Kính anh vodanhladanh !
Em xin được nói ý kiến của mình :
_ Sự vật, vạn pháp vốn tự đồng thể tánh, thể tánh gì ? Thể tánh hư huyễn (chứ không phải thể tánh là nguyên tố hay nguyên tử). Nếu nói "đánh đồng" thì e rằng chưa chính xác, bởi trong từ "đánh đồng" đã hàm ý nó vốn chẳng đồng.
_ Còn từ "công năng" thì e rằng cũng không thích hợp, vì đối với Tánh là Tướng.
Nên chăng câu này sửa lại là :
_ Giữa Phân và Cơm, chúng vốn đồng Tánh : hư huyễn, mặc dù không đồng Tướng.
Kính !
vodanh cũng nghĩ gần như thế. các pháp vốn đồng tánh huyễn, nghĩa là không tồn tại mãi, nhưng trong khoảng thời gian tồn tại của mình thì nó có tướng và dụng của nó. Tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 góc nhìn nhỏ mà thôi, vì trong cái khoảng thời gian tồn tại của pháp đó
ai nói pháp đó không có biến chuyển. Vậy nên cái hiểu này của ta cũng chỉ nằm trên lí luận chứ chưa thật chứng,
tuy nhiên nó cũng hướng hướng theo cái chân lí.
Nhưng đây không phải là điều mà tổ muốn nói.
Cái ta đang bàn là pháp, tạm gọi là
cái bị thấy.
Cái tổ đang nói là "cái thấy", cách
"chủ thể thấy". Tổ nói đến "cái thấy" không qua tác ý, đúng với nghĩa đen.
Vì cái này vượt quá mọi kinh nghiệm của ta, mọi cảm nhận của ta nên ta chẳng thể mổ xẻ bàn luận gì được cả.
Ta quay ra bàn về hệ quả của nó để nói về nó. Cũng như ta bàn về chất lượng tấm ảnh để nói về chất lượng của máy ảnh. ( là điều mọi người đang làm, đang
bàn vể pháp để bàn về
cái thấy không tác ý của tổ).
Chúng ta từng nghe "Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm''. Thấy mọi vật nhưng không trụ vào đó.
Hay nói dài hơn, có tác ý rồi thấy sự vật nhưng không trụ vào nó.
Ở đây tổ nói đến tác ý còn không có. Vậy thì là khó đến bực nào ta cũng không thể nói nổi. Cái này không dành cho chúng ta.
Càng đi vào luận bàn sẽ càng sai.
Làm sao để có cái thấy không qua tác ý mới là ý tổ.
Khi có cái nhìn không qua tác ý thì sẽ thấy vạn pháp như như. Vạn pháp vốn như như, nhưng liên quan gì đến ta, chỉ khi ta thực thấy vạn pháp như như mới là điều tổ muốn nói.
Ý tổ nằm ngay ở nghĩa đen.
Càng bàn là càng xa ý tổ.
Nếu ai bàn cách nào thấy mà không qua tác ý mới đúng ý tổ. Nhưng việc này không dành cho chúng ta.
Chỉ nhìn câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm" mà đã muốn gãy cả cổ.
vodanh mạo muộn vài lời để chỉ ra cái khoảng cách giửa chúng ta và Tổ, hòng biết được ta có thể bàn luận những gì, cái gì ta cần bàn cho rốt ráo để thực hành, cái gì bàn chỉ để gieo duyên.
Kính!