Tín-Nguyện-Hạnh

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Đã lâu tôi bận học tập với những bạn đồng tu khác, không có diệp viết bài Tịnh Độ. Nhưng tôi nghĩ việc đó rất cần thiết, bởi vì sây nhà phải từ đất làm nền tản. Nay nhân duyên đầy đủ, tôi viết vài hàng đàm đạo cùng chư Liên Hữu về pháp môn Tịnh Độ.

Thiết nghĩ người tu Tịnh Độ phải nắm vững và làm cho được ba cái món hành trang Tín-Nguyện-Hạnh nầy để vãng sanh Cực Lạc. Ba món tư lương nầy nếu hiểu rỏ, theo đó mà làm tròn một đời thì mười người tu mười người giải thoát tam giới theo chiều ngan (hoành siêu tam giới).

Phật đã dạy như thế, chư tổ đã tục diệm truyền đăng như thế, những người tu Tịnh Độ từ xưa đến nay vẫn thực hành như thế mà đặng giải thoát, vãng sanh Cực Lạc.

Tu hành pháp môn nào cũng phải theo đúng tôn chỉ thiết yếu của pháp môn đó mà làm. Tịnh Độ là Tín-Nguyện-Hạnh!

Vậy ba điều nầy cần phải học hiểu cho rỏ ràng mới tu hành vững chảy được, nếu mờ mịt ba điều đầy thì chẳng thể vững chắc trên đường tu Tịnh Nghiệp vậy!

Vì vậy chư Liên Hữu hãy cùng tôi học hỏi.

Thế nào là Tín?
Thế nào là Nguyện?
Thế nào là Hạnh?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Thế nào là Tín?

Tín dịch ra Việt văn là Tin.

Tin cái gì?

Nơi sáu thứ Tin sau đây mà Tin thì mới gòm trọn vẹn chữ Tín chân thật.

1. Tín Tự (Tin mình)
2. Tín Tha (Tin người)
3. Tín Nhân
4. Tín Quả
5. Tín Sự
6. Tín Lý

Bởi vì Ngẫu Ích Đại Sư đã giải thích quá rỏ ràng ở trong Kinh A Di Đà Yếu Giải do Sư Cụ Tuệ Nhuận dịch cho nên tôi sẽ lần lược trích những lời ngài giảng giải ra cho mọi người đọc, cũng như sẽ tận khả năng và sức hiểu của mình viết lời giải thích thêm cho người nào đọc không hiểu, hoặc hiểu thì có thể hiểu thêm.

http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugi ... .htm#phan3
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
1. Thế nào là tin ở mình?

Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm). Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu. Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi.

Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc).

-----------
(1) Người tu học đừng có hững hờ, chểnh mảng, phải hết lòng đặt mình vào với cái tâm tính chân thực này, và phải gắng hết sức diệt cho hết cái tâm nghĩ ngợi lăng xăng nó luôn đến luôn luôn, làm rối loạn và bưng bít mất tâm chân thực không cho hiện ra.



Yếu Giải: "Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm)."

Học Giải:

"Người tu học" - là nói cho tất cả những ai đang học Phật Pháp và đang thực hành Phật Pháp. Phật pháp chẳng phải là tôn giáo mà là nền giáo dục của Phật Đà đối với pháp giới chúng sanh. Khi chúng ta quy y Phật thì tôn Phật làm thầy, chúng ta là học trò. Cho nên chúng ta cầu Phật giúp tức là cầu ngay cái giáo pháp của Phật để chúng ta học hiểu và thực hành, để mang lại sự giải thoát và giác ngộ cho mình và người. Chứ không phải là cầu Phật biến hóa bằng thần thông nầy nọ để cứu mình. Vì vậy mới gọi là người tu học, phải học và phải tu tập giáo pháp của Phật. Nếu không đem lời dạy của Phật ra học, và thực hành thì mình chẳng phải là người tu học vậy.

"Tin ở mình là tin ở cái tâm tính của mình" - Chúng ta phải có tự tin, tức có lòng tin nơi chính mình. Mình đây không phải là cái thân máu mũ nầy, mà là tâm tánh. Tâm tánh nầy ai cũng có cả. Chẳng qua chúng ta không nhận thấy được nó mà thôi vì hằng ngày chúng ta nghĩ ngợi lăng xăng rồi cho những thứ vọng tâm (thức) đó là mình bỏ đi cái tâm tánh sáng ngời rộng khắp của chính mình sẵn có.

"Nó chỉ hiện ra trong một niệm" - tức chỉ cái tâm tánh sáng ngời rộng khắp của mình sẵn có chỉ có thể hiện khi mình đạt được Nhất Tâm hay Nhứt Niệm. Nói Nhứt Tâm hay Nhứt Niệm nghĩa là không còn niệm thứ hai, không còn niệm nào khác vậy. Hằng ngày chúng ta có vô số niệm vọng tưởng nên không thể nào thấy biết được tâm tánh của chính mình. Vì vậy cần phải gom các vọng niệm về một niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" để được nhất tâm. Ngay đó ta trực nhận thể tánh của nhất niệm là vô niệm.


Yếu giải: "Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu."

Học Giải:

"Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu" - Chữ "Tâm" và "Trái tim" người Trung Quốc viết giống nhau nên dễ bị hiểu lầm. Cho nên phải đính chính Tâm Tánh chẳng phải là trái tim bằng thịt thôi thớp.

"chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu."
- Không phải tâm tánh là trái tim, mà nó cũng chẳng phải là những bóng trần (pháp trần) tưởng tưởng ở trong đầu. Thí dụ nghe nói "trái tim" thì liền trong đầu mình hiện cái bóng ảnh của trái tim. Đây là do vì mình từng thấy trái tim qua con mắt, rồi nó lưu nạp vào bộ nhớ ở trong đầu (nhà Phật gọi là A Lại Da Tàng Thức), khi duyên đến thì nó sẽ hiện ra.

Những thứ bóng ảnh đó gọi là pháp trần. Pháp trần là một trong Lục trần:

1. Sắc trần
2. Thanh trần
3. Hương trần
4. Vị trần
5. Súc trần
6. Pháp trần

Năm trần đầu tiên ở bên ngoài tiếp súc với Năm Căn đầu tức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân căn) mà sanh ra Năm Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thức).

Lưu lại thành bóng ảnh ở bên trong tức Pháp trần. Pháp trần tiếp súc với Ý căn (bộ óc) sanh ra Ý Thức.

Ý thức phân biệt tốt sấu thiện ác v.v... nhờ Mạt Na Thức đem vào kho báo A Lại Da Tàng Thức. Chủng tử được cất chứa, theo nghiệp chủng tử thiện ác mà luân hồi sanh tử trong sáu đường (Trời, Người, A Tu La, Súc sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục) để thọ quả báo.


Yếu Giải: "Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi."

Học Giải:

"Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó"
- Ở đây có hai cách hiểu:

1) Có kiếp trước và kiếp sau là do mình dựa trên hoàn cảnh, tướng trạng đổi dời mà đặc ra như vậy. Như hoa nở thì cho là mùa xuân, hoa tàn thì mùa thu. Trải qua bốn mùa thì gọi là một năm. Giả sử như nếu không có bốn mùa, không có đồng hồ thì còn đâu là thời gian? Ra khỏi trái đất ở trong vũ trụ thì lấy gì mà làm thời gian? Khi con người nhân duyên hết thân thất đại trả về cho thất đại, khi nhân duyên kết thành thì hoàn thất đại thành một thân khác. Thấy có tan có hợp trên tướng trạng như vậy mà tạm cho là có thời gian vậy thôi. Chứ tâm tánh lúc nào lại không có? Mặt trời lúc nào lại không chiếu sáng, chẳng qua trái đất soay tròn mà có ngày có đêm đấy thôi.

2) Vì Tâm Tánh của mình là Nhất Tâm, Nhất Niệm thì chẳng có đối đãi của thời gian trước sau. Cho nên không có kiếp trước, kiếp sau, mà có chỉ là mình đặc ra để ý thức phân biệt thời gian vậy thôi. Chứ kỳ thực thời gian không có thật.

"về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó."
- Về không gian cũng thế, chẳng có bến bờ. Không thể nói hư không ở bên Việt Nam khác với hư không ở bên Mỹ được. Cũng thế tâm tánh cùng khắp chẳng thể chia ra tâm tánh nầy là của mình, tâm tánh kia là của người, cũng chẳng thế nói tâm tánh nó ở Ta Bà khác với tâm tánh nó ở Cực Lạc, bởi vì tâm tánh không chổ nào là không có.

"Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận."
- Lúc nào về thời gian cũng có tâm tánh, ở nơi nào trong không gian cũng có nó, nó khắp cả vũ trụ, không gian không có biên giới, thời gian không có cùng tận, tâm tánh nó cũng không biên giới không cùng tận. Vì thế mới gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang.

"Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi." - Tâm tánh của mình tuy suốt ngày theo các trần duyên mà bản thể chẳng hề biến đổi. Giống như theo duyên mà có nhẫn vàng, lắc vàng, dây chuyền vàng, hình tướng khác nhau mà thể chất vàng vẫn chẳng biến đổi.


Yếu Giải: "Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc)."

Học Giải:

"Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây."
- Cái hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và thế giới nhiều như hạt bụi đang tuần hoàn biến đổi thành-trụ-hoại-không ở trong đó, hoàn toàn là những thứ được tạo ra ở trong tâm tánh của mình trong một niệm hiện ra đó vậy. Những thứ hư không và thế giới đó đều là "tướng" duyên sinh được hiện ra từ tâm tánh mình. Nói một cách khác, những vật đó đều là tâm tánh của mình.

"Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa."
- Tuy chúng mình mê mờ điên đảo không nhận rỏ được tâm tánh của mình nó vốn bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu quay trở về cái tâm trong một niệm thì nhứt định mình sẽ được sanh về cái thế giới Cực Lạc. Cái thế giới đó vốn sẵn có đủ ở trong tâm tánh của mình, không còn nghi ngờ gì nữa cả.

"Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc)." - Nếu chịu quay về với tâm tánh của mình, nhận hiểu và tin nhận mười phương thế giới, ngay cả Cực Lạc thế giới cũng chẳng ngoài cái tâm tánh của mình, mà mình hồi đầu quay về với tâm tánh đó, tức mình sẽ được sanh về cõi Cực Lạc. Chỉ có tin nhận như thế thì mới gọi là Tin ở Mình (Tín Tự).

Chúng ta không nên nghi rằng "Tôi không thể vãng sanh Cực Lạc vì bất kỳ một lý do nào như là tôi nghiệp nặng, tôi vẫn còn mê, tôi không đủ khả năng v.v..."

Nghĩ như vậy tức là không Tin ở nơi Chính Mình, không tin Tâm Tánh của mình vốn sẵn có mười phương cõi Phật. Ngay cả thế giới Cực Lạc cũng chẳng ngoài tam tánh mình.

Nếu không tin ở mình, ở tâm tánh mình thì làm sao vãng sanh Cực Lạc? Dù ta vẫn còn mê muội điên đảo chưa thấy được tâm tánh nhiệm mầu của mình, nhưng mình tin rằng mình có tâm tánh/Phật tánh và các thế giới mười phương ngay cả Cực Lạc thế giới cũng chẳng ngoài tâm tánh đó, nhưng nếu ta hồi đầu niệm Phật thì ngay nơi mỗi niệm đó không còn niệm nào khác, tức tâm tánh sẽ hiện tiền, Cực Lạc sẽ hiện tiền vậy.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Yếu Giải:

2. Thế nào là tin ở người?

Người tu học tin ở người, là tin Phật Thích Ca không nói dối, tin Phật A Di Ðà không nguyện xuông, tin chư Phật ở sáu phương có tướng lưỡi rộng dài, quyết không nói hai lời. Phải thuận theo lời dạy bảo chân thực của chư Phật, quyết chí cầu sinh sang Cực Lạc, không còn nghi hoặc nữa.

Tin như thế gọi là tin ở người (tức là mình tin lời dạy bảo của người).


Học Giải:

"Người tu học tin ở người, là tin Phật Thích Ca không nói dối"
- Tín Tha tức là Tin ở người. Mà người nào? Trước hết là Tin đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói dối. Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà, ngay trái đất nầy gần 3000 năm về trước ở xứ Ấn Độ đã thuyết giảng rất nhiều phương pháp tu hành để giác ngộ giải thoát. Trong đó có Kinh A Di Đà. Kinh nầy Phật Thích Ca dạy chúng ta phải Tín, phải Nguyện và phải Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Cực Lạc thế giới. Không những chỉ Kinh nầy mà còn nhiều Kinh khác cũng đề cập đến cõi Cực Lạc, Phật A Di Đà, khuyên chúng ta tín nguyện niệm Phật cầu sanh về cõi đó.

Phật là đấn Toàn Giác và Đại Từ Đại Bi, tuyệt đối không nói lời mê hoặc điên đảo, không nói dối gạc người, mà ngược lại vì lòng Từ Bi rộng lớn thương sót mọi loài mà đích thân chỉ bài cõi Cực Lạc và giới thiệu Đức Phật A Di Đà cho chúng ta biết, cũng như phương pháp tu hành để được sanh về cõi đó, để giải thoát an lạc tu hành tin tấn đạt quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Vì thế chúng ta người tu học pháp môn Tịnh Độ phải Tin chắc vào lời Phật Thích Ca đã dạy, phải Tin Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc! Không tu Tịnh Độ thì thôi, không ai ép buộc, mà hết phát nguyện tu Tịnh Độ rồi thì phải làm đúng tông chỉ tu hành của Tịnh Độ thì mới mong đạt được kết quả như ý nguyện tức là liễu thoát sanh tử, vãng sanh về Cực Lạc thế giới ngay trong một đời nầy!


"tin Phật A Di Ðà không nguyện xuông" - Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy về tiền thân của Phật A Di Đà là một vị Vua xuất gia có pháp danh là Pháp Tạng, từng phát 48 lời đại nguyện, lập cõi Tịnh Độ Cực Lạc phương tiện giáo hóa chúng sanh. Ngài đã trãi vô lượng kiếp tu hành và đã thành Phật hiệu là A Di Đà đã được 10 kiếp rồi (Kinh A Di Đà) và hiện tại đây đang thuyết pháp giáo hóa chúng sanh ở cõi Cực Lạc cách cõi Ta Bà nầy mười muôn ức cõi Phật (Kinh A Di Đà).

Đã như Tỳ Kheo Pháp Tạng đã thành Phật hiệu là A Di Đà thì những lời đại nguyện của ngài khi xưa đã thành tựu viên mãn, có giá trị, có hiệu lực. Cho nên không phải là lời nguyện xuông vậy.

Chừng nào thề thốt bậy bạ vô trí thì gọi là nguyện xuông.
Chừng nào miệng thì nguyện, tâm không nguyện thì gọi là nguyện xuông.
Chừng nào miệng thì nguyện, mà không có hành động thiết thực để hoàn thành lời nguyện thì gọi là nguyện xuông.

Đức Phật A Di Đà lúc còn tu hành đã từng phát nguyện một cách chân thành, và tin tấn tu hành vô lượng kiếp mới được thành Phật, mới làm tròn những đại nguyện của ngài. Do vậy những lời nguyện nầy gọi là chân nguyện, lời nguyện chân thật không hư dối. Vì vậy ta phải Tin vào lời Nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà!



"tin chư Phật ở sáu phương có tướng lưỡi rộng dài, quyết không nói hai lời"
- Trong Kinh A Di Đà, đức Thích Ca Mâu Ni Phật kể không những chỉ có ngài tán thán Kinh A Di Đà và cõi Cực Lạc, mà sáu phương chư Phật cũng vậy.

Hiện tướng lưỡi rộng dài có ý nghĩa là không nói dối. Người không nói dối lưỡi mới rộng và dày. Chư Phật là bậc đã giác ngộ và với lòng từ bi thương sót chúng sanh, muốn cứu giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi mà chỉ dạy cho những phương pháp hay đẹp cho chúng sanh tu tập. Pháp môn Tịnh Độ là một trong những pháp môn thù thắng bật nhất, khéo giúp tất cả chúng sanh được giải thoát an vui. Các ngài tuyệt đối không nói lời dối gạt, chỉ nói một lời chân thành, không nói hai lời. Cho nên chúng ta phải Tin những lời khuyên của chư Phật không những chỉ sáu phương mà cùng khắp mười phương phải Tín Nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc!


"Phải thuận theo lời dạy bảo chân thực của chư Phật, quyết chí cầu sinh sang Cực Lạc, không còn nghi hoặc nữa."
- Vì Phật Thích Ca không nói dối, Phật A Di Đà không nguyện xuông, chư Phật nói lời chân thật dạy bảo cho chúng ta về cõi Cực Lạc và đức Phật A Di Đà như thế, thì chúng ta chỉ còn cách là quyết chí một lòng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc mới có thể mong đền đáp công ơn to lớn của Chư Phật đối với chúng ta. Phải tin lời chư Phật nói! Đấy mới không hổ danh là đệ tử Phật, là Quy Y Phật Pháp vậy!


"Tin như thế gọi là tin ở người (tức là mình tin lời dạy bảo của người)"
- Nếu tin chắc vào lời dạy của đức Thích Ca, lời nguyện của đức Di Đà, và sự chân thành khuyến tấn của chư Phật thì mới gọi là Tin ở người hay Tín Tha. Nếu không thì không gọi là Tín Tha vậy.


Người tu Tịnh Độ hãy tự sét lấy mình, xem mình có Tín Tự và Tín Tha chưa?
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Yếu Giải:
3. Thế nào là tin ở nhân?

Người tu học tin ở nhân là tin rất sâu rằng: Kẻ niệm Phật mà tâm tán loạn cũng còn tạo ra được hạt giống để thành Phật mai sau, huống chi là người niệm Phật nhất tâm bất loạn thì sao lại chẳng được sinh sang Tịnh Ðộ.

Tin như thế gọi là tin ở nhân (vì mình tin cái tiếng niệm Phật ấy tức là cái nhân thành Phật).

Học Giải:

Người tu Tịnh Độ cũng cần phải Tin ở Nhân. Tin cái Nhân mình Niệm Phật thì chắn chắn sẽ được cái quả vãng sanh Cực Lạc hiện đời và Thành Phật mai sau.

Dù rằng niệm Phật mà tâm còn tán loạn, tức là còn vọng tưởng thì cũng tạo được hạt giống để thành Phật sau nầy. Vì một khi niệm Phật thì hạt giống ấy bỏ vào A Lại Da Tàng Thức thì đời đời kiếp kiếp chẳng mất. Chính do nhờ cái nhân đó không mất mà sau nầy sẽ được cái quả gặp Phật mà đặng dược độ thoát tu hành thành Phật.

Huống chi là người Niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn thì làm sao lại không được vãng sanh Tịnh Độ. Nhất Tâm Bất Loạn là niệm Phật đến không còn tâm niệm nào khác ngoài câu Phật Hiệu.

Có hai loại Nhất Tâm:

1. Sự Nhất Tâm Bất Loạn: nghĩa là Niệm Phật cho đến khi hàng phục được mọi phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cho đến Kiến Hoặc và Tư Hoặc được dứt trừ.

2. Lý Nhất Tâm Bất Loạn: nghĩa là Niệm Phật cho đến khi thấy được ông Phật của Tâm Tánh mình, tức là thấy được Chân Tâm Thật Tánh của chính mình vốn sẵn có.

Tin chắc cái Nhân mình Niệm Phật thì sẽ được vãng sanh Cực Lạc và Thành Phật mai sau thì đó mới thật là Tin ở cái Nhân.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Yếu Giải:

4. Thế nào là tin ở quả?

Người tu học tin ở quả là tin rất sâu rằng: Các vị thượng thiện nhân đang tụ hội ở cõi Tịnh Ðộ kia, đều là những người đã theo phép Niệm Phật Tam Muội mà đã được sinh sang đấy, giống như người trồng nhân dưa đã được quả dưa, trồng nhân đậu đã được quả đậu. Cũng giống như bóng phải theo hình, vang phải theo tiếng, quyết không hư hỏng chút nào.

Tin như thế gọi là tin ở Quả (vì mình tin sự kết quả của những người đã được sinh kia).

Học Giải:

Đã tin Nhân thì phải Tin Quả. Vậy thế nào là tin ở quả?

Người tu Tịnh Độ tin ở Quả là tin rất sâu rằng các vị Thượng Thiện Nhân (những người thượng thiện) hiện đang tụ hội ở cõi Cực Lạc là do vì họ đã từng tu theo pháp Niệm Phật Tam Muội và đã được sanh về cõi ấy. Giống như là người đã trồng nhân hạt dưa và đã được quả dưa, trồng nhân đậu mà nay đã được quả đậu vậy.

Nhân nào thì quả nấy, giống như bóng lúc nào cũng theo hình và cái vang phải theo tiếng.

Chắc chắn là không có hư dối chút nào cả.

Nếu mình Tin chắc những cái Quả mà các vị đã vãng sanh về cõi Cực Lạc kia đã được là do cái Nhân tu hành pháp Niệm Phật, thì mình cũng phải tin chắc nếu mình tu hay gieo cái nhân niệm Phật thì cái quả sẽ được vãng sanh như những vị thượng thiện nhân đang ở cõi Cực Lạc hiện giờ không khác và không hư dối vậy.

Vì thế phải Tin ở Nhân và Tin ở Quả.

Chúng ta tử xét lại mình xem có thật tin Nhân Niệm Phật và tin Quả vãng sanh Cực Lạc và sẽ Thành Phật chưa?
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Yếu Giải:

5. Thế nào là tin ở sự thật?

Người tu học tin ở sự thật là tin rất sâu rằng: Cái tâm tính của mình tuy nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng), mà thực ra nó rộng lớn vô cùng, chẳng biết đến đâu là hết được; thế thì những thế giới khắp mười phương xuất hiện ở trong tâm tính mình cũng chẳng biết bao nhiêu là hết được. Vậy thời thế giới Cực Lạc ở cách đây mười vạn ức Phật độ là một thế giới có thực, rất thanh tịnh trang nghiêm, chứ chẳng phải thế giới tưởng tượng ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử.

Tin như thế gọi là tin ở sự thực (vì mình tin cảnh giới Tịnh Ðộ là một sự thực có).



Học Giải:

Người Tu Tịnh Độ phải tin rất sâu rằng: "Cái tâm tính của mình tuy nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng), mà thực ra nó rộng lớn vô cùng, chẳng biết đến đâu là hết được"

Tâm tánh của chúng ta tuy chỉ hiện ở trong một niệm, ngay nơi một niệm tâm tánh hiện tiền nơi đó, ngay nơi một Niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" thì tâm tánh hiện tiền ngay nơi đó. Chúng ta cứ tưởng là nó bé nhỏ hạng buộc ở nơi thân thể chúng ta, mà đâu ngờ nó rộng lớn vô cùng vô tận, khắp vũ trụ pháp giới không nơi nào là không có nó, ngoài nó được, thật chẳng biết đến đâu là hết cho được.


"thế thì những thế giới khắp mười phương xuất hiện ở trong tâm tính mình cũng chẳng biết bao nhiêu là hết được"


Do tâm tánh của mình cùng khắp mười phương không thể lường tưởng được, tâm tánh đã không bờ mé thì những thế giới trong mười phương hiện ra tướng cảnh đó như trái đất của mình đây cũng không biết bao nhiêu mà tính đếm được. Dẫu hiện tướng thế giới ngàn muôn và muôn vàng diệu dụng khắp cả mười phương vậy mà nó chẳng ngoài cái tâm tánh của ta trong một niệm.


"Vậy thời thế giới Cực Lạc ở cách đây mười vạn ức Phật độ là một thế giới có thực, rất thanh tịnh trang nghiêm, chứ chẳng phải thế giới tưởng tượng ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử."


Đã như thế giới hiện tướng và diệu dụng khắp cùng cả mười phương như hiện nay như trái đất mình ở thì dĩ nhiên cõi nước Cực Lạc cũng có thật và hiện tướng diệu dụng cũng như thế. Cảnh giới Cực Lạc cũng là cảnh giới có thật như trái đất ta ở vậy. Nhưng khác là nó thanh tịnh trang nghiêm. Chứ không phải là thế giới tưởng tượng bóng bẩy ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử.


"Tin như thế gọi là tin ở sự thực (vì mình tin cảnh giới Tịnh Ðộ là một sự thực có)."

Nếu ta có thể tin cõi Cực Lạc là thật có như cõi Ta Bà ta hiện sống đây, và hiểu biết và tin rằng cõi Cực Lạc cũng chỉ là một trong vô lượng vô biên thế giới trong mười phương. Kinh A Di Đà, Phật Thích Ca dạy "Có thế giới Cực Lạc, Có Phật Hiệu là A Di Đà hiện nay đang nói pháp". Phật quyết nói lời chân thật chẳng vọng ngôn rằng thật sự có cõi Cực Lạc, có Phật hiệu là A Di Đà hiện đang thuyết pháp giáo hóa chúng sanh ở cõi đó.

Tin như thế mới gọi là Tin ở Sự. Phải tin cõi Cực Lạc là một cõi có thật như cõi chúng ta hiện đang sống vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên