vienquang2

Trung Đạo Đế

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
trì bình4.jpg

Ngày xưa y bác Phật truyền,

sư.jpg



Ngày nay thầy chú truyền thừa chiếc xe...
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,113
Điểm tương tác
703
Điểm
113
Kính thưa Thầy và các đạo hữu,

Con có thắc mắc mong Thầy và các đạo hữu chia sẻ giúp ạ :

1716431887017.png

Theo con 13 hạnh đầu đà kể trên cũng là con đường Trung đạo, vì 13 hạnh này phù hợp với thực tế với thời kỳ Đức Phật còn tại thế đúng không ạ ?

Kính hỏi .
Chào đạo hữu Nguyên Chiếu

Hề hề,
Trung đạo gồm có tám chi nên gọi là Bát Chánh Đạo bao gồm Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định được phân thành Giới - Định - Tuệ gọi là Tam Vô Lậu Học.
Do vậy, theo như 13 mục gọi là pháp hành đầu đà mà đạo hữu trích dẫn chỉ thuộc về Giới học (hành) mà thôi.

He he, nói thêm một chút cái gọi là 13 hạnh đầu đà thì từ mục 1 - 7 thuộc về 250 giới mà các Tỷ kheo thọ giới đều phải giữ nên chỉ có các mục từ 8 - 13 (Không ngủ nằm, chỉ ngủ ngồi) là 6 giới thêm vào cho Tỷ kheo phát nguyện hạnh đầu đà.
Thêm nữa Giới luật do Phật Đà chế định gồm có Tứ khoa gồm Giới pháp, Giới thể, Giới hành, Giới tướng cho nên nếu chỉ có hình tướng đầu đà (ăn, mặc, đi, ngủ...) cũng chưa phải là Vô lậu Giới y lời Đức Phật dạy


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 16.- Nhất Tâm Tam Quán.

Từ bài kệ Trung Quán:

.“Chúng nhân duyên sinh pháp
Ngã thuyết tức thị KHÔNG
Diệc vi thị GIẢ danh
Diệc thị TRUNG đạo nghĩa.

Thiên Thai Trí giả Đại Sư, cô động thành Nhất Tâm Tam Quán.- Dùng để soi tỏ ý nghĩa Trung Đạo.

Nhất tâm chỉ cho tâm năng quán, tam quán tức là Không quán, Giả quán và Trung quán.

Tự điển PH online giải rằng:

1/. Quán Giả:

Ma ha chỉ quán quyển 5, phần đầu, nói: Nếu 1 pháp là tất cả pháp, thì pháp ấy là do nhân duyên sinh, đó là giả danh, Giả quán;

2/. Quán Không:

Nếu tất cả pháp tức là 1 pháp, thì pháp ấy là không, đó là Không quán;

3/. Quán Trung:

Nếu chẳng phải 1 pháp chẳng phải tất cả pháp, thì đó tức là Trung quán.

* Tổng Quán: Một không tất cả không, giả, trung cũng đều không, đó là Tổng không quán; 1 giả tất cả giả, không, trung đều là giả, đó là Tổng giả quán; 1 trung tất cả trung, không, giả đều là trung, đó là Tổng trung quán. Đây chính là điều mà Trung luận gọi là Nhất tâm tam quán bất khả tư nghị.

Trong đó, 1 pháp tức tất cả pháp là chỉ cho Chân như tùy duyên mà hình thành hết thảy hiện tượng, không phải thực tại, nên là giả. - Quán xét về phương diện này, gọi là Giả quán.

Tất cả pháp tức 1 pháp, là chỉ cho hết thảy hiện tượng đều do Chân như hiển hiện, chúng không có thực thể độc lập, cho nên là không. Quán xét về phương diện này, gọi là Không quán.

Hết thảy hiện tượng chẳng phải 1 chẳng phải tất cả, đồng thời có đủ 2 tính chất không, giả, đó là trung đạo. Quán xét về phương diện này, gọi là Trung quán.

Khi tu Không quán thì giả, trung cũng không, vì cả 3 pháp quán đều phá chấp. Khi tu Giả quán thì không, trung cũng giả, vì 3 quán đều có nghĩa lập pháp. Khi tu Trung quán thì không, giả cũng trung, vì chính ngay 3 quán đã là tuyệt đối. Vì trong 3 pháp quán này, mỗi 1 pháp đều gồm đủ cả 3 nên gọi là Nhất tâm tam quán.(Tự Điển Phật học online)

Nương theo 3 Pháp quán này sẽ thấy được TRUNG ĐẠO ĐẾ.

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Co_kho12
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Chào đạo hữu Nguyên Chiếu

Hề hề,
Trung đạo gồm có tám chi nên gọi là Bát Chánh Đạo bao gồm Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định được phân thành Giới - Định - Tuệ gọi là Tam Vô Lậu Học.
Do vậy, theo như 13 mục gọi là pháp hành đầu đà mà đạo hữu trích dẫn chỉ thuộc về Giới học (hành) mà thôi.

He he, nói thêm một chút cái gọi là 13 hạnh đầu đà thì từ mục 1 - 7 thuộc về 250 giới mà các Tỷ kheo thọ giới đều phải giữ nên chỉ có các mục từ 8 - 13 (Không ngủ nằm, chỉ ngủ ngồi) là 6 giới thêm vào cho Tỷ kheo phát nguyện hạnh đầu đà.
Thêm nữa Giới luật do Phật Đà chế định gồm có Tứ khoa gồm Giới pháp, Giới thể, Giới hành, Giới tướng cho nên nếu chỉ có hình tướng đầu đà (ăn, mặc, đi, ngủ...) cũng chưa phải là Vô lậu Giới y lời Đức Phật dạy


Trừng Hải
Cám ơn Bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Như vậy, theo bác là 13 hạnh đầu đà chỉ là giới trong Tam vô lậu học : Giới -Định- Tuệ , mà Tam Vô Lậu Học là con đường Trung Đạo.

Cho con hỏi chút : nếu đã có Giới thì sẽ sinh Định, có Định sẽ sinh Tuệ có đúng không ạ hay Định và Tuệ phải rèn luyện và tu học mới sinh được ạ ?

Kính.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,113
Điểm tương tác
703
Điểm
113
Cám ơn Bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Như vậy, theo bác là 13 hạnh đầu đà chỉ là giới trong Tam vô lậu học : Giới -Định- Tuệ , mà Tam Vô Lậu Học là con đường Trung Đạo.

Cho con hỏi chút : nếu đã có Giới thì sẽ sinh Định, có Định sẽ sinh Tuệ có đúng không ạ hay Định và Tuệ phải rèn luyện và tu học mới sinh được ạ ?

Kính.
Hề hề,

Giới - Định - Tuệ rốt ráo chỉ là một chính là Trung đạo gọi là Bất dị.
Vì sao Bất dị vì trong Giới có Định - Tuệ, trong Định có Giới - Tuệ trong Tuệ có Giới - Định (gọi là Nhất tâm).
Nhưng vì Hành tướng của Giới, Định, Huệ là bất định (tướng). Với Giới thì có Pháp Thể Hành Tướng với Định thì có Pháp, Thể, Tánh với Tuệ thì có Tánh Thể Dụng Tướng nên gọi là ba, Tam Vô Lậu Học, nhưng Vô Lậu thì lại vô sai biệt (Thanh tịnh).

Hội không? Hề hề


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 17.- BÁT BẤT TRUNG ĐẠO.- Ý nghĩa.


Thế nào là BÁT BẤT TRUNG ĐẠO ?

Đáp: Do vì các pháp là Tánh không, Nên là CHÂN NHƯ. - Chân Như cho nên "chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm".- Đây là BÁT BẤT TRUNG ĐẠO.

Như bài kệ Trung Luận nói:

Bất sinh diệc bất diệt, Bất thường diệc bất đoạn

Bất nhất diệc bất dị, Bất lai diệc bất xuất

Năng thuyết thị nhân duyên, Thiện diệt chư hý luận

Ngã khể thủ lễ Phật, Chư thuyết trung đệ nhất.

Nghĩa:

Con cúi đầu lễ Phật, Bậc giáo chủ đệ nhất

Khéo diệc các tà thuyết, Bằng giáo pháp nhân duyên

Không sinh cũng không diêt, Không thường cũng không đoạn

Không một cũng không khác, Không đến cũng không đi.
(Trung quán Luận)

Trong bài đó, bất sinh, bất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất xuất gọi là Bát bất. Dùng Bát bất để ngăn trừ 8 loại tà chấp của thế tục, làm sáng tỏ thật nghĩa Trung Đạo vô sở đắc, nên gọi là Bát Bất Trung Đạo.

Bát Bất Trung Đạo là Tánh Thanh tịnh Bản Nhiên của các pháp, nghĩa là tự nó thanh tịnh, chứ không do ai làm cho nó thanh tịnh.

Từ vô thỉ, nhẫn đến vô chung, nó hằng thanh tịnh không bao giờ thay đổi.

8 loại lập luận này để thấy con đường trung đạo. Nghĩa là không phải cái nầy mà cũng chẳng phải cái kia.

Bát Bất chính là “trung”, hiển thị lý trung đạo, “trung” chính là tướng “không” của các pháp, sử dụng chữ “bất” để hiển bày ý nghĩa chữ “không”. Ở đây, cần phải khẳng định, khái niệm “Không” (Sūnyatā) mà Phật giáo Đại thừa đê cập…
Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Chuaad12
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 18.- BÁT BẤT .- Bất Sanh- Bất Diệt.

1). Tư tưởng: Bất Sanh Bất Diệt ở Trung Quán Luận:
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt. Trung luận đã đề cập như sau:

Có người hỏi, vì sao tạo luận này. Đáp: “Có người cho rằng vạn vật từ đại tự tại thiên sanh, có người nói từ (vĩ nữu) thiên sanh, có người nói từ hòa hợp sanh, từng thời sanh, nói từ thể tánh sanh, nói từ tự nhiên sanh, hay nói từ vi trần sanh….”2. Như vậy Bồ-tát Long Thọ đưa ra “bất sanh bất diệt” là để phá những kiến chấp trên. Trong Trung luận, Long Thọ cho rằng:

“Các Pháp không tự sanh
Không từ cái khác sanh
Từ cả hai không nhân
Do vậy biết không sanh”.

Theo pháp Duyên khởi thì các pháp không có tự tánh. Tại vì không có tự tánh nên tha tánh cũng không. Vì nhân tự tánh mới có tha tánh, nên nếu tự tánh không có thì tha tánh cũng không có.

Khái niệm này ta cũng có thể tìm thấy nơi kinh tạng Pāli. Kinh Mật hoàn nói: "Chư Hiền, do nhân lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhân lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhân lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lê, do nhân thân và xúc, thân thức khởi lên, do nhân ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thời có hý luận"4. Theo đoạn kinh này, vì có sự tiếp xúc giữa mắt và sắc mà nhãn thức sanh. Như vậy, khi một pháp sinh khởi cần phải có đủ các duyên khác. Nếu như các pháp không cần duyên, thì con mắt phải sanh con mắt, sắc phải sanh sắc, nhưng ở đây kinh nói “duyên mắt với sắc phát sanh ra nhãn thức”.

Theo Bồ-tát Long Thọ:

“Nếu quả từ duyên sanh
Duyên ấy không tự tánh
Từ không tự tánh sanh
Sao lại nói duyên sanh”.

Hay

“Quả chẳng từ duyên sanh
Chẳng từ phi duyên sanh
Quả ấy vốn không sanh
Duyên phi duyên cũng không”.

Ở đây Bồ-tát Long Thọ muốn bác bỏ cái nhìn của hàng phàm phu, cho là nhân sinh ra quả, hoặc quả sinh ra nhân. Nói quả sinh ra từ nhân, nhưng nhân lại không có tự tánh. Nếu nhân không có tự tánh thì nhân ấy sẽ bị thay đổi. Từ nhân thành cây, cây lại ra quả, quả lại có nhân, liên tục thay đổi. Thế thì quả sinh ra gì? Nếu nói quả sinh, thì quả phải sinh ra quả, chứ sao lại sinh ra cây, rồi từ cây mới có quả. Cả một chiều dài từ nhân đến quả, rồi quả về với nhân, là một vòng sinh và diệt liên tục, không có trạng thái nhất định của sanh và diệt.

Bởi vì “Các pháp không tự tánh, không có tướng thật có, nên việc nói thực tướng, thì tướng thực như vậy chẳng đúng”. Do đó Bồ-tát Long Thọ nói là bất sanh. Các pháp không có tự tánh, không có tự tánh thì không có tướng chân thật, nên nói có thật tướng là không đúng. Vì cái gọi là sanh diệt đó chỉ là một hiện tượng theo thấy biết của chúng ta. Nhìn trên mặt hiện tượng của pháp, ta thấy có con người hiện hữu ở đời, sống một thời gian trên cõi đời, để rồi một ngày nào đó phải ra đi, và khi chết đi gọi là mất. Nhưng theo Trung luận, ta thấy không có gì diệt mất, vì tất cả các pháp vốn là không:

“Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sanh
Thế nên tất cả pháp
Không gì chẳng phải không”.

Vì các pháp là duyên sinh, nên mọi hiện tượng giống như trong giấc mộng, ảo ảnh phù du, dường như có nhưng thật là không có, như ảnh chiếu qua gương . Đó là giáo lý duyên khởi của Đức Phật, được Bồ-tát Long Thọ triển khai nhằm mục đích đả phá những kiến chấp sai lầm vào thời của ngài.
(theo Giác Ngộ online)

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Long-t10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 19.- Bản chất của Sanh Tử- Vô Thường.- Chân Như Vô Sanh Diệt

Có Sanh thì có Diệt.- Đó là Luật Vô Tường.

Thường khi nghĩ đến Vô Thường, người ta lo sợ lắm. Họ cho là Vô Thường là con quỷ ! Quỷ Vô Thường, Hắc Bạch Vô Thường (là ngày đêm là Vô Thường)

Nhưng xét về mặt tích cực. Vô Thường rất thiết yếu.

- Nếu không có vô thường đứa bé mới sanh chỉ mãi là hài nhi không sao lớn lên để được đi học . Đức trẻ đi học lớp một sẽ mãi là tiểu học không thể lên trung học, rồi đại học ra trường rồi trở thành bác sĩ kỷ sư, rồi thành người hữu dụng cho xã hội.

- Không có Vô Thường thì người chết đi vĩnh viển mất hẳng không thể tái sinh để 18 năm sau lại trở thành một đấng anh tài.

Cho nên ngày đêm Vô Thường cũng có thể nói rằng đó là Nàng Tiên Vô Thường đó.

Như sự quán sát trên. Thì Sanh Tử- Vô Thường cũng đâu có gì đáng sợ .

- Các tế bào tạo nên cơ thể đứa bé mới sanh, thì nó sanh tử hằng ngày để rồi tạo ra đứa trẻ lớn khôn. Đứa bé sơ sinh cơ thể diệt đi để sanh ra đứa bé 1 tuổi rồi 2 tuổi 10 tuổi hoàn toàn khác biệt lúc mới sanh ? Như vậy là sự luân hồi sanh tử mới được trưởng thành tiến hóa.

- Tâm thức đứa bé non nớt không biết suy nghĩ trái phải thị phi, phải diệt đi để huân tập học hành trở thành có suy nghĩ chính chắn nên bậc anh tài giúp nước.- Như vậy là nhờ sự luân hồi sanh tử mới được nên người trưởng thành; Người tu thì mới thăng tiến thừ phàm phu đến chứng đắc các quả vị thành Bậc Thánh hiền.

Nếu không có sự sanh tử luân hồi kể trên thì chỉ là một thế giới Chết ! Không còn ý nghĩa.

Thưa các Bạn Sanh tử Vô Thường không đáng sợ.

SỢ LÀ SỢ SANH TỬ BÌ LAO TÙNG THAM DỤC KHỞI.- Nghĩa là Sợ: Sự Sanh Tử trong Vô Minh.

Hòa Thượng Pháp sư Thích Từ Thông làm bài trực chỉ:
TRỰC CHỈ

Ham sinh sợ tử là việc thường tình. Bởi vì người đời quan niệm rằng "đời người có một lần". Một lần sinh ra. Một lần thi đỗ. Một lần kết hôn và đáng sợ nhất, một lần chết. Cuối cùng chết là hết!

Dưới nhãn quan của người chứng đạo: Vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó "hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".

"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"

Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.

"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"

Kinh Bát nhã dạy:

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Nghĩa là: Không có vô minh,mà cũng không có lúc hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có khi hết già chết.

Kính các Bạn: Vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là "hiện tượng" vô thường nhưng chúng duyên sinh từ "bản thể" Chân Thường.- Ví như Biển cả là "Chân Thường", do "duyên gió" mà sanh ra sóng, mòi, bong bóng, bọt (dụ cho "Hiện Tượng" sanh tử vô thường). Nhưng khi hết "duyên gió" thì sóng, mòi, bong bóng, bọt v.v...thì "hiện tượng" trở lại thành biển cả (Chân Như).


Chân Như nên Bất Sanh- Bất Diệt .- Là thế.

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Qu_vz_11
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 20.- Bất Cấu- Bất Tịnh.

Cấu & Tịnh là hai mặt đối lập của hiện tượng vạn pháp.- Chứa trong một Bản Thể (Thống Nhất) là Chân Như.

Thí dụ:

+ Về Hiện Tượng "Vật chất": Như cành Hoa gọi là "Tịnh"; Khi hoa trở thành rác thì gọi là "Cấu".

+ Về Hiện Tượng "phi vật chất": Như Tâm niệm- Tham, sân, si gọi là "Cấu"; Chuyển Tha, sân,si thành Giới. Định, Huệ thì gọi là "Tịnh".

+ Về các Hạnh: Thường gọi là "Tịnh". Vô Thường thì gọi là "Cấu". v.v...
Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Rzec_h10

* Thực ra.- Tất cả Pháp là Tánh Không, là Pháp Duyên hợp, nên không có "Thật Tướng", chỉ là "Giả Tướng".- Cấu & Tịnh là hai mặt đối lập của hiện tượng vạn pháp.- Chứa trong một Bản Thể (Thống Nhất) là Chân Như.- Chân Như nên RỐT RÁO LÀ THANH TỊNH.

Như Đại Trí Độ Luận dạy: *Tất cả Pháp Rốt ráo là Thanh Tịnh:
(lượt trích)
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Ngài Di Lặc sẽ dùng tướng gì, nhân gì, nghĩa gì mà nói Bát nhã Ba-la-mật?
Phật dạy: Cũng như ta bây giờ, ngài Di Lặc cũng sẽ thuyết rằng sắc... dẫn đến thức đều chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải khổ, chẳng phải lạc, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải phược, chẳng phải giải, chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai. Cũng như ta bây giờ, ngài cũng sẽ thuyết rằng hết thảy các pháp đều là tướng Niết bàn, đều là rốt ráo thanh tịnh....

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Phật: Những pháp gì là bất khả đắc?
Phật dạy: Các pháp sanh diệt đều là không, đều là rốt ráo thanh tịnh, đều là bất khả đắc cả. Ngã bất khả đắc, 4 quả Thanh Văn bất khả đắc,dẫn đến Bát nhã Ba-la-mật cũng đều rốt ráo thanh tịnh, đều là bất khả đắc.
Lại nữa, bất xuất, bất sanh, bất đắc mới là rốt ráo thanh tịnh.
Bởi vậy nên phải chẳng duyên 2 bên “hữu - vô”, phải chẳng sanh chấp pháp tướng, mới biết rõ được các pháp tướng đều là bất khả đắc, mói ly được các tướng hư vọng, mới được rốt ráo thanh tịnh vậy.(hết trích)

Kính các Bạn.

Như Phật dạy:*Tất cả Pháp Rốt ráo là Thanh Tịnh.

Do vậy nên biết Thật Tướng các Pháp : Bất Cấu- Bất Tịnh.
Đây là ý nghĩa của Bát Bất Trung Đạo.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 21.- BÁT BẤT .- Bất Thường- Bất Đoạn.
Thưở Đức Phật còn tại thế. Có 2 phái Ngoại Đạo Bà la Môn nổi bậc:

1/. Ngoại Đạo Chấp Thường Kiến. Họ cho rằng: Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá, còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú

2/. Ngoại Đạo Chấp Đoạn Kiến. Họ cho rằng: Không có thế giới khác. Không có loài hóa sanh. Không có quả báo của tội phước”. Đây là một trong những dị kiến thuộc trường phái chấp đoạn, chủ trương thuyết đoạn Kiến.- Đối với phái Đoạn Kiến, họ cho sống thì ráng mà hưởng thụ. Chết là hết. Họ bảo Tu nhơn tích đức già đời cũng chết. Hung tàn bạo ác tận số cũng không còn.

Đối với hai kiến chấp Thường- Đoạn này.

  • Ở kinh điển Nguyên Thủy Nikaya, Đức Phật bác bỏ qua kinh Phạm Võng.
  • Ở kinh điển Đại Thừa Ma ha diễn, Đức Phật bác bỏ qua kinh Bác Nhã.- Như ý nghĩa Ngũ Uẩn Giai Không .- Nghĩa là không có cái "linh hồn" Thường tại.
  • Ở Trung Quán Luận. Tổ Long Thọ phá Chấp Thường Đoạn qua Bát Bất Trung Đạo: Trong đó có Bất Thường- Bất Đoạn.- Là nói về cái chấp Thường- Đoạn này.

Tại sao lại Bác bỏ Thường Kiến- Đoạn Kiến ?
pham vong.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 22.- BÁT BẤT .- Thường kiến - Đoạn Kiến đều là sai lầm.
+ Sao gọi là "Thường Kiến" ?
Đáp: Ở các Tôn Giáo "Hữu Ngã" như Bà la môn.- Họ cho rằng:

- Đại Ngã (tức Thượng Đế), tự sanh ra và sống mãi không chết (Thường Kiến).

- Đại Ngã sanh ra Tiểu Ngã (tức linh hồn con người). Linh hồn này cũng sống mãi không chết (Thường Kiến), nhưng linh hồn sẽ luân hồi đầu thai tái sanh qua thân xác khác, ví như con chim bỏ cái lồng này sang qua cái lồng khác.

* Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài dạy rằng: Tất cả Pháp VÔ NGÃ (nghĩa là không có Đại Ngã, cũng không có Tiểu Ngã).- Các Pháp do NHÂN DUYÊN HÒA HỢP SANH. Không phải tự sanh, không phải Thượng Đế sanh (VÔ NGÃ).- Vì Vô Ngã nên Vô Thường (kể cả cái gọi là Hồn).


* Vấn đề "Linh Hồn" Đức Phật có nói rõ ở Kinh Phạm Võng,bài kinh số 1. Trường Bộ Nikaya.- Bàn về 62 loại Tà kiến mà các tu sĩ khổ hạnh ở Ấn Độ bám vào.

* Như thế, không lẽ chết là hết (Đoạn Kiến) ?

Theo Phật dạy: Đoạn Kiến cũng là một lối chấp sai lầm.- Người học Phật nên tránh.

* Chân Lý Phật dạy là: DUYÊN SANH, VÔ NGÃ- TÁNH KHÔNG (Tánh Không dẫn đến Vô Sanh).

Chúng ta thử so sánh sự khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo để vào Trung Đạo Đế.

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Aonh_c11

Vâng! Thường kiến và Đoạn kiến đều sai lầm.- Trung Đạo Đế là Bất Thường- Bất Đoạn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 23.- BÁT BẤT .- Bất Khứ- Bất Lai.

Nghĩa là Vạn vật không đến cũng không đi.
Tăng Triệu Đại Sư, có bài Vật Bất Thiên Luận:

Sự sanh tử luân hồi, mùa đông mùa hè thay phiên biến đổi, hình như có vật lưu động, ấy là sự hiểu biết của người thường, nhưng tôi thì nói chẳng phải vậy. Tại sao? Kinh Phóng Quang Bát Nhã có nói : "Các pháp chẳng có khứ lai, chẳng có pháp nào động chuyển cả".

Cứu xét ý chỉ của bất động, đâu phải ngưng cái động để cầu tịnh! Cần phải cầu tịnh nơi động, cầu tịnh ở nơi động thì dẫu cho động cách mấy cũng là thường tịnh; chẳng ngưng động để cầu tịnh thì dẫu cho tịnh cách mấy cũng chẳng lìa động. Vậy thì động và tịnh chưa từng có khác biệt mà người mê hoặc cho là bất đồng, thành ra chân ngôn của bậc thánh bị kẹt không được hiển bày bởi những người ham tranh biện, làm cho đạo Nhất Thừa chân tông bị chôn vùi bởi những người ham chấp dị kiến, cho nên sự động tịnh đến chỗ cùng cực không dễ gì nói cho người tin được vậy.

Tại sao? Vì nếu nói chân ngôn của bậc thánh thì nghịch với thế tục, thuận theo thế tục thì phản bội chân ngôn. Phản bội chân ngôn nên mê lầm không trở về tự tánh được; nghịch với thế tục nên lời nói lạt lẽo, chẳng có mùi vị. Nếu là người thượng căn lợi trí, nghe xong tin liền; bậc trung căn thì chưa phân biệt được chỗ có hay không; bậc hạ căn thì vỗ tay cười to mà bỏ đi.

Sự động tịnh đến chỗ cùng cực ở cạnh nơi người mà người chẳng biết được, như thế có phải là tánh của vạn vật ư? Lòng tôi luôn luôn ray rứt, xót thương kẻ mê lầm nên mới chỉ bày cái tâm ở trong động và tịnh hầu hiển bày lý bất nhị của động tịnh, làm cho người mê chợt tỉnh, ra khỏi sự ràng buộc của động tịnh, nhưng chẳng dám quyết đoán là thật đúng, nay chỉ thử luận bàn mà thôi.

Kinh Đạo Hạnh Bát Nhã nói: "Các pháp vốn không có nơi xuất phát, cũng không có chỗ để đến". Trung Quán Luận nói:

"Nhìn phương hướng của người đi thì biết hướng của họ đi, nhưng người ấy không đến hướng ấy được". (Vì chẳng có phương hướng thật để đến). Đó đều là ngay trong động mà hiển bày tịnh, nên chứng tỏ rõ ràng là Vật Bất Thiên vậy. Người thường cho là động vì vật xưa không đến nay, nên nói là động mà chẳng phải tịnh (mặt trẻ lúc xưa, nay biến thành già, có biến đổi thì là động rồi, chẳng phải tịnh). Còn tôi cho là tịnh, cũng là vật xưa không đến nay, nên nói tịnh mà chẳng động (theo tôi xem thì mặt trẻ trụ lúc xưa, chưa từng dời đến nay, nên nói tịnh mà chẳng động). Người chấp động mà chẳng tịnh vì nó chẳng đến (vì mặt trẻ chẳng đến, từ mặt trẻ biến thành già nên cho là động).

Sự thật, tịnh mà chẳng động vì nó không đi (vì mặt trẻ ở lúc xưa không đến nay cũng như mặt già hiện nay không đến xưa, nên gọi là tịnh). Vậy thì hiện tượng chưa từng khác, nhưng sự thấy bất đồng (cùng lấy "vật xưa không đến nay" mà thấy có sự động tịnh chẳng đồng).

Người mê lấy tình nghịch lý nên bị bế tắc, người ngộ thì từ lý đạt sự nên được thông suốt. Nếu ngộ đạo chân thường thì đâu còn tướng nào có thể chướng ngại được!

Tình thức của con người bị mê hoặc đã lâu, nên đối với cảnh chân thật trước mắt mà chẳng biết, thật đáng thương xót! Đã biết vật xưa chẳng đến nay mà lại nói vật nay có đi; vật xưa đã chẳng đến mà vật nay làm sao đi được? Tại sao vậy? Tìm vật xưa ở nơi xưa, xưa chưa từng không; tìm vật xưa ở nơi nay, nay chưa từng có. Nay chưa từng có thì rõ ràng là vật không đến; xưa chưa từng không, nên biết vật chẳng đi.

Tôi nói vật xưa trụ nơi xưa, chẳng từ nay đến xưa; vật nay trụ nơi nay, chẳng từ xưa mà đến nay. Nên Khổng Tử nói với Nhan Hồi rằng: "Tôi với Hồi vừa bắt tay nhau thì sự bắt tay đã mất rồi, như thế thì rõ ràng là vật không qua lại với nhau" (Tác giả mượn lời của Khổng Tử để chỉ bày sự biến đổi mau lẹ đến cùng cực, mới thấy rõ ràng chỗ tỏ bày chân thật của Vật Bất Thiên).

Kinh Lăng Già nói: "Tất cả pháp chẳng sanh, đó là nghĩa sát na, mới sanh liền có diệt, chẳng vì kẻ ngu thuyết". Ngài Hiền Thủ giải rằng: "Vì sát na lưu chuyển nên không có tự tánh, nếu vật có tự tánh thì vĩnh viển cố định, không có sanh diệt biến đổi; vì không có tự tánh nên không sanh. Nếu không sanh thì không lưu chuyển, vì thế người khế ngộ pháp vô sanh mới thấy được nghĩa sát na".

Kinh Duy Ma Cật nói: "Bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường" (Tác giả đã ngộ thật tướng, mới được ngay trong pháp sanh diệt biến đổi mà trực thấy sự chân thật của nghĩa "Bất Thiên", cho nên mượn lời văn biến đổi lưu động mà sáng tỏ ý chỉ của "Bất Thiên", nếu không phải người thông đạt ý nghĩa vô sanh thì rất khó mà tả được).

Đã không có một chút triệu chứng qua lại thì làm sao có vật gì để lưu động biến đổi? Kỳ thật, về không gian thì vật không khứ lai, về thời gian thì không có cổ kim. Cũng như trong chiêm bao thấy trải qua nhiều năm, nhưng tỉnh giấc thì biết chỉ có chốc lát thôi. Nếu lấy việc chiêm bao để quán các pháp thì thời vô cổ kim, pháp vô khứ lai đã rõ ràng trước mắt. Nếu tác ý phân biệt thì liền lọt vào lưu chuyển, chổ này chẳng phải phàm tình có thể đến được.

Gió bão bay núi mà thường tịnh

Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi

Bụi trần lăng xăng mà chẳng động

Trăng qua bầu trời mà chẳng đi.

bốn câu kệ nầy đâu còn kỳ lạ gì nữa.
(hết trích)
Vâng. Bản Thể các Pháp là Chân Như.- Nên Không đến cũng không đi. Sở dĩ thấy có đến, có đi là chỉ nhìn trên hiện tượng Huyễn ão, giả tướng. Bất thủ ư tướng NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Cái Như Như - Chân Như - vốn không hề lai động. Chỉ có lòng ta mãi lai động: Khứ - Lai thôi !- Đây là Ý nghĩa Bất Khứ- Bất Lai là Trung Đạo Đế.
Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Szng_b11
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 24.- BÁT BẤT .- Bất Nhất- Bất Dị.

Nghĩa là Chẳng phải một- Chẳng phải khác một.
  • Chẳng phải Một: Vì trên mặt hiện tượng có khác nhau.
  • Chẳng phải khác một: Vì chung một Bản thể.

Ngài Hồng Dương có bài luận:

* Đồng nhất trong dị biệt.

Sau bước đầu chứng minh sự bao hàm và dung nạp lẫn nhau giữa hiện tượng và bản thể, giữa Sự và Lý, nay đến giai đoạn giải thích thế nào là vạn hữu đồng nhất thể. Vì “Do tánh Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp lý” (Trung luận) và “Cái Một luân lưu toàn vẹn trong thế giới đa thù” (dẫn chứng kinh Hoa nghiêm trong Lăng già sư tư ký của Huệ Khả), cho nên vạn vật dù tướng dạng sai khác đến đâu, chúng cũng đồng nhau ở chỗ tất cả đều Không. Đồng nhất ở đây là đồng nhất trong dị biệt, nghĩa là sự vật giống nhau vì chúng khác nhau.

Chủ trương đồng nhất trong dị biệt của Pháp Tạng được thấy trong cách phân tích mọi hữu thành hai thể, đồng thể và dị thể. Đây là kết quả của luận chứng phân tích ba tánh. Riêng mỗi tánh và toàn ba tánh đều có hai nghĩa, tùy lúc gọi tên khác nhau, khi thời chơn và vọng, khi thời Không và Hữu. Vì ba tánh là các pháp sở tri cho nên pháp sở tri nào cũng theo đó mà có hai nghĩa như vậy. Lần này, hai nghĩa là đồng thể và dị thể và do hai nghĩa này mà các pháp thành tương tức tương nhập. “Sở dĩ có hai môn này là vì trong các duyên khởi môn đều có hai nghĩa: 1. Không hỗ tương quan hệ (bất tương do nghĩa); bởi vì mỗi cái tự thân đầy đủ các phẩm tính (cụ đức), như trong nhân không cần hội đủ duyên (bất đãi duyên). 2. Hỗ tương quan hệ (tương do nghĩa), như cần hội đủ các duyên vậy. Nghĩa đầu là đồng thể; nghĩa sau là dị thể.” (T. 45, 1866, 503b. Tuệ Sỹ dịch).

Hiểu một cách tiêu cực, đồng thể có nghĩa là hết thảy pháp đều giống nhau ở chỗ có tự thể Không. Tuy nhiên, tất cả pháp là dị thể tại vì trên phương diện Hữu mỗi pháp có mỗi cách khác nhau. Như lửa và nước đồng nhất thể vì bản thể chúng là Không, nhưng cách thức mỗi môn hiện có thời rõ ràng là dị biệt.(Tham khảo: Hồng Dương Nguyễn Văn Hai - NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI) (hết trích).

* Nhất đa tương dung.- Có nghĩa là - Vạn vật đồng nhất thể.- Tức là Đồng một Thể Tánh Không- Thể Chân Như- Thể Pháp Thân của Phật.
Ví dụ như: Biển cả (Ví như Bản Thể ). Do duyên mà có sóng, mòi, bong bóng, bọt v.v...(Ví như hiện tượng).
Các hiện tượng sóng, mòi, bong bóng, bọt v.v... khác nhau (nên Không phải một). Nhưng Bản chất chúng là Biển Cả (Nên chẳng khác Một.- Vì chung một Bản thể là nước Biển).
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 25.- BÁT BẤT .-CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Hàm ý: Cái lớn và cái bé tương dung (hàm chứa nhau), cái một và cái nhiều tương tức (là nhau, tôi là anh và anh là tôi), sự biến nhiếp vô ngại và sự giao tham tự tại, đó là châu biến hàm dung quán.- Nằm trên bình diện sự sự vô ngại pháp giới.- Nghĩa là Chẳng Một- chẳng khác.

Châu hay chu có nghĩa là khắp hết, không có chỗ nào không có. Châu biến là chỗ nào cũng có mặt. Cái này ôm lấy được tất cả cái kia, cái kia ôm lấy được tất cả cái này. Hàm là ôm lấy, dung là chứa đựng. Cái này ôm lấy cái kia, cái kia ôm lấy cái này. Điều này tương đương với cái mà David Bohm gọi là the implicated order tức là trật tự nội nhiếp. Nhìn vào một cái thì thấy được tất cả các cái, tại vì cái một chứa đựng cái tất cả. Cái lớn chứa đựng cái bé và cái bé chứa đựng cái lớn.

Thầy Pháp Tạng muốn cái gì cũng mười cho tròn, cho đẹp. Vì vậy khi viết Hoa Nghiêm Bách Nghĩa Hải thầy đưa ra mười chương và mỗi chương có mười đoạn. Mười chương nhân mười đoạn nên thành một trăm đoạn vì vậy nên gọi là bách môn. Huyền môn mới có mười cánh cửa, còn bách môn thầy Pháp Tạng làm tới một trăm cánh cửa.

* Châu biến hàm dung quán: Pháp quán này dựa trên cái lý “Sự Sự vô ngại pháp giới” mà lập ra. “Châu biến” là lan ra, biến hóa cùng khắp tất cả; “Hàm dung” là bao gồm, thâu nhiếp hết, dung thông tất cả. “Châu biến hàm dung quán” là pháp quán nhằm mục đích nhận chân được rằng: cái pháp một và nhiều không ngại nhau, lớn và nhỏ trùm nhau, dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột, ẩn hiện tự tại, đồng thời tương tức tương nhập, thâu nhiếp, dung thông nhau cho đến vô cùng vô tận, trùm chứa cả vũ trụ bao la.

Theo pháp quán này, hành giả quán sát cái Lý nơi một Sự, rồi do một Sự ấy mà mỗi mỗi Sự khác cũng đều thấy rõ. Hành giả lại quán mọi Sự tức nơi Lý, rồi theo Lý ấy mà mỗi mỗi Sự đều dung thông. (tham khảo Thiện Tri Thức Pháp Tạng).

CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN là Pháp Quán để vào Thật Tướng Pháp - Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng môn. Cũng là Bất Nhất- Bất Dị- Trung Đạo Đế.
hàm dung quán.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
712
Điểm tương tác
664
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 26.- BÁT BẤT .- Bất Nhất- Bất Dị. Vì đều là Tánh Không.

Nói rằng sự vật không có tự tính không có nghĩa là chúng không có Bản tánh hay Thật tướng. Thật tướng của chúng là KHÔNG, là Thực tại cứu cánh. Bản tánh của sự vật là Phi Bản tánh; chính cái Phi Bản tánh là Bản tánh của chúng. (Vô Tánh là Thật Tánh của tất cả các Pháp).

Tánh Không bàn bạc khắp nơi, nghĩa là "Tánh Không" - có trong mọi sự vật. Tánh Không của một Pháp đồng nhất với Tánh Không của tất cả mọi Pháp. Bởi Tánh Không an lập trong mọi Pháp nên do tương đồng mà Tánh Không vô hạn, không có biên giới, do đó bao hàm được vạn Pháp. Vạn hữu tức vũ trụ không tự hiện hữu, chỉ hiện hữu khi đủ duyên, chỉ hiện hữu bằng vào quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả làm duyên cho một, tất cả nơi một, một nơi tất cả.

Vì thế vũ trụ ví như một mạng lưới nhân sinh vĩ đại, tất cả khởi lên đồng thời, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi hữu không chướng ngại hiện hữu và hoạt động của hữu khác. Mạng lưới ấy còn gọi là Pháp Giới (Dharma Dhàtu), là hình tướng tích cực của Tánh Không, là biểu lộ động của Chân Như. Pháp giới vừa chỉ thế giới hiện tượng tức thế gian giới, chi phối bởi định lý y tánh duyên khởi Pháp, vừa chỉ cảnh giới Chân Như của Chư Phật, vô vi tịch diệt, ái tận Niết Bàn. Nếu xét về toàn thể tiến trình duyên khởi của vũ trụ, thời bản tính của hiện khởi là vũ trụ nói theo nhân, là Tánh Không, là Pháp Giới.

Pháp giới duyên khởi là lý thuyết cho rằng vũ trụ nói theo quả là cộng đồng tạo tác của tất cả mọi loài, tương quan liên hệ trên đại thể, và hiện khởi trong hỗ tương giao thiệp. Hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.

Về mặt Pháp Tướng, mỗi một sự vật cá biệt tự giữ được tính riêng, làm đối tượng cho sự nhận biết nó là nó.

Về mặt Pháp Tánh, Thật Tướng của vạn hữu là Không, không có giới hạn, không có phần vị sai biệt.

Do đó mỗi một sự vật châu biến và bao hàm dung thông vũ trụ. Đây là nhãn quan Viên dung của Hoa Nghiêm: Chân Như vốn Thanh tịnh, mãn túc, và viên minh, nhưng cũng có diệu dụng năng sanh tạo ra thế giới sum la vạn tượng. Có thể nói Thế giới này là một thế giới trùng trùng duyên khởi nằm gọn trong lòng một vi trần mà không bị thu nhỏ lại.

Có bốn trường hợp tương dung:

Cái một ở trong cái một: một hiện hữu cá biệt duy trì trọn vẹn cá biệt tính về phương diện Pháp Tướng, đồng thời về mặt Pháp Tánh bao hàm một cá thể khác là do cả hai cá thể cùng có Thật Tướng là Không.
Cái một ở trong tất cả: tất cả không để mất cá biệt tính của chúng đồng thời dung chứa mỗi mỗi cá thể mà Pháp Tánh đồng nhất với Pháp Tánh của tất cả.
Tất cả ở trong cái một: cái một vẫn giữ được cá biệt tính, đồng thời bao hàm tất cả là do tất cả đồng nhất một Tánh Không.
Tất cả ở trong tất cả: tất cả duy trì cá biệt tính của chúng về mặt Pháp Tướng, đồng thời mỗi mỗi cá thể bao dung tất cả về mặt Pháp Tánh.
Tóm lại, Thực tại cá biệt được bao hàm trong một Thực tại bao la, và Thực tại bao la này lại thấy tham dự trong từng mỗi Thực tại cá biệt. Thêm nữa, mỗi mỗi hiện hữu cá biệt bao hàm trong chính nó tất cả những hiện hữu khác. Như thế có thể nói có một sự hỗ tương giao thiệp toàn diện trong Pháp Giới, quan hệ loại Nhất Đa Tương Tức còn được gọi là Không (Sùnya), là Vô sinh (Anutpàda), và Vô tự tính (Asvabhàva).

(Tham khảo: Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi.- Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)

Kính các Bạn: Căn Bản Thật Tánh của mọi sự vật là Phi Bản tánh; chính cái Phi Bản tánh là Bản tánh của chúng. (Vô Tánh là Thật Tánh của tất cả các Pháp).- Nền tảng của Phi Bản Tánh là CHÂN NHƯ.- Vì vậy Trung Đạo hướng đến Chân Như nên các Pháp là Bất Nhất Bất Dị.
tánh không.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên