Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7071



*THÀNH LẬP: VÌ KHÔNG CÓ CÁI “NGÃ VÔ SINH” ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG TRONG THẮNG NGHĨA ĐẾ, GIỐNG NHƯ THẾ GIAN CHẤP NHẬN ĐỨA CON CỦA PHỤ NỮ VÔ SINH.

-DO ĐÓ, NÓI “NGÃ KIẾN” LÀ Y CỨ “CHO NGÃ CHẤP” CŨNG KHÔNG ĐÚNG LÝ.

-VÌ KHÔNG CÓ “NGÃ VÔ SINH” ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG NÊN “PHƯƠNG DIỆN THẾ TỤC CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN CÓ”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì không có ngã vô sinh

Như con của phụ nữ vô sinh

Nó làm y cứ cho ngã chấp thì không đúng lý

Ngay cả thế tục cũng không chấp nhận có.



7072


*TRONG CÁC LUẬN GIẢI CỦA NGOẠI ĐẠO, NÓI RẰNG ĐẶC TÍNH CỦA NGÃ V.V.. TẤT CẢ ĐÃ BỊ BÁC BỎ.


-DO CHỨNG MINH “NHÂN” “NGÃ VÔ SINH ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHỔ THÔNG” [CỦA NGOẠI ĐẠO] VỚI HỌ, THÌ ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CŨNG KHÔNG TỒN TẠI.

-DO ĐÓ, NGÃ KHÔNG CÓ MỌI ĐẶC TÍNH NHƯ VẬY!



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Trong các luận của ngoại đạo

Nói đặc tính của ngã, tất cả bị bác bỏ

Do chứng minh nhân vô sinh phổ thông đối với họ

Cho nên không có mọi đặc tính như vậy.





7073




*DO KHÔNG CÓ CÁI NGÃ NÀO KHÁC VỚI UẨN


-NGOÀI CÁC UẨN (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) KHÔNG THỂ TÌM THẤY NGÃ.

-CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN Y CỨ CỦA TÂM Ý THỨC LÀ NGÃ,

-KHÔNG CHẤP NHẬN “NGÃ CHẤP TỒN TẠI ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG”, NƠI NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN.

-TUY RẰNG: NGƯỜI THẾ GIAN HỌ KHÔNG BIẾT VỀ NGÃ, NHƯNG HỌ VẪN CÓ NGÃ KIẾN. (ngã kiến= cái thấy liên quan tới ngã).

---------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Do không có ngã khác với uẩn

Ngoài các uẩn không thể nắm bắt được ngã

Cũng không chấp nhận y cứ của tâm, ngã chấp thế gian

Tuy họ không hề biết ngã nhưng vẫn có ngã kiến.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7074





*CHÚNG SINH TRẢI QUA NHIỀU KIẾP TRONG CÕI “BÀNG SINH”. (Bàng sinh= súc vật, con vật đi 2 chân như vịt, gà v.v..)

-NHƯNG CHƯA HỀ THẤY HỌ CHẤP RẰNG: CÓ NGÃ THƯỜNG HẰNG TỒN TẠI ĐỘC LẬP, NGÃ VÔ SINH.

-MÀ VẪN THẤY HỌ, THẤY CÓ NGÃ CHẤP (cái thấy liên quan tới ngã, ngã kiến).

--------


*KẾT LUẬN: “KHÔNG CÓ NGÔ “KHÁC VỚI CÁC UẨN”.

--------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Chúng sinh trải qua nhiều kiếp trong cõi bàng sinh

Chưa từng thấy họ chấp có ngã thường, vô nhân sinh

Mà vẫn thấy họ có ngã chấp

Kết luận: không hề có ngã khác với uẩn.



7075




*THÀNH LẬP: VÌ KHÔNG CÓ CÁI NGÃ NÀO NGOÀI CÁC UẨN.


-ĐỐI TƯỢNG ĐỘC NHẤT CỦA NGÃ KIẾN LÀ CÁC UẨN.

-------------

-MỘT SỐ CHO RẰNG: CƠ SỞ NƯƠNG TỰA CỦA NGÃ KIẾN LÀ CẢ NĂM UẨN.


-CŨNG CÓ KẺ CHO RẰNG NGÃ ĐỘC NHẤT Ở TÂM Ý THỨC.

-------------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì không có ngã ngoài các uẩn

Đối tượng độc nhất của ngã kiến là các uẩn

Một số cho rằng cơ sở nương tựa của ngã kiến

Là cả năm uẩn, cũng có kẻ cho rằng độc nhất tâm.




7076



*THÀNH LẬP: NGÃ KHÔNG KHÁC CÁC UẨN, NGÃ KHÔNG LÀ SẮC THÂN NÀY.

------------

*NẾU “NĂM UẨN (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)” LÀ “NGÔ.

-THÌ NHIỀU UẨN, NÊN TRỞ THÀNH NHIỀU NGÃ.

-----------

*NẾU NHƯ VẬY, NGÃ LÀ THỰC CHẤT CÓ TỰ TÁNH, NGÃ KIẾN CÓ TỰ TÁNH,

-NẾU CHẤP CÓ TỰ TÁNH CỦA CÁC UẨN TRỞ THÀNH KHÔNG SAI LẦM.

-NẾU NGÃ CÓ TỰ TÁNH THÌ KHI ĐẮC NIẾT BÀN, XÁC QUYẾT “NGÃ SẼ ĐOẠN DIỆT”.

-----------



*THỜI GIAN (sát na=đơn vị thời gian nhỏ nhất) TRƯỚC KHI ĐẮC NIẾT BÀN.

-BỞI VÌ CÓ TỰ TÁNH CỦA CÁC UẨN, NÊN CÓ TỰ TÁNH SINH DIỆT, CÓ TỰ TÁNH NÊN SẼ CÓ KHÔNG TÁC GIẢ (người nhận), CÓ TỰ TÁNH NÊN SẼ KHÔNG QUẢ.

-NẾU CÓ TỰ TÁNH NHƯ TRÊN, THÌ NGƯỜI NÀY TẠO NGHIỆP, NGƯỜI KIA BỊ QUẢ BÁO.

------------

*TÔI KHÔNG CÓ LỖI VÌ DÒNG TƯƠNG TỤC CHÂN THẬT.

-TRƯỚC ĐÃ QUAN SÁT NÓI LỖI DÒNG TƯƠNG TỤC.

---------

*DO ĐÓ, NÓI RẰNG CÓ TỰ TÁNH CÁC UẨN VÀ TÂM LÀ NGÃ, KHÔNG HỢP LÝ.

-VÌ THẾ GIAN KHÔNG TỒN TẠI HỮU BIÊN HOẶC VÔ BIÊN V.V…

----------

*THEO “BẠN” VỊ DU GIÀ CHỨNG VÔ NGÃ.

-KHI ĐÓ QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THẤY CÓ CÁC PHÁP.

-----------

*NẾU NÓI KHI ẤY CHỈ ĐOẠN TRỪ “NGÃ THƯỜNG HẰNG”.

-ĐỐI VỚI CÁC NGƯƠI CHẤP TRƯỜNG HỢP ĐÓ CHO RẰNG : TÂM VÀ UẨN KHÔNG LÀ NGÃ.

---------

*THEO “BẠN” CHO RẰNG: NẾU VỊ DU GIÀ CHỨNG ĐẮC “VÔ NGÔ, SẼ ĐOẠN CÁI NGà THƯỜNG HẰNG,

-THÌ SẼ KHÔNG NHẬN BIẾT RÕ RÀNG VỀ SẮC, THỌ , TƯỞNG, HÀNH, THỨC V.V…

-BỞI DO DUYÊN SINH, NÊN BẠN “THẤY SẮC THẬT CÓ” KHỞI THAM ĐẮM LÀ THẬT V.V…

-DO BẠN CHƯA HIỂU RÕ BẢN THỂ THẬT CHẤT CỦA CHÚNG [NÊN HIỂU LỆCH LẠC NHƯ VẬY].

-----------

*BỞI VÌ BẠN CHẤP RẰNG: KINH CỦA BẠN, ĐỨC PHẬT DẠY CÁC “UẨN” LÀ NGÃ.

-NÊN BẠN CHẤP NHẬN “CÁC UẨN LÀ NGÔ.

--------

-ĐIỀU ĐÓ Đà ĐƯỢC PHỦ ĐỊNH, BỞI VÌ “NGÔ KHÔNG “KHÁC UẨN”.


-NHƯNG Ở KINH KHÁC ĐỨC PHẬT DẠY: “NGÃ KHÔNG PHẢI LÀ SẮC”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Xét trường hợp năm uẩn là ngã

Trở thành nhiều ngã vì các uẩn nhiều

Như nhiều uẩn nên ngã cũng thành nhiều

Trở thành Ngã là thực chất và ngã kiến

Chấp có thực chất trở thành không sai lầm.



Khi đạt Niết Bàn xác quyết Ngã đoạn diệt

Sát na trước khi đắc Niết Bàn

Thì có sinh diệt, không tác giả không quả

Sẽ thành người này tạo nghiệp, kẻ khác bị quả báo.



Tôi không có lỗi vì nói dòng tương tục chân thật

Trước đã quán sát nói lỗi dòng tương tục

Cho nên các uẩn và tâm là ngã, không hợp lý

Vì thế gian không tồn tại hữu biên hoặc vô biên v.v….



Theo Bạn vị Du Già chứng vô ngã

Khi đó quyết định không các pháp

Nếu nói khi ấy chỉ đoạn trừ Thường Ngã

Đối với ngươi trường hợp đó tâm và uẩn không là ngã.



Theo Bạn vị Du già chứng vô ngã

Sẽ không nhận biết như thật về sắc v.v…

Duyên thấy sắc (thật có) khởi tham dục v.v…

Do không hiểu bản thể của chúng.



Vì Phật dạy các Uẩn là ngã

Cho nên Bạn chấp thuận các uẩn là ngã

Điều đó phủ định ngã không khác uẩn

Vì ở Kinh khác (Phật) dạy: ngã không là sắc.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7078




*THÀNH LẬP: TRONG “ĐẠI BÁT NHÃ KINH” ĐỨC PHẬT NÓI RẰNG: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC; KHÔNG PHẢI LÀ NGÃ.

-KHÔNG CHẤP NHẬN NHỮNG KINH DẠY “CÁC UẨN LÀ NGÔ.

---------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Lý do sắc, thọ không là ngã, tưởng cũng không

Các hành không là ngã, thức cũng không phải ngã

Điều này được tuyên thuyết trong các Kinh

Không chấp nhận Kinh dạy uẩn là ngã.



7079


*THÀNH LẬP KHI NÓI RẰNG: CÁC UẨN LÀ NGÃ LÀ TỔ HỢP TẤT CẢ CỦA CÁC UẨN (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BẢN THỂ RIÊNG LẺ CỦA TỪNG UẨN MỘT.


-DO KHÔNG CÓ THẬT NGÃ TÌM THẤY, NGÃ THẬT CHẤT KHÔNG LÀ TỔ HỢP CỦA CÁC UẨN.

--------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khi tuyên thuyết Uẩn là ngã

Là tổ hợp của các uẩn, không là bản thể của từng uẩn

Ngã cũng không là Đấng Cứu Hộ,

Không Điều Ngự Sư, không nhân chứng

Do không có thật ngã, ngã không là tổ hợp của uẩn.

7077


*THÀNH LẬP: “ĐƠN ĐỘC” RIÊNG LẺ MỘT UẨN NÀO, THÌ KHÔNG LÀ NGÃ.

--------

*Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

-Khi lắp ráp tập hợp bộ phận của chiếc xe ngựa

-Sẽ thành chiếc xe, ngã cũng tương đồng như chiếc xe

-Khi dạy rằng phụ thuộc vào các uẩn

-Do hội tụ các uẩn đơn độc không là ngã.


 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7080




*THÀNH LẬP NẾU “BẠN” NÓI RẰNG: NGÃ LÀ CÓ HÌNH DÁNG, VÌ HÌNH DÁNG CÓ SẮC TƯỚNG.
-THEO BẠN NÓI SẮC TƯỚNG CỦA THÂN SẼ GỌI LÀ NGÃ.

-----------

*TỔ HỢP CỦA SẮC THÂN NÀY, NHƯ TÂM V.V… DO KHÔNG CÓ HÌNH SẮC NÊN KHÔNG LÀ NGÃ.
-VÌ CHÚNG KHÔNG CÓ HÌNH HÀI VÓC DÁNG HAY SAO???!!
---------

*THÀNH LẬP: NẾU “CHỦ THỂ NHẬN THỨC” “LÀ MỘT BẢN THỂ” VỚI ĐỐI TƯỢNG “BỊ NHẬN THỨC”.
-THÌ “HÀNH ĐỘNG” VÀ “CHỦ THỂ HÀNH ĐỘNG” THÀNH MỘT, KHÔNG HỢP LÝ.
-----------

*NẾU NGHĨ RẰNG: “CÓ HÀNH ĐỘNG” NHƯNG “KHÔNG CÓ CHỦ THỂ HÀNH ĐỘNG” THÌ KHÔNG HỢP LÝ.

-VÌ KHÔNG CÓ CHỦ THỂ HÀNH ĐỘNG, THÌ SẼ KHÔNG CÓ HÀNH ĐỘNG.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu nói ngã là hình dáng, vì hình dáng có hình sắc
Theo Bạn sắc thân sẽ gọi là Ngã
Tổ hợp của tâm v.v… sẽ không là ngã
Vì chúng không có hình hài vóc dáng.

Nếu chủ thể nhận thức là một bản thể với đối tượng bị nhận thức
Thì hành động và chủ thể hành động thành một, không hợp lý
Nếu nghĩ: có hành động nhưng không chủ thể hành động thì không hợp lý,
Vì không chủ thể hành động thì không hành động.

7081



*NGÃ DO PHỤ THUỘC “CÁC ĐẠI” (đất, nước, lửa, gió, hư không, thức) NÊN ĐỨC PHẬT DẠY RẰNG:
“KHÔNG THẬT LÀ NGÔ.

--------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Phật dạy: Ngã phụ thuộc vào đất, nước,
Lửa, gió, thức, hư không
Sáu chủng giới và sáu xứ
Đó là xúc chạm của mắt (nhãn xúc) v.v....

7082


*THÀNH LẬP: NẾU BẠN “ CHẤP GIỮ TÂM NÀY” VÀ TÂM SỞ CÁC PHÁP,


-ĐỨC PHẬT DẠY RÕ RÀNG NGÃ KHÔNG Ở TRONG TỪNG UẨN MỘT.

-VÀ KHÔNG LÀ “TỔ HỢP TẤT CẢ CÁC UẨN” LÀ NGÃ.

-----------


*KẾT LUẬN: DO VẬY, CHÚNG KHÔNG LÀ ĐỐI TƯỢNG “TÂM CHẤP NGÔ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Chấp giữ tâm và tâm sở các pháp
Dạy rõ ràng ngã không là từng uẩn một
Và không là duy nhất tổ hợp

Do vậy chúng không là (đối tượng) tâm chấp ngã.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7084


*THÀNH LẬP: QUÁN SÁT TÍNH CHẤT CỦA NGÃ.

---------

*NẾU BẠN CHO RẰNG: KHI CHỨNG VÔ NGÃ, ĐOẠN TRỪ CHẤP “NGÃ THƯỜNG HẰNG”.

-THÌ Ở ĐÂY, TÔI CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN NGÃ KIẾN LÀ NƠI NƯƠNG TỰA CỦA “NGÃ CHẤP”.

----------

-DO ĐÓ, NÊN BẠN NÓI RẰNG: HIỂU ĐƯỢC VÔ NGÃ, CŨNG TIÊU DIỆT TÂM CHẤP “NGÃ KIẾN”, THẬT QUẢ LÀ KINH NGẠC!

--------

*NẾU NHƯ BẠN THẤY CON RẮN ĐANG KẸT TRONG VÁCH TƯỜNG NHÀ MÌNH, NÓI RẰNG KHÔNG CÓ CON VOI Ở ĐÂY, ĐỂ NHẰM LOẠI BỎ NGỜ VỰC, BỎ SỢ HÃI CON RẮN.

-Ô HÔ! BẠN TRỞ THÀNH TRÒ CƯỜI CHO THIÊN HẠ.

-NGÃ KHÔNG CÓ TRONG CÁC UẨN. TRONG CÁC UẨN CŨNG KHÔNG CÓ NGÃ.

-----------

*NẾU QUÁN SÁT ĐÚNG NHƯ VẬY, PHÂN BIỆT NÀY KHÔNG SINH KHỞI.

-NẾU QUÁN SÁT “KHÁC TÍNH CHẤT NÀY” PHÂN BIỆT SẼ SINH KHỞI.

-DO “QUÁN SÁT KHÔNG KHÁC TÍNH CHẤT” THẬT NÀY,

-PHÂN BIỆT [THẬT ĐOẠN TRỪ] NÀY SAI LẦM.

----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khi chứng vô ngã, đoạn trừ thường ngã

Đây cũng không chấp nhận là nơi nương tựa của ngã chấp

Cho nên nói rằng hiểu được vô ngã

Cũng là tiêu diệt ngã kiến, thật quả là kinh ngạc.



Như thấy con rắn trong kẹt vách tường nhà mình

Nói rằng không có con voi ở đây

Nhằm loại bỏ ngờ vực, bỏ sợ hãi con rắn

Ô hô! Bạn trở thành trò cười cho thiên hạ.



Ngã không có trong các uẩn

Trong các uẩn cũng không có ngã

Nếu khác tính, phân biệt này sinh khởi

Do không khác tính, phân biệt này sai lầm.


7085




*KHÔNG CHẤP NHẬN NGÃ LÀ SỞ HỮU SẮC THÂN NÀY,


-DO KHÔNG CÓ NGÃ THẬT CÓ, NÊN KHÔNG LIÊN QUAN NGHĨA NGÃ SỞ HỮU SẮC THÂN.

-NGÃ THÌ KHÔNG ĐỒNG MỘT THỂ (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), CŨNG KHÔNG KHÁC VỚI SẮC THÂN NÀY.

*DO VẬY, CHÚNG SINH NHƯ “GIA SÚC” TUY KHÁC TÍNH CHẤT HÌNH HÀI, NHƯNG HỌ CÓ “THÂN KIẾN” (cái thấy liên quan tới ngã) KHÔNG KHÁC NHAU [VỚI CON NGƯỜI].

---------

*SẮC THÂN NÀY KHÔNG LÀ NGÃ, NGÃ KHÔNG CÓ TRONG SẮC THÂN NÀY.

-NGÃ KHÔNG CÓ TRONG THÂN NÀY, CŨNG KHÔNG CÓ THÂN TRONG NGÃ.

*NÊN BIẾT TẤT CẢ UẨN TRONG BỐN LOẠI KIẾN: THÂN KIẾN, BIÊN CHẤP KIẾN, KIẾN THỦ KIẾN, TÀ KIẾN.

-ĐÓ LÀ HAI MƯƠI LOẠI NGÃ KIẾN.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Không chấp nhận ngã sở hữu sắc thân

Do ngã không có, không liên quan nghĩa sở hữu

Ngã thì không đồng nhất thể, không khác với sắc thân

Có gia súc khác (tính), có thân không khác (tính).



Sắc thân không là ngã, ngã không có sắc thân

Ngã không có trong thân, cũng không có thân trong ngã

Nên biết tất cả uẩn trong bốn phạm trù

Đó là hai mươi loại ngã kiến.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7086



*THÀNH LẬP: “NHẬN BIẾT SAI LẦM VỀ NGÔ TỪ “TRUNG QUÁN TỰ TỤC PHÁI TRỞ XUỐNG”.

-----------

*MỘT SỐ CHẤP NHẬN NGÃ CÓ TỰ TÁNH, NGÃ LÀ MỘT, LÀ KHÁC, LÀ THƯỜNG, LÀ VÔ THƯỜNG V.V…

-LẠI MỘT SỐ KHÁC CHO RẰNG: NGÃ ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT CỦA SÁU THỨC (Duy Thức).


-NHÓM KHÁC, ĐỒNG THUẬN CHẤP NHẬN “TỰ TÁNH NGÔ LÀ NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA “NGà CHẤP”.


------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Một số chấp nhận có thật tính cá thể, ngã

Không thể nói là một, khác, thường, vô thường, v.v…

Nói ngã đối tượng nhận biết của sáu thức

Cũng đồng thuận ngã là nền tảng cơ bản của ngã chấp.





7087




*BÁC BỎ NGÃ CÓ TỰ TÁNH.


-THÀNH LẬP: PHÁP VÔ NGÃ VẮNG MẶT TỰ TÁNH CÁC PHÁP THẬT THỂ.

------------

*NGUYÊN DO TÔI TRUNG QUÁN KHÔNG ĐỒNG Ý THÂN LIÊN HỆ VỚI TÂM “KHÔNG THỂ NÓI, KHÔNG THỂ GIÃI BÀY”.

-KHÔNG CHẤP NHẬN CÓ SỰ VẬT “KHÔNG THỂ NÓI”.

*NẾU NÓI NGÃ LÀ PHÁP CÓ TỰ TÁNH, THỰC CHẤT. NHƯ VẬY THÌ “TÂM LÀ THẬT CÓ” SẼ KHÔNG THỂ NÓI, KHÔNG THỂ GIÃI BÀY.

--------------

*KHI BẠN “BÁC BỎ ĐỐI TƯỢNG” NÓI RẰNG CHIẾC BÌNH KHÔNG THẬT CHẤT.

-NHƯNG BẠN CHO RẰNG BẢN THỂ TỪNG BỘ PHẬN CỦA CHIẾC BÌNH (đất…) v.v… KHÔNG THỂ NÓI LÀ SAI LẦM.

-------------

*NẾU NGÃ LÀ MỘT VỚI CÁC UẨN, HOẶC KHÁC VỚI CÁC UẨN SẼ THÀNH KHÔNG THỂ NÓI, VÌ CÓ TỰ TÁNH,

-NẾU CÁC UẨN VÀ TÂM CÓ THỂ NÓI, THÌ BẠN KHÔNG NÊN CHẤP NHẬN CÓ TỰ TÁNH.

-----------

*NẾU BẠN KHÔNG CHẤP NHẬN “TỰ NGÔ KHÁC VỚI TÂM THỨC, VÀ CHẤP NHẬN “NGà THỰC THỂ” KHÁC VỚI “SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC V.V…”.

-VẬY SẼ THẤY THỰC THỂ TỒN TẠI TRONG HAI PHẠM TRÙ: THÂN KIẾN (chấp thật về thân), BIÊN CHẤP TỰ TÁNH KIẾN.


*VÌ PHÁP VÔ NGÃ VẮNG MẶT TỰ TÁNH CÁC PHÁP THẬT THỂ.

-------------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nguyên do không đồng ý thân liên hệ với tâm “không thể nói” *(bất khả thuyết, bất định, không thể giãi bày)

Không chấp nhận có sự vật không thể nói

Nếu nói ngã là pháp thực chất

Như tâm thật có sẽ không thể không nói.


Khi Bạn nói chiếc bình không thực chất

Bản thể bộ phận của chiếc bình v.v… không thể nói

Ngã là một hoặc khác với uẩn sẽ thành không thể nói

Thì Bạn không nên chấp nhận có tự tánh.


Bạn không chấp nhận tự ngã khác với tâm thức

Chấp nhận ngã khác với các pháp sắc v.v…

Sẽ thấy thực thể tồn tại trong hai phạm trù

Vì vô ngã vắng mặt pháp thực thể.


7088



*THÀNH LẬP: NƠI NƯƠNG TỰA NGÃ CHẤP CŨNG KHÔNG THỰC THỂ.


-----------

*NGÃ NÀY DO PHỤ THUỘC CÁC UẨN THÀNH LẬP NÊN KHÔNG THỰC THỂ.

-GIỐNG NHƯ CHIẾC XE NGỰA PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG BỘ PHẬN KHÁC.

-CŨNG NHƯ VẬY, KHÔNG “UẨN NÀO ĐƠN ĐỘC RIÊNG LẺ TỒN TẠI LÀ NGÃ.

-GIỐNG NHƯ MỘT BỘ PHẬN CỦA CHIẾC XE NGỰA, THÌ KHÔNG THỂ THÀNH CHIẾC XE.

------------

*BÂY GIỜ, PHÂN TÁN CÁC BỘ PHẬN CHIẾC XE THÌ KHÔNG CÒN CHIẾC XE

-CŨNG VẬY PHÂN TÍCH CHIA CHẺ: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC RA,

-THÌ CHẲNG THẤY NGÃ TỒN TẠI HIỆN HỮU.

-----------

*DO ĐÓ, NƠI NƯƠNG TỰA NGÃ CHẤP KHÔNG THỰC THỂ.

-NGÃ KHÔNG LÀ CÁC UẨN, NGÃ KHÔNG KHÁC VỚI UẨN.

-NGÃ KHÔNG NƯƠNG VÀO UẨN, NGÃ KHÔNG CÓ TRONG CÁC UẨN.


*NGÃ NÀY DO “PHỤ THUỘC” CÁC UẨN MÀ THÀNH LẬP.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nơi nương tựa ngã chấp không thực thể

Không là các uẩn, không khác với uẩn

Không nương vào uẩn, ngã không có uẩn

Ngã này phụ thuộc các uẩn thành lập.



Như không chấp nhận chiếc xe ngựa khác với bộ phận phụ

Không phải không khác, cũng không có bộ phận

Xe không có trong bộ phận, các bộ phận không có trong xe

Không là duy chỉ tổ hợp, không là hình dạng.


Nếu duy chỉ tổ hợp tạo thành chiếc xe ngựa

Phân tán bộ phận sẽ có chiếc xe

Do vì không bộ phận thì không có toàn phần

Thật là phi lý nói hình dáng đơn độc là chiếc xe.



Theo Bạn hình dạng đã có trong từng bộ phận ở trước

Thì giống hệt lúc chiếc xe đã lắp ráp

Tương tự, phân tán các bộ phận

Hoại ngay khi lắp thành cũng không có chiếc xe.






7089




THÀNH LẬP: BỞI VÌ CÁC PHÁP ĐƯỢC THÀNH LẬP, NGAY CẢ CÁI “NHÂN BAN ĐẦU” ĐƯỢC GỌI CHỈ LÀ GẮN ĐẶT, DANH XƯNG GIẢ LẬP, KHÔNG THẬT CHẤT, KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.


-THÌ “QUẢ TRÌNH HIỆN” LÀM SAO LÀ “THẬT QUẢ CÓ TỰ TÁNH” CHO ĐƯỢC???

*PHÁP NÀO “PHỤ THUỘC VÀO CÁI KHÁC” (phụ thuộc nhân giả lập) THÌ PHÁP ĐÓ “RỖNG KHÔNG TỰ TÁNH THẬT THỂ”.

-----------------

*NẾU BÂY GIỜ CHIẾC XE NÀY, NHỮNG BỘ PHẬN CỦA XE NHƯ: BÁNH XE V.V… THẬT CHẤT CÓ TỰ TÁNH HÌNH DÁNG BAN ĐẦU, “KHÁC VỚI HÌNH DÁNG THỰC SỰ CỦA NÓ LÚC SAU NÀY”.

-THÌ HÌNH DÁNG SAU NÀY, “PHẢI ĐƯỢC THẤY” CÓ TỰ TÁNH TỪ “LÚC BAN ĐẦU”, “NHƯNG KHÔNG HỀ THẤY ĐƯỢC”.

*DO ĐÓ, CHIẾC XE KHÔNG CHỈ LÀ ĐỘC LẬP HÌNH DÁNG CỦA NÓ.

------------

*LÝ DO THEO “BẠN” TỔ HỢP KHÔNG CÓ MẢY MAY THỰC CHẤT, NHƯNG “HÌNH DÁNG” KHÔNG LÀ TỔ HỢP CỦA CÁC PHẬN HAY SAO?

-PHÁP NÀO “PHỤ THUỘC VÀO CÁI KHÁC” THÌ PHÁP ĐÓ “RỖNG KHÔNG TỰ TÁNH THẬT THỂ”.

-LÀM THẾ NÀO “CÓ HÌNH DÁNG THẬT TỰ TÁNH ĐỘC LẬP” Ở ĐÂY?

-----------

*NẾU BẠN CHẤP NHẬN TRONG TRƯỜNG HỢP “CÓ TỰ TÁNH LÚC BAN ĐẦU”, THÌ BẠN PHẢI BIẾT RẰNG: “TẤT CẢ TỰ TÁNH CỦA TẤT CẢ PHÁP”, KHÔNG THỂ NÓI.

*BỞI VÌ CÁC PHÁP, PHỤ THUỘC VÀO “NHÂN GIẢ LẬP KHÔNG THẬT”, MÀ SINH RA.


-THÌ “QUẢ” CỦA NÓ CŨNG KHÔNG THẬT MÀ SINH KHỞI.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu bây giờ chiếc xe này, bánh xe v.v…

Khác với hình dáng (trước đó)

Hình dáng này phải được thấy nhưng không thấy

Cho nên chiếc xe không là chỉ hình dáng.



Lý do theo Bạn tổ hợp không có mảy may thực chất

Hình dáng không là tổ hợp của các bộ phận

Pháp nào phụ thuộc thì pháp đó rỗng không

Làm thế nào có hình dáng ở đây?



Bạn chấp nhận trong trường hợp này

Thì Bạn phải biết tất cả tự tánh

Phụ thuộc vào nhân không thật, giả dối

Thì quả cũng không thật sinh khởi.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7090



*THÀNH LẬP: NẾU TRÊN PHƯƠNG DIỆN NHẬN THỨC PHỔ THÔNG CỦA THẾ TỤC, KHÔNG PHÂN TÍCH TRUY TÌM THÌ, CÁC PHÁP “PHỤ THUỘC MÀ SINH KHỞI”.

-NẾU TRÊN PHƯƠNG DIỆN TUYỆT ĐỐI THẮNG NGHĨA ĐẾ, CÁC PHÁP VỐN KHÔNG THẬT SINH KHỞI.

-CŨNG KHÔNG THẬT CÓ, SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC V.V…

--------------

*LÝ LUẬN CHO RẰNG: SẮC (đất …) V.V… “THẬT CHẤT CÓ HÌNH DÁNG CÓ TỰ TÁNH BAN ĐẦU”, KHÁC VỚI HÌNH DÁNG THẬT CHẤT CỦA NÓ SAU NÀY,

-NƯƠNG THEO CÁCH NÓI TRÊN, ĐỂ HÌNH THÀNH “CHIẾC BÌNH” THÌ KHÔNG HỢP LÝ.

-----------

*BỞI VÌ CÁC PHÁP “KHÔNG THẬT SINH KHỞI”, CŨNG KHÔNG THẬT CÓ SẮC V.V…

-NÊN NÓI RẰNG: CÓ SẮC HỢP THÀNH LÀ PHI LÝ.

-----------

*TUY NHIÊN CHIẾC XE (ví dụ cho các uẩn) “KHÔNG THẬT CÓ SẴN TỒN TẠI TỰ TÁNH” TRÊN PHƯƠNG DIỆN THẮNG NGHĨA VÀ THẾ TỤC.

-NẾU KHÔNG PHÂN TÍCH TRUY TÌM, THEO PHƯƠNG DIỆN NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN,


-THÌ GỌI LÀ: CÁC PHÁP PHỤ THUỘC SINH KHỞI. (phụ thuộc các bộ phận của chính nó)

----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

(Lý luận) này sắc v.v… nương ở theo cách trên

Thì ý tưởng về cái bình thành không hợp lý

Do không sinh khởi, cũng không có sắc v.v…

Nên chúng có sắc thành phi lý.



Tuy nhiên chiếc xe không tồn tại trong bảy nhóm

Trên phương diện Thắng nghĩa và Thế tục

Không phân tích truy tìm, theo thế gian thì ở đây

Gọi là phụ thuộc bộ phận của chính nó.




7091



*THÀNH LẬP: BỞI DO CÁC UẨN TỤ HỘI ĐƯỢC THÀNH LẬP NÊN GỌI LÀ “NGÔ.

-CŨNG GIỐNG NHƯ NHỮNG BỘ PHẬN CỦA CHIẾC XE, TẬP HỢP LẠI GỌI LÀ “CHIẾC XE”.

-NGƯỜI THẾ GIAN GỌI LÀ “TA ĐANG SỞ HỮU” CÁI THÂN NÀY, HAY CHIẾC XE NÀY.

-NẾU NÓI NHƯ CÁCH NÀY, SẼ KHÔNG PHÁ HOẠI NHỮNG NHẬN THỨC PHỔ BIẾN CỦA THẾ TỤC NƠI THẾ GIAN.

----------

*THÀNH LẬP: NẾU PHÂN TÍCH TRUY TÌM THẮNG NGHĨA TUYỆT ĐỐI THÌ CHIẾC XE “KHÔNG THẬT TỒN TẠI”.

-NẾU BẠN CHẤP NHẬN RẰNG “CHIẾC XE THẬT CÓ TỒN TẠI TỰ TÁNH CỦA NÓ”, NHƯNG NHỮNG VỊ “DU GIÀ TRONG THIỀN ĐỊNH THÂM SÂU QUANG MINH KHÔNG THẤY CHÚNG THẬT TỒN TẠI”.

--------******--------********--------



*CHÍNH TOÀN BỘ PHẬN CHIẾC XE, PHỤ THUỘC VÀO CHI PHẦN.

-VÀ CHÍNH NHỮNG CHI PHẦN, HỢP THÀNH CHIẾC XE.

------------

*CÁC “CHÚNG SINH CHỦ THỂ” GỌI CHIẾC XE LÀ “CHỦ THỂ TÁC GIẢ” (tự thọ dụng/ ví như các uẩn tập hợp gọi là ngã)

-CÁC “HỮU TÌNH KHÁC” (tha thọ dụng/ mọi người thấy được là ngã sở hữu) THẤY ĐƯỢC “NGÃ SỞ HỮU” (thọ giả).

*NẾU NHƯ CÁCH NÓI TRÊN, THÌ KHÔNG PHÁ HOẠI NHỮNG NHẬN THỨC PHỔ BIẾN CỦA THẾ TỤC, Ở NƠI THẾ GIAN.

-----------

*NẾU PHÂN TÍCH TRUY TÌM THẮNG NGHĨA TUYỆT ĐỐI THÌ CHIẾC XE “KHÔNG THẬT TỒN TẠI” DÙ LÀ NHƯ THẾ NÀO.

-NẾU BẠN CHẤP NHẬN RẰNG “CHIẾC XE THẬT CÓ TỒN TẠI TỰ TÁNH CỦA NÓ”, NHƯNG NHỮNG VỊ “DU GIÀ TRONG THIỀN ĐỊNH THÂM SÂU QUANG MINH KHÔNG THẤY CHÚNG THẬT TỒN TẠI”.

-VỊ ẤY, DỄ DÀNG THÂM NHẬP CHÂN NHƯ “KHÔNG TÁNH”.

-----------

*BỞI LẼ ĐÓ, TÔI TRUNG QUÁN CHẤP NHẬN THEO PHƯƠNG DIỆN THẾ GIAN KHÔNG PHÂN TÍCH TRUY TÌM, THÌ CHẤP NHẬN SỰ TỒN TẠI CỦA “CHIẾC XE”.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Chính toàn chi phần và toàn phần

Chúng sinh gọi chiếc xe là chủ thể tác giả

Các hữu tình gọi là thọ giả

Không phá hoại phổ biến thế tục ở thế gian.



Nó không có trong bảy nhóm như vậy

Sự tồn tại của cái này, vị Du già không tìm thấy

Dễ dàng thâm nhập chân như không tính

Cho nên chấp nhận sự tồn tại của chiếc xe theo cách này (không

phân tích).




7092





*THÀNH LẬP: NẾU VÀO LÚC NÀY BẠN “KHÔNG CHẤP NHẬN CHIẾC XE THẬT SỰ TỒN TẠI CÓ TỰ TÁNH”.


-THÌ KHÔNG THẤY THẬT TÁNH TOÀN BỘ PHẬN, CŨNG “KHÔNG THẤY THẬT CÓ HIỆN HỮU TỰ TÁNH”.

*VÍ NHƯ CHIẾC XE BỊ CHÁY THÌ TOÀN BỘ PHẬN KHÔNG CÒN.

-CŨNG VẬY, “LỬA TRÍ TUỆ TIÊU HỦY HOÀN TOÀN PHẦN CHẤP THẬT”, THÌ “TOÀN BỘ PHẬN CHẤP THẬT CÓ CŨNG TIÊU HỦY”.

-----------

*THÀNH LẬP: TƯƠNG TỰ, NHẬN THỨC PHỔ THÔNG NƠI THẾ GIAN,

-GỌI LÀ: PHỤ THUỘC CÁC UẨN, GIỚI, XỨ MÀ THÀNH LẬP.

*TÔI TRUNG QUÁN CHẤP NHẬN CÁI NGÃ TƯƠNG ĐỐI,

-DO CÁC UẨN TỤ HỘI THÀNH LẬP Ở NƠI NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN, CŨNG LÀ CHỦ THỂ “CẬN THỦ UẨN”.


-ĐỐI TƯỢNG “CẬN THỦ UẨN” LÀ BỊ CHIẾM HỮU “SỞ THỦ UẨN”.

-------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu không có chiếc xe vào lúc đó

Không toàn phần thì bộ phận cũng không

Ví như chiếc xe bị cháy thì không bộ phận

Lửa Tuệ thiêu huỷ toàn phần thì bộ phận cũng thiêu huỷ.



Tương tự, phổ biến ở Thế gian

Phụ thuộc vào uẩn, giới cũng như sáu xứ

Chấp nhận ngã (tương đối) cũng là chủ thể chiếm hữu (năng cận

thủ)

Đối tượng cận thủ uẩn (uẩn) là bị chiếm hữu (sở thủ uẩn).
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7094



*VÌ CÁC UẨN KHÔNG CÓ THẬT TÁNH, KHÔNG KIÊN CỐ.

-NÊN KHÔNG CÓ BẢN CHẤT, CŨNG KHÔNG CÓ KIÊN CỐ.

-NGÃ THÌ KHÔNG CÓ THẬT SINH DIỆT, NGÃ NÀY CŨNG KHÔNG CÓ THẬT THƯỜNG HẰNG V.V..

-NÊN KHÔNG LÀ MỘT BẢN THỂ HAY KHÁC BẢN THỂ.

-----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì (uẩn) không có thật tánh, không kiên cố

Nên không bản chất, không kiên cố

Ngã thì không sinh diệt, ngã này cũng không thường hằng v.v…

Nên không một bản thể và khác bản thể.


7095



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:


Chúng sinh thường khởi tâm chấp ngã

Trên “nền tảng đối tượng liên quan” với ngã (là các uẩn)

Tâm “ngã chấp này sinh khởi”

Là “từ si mê chấp nhận” [thật tánh] mà “không qua quán sát”.


7096




*TẠI VÌ “NGÔ “KHÔNG THẬT CÓ TÁC GIẢ”, THÌ “KHÔNG THẬT CÓ HÀNH ĐỘNG”.


-VÌ THẾ KHÔNG THẬT CÓ NGÃ, THÌ KHÔNG THẬT CÓ “NGÃ SỞ HỮU” (của ngã).

-----------

*NẾU THẤY NGÃ VÀ NGÃ SỞ HỮU ĐỀU KHÔNG THẬT,

-THÌ VỊ HÀNH GIẢ “DU GIÀ” , SẼ ĐẠT GIẢI THOÁT.

-----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Tại vì không tác giả thì không hành động

Vì thế không có ngã thì không ngã sở (của ngã)

Nếu thấy ngã và ngã sở đều không

Vị Du già hành giả sẽ đạt giải thoát.


7097



*THÀNH LẬP: CHẲNG CÓ PHÁP NÀO THẬT SỰ LÀ CỦA “NGÔ VÀ “NGà SỞ HỮU”


---------

*NGƯỜI THẾ GIAN NÓI RẰNG: ĐÂY LÀ CÁI THÂN CỦA NGÃ, CÁI NHÀ NÀY LÀ CỦA NGÃ, CON NÀY DO NGÃ SINH, CÁI BÀN NÀY DO NGÃ LÀM RA V.V…

--------

*NẾU CÁI THÂN NÀY THẬT SỰ CỦA NGÃ, TẤT NHIÊN NÓ PHẢI NGHE LỜI NGÃ, SAU KHI LÌA BỎ THÂN XÁC NÀY! NGÃ NÊN ĐEM THEO THÂN ĐI CÙNG.

-NẾU THÂN NÀY THẬT SỰ LÀ CỦA NGÃ, THÌ LÚC ĐAU BỆNH, THÂN LẬP TỨC CHO NGỪNG ĐAU THEO Ý MUỐN CỦA NGÃ.

-NẾU ĐỨA CON NÀY THẬT SỰ CỦA NGÃ , SAU KHI LÌA BỎ THÂN XÁC NÀY! NÊN KÉO ĐỨA CON ĐI THEO CÙNG NGÃ KHÔNG PHÂN LY. VÌ NÓ LÀ CỦA NGÃ SỞ HỮU! NÊN PHẢI DÍNH VỚI NGÃ KHÔNG TÁCH LÌA.

*NẾU CÁI NHÀ NÀY THẬT SỰ CỦA NGÃ SỞ HỮU, SAU KHI LÌA BỎ THÂN XÁC NÀY! NÊN KÉO ĐEM THEO CÁI NHÀ BÊN MÌNH GIỮ CHẶT CÙNG NGÃ, VÌ NÓ LÀ CỦA NGÃ SỞ HỮU.

------------

-THEO NHƯ CÁCH NÓI CỦA THẾ TỤC CÁI NÀY LÀ “NGÔ, CỦA “NGà SỞ HỮU” (sở hữu của tôi)

-PHẢI BIẾT ĐÓ LÀ: “NHẬN BIẾT PHỔ THÔNG” CỦA “CHÚNG SINH”.

-DO NHÂN GIẢ LẬP, TẠM GẮN ĐẶT THÀNH NGÔN NGỮ.

-KHÔNG NÊN CHẤP NHẬN TỰ TÁNH CỦA NÓ.

-----------

-KẾT LUẬN: NGAY CẢ CÁI THÂN NGŨ UẨN NÀY, CÒN KHÔNG PHẢI THẬT SỰ LÀ NGÃ. THÌ NHỮNG CÁI KHÁC NGOÀI THÂN, LÀM SAO THẬT SỰ CỦA NGÃ SỞ HỮU?

-NÊN ĐỨC PHẬT NÓI RẰNG: TẤT CẢ PHÁP CHẲNG CÓ GÌ THẬT SỰ LÀ CỦA NGÃ VÀ NGÃ SỞ HỮU.

*BỞI VẬY, ĐỨC PHẬT LẠI NÓI TIẾP: TA KHÔNG TRANH BIỆN VỚI NGƯỜI THẾ TỤC.



-----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Tất cả pháp như chiếc bình, len, túi vải sợi, binh trận,

Rừng cây, vòng chuỗi, cây, ngôi nhà, chiếc kiệu, lữ quán v.v…

Theo Thế tục chúng sinh quen nhận biết chúng, phải biết đó là

Cách nói của chúng sinh.

Do đó, Đức Năng Nhân Vương dạy: Ta không tranh biện với thế gian.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7098




*PHƯƠNG DIỆN THẮNG NGHĨA ĐẾ: TẤT CẢ PHÁP HOÀN TOÀN KHÔNG THẬT TỒN TẠI,
-TRÊN PHƯƠNG DIỆN THẾ GIAN QUÁN SÁT CHÚNG “KHÔNG THẬT CÓ TỒN TẠI”, CHỈ GIỐNG NHƯ PHỤ THUỘC CÁC BỘ PHẬN THÀNH LẬP CHIẾC XE.
------------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Bộ phận, đức tính, dục, định nghĩa, củi
Người có đức, toàn bộ, tham đắm, minh hoạ, lửa v.v…
Quán sát qua bảy nhóm chúng không thật có như chiếc xe
Mặt khác chúng tồn tại phổ biến trong thế gian.



7100




*THÀNH LẬP: NẾU BẠN LÀ NGƯỜI CHẤP NHẬN, “THẬT CÓ TỰ TÁNH” GIỮA NHÂN VÀ QUẢ (các pháp) THÌ NHƯ THẾ NÀO?

--------
*NẾU NÓI: NHÂN SINH RA QUẢ, THÌ “QUẢ” NÀY, GỌI LÀ DO “NHÂN SINH RA”.

-NẾU NHÂN KHÔNG SINH RA QUẢ, THÌ KHÔNG GỌI LÀ DO NHÂN SINH RA.
----------

-NẾU TRONG THẬT SỰ CÓ TỰ TÁNH GIỮA NHÂN VÀ QUẢ, THEO BẠN CHO RẰNG: QUẢ NẾU CÓ NHÂN TỰ TÁNH, THÌ SẼ ĐƯỢC SINH RA QUẢ TỰ TÁNH.

-NẾU NÓI NHƯ VẬY, “NHÂN QUẢ ĐỀU CÓ TỰ TÁNH”, THÌ CÁI NÀO CÓ TỰ TÁNH TRƯỚC, CÁI NÀO CÓ TỰ TÁNH SAU.
------------
*THEO BẠN CHO RẰNG: NẾU “CÓ TỰ TÁNH CỦA QUẢ”, ĐƯỢC SINH QUA TIẾP XÚC “CÓ NHÂN TỰ TÁNH”.

-KHI CHÚNG CÓ TỰ TÁNH, TỨC LÀ CÙNG MỘT NĂNG LỰC GIỐNG NHAU,

-THÌ NHÂN VÀ QUẢ KHÔNG KHÁC NHAU ĐỀU CÓ TỰ TÁNH.

-GIẢ SỬ CHÚNG KHÁC BIỆT GIỮA NHÂN VÀ QUẢ (nhân này quả khác), THÌ KHÔNG KHÁC GIỮA CÓ NHÂN NÀY VÀ HAY KHÔNG NHÂN.

-LOẠI TRỪ HAI TRƯỜNG HỢP NÀY: CÓ TỰ TÁNH NHÂN QUẢ, HAY KHÔNG NHÂN, THÌ BẠN CHO RẰNG: SẼ KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM KHÁC TỒN TẠI.
----------

*THEO BẠN CHO RẰNG: “KHÔNG CÓ NHÂN SINH RA QUẢ” THÌ KHÔNG GỌI LÀ QUẢ.

-TÔI TRUNG QUÁN LẬP LUẬN: “KHÔNG CÓ, THẬT QUẢ CÓ TỰ TÁNH”, MÀ THẬT CÓ, “NHÂN CÓ TỰ TÁNH”.

-THÌ “KHÔNG HỢP LÝ THÀNH LẬP: “THẬT NHÂN CÓ TỰ TÁNH”.
--------

*DO VÌ CẢ HAI NHÂN QUẢ TIẾP XÚC HOẶC KHÔNG TIẾP XÚC, GIỐNG NHƯ TRÌNH HIỆN CỦA HUYỄN THUẬT.


-NÊN CÁC PHÁP THẾ GIAN TỒN TẠI, CHỈ “TRÌNH HIỆN NHƯ HÌNH CHIẾU” THEO NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN, THÌ TÔI TRUNG QUÁN KHÔNG CÓ LỖI.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu nhân sinh ra quả, sinh ấy gọi là nhân
Nếu nó không sinh quả thì không là nhân
Quả nếu có nhân thì sẽ được sinh
Nên nói nhân quả cái nào có trước cái nào.

Theo Bạn, nếu quả được sinh qua tiếp xúc nhân
Khi đó (chúng) có cùng một năng lực thì nhân và quả không khác nhau
Giả sử chúng khác biệt thì không khác giữa có nhân này và không nhân
Loại trừ hai trường hợp này sẽ không có khái niệm khác tồn tại.

Theo Bạn, không nhân sinh ra quả thì không gọi là quả
Không quả mà có nhân thì cũng không hợp lý thành lập nhân
Do vì cả hai (nhân quả tiếp xúc hoặc không tiếp xúc) giống như huyễn thuật

Nên các pháp thế gian tồn tại, Tôi (Trung Quán) không có lỗi.
 

Đính kèm

  • 51237897_386352025491441_8698860232551432192_n.jpg
    51237897_386352025491441_8698860232551432192_n.jpg
    85.1 KB · Xem: 128

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7101




*THÀNH LẬP: TỪ “TRUNG QUÁN TỰ TỤC PHÁI” TRỞ XUỐNG, ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ CỦA HỌ ĐÃ SAI LẦM!

------------

*THEO BẠN, ĐỐI TƯỢNG BỊ BẠN BÁC BỎ LÀ: CÁC PHÁP HIỆN DO DUYÊN SINH ĐÃ TIẾP XÚC QUA, HOẶC CÁC PHÁP KHÔNG DO DUYÊN SINH, KHÔNG CÓ TIẾP XÚC KHÔNG CÓ HIỆN HỮU.

-CHẲNG PHẢI BẠN CŨNG BỊ PHẠM LỖI! BÁC BỎ CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH CÓ HIỆN HỮU, HAY KHÔNG DO DUYÊN SINH KHÔNG CÓ HIỆN HỮU, ĐỐI TƯỢNG CẦN BẠN BÁC BỎ ĐÃ SAI LẦM HAY SAO?

-LỜI NÓI CỦA BẠN, ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ CỦA “TÔNG BẠN”, CHÍNH BẠN CHỈ PHÁ HOẠI BẢN THÂN.

-BỞI VÌ BẠN ĐÃ BÁC BỎ SAI LẦM NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CẦN BỊ BÁC BỎ.

--------

*NÊN LỜI NÓI CỦA BẠN CŨNG CHÍNH LÀ TỰ MÂU THUẪN LẬP LUẬN CỦA CHÍNH MÌNH.


-KHÔNG HỢP LÝ, VÌ ĐÃ LÀM TỔN GIẢM TẤT CẢ PHÁP.

-VÌ ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ CỦA BẠN, KHÔNG ĐƯỢC CÁC “THIỆN SĨ” ĐỒNG THUẬN.

-VÌ BẠN KHÔNG CÓ LẬP TRƯỜNG CHÍNH XÁC TỪ PHÍA MÌNH.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bác bỏ và đối tượng bị bác bỏ qua tiếp xúc hoặc không tiếp xúc

Không phải Bạn cũng bị phạm lỗi này hay sao?

Lời nói của Bạn chỉ phá hoại phía chính mình

Bởi vì Bạn không thể bác bỏ đối tượng bị bác bỏ.



Nên lời nói của Bạn cũng đồng phạm lỗi Tợ Năng phá

Không hợp lý vì làm tổn giảm tất cả pháp

Vì Bạn không được các Thiện sĩ đồng thuận

Vì Bạn không có tự tông (lập trường phía mình)

Thì làm sao phá bỏ tha tông.




7102





THÀNH LẬP: ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ CỦA “TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH PHÁI” KHÔNG PHẢI LÀ:

-CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH QUA TIẾP XÚC, HAY KHÔNG DO DUYÊN SINH KHÔNG TIẾP XÚC.

-MÀ ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ, CỦA TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH LÀ: “CÁC PHÁP CHỈ LÀ TRÌNH HIỆN NHƯ HÌNH CHIẾU, BIẾN CHUYỂN KHÔNG CÓ THẬT TÁNH”.

-NHỮNG THỨ TRÌNH HIỆN DO DUYÊN SINH, BẠN NGHĨ CHÚNG LÀ THẬT CÓ, TUY NHIÊN BỞI DUYÊN SINH DUYÊN HIỆN TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG THẬT.

-DO DUYÊN NÊN KHÔNG THẬT, DO ĐỦ DUYÊN SINH NÊN NÓ CÓ.

------------

-DO ĐÓ, THEO THẾ GIAN NHẬN THỨC: “CÁC PHÁP KHÔNG THẬT CÓ”, PHƯƠNG DIỆN TUYỆT ĐỐI THẮNG NGHĨA “Y THA KHỞI” (phụ thuộc nhân giả lập khởi) “VỐN” KHÔNG SINH.

-CÁC PHÁP Y DUYÊN SINH VỐN KHÔNG SINH: KHÔNG THẬT SINH, KHÔNG THẬT DIỆT, KHÔNG THẬT THƯỜNG, KHÔNG THẬT ĐOẠN, KHÔNG THẬT ĐẾN, KHÔNG THẬT ĐI, KHÔNG THẬT LÀ MỘT, KHÔNG THẬT LÀ KHÁC.

-VÌ CÁC PHÁP “KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH” (không có nhân thường hằng sinh).

----------

*ĐỐI TƯỢNG BỊ BẠN BÁC BỎ LÀ: CÁC PHÁP HIỆN DO DUYÊN SINH ĐÃ TIẾP XÚC QUA, HOẶC CÁC PHÁP KHÔNG DO DUYÊN SINH, KHÔNG CÓ TIẾP XÚC KHÔNG CÓ HIỆN HỮU.

-ĐỐI TƯỢNG CẦN BẠN BÁC BỎ ĐÃ SAI LẦM NHƯ TRƯỚC ĐÃ NÓI.

--------

*XÁC QUYẾT BÁC BỎ, DÀNH CHO NGƯỜI CÓ “LẬP TRƯỜNG” ĐÚNG LÝ.


-TÔI TRUNG QUÁN, KHÔNG CÓ “LẬP TRƯỜNG ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁC BỎ SAI LẦM GIỐNG NHƯ BẠN”, NÊN KHÔNG PHẠM LỖI NÀY!



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Phá bỏ, đối tượng bị bác bỏ, các lỗi

Tiếp xúc hoặc không tiếp xúc lỗi này trước đã nói,

Xác quyết dành cho người có tự tông

Tôi (Trung Quán) không có Tự tông này nên không thể phạm lỗi

này.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7106






*THÀNH LẬP: CÁC PHÁP “DUY CHỈ LÀ DANH NGÔN, PHỤ THUỘC Y DUYÊN SINH”.

-----------------

*KHI BẠN THẤY ĐẶC TÍNH CỦA DUYÊN “MẶT TRỜI”, DUYÊN “ẢNH TƯỢNG”.

-ĐỐI TƯỢNG BỊ BẠN BÁC BỎ LÀ: DUYÊN “MẶT TRỜI” VÀ DUYÊN “ẢNH TƯỢNG” TIẾP XÚC QUA, HOẶC KHÔNG TIẾP XÚC QUA, TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG ĐÚNG.

-CÁI THẤY CỦA CỦA BẠN, CŨNG NHƯ MẶT TRỜI BỊ THIÊN THỰC CHE KHUẤT.

-DO ĐÓ, CÁC PHÁP “DUY CHỈ LÀ DANH NGÔN, PHỤ THUỘC Y DUYÊN SINH”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bạn khi thấy đặc tính của mặt trời

Ảnh tượng cũng như mặt trời bị thiên thực che khuất

Mặt trời và ảnh tượng tiếp xúc hoặc không tiếp xúc đều không đúng

Duy chỉ danh ngôn phụ thuộc y duyên sinh.


7107




*“NHÂN CHỨNG MINH” NÀY CŨNG “KHÔNG CÓ THẬT TỰ TÁNH”, NHƯNG CÓ KHẢ NĂNG LÀM SẠCH VÔ MINH ĐỂ THẤY ĐƯỢC GƯƠNG MẶT TRÍ TUỆ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Tuy khuôn mặt trong gương không thật nhưng có thể trang

điểm làm đẹp

Tương tự ví dụ này “Nhân chứng minh” “không có thật tự tánh”

Cũng biết tông (luận đề chứng minh) có khả năng

Làm sạch để thấy được gương mặt trí tuệ.

7108


*THÀNH LẬP: ĐỐI TƯỢNG BÁC BỎ CỦA TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH, KHÔNG PHẢI LÀ: SỰ HIỆN DIỆN CÁC PHÁP DO DUYÊN, HAY CÁC PHÁP KHÔNG HIỆN HỮU KHÔNG DO DUYÊN SINH. NÊN KHÔNG PHẠM LỖI.


----------

*NHÂN CHỨNG MINH CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH CỦA TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH NÀY, BIẾT ĐƯỢC TÔNG CHỈ CỦA BẠN CHẤP CÁC PHÁP CÓ TỰ TÁNH THẬT THỂ.

-TÔNG CHỈ CỦA BẠN, LÀ CÁC PHÁP CÓ TỰ TÁNH. ĐÚNG LÀ PHẠM LỖI NHƯ DUYÊN ĐÃ TIẾP XÚC, HOẶC KHÔNG TIẾP XÚC V.V…

-TÔI TRUNG QUÁN DO KHÔNG CÓ TÔNG CHỈ ẤY, NÊN CÁC BẠN “TRANH LUẬN” CHỈ THÊM NHỌC TÂM.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nhân chứng minh Tông năng biết có tự tánh

Sở biết tông là có tự tánh

Đúng là phạm lỗi như tiếp xúc v.v…

Tôi (Trung Quán) do không có tông ấy, Bạn chỉ thêm nhọc tâm.


7109



*LẬP LUẬN CỦA TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH TÔNG, KHẢ NĂNG VĨ ĐẠI DỄ DÀNG HIỂU RÕ.


-TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH, NGOÀI TRUNG QUÁN RA, TẤT CẢ CÁC TÔNG CÒN LẠI ĐỀU CHẤP CÓ TỰ TÁNH.

-THÌ KHÓ CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC CÁC PHÁP CÓ TỰ TÁNH.

-AI XUI KHIẾN BẠN DẪN CHẤP THẬT TỰ TÁNH THẾ GIAN, VÀO LƯỚI ÁC KIẾN PHÂN BIỆT.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khả năng vĩ đại dễ dàng hiểu

Tất cả pháp không tự tánh, ngoài (Trung Quán) ra có tự tánh

Thì khó có thể hiểu được có tự tánh

(Ai) xui khiến (Bạn) dẫn thế gian vào lưới ác phân biệt.


7110



*NÊN BIẾT NHƯ Ở PHẦN TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ, CŨNG BÁC BỎ TẤT CẢ CÁC PHẦN CÒN LẠI.


-NHẰM TRẢ LỜI CHO “NGƯỜI CÓ TỰ TÔNG”.

-----------

*TÔI TRUNG QUÁN CŨNG KHÔNG CÓ THẬT TRANH BIỆN, MỚI CÓ THỂ “PHÁ TÔNG CHẤP THẬT” NHƯ THẾ.

-DO ĐÓ, HIỂU “TỰ TÔNG NÀY” CÒN LẠI NHƯ TRƯỚC ĐÃ GIẢI THÍCH.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nên biết như ở trước cũng bác bỏ còn lại

Nhằm trả lời cho người có tự tông

Tôi (Trung Quán) cũng không có tranh biện tợ năng phá như thế

Nên hiểu tự tông này còn lại như trước đã giải thích.










 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7159



Ngài Tông Khách Ba đã bác bỏ quan điểm hiểu lầm về Thế Tục Bồ Đề Tâm của nhóm Hòa Thượng Trung Hoa như thế nào?
-----------------


Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận (Lamrim Chenmo Thứ Tự Tu Tập Con Đường Thành Phật Của Ba La Mật Đa Thừa) của ngài Tông Khách Ba:

Hỏi: Một vài người, như nhóm Hòa thượng China, v.v..., có ý tưởng sai lầm điên đảo về hai loại Bồ đề tâm này, bọn họ cho rằng bất cứ tư duy (ý tưởng) phân biệt nào cũng đều trói buộc chúng ta vào sinh tử luân hồi.
-Ý tưởng ác đương nhiên là như vậy, ý tưởng thiện cũng không ngoại lệ, cho nên quả báo không thể siêu xuất sinh tử luân hồi.
-Điều này giống như bị trói buộc bằng sợi dây bằng vàng hoặc bằng sợi dây thừng thông thường, đều là sự trói buộc; hoặc giống như mây trắng hoặc mây đen đều là che phủ hư không, hoặc sự đau đớn do bị cắn bởi chó đen hoặc chó trắng.
-Chỉ có an trụ trong trạng thái vô [phân biệt] niệm thì mới là con đường thành Phật.
-Những thiện hạnh như bố thí, trì giới, v.v..., là cho những hạng người không có năng lực tu tập liễu nghĩa.
-Giả như đã đạt được liễu nghĩa mà lại còn tu các thiện hạnh (bố thí, trì giới, v.v...), thì cũng giống như một vị quốc vương tự hạ bệ mình xuống hàng thường dân, hoặc là sau khi đã tìm được con voi mà lại còn tiếp tục đi tìm dấu chân voi.
-Hòa thượng China tìm cách chứng minh lập trường của mình bằng cách trưng dẫn tám mươi đoạn kinh văn tán thán "vô phân biệt."

Đáp: Lập trường của Hòa thượng China "tất cả sự kiện liên quan đến phân biệt đều không phải là con đường chân chánh để thành Phật", là một sự phủ định cực đoan đối với "thế tục (đế)."

-Do vì ông ta đã phá xích tâm yếu của Phật giáo là sự dùng quán tuệ để quyết trạch ý nghĩa chân thực của vô ngã, cho nên đã xa lìa pháp quy của thắng nghĩa.

-Đại Bồ tát Liên Hoa Giới đã dẫn dụng rộng rãi những lời dạy trong kinh điển, và dùng chánh lý vô cấu để phá trừ sự chấp trước: "tâm trụ trong vô phân biệt là chánh đạo thù thắng", bởi vì ý tưởng này là một loại tà kiến cực kỳ hạ liệt.

-Loại tu trì "tâm an trụ trong vô phân biệt" này, bất luận là tu tập thù thắng thế nào, trên thực tế, chỉ thuộc vào phạm vi của xa ma tha (định).

-Sau đó, ngài Liên Hoa Giới đã viết nhiều chú giải về những con đường tu tập mà các bậc Chiến Thắng ưa thích.

-Điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều người tiếp tục tu tập theo phương pháp của Hòa thượng China.

-Đây là vì thánh giáo [của đức Phật] sắp sửa ẩn diệt (mạt pháp), không còn có những bậc thiện tri thức có thể vận dụng kinh điển liễu nghĩa và chánh lý vô cấu để biện biệt minh bạch tất cả những điều thiết yếu viên mãn của chánh đạo.

-Lại nhân vì phước đức của hữu tình vô cùng ít ỏi, hơn nữa, có rất nhiều người, đối với Thánh giáo, tín tâm yếu ớt, trí lực cạn cợt, cho nên bọn họ xem thường sự tu tập các công hạnh (những thệ nguyện mà họ có bổn phận phải hộ trì), và hơn nữa, trong khi tu trì lại xả bỏ những sự việc này.

-Ngoài ra, có một số người, tuy không công nhận lối lập luận (phủ định các phương tiện tu tập) của Hòa thượng China, nhưng lại cho rằng kiến giải của ông ta mười phần cao diệu.

-Lại còn có một số người xả bỏ quán tuệ, và đề cao lối tu tập "hoàn toàn không tư duy" của Hòa thượng China là phương pháp tu trì cao nhất.

-Con đường tu tập của những người này, thật sự hoàn toàn không theo chiều hướng hoặc tương cận với sự tu tập Tính Không.

-Giả sử chúng ta có tiếp thọ một phương pháp tu tập Tính Không chăng nữa, cũng không thể nói rằng: "Những người đạt được sự hiểu biết từ sự tu tập chính xác, sau khi hiểu rõ ý nghĩa chân thực của Tính không, chỉ cần tu tập Tính không, không nên tu tập công hạnh thế tục", hoặc nói: "Không nên siêng năng tu tập các loại công hạnh thế gian, hoặc xem chúng là tâm yếu."

-Loại lập luận như vậy không những trái ngược với tất cả lời dạy của Phật, mà còn hoàn toàn không đếm xỉa đến chánh lý.

-Bởi vì, mục tiêu mà hành giả Đại thừa muốn thành đạt là "vô trụ đại Niết bàn", do đó cần phải dùng trí tuệ thông đạt "như sở hữu" (Chân thực, Tính không), thứ đệ của thắng nghĩa (đế) đạo, thậm thâm (sâu xa) đạo, trí tuệ tư lương, tức là "trí tuệ phần", để thành biện sự "không trụ sinh tử luân hồi."

-Lại nữa, cần phải dùng trí tuệ thông đạt "tận sở hữu", thứ đệ của thế tục (đế) đạo, quảng đại (rộng lớn) đạo, phước đức tư lương, tức là "phương tiện phần", để thành biện sự "không trụ tịch tĩnh Niết bàn.

*Bất Khả Tư Nghì Bí Mật Kinh (Skt. Tathāgatācintya-guhya-nirdeśa-sūtra) nói:
-Trí tuệ tư lương có thể đoạn trừ tất cả phiền não, phước đức tư lương có thể tăng trưởng tất cả hữu tình. Bạch Thế Tôn, do nhân duyên như vậy, Bồ tát ma ha tát cần phải tinh cần tu tập hai loại tư lương phước đức và trí tuệ.

*Hư Không Tạng Kinh (Skt. Gagana-gañja-paripṛcchā-sūtra) nói:
-Dùng tuệ trí ,tức có thể đoạn tận tất cả phiền não; dùng phương tiện trí, tức có thể nhiếp độ khắp tất cả hữu tình.

*Giải Thâm Mật Kinh (Skt. Saṃdhi-nirmocana-sūtra) nói:
-Ta không bao giờ nói rằng những người một mực xả bỏ sự nghiệp lợi ích chúng sinh, một mực không chịu phát khởi các công hạnh [lợi sinh], sẽ ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, chứng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

*Duy Ma Cật Kinh (Skt. Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra) cũng nói:
-Sự giải thoát và trói buộc của Bồ tát là gì?
-Nếu không phương tiện mà lại trôi lăn trong sinh tử, thì đây là sự trói buộc của Bồ tát.
-Nếu có phương tiện, tới lui trong ba cõi, thì đây là sự giải thoát của Bồ tát.
-Nếu không có trí tuệ mà lại trôi lăn trong sinh tử, thì đây là sự trói buộc của Bồ tát.
-Nếu có trí tuệ, tới lui trong ba cõi, thì đây là sự giải thoát của Bồ tát.
-Trí tuệ mà không có phương tiện nhiếp trì là sự trói buộc, trí tuệ có phương tiện nhiếp trì là giải thoát.
-Phương tiện không có trí tuệ nhiếp trì là sự trói buộc, phương tiện có trí tuệ nhiếp trì là giải thoát.

*Cho nên, muốn thành đạt Phật quả, trên đường tu tập phải nương tựa vào cả hai trí tuệ và phương tiện.

-Nếu chỉ nương tựa vào một bên thì không thể thành đạt.

*Già Da Phong Đỉnh Kinh nói: Con đường tu tập của Bồ tát có thể thâu nhiếp sơ lược thành hai loại. Hai loại nào? Tức là phương tiện và trí tuệ.

*Cát Tường Tối Thắng Bổn Sơ Tục (Śrī-paramādya-kalpa-rāja) nói: Bát nhã ba la mật đa là mẹ, phương tiện thiện xảo là cha.

*Ca Diếp Thỉnh Vấn Phẩm cũng nói: Này Ca Diếp, giống như một vị quốc vương có đại thần phù trì thì có thể tiến hành việc nước, tương tự, trí tuệ của Bồ tát, nếu có phương tiện thiện xảo nhiếp trì thì có thể tiến hành tất cả Phật sự. Cho nên, cần phải tu tập tất cả loại Không tính tối thắng, đầy đủ tất cả chi phần, như bố thí, v.v... Nếu chỉ đơn tu tập Không tính, thì vĩnh viễn không thể tiến nhập con đường Đại thừa.

*Bảo Đỉnh Sở Vấn Kinh (Skt. Ratna-cūḍā-sūtra) nói: Sau khi mặc lên áo giáp "tâm từ" và đứng vững trên cương vị "tâm bi", hành giả cần phải chuyên tâm tu tập tất cả loại tối thắng chân thực Không tính.
-Thế nào là "tất cả loại tối thắng Không tính?" Đây tức là không xa lìa bố thí, không xa lìa trì giới, không xa lìa an nhẫn, không xa lìa tinh tiến, không xa lìa tĩnh lự, không xa lìa trí tuệ, không xa lìa phương tiện.

*Vô Thượng Tương Tục Luận nói: Bố thí, trì giới, v.v..., giống như người thợ vẽ, còn tất cả loại thù thắng Không tính giống như bức họa.

-Ở đây dùng thí dụ một nhóm thợ vẽ hợp tác vẽ bức họa của nhà vua. Mỗi thợ vẽ đều có đặc trường của mình, trong đó có một người chuyên môn vẽ đầu mà không thể vẽ cái khác, những người khác cũng chỉ vẽ được tay, hoặc vẽ được chân, v.v..., mà không thể vẽ được cái khác.

-Nếu như thiếu đi một người thì không có cách nào hoàn thành bức họa.

-Bức họa của nhà vua ví cho Không tánh, còn các thợ vẽ ví cho bố thí, trì giới, v.v..., cho nên nếu các phương tiện bố thí, trì giới, v.v..., không hoàn toàn đầy đủ, thì cũng giống như vẽ một bức họa thiếu đầu, thiếu tay, v.v...

-Lại nữa, nếu như chỉ tu tập Không tánh, mà lại còn cho rằng "không cần tu tập các pháp khác", thì đây là lập luận mà đức Thế Tôn đã từng đưa ra quan điểm trái ngược để đả phá.

-Ngài cho rằng nếu như lập luận trên là đúng, thì các Bồ tát nhiều kiếp tu tập bố thí, trì giới, v.v..., lại biến thành một loại hoạt động chướng ngại cho trí tuệ, không hiểu rõ liễu nghĩa (Không tính).

*Như đức Thế Tôn trong Biến Nhiếp Nhất Thiết Nghiên Ma Kinh (Skt. Sarvavaidalya-saṃgraha-sūtra) nói:

-Này Di Lặc, nếu có Bồ tát cầu thành Viên mãn Chánh giác, chính xác tu trì sáu Ba la mật, thế nhưng những kẻ ngu, vì muốn phủ định những Ba la mật khác, bèn cho rằng "Bồ tát chỉ cần tu học Bát nhã ba la mật đa, còn các Ba la mật khác thì không cần đến."

-Này A Dật Đa (Di Lặc), ý ông nghĩ sao? Ngày trước vua xứ Kasi (tiền thân của Phật Thích Ca), vì muốn cứu một con bồ câu mà đã xả thịt cho diều hâu, là đã làm tổn hại trí tuệ hay sao?

-Ngài Di Lặc đáp: "Thưa không, bạch Thế Tôn." Đức Thế Tôn nói: “Này A Dật Đa, ông cũng đã từng tu trì Bố thí ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp, tu trì Trì giới ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp, tu trì An nhẫn ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp, tu trì Tinh tiến ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp, tu trì Tĩnh lự ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp, tu trì Bát nhã ba la mật đa hơn sáu mươi đại kiếp. Vậy mà những kẻ ngu đó cho rằng chỉ cần một loại tu tập Không tính là có thể chứng đắc Bồ đề. Việc tu tập của họ hoàn toàn không thanh tịnh.’’

-Bởi vậy, nếu cho rằng "người đã liễu giải Tính không thì không cần nỗ lực tu tập phương tiện", thì đây là sự hủy báng, cho rằng "đức Phật (Bổn sư) của chúng ta, trong các đời kiếp, đã không hiểu rõ liễu nghĩa (Không tính)."
-----------------------

Hỏi: Tu tập các công hạnh, như bố thí, v.v..., là khi chúng ta chưa có sự liễu giải chính xác về Tính không, nhưng khi chúng ta đã đạt được sự liễu giải chính xác về Tính không, thì đây là đủ (không còn cần phải tu tập các công hạnh khác nữa).
Đáp: Đây là điều vô cùng sai lầm.

-Nếu điều này là đúng, thì các vị Đăng địa Bồ tát (từ Sơ địa trở lên), đã chứng đắc vô phân biệt trí hiện kiến thắng nghĩa đế, đặc biệt là Bồ tát Bát địa, đã đạt được sự tự tại với vô phân biệt trí, thì không còn cần phải tu Bồ tát hạnh nữa.

-Nhưng đây là điều cực kỳ vô lý, bởi vì Thập Địa Kinh (Skt. Daśa-bhūmika-sūtra) nói rằng tuy mỗi Địa (trong Thập địa) tu tập một loại công hạnh (như bố thí, v.v...), nhưng không nói rằng họ không thể tu các công hạnh khác, cho nên trên mỗi địa, các ngài đều tu sáu ba la mật, hoặc mười ba la mật.

-Vả lại, các ngài Di Lặc, Long Thọ, và Vô Trước đều giải thích ý nghĩa của các kinh điển giống như ở đây, cho nên tuyệt nhiên không thể giải
thích một cách khác được.

-Đặc biệt, các Bồ tát Bát địa đoạn tận tất cả phiền não.

-Đang lúc các ngài an trụ trong cảnh giới thắng giải (tất cả hý luận đều tận diệt), thì chư Phật bèn khuyến nhắc các ngài tiếp tục tu học Bồ tát hạnh: Nếu chỉ đầy đủ sự chứng giải về Không tính thì chưa thể thành Phật, bởi vì các Thanh văn và Bích chi phật cũng đều có thể đạt đến Vô phân biệt.

-Hãy nên quán sát vô lượng thân, vô lượng trí tuệ, và vô lượng cõi nước, v.v..., của ta (Phật).
-Ông cũng chưa có "(thập) lực", v.v..., của chư Phật, cho nên cần phải tinh tiến tu tập các công đức này.
-Hãy nghĩ đến các chúng sinh chưa được tịch tĩnh, vẫn còn đang nhận chịu sự bức bách của đủ loại phiền não.
-Nhưng (ông) cũng không thể xả bỏ sự "nhẫn" (chỉ cho sự thể chứng hoặc tu tập Không tính của Bồ tát Bát địa) này, v.v...
-Nếu như chỉ đạt được một loại tam ma địa bậc thấp mà đã thỏa mãn, rồi xả bỏ sự tu tập các công hạnh khác, thì đối với các bậc trí tuệ, đây là điều rất đáng buồn cười (bi ai!).

*Thập Địa Kinh nói: Phật tử hãy lắng nghe! Nếu có Bồ tát an trụ giai vị Bất động địa (Bát địa), đã phát khởi nguyện lực đời quá khứ, an trụ trong sự tu tập Không quán (pháp môn chi lưu).
-Chư Phật Thế Tôn muốn họ tu tập trí tuệ của Như Lai bèn giáo đạo họ như thế này: "Này thiện nam tử, thiện tai, thiện tai! Ông cần phải chứng ngộ tất cả Phật đức.
-Tuy sự chứng ngộ của ông hiện nay là thắng nghĩa pháp nhẫn (vô sinh pháp nhẫn), nhưng ông vẫn chưa được công đức viên mãn như thập lực, tứ vô úy, v.v... Ông cần phải tinh tiến cầu đạt được những công đức viên mãn này của chư Phật.
-Thế nhưng, cũng không nên xả bỏ loại pháp nhẫn (Không quán) này.
-Này thiện nam tử! Tuy ông đã đạt được tịch tĩnh giải thoát, thế nhưng, ông hãy tưởng nghĩ đến các phàm phu dị sinh chưa đạt được tịch tĩnh, vẫn còn nhận chịu sự bức bách của các loại phiền não.
-Này thiện nam tử! Ông hãy nhớ đến thệ nguyện của ông khi xưa là mong cầu thành tựu sự nghiệp lợi sinh và trí tuệ nan tư.
-Lại còn, này thiện nam tử! Đây là pháp tính chân thực của các pháp, bất luận là có chư Phật xuất thế hay không, loại pháp giới này y nhiên thường hằng vĩnh trụ, đây tức là Không tính của tất cả các pháp, tính bất khả đắc của tất cả các pháp.
-Nhưng đây không phải là chỗ ưu việt khác thường của chư Phật Như Lai, bởi vì Thanh văn và Độc giác cũng cùng đạt đến trình độ vô phân biệt pháp tính này.
-Lại còn, này thiện nam tử, cần phải quán sát vô lượng Phật thân, vô lượng trí tuệ, vô lượng Phật độ, vô lượng thành tựu, vô lượng quang minh luân, vô lượng thanh tịnh âm thanh, v.v..., của chư Phật.
-Ông cũng cần phải đạt thành những sự nghiệp này."

-Thập Địa Kinh cũng cho ví dụ về một chiếc thuyền ra biển, nếu như gặp được gió thuận, thì khoảng cách di chuyển trong một ngày còn nhiều hơn một chiếc thuyền khác rời bến mà không gặp gió và phải ra sức chèo tay trong cả trăm năm.

-Tương tự, sau khi đạt được Bồ tát Bát địa thì không cần hao phí sức lực to lớn, mà trong khoảnh khắc có thể thú nhập con đường "nhất thiết chủng trí", mà trước đó (trước khi đạt được Bất động địa), dù có siêng năng tu tập cả trăm ngàn năm cũng không thể nào thành đạt.
-Cho nên, nếu cho rằng mình có "phương tiện vắn tắt", mà lại không chịu tu học Bồ tát hạnh, thì đây là tự khinh chính mình.

---------------------

Hỏi: Tôi không nói rằng các công hạnh bố thí, v.v..., là không cần thiết, mà chỉ cho rằng trong trạng thái "tâm vô phân biệt" đã đầy đủ bố thí, v.v..., không chấp trước là người bố thí, vật bố thí, và người thọ nhận bố thí, đầy đủ "vô duyên bố thí", tương tự cũng đầy đủ các loại ba la mật đa khác, bởi vì trong kinh, Phật cũng nói là mỗi loại ba la mật đa đều có đầy đủ sáu ba la mật đa.

Đáp: Giả như trong trạng thái vô phân biệt có thể có đầy đủ tất cả, thì các hành giả ngoại đạo trụ trong tâm nhất cảnh tính tịch chỉ tam ma địa cũng có thể đầy đủ tất cả ba la mật đa, bởi vì bọn họ (khi đang trong định) cũng không chấp trước có người bố thí, vật được bố thí và người nhận bố thí.

-Đặc biệt là Thanh văn và Độc giác, giống như Thập Địa Kinh đã nói ở phần trên, lúc họ đang ở trong vô phân biệt hiện quán chân thật pháp tính, cũng có thể đầy đủ tất cả Bồ tát hạnh, và như vậy họ cũng có thể trở thành hành giả Đại thừa.

-Nếu như vì kinh điển từng cho rằng chỉ cần tu một loại ba la mật đa là đủ, thì trong lúc cúng dường dâng hiến mạn đà la, niệm tụng những câu như "Bố thí phân bò và nước, v.v...", thì cũng có thể nói rằng đã đầy đủ sáu ba la mật, chỉ cần hiến cúng mạn đà la là đã đầy đủ tất cả cái khác.

-Nhân đây, nên biết ý nghĩa của sự dùng "kiến", nhiếp "hành" (công hạnh), và sự dùng "phương tiện" nhiếp "tuệ", có thể được hiểu bằng một ví dụ. Ví như có một người mẹ đang đau khổ vì mất một đứa con. Khi bà nói năng, hoặc tham dự vào các hoạt động khác, tuy rằng ảnh hưởng của sự ưu sầu không bị tiêu mất, nhưng không phải tất cả sự biểu hiện của bà đều là ưu sầu.

-Tương tự, giả sử tuệ lực của sự thông đạt Tính không vô cùng mạnh mẽ, và tuy tâm cảnh tương ưng với sự bố thí, lễ bái, nhiễu Phật, niệm tụng, v.v..., không phải là sự tri giải về Tính không, nhưng vẫn có thể cùng với thế lực của sự tri giải về Tính không đồng thời vận chuyển, không tạo thành sự chướng ngại.

-Chẳng hạn như trong lúc bắt đầu tu tập thiền quán, giả như chúng ta trước tiên phát khởi Bồ đề tâm vô cùng mạnh mẽ, đến lúc chúng ta tiến nhập Không tính tịch tĩnh tam ma địa, Bồ đề tâm (vốn phát khởi lúc nảy) không còn minh hiển nữa, nhưng sự nhiếp trì của Bồ đề tâm đối với loại tĩnh lự này vẫn không bị chướng ngại.

-Danh xưng "vô duyên bố thí" là chỉ cho một loại sự kiện tương tự như vừa mô tả ở trên.
-Tuy rằng sự bố thí không thể hiện thực (một cách cụ thể), nhưng tâm bố thí vẫn không phải hoàn toàn vắng mặt.
-Các ba la mật khác cũng được hiểu tương tự như vậy.
-Đây gọi là trí tuệ và phương tiện không có sự cách biệt.

-Hơn nữa, chúng ta không nên hiểu lầm những lời dạy trong kinh là "những sự tình trong sinh tử luân hồi, như là: thân, thọ dụng, trường thọ, v.v..., là quả báo của sự tích tập phước báo tư lương", đó chẳng qua chỉ là thiếu sự nhiếp trì của phương tiện và trí tuệ.

-Hiện nay, phước đức tư lương được nhiếp trì bởi phương tiện và trí tuệ, chúng sẽ trở thành nhân cho sự giải thoát và nhất thiết chủng trí.

-Có vô số kinh điển nói về ý nghĩa này, như trong Bảo Man Luận nói: Đại vương, nói tổng quát, sắc thân được thành tựu từ phước đức tư lương. Hơn nữa, như chúng ta đôi khi cho rằng ngay những ác hành và phiền não là nhân của ái dục cũng có thể trở thành nhân cho sự thành tựu Phật quả, và (cũng cho rằng) những thiện hành chiêu cảm quả báo tăng thượng như bố thí, trì giới, v.v..., đôi khi lại là nhân cho sinh tử luân hồi mà không phải là nhân cho sự thành Phật. Cho nên trước khi mở lời, chúng ta phải nên suy xét kỹ lưỡng.
-Không nên hiểu lầm những lời dạy sau đây.

*Chư Kinh Tập Yếu (Skt. Sūtra-samuccaya) nói: Chấp trước vào sáu ba la mật, như bố thí, v.v..., đều là ma nghiệp.

*Tam Uẩn Kinh (Skt. Tri-skandhakasūtra) nói: Cần phải sám hối những việc sau: Dựa vào cảnh sở duyên mà làm việc bố thí, chấp trước giới luật là ưu thắng mà thủ hộ luật nghi, v.v...

*Lại từ Phạm Vấn Kinh (Skt. Brahma-paripṛcchā-sūtra) nói: Quán sát quyết trạch đều là phân biệt, vô phân biệt tức là Bồ đề.

-Xin chớ hiểu lầm nguyên ý của những đoạn kinh văn trên. Đoạn kinh văn thứ nhất (Chư Kinh Tập Yếu) có ý muốn nói sự bố thí phát khởi do hai loại điên đảo chấp trước (ngã và pháp) là không thanh tịnh, cho nên gọi nói là ma nghiệp, chứ không phải nói rằng bố thí, v.v..., là ma nghiệp.

-Nếu không, do vì đoạn kinh văn đề cập đến toàn bộ sáu ba la mật, chúng ta phải thừa nhận rằng tĩnh lự ba la mật và bát nhã ba la mật cũng là ma nghiệp.

-Đoạn kinh văn thứ hai (Tam Uẩn Kinh) cũng nói do điên đảo chấp trước phát động ba la mật đều là không thanh tịnh, cho nên nói hành giả cần phải sám hối, mà tuyệt nhiên không nói rằng không nên bố thí, trì giới, v.v...

-Nếu không, trong câu "dựa vào cảnh sở duyên mà làm việc bố thí" không cần đề cập đến "cảnh sở duyên" (nghĩa là chấp có người bố thí, vật bố thí, và người nhận bố thí), mà chỉ cần nói tổng quát "làm việc bố thí cần phải sám hối", nhưng kinh văn đã không nói như vậy. Loại hỏi đáp như vậy, được trình bày trong Thứ Đệ Tu Tập (Tam biên), nhấn mạnh đến một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

-Bởi vì kiến giải của hòa thượng China quả đúng là sự hiểu lầm nghiêm trọng những đoạn kinh văn này, và do đây ông ấy mới chủ trương rằng tất cả hành pháp (ba la mật), xem chúng là "hữu tướng", đều là nhân ngã tướng chấp và pháp ngã tướng chấp.

-Giả như nhận định "xả tâm", như "tôi muốn bố thí món vật này", hoặc "phòng hộ tâm", như "tôi cần phải đề phòng ác hành này", v.v..., là những loại tâm phân biệt "thiện", là hoàn toàn thuộc về pháp ngã chấp (theo lập luận của hòa thượng China), thì một vị hành giả đã đạt được "pháp vô ngã kiến", cần phải đem tâm thiện phân biệt bài trừ (cũng giống như đã phủ định các tâm "ác" phân biệt như: sân khuể, ngã mạn, v.v...), mà không nên quyết tâm tu tập nhưng thiện hạnh này (!?).

-Nếu như tất cả sự phân biệt tư duy (như phân biện "cái này là cái này"), đều thuộc về pháp ngã chấp (vọng chấp tam luân), thì những sự tư duy về: "công đức của thiện tri thức", "được thân người nhàn hạ viên mãn", "cái chết vô thường", "sự thống khổ trong ác đạo", "tu học quy y", "nghiệp này sinh quả này", "đại từ đại bi", "bồ đề tâm", "tu học các học xứ của hành Bồ đề tâm", v.v..., sẽ là cái gì?

-Bởi vì những đạo lộ tu tập này cần hành giả phải xuyên qua sự tư duy "cái này là cái này", "cái này từ cái kia sinh ra", hoặc "cái này có công đức này, hoặc có những họa hoạn kia", để dẫn sinh định giải, như vậy, nếu như định giải đối với những đạo lộ tu tập càng trở nên vững chắc, thì pháp ngã chấp cũng càng trở nên vững chắc, ngược lại, nếu định giải của pháp ngã chấp đối với sự tu tập càng trở nên yếu ớt, thì định giải đối với những đạo lộ tu tập cũng càng trở nên yếu ớt.

-Như vậy, hai phần "hành và kiến"sẽ trở thành bài xích nhau, giống như lạnh và nóng, hành giả vĩnh viễn không thể bồi dưỡng định giải kiên cố lâu dài đối với "kiến và hành." Cho nên, điều này giống như hai quả vị "Phật pháp thân" và "Phật sắc thân", đều được xưng là thành tựu, mà hơn nữa, hoàn toàn không có một hào ly mâu thuẫn xung đột.

-Tương tự, trên đạo lộ tu tập. hành giả cần phải dẫn sinh hai loại định giải hoàn toàn không có mâu thuẫn xung đột là chân thật viễn ly hý luận (dù nhỏ như hại bụi) về hai loại ngã tướng thực hữu, và định giải "cái này từ cái kia sản sinh, cái này có loại công đức này hoặc họa hoạn này", và điều này được xem là phương pháp "nhị đế".

-Nếu như chúng ta đối với hai loại "lượng" phía dưới đây đạt được định giải:

(1) Có thể dùng "giáo", "lý" quyết trạch bổn tính sinh tử niết bàn của tất cả các pháp, mà thành lập "thắng nghĩa lượng" (dù là một điểm vi trần tự tính cũng không hiện hữu).

(2) Thành lập "danh ngôn lượng" của nhân và quả, mà mỗi pháp (nhân quả) vận hành một cách rõ ràng chắc chắn, mà không có một hào ly hỗn loạn. Đây còn gọi là "thế tục danh ngôn lượng."

-Nếu biết rõ hai loại định giải này không những không tổn hại nhau mà còn phù trợ lẫn nhau, chúng ta sẽ dần dẫn thông đạt "nhị đế", có thể gia nhập hàng ngũ của "các bậc đã thông đạt mật ý của đức Phật." Điều này sẽ được giải thích trong phần Tỳ Bát Xá Na.

-Đến như đoạn kinh văn thứ ba (Phạm Vấn Kinh), do vì đoạn kinh văn này xuất phát từ phần quyết trạch các sự việc như "sinh", v.v..., vì muốn khai thị rằng tất cả các sự việc như bố thí, v.v..., là cứu cánh vô sinh, cho nên mới sử dụng từ vựng "phân biệt", để khai thị rằng các pháp hành như bố thí, v.v..., chỉ là xuyên qua sự tư duy phân biệt mà được giả lập, chứ không phải cho rằng phải phủ định sự bố thí, không thể tu tập bố thí.

-Cho nên, trong giai đoạn trước khi chúng ta thành Phật, không có thời điểm nào mà chúng ta "không cần phải" tu trì sáu pháp ba la mật.

-Bởi vậy chúng ta hiện nay có thể chí tâm nỗ lực tu hành, đối với những pháp nào có thể tu trì thì nỗ lực siêng tu, còn đối với các pháp chưa thể tu tập thì phát nguyện trong tương lai sẽ cố gắng thành đạt.

-Hơn nữa, vì muốn có thể tu trì các pháp đó mà hiện nay tích tập tư lương, tịnh trị tội chướng, phát nguyện quảng đại, như vậy, không bao lâu sau sẽ có năng lực để tu trì các pháp hành đó.

-Nếu chúng ta không làm như vậy, cho rằng mình không hiểu và không thể thực hành, mà lại còn bảo những người khác không cần tu tập các pháp hành đó, thì điều này không những làm tổn hại chính mình và người khác, mà còn tạo thành nhân duyên cho Phật pháp diệt vong.

-Cho nên tuyệt đối không nên làm như vậy. Ngài A xà lê Long Thọ, trong Chư Kinh Tập Yếu, nói: Quán sát "vô vi", nhưng lại chán ghét "pháp thiện hữu vi", thì đây là ma nghiệp. Hiểu rõ "Bồ đề đạo" mà không tìm cầu "ba la mật đa đạo", thì đây cũng là ma nghiệp. Lại nói: Bồ tát nào khiếm khuyết phương tiện thiện xảo, thì không nên siêng năng tu tập pháp tính thậm thâm (Không tính).

*Bất Khả Tư Nghì Bí Mật Kinh cũng nói: Thiện nam tử, giống như lửa từ nhân mà bùng cháy, nếu không có nhân thì sẽ rụi tắt.

-Tương tự, tâm y vào cảnh sở duyên mà hiện hành khởi dụng, nếu không có cảnh sở duyên thì sẽ ngừng dứt (tác dụng).

-Các Bồ tát có đầy đủ phương tiện thiện xảo này, do vì Bát nhã ba la mật đa của họ thanh tịnh, nên họ có thể biết rõ cách trừ diệt cảnh sở duyên thực sự, nhưng không trừ diệt cảnh sở duyên của thiện căn.

-Không dẫn sinh cảnh sở duyên của phiền não, nhưng lại tác ý với cảnh sở duyên của ba la mật đa, có thể quán cảnh sở duyên của Không tánh và đồng thời dùng đại bi tâm duyên với tất cả hữu tình.

-Chúng ta cần phải phân biện thỏa đáng hai loại giải thích "vô sở duyên" và "hữu sở duyên." Cho nên cần phải giải tỏa sự trói buộc của phiền não và chấp trước, nhưng lại cần phải buộc chặt dây thừng "giới học."

-Cần phải đoạn trừ hai loại tội ác, nhưng lại không thể đoạn trừ thiện hạnh. Thọ nhận sự trói buộc của giới học, khác với bị trói buộc bởi sự chấp thực hữu tướng.

-Buông lỏng sự hộ giới (nghĩa là buông lung) cũng khác biệt với sự buông lỏng sự trói buộc của ngã chấp.

-Nhất thiết chủng trí cần phải do nhiều nhân tố (hợp lại) mới có thể thành đạt. Nếu chỉ có một nhân tố thì tuyệt nhiên không đủ.

-Những hành giả có được tấm thân hạ mãn này, cần phải dùng nhiều con đường tu tập để đạt được thực nghĩa tâm yếu.

-Nếu có người cho rằng: "Ném một viên đá có thể làm kinh động hàng trăm con chim, chỉ cần tu tập một bộ phận đặc thù (của đạo lộ tu tập) mà không cần tu những cái khác", thì nên biết rằng kẻ đó là một ác tri thức đang làm bế tắc con đường tu tập hai loại tư lương (phước tuệ) của người khác.

-Lại nữa, sự khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là xem khi họ trên con đường tu trì chánh pháp, có hay không có tu tập vô lượng vô biên tư lương. Độc nhất thừa (Anh: modest vehicle) và Tiểu thừa (Hinayana) có ý nghĩa giống nhau.

-Cụm từ "độc nhất" có nghĩa là "một bộ phận." Dù cho quả báo hạ liệt hiện tiền, như ẩm thực, v.v..., vẫn cần phải có nhiều loại nhân duyên hợp thành mới có thể đạt được, thế nhưng, đối với mục tiêu vô thượng của chúng ta là Phật quả, ngược lại lại cho rằng chỉ cần tu tập một phần là đủ, đây là điều vô cùng lầm lạc, bởi vì quả tùy thuộc vào nhân mà được thành lập. Đây là bổn tính pháp nhĩ của pháp duyên khởi.

*Đức Phật trong Bi Hoa Kinh (Skt: Karuṇā-puṇḍarika-sūtra) nói: "Một phần thành một phần, tất cả thành tất cả."

-Điều này được giải thích chi tiết trong Như Lai Xuất Hiện Phẩm (Skt: Tathāgatotpattisaṃbhava) nói: Chư Như Lai không phải chỉ do một loại nhân duyên mà xuất hiện trên đời. Vì sao? Này Tối thắng tử! Chư Như Lai cần phải có muôn ức vô lượng chánh nhân thì mới có thể thành lập. Số mười này có nghĩa gì? Tức là dùng vô lượng phước đức trí tuệ tư lương viên mãn chánh nhân.

*Duy Ma Cật Kinh cũng nói: Này các bạn. Phật thân của đức Như Lai là từ trăm loại phước nghiệp mà sanh, từ tất cả thiện pháp mà sanh, từ vô lượng thiện đạo mà sanh!

*Ngài Long Thọ, trong Bảo Man Luận, cũng nói: Ngay cả nhân của sắc thân của Phật mà thế gian còn không có cách nào để đo lường, thử hỏi làm sao có thể đo lường nhân của pháp thân (của Phật)?

-Như phần trên đã nói, sự tu học bao hàm sáu loại ba la mật này là pháp tu chung cho hai thừa Ba la mật đa (Hiển giáo) và Mật chú (Mật giáo).

-Rất nhiều tục bộ (tantra), trong lúc giải thích toàn thể của vô lượng cung điện và chư tôn thiên chúng đều là công đức của nội tâm, đều cũng thường đề cập đến đạo lộ ba la mật viên mãn: sáu ba la mật, ba mươi bảy pháp bồ đề phần, thập lục không, v.v...

-Do đây biết rằng ngoại trừ vì một THIỂU SỐ bổ đặc già la mà thi thiết Mật tục "dùng dục trần làm sự tu tập" ra, tất cả những lời dạy của kinh điển Hiển giáo nói về những pháp cần phải thủ xả, sự việc cần phải phụng hành và cấm chỉ đều là pháp mà các hành giả Mật thừa đều phải tu học chung (với Hiển giáo).
-Cần phải đem nội dung của những lời dạy trên làm hạt giống (chủng tử) để mà khéo tư duy và tu tập.


-Nếu như chưa đạt được định giải đối với "đạo lộ viên mãn" (không phải chỉ là một phần của đạo lộ), thì chưa hiểu rõ tổng thể căn bổn của con đường Đại thừa, cho nên người trí đối với con đường tu tập "phương tiện và trí tuệ" này, cần phải dẫn sinh định giải kiên cố, và cũng phải nên dùng nhiều phương pháp (tu tập) để khiến cho chủng tính Đại thừa có thể tiếp tục tăng trưởng vững bền.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
PHÁP VÔ NGÃ (CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG THẬT CÓ TỰ THỂ)

7188



*CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG CÓ TỰ TÁNH (không có tự thể).
-NGƯỜI TRÍ GỌI LÀ TÁNH CHẤT RỖNG KHÔNG THẬT.
-TÁNH KHÔNG ẤY CŨNG LÀ KHÔNG.

*DO ĐÓ, NÊN GỌI “TỰ TÁNH CÁC PHÁP CŨNG ĐỀU LÀ KHÔNG THẬT”.
--------------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Các pháp không tự thể
Người trí gọi là không
Tánh không ấy cũng là không
Gọi là tự tánh không.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7189


*NGAY CẢ DANH XƯNG TÁNH KHÔNG; CŨNG LÀ KHÔNG CÓ THẬT, TÁNH KHÔNG.
-NÊN ~TÁNH KHÔNG NÀY CŨNG LÌA KHÔNG~ GỌI LÀ KHÔNG KHÔNG.
-ĐỂ DIỆT TRỪ TÂM CHẤP THẬT CÓ MỘT TÁNH KHÔNG.
--------------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Không tánh gọi là không tánh
Tức gọi là KHÔNG KHÔNG
Lời dạy nhằm diệt trừ

Tâm chấp không tánh là thật có.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7191



*KHẮP PHÁP GIỚI, HƯ KHÔNG GIỚI, HỮU TÌNH VÀ VÔ TÌNH CHÚNG SINH, ĐỀU DO DUYÊN SINH NÊN KHÔNG THẬT CÓ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Bao trùm khắp tất cả
Hữu tình và vô tình thế gian
Vô lượng dụ như vô biên
Phương hướng gọi là Đại.

Cả mười phương hướng này
Pháp nào là tánh không
Đó chính là ĐẠI KHÔNG
Lời dạy nhằm diệt trừ chấp Đại.

7192


*VÌ DẪN DẮT CHÚNG SINH THOÁT LY BIỂN KHỔ, ĐẾN NIẾT BÀN TỐI THƯỢNG; NGHĨA TỐI THẮNG CUỐI CÙNG CỦA CÁC PHÁP LÀ: THẮNG NGHĨA KHÔNG.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Vì mục đích tối thượng
Là Thắng Nghĩa Niết Bàn
Tánh không của chính nó
Đó tức là THẮNG NGHĨA KHÔNG.



7193




*VÌ TRỪ DIỆT “CHẤP THẬT TỰ TÁNH NIẾT BÀN”, NÊN TUYÊN THUYẾT NGHĨA TỐI THẮNG LÀ: THẮNG NGHĨA KHÔNG.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Vì diệt trừ tâm chấp
Niết Bàn thật tự tánh
Vì người hiểu Thắng nghĩa
Tuyên thuyết Thắng Nghĩa Không.



7194



*TAM GIỚI (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) ĐỀU DO DUYÊN SINH.

-DO ĐÓ, NÓI CÁC PHÁP CÓ HÌNH TƯỚNG, CHỈ TRÌNH HIỆN KHÔNG THẬT CÓ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Tam giới từ duyên sinh
Cho nên nói là hữu vi
Đó tức không tánh của hữu vi
Gọi là HỮU VI KHÔNG.



7195



*PHÁP VÔ VI CŨNG KHÔNG THẬT CÓ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu không sinh, trụ, vô thường
Tức là pháp vô vi
Đó là không của vô vi
Đó là VÔ VI KHÔNG.



7196



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Do luân hồi ban sơ, bắt đầu
Kết thúc chúng là không
Gọi là không bắt đầu kết thúc.



7197



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Cõi hữu này như giấc mộng
Lìa tự tánh đến đi
Nó là không bắt đầu kết thúc
Gọi là VÔ TẾ KHÔNG.
Được thuyết trong Đại luận (Kinh Bát Nhã).

7198


*KHỔ LÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁI THÂN NÀY, DO CÁC UẨN HỘI TỤ MÀ THÀNH!
-CÕI LUÂN HỒI NÀY, NHƯ RẮN ĐỘC RÌNH RẬP!


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Khổ là đặc tính của UẨN
GIỚI tánh như rắn độc
Đức Phật dạy rằng
Các XỨ là cửa sinh ra.

7199



*PHỤ THUỘC DUYÊN SINH. DO ĐÓ, CHỈ TRÌNH HIỆN KHÔNG THẬT CÓ.
-DŨNG MÃNH TINH TẤN, HÀNH LỤC ĐỘ BA LA MẬT KHÔNG LÙI BƯỚC.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Phụ thuộc duyên sinh
Là tánh hội tụ và gặp gỡ
Xả cho là BỐ THÍ Ba La Mật
TRÌ GIỚI không khổ não bức bách.

NHẪN NHỤC tánh không sân hận
TINH TẤN không tạo tánh tội
TĨNH LỰ tánh nhiếp phục
TRÍ TUỆ tánh không tham (chấp thật).
7200



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Bất kỳ tính chất hữu vi pháp,
Tính chất vô vi pháp
Chính nó là tánh không
Ấy gọi là tự tướng không.




 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7201




*KHÔNG TRỤ TÂM NÀY Ở HIỆN TẠI, QUÁ KHỨ, TƯƠNG LAI.

-VÌ TÍNH CHẤT CỦA NÓ: KHÔNG! TÁNH KHÔNG.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Không trụ ở hiện tại này
Không có quá khứ và vị lai
Vì chúng không tồn tại khách quan
Gọi là KHÔNG, TÁNH KHÔNG.

7202

*TỰ THỂ TÁNH KHÔNG ẤY, CŨNG LÀ VIỄN LY TỰ THỂ.
------------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Tự thể không tánh ấy
Là viễn ly tự thể
Do không trụ vĩnh hằng
Không hề bị hoại diệt
Gọi là không, tánh không.


7203



*CÁC PHÁP TỪ PHỤ THUỘC DUYÊN SINH, KHÔNG CÓ TỰ TÁNH HỘI TỤ.

-DO ĐÓ, KHI HỘI TỤ TỨC LÀ BẢN THỂ CỦA CHÚNG LÀ: TÁNH CHẤT KHÔNG THẬT.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Các pháp từ duyên sinh
Không bản thể hội tụ
Hội tụ tức là bản thể tánh không
Gọi là KHÔNG TÁNH TỰ TÁNH KHÔNG.




7204


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Tóm lại: thuật ngữ của tự tánh
Là nói về năm uẩn
Chính chúng không thể tánh
Gọi là tự tánh không.


7205



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Lược nói không tự tánh

Là các pháp vô vi

Chính không tự tánh ấy [cũng] là không

Gọi là không tánh, tự tánh không.



7206



*TỰ TÁNH ẤY CŨNG GỌI LÀ KHÔNG TÁNH.

----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Không bản thể tự tánh

Tự tánh gọi là không tánh

Tự tánh không được [ai] làm ra

Được gọi là tự tánh.



7207



*CHO DÙ CHƯ PHẬT CÓ XUẤT HIỆN HAY KHÔNG, THÌ SỰ TÁNH KHÔNG THẬT CỦA TẤT CẢ PHÁP CŨNG KHÔNG THỂ TUYÊN BỐ KHÁC ĐƯỢC.

------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cho dù Chư Phật có xuất hiện

Hay không xuất hiện (ở đời)

Sự thật tánh không của tất cả pháp

Tuyên bố là khác tánh.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7208



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Như Trái Am Ma Lặc trong bàn tay

Được ánh sáng trí tuệ soi sáng

Biết khắp cả ba cõi này nguyên sơ không sinh ra

Nhờ sức mạnh danh ngôn (thế tục) đế đi vào Diệt định.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7209



*BẠN PHẢI BIẾT CHÁNH ĐẠO, VÀ MỘT SỐ CON ĐƯỜNG “CÓ VẺ GIỐNG NHƯ CHÁNH ĐẠO”
----------


*NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THIỀN SAI LẦM! HỌ NÓI RẰNG: ĐỪNG TRUY TÌM QUÁ KHỨ, ĐỪNG TÌM KIẾM TƯƠNG LAI, CHỈ AN TRỤ TRONG HIỆN TẠI.

-NHỮNG CÁCH THIỀN NÔ LỆ NÀY, [KHÔNG THỂ ĐOẠN TRỪ NGÃ CHẤP VÀ PHÁP CHẤP], DO ĐÓ CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ NHỔ TẬN GỐC RỄ LUÂN HỒI CỦA BẠN.

-ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP THIỀN CỦA NGOẠI ĐẠO, XIN ĐỪNG ĐI VÀO CON ĐƯỜNG THẤP KÉM ẤY.
-----------

Đức pháp chủ Gelugpa ngài Pabongka Rinpoche nói:
*Bạn có thể phân tích bản chất của tâm là không màu sắc hình dạng, nhưng không kèm theo một căn bản nào trong ba căn bản của đạo lộ; hoặc bạn có thể quen thuộc với chỉ giáo: “Đừng truy tầm quá khứ, đừng tìm kiếm vị lai” (nghĩa là, chỉ an trú trong hiện tại khi bạn thiền).

-Những pháp thiền định nô lệ ấy chỉ khiến cho người đời trở thành trống rỗng vô vị; không đưa bạn đến những cấp bậc cao của đạo lộ.

*Nhưng kèm với Bồ Đề tâm, từ bỏ, chánh kiến và quy y, thì sự tu tập như thế trở thành pháp Đại thừa đưa đến giải thoát, trở thành pháp Phật. Bạn phải đi vào con đường không lầm lỗi này.

-Nếu không, một mình sự thực chứng bản chất của tâm - là trong sáng, trống rỗng không bám víu v.v… - mà thôi, thì không thể tấn công vào thành trì ngã chấp của bạn.

-Nhiều nhất là những thiền định về kiểu ấy sẽ đạt được những hiệu quả giống như những dụng công của ngoại đạo đạt được.

-Vậy đừng xem những con đường thấp kém ấy là tốt lành.

-Bạn phải biết phân biệt chánh đạo và những con đường chỉ có vẻ là chân chánh.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
giai thoat trong long ban tay 09.jpg
Giai thoat trong long ban tay 08.jpg


giai thoat trong long ban tay 10.jpg


Giai thoat trong long ban tay 11.jpg


giai thoat trong long ban tay 12.jpg



giai thoat trong ban tay 14.jpg
 

Đính kèm

  • Giai thoat trong long ban tay 13.jpg
    Giai thoat trong long ban tay 13.jpg
    301.9 KB · Xem: 100
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên