp Thân tự có (Không do Nhân Duyên).
  • Pháp Thân vừa Nhân Duyên cũng vừa Tự nhiên.
  • Pháp Thân chẳng phải Nhân Duyên cũng chẳng phải Tự nhiên.

- Hay nói Tất cả đều Chẳng Phải.

Nghĩa là : Tứ Cú + Bách Phi = Thì đều là vọng Tưởng mà không phải Đệ nhất Nghĩa.
(trích: Chương Thú Tư - A Nan Nghi “Chơn Tâm” Đồng Với Thuyết “Tự Nhiên” Của Ngoại Đạo)
Vào thời Đức Phật còn tại thế đã có trên 96 tôn giáo với rất nhiều giáo điều khác nhau. Vì thế không có gì ngạc nhiên trước khi thời Đức Phật đã có và ngay cả vào thời với Đức Phật cũng có rất nhiều dị phái triết gia đưa ra những chủ thuyết để giải thích nhân sinh và vũ trụ quan dựa theo sở kiến của họ. Chủ thuyết thì nhiều, nhưng đại để có những tư tưởng chính như sau :
Nhóm đề xướng thuyết “Tự Nhiên” : Họ lý luận rằng vạn vật trên thế gian này tự nhiên sinh chớ không có nguyên nhân hay quả báo gì cả. Cùng thời với Đức Phật, ở Trung Hoa có Lão Tử cũng đề xướng thuyết “Tự Nhiên” như vậy. Thuyết này lý luận rằng con người, vạn vật, thế gian vũ trụ tự nhiên sinh, tự nhiên diệt, tự nhiên có mưa, tự nhiên có nắng. Thử hỏi nếu không ăn con người có tự nhiên được no không? Không đi làm tự nhiên tiền của có vào nhà mình không? Không học, không nghiên cứu tự nhiên có biết được không? Đức Phật phủ nhận hoàn toàn thuyết này mà đưa ra thuyết duyên khởi, nhân quả luân hồi.- Hết trích)

Kính các Bạn:
Đức Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
  • Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp.
  • Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.- Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí (Thức Tình) mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chỉ.
  • Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chẳng sao bước vào được cửa Không,- Chỉ ví như cá muốn hóa rồng, phí công mà chẳng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích). *

Bởi thế. Nếu Bạn muốn hiểu được Đệ Nhất Nghĩa. Bạn nên Xã bỏ những Sở Tri về Thức Tưởng đi. Hãy dùng "Trí Không" ,mà quán chiếu, thì may ra mới hội nhập ạ.
Hiiii, tiếc cho Thầy không biết tứ cú dành cho đối tượng nào.
Nếu Thầy lấy 1 pháp trong vạn tượng (hiện tượng) ra để lập tứ cú thì VNBN này trả lời như thế là sai.
Tuy nhiên đây lại là Pháp Thân, là tự thể chân thật, bất biến, là thực thể tối hậu.

Biết bao nhiêu Kinh điển, biết bao nhiêu Tổ đã nói Pháp Thân tự có sẵn ấy nơi mỗi cá nhân.
Nhưng Thầy không rõ Pháp Thân, sợ rơi vào tứ cú nên chẳng dám nhận. Thầy tự nhận tu pháp thượng đẳng mà đến lúc nhận lại rào trước đón sau!

Thầy không dám nhận Pháp Thân cũng được nhưng lại nói Pháp Thân do Nhân Duyên Sanh thì thôi rồi!


Pháp Thân của Thầy VQ cũng chính là Tánh Giác của Thầy VQ. Vốn là tự có, không do bất kì điều gì làm nên.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM PHẬT DẠY:
Phật dạy:

– Ý thầy thế nào? Khi nói “giác minh”, tức là, vì tánh giác vốn tự sáng nên gọi là “giác”, hay là vì tánh giác vốn không tự sáng, phải dùng tánh “minh” soi sáng mà gọi là “minh giác”?

Tôn giả Phú Lâu Na thưa:

– Cái giác thể này nếu không nhờ được soi sáng (minh) thì chỉ gọi là “giác” mà thôi, chứ không có gì là “minh” cả.

Phật dạy:

– Thầy nói: nếu không nhờ được soi sáng thì không phải là “minh giác”. Nếu vậy thì ý nghĩa đích thật của “giác”“minh” đều mất hết, vì sao? Tánh giác mà phải được soi sáng thì không phải là tánh giác; và nếu không được soi sáng thì tánh giác ấy không sáng; mà không sáng thì lại không phải là tánh giác vốn trong lặng sáng suốt. Cho nên, tánh giác mà phải được soi sáng, như thầy nói, đó chỉ là tánh giác và tánh sáng của vọng tưởng phân biệt. Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng, –có nghĩa, tánh giác không phải là cái sở minh. Do vọng tưởng phân biệt mà tánh giác trở thành cái “sở minh”. Do cái “sở minh” đã hư vọng lập nên mà sinh khởi cái năng minh hư vọng nơi thầy.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
e hèm! :D

Nảy chưa sữa được bài nên chưa nói được đúng đoạn quan trọng nhất :D

Pháp thân là Như Lai nói ra trong cảnh giới Như Lai.

Còn người mê muội mà nói Pháp Thân thì chỉ như thầy bói mù đoán bậy về cái danh từ Pháp Thân thôi kkk :D
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Biết bao nhiêu Kinh điển, biết bao nhiêu Tổ đã nói Pháp Thân tự có sẵn ấy nơi mỗi cá nhân.

Cái này là lời xuyên tạc láo nháo nè :D

Chỉ nói Pháp thân vốn có chứ sao lại nhét thêm " Nơi mỗi cá nhân" vào?

Ngu dốt còn hay xuyên tạc!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Cái này là lời xuyên tạc láo nháo nè :D

Chỉ nói Pháp thân vốn có chứ sao lại nhét thêm " Nơi mỗi cá nhân" vào?

Ngu dốt còn hay xuyên tạc!
Hiiii, bạn có pháp thân không? Nếu có thì ai nhét vào vậy? Nếu không thì bạn nên lui ra, vì chẳng can hệ gì tới bạn.
Không biết dựa cột mà nghe bạn nhé!.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Hiiii, bạn có pháp thân không? Nếu có thì ai nhét vào vậy? Nếu không thì bạn nên lui ra, vì chẳng can hệ gì tới bạn.
Không biết dựa cột mà nghe bạn nhé!.

Tôi là thứ danh xưng quyền lập tùy biến lâm thời để giao tiếp nên chằng có hay không gì với cái Pháp Thân mà Đức Phật nói tới cả nhé!

Ngu còn thích tỏ ra nguy hiểm :D
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Hiiii, tiếc cho Thầy không biết tứ cú dành cho đối tượng nào.
Nếu Thầy lấy 1 pháp trong vạn tượng (hiện tượng) ra để lập tứ cú thì VNBN này trả lời như thế là sai.
Tuy nhiên đây lại là Pháp Thân, là tự thể chân thật, bất biến, là thực thể tối hậu.

Biết bao nhiêu Kinh điển, biết bao nhiêu Tổ đã nói Pháp Thân tự có sẵn ấy nơi mỗi cá nhân.
Nhưng Thầy không rõ Pháp Thân, sợ rơi vào tứ cú nên chẳng dám nhận. Thầy tự nhận tu pháp thượng đẳng mà đến lúc nhận lại rào trước đón sau!

Thầy không dám nhận Pháp Thân cũng được nhưng lại nói Pháp Thân do Nhân Duyên Sanh thì thôi rồi!


Pháp Thân của Thầy VQ cũng chính là Tánh Giác của Thầy VQ. Vốn là tự có, không do bất kì điều gì làm nên.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM PHẬT DẠY:
Phật dạy:

– Ý thầy thế nào? Khi nói “giác minh”, tức là, vì tánh giác vốn tự sáng nên gọi là “giác”, hay là vì tánh giác vốn không tự sáng, phải dùng tánh “minh” soi sáng mà gọi là “minh giác”?

Tôn giả Phú Lâu Na thưa:

– Cái giác thể này nếu không nhờ được soi sáng (minh) thì chỉ gọi là “giác” mà thôi, chứ không có gì là “minh” cả.

Phật dạy:

– Thầy nói: nếu không nhờ được soi sáng thì không phải là “minh giác”. Nếu vậy thì ý nghĩa đích thật của “giác”“minh” đều mất hết, vì sao? Tánh giác mà phải được soi sáng thì không phải là tánh giác; và nếu không được soi sáng thì tánh giác ấy không sáng; mà không sáng thì lại không phải là tánh giác vốn trong lặng sáng suốt. Cho nên, tánh giác mà phải được soi sáng, như thầy nói, đó chỉ là tánh giác và tánh sáng của vọng tưởng phân biệt. Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng, –có nghĩa, tánh giác không phải là cái sở minh. Do vọng tưởng phân biệt mà tánh giác trở thành cái “sở minh”. Do cái “sở minh” đã hư vọng lập nên mà sinh khởi cái năng minh hư vọng nơi thầy.
Dạ. Vậy chắc phải xưng tán Bạn là:

nam mô thanh tịnh pháp thân Vô Nhất Bất Nhị phật. (phải hôn ???)

Nhưng Bạn vui lòng xin phép Giáo Hội Tấn phong đi ạ...
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên