VO-NHAT-BAT-NHI

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật.

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang Cùng Các Đạo Hữu
-Theo Thiển Ý Của An Long Thì :
-Thân Mạng Của Chúng Hữu Tình Thành Tựu Bởi=Ý THỨC.
Ý THỨC = LÀ VỌNG TƯỞNG THẤY ,BIẾT MÊ LẦM VÔ MINH = KHÔNG CHÂN THẬT ĐỒNG ĐIỆU NHƯ VẬN HÀNH CHÂN THẬT CỦA PHÁP GIỚI TÍNH ==> NÊN LỖ NHỊP ==> TẠO THÀNH THÂN NĂM THỨC ==>CHỊU TRÔI NỔI TRONG SỰ SANH DIỆT VÔ MINH
-CHƯ NHƯ LAI : LUÔN TỈNH GIÁC TRONG TÍNH KHÔNG TÍNH ( Tính KHÔNG CÓ TỰ TÍNH CỐ ĐINH Của các Pháp ) : NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ....Nên ĐỒNG HÀNH TƯƠNG ƯNG VỚI VẬN HÀNH CHÂN THẬT TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH ==>CÁC TỐ CHẤT CẤU THÀNH THÂN MẠNG LUÔN TỰ CẬP NHẬT =TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG THÍCH,TƯƠNG ĐỒNG VỚI TOÀN THỂ PHÁP GIỚI TÍNH = ĐANG NHƯ... ...
-Mà PHÁP GIỚI TÍNH = BẤT SANH ,BẤT DIỆT...=NÊN THÂN NHƯ LAI & TRÍ=VÔ SANH .

...Trong KINH LĂNG GIÀ Có THUYẾT ; THÂN NHƯ LAI ĐƯỢC CẤU THÀNH CÁC TỐ CHẤT Mà Khi MỘT THẾ GIỚI THỜI HOẠI DIỆT => TỐ CHẤT ĐÓ VẪN KHÔNG ẢNH HƯỞNG,KHÔNG HOẠI DIỆT THEO.
...Hơn Nữa THÂN NHƯ LAI CHÂU BIẾN TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI Nên MỘT THẾ GIỚI TRONG PHÁP GIỚI HOẠI DIỆT CŨNG CHẲNG ẢNH HƯỞNG GÌ.
sen-tay1-s.webp

Rất hay ạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Kính Thầy Viên Quang Cùng Các Đạo Hữu
-Theo Thiển Ý Của An Long Thì :
-Thân Mạng Của Chúng Hữu Tình Thành Tựu Bởi=Ý THỨC.
Ý THỨC = LÀ VỌNG TƯỞNG THẤY ,BIẾT MÊ LẦM VÔ MINH = KHÔNG CHÂN THẬT ĐỒNG ĐIỆU NHƯ VẬN HÀNH CHÂN THẬT CỦA PHÁP GIỚI TÍNH ==> NÊN LỖ NHỊP ==> TẠO THÀNH THÂN NĂM THỨC ==>CHỊU TRÔI NỔI TRONG SỰ SANH DIỆT VÔ MINH
-CHƯ NHƯ LAI : LUÔN TỈNH GIÁC TRONG TÍNH KHÔNG TÍNH ( Tính KHÔNG CÓ TỰ TÍNH CỐ ĐINH Của các Pháp ) : NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ....Nên ĐỒNG HÀNH TƯƠNG ƯNG VỚI VẬN HÀNH CHÂN THẬT TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH ==>CÁC TỐ CHẤT CẤU THÀNH THÂN MẠNG LUÔN TỰ CẬP NHẬT =TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG THÍCH,TƯƠNG ĐỒNG VỚI TOÀN THỂ PHÁP GIỚI TÍNH = ĐANG NHƯ... ...
-Mà PHÁP GIỚI TÍNH = BẤT SANH ,BẤT DIỆT...=NÊN THÂN NHƯ LAI & TRÍ=VÔ SANH .

...Trong KINH LĂNG GIÀ Có THUYẾT ; THÂN NHƯ LAI ĐƯỢC CẤU THÀNH CÁC TỐ CHẤT Mà Khi MỘT THẾ GIỚI THỜI HOẠI DIỆT => TỐ CHẤT ĐÓ VẪN KHÔNG ẢNH HƯỞNG,KHÔNG HOẠI DIỆT THEO.
...Hơn Nữa THÂN NHƯ LAI CHÂU BIẾN TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI Nên MỘT THẾ GIỚI TRONG PHÁP GIỚI HOẠI DIỆT CŨNG CHẲNG ẢNH HƯỞNG GÌ.
Rất hay!

Bác là người nghiêm túc quán chiếu đấy! Khoái nha :D

1. Không đồng điệu tại vì ý thức chưa thấy đước cái công năng đoạn trừ lậu hoặc của suy mao kiếm :D. nghĩa là Viên => khởi=>Viên=>khởi=Viên :D .
Nếu thấy được thì cái ý thức rắc rối lại được gọi bằng cái tên khác :D

Chúc bác vui vẻ :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Theo Nhận Thức Tri Kiến Của An Long Thi :
-Chư Thánh Chúng Đã Chỉ Ra Rõ Ràng Cho Mọi Chúng Sanh;


@- NÊN MUỐN HƯỚNG THEO PHẬT PHÁP PHẢI :
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHÁP
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG


@-ĐỌC TỤNG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP DO CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC CÙNG CHƯ THÁNH CHÚNG CHỈ DẪN Để SOI CHIẾU XEM CÓ TƯƠNG ƯNG ,KHẾ NHẬP .

ha ha ha[smile]

images


A ha ah ahahahhahahahaaha .. Ahahahahahaha ...

ờ mà đúng hông? [smile]
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha (smile)


(1) Tánh Giác "hằng minh" ----> Tâm Thể Thanh Tịnh tức Pháp Thân Phật

"Nơi Tánh Giác thì nói Diệu Minh,
vì cái Thể ấy vốn tự nhiệm mầu (Diệu) ---> mà hằng sáng (Minh)", chẳng do cái nào khác mà sáng.

Nơi Bản Giác ---> thì nói là Minh Diệu,

vì do lực huân tu bất tư nghì ---> mà rõ biết Tánh Giác nhiệm mầu vậy." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Nhẫn Tế Thiền Sư





TÁNH GIÁC: " Tức là Diệu ---> mà Minh: chẳng có chút Vô Minh nào."

** (tánh giác tồn tại 1 cách KỲ DIỆU ... và tánh giác "hằng minh" .... cho nên .. ở nơi các loài "VÔ TÌNH" ... tâm thể của chúng "bảnh nhiên thanh tịnh" = chẳng một chút vô minh nào nên là "hằng minh ...." ... gọi là "PHÁP TÁNH" .. vì lý do này mà kinh Hoa Nghiêm có nói tới "các loài vô tình .. hữu tình đồng thuyết pháp" )


Tâm của 1 vị phật .. năfm ở chỗ "HÓA TÂM" ... tức là chỗ TâmThể thanh tịnh =chẳng 1 chút vô minh nào .. dù là khi ông Phật thành đạo vẫn trụ thế: nhưng tất cả "bản giác" đã "hóa tâm" thành "TÁNH GIÁC" ... vì vậy ... thì ông Phật vẫn đầy đủ giác tri chứ có gì khác [smile] .. nhưng GIÁC TRI [smile] đã hóa "TRÍ TUỆ" (các Thức đã hóa TRÍ TUỆ" ) ... nên ở nơi tâm ông Phật .. có biểu hiện tự tại vô ngại



(2) Bản Giác Minh Diệu ---> Như Lai Tạng là "Giác Minh"


con người chúng ta .. tư duy và cảm nhận theo nhận thức .. đến từ GIÁC MINH (Tàng Thức - A Lại Đa) ... ở nơi tàng thức ... đã chất chứa: TƯ - tức là "con người riêng tư" theo cảm nhận (Thọ) .. được ghi nhận (Tưởng) .. và những gì riêng tư đó luôn được biết đến (Thức)

Sự TỰA Ỷ vào GIÁC MINH đó .. cũng hên xui [smile] .. phần nhiều là BUỒN NHIỀU HƠN VUI [smile] ... muốn nói là chẳng có "VÔ MINH" ... thì phần lớn .. thì ai cũng sẽ công nhận: [smile] .. .NÓI THẾ là CÓ GÌ SAI SAI NHỈ ? [smile]

cho nên ở trong Bản Giác .. thì cái minh nó tồn tại mội cách MINH ---> DIỆU [smile] ...

*** (cũng là MINH .. mà nó chạy vòng vòng .. lòng dòng sao đó ... )

vì vậy Nhẫn Tế Thiền Sư nói:

BẢN GIÁC ---> Tức là Minh ---> mà Diệu (smile) ,

thì chẳng ngừng trụ nơi cái Minh ---> Chính đó là chỗ Tâm Vương bày lộ rõ ràng (bát thức)

Còn như cái Giác Minh (A Lại Da) ---> bèn rơi vào Tình Thức, lìa Giác liền là Vô Minh, làm sao nói rằng Diệu?

Nên ở sau, kinh nói ---> Cái Giác Minh là lầm lỗi."



(3) Như Lai Tạng là "TÁNH GIÁC DIỆU MINH" [smile]



" Ta ---> thì lấy Tánh Diệu Minh (smile) ---> , bất sanh bất diệt --> hợp với Như Lai Tạng.

===> Như Lai Tạng ---> đó chính là Tánh Giác Diệu Minh, --> tròn vẹn chiếu soi pháp giới

. Thế nên, ở trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, đạo tràng bất động, cùng khắp mười phương thế giới. Thân trùm cả mười phương hư không vô tận, nơi đầu một mảy lông, hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần, chuyển bánh xe pháp lớn. Diệt trần hợp Giác, nên Chân Như Diệu Giác Minh Tánh hiện bày."


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
TÁNH GIÁC: " Tức là Diệu ---> mà Minh: chẳng có chút Vô Minh nào."

** (tánh giác tồn tại 1 cách KỲ DIỆU ... và tánh giác "hằng minh" .... cho nên .. ở nơi các loài "VÔ TÌNH" ... tâm thể của chúng "bản nhiên thanh tịnh" = chẳng một chút vô minh nào nên là "hằng minh ...." ... gọi là "PHÁP TÁNH" .. vì lý do này mà kinh Hoa Nghiêm có nói tới "các loài vô tình .. hữu tình đồng thuyết pháp" )


Tâm của 1 vị phật .. nằm ở chỗ "HÓA TÂM" ... tức là chỗ TâmThể thanh tịnh =chẳng 1 chút vô minh nào .. dù là khi ông Phật thành đạo vẫn trụ thế: nhưng tất cả "bản giác" đã "hóa tâm" thành "TÁNH GIÁC" ... vì vậy ... thì ông Phật vẫn đầy đủ giác tri chứ có gì khác .. nhưng GIÁC TRI đã hóa "TRÍ TUỆ" (các Thức đã hóa TRÍ TUỆ" ) ... nên ở nơi tâm ông Phật .. có biểu hiện tự tại vô ngại
Dạ Đúng....
hs2.webp
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 9.- Tánh Không Tức Pháp Thân.

Trong kinh Diệu-pháp Liên-hoa dạy rằng:

“Như lai là Đức Phật bất diệt vĩnh viễn, thọ mạng vô tận và đã hiển hiện vô thường ngắn ngủi. Đây chỉ là một phương tiện.”

Điều này cho thấy quan điểm Phật thân của Đại-thừa rằng Đức Phật là đồng với chân lý tuyệt đối hay Tánh-không. Như ở trên Như Lai đã nói: “Ai thấy pháp là thấy Ta” và pháp là đồng với Tánh-không, chân lý tuyệt đối, trí tuệ của Tánh-không không thể nhận thức được hay là trí tuệ Ba-la-mật.

Và Đại-thừa nhấn mạnh rằng pháp thân, thực thể vô tận của tuệ giác là siêu việt hơn sắc thân của Đức Phật, là đồng nghĩa với dị thục thân (Vipāka-kāya, Nisyanda-kāya, 異熟身) tức kết quả thuần thục thành tựu những lời nguyện và sự tu tập từ nhiều kiếp trước của ngài.- Lý thuyết này đến từ truyền thuyết của Đức-Phật trong đó nói về bản chất phi phàm của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Cũng giống như trong Vô-lượng-thọ kinh (Sukhāvatīvyūha, 無量壽經), A-súc-phật-quốc kinh đã mô tả Đức Phật A-di-đà (Amitābha, 阿彌陀佛) và A-súc-bệ Phật (Akṣo-bhiya, 阿畜坒佛) cùng vô số chư Phật như những pháp thân nhưng báo thân với hình sắc tốt đẹp và đức hạnh tinh khiết là xuất phát từ thành tựu mỹ mãn những lời nguyện và tu tập. Vì thế, trong Đại-thừa có nhiều lý thuyết về Phật thân:

Hai thân: a) pháp thân kết hợp báo thân; b) hoá thân;
Tam thân: pháp thân, báo thân và hoá thân;
Bốn thân: pháp thân, báo thân, sắc thân và hoá thân;
Năm thân: pháp thân, báo thân, sắc thân, hoá thân và ứng thân.

Trong kinh Kim-quang-minh , Diệu-Đổng và bà-la-môn Kiều-trần-như đóng vai trò tà kiến. Ruciraketu hỏi bà-la-môn Kiều-trần-như tại sao Đức Phật Thích-ca thành tựu vô lượng công đức mà mạng sống ngắn ngủi chỉ có 80 tuổi. Bà-la-môn Kiều-trần-như trả lời ai thờ phượng xá lợi của Như-lai sẽ được sanh lên cõi trời. Ruciraketu hỏi chư Phật ở khắp thế giới không biết bất kỳ người nào hay chư thiên nào có thể đếm được thọ mạng của Như-lai. Chư Phật trả lời có thể đếm được các giọt nước trong biển cả nhưng không thể biết được thọ mạng của Như-lai. Bà-la-môn Kiều-trần-như chỉ giả vờ không biết, Litcchavikumāra trả lời rằng thật là vô lý để trông mong có những quả dừa từ cây táo, cũng thế thật phi lý nếu hy vọng xá lợi từ thân Phật .

Như-lai vốn không có gốc, ngài chưa từng tồn tại và được nhận biết. Sự có mặt của ngài cũng chỉ là ứng thân. Làm thế nào để có một thân không xương, không máu, rời tất cả xá lợi. Chư phật chỉ có pháp thân và pháp thân đó tức là pháp giới (Dharma-dhātu, 法界).
(Trích theo Ni Sư Tiến Sĩ Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương)

Kính các Bạn: Phẩm Tu Di Kệ tán k. Hoa Nghiêm nói lên ý nghĩa Tánh Không là Pháp Thân, như sau:

"Pháp tánh vốn không tịch
Vô thủ, cũng vô kiến
Tánh không, tức là Phật ("chân" Phật chỉ có Pháp Thân)
Chẳng thể nghĩ lường được."
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 10.- Tánh Không Là Cội nguồn Pháp Nhân Duyên.(Ẩn sau Tánh không là Chân Như)

Giáo lý Đại Thừa dạy chúng sanh biết về thật tướng các pháp.- Hết thảy các pháp ở nơi thật tướng đều là KHÔNG.
( Nguồn cội các pháp là không có tự tánh. Không tự tánh thì không phải có nghĩa là Không có các pháp, mà là các pháp giả có . Nếu chấp cái Không ấy thì rơi vào Đoạn kiến Không, nếu chấp Đoạn kiến Không thì là Tà kiến. Do vậy phải quán Không Không.
- Không Không là nói các pháp là NHƯ. Như là BẤT SANH, BẤT DIỆT, TỊCH DIỆT CHÂN NHƯ, LÀ UYÊN NGUYÊN VẮNG LẶNG BẶC NGÔN NGỮ SUY LƯỜNG.)

Hết thảy các pháp đều do duyên hòa hợp sanh.- là pháp duyên hợp. Nhưng xét kỷ.- mỗi "nhân duyên" để hợp thành các pháp đều là Không, nên tận cùng của pháp là KHÔNG. Nghĩa là Thật Tướng các Pháp là Tánh Không, là Tướng Huyễn hiện.

Do vậy: Tánh Không Là Cội nguồn của Pháp Nhân Duyên .

Trong buổi sơ khai của Thiền Tông. Đức Phật truyền cho Tổ Ca Diếp cái cội nguồn này, qua bài kệ:

"Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệt pháp.
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp."
Ý là:
Bản Tánh các Pháp là "Tánh Không".
Mà "Tánh Không" cũng là một Pháp (như vạn pháp)
Nay truyền Pháp Tánh Không này,
Mỗi pháp (mà chư Phật tuyên thuyết tự bản chất của nó xưa nay) chưa từng là pháp (Vì là Tánh Không)

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Sen-ta10


Tóm lại: Pháp Tánh Không, là nguồn cội của Nhân Duyên sanh ra các Pháp (Mặc dù không sanh mà sanh ?),là Pháp Thân. .

  • Cho nên câu nói:( Pháp thân này không do duyên sinh. Thứ gì do duyên sinh thì không phải là pháp thân. ).- Chúng ta nên cân nhắc lại. Đề phòng rơi vào lầm tưởng "Pháp Thân như lông rùa, sừng thỏ.- Ngoan không", hoặc lầm chấp Pháp Thân tự có như Đại Ngã của Ngoại Đạo.
  • Còn như nói: Mỗi người đều có Pháp Thân đồng như Phật.- Thì tại sao; Lời Phật dạy, chúng sanh tôn là Pháp Thân. Còn chúng ta nói, thì chỉ là "Xão Thuyết" mà không gọi là Pháp Bảo ?

Lý do:

+ Giáo lý Nguyên Thủy PG ,lấy kinh, luật, luận của Phật làm Pháp Thân. Mà Kinh luật là Pháp do Nhân Duyên Phật Thuyết mà có ra.- Bác Duyên Sanh ra Pháp Thân là Bác Giáo lý Kinh, luật là Pháp Thân Phật của hệ Nguyên Thủy.

+ Giáo Lý Kinh Hoa Nghiêm, lấy tánh Không làm nền tảng Mà Tánh Không là nguồn cội của Pháp Nhân Duyên sanh. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Nghĩa là Mỗi pháp Duyên Sanh trong Vũ trụ đều là một phần Pháp Thân. Bác Duyên Sanh ra Pháp Thân là Bác Giáo lý Đại Thừa Thỉ giáo của Tông Hoa Nghiêm.

Như vậy. Lý thuyết ( Pháp thân này không do duyên sinh. Thứ gì do duyên sinh thì không phải là pháp thân !) ,- Là ngược với Giáo Lý Nguyên Thủy và Giáo Lý Kinh, Hoa Nghiêm.

Kính các Bạn. Còn vì sao nói:
  • Ẩn sau Tánh không là Chân Như ?
  • Ý nghĩa.- Mặc dù không sanh mà sanh ?
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 11.- Lý THỂ của Như. Lý Vô Sanh mà Sanh.

Câu 1: Ẩn sau Tánh không là Chân Như ?
Đáp: Pháp Tánh Không là do Đức Phật dạy. Đây là Giáo lý kinh Bát Nhã.- Theo di giáo Đức Phật dạy. Trước mỗi tạng kinh đề câu Như Thị v.v...Thâm Ý là:
  • Đương THỂ tức NHƯ
  • Đương Hạ tức THỊ
Nghĩa là:
  • "Pháp" khi ở BẢN THỂ đó là NHƯ. Như thì không thể chỉ bày, không ngôn ngữ, văn tự.
  • "Pháp" khi đã chỉ bày khai thị ra thành kinh điển,- Thì là ở TƯỚNG (đã lìa Như).
Như vậy: "Pháp Tánh Không" là Ảnh Phần của Chân Như. Nhưng "Tánh Không" không phải là có cái Tánh nào mà gọi là "Không". Cũng không có một cái thực thể nào là "Không".- Mà chỉ là danh tự suông (Vì chỉ là Ảnh hiện của Chân Như).- Vì vậy nên nói là:
Ẩn sau Tánh không là Chân Như

Câu 2: Ý nghĩa.- Mặc dù không sanh mà sanh.
  • Chân Như là Pháp không sanh, không diệt, không đến, không đi v.v...
  • Tánh Không chỉ là Ảnh Phần của Chân Như- Không có thực thể.- Nên cũng không sanh, không diệt, không đến, không đi v.v...
* Nhưng vạn vật, do Tánh Không mà duyên sanh, mà hiện Tướng.- Như vậy do đâu mà sanh ?
Tổ Huyền Quang nói:
Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch.
Bổn vô nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh.
Nhân tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.
Tuy vân diệt:
Diệt nhi bất diệt, tằng Đạt Ma chích lý Tây quy.
Sanh nhi bất sanh, nãi Thích Tôn song lâm thị tịch.
Nhược phi nhất nhơn hiểu liễu, nan miễn tứ đại tương man.
Cố Nhơn Thiên thượng hữu luân hồi, huống phàm cơ đắc vô sanh tử.

Nghĩa:
Giác tánh viên minh, xưa nay vắng lặng.
Vốn không ngã nhân huyễn tướng, nào có sanh tử giả danh!
Nhơn đầu tiên một niệm sai lầm, tùy vọng tưởng có sanh có diệt.
Tuy nhiên:
Diệt nào thật diệt, Đạt Ma Tôn giả, quảy dép về Tây;
Sanh mà không sanh, Thích Ca Thế Tôn, song lâm thị tịch!
Nếu không một phen thấu triệt, khó khỏi nhiều kiếp nổi trôi.
Nên, người trời còn có luân hồi, huống phàm thứ há không sanh tử.

Nghĩa là: Do Vô Minh tác động mà chúng ta từ nơi Vô Sanh mà thấy Sanh tử.- Ví như chúng ta ngồi trên chiếc thuyền chạy trên sông. Nhìn lên bờ thì thấy "Bờ chạy".- Trong khi thực tế bờ không chạy, mà vọng thấy bờ chạy. Đó là do chúng ta "Thấy nhầm".- Sanh Tử cũng vậy : không sanh mà chúng ta thấy sanh. Là vì chúng ta Vọng Thấy mà ra.

Kinh Lăng Nghiêm, Q4, Phật dạy:

" Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội.

Bản giác sanh vọng minh thì phát ra Thức, chỗ trong lặng chẳng lay động của Thức tinh tức là Thủy, Tánh không sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa, Địa và Thủy nhiễu loạn nhau thành Phong. Vì Tánh không bị ám muội, cố chấp cái năng minh thành chướng ngại, nên vọng cho bản giác là sở minh, năng sở nhiễu loạn, nên vọng có tánh biến hóa của Hỏa, ngọn Hỏa xông lên, nên có hơi Thủy khắp cả mười phương hư không. Hỏa bốc lên, Thủy chảy xuống, giao lộn vọng lập thì Thủy ướt thành biển cả, đất khô thành lục địa. Do nghĩa này, nên trong biển cả Hỏa thường phun lên, trong lục địa sông ngòi thường chảy. Thế Thủy kém thế Hỏa thì kết thành núi, nên khi đập đá núi thì có tia lửa; thế Địa kém thế Thủy thì mọc lên thành cỏ cây, nên đốt cỏ cây thì thành đất, vắt ra thì có nước. Tứ đại giao lộn lẫn nhau vọng sanh nhân quả, do nhân duyên này nên thế giới tương tục.

...Bổn giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, khác với cái dị này, do sự dị mà lập sự đồng, tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị. Nhiễu loạn như thế, đối đãi nhau sanh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần, tự hỗn tạp lẫn nhau, do đó sanh ra trần lao phiền não, khởi dậy thành thế giới, tịch lặng thành hư không..." (hết trich).-

* Chúng ta thấy: Từ THỂ (là Chân Như) hiện ảnh Phần (TƯỚNG) là Tánh Không. là lần biến hoá thứ 1 (đệ nhất sát na).- Từ Tánh Không (đệ nhất sát na: " Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh,).- tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. (Đây là lần biến thứ 2 Đệ nhị sát na.- từ đó biến hoá vô cùng)

Đức Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Downlo10

Tổ Long Thọ nói: "Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp".
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
Chào bạn!

1. Nếu bạn không ưa lý lẻ nào của VNBN thì bạn cứ vào mà chửi vô mặt ông ấy chứ đừng nói thế này.

2. Hành giả dùng tuệ quán mà rõ được Pháp Thân thì được siêu thoát khỏi ý niệm chấp Ngã nên trả lại cái Đức Ngã ( 1 trong 4 Đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh ) cho Niết Bàn mà gọi tối hậu hay tối thui gì thì tùy thích :))

3. Bonus : Chúng sanh ăn trộm của Thường Trụ tức là cái Đức Ngã của Niết Bàn mà nhận bừa nên phải chịu khổ não không bao giờ được xám hối :D
Hiii, lãng thiệt. Tu học Phật mà sân si ghê góm. Không ưa, rồi ưa các thứ,....
Bạn có biết Pháp Thân đâu mà luận nè.

Cái Thường Trụ là cái đã có từ khi là chúng sanh chứ không phải đợi đến lúc Niết Bàn mới có. Đức Phật không làm ra pháp thân mà chỉ làm cho pháp thân của Ngài hiển lộ mà thôi.
Thí dụ, chất vàng và vàng ròng thành phẩm. Thì Pháp Thân là chất vàng, còn vàng ròng là Niết Bàn. Niết Bàn chính là chất vàng khi không còn dơ bẩn.

Đức Phật có 3 thân thì pháp thân là có sẵn, còn hóa thân và ứng thân thì phải nhân duyên đầy đủ mới có. Nói cách khác, hóa thân, ứng thân chính là sự ứng duyên duyên của Pháp Thân biến hiện ra.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
Kính các Bậc Tiền Bối.
Xin cho con hỏi:

1/. Ngài Vô Nhất Bất Nhị có phải đã "Thành Phật sống" hiệu là: thanh tịnh pháp thân Vô Nhất Bất Nhị phật. - phải hôn ???

2/. Bản chất Pháp Thân có phải là: tự thể chân thật, bất biến, là thực thể tối hậu ? Dạ kinh nào nói như thế ạ ? ( Nhất là Tiền Bối Vô Nhất Bất Nhị xin dẫn kinh đó cho mọi người học hỏi ạ).

Kính cảm ơn các Tiền Bối.
1. Hiiiii, câu hỏi này tối nghĩa rồi. Không phải thành Phật thì mới có Tín Tâm nơi Pháp Thân đâu. Nhờ có Tín Tâm đúng đắng về Pháp Thân bạn mới có sức mạnh tinh thần để phấn đấu, vượt qua mọi chong gai thử thách mà thành Phật.

2. Phật có 3 thân, không phải là khái niệm gì bí mật, mà nó là một cách nhìn nhận về Đức Phật. Tạm phân chia gồm có hai phần là: Lý Tánh và Sự tướng.

-Về Lý Tánh, Phật có thể tánh chân thật của mình, dù là Phật hay khi là chúng sanh, thể tánh ấy vẫn như thế, không hề đổi khác, ..... (xa rời tất cả mọi biện luận). Cái đó gọi Pháp Thân Phật, cũng là là Phật Tánh, tánh Viên Giác, Tự Tánh, .....

-Sự Tướng là sự ứng duyên của Pháp Thân mà có, tùy theo duyên mà Pháp Thân của mỗi vị Phật sẽ ứng hóa ra là chúng sanh, rồi tu tập viên mãn hết thảy nhân duyên thì có đủ 3 thân viên mãn.

Mỗi chúng ta hiện nay đều có Pháp Thân của chính mình, khi nhân duyên tu tập viên mãn sẽ thị hiện làm Phật. Bây giờ các duyên của chúng ta còn nhiều khiếm khuyết nên Pháp Thân tùy theo đó ứng biến ra thân chúng sanh sanh tử như thế này.

Tham Trang có Pháp Thân với Phật không khác, Pháp Thân ấy ứng duyên nên có Tham Trang chúng sanh, Tham Trang Thánh Nhân, Phật Tham Trang sau này.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahaha ... A hahahahaha .. thật ra với cái TƯ TƯỞNG "ĐẦY TÀO LAO PHẬT HỌC " của MOD VNBN ---> làm gì có ĐỒNG Ý với ai chứ [smile]

----> và cũng nói luôn ... MOD VNBN NICK XANH này .. làm gì có TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO chứ cho dù là Thầy VQ vốn đã hiểu CHỖ BẾ TẮC của MOD VNBN trước rùi [smile]




----> Thất Đại Hoàn Nguyên .... ----> Không Phải tự nhiên ... không phải nhân duyên [smile] .... [smie] ... làm gì DO TỰ NHIÊN mà có [smile] ...

ý của MOD VNBN: LÀ AI ---> CŨNG TỰ NHIÊN GIÁC NGỘ ---> THÀNH PHẬT [smile] .. bởi vì PHÁP THÂN TỰ CÓ [smile] ...

cũng bởi là vì VNBN còn đang bế tắc [smile] .. trong khi học hỏi KINH THỦ LĂNG NGHIÊM [smile] ---> cũng là chỗ BẾ TẮC LÂU RÙI [smile] với cái CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH MÌNH [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Hiiii, bạn vẫn không có chút tiến bộ nào!
1. Đồng ý là đồng ý về câu hỏi nhắc lại của Thầy VQ, là Pháp Thân tự có. Kinh Lăng Nghiêm đã khẳng định như vậy.

2. Pháp Thân tự có nhưng DUYÊN thì không tự có. Vạn DUYÊN nương tựa nhau tồn tại, mỗi cá nhân tùy theo sự tương tác mà sẽ gặp được nhưng nhóm Duyên nào đó.

3. Thất Đại Hoàn Nguyên là nói Vạn Duyên. Các Duyên không tự có, cũng không do nhân duyên khởi đầu. Còn Tự tánh thì nó không phải là các duyên. Nó Tự Có, tùy duyên mà vạn biến ra như trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật mà VNBN đã trích dẫn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang Cùng Các Đạo Hữu
-Theo Thiển Ý Của An Long Thì :
-Thân Mạng Của Chúng Hữu Tình Thành Tựu Bởi=Ý THỨC.
Ý THỨC = LÀ VỌNG TƯỞNG THẤY ,BIẾT MÊ LẦM VÔ MINH = KHÔNG CHÂN THẬT ĐỒNG ĐIỆU NHƯ VẬN HÀNH CHÂN THẬT CỦA PHÁP GIỚI TÍNH ==> NÊN LỖ NHỊP ==> TẠO THÀNH THÂN NĂM THỨC ==>CHỊU TRÔI NỔI TRONG SỰ SANH DIỆT VÔ MINH
-CHƯ NHƯ LAI : LUÔN TỈNH GIÁC TRONG TÍNH KHÔNG TÍNH ( Tính KHÔNG CÓ TỰ TÍNH CỐ ĐINH Của các Pháp ) : NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ....Nên ĐỒNG HÀNH TƯƠNG ƯNG VỚI VẬN HÀNH CHÂN THẬT TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH ==>CÁC TỐ CHẤT CẤU THÀNH THÂN MẠNG LUÔN TỰ CẬP NHẬT =TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG THÍCH,TƯƠNG ĐỒNG VỚI TOÀN THỂ PHÁP GIỚI TÍNH = ĐANG NHƯ... ...
-Mà PHÁP GIỚI TÍNH = BẤT SANH ,BẤT DIỆT...=NÊN THÂN NHƯ LAI & TRÍ=VÔ SANH .

...Trong KINH LĂNG GIÀ Có THUYẾT ; THÂN NHƯ LAI ĐƯỢC CẤU THÀNH CÁC TỐ CHẤT Mà Khi MỘT THẾ GIỚI THỜI HOẠI DIỆT => TỐ CHẤT ĐÓ VẪN KHÔNG ẢNH HƯỞNG,KHÔNG HOẠI DIỆT THEO.
...Hơn Nữa THÂN NHƯ LAI CHÂU BIẾN TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI Nên MỘT THẾ GIỚI TRONG PHÁP GIỚI HOẠI DIỆT CŨNG CHẲNG ẢNH HƯỞNG GÌ.
Thân Như Lai chính là Tự Tánh của Ngài ấy, vốn là tự có. Khi chưa đủ duyên thì Thân ấy hiện hóa thành thân chúng sanh, khi nhân duyên đầy đủ thì thành Thân biến chánh tri. Như Lai chính là cái vốn có vậy, không còn bị các duyên che đậy, như chất vàng không còn dơ bẩn thì liền hiện ra vàng ròng.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
Bài 10.- Tánh Không Là Cội nguồn Pháp Nhân Duyên.(Ẩn sau Tánh không là Chân Như)

Giáo lý Đại Thừa dạy chúng sanh biết về thật tướng các pháp.- Hết thảy các pháp ở nơi thật tướng đều là KHÔNG.
( Nguồn cội các pháp là không có tự tánh. Không tự tánh thì không phải có nghĩa là Không có các pháp, mà là các pháp giả có . Nếu chấp cái Không ấy thì rơi vào Đoạn kiến Không, nếu chấp Đoạn kiến Không thì là Tà kiến. Do vậy phải quán Không Không.
- Không Không là nói các pháp là NHƯ. Như là BẤT SANH, BẤT DIỆT, TỊCH DIỆT CHÂN NHƯ, LÀ UYÊN NGUYÊN VẮNG LẶNG BẶC NGÔN NGỮ SUY LƯỜNG.)

Hết thảy các pháp đều do duyên hòa hợp sanh.- là pháp duyên hợp. Nhưng xét kỷ.- mỗi "nhân duyên" để hợp thành các pháp đều là Không, nên tận cùng của pháp là KHÔNG. Nghĩa là Thật Tướng các Pháp là Tánh Không, là Tướng Huyễn hiện.

Do vậy: Tánh Không Là Cội nguồn của Pháp Nhân Duyên .

Trong buổi sơ khai của Thiền Tông. Đức Phật truyền cho Tổ Ca Diếp cái cội nguồn này, qua bài kệ:

"Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệt pháp.
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp."
Ý là:
Bản Tánh các Pháp là "Tánh Không".
Mà "Tánh Không" cũng là một Pháp (như vạn pháp)
Nay truyền Pháp Tánh Không này,
Mỗi pháp (mà chư Phật tuyên thuyết tự bản chất của nó xưa nay) chưa từng là pháp (Vì là Tánh Không)

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Sen-ta10


Tóm lại: Pháp Tánh Không, là nguồn cội của Nhân Duyên sanh ra các Pháp (Mặc dù không sanh mà sanh ?),là Pháp Thân. .

  • Cho nên câu nói:( Pháp thân này không do duyên sinh. Thứ gì do duyên sinh thì không phải là pháp thân. ).- Chúng ta nên cân nhắc lại. Đề phòng rơi vào lầm tưởng "Pháp Thân như lông rùa, sừng thỏ.- Ngoan không", hoặc lầm chấp Pháp Thân tự có như Đại Ngã của Ngoại Đạo.
  • Còn như nói: Mỗi người đều có Pháp Thân đồng như Phật.- Thì tại sao; Lời Phật dạy, chúng sanh tôn là Pháp Thân. Còn chúng ta nói, thì chỉ là "Xão Thuyết" mà không gọi là Pháp Bảo ?

Lý do:

+ Giáo lý Nguyên Thủy PG ,lấy kinh, luật, luận của Phật làm Pháp Thân. Mà Kinh luật là Pháp do Nhân Duyên Phật Thuyết mà có ra.- Bác Duyên Sanh ra Pháp Thân là Bác Giáo lý Kinh, luật là Pháp Thân Phật của hệ Nguyên Thủy.

+ Giáo Lý Kinh Hoa Nghiêm, lấy tánh Không làm nền tảng Mà Tánh Không là nguồn cội của Pháp Nhân Duyên sanh. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Nghĩa là Mỗi pháp Duyên Sanh trong Vũ trụ đều là một phần Pháp Thân. Bác Duyên Sanh ra Pháp Thân là Bác Giáo lý Đại Thừa Thỉ giáo của Tông Hoa Nghiêm.

Như vậy. Lý thuyết ( Pháp thân này không do duyên sinh. Thứ gì do duyên sinh thì không phải là pháp thân !) ,- Là ngược với Giáo Lý Nguyên Thủy và Giáo Lý Kinh, Hoa Nghiêm.

Kính các Bạn. Còn vì sao nói:
  • Ẩn sau Tánh không là Chân Như ?
  • Ý nghĩa.- Mặc dù không sanh mà sanh ?
Hi, có lẽ Thầy nên hạn chế ỷ tựa các học viện hàn lâm!
Thầy bảo: Tánh Không Là Cội nguồn Pháp Nhân Duyên.(Ẩn sau Tánh không là Chân Như)

Đã là cội nguồn nhưng lại có cái ẩn sau thì làm sao gọi là cội nguồn?!
Thầy có lẽ cũng không phân định được giữa Tánh Không và Chân Như nên vẫn chưa có cái nhìn thống nhất.

Chân Như mới là cội nguồn của Pháp nhân duyên. Tánh Không là lăng kính nhìn nhận về các Pháp, bởi vì thực chất không hề có cái Tánh gì gọi là Tánh không cả. Chính Phật cũng đã dạy: Ngay cả cái Không cũng phải không nốt!

Tóm lại, Tánh không vẫn còn là chân lí tương đối. Chân Như mới là chân lí tuyệt đối. Đức Phật, dẫn dụ, mượn cái tánh không để hành giả buông bỏ sự chấp vào các tướng pháp, niệm niệm rỗng lặng, Chân Như nơi mình tự hiển bày.


PS. Trong quá trình thảo luận, tương tác, sử dụng ngôn từ có gì không phải, xin Thầy bỏ qua cho!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,906
Điểm tương tác
778
Điểm
113
Kính chào đạo hữu Tham Trang thân mến,

Pháp thân là bản thể thanh tịnh của vạn pháp, cũng gọi là bản giác tánh không, cũng gọi là chân như thật tướng, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là chân tâm thường trụ, cũng gọi là bản giác diệu minh, cũng gọi là Diệu Tâm, cũng gọi là Kỳ Tâm, cũng gọi là Như Lai v...v Tóm lại, tùy dụng lập danh, do có vô số dụng nên có vô số danh.

1. Nhân duyên nào tạo thành Pháp thân ? Kinh Lăng Nghiêm, Q2/ Phật dạy rõ ràng: "phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, vô phi và bất phi, vô thị và phi thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp".

2. Làm sao để Quán thật tướng pháp thân ? Kinh Kim Cang dạy rõ: " Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai", lại nói "Bất ưng trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm".

Vậy làm sao để không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp ? Cần phải Tham Thiền (Hỏi về Pháp thân) hoặc niệm Phật (Nhớ về Pháp thân).

Nhưng pháp thân vô tướng, chưa từng thấy biết qua, làm sao hỏi làm sao nhớ ?

Phật ví như cùng tử,
Nghèo khổ phải xin ăn,
Nay tin Phật, giàu sang,
Quyết tìm lại cho được !
Lòng tin đã chân thiết,
Hỏi, Niệm ắt siêng năng,
Nhân duyên khi đầy đủ,
Tự thoát phiền não trần,
Khi phiền não tan rã,
Là lúc thấy Pháp thân,
Tự tại và vô ngại,
Hỷ lạc sướng muôn phần.
Từ Bi Trí đều đủ,
Sức phương tiện có thừa,
Liền vào biển ái dục,
Rước người khỏi bờ mê.

Mến kính,
Ba Tuần.

Kính Ngài Ba Tuần, cho VNBN xin thảo luận về nhận định của Ngài về Pháp Thân Phật.
Phần ý nghĩa thì VNBN đồng ý với Ngài. Tuy nhiên phần nhận định thứ nhất của Ngài, VNBN thấy có vấn đề.

Cụ thể Ngài bảo:
1. Nhân duyên nào tạo thành Pháp thân ? Kinh Lăng Nghiêm, Q2/ Phật dạy rõ ràng: "phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, vô phi và bất phi, vô thị và phi thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp".

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật nói "phi nhân duyên, phi tự nhiên" không phải nói về Pháp Thân mà nói về các hiện tượng như 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, 7 đại.
Có nghĩa là khi suy xét về nguồn gốc thì vạn pháp không do một nhân duyên đầu tiên nào cả, mà nó cũng không phải là cái có sẵn.

Ngài lấy lời đó của Phật gán ghép vào Pháp Thân chứng tỏ bản thân Ngài cũng chưa rõ Pháp Thân triệt để!

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng dạy cho thấy cái có sẵn nơi ta, đó là Tánh Giác, đó là cái bất biến trong vạn biến, đó là Chân Tâm sáng suốt nhiệm màu Tự sáng bao đời nay như châu báu, như viên ngọc có sẵn trong chéo áo,.... mà do chúng sanh điên đảo không nhận ra.

Như vậy, AI AI CŨNG CÓ VIÊN NGỌC TỰ THÂN CÓ SẴN, chỉ là còn điên đảo nên viên ngọc đó hóa thành các thân sanh diệt mà thôi; nếu không còn bất kì điên đảo nào thì Viên Ngọc ấy chiếu sáng mười phương vắng lặng thường lạc ngã tịnh.


Những ai, không dám nhận viện ngọc có sẵn ấy thì cũng không khác chi tên điên trong Kinh Lăng Nghiêm, cứ điên đảo, rào trước đón sau, sợ phạm này kia. Mà nguyên nhân là chưa có tri kiến liễu tri Tự tánh.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 12.- Khái niệm Pháp Thân Phật trong Đại-Thừa.

Học thuyết của các nhà Đại-thừa thời kỳ đầu hầu hết chủ yếu là được tìm thấy trong Thập-bát-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñāpāramitā, 十八千頌般若波羅密), cùng với trường phái Trung luận (Mādhyamika, 中論) của đại sư Long-thọ (龍樹). Cả hai kinh và luận này đã đưa ra quan điểm về hai thân như sau:

Sắc thân (Rūpa-kāya,色身hoặc ứng thân, Nirmāṇa-kāya, 應身) là chỉ cho thân thể, tướng thô và tướng tế. Nói chung là thân của con người.

Pháp thân (Dharma-kāya, 法身), có hai nghĩa: 1) Thân pháp, do con người giác ngộ thành Phật và 2) Nguyên lý siêu hình của vũ trụ tức Chân như (Tathatā, 真如).

Phái Du-già (Yogācāra,瑜伽論) phân biệt sắc thân thô với sắc thân tế và đặt tên là sắc thân (Rūpa-kāya) hay ứng thân (Nirmāṇa-kāya, 應身) và báo thân (Sambhoga-kāya, 報身).

Kinh Diệu-pháp Lăng-già (Saddharma Lankāvatāra Sūtra, 妙法楞伽經) trình bày giai đoạn đầu tiên của Du-già (Yogācāra, 瑜伽論), đã xem báo thân như Đẳng-lưu Phật hay Pháp Đẳng-lưu (Nisyanda-buddha / Dharmanisyanda-buddha, 等流佛,法等流) nghĩa là thân do pháp tạo thành.

Kinh Lăng-già (Sūtrālaṁkāra, 楞伽經), đã dùng từ báo thân cho đẳng-lưu Phật (Nisyanda-buddha, 等流佛) và tự-tánh thân (Svābhāvika-kāya, 自性身) cho pháp thân.708

Trong Hiện-quán-trang-nghiêm luận (Abhi-samayālaṅkārakārikā, 現觀莊嚴論) và kinh tóm gọn của Nhị-vạn Ngũ-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật kinh (Pañca-viṁśati-sāhasrikā Prajñāpāramitā, 二萬五千頌般若波羅密經) đã chỉ ra thân tế mà chư Phật dùng để thuyết pháp cho chư bồ-tát và pháp thân thanh tịnh do tu tập Bồ-đề phần (bodhi-pākṣika) và các pháp khác tạo nên Đức Phật. Các kinh này đã dùng từ tự tánh thân (Svabhāva / Svābhāvika-kāya, 自性身) để chỉ Pháp thân siêu hình.

Trong Duy-thức luận (Vijñaptimātratāsiddhi, 唯 識論) vẫn có khái niệm thân nhưng bằng cách chấp nhận từ mới Tự-thọ-dụng thân (Svasambhogakāya,自受用身) để chỉ cho pháp thân và Tha-thọ-dụng thân (Parasambhogakāya, 他受用身) cho báo thân.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitās, 般 若波羅密經) cũng duy trì khái niệm rằng pháp thân do pháp tạo thành, mà theo ý kinh là trí tuệ Ba-la-mật giúp cho bồ-tát đạt được pháp không (Dharma-Śūnyatā, 法空). Thập-bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñā-pāramitā Sūtra, 十八 千頌般若波羅密經) tiếp tục đưa vấn đề, liệu là sự kính trọng xá-lợi của Như-lai (Tathāgata-kāya, 如來身) thì có nhiều công đức hơn sự kính trọng bằng cách viết chép hoặc copy kinh Bát-nhã Ba-la-mật (tức kinh Trí-tuệ hoàn hảo). Câu trả lời rằng xá lợi tùy thuộc thân do Bát-nhã Ba-la-mật làm thanh tịnh và chính Bát-nhã Ba-la-mật là cội nguồn của chư Phật. Cội nguồn này xứng đáng được kính trọng hơn là xá lợi của Như-lai được tạo ra từ nguồn đó và vì thế kính trọng Bát-nhã Ba-la-mật có công đức hơn xá lợi. Cũng thêm vào đây là tất cả lời dạy của Đức Phật đều từ Bát-nhã Ba-la-mật và pháp sư (Dharmabhāṇaka, 法師) nên duy trì và ban trải khắp, vì thế các pháp sư phải kính trọng Bát-nhã Ba-la-mật và bảo vệ như là bảo vệ pháp thân của Như-lai.

Nhất-thiết-trí (Sarvajñatā, 一切智) do trí Bát-nhã Ba-la-mật mà có, từ Nhất-thiết-trí mà thân Như-lai được sanh ra và cuối cùng xá lợi của thân Như-lai được kính thờ, vì thế Bát-nhã Ba-la-mật xứng đáng được kính trọng tôn thờ.

Trong Đại-thừa thân thật của Như-lai là Tánh-không vô vi, nghĩa là thân vũ trụ siêu việt hơn chính sắc thân của Như-lai. Từ thân vũ trụ hoặc vô vi phơi bày chính diệu dụng của nó là sắc thân vật lý tạm thời hiển hiện vì lòng từ bi đem thông điệp thoát khổ đến với mọi người. Quan điểm như vậy được rút ra từ quan điểm lý tưởng của Đại-chúng-bộ đã xem sắc thân của Đức Phật là siêu nhân. Tuy nhiên, đặc điểm trong học thuyết Đại-thừa là Đại-thừa thấy thân thật của Như-lai trong Tánh-không hoặc chân lý tuyệt đối, không bị giới hạn bởi ý tưởng pháp thân siêu xuất không phiền não như thân thật của Như-lai mà Đại-chúng-bộ chủ trương.

Kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajra-chedikā-prajñā-pāramitā Sūtra, 金剛般若波羅密經) dạy như sau:
“Ai dùng sắc mà thấy Như-lai, dùng âm thanh mà tìm Như-lai là đi con đường tà, không thể thấy Như-lai.” (若以色見我, 以音聲我 , 是人行邪道, 不能見如來).

Và trong Thập-bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñāpāramitā, 十八千頌般 若波羅密經) trình bày rằng:

“Thật ra, không thể thấy Như-lai bằng sắc thân, mà bằng pháp thân.”

(Na hi tathāgato rūpa-kāyato draṣṭavyaḥ dharmakāyas tathāgata)
(Theo Tiến sĩ Thích Nữ Nguyên Hương)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần, cho VNBN xin thảo luận về nhận định của Ngài về Pháp Thân Phật.
Phần ý nghĩa thì VNBN đồng ý với Ngài. Tuy nhiên phần nhận định thứ nhất của Ngài, VNBN thấy có vấn đề.

Cụ thể Ngài bảo:
1. Nhân duyên nào tạo thành Pháp thân ? Kinh Lăng Nghiêm, Q2/ Phật dạy rõ ràng: "phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, vô phi và bất phi, vô thị và phi thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp".

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật nói "phi nhân duyên, phi tự nhiên" không phải nói về Pháp Thân mà nói về các hiện tượng như 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, 7 đại.
Có nghĩa là khi suy xét về nguồn gốc thì vạn pháp không do một nhân duyên đầu tiên nào cả, mà nó cũng không phải là cái có sẵn.

Ngài lấy lời đó của Phật gán ghép vào Pháp Thân chứng tỏ bản thân Ngài cũng chưa rõ Pháp Thân triệt để!

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng dạy cho thấy cái có sẵn nơi ta, đó là Tánh Giác, đó là cái bất biến trong vạn biến, đó là Chân Tâm sáng suốt nhiệm màu Tự sáng bao đời nay như châu báu, như viên ngọc có sẵn trong chéo áo,.... mà do chúng sanh điên đảo không nhận ra.

Như vậy, AI AI CŨNG CÓ VIÊN NGỌC TỰ THÂN CÓ SẴN, chỉ là còn điên đảo nên viên ngọc đó hóa thành các thân sanh diệt mà thôi; nếu không còn bất kì điên đảo nào thì Viên Ngọc ấy chiếu sáng mười phương vắng lặng thường lạc ngã tịnh.


Những ai, không dám nhận viện ngọc có sẵn ấy thì cũng không khác chi tên điên trong Kinh Lăng Nghiêm, cứ điên đảo, rào trước đón sau, sợ phạm này kia. Mà nguyên nhân là chưa có tri kiến liễu tri Tự tánh.
Đạo hữu VNBN thân mến,

Cái đoạn mà đạo hữu bảo Ba Tuần "gán ghép" cho Phật ấy nó nằm tại Q2, bản dịch năm 1990 của HT Thích Duy Lực, cụ thể là :

"Nên biết cái bản giác diệu minh này phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên. Vô Phi và Bất Phi, Vô Thị và Phi Thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp. Nay ngươi sao lại ở trong đó dùng chấp tâm đuổi theo những danh tướng hí luận của thế gian, vọng khởi phân biệt, cũng như dùng tay nắm bắt hư không, chỉ tự lao nhọc, hư không làm sao cho ngươi bắt được?"

Còn những vấn đề sau thì Ba Tuần dùng chính câu cuối của đoạn Kinh trên để tặng đạo hữu:

"Dùng tay nắm bắt hư không, chỉ tự lao nhọc, hư không làm sao cho ngươi bắt được ?"

Mến kính,
Ba Tuần.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

*** vẫn câu nói đó .. kính thày VQ một ly trà [smile]


(1) THỰC HÀNH TẤT CẢ CÁC PHÁP ----> Thông Đạt Pháp Đại Thừa ---> Bồ Tát Đại Huệ hỏi Phật 108 Câu [smile]

Đại Huệ Bồ tát tự xưng tên:

Con tên là Đại huệ

---> Thông đạt pháp đại Đại Thừa

Xin đem trăm tám nghĩa
Kính hỏi đấng Vô thượng.

Nghe lời ấy, đấng Thế gian giải nhìn khắp hội chúng rồi dạy rằng:
Các ngươi hàng con Phật
Nay cứ tự do hỏi
Ta sẽ nói cho ngươi
Cảnh giới đã tự chứng - Kinh Lăng Già

(2) Quy Y Pháp Bảo Để Thấy ---> Chánh Pháp Xuất Thế Gian [smile]

Mod Nick Xanh VNBN hỏng hiểu ý của SÔ CÔ LA rùi [smile] .. ... Thất Đại Hoàn Nguyên ..không phải tự nhiên .. không phải nhân duyên ..... thì Mod VNBN cũng phải nhìn thấy TRĂNG ẨN trong TỪNG PHÁP [smile] ...

---> DỄ HIỂU VÔ CÙNG [smile] .. NGƯỜI XẠO TÙY CHIẾU sẽ không thấy [smile]


À ha hahahahhah .. 108 câu của Bồ Tát Đại Huệ .. Mod Nick Xanh VNBN sẽ BÍ mấy câu ? [smile]

"3. Thất Đại Hoàn Nguyên là nói Vạn Duyên - VNBN "

ÔI [smile] .. Ahahahahahah .. A hahahahah ... [smile]


g hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 13.- Mật Tông nói về Pháp Thân Phật.
(trích phatbanmenhbinhan.blogspot.)


Theo Mật Tông chủ thuyết: Đại Nhật Như Lai (Vairocana, Mahavairocana, Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là pháp thân của Phật Thích Ca.

Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.
đại nhật phật.webp
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật.

Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.

Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích:

"Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."

Tựa như Mặt Trời của dân gian vạn vật, không hề có sự phân biệt giàu nghèo hay sang hèn. Bất kể hiền ngu, tốt xấu hay bất kỳ vạn vật trên mặt đất đều nhận được sự phổ chiếu bình đẳng. Ngài chính là Bản Tôn, đồng thời ngài cũng là Phật căn bản tối thượng và được Mật Giáo hết sức cung phụng.

Hình Tướng Đức Đại Nhật Như Lai
Tựa theo Phật Giáo Tạng truyền thì ngài thường xuất hiện với một hình thái nhất định. Đó chính là sắc thân màu trắng, 4 mặt và 2 tay, 2 bàn tay được kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân.

Ngoài ra ngài luôn có thần thái khoan thai, quan sát bao quát nhất tứ phương. Người luôn khác trên mình vải choàng bằng vai lụa, hội tụ đầy đủ sự trang nghiêm và ngồi xếp bằng phía trên tòa hoa sen.

Đại Phật Như Lai được biết đến là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông. Được tính trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp. Bảo gồm: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng.

Đối với giới Kim Cương thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na, cùng với 4 vị Phập khác là: Phật A Súc, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu. Tất cả những vị Phật này coi Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là trung tâm, thể hiện cho thể tính trí – đại viện kính trí – bình đẳng trí – diệu quán sát trí – thành sở tác trí.

Trong Ngũ Phật giới Thai Tạng, Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vẫn nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh cũng có bốn vị Phật khác với tên là Đức Phật Khai Phu Hoa Vương Như Lai – Đức Phật Bảo Tràng Như Lai – Đức Phật Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai – Đức Phật Vô Lượng Quang Như Lai.

Phật Giáo nói rằng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vừa giữ chức vụ cao vừa cao chiếu ánh sáng của mình cho mọi chúng sinh ở tất cả mọi nơi, mở ra con đường thiện cho mọi loài. Từ đó ngài còn được gọi với tên là Đại Nhật mang ý nghĩ như sau:

Diệt trừ bóng tối nơi u ám và chiếu nguồn ánh sáng tới – thành tựu đạt được trong công việc – ánh sáng của ngài không hề biến mất mà luôn tồn tại mãi.

Trí tuệ và công đức của Như Lai Đại Nhật.

Theo lời Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ đơn giản là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Lý do bởi trí tuệ quang minh của Ngài được chiếu đến mọi nơi.

Ngoài ra còn có thể làm cho Pháp giới vô biên được phổ chiếu quang mình, nhờ đó mở ra Phật tính, mở ra thiện căn cụ thể trong lòng chúng sinh. Đây chính là thành công trong sự nghiệp thế gian hay xuất thế gian nên có tên gọi là Đại Nhật.

Trong tên gọi đã bao gồm ba hàm ý nghĩa, Đại Nhật kinh sơ từng có ghi chép lại. Nội dung chính là:

Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sang; Thành tựu các công việc; Ánh sáng không bao giờ mất đi. Bởi có ba mặt hàm ý nghĩa này cho nên mặt trời trên thế gian chính là thứ không gì có thể sánh được.

Ngoài ra chỉ chọn sử dụng những hình tượng nhỏ tương đương như mặt trời để tiến hành ví von, vì vậy gọi Ngài là Đại Nhật – Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (Mahavairocana).

Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai mang ngụ ý nói rằng ngài tựa như là mặt trời trên thế gian đã được loại bỏ u ám. Ngài là nguồn sáng chiếu rọi khắp nơi bất kể ngày hay đêm. Đồng thời ánh sáng trí tuệ của Ngài còn chiếu rọi sáng rực khắp pháp giới. Giúp chúng sinh mở mang thiện căn một cách bình đẳng, là thành tựu của sự nghiệp vĩ đại..(hết trích)


Đức Đại Nhật Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào?

Như chúng ta đã thấy ở đoạn đầu: Tông này thờ đức Đại Nhật Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na) làm giáo chủ bí mật. Ngài Kim Cang Bồ tát (tức ngài Kim Cang Tát Đỏa) bằng phương pháp quán đảnh. Ngài đã nhận lãnh pháp mầu nhiệm của đức Đại Nhật Như Lai để truyền thừa Tông này. Nhưng Đại Nhật Như Lai, hay Tỳ Lô Giá Na là thế nào? Như chúng ta thường nghe nói Phật có ba thân là: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.

Vậy Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na, không phải là đức Phật Thích Ca như một số người lầm tưởng, mà chính là Pháp thân Phật. Theo các tông phái khác thì pháp thân không có hình tướng và không thuyết pháp. Chỉ có Báo thân và Ứng thân, như đức Phật Thích Ca mới có hình tướng và nói Pháp.

Tóm lại, Mật tông thuộc về Mật giáo. Vị giáo chủ bí mật là Đại Nhựt Như Lai hay Pháp thân Phật. Còn vị Sơ tổ của Tông này chính là ngài Bồ tát Kim Cang Tát Đỏa, là vị Bồ tát đã chép lại kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh.


(theo Ngày Nay) ngaynay.vn
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 14.- Thiền Tông nói về Pháp Thân.

Trong nhà thiền có một vị tăng hỏi ngài Vân Môn “- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?”. Vân Môn đáp: “- Hoa Thược lan”. Nếu hiểu theo thường tình thì hoa thược lan là pháp thân sao? Ở đây phải thấy được hai ý như ngài Tu Bồ Đề: "Đúng thế ! Đúng thế", là "Hoa thược lan"; nhưng “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, là đi đường tà”, phải ngay đó mà thấy vượt ngoài cái đó, ngay nơi âm thanh sắc tướng mà bặt cái niệm đối đãi, thì liền đó thể nhập pháp thân, còn vừa có niệm phân biệt hoặc lấy, hoặc bỏ, là rơi đường tà, là đi một bên. Đó là chỗ phải hiểu cho thật kỹ!

trong Thiền sử Việt Nam có một vị thiền sư đã viết:

“Xanh xanh trúc biếc thảy đều Pháp thân.

Rậm rậm hoa vàng đều là Bát Nhã”.

Có ý là, nói gom lại, thiên nhiên, mỗi cảnh đều là thể hiện tròn đầy chân lý muôn đời.

Đây là cái nhìn theo chân đế bát nhã.


theo wiki giải về Pháp Thân:

Đối với Thiền tông thì ba thân Phật là ba cấp của Chân như, nhưng liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Pháp thân là "tâm thức" của vũ trụ, là thể tính nằm ngoài suy luận. Đó là nơi phát sinh tất cả, từ loài Hữu tình đến vô tình, tất cả những hoạt động thuộc tâm thức. Pháp thân đó hiện thân thành Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Cũng theo Thiền tông thì Báo thân là tâm thức hỉ lạc khi đạt Giác ngộ, Kiến tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một.

Mối liên hệ của Ba thân Phật theo quan điểm Thiền tông được thí dụ như sau: nếu xem Pháp thân là toàn bộ kiến thức y học thì Báo thân là chương trình học tập của một y sĩ và Ứng thân là y sĩ đó áp dụng kiến thức y học mà chữa bệnh cho người. (hết trích)

Đàn kinh có pháp thoại:
“Có vị tăng tên là Chí Đạo đến xin chỉ dạy, thưa rằng: Kẻ học đạo này từ khi xuất gia xem Kinh Niết Bàn đã hơn mười năm mà chưa rõ đại ý, xin Hòa thượng xuống ơn chỉ dạy.

Sư nói: Ông nghi như thế nào?

Thưa: Tất cả chúng sanh đều có hai thân là sắc thân và Pháp thân. Sắc thân thì vô thường, có sanh có diệt. Pháp thân thì thường, không tri không giác.

Kinh nói: ‘Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui’, chẳng rõ thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui. Nếu nói sắc thân, thì khi sắc thân diệt rồi, bốn đại phân tán, hoàn toàn là khổ, khổ thì không thể nói vui được. Còn như nói Pháp thân tịch diệt, tức đồng như cỏ cây gạch đá, cái gì thọ được vui?

Lại pháp tánh là cái thể của sự sanh diệt, năm uẩn là cái dụng của sự sanh diệt, một thể năm dụng. Sanh diệt là thường còn, sanh thì từ thể khởi ra dụng, diệt thì thu dụng về thể. Nếu cho rằng có sanh lại tức loài hữu tình chẳng đoạn chẳng diệt. Nếu cho rằng chẳng sanh lại, tức là vĩnh viễn về nơi tịch diệt, đồng với vật vô tình. Như thế thì tất cả các pháp đều bị Niết bàn cấm cản đè nén, sanh còn chẳng được, có gì là vui?”

“Sư nói: Ông là con họ Thích sao lại học tập tà khiến đoạn thường của ngoại đạo mà bàn luận pháp tối thượng thừa? Cứ như ông nói, thì ngoài sắc thân còn có riêng pháp thân, lìa sanh diệt mà cầu nơi tịch diệt, lại suy diễn Niết bàn thường vui mà nói có thân thọ dụng. Ấy là tiếc giữ, mê đắm cái vui thế gian”.
“Ông nay phải biết: Phật vì tất cả các người mê, họ nhận năm uẩn hòa hiệp làm tướng ngoại trần, rồi ham sống ghét chết, niệm niệm trôi lăn, chẳng biết là mộng huyễn hư giả, uổng chịu luân hồi, lấy Niết bàn thường lạc chuyển thành tướng khổ mà trọn ngày cầu kiếm”.
Nghe ta nói kệ:
......
Chân thường tịch diệt lạc
Tướng Niết bàn như vậy.
Ta nay cưỡng nói ra
Khiến ông bỏ tà kiến
Ông chớ theo lời hiểu
Cho ông biết ít phần.
1710649926118.webp

Chí Đạo nghe nói đại ngộ, hớn hở làm lễ rồi lui ra”.(Phẩm Cơ Duyên) - hết trích-

Với người đã nhập vào pháp thân, thì các căn không bị phế bỏ mà trở thành chỗ ứng dụng của pháp thân, các căn được chuyển hóa thành Thành sở tác trí, trí làm việc và thành tựu những công việc ở cuộc đời vật chất .

Tăng Chí Đạo nghe giảng xong thì đại ngộ, tức là vào được cửa pháp thân, “nhất niệm tương ưng” (Nghĩa là xã "Thức Tình", lìa tứ cú, tuyệt bách phi). Để chứng đắc hoàn toàn pháp thân như Lục Tổ, còn phải tu tập nhiều để “niệm niệm tương ưng”. Thế nên Lục Tổ mới nói, “Ta nay cưỡng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, ông chớ theo lời hiểu, cho ông biết ít phần”.

  • Riêng Tịnh Độ Tông rất ít nói về Pháp Thân. Nhưng bản thân đức Phật A Di Đà là Pháp Thân Phật. Vì:
  • Pháp giới Tàng Thân A Di Đà Phật. (tức Tánh Không)
  • Cảnh giới là Thường tịch Quang tịnh Độ.(tức Tâm Tướng)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 15.- Tổng kiến về Pháp Thân. phần 1

Kính các Bạn. Nói về Pháp Thân thì vô vàn lập luận, vô vàn nghiêng cứu, vô vàn sai biệt ...

+ Những nhà Tiểu-thừa cho là "Pháp Thân" (Dhammakāya, 法身) ngài là sự kết tập của pháp thoại, giới và luật.

+ Đại Thừa Thỉ Giáo.- Hoa Nghiêm Tông: Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.

+ Kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitās, 般 若波羅密經) cũng duy trì khái niệm rằng pháp thân do pháp tạo thành, mà theo ý kinh là trí tuệ Ba-la-mật (Chơn Không) là mẹ xuất sanh ra chư Phật (Nghĩa là Pháp Thân).

+ Mật Tông thì cho là: Đại Nhật Như Lai (Vairocana, Mahavairocana, Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là Pháp Thân

+ Học thuyết của các nhà Đại-thừa thời kỳ đầu: Pháp Thân là "Nguyên lý siêu hình của vũ trụ tức Chân Như "(Tathatā, 真如).

+ Kinh Lăng Già cho là: Tự-Tánh Thân (chính là phần tánh thể không tăng không giảm khi nói đến tánh thể của vạn pháp. Svābhāvika-kāya, 自性身) chỉ cho pháp thân.

+ Duy-thức luận vẫn có khái niệm thân nhưng bằng cách chấp nhận từ mới "Tự-thọ-dụng thân" để chỉ cho pháp thân.

+ Thiền Tông cho là: “nhất niệm tương ưng” (Nghĩa là xã "Thức Tình", lìa tứ cú, tuyệt bách phi). Để chứng đắc hoàn toàn Pháp Thân .

Kính các Bạn. Tất cả các Tư Tưởng ấy, đều rất hay, rất siêu xuất... Nhưng đa dạng quá... Biết dùng cái nào ?

Hay là.- Kính mời các Bạn;

Chúng ta thử quay về Chánh Kinh mà Đức Phật đã dạy.- Ở Tổng kiến về Phật Thân. phần 2 liền sau đây.- (Xem sao ?)
phyt3110.webp
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top