Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
0ed93791b81246d4f12af62a5401a73e.jpg
*HÃY HỦY DIỆT HẾT THẢY Ý HƯỚNG CHẤP CẢNH LÀ THẬT CÓ, VỊ ẤY VÀO ĐẠO LỘ LÀM CHƯ PHẬT HÀI LÒNG.

Ba Cốt Tủy Đạo Lộ của ngài Tông Khách Ba:
Quán thấy tất cả pháp luân hồi, Niết Bàn
Từ nhân sinh quả không hư vọng, xác thực
Hãy hủy diệt hết thảy ý hướng chấp cảnh
Vị ấy vào đạo lộ làm Phật hài lòng.


0ed93791b81246d4f12af62a5401a73e.jpg


*HIỆN TƯỚNG DO DUYÊN KHỞI CHÂN THẬT, BẤT HƯ DỐI.
-CHẤP NHẬN TÁNH KHÔNG THẬT CÓ, XA RỜI NHỮNG SỰ TRÌNH HIỆN.
-CHO ĐẾN KHI NÀO THẤY TÁNH KHÔNG THẬT CÓ VÀ DUYÊN KHỞI LÀ KHÁC BIỆT, THÌ LÚC ẤY CHƯA HIỂU THÂM Ý CỦA NHƯ LAI.

Ba Cốt Tủy Đạo Lộ của ngài Tông Khách Ba:
Hiện tướng duyên khởi chân thật, bất hư dối
Chấp nhận không tánh viễn ly sự trình hiện
Cho đến khi còn thấy sự tách biệt giữa hai
Là chưa hiểu được thâm ý của Như Lai.


0ed93791b81246d4f12af62a5401a73e.jpg


*KHI NÀO DUY CHỈ THẤY LÝ DUYÊN SINH NHƯ CHÂN THẬT.
-TÂM XÁC QUYẾT DIỆT MỌI CHẤP TRƯỚC THẬT CÓ. LÀ KHI ẤY BẠN HOÀN TẤT QUÁN SÁT TRI KIẾN.

Ba Cốt Tủy Đạo Lộ của ngài Tông Khách Ba:
Khi chúng đồng lược không luân phiên thay thế
Duy chỉ thấy lý duyên sinh như chân thật
Tâm xác quyết diệt mọi chấp trước thật hữu
Là khi ấy bạn hoàn tất tri kiến quán sát.





0ed93791b81246d4f12af62a5401a73e.jpg

*HIỆN TƯỚNG DUYÊN SINH TRỪ CHẤP THẬT CÓ. KHÔNG TÁNH XA LÌA VÔ BIÊN CHẤP ĐOẠN DIỆT.
-HIỂU RẰNG “KHÔNG TÁNH” HIỆN KHỞI QUA “NHÂN QUẢ". THÌ BẠN KHÔNG BỊ BIÊN KIẾN CHẤP CHIẾM ĐOẠT.

Ba Cốt Tủy Đạo Lộ của ngài Tông Khách Ba:
Mặt khác, hiện tướng duyên sinh trừ hữu biên
Không tánh xa lìa vô biên chấp đoạn diệt
Hiểu rằng không tánh hiện khởi qua nhân quả
Thì bạn không bị biên kiến chấp chiếm đoạt.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*HỦY BÁNG CÁC PHÁP LÀ KHÔNG CÓ. TỨC RƠI VÀO ĐOẠN KIẾN CHẤP KHÔNG.
-PHẬT NÓI KIẾN GIẢI TÁNH KHÔNG ĐỂ ĐOẠN TRỪ VỌNG CHẤP. SAO NÓI ĐỌA CHẤP NƠI KHÔNG.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Hủy báng pháp là không
Tức rơi vào kiến không
Chỉ trừ các vọng chấp
Sao nói đọa nơi không?




67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*VÌ CÓ CHẲNG THẬT CÓ. KHÔNG CŨNG CHẲNG THẬT KHÔNG.
-ĐÃ KHÔNG CÓ THẬT KHÔNG, SAO CÓ NƠI THẬT CÓ?

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Vì có chẳng thật có
Không cũng chẳng thật không
Đã không có thật không
Sao có nơi thật có?


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*CÁC NGÔN NGỮ THẾ GIAN, ĐỀU DO PHỤ THUỘC NHÂN DUYÊN MỚI CÓ NÊN CHẲNG THẬT CÓ.
-LÌA DANH NGÔN THẾ TỤC, MỚI LÀ THẬT CHẲNG GIẢ.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Các pháp thế gian nói
Đều là giả chẳng chân
Lìa danh ngôn thế tục
Mới là chân chẳng giả

67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg



*THÀ RẰNG KHỞI “NGÃ CHẤP THẬT CÓ” ĐỂ RỒI ĐOẠN ÁC TU THIỆN.
-ĐỪNG RƠI ĐOẠN KIẾN “CHẤP KHÔNG”-“KHÔNG CÓ NGÔ, DO HIỂU BIẾT SAI LẦM ĐỌA NẺO ÁC.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Thà khởi ngã chấp kia
Đừng chấp không - vô ngã
Sau gồm hướng nẻo ác
Đầu chỉ trái Niết-bàn.


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*KẺ NGU NGHE PHÁP “KHÔNG THẬT CÓ”, THÌ SINH SỢ HÃI LỚN.
-NHƯ THẤY NGƯỜI ĐẠI LỰC, KHIẾP VÍA ĐỀU CHẠY TRỐN.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Ngu nghe tên pháp không
Đều sinh sợ hãi lớn
Như thấy người đại lực
Khiếp vía đều chạy trốn.

67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*NHIỀU NGƯỜI NGU SI, DO NGHIỆP BẤT THIỆN NGĂN CHE THẤY CHÂN THẬT.
-DO KHÔNG SINH ĐƯỜNG THIỆN (thiện đạo), LÀM SAO CHỨNG NIẾT BÀN?

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Có nhiều người ngu si
Ngăn che thấy chân thật
Không do sinh nẻo thiện
Làm sao chứng Niết-bàn?


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*ĐỪNG LÀM TỔN HOẠI CHÁNH KIẾN CỦA MÌNH, GIỚI LUẬT SINH ĐƯỜNG THIỆN.
-CHÁNH KIẾN ĐẠT NIẾT BÀN.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Thà hủy phạm giới luật
Không tổn hoại chánh kiến
Giới luật sinh nẻo thiện
Chánh kiến đạt Niết-bàn.

67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg



*DIỆU LÝ KHÔNG-VÔ NGÃ, LÀ CẢNH GIỚI CHÂN THẬT CỦA CHƯ PHẬT. KHIẾN CÁC “ÁC KIẾN” SỢ HÃI.
-NIẾT BÀN CHẲNG CÓ-KHÔNG.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Diệu lý không - vô ngã
Cảnh giới chân chư Phật
Khiến các ác kiến sợ
Niết-bàn chẳng hai môn.


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*TÔNG CỦA “BÀ LA MÔN” (Ấn Độ giáo) PHẦN NHIỀU HÀNH DỐI TRÁ.
-PHÁP NGOẠI ĐẠO “LY HỆ PHÁI” PHẦN NHIỀU THUẬN NGU SI.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Tông của Bà-la-môn
Nhiều khiến hành dối trá
Pháp ngoại đạo Ly hệ
Phần nhiều thuận ngu si.


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg

*NƠI CÁC PHÁP GIẢ NỐI TIẾP, ÁC KIẾN GỌI BẢN CHẤT NÓ THẬT THƯỜNG HẰNG.
-TÍCH TẬP TRONG PHÁP GIẢ LẬP, TÀ CHẤP NÓI CÁC PHÁP THẬT CÓ.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Nơi pháp giả nối tiếp
Ác kiến gọi chân thường
Tích tập trong pháp giả
Tà chấp nói thật có.

67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg


*CÁC PHÁP DO NHIỀU DUYÊN THÀNH, TÂM YẾU LÀ TÁNH KHÔNG THẬT.
-HƯ GIẢ DỰA KHÁC LẬP (hư giả do phụ thuộc cái khác mà thành)
-NÊN NGÃ-PHÁP ĐỀU KHÔNG THẬT CÓ.

Tứ Bách Kệ Luận Tụng của ngài Thánh Thiên:
Các pháp chúng duyên thành
Tánh yếu không tự tại
Hư giả dựa khác lập
Nên ngã pháp đều không.


67d4d0f7480d901cd47de7a2e88b3e04.jpg


CHÚ THÍCH CỦA NGÀI THÁNH THIÊN VÀO TRUNG QUÁN.

*TUY CẢ THẾ TỤC ĐẾ VÀ ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG SINH.
-NHƯNG CÓ HAI ĐẾ.
-NẾU CHO RẰNG HẾT THẢY CÁC PHÁP KHÔNG SINH LÀ ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ, KHÔNG CẦN THẾ TỤC ĐẾ THỨ HAI, NÓI NHƯ VẬY LÀ KHÔNG ĐÚNG. VÌ SAO?

-ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ ĐỀU “NHÂN NƠI NGÔN THUYẾT”. NẾU KHÔNG “NHÂN NƠI NGÔN THUYẾT THẾ TỤC” ĐỂ NÊU BÀY THÌ KHÔNG THỂ ĐẮC ĐỆ NHẤT NGHĨA.
-NẾU KHÔNG ĐẠT ĐỆ NHẤT NGHĨA THÌ KHÔNG THỂ ĐẮC NIẾT BÀN.

*Thế tục đế là tánh không của tất cả pháp, nhưng vì thế gian điên đảo, nên sinh pháp hư vọng, đối với thế gian cho đó là thật.
-Các Hiền Thánh đã nhận biết đúng về tánh điên đảo, nên biết tất cả pháp đều không, là không sinh.
-Đối với Thánh nhân thì đệ nhất nghĩa đế ấy gọi là thật.
-Chư Phật NƯƠNG HAI ĐẾ ẤY, vì chúng sinh thuyết pháp.
-Nếu người không thể phân biệt đúng như thật về hai đế, tức đối với pháp Phật thâm diệu không nhận biết về nghĩa thật.
-NẾU CHO HẾT THẢY TẤT CẢ PHÁP không sinh là đệ nhất nghĩa đế, KHÔNG CẦN THẾ TỤC ĐẾ thứ hai thì nói như vậy cũng KHÔNG ĐÚNG. Vì sao?
Nếu không nương tục đế
Không đắc nghĩa đệ nhất
Không đắc nghĩa đệ nhất
Thì không đắc Niết-bàn.
*Đệ nhất nghĩa đế đều “nhân nơi ngôn thuyết”. Ngôn thuyết là thế tục.
-Do vậy, nếu không nương nơi thế tục thì nghĩa đệ nhất không thể nêu bày.
-Nếu không đạt được nghĩa đệ nhất, thì làm sao đến được Niết-bàn.
-Vì thế các pháp TUY KHÔNG SINH NHƯNG CÓ HAI ĐẾ.
Căn Bản Trung Quán Luận Long Thọ Bồ Tát (trích chương 24), Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6924

*BÁC BỎ TỰ SINH VÀ THA SINH CÙNG CẢ HAI.
----------------------

*TỰ TÁNH CÁC PHÁP NÓ KHÔNG THỂ CÓ ĐỘC LẬP MÀ SINH RA.

-BẢN CHẤT TỰ TÁNH CỦA CÁI PHÁP KHÁC CHÍNH NÓ CŨNG KHÔNG THỂ ĐỘC LẬP MÀ SINH RA.
-CÁC PHÁP TỰ NÓ KHÔNG THỂ SINH RA, CÁI KHÁC TỰ NÓ CŨNG KHÔNG THỂ SINH RA.

-HAI PHÁP (tự nó và pháp khác) CÓ TỰ TÁNH NÀY HỢP LẠI CŨNG KHÔNG THỂ SINH RA.

-LÀM SAO MÀ CÓ THỂ ĐỘC LẬP CÓ TỰ TÁNH SINH RA, NẾU KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NHÂN?

+KHÔNG CÓ LÝ NÀO, PHÁP CÓ TỰ TÁNH, LẠI TỰ MÌNH LẠI SINH RA NỮA.
+BỞI PHÁP CÓ TỰ TÁNH, TỨC LÀ KHÔNG SINH NÊN KHÔNG DIỆT.

-ĐÃ CÓ TỰ TÁNH THÌ KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT, LÀM SAO SINH RA THÊM ĐƯỢC NỮA.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nó không sanh ra từ tự nó, làm sao có thể sinh ra từ thứ
khác?
Nó không sinh ra từ cả hai (tự nó và thứ khác), làm sao có
thể sanh ra nếu không nhân?
Không có lý nào nó tự mình sinh.
Bởi không có lý cái đã sanh lại sinh thêm.


----------------------------------

6925



*BÁC BỎ TỰ SINH.

---------------
*NẾU CHO RẰNG CÁC PHÁP “CÓ TỰ TÁNH SINH”, THÌ THỨ ĐÃ SINH LẠI TIẾP TỤC SINH RA NỮA.
-SẼ KHÔNG CẦN “PHỤ THUỘC NHÂN”, MẦM, CHỒI V.V… SINH RA.
-VÀ “NHÂN TỰ TÁNH SINH NÀY” SẼ “SINH RA ĐẾN VÔ BIÊN TẬN CÙNG HIỆN HỮU”.

-BỞI VÌ LÀM SAO “CHÍNH NÓ LẠI DIỆT CHÍNH NÓ”.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu cho rằng thứ đã sinh lại sinh nữa,
Sẽ không có được mầm v.v. sinh ra,
Và Nhân sẽ sinh đến tận cùng hiện hữu,
(bởi vì) Làm sao chính nó lại diệt nó?


----------------------------------

6926


*BÁC BỎ CHO RẰNG “NHÂN-QUẢ” LÀ MỘT.

------------------------------------------
-NẾU “NHÂN-QUẢ” “LÀ MỘT” SAO CÓ THỂ BIẾN CHUYỂN THÀNH CÁI KHÁC.
-VÍ DỤ NHƯ NHÂN LÀ “THẬT NHÂN” THÌ NÓ KHÔNG THỂ DIỆT BIẾN THÀNH QUẢ.
-DO VẬY, NGAY CẢ “CÁI NHÂN” CŨNG “KHÔNG THẬT CÓ” “TÊN LÀ NHÂN”.
-CÁI “NHÂN” BAN ĐẦU CŨNG CHỈ LÀ GIẢ LẬP.

*NẾU BẠN NGHĨ “NHÂN LÀ THẬT NHÂN” VÀ “MẦM CÂY LÀ THẬT LÀ MẦM CÂY”.
-“VẬY LÀ CHẲNG HIỂU CÁI GÌ LÀ NHÂN, CÁI NÀO LÀ MẦM”.

-“NẾU LÀ THẬT NHÂN SAO CÓ THỂ BIẾN THÀNH MẦM CÂY”
*VÌ VẬY CHO RẰNG CÁC PHÁP CÓ “TỰ TÁNH SINH” KHÔNG CHẤP NHẬN.
------------------------------------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Sự khác biệt giữa Mầm và Hạt giống nơi hình tướng,
Màu sắc, mùi vị, thành thục, nếu bạn không thấy được!!!
Nếu bản chất của cái thứ nhất bị diệt,
Để trở thành cái khác, thì sao có thể là một ở đây?

Nếu bạn nghĩ Nhân và Mầm ở đây không khác biệt,
Vậy thì chẳng hiểu gì là Nhân và gì là Mầm,
Hoặc nếu là một, thì làm sao có cái gọi là Mầm,
Và có cái gọi là Nhân, vì vậy "tự sanh" không chấp nhận.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6927

*TRƯỚC SINH VÀ CÙNG SINH “KHÔNG LÀ NHÂN CHÂN THẬT”.

-GIẢ LẬP VÀ THẮNG NGHĨA, KHÔNG ĐƯỢC BIẾT CÓ TỰ TÁNH SINH.



Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ:

Tiền sinh và cùng sinh

Không là nhân chân thật

Giả lập và thắng nghĩa

Không được biết có sinh.




6932


*CÁI GIẢ THUYẾT LÀ CÓ PHÁP “TỰ TÁNH SINH”.

-CẢ TRONG CHÂN ĐẾ VÀ THẾ GIAN ĐỀU KHÔNG CHẤP NHẬN.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Mặc dầu Nhân đã diệt, Quả vẫn có thể thấy,

Vì vậy ngay cả phàm nhân cũng không chấp nhận chúng là

một.

Vì vậy cái giả thuyết là có pháp "tự sinh"

Trong cả chân đế và thế gian đều không chấp nhận.






6930



*NẾU CHO RẰNG CÁC PHÁP CÓ “TỰ TÁNH SINH”.


-NHÂN VÀ MẦM, VIỆC LÀM VÀ NGƯỜI LÀM PHẢI LÀ MỘT.

-NHƯNG CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT,

-NÊN “TỰ TÁNH SINH” KHÔNG CÓ ĐƯỢC.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu cho rằng có ''tự sinh". Nhân và Mầm,

Việc làm và người làm, phải là một,

Nhưng chúng không phải một, nên "tự sinh" không có được,

Việc sai trong đây bên trên đã phân tích rõ ràng.






6931



*NẾU CHO RẰNG: “TỰ TÁNH MỘT PHÁP” CÓ THỂ SINH RA “TỰ TÁNH MỘT PHÁP KHÁC”.


-THÌ NGAY CẢ NGỌN LỬA CŨNG THỂ SINH RA SỰ ĐEN TỐI.

-TẤT CẢ CÁC PHÁP NƯƠNG NHAU MÀ SINH, VẬY

-“KHÔNG THỂ SINH” LÀ “MỘT TỰ TÁNH”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu nương vào một pháp có thể sinh ra một pháp khác,

Thì ngay cả ngọn lửa cũng có thể sinh ra sự đen tối.

Lại nữa “nếu tất cả các pháp đều nương nhau mà sinh”,

“Phải chăng các loại” “không thể sinh” “là một” với những thứ

khác?
 

Đính kèm

  • 2019-07-05-Dharamsala-G01DSC03981.jpg
    2019-07-05-Dharamsala-G01DSC03981.jpg
    161.3 KB · Xem: 159
  • 67135981_702037330313659_8302350818879733760_n.jpg
    67135981_702037330313659_8302350818879733760_n.jpg
    229.5 KB · Xem: 153
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6933


*BÁC BỎ CHO RẰNG CHÚNG LÀ KHÁC NHÂN BAN ĐẦU.

----------------------------


*MỘT PHÁP DO ĐƯỢC SINH RA NÊN GỌI LÀ QUẢ. PHÁP CÓ THỂ SINH RA GỌI LÀ NHÂN.

-VÌ VẬY CÓ SỰ TƯƠNG TỤC GIỮA NHÂN VÀ QUẢ.

-MẦM LÚA GẠO THÌ CHỈ SINH RA LÚA GẠO, CHỨ KHÔNG THỂ SINH RA LÚA MẠCH HAY THỨ KHÁC.



*NẾU BẠN CHO RẰNG LÚA GẠO CÓ THỂ SINH RA THỨ KHÁC NHƯ: LÚA MẠCH, HOA SEN, TỬ QUÁN HOA V.V.

-VẬY THÌ NHỮNG THỨ ẤY, KHÔNG LÀ “NHÂN CỦA LÚA GẠO”, NÊN “NHÂN LÚA GẠO” KHÔNG CÓ LỰC NÀY.

-NẾU NHƯ CHO RẰNG: NÓ LÀ KHÁC “NHÂN BAN ĐẦU” THÌ NÓ SẼ KHÔNG CÓ SỰ TƯƠNG TỤC GIỮA NHÂN VÀ QUẢ, MÀ NÓ SẼ KHÔNG LÀ “MỘT HẠT GIỐNG”.

-NHÂN HẠT LÚA GẠO CŨNG KHÔNG MỘT THỨ NÀO KHÁC NHÂN CỦA NÓ.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Một pháp do được sanh ra nên gọi là Quả,

Và pháp có thể sanh, dầu là khác, gọi là Nhân,

Vì vậy có sự tương tục giữa Quả và Nhân,

Mầm lúa gạo không sanh từ hạt lúa mạch, hoặc là gì khác

hơn (là từ hạt lúa gạo).

Nếu bạn cho là thế, thì lúa mạch, hoa sen và Giềng Giềng hoa

(Tử Quán Hoa = Kimsuka = Butea monosperma) v.v.

Đều không là Nhân của mầm lúa gạo, không có năng lực này,

Đều không có sự tương tục, và không phải là một giống,

Hạt lúa gạo cũng không là một thứ nào trong đó, bởi vì nó là

khác.





6934


*LƯU Ý: “TRỪ CHẤP THẬT CÓ”.

*BÁC BỎ CHO RẰNG THẬT CÓ “QUẢ SINH TỪ NHÂN”, “THA SINH” (cái khác sinh ra).

-NẾU QUẢ SINH RA TỪ NHÂN, THÌ NHÂN DIỆT QUẢ MỚI SINH RA.

-BỞI VÌ QUẢ VÀ NHÂN KHÔNG ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU, LÀM SAO QUẢ SINH RA TỪ NHÂN.

-----------------------------------

*“HẠT NHÂN” VÀ “MẦM CÂY” KHÔNG ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU.

-NẾU CHO RẰNG: KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “MẦM CÂY” VÀ “HẠT NHÂN”, NHƯ VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT?

-DO VẬY, LẬP LUẬN CHO RẰNG “MẦM CÂY” TỪ “HẠT NHÂN” SINH RA, KHÔNG THỂ ĐỨNG VỮNG.

-BỞI LẼ ĐÓ, HÃY BỎ ĐI LẬP LUẬN CÓ “MỘT PHÁP” ĐƯỢC SINH RA “TỪ CÁI KHÁC”. (hãy bỏ đi lập luận “quả sinh ra từ nhân”, từ tha sinh)



*GIỐNG ĐÒN CÂN HAI ĐẦU LÊN XUỐNG, HAI ĐẦU KHÔNG CÙNG LÊN HOẶC CÙNG XUỐNG.

-GIỐNG NHƯ VẬY, SỰ KIỆN ĐƯỢC SINH RA LÀ MẦM CÂY, DIỆT ĐI LÀ NHÂN CỦA NÓ KHÔNG THỂ THẤY.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cái Mầm và Hạt nhân không đồng thời hiện hữu,

Không có sự khác biệt (Tha=Cái khác), Hạt nhân thế nào để

phân biệt?

Do vậy (lập luận) Mầm từ Hạt nhân sinh ra, không thể đứng

vững

(Vậy nên) hãy bỏ đi lập luận có một pháp được sinh ra từ cái

khác. (từ tha sinh)





Giống như đòn cân hai đầu lên xuống,

(Hai đầu) không đồng thời (cùng lên hoặc cùng xuống) giống

vậy không thể thấy,

Sự kiện được sinh ra (Mầm) và sự diệt đi của cái sinh ra

(Nhân).



6935


*BÁC BỎ “KHÔNG PHỤ THUỘC” VÀO NHÂN MÀ SINH.


----------------------------

*“NHÂN VÀ QUẢ ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU”, ĐIỀU NÀY KHÔNG THỂ CÓ.

-“NHÂN” DẦU ĐANG HIỆN HỮU, ĐƯỢC XEM NHƯ CHUẨN BỊ DIỆT.

-CÁI ĐƯỢC SINH RA “LÀ QUẢ” CHUẨN BỊ SINH THÌ NÓ CHƯA HIỆN HỮU.

-ĐIỀU NÀY SAO CÓ THỂ NÓI GIỐNG ĐÒN CÂN CÙNG LÊN HAY CÙNG XUỐNG CHO ĐƯỢC?

-VIỆC SINH RA “MẦM CÂY” MÀ KHÔNG CÓ TÁC “NHÂN” LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ CÓ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu là đồng thời, điều này cũng không thể có.

Bởi cái được sinh ra chuẩn bị sinh, thì nó chưa hiện hữu,

Và cái mất đi, dầu đang hiện hữu, được xem như chuẩn bị

diệt.

Điều này sao có thể nói là giống như cái đòn cân?

Việc sinh ra (nảy mầm) mà không có tác nhân (mầm) là điều

không thể có.








6936



*BÁC BỎ CHO RẰNG CÁC PHÁP LÀ “THẬT HIỆN HỮU” HAY “KHÔNG CÓ HIỆN HỮU”.


----------------------------

*CÁI “ĐƯỢC SINH RA LÀ QUẢ”, ĐƯỢC PHÂN BIỆT GỌI LÀ DO “NHÂN” SINH RA.

-VẬY “QUẢ ĐƯỢC SINH” NÀY LÀ HIỆN HỮU, HAY LÀ NÓ KHÔNG HIỆN HỮU. CẢ HAI “VỪA HIỆN VỪA KHÔNG” HAY KHÔNG PHẢI?

-NẾU LÀ HIỆN HỮU THÌ CẦN GÌ DO “NHÂN SINH RA”, NẾU NÓ KHÔNG HIỆN HỮU CẦN GÌ BÀN?

-NẾU LÀ CẢ HAI THÌ SAO? KHÔNG CẢ HAI THÌ THẾ NÀO?



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cái sinh ra một thứ được sinh (quả) được phân biệt gọi là

Nhân,

Vậy cái được sinh là hiện hữu, không hiện hữu, cả hai hay

không phải?

Nếu là hiện hữu, thì cần gì cái sinh ra (nhân), nếu không hiện

hữu cần gì bàn?

Nếu là cả hai thì sao? Nếu mà cũng không phải hai thì thế

nào?



6937


*BÁC BỎ NHẬN BIẾT SAI LẦM CỦA NGƯỜI THẾ TỤC, CHO RẰNG: “MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC”. (từ tha sinh)


---------------------*********------------------

*KHI NGƯỜI THẾ TỤC “CHẤP NHẬN” VÀ “GIỮ CHẶT CÁI THẤY BIẾT” CỦA HỌ.

-THÌ ĐÂU CẦN PHẢI GIẢI THÍCH, LẬP LUẬN NƠI ĐÂY!

*MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC (tha sinh), NGƯỜI THẾ TỤC CŨNG THẤY ĐƯỢC.

*TẠI SAO CẦN GÌ TIẾP TỤC LẬP LUẬN RẰNG: “MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC” LÀM CHI VẬY??!!!




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khi người thế tục chấp nhận và giữ chặt cái thấy biết của họ,

Thì đâu cần phải lập luận giải thích nơi đây!

Một pháp được sinh ra từ một pháp khác, người thế tục

cũng thấy được,

Tại sao còn cần phải lập luận về việc ''từ một pháp khác sinh
ra''?
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6938

*LẬP LUẬN NHẬN BIẾT KHÁC NHAU GIỮA CHÂN ĐẾ VÀ TỤC ĐẾ.

----------------------------*********--------------------

*TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐƯỢC THẤY QUA CHÂN THẬT HOẶC VỌNG KIẾN.

-DO ĐÓ CÁC PHÁP ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ HAI THỂ:

1, CHÂN ĐẾ LÀ THẤY RÕ THẬT TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP.

2, NHẬN BIẾT SAI LẦM ĐƯỢC GỌI LÀ THẾ TỤC ĐẾ.

---------------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì tất cả các pháp được thấy chân thật hoặc qua vọng

kiến,

Do đó các pháp được xem như là có hai thể,

Chân Đế là thấy rõ được thật tướng của pháp,

Nhận biết sai lầm được gọi là Tục Đế.








6939



*THÀNH LẬP NHẬN BIẾT CŨNG CÓ HAI LOẠI.

---------------------*****----------------------

1, NGƯỜI CÓ CÁC CĂN (giác quan) LÀNH LẶN.

2. NGƯỜI CÓ CÁC CĂN (giác quan) BỊ BỆNH

+NHẬN BIẾT SAI LẦM NGƯỜI CÓ CÁC CĂN BỊ BỆNH, ĐỐI NGƯỜI CĂN LÀNH LẶN LÀ SAI LẦM.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vọng kiến cũng có hai loại,

Bởi (người) có căn (giác quan) lành lặn và có căn bị bệnh,

Cái được nhận biết bởi (người) có căn bị bệnh,

Đối với người căn lành lặn là sai lầm.



6940


*THÀNH LẬP NHẬN BIẾT PHẢI KHÔNG ĐI NGƯỢC VỚI NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN.

----------------------****************---------------

NGƯỜI ĐỦ SÁU CĂN LÀNH LẶN NHẬN BIẾT LÀ ĐIỀU THẾ GIAN CHẤP NHẬN, ĐƯỢC GỌI LÀ CHÂN THẬT.

+NGOÀI RA NHỮNG THỨ KHÁC ĐỀU COI LÀ SAI LẦM.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Người đủ sáu căn lành lặn nhận biết gì,

Là thứ thế gian đều chấp nhận,

Chỉ những thứ thế gian chấp nhận được gọi là chân thật,

Ngoài ra những thứ khác đều cho là sai lầm.




6941





*NHỮNG TỰ TÁNH (chấp thật có) CỦA NGOẠI ĐẠO NGAY CẢ THẾ GIAN PHÁP CHÚNG CÒN KHÔNG TỒN TẠI

-------------------------



*THÀNH LẬP KIẾN GIẢI: SỰ NHẬN BIẾT “TỰ TÁNH” VÔ TRI CỦA NGOẠI ĐẠO, NÓ ĐƯỢC TẠO RA BỞI VỌNG TƯỞNG, ẢO ẢNH V.V…

-NGAY CẢ ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CHÚNG CÒN KHÔNG HIỆN HỮU.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Sự nhận biết vô tri do mê mờ của ngoại đạo,

Những tự tánh (thấy biết) đó không được xem là đúng đắn,

Nó được tạo thành bởi vọng tưởng, ảo ảnh v.v.

Ngay cả đối với thế gian pháp chúng còn không hiện hữu.



6942


*THÀNH LẬP: NHỮNG GÌ THẤY ĐƯỢC BỞI NGƯỜI MỜ MẮT, NGƯỜI KHÔNG MỜ MẮT CHẲNG BỊ ẢNH HƯỞNG.


*THÀNH LẬP: TÂM THIẾU TRONG SÁNG CỦA TRÍ TUỆ, KHÔNG LÀM HƯ HOẠI TÂM TRONG SÁNG TRÍ TUỆ.



-----------*******------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Những gì thấy được bởi người mờ mắt,

(Người) không mờ mắt chẳng bị ảnh hưởng,

Cũng vậy cái tâm thiếu sự trong sáng của trí tuệ,

Không làm hư hoại tâm trong sáng (trí tuệ).





6943






*HUYỄN PHÁP CHỈ “TỒN TẠI THẬT CÓ” TRONG SỰ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI THẾ TỤC.

--------------*****-----------------------

*THÀNH LẬP: CÁI “TÁNH MÊ MỜ BỊ CHƯỚNG NGẠI” NÊN GỌI LÀ “THẾ TỤC”. TRONG ĐÓ NHỮNG THỨ ĐƯỢC “HUYỄN” TẠO ĐƯỢC “XEM NHƯ THẬT”.

-NHƯNG “HUYỄN PHÁP CHỈ TỒN TẠI” : “TRONG SỰ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI THẾ TỤC”



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cái tánh mê mờ bị chướng ngại nên gọi là thế tục,

(Trong đó) những thứ được huyễn tạo được xem như thật,

Bậc năng nhân (đức Phật) gọi nó là Thế Tục Đế,

Nhưng huyễn pháp chỉ tồn tại trong sự nhận biết của thế tục.



6944




NGƯỜI MẮT SÁNG THẤY CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI MỜ MẮT LÀ SAI LẦM.

--------------*****-------------

*NGƯỜI MẮT SÁNG THẤY NGƯỜI BỊ MỜ MẮT (mắt bị hư hoại) THẤY MÀN MÂY, SỢI TÓC V.V…

*GIỐNG NHƯ NGƯỜI THẤY ĐƯỢC THẬT TÁNH THẤY NGƯỜI THẤY TÁNH ĐIÊN ĐẢO CŨNG NHƯ VẬY.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Màn mây có năng lực làm thấy những sợi tóc v.v.,

Tánh điên đảo cũng được thấy như thế,

Những gì được thấy bởi (người) mắt sáng,

Thấy được thật tánh cũng như vậy.


6945





*NẾU MÀ CHẤP NHẬN THEO SỰ NHẬN BIẾT CỦA THẾ GIAN, LẤY KIẾN GIẢI THẾ GIAN LÀM THẬT, THÌ CẦN GÌ CÁC BẬC THÁNH GIẢI THÍCH.



-VÀ CẦN GÌ NHỮNG THÁNH ĐẠO LÀM GÌ?

*DO ĐÓ VỌNG KIẾN CÁC PHÁP LÀ CÓ THẬT TÁNH, KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu mà (chấp nhận) theo sự nhận biết của thế gian,

Lấy kiến giải thế gian làm thật, thì cần gì bậc thánh khác?

Và những thánh đạo cần để làm gì?

Do đó vọng kiến là thật tánh không thể chấp nhận được.



6946


*THÀNH LẬP: “THÔNG THƯỜNG” CÁI THẤY “CÁC PHÁP” CỦA NGƯỜI THẾ GIAN LÀ ĐIÊN ĐẢO.


-“TÁNH CHÂN THẬT” KHÔNG BỊ LÀM HẠI “BỞI CÁCH NHÌN NHẬN CỦA NGƯỜI THẾ GIAN PHÁP” (tánh chân thật không bị làm hại bởi hiểu biết sai lầm tạm thời).

--------------------------

*THÀNH LẬP: "THẾ GIAN PHÁP ĐƯỢC NHẬN BIẾT BỞI NGƯỜI THẾ GIAN",
-NẾU “BÁC BỎ SỰ TỒN TẠI NHẬN THỨC PHỔ THÔNG CỦA THẾ GIAN” THÌ “SẼ LÀM TỔN HẠI THẾ GIAN PHÁP”.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Thông thường thế gian pháp là điên đảo,

Do đó cái tánh chân thật không bị làm hại bởi thế pháp,

Thế pháp được nhận biết bởi thế gian,

Nếu trừ nó thì sẽ làm tổn hại thế gian pháp.



6947


*MỖI HÀNH ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI THẾ GIAN ĐỀU LIÊN QUAN TỚI “NGÃ CHẤP”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Thỉnh thoảng (người) thế gian gieo hạt giống,

Liền nói đứa con này do tôi sinh,

Cũng nói cây này do tôi trồng,

''Do cái khác sinh'' cũng không đúng theo thế pháp.








 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6948



*CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH THÌ CHẲNG THƯỜNG HẰNG-CHẲNG ĐOẠN DIỆT, CHẲNG PHẢI LÀ THẬT-CHẲNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì mầm và nhân không phải khác,

Do đó lúc nảy mầm hạt giống cũng không bị hoại,

Và vì chúng cũng không phải một,

Nên lúc nảy mầm cũng không còn là hạt giống.



6949






*CHẲNG PHÁP NÀO MÀ KHÔNG DO DUYÊN KHỞI, NẾU LÀ CÁC PHÁP “TỰ TƯỚNG” “DO DUYÊN SINH”,


-NẾU BÁC BỎ SỰ TỒN TẠI “PHÁP DO DUYÊN SINH” SẼ LÀM “BIẾN MẤT TẤT CẢ PHÁP”.



*NẾU VẬY HỌC “TÁNH KHÔNG” LÀM “BIẾN MẤT CÁC PHÁP”, THẾ NÊN ĐIỀU NÀY “KHÔNG HỢP LÝ”.



-VÌ VẬY, CÁC PHÁP “KHÔNG THẬT CÓ”.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu là tự tướng do duyên sinh,

Bác bỏ chúng sẽ làm chúng biến mất.

Nếu vậy thì Tánh Không sẽ làm biến mất các pháp,

Điều này không có lý, cho nên các pháp không thật có.



6950


*THÀNH LẬP: NẾU PHÂN TÍCH RÕ RÀNG “CÁC PHÁP”, NGOÀI “THẬT TÁNH” RA THÌ “KHÔNG THẤY GÌ CẢ”.




*THÀNH LẬP: KHÔNG CÓ PHÁP NÀO RA NGOÀI “THẬT TÁNH”, NƠI PHÁP THẾ GIAN.



-VÌ VẬY, KHÔNG NÊN PHÂN TÍCH THUẬN THEO KIẾN GIẢI THÔNG THƯỜNG CỦA NGƯỜI THẾ TỤC ĐẾ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu phân tích rõ ràng các pháp,

Ngoài thật tánh ra thì không thấy gì cả,

Không có chỗ nào (ngoài Chân Tánh) nơi pháp thế gian,

Do đó không nên phân tích thế tục đế.


6951




*THÀNH LẬP: CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG TỰ TÁNH TRỐNG RỖNG, NHƯ TRÌNH HIỆN CỦA HÌNH CHIẾU.


-DO BỞI “DUYÊN HỢP” NÊN KHÔNG PHẢI “LÀ KHÔNG CÓ”.



*THÀNH LẬP: KHI ĐỦ DUYÊN, SỰ NHẬN BIẾT VỀ “CÁC PHÁP” CŨNG SẼ KHỞI LÊN.

-----------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Những pháp trống rỗng như là hình chiếu v.v.,

Do bởi duyên hợp nên không phải là không có,

Cũng giống như là sự trống rỗng của hình chiếu v.v.,

Sự nhận biết về chúng (những duyên) cũng khởi lên.





6952


*THÀNH LẬP: MẶC DÙ CÁC PHÁP LÀ “KHÔNG TỰ TÁNH”,


-CÁC PHÁP TỪ TRONG “TÁNH CHẤT KHÔNG THẬT CÓ” ĐÓ MÀ SINH RA.



* THÀNH LẬP: CHÂN ĐẾ VÀ TỤC ĐẾ ĐỀU “KHÔNG CHẤP NHẬN CÓ MỘT TỰ TÁNH” NÀO CẢ,

-CHÚNG (các pháp) ĐỀU KHÔNG PHẢI LÀ THƯỜNG HẰNG HAY ĐOẠN DIỆT (mất).

----------------------------------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Như vậy mặc dầu các pháp là không,

Từ trong cái tánh không đó mà sinh ra.

Hai Đế đều không chấp nhận tự tánh,

Chúng đều không phải là thường hay đoạn.





6953


*THÀNH LẬP: BỞI VÌ “TỰ TÁNH CỦA CÁC PHÁP” KHÔNG PHẢI THẬT MẤT ĐI.


-NÊN DÙ KHÔNG CÓ “TẠNG THỨC A LẠI DA” NÓ VẪN CÓ NĂNG LỰC [LƯU LẠI],



*KHI ĐỦ NGHIỆP DUYÊN, CẦN BIẾT QUẢ TƯƠNG ƯNG SẼ HIỆN RA.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì tự tánh không phải thật mất đi,

Nên dầu không có Tạng Thức (A Lại Da) nó vẫn có năng lực,

Dầu nghiệp đã qua đi một thời gian dài,

Cần biết quả tương ưng sẽ hiện ra.





6954






*THÀNH LẬP: “TRONG MỘNG” CÓ THẤY NHỮNG CẢNH GÌ, KHI “TỈNH DẬY” CHÚNG TA VẪN GHI NHỚ TRONG KÝ ỨC.


*THÀNH LẬP: CŨNG VẬY, DẦU CÁC PHÁP ĐÃ DIỆT VÀ KHÔNG TỰ TÁNH.

-TỪ NGHIỆP VẪN THÀNH THỤC RA HẬU QUẢ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Trong mộng có thấy những cảnh gì,

Khi tỉnh kẻ ngu vẫn còn tham bám chấp,

Giống vậy dầu đã diệt và không tự tánh,

Từ nghiệp vẫn thành thục ra hậu quả.


6955





*THÀNH LẬP: CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG KHÔNG TỰ TÁNH.


-------------------------

*THÀNH LẬP: NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH VỀ MẮT; THẤY ĐOM ĐÓM, THẤY SỢI TÓC V.V…

-CŨNG VẬY NGƯỜI THẾ TỤC NHẬN BIẾT CÁC PHÁP, KHÔNG NHƯ THẬT TÁNH CỦA CHÚNG.



*NGHIỆP KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH, ĐÃ SINH RA QUẢ RỒI! KHÔNG TIẾP TỤC LẠI SINH.






Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cũng như các pháp bình đẳng không tự tánh,

(những người bệnh) Mây mắt vọng thấy các sợi tóc.

Nhận biết các pháp không như chúng thật là,

Cũng vậy nghiệp đã sinh quả không lại sinh.




6957




*THÀNH LẬP: VÌ VẬY NHÂN CỦA ÁC NGHIỆP, SẼ ĐƯA ĐẾN QUẢ KHỐ.


-QUẢ AN VUI CHỈ THẤY Ở NƠI NHÂN NGHIỆP LÀNH.

--------------------



*THÀNH LẬP: CHỨNG BIẾT RÕ RÀNG RẰNG: THIỆN-ÁC NGHIỆP DO DUYÊN SINH TẠO, NÊN KHÔNG THẬT CÓ, LIỀN GIẢI THOÁT.



*“NGĂN CÁC TƯ DUY VỌNG TƯỞNG” “CHẤP THẬT CÓ” VỀ NGHIỆP VÀ QUẢ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì vậy ác nghiệp sẽ đưa đến quả khổ,

Quả vui chỉ thấy nơi nghiệp lành,

Thiện ác chứng là không thật, liền giải thoát,

Cũng ngăn các tư duy về nghiệp và quả.






 

Đính kèm

  • 11667263_10152990678512616_6462895532080623566_n.jpg
    11667263_10152990678512616_6462895532080623566_n.jpg
    116.5 KB · Xem: 146

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6958



*THÀNH LẬP: CHO RẰNG CÓ TẠNG THỨC “A LẠI DA” VÀ CÓ NGÃ, VÀ CHỈ CÓ CÁC UẨN TỒN TẠI ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG.



-CHỈ RÕ Ý NGHĨA SÂU XA CỦA PHÁP, NGƯỜI ẤY [DO CHẤP THẬT CÓ NÊN] CHƯA ĐƯỢC NHẬN BIẾT THẬT TÁNH RÕ RÀNG.



-“BỞI NGƯỜI ĐÓ CHƯA CÓ TRÍ TUỆ”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cho là có tạng thức và có ngã,

Và cho là chỉ có các uẩn tồn tại,

Chỉ rõ ý nghĩa sâu xa của pháp,

Chưa được nhận biết bởi người chưa có trí.






6959





*THÀNH LẬP: MẶC DÙ THOÁT KHỎI KIẾN GIẢI SAI LẦM VỀ CÁC PHÁP, DO DUYÊN SINH NÊN LÀ GIẢ HỢP NHƯ LỜI ĐỨC PHẬT DẠY.




-VÀ THOÁT KHỎI BÁM CHẤP “NGÔ VÀ “NGà SỞ’,

----------------





*THÀNH LẬP: TUY RẰNG CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG ĐỀU KHÔNG TỰ TÁNH, NHƯNG NGÀI DẠY RẰNG: CÁC PHÁP TRÌNH HIỆN, CHÚNG “VẪN ĐANG HIỆN HỮU”.

-------------------------



*KẾT LUẬN: BỒ TÁT THẤY CÁC PHÁP VẪN ĐANG HIỆN HỮU, NHƯNG NÓ CHỈ LÀ TRÌNH HIỆN TRỐNG RỖNG KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.


-CHÚNG SANH THẾ TỤC THẤY CÁC PHÁP TRÌNH HIỆN, HIỆN HỮU LÀ THẬT HIỆN.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Dầu thoát khỏi kiến giải sai lầm về giả hợp nhưng đức

Phật dạy,

Về những thứ như là “Ngã” và “Ngã Sở”,

Giống như vậy, dầu tất cả các pháp đều không có tự tánh,

Ngài dạy rằng chúng vẫn hiện hữu.




--------------------------------------------------------------
--
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
BÁC BỎ QUAN ĐIỂM DUY THỨC TÔNG.


6960




THÀNH LẬP: KHÔNG CÓ NĂNG LỰC Ý THỨC TỰ SINH KHỞI, MÀ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NGOẠI CẢNH.


---------------------

*DUY THỨC CHO RẰNG: “BẢN THỂ Y THA KHỞI” THÀNH “NHÂN CỦA CÁC PHÁP GIẢ CÓ”,

-KHÔNG CÓ NGOẠI CẢNH “CHẤP GIỮ LẤY” CÁC PHÁP SINH,

-CÁC PHÁP LÀ THẬT CÓ VÀ HÝ LUẬN CHO RẰNG: CHẲNG CÓ MỌI CẢNH, NÊN CÁC PHÁP CÓ TỰ TÁNH.



*VÍ DỤ NÀO, TRONG TÂM MÀ KHÔNG CÓ NGOẠI CẢNH?

-VÍ DỤ QUÁN SÁT NHƯ TRONG GIẤC MỘNG.

----------------------



*TRUNG QUÁN TRẢ LỜI: LÀ VÌ THEO TÔI TÂM Ý THỨC TRONG GIẤC MỘNG, KHÔNG CÓ.

-NÊN VÍ DỤ CỦA BẠN DUY THỨC KHÔNG TỒN TẠI.

-NẾU THỨC DẬY TÂM Ý NHỚ LẠI GIẤC MỘNG, NẾU CÓ TỰ TÁNH NGOẠI CẢNH CŨNG SẼ HIỆN CÓ RA BÊN NGOÀI.

-DO BẠN, DUY THỨC NÓI RẰNG: TÔI NHỚ LẠI “TÔI THẤY” TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY NGOẠI CẢNH CŨNG LÀ CÓ.

-------------------------

*NẾU TRONG GIẤC NGỦ “NHÃN THỨC” (mắt nhìn) KHÔNG THỂ TỒN TẠI, CHẲNG CÓ NGOẠI CẢNH DUY CHỈ CÓ TÂM THỨC.

-NHƯ Ở “TRONG GIẤC MỘNG CHẤP TRƯỚC NGOẠI CẢNH THẬT CÓ”, THÌ Ở ĐÂY LÚC THỨC DẬY NGOẠI CẢNH SẼ HIỆN HỮU.

------------------------------------

*THEO BẠN DUY THỨC CHO RẰNG: TRONG GIẤC MỘNG NGOẠI CẢNH KHÔNG CÓ SINH.

-THÌ Ý THỨC ẤY CŨNG KHÔNG SINH KHỞI.

*MẮT, NGOẠI CẢNH CỦA MẮT, VÀ “NHÃN THỨC SINH”, CẢ BA (căn-trần-thức, các căn, ngoại cảnh, thức) TẤT CẢ ĐỀU LÀ HƯ GIẢ.

-----------------------------------

*CÒN LẠI NHƯ TAI, V.V.. CẢ BA (căn, trần, thức. các căn, ngoại cảnh, thức nhận biết) CŨNG KHÔNG SINH.



*Ở ĐÂY BẠN DUY THỨC CHO RẰNG: “LÚC THỨC CŨNG TỰA NHƯ GIẤC MỘNG”.

-THÌ CÁC PHÁP LÀ HƯ VỌNG, TỰ TÁNH CỦA TÂM KHÔNG CÓ.

-KHÔNG CÓ NGOẠI CẢNH SẮC HIỆN HỮU, CŨNG KHÔNG CÓ CÁC CĂN HIỆN HỮU.

---------------------------------



*GIỐNG NHƯ Ở THẾ GIAN NÀY NÓI LÚC THỨC DẬY, CHO ĐẾN KHI NÀO CHƯA THỨC DẬY THÌ KHI ẤY ĐỀU CÓ CẢ BA : NGOẠI CẢNH, TÂM THỨC, CÁC CĂN (căn-trần-thức).



*NẾU ĐÃ THỨC DẬY THÌ KHÔNG CÓ CẢ BA: NGOẠI CẢNH, TÂM THỨC, CÁC CĂN (căn-trần-thức),

-THÌ NHƯ VẬY LÀ NGƯỜI THỨC DẬY TỪ GIẤC NGỦ SI MÊ.

-------------------


*NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI, BỊ BỆNH VỀ MẮT.

-DO BỊ BỆNH QUÁNG GÀ VỀ MẮT: NÊN THẤY CÓ TÓC, ĐOM ĐÓM V.V…

-CHO NÊN HỌ CHO RẰNG TÂM THỨC VÀ NGOẠI CẢNH THẬT CÓ.



*THẤY BIẾT RÕ RÀNG RẰNG: SỰ THẬT THÌ CẢ HAI (tâm thức, ngoại cảnh) ĐỀU LÀ HƯ GIẢ CHẲNG THẬT.

------------------



*NẾU CÓ TÂM THỨC MÀ KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT, THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI BỆNH VỀ MẮT MÀ KHÔNG THẤY SẮC VÀ CẢNH.

-KHÔNG BỊ BỆNH VỀ MẮT SẼ THẤY CÁC THỨ SẮC VÀ CẢNH.



*NHƯNG KHÔNG LÀ NHƯ VẬY, NÊN CHÚNG KHÔNG TỒN TẠI.

----------------

*NẾU BẠN DUY THỨC NÓI DO NĂNG LỰC Ý THỨC THẤY THANH TỊNH.

-CHƯA ĐƯỢC CHÍN MÙI NÊN Ý THỨC KHÔNG SINH,

-GỌI LÀ: “KHÔNG VÌ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT KHÔNG CÓ TỒN TẠI”.



-BỞI VÌ Ở ĐÂY KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TỰ SINH, NÊN Ở ĐÂY KHÔNG THÀNH.

-----------------

*ĐÃ SINH RA RỒI! THÌ NĂNG LỰC CHUẨN BỊ SINH KHÔNG THỂ TỒN TẠI.

-CŨNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC SINH TRONG BẢN THỂ CHƯA SINH.



*NẾU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG, THỨC TỰ NHẬN BIẾT.

-THÌ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG, THỨC TỰ NHẬN THỨC NGOẠI CẢNH.



*NẾU CHO RẰNG: KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG “THỨC TỰ NHẬN BIẾT” MÀ VẪN SINH RA “THỨC TỰ NHẬN BIẾT NGOẠI CẢNH”,

-THÌ BỊ LỖI GIỐNG NHƯ NGƯỜI PHỤ NỮ VÔ SINH MÀ CŨNG CÓ CON.

-ĐIỀU NÀY KHÔNG HỢP LÝ.

---------------------------------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Duy Thức:

Cho nên bản thể Y Tha Khởi

Thành nhân của pháp giả có

Không ngoại cảnh sở thủ sinh,

Thật có và hý luận phi mọi cảnh, có tự tánh.

Ví dụ nào cho tâm mà không ngoại cảnh?

Ví dụ quán sát như giấc mộng.



Trung Quán:

Là vì theo tôi (Trung Quán) tâm thức trong giấc mộng

Không có, nên ví dụ của bạn (Duy thức) không tồn tại



Nếu lúc thức dậy tâm ý nhớ lại giấc mộng

Nếu có (tự tánh) ngoại cảnh cũng sẽ có

Do bạn (Duy thức) nhớ lại là “tôi thấy”

Tương tự ngoại cảnh cũng là có.

Nếu trong giấc ngủ nhãn thức không thể tồn tại

Phi hữu (cảnh) duy chỉ có tâm thức

Như giấc mộng chấp trước ngoại cảnh

Ở đây (lúc thức dậy) ngoại cảnh hiện hữu.



Theo bạn (Duy thức) trong mộng ngoại cảnh không sinh

Thì ý thức cũng không sinh khởi

Mắt, cảnh của mắt và nhãn thức sinh

Cả ba tất cả cũng đều là hư giả.



Còn lại như tai, v.v… cả ba cũng không sinh

Ở đây lúc thức cũng tựa như mộng

Các pháp là hư vọng, (tự tính) tâm không có

Không cảnh sắc, cũng không các căn (giác quan).



Như ở (thế gian) này nói thức dậy

Cho đến khi nào chưa thức dậy khi ấy có cả ba

Nếu đã thức dậy thì không có cả ba

Như là thức dậy từ giấc ngủ si mê.



Nhận thức của người, bệnh đục nhân mắt

Do bệnh đục nhân mắt thấy có tóc, v.v…

Với tâm thức ấy cả hai là thật có

Thấy rõ sự thật thì cả hai đều là giả.



Nếu có tâm mà không có đối tượng được biết

Thì sự tương quan giữa mắt và cảnh của tóc

Không bệnh đục nhân mắt sẽ thấy tóc (rơi)

Nhưng không như vậy, nên chúng không tồn tại.



Nếu Duy thức nói do năng lực ý thức thấy thanh tịnh

Chưa được chín mùi nên ý thức không sinh

Gọi là không vì đối tượng được biết không tồn tại

Bởi không năng lực ấy, đây là bất thành.



Sinh thì năng lực không thể tồn tại

Cũng không có năng lực trong bản thể chưa sinh

Nếu không năng biệt (thức)

Thì không sở biệt (khả năng của thức)

Thì bị lỗi người phụ nữ vô sinh cũng có con.



6961


*THÀNH LẬP: DO PHỤ THUỘC LẪN NHAU NÊN Ý THỨC NHẬN BIẾT VÀ NGOẠI CẢNH NHẬN BIẾT MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP TỒN TẠI NÊN KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.


-----------------------------

*NẾU BẠN DUY THỨC NÓI RẰNG: SẼ CÓ Ý THỨC ĐỘC LẬP TỰ SINH.

-VÌ KHÔNG CÓ NĂNG LỰC Ý THỨC ĐỘC LẬP TỰ SINH, NÊN Ở ĐÂY SẼ KHÔNG CÓ Ý THỨC TỰ SINH.

-DO PHỤ THUỘC LẪN NHAU THỨC VÀ NGOẠI CẢNH MÀ THÀNH LẬP TỒN TẠI.

*CHƯ THIỆN SĨ DẠY: Ý THỨC VÀ NGOẠI CẢNH ĐỀU KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu bạn (Duy thức) nói rằng sẽ có sinh

Không năng lực, đây sẽ không sinh

Phụ thuộc lẫn nhau (thức) mà (thành lập) tồn tại

Chư Thiện Sĩ dạy không có tự tánh.



6962












THÀNH LẬP: PHÁP NÀO CÓ TỰ TÁNH ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT, MÀ PHÁP ĐÓ CÙNG CHUNG SINH RA MỘT DÒNG TÂM THỨC, THÌ ĐIỀU NÀY KHÔNG HỢP LÝ.


---------------------*****-------------



*NẾU NĂNG LỰC Ý THỨC TỰ SINH CHÍN MÙI DIỆT,

-THÌ TẤT CẢ NĂNG LỰC CỦA TỰ SINH CÁC PHÁP KHÁC SẼ SINH RA VÔ LƯỢNG PHÁP KHÁC.



*BỞI VÌ, CÁC CHỦ THỂ TƯƠNG TỤC QUAN ĐÃI KHÁC BIỆT NHAU.

-DO ĐÓ: SẼ TỪ TẤT CẢ PHÁP ĐỘC LẬP SINH, RA TẤT CẢ PHÁP ĐỘC LẬP.

-----------------------



*NẾU NÓI LÀ: “SÁT NA TRƯỚC VÀ SÁT NA SAU CHỦ THỂ TƯƠNG TỤC ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT KHÁC NHAU”. (sát na đơn vị thời gian nhỏ nhất).

-THÌ LÀ CHÍNH LÀ: “DÒNG TƯƠNG TỤC ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT KHÁC NHAU”. [VÀ KHÔNG CÓ SỰ TIẾP NỐI VỚI NHAU]

- THEO BẠN DUY THỨC CHO RẰNG: LÀ NHƯ VẬY THÌ KHÔNG BỊ LỖI, Ở ĐÂY CHÍNH LÀ ĐƯỢC BẠN DUY THỨC; ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT THÀNH LẬP.



*TÔI TRUNG QUÁN CHO RẰNG: KHÔNG HỢP LÝ KHI NÓI RẰNG; DÒNG TƯƠNG TỤC ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT, KHÁC NHAU, MÀ SINH RA CÙNG CHUNG MỘT DÒNG TÂM THỨC.

-------------------------



*NƯƠNG VÀO DÒNG TÂM THỨC TỪ MẮT VÀ GẦN MẮT.

-NẾU LÀ PHÁP ĐỘC LẬP KHÁC NHAU, THÌ KHÔNG THỂ CÙNG SINH RA MỘT DÒNG TÂM THỨC.



*PHÁP NÀO CÓ TỰ TÁNH ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT, MÀ PHÁP ĐÓ SINH RA CÙNG CHUNG MỘT DÒNG TÂM THỨC THÌ,

-ĐIỀU NÀY KHÔNG HỢP LÝ.


--------------------


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu năng lực chín mùi diệt

Năng lực của pháp khác sẽ sinh ra pháp khác

Các chủ thể tương tục quan đãi khác biệt

Cho nên tất cả sẽ sinh từ tất cả.



Nếu nói (sát na trước sau) chủ thể tương tục khác biệt

Là do dòng tương tục khác nhau

Là không bị lỗi, đây đối tượng được thành lập

Cho nên không hợp lý (khi nói) dòng tương tục khác nhau.



Nương vào (dòng tâm) Từ Thị và Cận Mật

Là các pháp khác nhau, không cùng một dòng tâm

Pháp nào có tự tánh riêng biệt

Pháp đó cùng một dòng tương tục là không hợp lý.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6963



*TÔI TRUNG QUÁN CHO RẰNG: NHÃN THỨC SINH RA TỪ TỰ LỰC NÀO?

-HOÀN TOÀN LÀ SINH RA TỪ ĐẲNG “VÔ GIÁN DUYÊN” (duyên không gián đoạn) .

----------

*“NĂNG LỰC CỦA DUYÊN” NƯƠNG TỰA VÀO TÂM THỨC.

-GỌI LÀ “NHÃN CĂN” (mắt nhìn) THẤY “CÓ SẮC BÊN NGOÀI”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nhãn thức sinh từ tự lực nào

Hoàn toàn là sinh từ đẳng vô gián (duyên)

Năng lực nương tựa vào tâm thức

Gọi là nhãn căn hữu sắc.






6964

*THÀNH LẬP: CHƯ PHẬT KHÔNG DẠY RẰNG: CÓ THẬT PHÁP.


-----------

*DUY THỨC CHO RẰNG: THẾ GIAN NÀY TỪ “CÁC CĂN” SINH RA “THỨC”.

*DO “TỰ NHÂN CỦA Ý THỨC SINH” (do tự hạt giống của ý thức sinh), KHÔNG CÓ NGOẠI CẢNH “CHẤP GIỮ LẤY”.


-KHÔNG BIẾT RẰNG: SỰ TRÌNH HIỆN NHƯ MÀU XANH, CÁC CẢNH, V.V… ĐỀU DO NĂNG LỰC Ý THỨC TỰ SINH Ở TRONG GIẤC MỘNG CHÍN MUỒI.



-PHÀM PHU CHẤP RẰNG: CHO LÀ TÂM CỦA CẢNH VÀ NGOẠI CẢNH “LÀ CÓ” NÊN “CHẤP GIỮ LẤY”.

----------------------------------



*TÔI TRUNG QUÁN TRẢ LỜI: NẾU Ở TRONG CẢNH MỘNG, KHÔNG KHÁC VỚI SẮC BÊN NGOÀI.

-TỪ LỰC CHÍN MÙI DIỆT, TÂM THỨC SINH KHỞI.

-THÌ Ở ĐÂY, TRONG CẢNH MỘNG CŨNG GIỐNG NHƯ LÚC THỨC DẬY.

----------------------

*NẾU BẠN DUY THỨC NÓI RẰNG: LÀ CÓ TÂM MÀ KHÔNG CÓ NGOẠI CẢNH.

-VẬY THÌ, Ở TRONG MỘNG KHÔNG CÓ MẮT (nhãn căn) TỒN TẠI.

-NHƯNG VẪN THẤY RẰNG: CÓ MÀU XANH, CÁC NGOẠI CẢNH, V.V… LÀ TỪ TÂM KHỞI.

-----------------

*HẠT GIỐNG NĂNG LỰC Ý THỨC CHÍN MUỒI, KHÔNG CẦN CÓ MẮT (nhãn căn) Ở ĐÂY,


*NẾU CHO RẰNG: TRONG MỘNG CẢNH KHÔNG KHÁC NGOẠI CẢNH, THÌ SAO KẺ MÙ LÒA KHÔNG THẤY CÁC PHÁP SINH KHỞI.

-----------------------------


*THEO BẠN DUY THỨC CHO RẰNG: DO NĂNG LỰC Ý THỨC THỨ SÁU CHÍN MUỒI TRONG GIẤC MỘNG.

-MÀ KHI LÚC THỨC DẬY NHÌN THẤY KHÔNG CÓ, ĐỐI VỚI NGƯỜI MÙ MẮT.

-NHƯ VẬY, TẠI SAO KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI TÔI TRUNG QUÁN: TRONG MỘNG KHÔNG CÓ CẢNH, CÁC CĂN, VÀ SẮC V.V.. KHÔNG CÓ.



*NGƯỜI MÙ KHÔNG CÓ MẮT, NHƯ LÀ HỌ THIẾU NGUYÊN NHÂN MẮT NÀY.


*NẾU NHƯ NGƯỜI THIẾU NGUYÊN NHÂN GIẤC NGỦ KHÔNG CÓ MỘNG, THÌ GIẤC MỘNG KHÔNG THỂ SINH.

-BỞI VẬY, NẾU TRONG GIẤC MỘNG NGỦ THẤY SẮC VÀ MẮT,

-PHẢI BIẾT RẰNG: “NHÂN CỦA BIẾT” (nhân ý thức) ĐỀU LÀ GIẢ DỐI.

----------------

*Ở ĐÂY, BẠN DUY THỨC HÃY TRẢ LỜI CÂU HỎI CHO TÔI TRUNG QUÁN.


-CÁI “THẤY GIỐNG NHƯ MỘNG”, VÀ VỚI LẬP LUẬN RẰNG: “LÚC THỨC CŨNG GIỐNG NHƯ GIẤC MỘNG”. CHO NÊN, LẬP TRÊN KHÔNG TỒN TẠI.

-THÔI ĐI, HÃY BỎ ĐI TRANH LUẬN NÀY,

*CHƯ PHẬT KHÔNG CÓ DẠY RẰNG: CÓ PHÁP LÀ THẬT.

------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Duy Thức:

(Thế gian) này từ căn sinh ra thức

Do tự hạt giống (ý thức sinh), không ngoại cảnh sở thủ

Không biết sự hiện bày như màu xanh, v.v…

Phàm phu cho là tâm (của cảnh) và ngoại cảnh sở thủ.





Trung Quán:

Trong mộng không khác với sắc

Tự lực chín mùi, tâm thức khởi

Ở đây, cũng như khi thức dậy

Nói là có tâm mà không có ngoại cảnh

Trong mộng không có mắt

Vẫn thấy màu xanh, v.v… là từ tâm khởi



Tự hạt giống chín mùi, không có nhãn căn ở đây,

Tại sao kẻ mù loà không sinh khởi (cái thấy).



Theo bạn (Duy thức) năng lực chín mùi thức thứ sáu trong mộng

Mà không có lúc thức (đối với người mù mắt)

Vì không có năng lực chín mùi của thức thứ sáu

(Người mù) đây không thấy

Vậy nói không có (cảnh sắc, v.v…) trong mộng

Tại sao không hợp lý?



Như thiếu nguyên nhân không mắt này

(người mù không có mắt)

Thiếu nguyên nhân ngủ mộng không sinh

Cho nên trong mộng cũng thấy sắc, mắt

Phải chấp nhận nhân biết tâm thức giả dối.

Đây Duy Thức trả lời câu hỏi cho Trung Quán

Thấy giống với lập luận (sở lập bất thành)

Diệt trừ tranh luận này

Chư Phật không dạy có thật pháp.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7005



THÀNH LẬP: KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT THÌ TÂM KHÔNG SINH KHỞI.
--------------------------

*NHỮNG VỊ “TU DU GIÀ” (tu thiền định) Y THEO LỜI DẠY CỦA THẦY, QUÁN THẤY MẶT ĐẤT ĐẦY KHẮP NƠI LÀ BỘ XƯƠNG KHÔ TAN RÃ.


-KHI QUÁN NHƯ VẬY, THÌ CÁI THẤY ẤY SẼ KHÔNG SINH KHỞI: CÁC CĂN, NGOẠI CẢNH, Ý THỨC (căn-trần,thức).

*BỞI VÌ, QUÁN NHƯ VẬY GỌI LÀ: “TÁC Ý ĐIÊN ĐẢO”.
------------------

*THEO BẠN DUY THỨC CHO RẰNG: CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT CỦA THỨC CĂN.


-VÍ NHƯ LÀ: TÂM NÀY, CÁI THẤY ĐỀU LÀ BẤT TỊNH.
-TÂM HƯỚNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT NÀY, BIẾT ĐÓ ĐỀU LÀ KHÔNG HƯ GIẢ.
-----------------------

*THEO TÔI TRUNG QUÁN: CÁCH NHÌN NHẬN CỦA BẠN, GIỐNG NHƯ “MẮT NHÌN” (nhãn căn) CỦA NGƯỜI BỆNH QUÁNG GÀ VỀ MẮT.

-CÁCH NHÌN NHẬN NÀY: CŨNG GIỐNG NHƯ LOÀI QUỶ ĐÓI, NHÌN THẤY DÒNG SÔNG NƯỚC UỐNG NHẬN BIẾT LÀ DÒNG SÔNG MÁU MỦ.


*DO VẬY, TÓM LẠI RẰNG: KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT THÌ TÂM KHÔNG SINH KHỞI.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Vị Du già theo lời dạy của Thầy
Quán thấy mặt đất đầy bộ xương
Cái thấy ấy, không sinh khởi trong ba
(đối tượng cảnh, căn, thức)
Nói là do tác ý điên đảo

Theo bạn (Duy thức) các đối tượng của thức căn
Ví như là tâm thấy bất tịnh
Tâm hướng về đối tượng ấy
Biết đó đều không hư giả.

Giống như nhãn căn và bệnh đục nhân mắt
Cũng như loài quỷ nhận thấy nước trong dòng sông là mủ
Tóm lại: nên biết nghĩa này
Giống như không đối tượng được biết
Do vậy tâm cũng không.

7006


THÀNH LẬP: PHÁP “Y THA KHỞI” RỖNG KHÔNG, KHÔNG TỰ TÁNH CẢ HAI: ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT VÀ CẢNH NHẬN BIẾT.
-----------*****-------

*NẾU “KHÔNG CÓ THỨC” “CHẤP GIỮ LẤY ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT”, THÌ “KHÔNG CÓ CẢNH” “ĐỂ CHẤP GIỮ LẤY ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT”.


-PHÁP “Y THA KHỞI” RỖNG KHÔNG, KHÔNG TỰ TÁNH CẢ HAI: ĐỐI TƯỢNG NHẬN BIẾT VÀ CẢNH NHẬN BIẾT.
-------------

*DO PHÁP NÀO CHỨNG MINH, BIẾT RẰNG PHÁP: “Ý THỨC TỰ NHẬN BIẾT” NÀY CÓ?!!!


-NẾU “KHÔNG CÓ” CẢNH NHẬN THỨC “CHẤP GIỮ LẤY”, MÀ NÓI CÓ TÂM THỨC TỰ NHẬN BIẾT “CHẤP GIỮ LẤY” CŨNG PHI LÝ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu không thức năng thủ thì không cảnh sở thủ
Pháp Y Tha rỗng không cả hai
Do cái gì chứng biết cái này có?
Không cảnh sở thủ mà nói có cũng phi lý.

7007



*KHÔNG THỂ THÀNH LẬP TỒN TẠI CHO RẰNG: CHÍNH TÂM THỨC ĐÓ “TỰ NHẬN BIẾT” CỦA TỰ CHÍN MUỒI “Ý NIỆM SAU”!
--------

-NẾU THÀNH LẬP TRÊN CƠ SỞ CỦA “Ý NIỆM SAU” (chín muồi nên tự nhận biết);


-VÌ NÓI RẰNG: “BẠN DUY THỨC CHƯA THÀNH LẬP ĐƯỢC”, “ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THÀNH LẬP” Ở “Ý NIỆM SAU TỰ CHÍN MUỒI”.

-VÌ LẼ ĐÓ, CHƯA THÀNH LẬP LUẬN Ở NƠI ĐÂY! CHO NÊN LÀ CHẲNG THỂ THÀNH LẬP LUẬN NÀY.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Không tồn tại chính tâm thức đó tự cảm nghiệm
Nếu thành lập trên cơ sở của niệm sau
Nói vì chưa thành lập đối tượng được thành lập

Chưa thành lập đây là phi năng lập.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7008



*THÀNH LẬP: NHỮNG GHI NHỚ TRONG KÝ ỨC VỀ CÁC CẢNH NÊN NÓI RẰNG: “TÔI ĐÃ THẤY”
-ĐÂY CŨNG LÀ CÁCH NÓI CỦA NGƯỜI THẾ GIAN.

-----------

*GIÁ NHƯ RẰNG “CÓ THỂ” THÀNH LẬP ĐƯỢC: “TỰ CHỨNG PHẦN” (tự nhận biết) DO KÝ ỨC GHI NHỚ TRƯỚC KIA CŨNG KHÔNG HỢP LÝ.


-TẠI VÌ KHÁC VỚI, VÍ NHƯ PHÁT SINH NƠI DÒNG TÂM THỨC CHƯA NHẬN BIẾT.

-“NHÂN NÀY” (tự chứng phần, tự nhận biết) CŨNG PHÁ HOẠI NHỮNG PHÁP KHÁC.
------------

*DO VẬY TÂM THỨC CẢM NHẬN ĐỐI TƯỢNG CÁC PHÁP, NHỚ LẠI ĐỐI TƯỢNG NÀY THÌ “KHÁC” KHÔNG PHẢI THẬT (không thật hiện) NHƯ BẢN THÂN CẢM NHẬN CHÚNG THẬT (thật hiện hữu-có tự tánh).

-DO VẬY, “KHÔNG CÓ” ĐỐI VỚI TÔI TRUNG QUÁN.

-VÌ THẾ GHI NHỚ TRONG KÝ ỨC [VỀ CÁC CẢNH] NGHĨ RẰNG: “TÔI ĐÃ THẤY”.


-ĐÂY CŨNG LÀ CÁCH NÓI CỦA NGƯỜI THẾ GIAN.
-------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Giá như được phép thành lập Tự Chứng
Ký ức ghi nhớ trước kia cũng không hợp lý
Tại vì khác, ví như phát sinh nơi dòng tâm chưa biết
Nhân này cũng phá hoại những cái khác.

Do vậy tâm thức cảm nhận đối tượng
Nhớ lại đối tượng này thì khác,
không có đối với tôi (Trung Quán).
Vì thế ký ức nghĩ rằng: “tôi đã thấy”
Đây cũng là cách nói thế gian.



7009



*THÀNH LẬP: DO KHÔNG THÀNH LẬP ĐƯỢC “TỰ CHỨNG PHẦN, tự nhận biết”, THEO BẠN DUY THỨC THÌ “PHÁP NÀO BIẾT Y THA KHỞI”?

*THÀNH LẬP: *KHÔNG HỢP LÝ CHO RẰNG, {Y THA KHỞI “NHẬN BIẾT” TỰ CHỨNG PHẦN} (không hợp lý “y tha khởi” tự độc lập nhận biết bản thân nó).

-VÌ TÁC GIẢ, HÀNH ĐỘNG, TẠO TÁC NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ MỘT.

------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Do vì không có mặt Tự Chứng
Theo bạn (Duy thức) thì cái gì biết Y Tha Khởi?
Không hợp lý, Y Tha Khởi nhận biết Tự Chứng Phần
Là vì tác giả, hành động, tác nghiệp không là một.



7010



*THÀNH LẬP: NẾU BẢN CHẤT CÁC PHÁP ĐÃ KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH (không độc lập mà có), KHÔNG TỰ NHẬN THỨC.

-THÀNH LẬP: GIẢ SỬ CÓ THỰC THỂ “Y THA KHỞI TỰ TÁNH”, TẠI SAO KHÔNG ĐỒNG Ý PHÁP NÀY TỒN TẠI.


-ĐỐI VỚI BẠN DUY THỨC, CHO RẰNG PHỤ NỮ VÔ SINH MÀ CÓ CON THÌ CÓ GÌ SAI TRONG ĐÓ?

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu bản chất đã không sinh, không nhận thức
Giả sử có thực thể Y Tha Khởi Tự Tánh
Tại sao không đồng ý cái này tồn tại
Đối với bạn (Duy thức), con của phụ nữ vô sinh thì có gì sai?


7011




*THÀNH LẬP: LÝ DO “Y THA KHỞI” KHÔNG CÓ MẢY MAY THẬT TÁNH.

-THÀNH LẬP: NHÂN CỦA TƯƠNG ĐỐI [TỰ NHẬN BIẾT, TỰ CHỨNG PHẦN] Ở THẾ TỤC LÀM SAO CÓ?

*THÀNH LẬP: QUAN ĐIỂM THẤY RẰNG CHÚNG LÀ “THẬT”, THÌ BẠN DUY THỨC THAM CHẤP Y THA KHỞI THẬT CHẤT.


*NẾU NHƯ VẬY, THÌ HỦY HOẠI MỌI KIẾN LẬP PHỔ BIẾN THẾ GIAN.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Lý do Y Tha Khởi không có mảy may
Nhân của tương đối thế tục làm sao có?
Quan kiến khác thì (Duy thức)
tham chấp (Y Tha Khởi) thực chất

Huỷ hoại mọi kiến lập phổ biến thế gian.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7012




*THÀNH LẬP: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP RA NGOÀI “ĐƯỜNG HƯỚNG” CỦA NGÀI LONG THỌ BỒ TÁT,

-THÌ KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP ĐẠT ĐẾN TỊNH TĨNH.
-------------------

*THÀNH LẬP: CŨNG ĐÁNH MẤT LUÔN “PHÁP THẾ TỤC” LẪN “THẮNG NGHĨA ĐẾ”.


-NÊN KHÔNG THỂ ĐẠT ĐƯỢC GIẢI THOÁT.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Ở ngoài đạo lộ của Luận Sư Long Thọ
Không thể có được phương pháp đạt tịch tĩnh
Cũng đánh mất Thế Tục lẫn Thắng Nghĩa Đế
Nên không thể đạt được giải thoát.



7013



*THÀNH LẬP: “NGÔN NGỮ-DANH TỰ” CỦA “THẾ TỤC ĐẾ” LẤY LÀM PHƯƠNG TIỆN.


-“THẮNG NGHĨA ĐẾ” SINH KHỞI TỪ PHƯƠNG TIỆN.
-----------------------

*THÀNH LẬP: “KHÔNG BIẾT PHÂN RANH GIỮA HAI ĐẾ”.


-DO PHÂN BIỆT SAI LẠC LẦM VÀO ĐƯỜNG ÁC.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Danh ngôn Thế Tục Đế làm phương tiện
Thắng Nghĩa Đế sinh khởi từ phương tiện
Không biết phân ranh giữa hai đế
Do phân biệt sai lạc vào lầm đường ác.


7014


*THÀNH LẬP: NẾU NHƯ BẠN DUY THỨC CHẤP NHẬN “Y THA KHỞI THẬT TÁNH”.


-THÌ TÔI TRUNG QUÁN, NGAY CẢ “THẾ TỤC ĐẾ” CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN NÓ LÀ THẬT.
----------------

*THÀNH LẬP: VÌ THUẬN THEO THẾ GIAN PHÁP, DÙ NÓ “KHÔNG CÓ THẬT” NHƯNG TÔI LẠI “NÓI NÓ CÓ”.


-TÔI TRUNG QUÁN “TÙY THUẬN THẾ GIAN” NÓI NÓ LÀ CÓ.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Như bạn (Duy thức) chấp nhận Y Tha Thực tánh như thế nào,
Ngay cả thế tục, tôi (Trung Quán) cũng không chấp nhận
Vì nhu cầu này dù không lại nói có
Tôi (Trung Quán) tuỳ thuận thế gian nói là có.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7015

THÀNH LẬP: NHƯ CẢNH GIỚI NIẾT BÀN CỦA CÁC VỊ A LA HÁN, CÁC NGÀI ĐOẠN CÁC UẨN VÀ CHỨNG TỊCH DIỆT, VÀ CHẲNG THẤY PHÁP NÀO THẬT TỒN TẠI.

------------------
THÀNH LẬP: TƯƠNG TỰ, NÓ CŨNG KHÔNG TỒN TẠI ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP.

-THEO PHƯƠNG DIỆN THẾ GIAN, TÔI TRUNG QUÁN CŨNG “KHÔNG NÓI” “NÓ LÀ CÓ”.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Như đoạn các uẩn vào tịch diệt
Chư A La Hán đều không tồn tại
Tương tự, cũng không tồn tại đối với Thế gian
Theo phương diện thế gian, tôi (Trung Quán) cũng không nói có.


7016


THÀNH LẬP: NẾU THẾ GIAN PHÁP CHỖ NÀO TỔN HẠI ĐẾN BẠN DUY THỨC.

-THÌ NÊN TÙY THUỘC THẾ GIAN MÀ BÁC BỎ CHÚNG.
-----------------

THÀNH LẬP: NẾU BẠN DUY THỨC VÀ THẾ GIAN TỔN HẠI LẪN NHAU THÌ HÃY NÊN TRANH BIỆN.


-SAU ĐÓ TÔI TRUNG QUÁN SẼ ỦNG HỘ BÊN NÀO CÓ LÝ.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu Thế gian phương hại đến bạn (Duy thức)
Tuỳ thuộc Thế gian mà bác bỏ
Bạn (Duy thức) và Thế gian nên tranh biện
Sau đó tôi (Trung Quán) sẽ ủng hộ bên nào có lý.


7017


THÀNH LẬP: NẾU “CÓ TÂM” THÌ CŨNG KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI”.

-ĐỐI VỚI HÀNH GIẢ DU GIÀ, CHỨNG TRÍ CHÂN NHƯ, THÌ BIẾT RẰNG: NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG THẬT TỒN TẠI.

--------------

*DUY THỨC THÀNH LẬP: VỊ BỒ TÁT HIỆN CHỨNG HIỆN TIỀN ĐỊA (địa thứ sáu), THẤU SUỐT BA CÕI DO TÂM TẠO.

-VÌ “BÁC BỎ ĐẤNG TẠO HÓA” LÀ “NGÃ THƯỜNG HẰNG”, NÊN BIẾT ĐẤNG TẠO HÓA LÀ “DO TÂM TẠO”.
-----------------

*VÍ DỤ: CHÂN NHƯ CỦA TÂM KHAI MỞ GỌI LÀ PHẬT.

-TƯƠNG TỰ THẾ GIAN NÀY CHỈ DO TÂM TẠO, KINH NÀY [LĂNG GIÀ KINH] DẠY CHỈ DO TÂM TẠO

-HỦY DIỆT SẮC BÊN NGOÀI NHƯ VẬY, KHÔNG PHẢI Ý NGHĨA TRONG KINH.
--------------

*TRUNG QUÁN THÀNH LẬP TRẢ LỜI:

*NẾU BẠN DUY THỨC NÓI RẰNG: “BA CÕI DO TÂM TẠO”.

-NGHĨA LÀ NÓI KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI.

-CỚ SAO “ĐẤNG ĐẠI THÁNH” (đức Phật) DẠY TRONG KINH RẰNG:

-TÂM ĐƯỢC SINH RA TỪ: “SI MÊ VÀ NGHIỆP”.
-------------------

*NẾU CHÍNH TÂM TẠO LẬP “HỮU TÌNH THẾ GIAN VÀ KHÍ THẾ GIAN” MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG.

-DO VẬY, PHẬT SẼ DẠY RẰNG: HẾT THẢY CHÚNG SANH TỪ NGHIỆP MÀ SINH RA.
-------------

*NẾU KHÔNG CÓ TÂM THÌ CŨNG KHÔNG CÓ NGHIỆP.
-----------------

*GIẢ SỬ CHẤP NHẬN CÓ “SẮC BÊN NGOÀI”

-THÌ “SẮC” PHÁP ẤY, “KHÔNG THỂ” LÀM CHỦ THỂ “TẠO TÁC” GIỐNG NHƯ TÂM.
(-nếu nhân tâm thức tạo ra sắc pháp bên ngoài thì.

-"quả sắc pháp bên ngoài" không thể tạo ra "nhân giống một dòng tâm thức, giống như tâm này")
-----------------

*DO VÌ, LOẠI TRỪ “CHỦ THỂ TẠO TÁC” (sắc pháp) “KHÁC VỚI TÂM”.

-MÀ KHÔNG NHẰM BÁC BỎ SẮC PHÁP.
--------------------

*Ở TRONG CHÂN LÝ CỦA THẾ GIAN CHẤP NHẬN CÓ CẢ NĂM UẨN TỒN TẠI.

-ĐỐI VỚI HÀNH GIẢ DU GIÀ, CHỨNG TRÍ CHÂN NHƯ, THÌ BIẾT RẰNG: NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG TỒN TẠI.
----------------------

*THÀNH LẬP: NẾU KHÔNG CÓ “SẮC BÊN NGOÀI” THÌ KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “CÓ TÂM” BÊN TRONG.

-NẾU “CÓ TÂM” THÌ CŨNG KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI”.

*THÀNH LẬP: ĐIỀU ĐÓ TRONG “BÁT NHÃ KINH” PHẬT DẠY:

-TƯƠNG ĐỒNG TRONG ĐOẠN, NHƯ CỦA “A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ LUẬN”.
-----------

*Ở ĐÂY BẠN DUY THỨC ĐÃ LẦN LƯỢT PHÁ HOẠI HAI ĐẾ (thắng nghĩa và thế gian).

-THỰC CHẤT CỦA BẠN DUY THỨC ĐÃ BỊ BÁC BỎ, KHÔNG THỂ THÀNH LẬP.
----------

*DO VẬY, THEO TRÌNH TỰ NHƯ TRƯỚC: “Y THA KHỞI” PHÁP VỐN KHÔNG SINH, NHƯNG TÔI TRUNG QUÁN THUẬN THEO THẾ GIAN NÓI CÓ SINH.
----------------

*KINH DẠY NGOẠI CẢNH KHÔNG HIỂN HIỆN, TỪ TÂM NÀY HIỂN HIỆN THÀNH MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG.

-ĐỐI VỚI NHỮNG CHÚNG SINH QUÁ THAM ĐẮM SẮC PHÁP, VÌ TRỪ THAM SẮC, NÊN BIẾT RẰNG: KINH ĐÓ LÀ “BẤT LIỄU NGHĨA” (không viên mãn).
-----------------

*ĐẤNG ĐẠO SƯ DẠY NHỮNG KINH ĐÓ LÀ “BẤT LIỄU NGHĨA” (không viên mãn)
-PHÁP BẤT LIỄU NGHĨA NÀY ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH HỢP LÝ.

*DO ĐÓ, HÀNH TƯỚNG CỦA CÁC KINH ĐIỂN KHÁC, NẾU KHÔNG NÓI VỀ “CHÂN NHƯ KHÔNG TÁNH”


-CŨNG LÀ KINH DẠY “KHÔNG VIÊN MÃN” (bất liễu nghĩa), KINH NÀY CẦN ĐƯỢC CHỨNG MINH LÀM SÁNG TỎ Ý NGHĨA.

-----------
Chú thích: -Trong Kinh Bát Nhã dạy: không có sắc, không thọ v.v... cả năm uẩn đều không thật có tự tánh.
-A Tỳ Đạt Ma Câu Xá dạy: nếu có sắc thì phải có thọ, tưởng, hành, thức,cùng có mặt.
-----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Duy Thức:
Vị Bồ Tát hiện chứng Hiện Tiền (địa thứ sáu)
Thấu suốt ba cõi duy tâm
Vì bác bỏ Đấng Tạo Hoá là Ngã thường hằng
Nên biết Đấng Tạo Hoá là Duy Tâm.

Nhằm giúp tăng trưởng tuệ cho người trí
Trong Kinh Lăng Già Đấng Biến Tri
Chủ ý Ngài dùng ngôn thuyết kim cang
Phá huỷ đỉnh núi cao của ngoại đạo.

Như trong từng luận thuyết tôn phái
Các ngoại đạo nói rằng cá thể chúng sinh v.v…
Không thấy Đấng Sáng Tạo như trên
Đức Phật dạy: Đấng Sáng Tạo là duy tâm.

Ví dụ chân như tâm khai mở gọi là Phật
Tương tự thế gian chỉ duy tâm
Ở đây kinh dạy duy tâm
Huỷ diệt sắc như vậy, không phải nghĩa trong Kinh

Trung Quán:
Nếu điều này bạn (Duy thức) nói ba cõi duy tâm (tam hữu duy tâm)
Nghĩa là nói không có sắc
Cớ sao Đấng Đại Thánh (Phật) dạy trong Kinh
Tâm được sinh ra từ si mê và nghiệp.

Chính tâm tạo lập hữu tình thế gian
Và khí thế gian muôn hình vạn trạng
Dạy rằng: hết thảy chúng sanh từ nghiệp sinh
Nếu không tâm thì cũng không có nghiệp.

Giả sử chấp nhận có sắc thì sắc pháp ấy
Không làm chủ thể tạo tác giống như tâm
Do vì loại trừ chủ thể tạo tác khác với tâm
Mà không nhằm bác bỏ sắc.

Ở trong chân lý của thế gian
Thế gian chấp nhận uẩn có cả năm uẩn
Đối với hành giả Du Già chứng trí chân như
Thì năm uẩn đó không tồn tại.

Nếu không có sắc thì không nên chấp giữ có tâm
Nếu có tâm thì cũng không chấp giữ không có sắc
Điều đó trong Bát Nhã Kinh Phật dạy:
Tương đồng đoạn, như A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận.

Đây Duy thức đã lần lượt phá hoại hai đế
Thực chất của bạn (Duy thức) đã bị bác bỏ, không thể thành lập
Cho nên theo trình tự như trước
(Y Tha) pháp vốn không sinh, theo thế gian có sinh.

Kinh dạy ngoại cảnh không hiển hiện
Từ Tâm hiển hiện thành muôn hình vạn trạng
Đối với ai quá tham đắm sắc
Vì trừ tham sắc, nên kinh ấy là bất liễu nghĩa.

Đấng Đạo Sư dạy đây là bất liễu nghĩa
Bất liễu nghĩa này được chứng minh hợp lý
Như vậy hành tướng của Kinh điển khác
Cũng là Kinh bất liễu nghĩa, Kinh này sẽ làm sáng tỏ.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7018




*CHƯ PHẬT DẠY RẰNG:

-THÀNH LẬP: NẾU KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT, THÌ KHÔNG TÌM THẤY THỨC NHẬN BIẾT MỘT CÁCH DỄ DÀNG.

-NẾU KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT, THÌ KHÔNG CÓ THỨC NHẬN BIẾT.


-BỞI VÌ VẬY, TRƯỚC TIÊN CẦN PHỦ ĐỊNH “ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT”.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Chư Phật dạy: nếu không đối tượng được biết
Thì dễ dàng tìm thấy không thức biết
Nếu không đối tượng được biết do không thức biết
Trước tiên, phủ định đối tượng được biết.



7019


*BẤT KỲ KINH ĐIỂN NÀO, KHÔNG GIẢI THÍCH CHÂN NHƯ VỀ “THẮNG NGHĨA ĐẾ” THÌ

-NÊN BIẾT KINH ĐÓ LÀ “BẤT LIỄU NGHĨA” (kinh không viên mãn), CẦN DẪN GIẢI.

-NHỮNG KINH DẠY “TÁNH KHÔNG” LÀ KINH LIỄU NGHĨA.

-------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nên biết lịch sử Kinh giáo nào
Không giải thích nghĩa chân như
Nên biết đó là Kinh bất liễu nghĩa, cần dẫn giải
Dạy nghĩa không tánh là liễu nghĩa.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
PHỦ ĐỊNH CẢ HAI SINH (TỰ SINH VÀ THA SINH).
7046



*PHỦ ĐỊNH CÁC PHÁP LÀ CÓ TỰ TÁNH.


-----------------

*TẠI SAO SINH TỪ CẢ HAI (TỪ TỰ VÀ THA) LÀ PHI LÝ?

-VÌ TRƯỚC ĐÃ PHỦ ĐỊNH CẢ HAI TỰ TÁNH TỪ LÚC BAN ĐẦU.



*VÌ KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH TRONG TỪNG CÁI MỘT.

-KHÔNG NHỮNG THẾ THẾ GIAN KHÔNG ĐỒNG Ý, MÀ CẢ TRONG NGHĨA CHÂN NHƯ, CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN.


--------------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Tại sao sinh từ cả hai là phi lý?

Vì phạm đúng những lỗi trước đã nói

Không những thế gian mà ngay cả chân như không chấp nhận

Vì không có sinh trong từng một (tự, tha).



7047




*BÁC BỎ QUAN ĐIỂM: KHÔNG DO NHÂN MÀ TỰ SINH RA.

------------

*NẾU NHƯ CÁC PHÁP, DUY CHỈ “KHÔNG NHÂN” MÀ CÓ “TỰ TÁNH SINH” (sẵn có sinh),

-THÌ KHI ẤY SẼ SINH RA TẤT CẢ KHẮP NƠI, Ở MỌI THẾ GIAN MÀ KHÔNG CẦN PHỤ THUỘC VÀO NHÂN.

-NẾU VẬY THÌ NGƯỜI ĐỜI KHÔNG CẦN TRỒNG CÂY, MÀ CŨNG CÓ QUẢ ĂN.

-CŨNG CHẲNG CẦN CỰC NHỌC ĐI LÀM TRĂM BỀ VUN BỒI HẠT GIỐNG, HÀNH THIỆN V.V…

----------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu như duy chỉ “không nhân” mà có sinh

Khi ấy sẽ sinh ra tất cả ở mọi thời gian

Người đời cầu quả cũng không cần phải

Cực nhọc trăm bề vun bồi hạt giống, v.v….



7048


*NẾU CHÚNG SINH VẮNG MẶT NGUYÊN NHÂN THÌ KHÔNG THỂ CẢM NHẬN.


-TÂM CẢM NHẬN VẺ ĐẸP RỰC RỠ Ở THẾ GIAN.

-BIẾT LÀ THẾ GIAN NHƯ CÓ NHÂN CỦA TÂM THỨC CẢM NHẬN.

-------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu chúng sinh vắng mặt nguyên nhân không thể cảm nhận

Như sắc hương của hoa sen xanh trong hư không

Bởi vì tâm cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ ở thế gian

Biết là thế gian có nhân như tâm thức.



7049


*BẢN THỂ CỦA “CÁC ĐẠI CHỦNG” THEO “BẠN” SUY DIỄN, (đại chủng= đất, nước, gió, lửa, hư không, thức nhận biết)


-CHÚNG KHÔNG THẬT LÀ ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC CỦA TÂM.

--------------------

*ĐIỀU NÀY “THẬT CÓ TỒN TẠI” ĐỐI VỚI “KẺ TÂM THỨC DÀY ĐẶC BÓNG TỐI”.

-KẺ ẤY LÀM SAO HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỜI KHÁC. (đời khác= kiếp trước, kiếp sau)

-----------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bản thể các đại chủng theo bạn suy diễn

Chúng không là đối tượng của tâm

Điều này tồn tại đối với kẻ tâm thức dày đặc bóng tối

Kẻ ấy làm sao hiểu đúng về đời khác.







7050

*NẾU BÁC BỎ CHO RẰNG: KHÔNG CÓ KIẾP TRƯỚC, KIẾP SAU, THÌ PHẢI BIẾT RẰNG NHƯ VẬY TỨC LÀ; CÁI THẤY ĐIÊN ĐẢO.


-TỨC LÀ CHẤP VỀ “TỰ TÁNH” CỦA “ĐỐI TƯỢNG” ĐƯỢC “NHẬN THỨC”.

-----------------

*VÌ Y CỨ THEO CÁI THẤY NÀY [KHÔNG CÓ KIẾP TRƯỚC, KIẾP SAU], TƯƠNG ĐỒNG CHẤP “CÓ THÂN” LÀ THẬT CÓ.

-VÍ DỰ NHƯ: CHẤP NHẬN CÓ TỰ TÁNH CỦA CÁC ĐẠI CHỦNG.

(đại chủng= đất, nước, gió, lửa, hư không, thức nhận biết)
--------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khi “bác bỏ” “có đời khác”, phải biết điên đảo kiến

Về tự tánh của đối tượng được nhận thức

Vì y cứ kiến ấy tương đồng với có thân

Ví dụ như chấp nhận có tự tánh của các đại chủng.


7051



*“CÁC ĐẠI CHỦNG” KHÔNG THẬT TỒN TẠI NHƯ ĐÃ NÓI:

-VÌ TRƯỚC KHÔNG SINH TỪ “TỰ TÁNH”, VÀ “TỪ TỰ TÁNH CỦA THA” HOẶC “CẢ HAI TỰ TÁNH”.

-KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NHÂN MÀ SINH RA, CŨNG ĐÃ BÁC BỎ.

-ĐÂU CẦN PHẢI TRƯỚC CHƯA NÓI VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA “CÁC ĐẠI CHỦNG”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Các đại chủng không tồn tại như đã nói

Vì trước, sinh từ tự, tha hoặc cả hai

Vô nhân sinh chung cùng đã phủ định

Đâu phải trước chưa nói về sự tồn tại các đại chủng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7052


THÀNH LẬP: CÁC PHÁP LÌA TỰ TÁNH.

---------------

*BỞI VÌ CÁC PHÁP, KHÔNG SINH TỪ “TỰ TÁNH” VÀ “TỰ TÁNH CỦA THA” HOẶC “CẢ HAI TỰ TÁNH”.


-VÀ “KHÔNG THỂ NÀO” “KHÔNG PHỤ THUỘC” VÀO “NHÂN” MÀ SINH RA.

---------------

*CÁC PHÁP LÌA TỰ TÁNH, TỢ NHƯ CỤM MÂY SI MÊ DÀY ĐẶC.

-“ĐỐI VỚI THẾ GIAN” THẤY CÓ CÁC CẢNH, CHẤP THẬT CHO RẰNG “CÓ TỰ TÁNH” NÊN LÀ THẤY ĐIÊN ĐẢO.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì không sinh từ tự, tha hoặc cả hai

Và không thể không phụ thuộc vào nhân

Các pháp lìa tự tánh, tợ như cụm mây si dày đặc

Đối với thế gian thấy có các cảnh điên đảo.


7053



THÀNH LẬP: KẺ VÔ TRÍ BỊ MÃNH LỰC NGU SI, THẤY CÁC PHÁP HỮU VI MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG LÀ THẬT CÓ TỰ TÁNH.


---------------

*DO NGƯỜI BỊ BỆNH QUÁNG GÀ VỀ MẮT, NÊN CÁI THẤY CỦA HỌ SAI LẦM NHƯ THẤY RẰNG:


-CÓ TÓC XÕA XUỐNG, HAI MẶT TRĂNG, CON RUỒI V.V…

----------------

-CŨNG VẬY, GIỐNG NHƯ KẺ VÔ TRÍ BỊ MÃNH LỰC CỦA NGU SI.

-TÂM THỨC THẤY CÁC PHÁP HỮU VI MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG LÀ THẬT CÓ TỰ TÁNH.




Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Do mãnh lực bệnh đục nhân mắt họ thấy sai

Có tóc xoã xuống, hai mặt trăng, lông công, con ruồi v.v…

Tương tự kẻ vô trí bị mãnh lực ngu si

Tâm thức thấy hữu vi pháp muôn hình vạn trạng.


7054



*THÀNH LẬP ĐỨC PHẬT NÓI: “NƯƠNG VÀO SI MÊ VÀ NGHIỆP MÀ SINH KHỞI”.


-NẾU KHÔNG CÓ SI MÊ THÌ KHÔNG CÓ NGHIỆP.

-XÁC QUYẾT NGHIỆP VÀ SI MÊ NHẬN THỨC BỞI KẺ VÔ TRÍ.

------------------

*MẶT TRỜI THIỆN TRÍ XÓA TAN BÓNG TỐI VÔ MINH DÀY ĐẶC.


-CÁC THÁNH GIẢ LĨNH HỘI “KHÔNG TÁNH” ĐẠT GIẢI THOÁT.


-----------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nói: nương vào si mê nghiệp sinh khởi

Nếu không si thì không sinh

Xác quyết nhận thức bởi kẻ vô trí

Mặt trời thiện trí xoá tan bóng tối dày đặc

Các Thánh Giả lĩnh hội không tánh đạt giải thoát.


7055



*THÀNH LẬP NHỮNG VỊ CHẤP CÓ TỰ TÁNH PHẢN BÁC:


-TRUNG QUÁN NẾU ÔNG CHO RẰNG: CÁC PHÁP KHÔNG CHÂN THẬT THÌ DANH NGÔN THẾ TỤC CŨNG

KHÔNG THẬT.

-VẬY THÌ GIỐNG NHƯ ĐỨA CON CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÔ SINH.

*TÔI (chấp có tự tánh) CHÚNG SẼ KHÔNG TỒN TẠI NHƯ VẬY, DO ĐÓ CÁC PHÁP DUY NHẤT CÓ TỰ TÁNH.

-------------



*TRUNG QUÁN THÀNH LẬP TRẢ LỜI:


- ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH QUÁNG GÀ VỀ MẮT, MẮT BỊ HƯ HẠI NỔI ĐOM ĐÓM V.V…

-THẤY CÁC CẢNH NHƯ HAI MẶT TRỜI, HAI MẶT TRĂNG, CÁI DÂY TƯỞNG RẰNG CON RẮN V.V…

-THẬT SỰ NHỮNG CẢNH ẤY CHÚNG KHÔNG SINH KHỞI.

-TRƯỚC TIÊN CÁC NGƯƠI NÊN TRANH BIỆN VỀ CHÚNG.

-SAU ĐÓ SẼ NÓI ĐẾN NGƯỜI BỆNH HƯ MẮT NHƯ NỔI ĐOM ĐÓM, BỊ QUÁNG GÀ , CÁI THẤY SAI LẦM VÔ MINH.

-------------

*NHƯ Ở TRONG GIẤC MỘNG THẤY ĐÔ THÀNH CÁC CẢNH,

-NHƯ VÁNG NẮNG (váng nắng: ảo giác thấy có nước trên sa mạc do ánh nắng gắt phản chiếu), NHƯ ẢNH TƯỢNG (hình ảnh trong chiếc gương), NHƯ HUYỄN THUẬT.

-THẤY RẰNG CHÚNG ĐỀU KHÔNG CÓ SINH, TUY NHIÊN KHÔNG NGHĨA LÀ CHÚNG CÓ THẬT.

-TẠI SAO CHÚNG KHÔNG HỢP LÝ ĐỐI VỚI BẠN.

-------------

*THEO PHƯƠNG DIỆN THẾ GIAN TÔI TRUNG QUÁN NÓI RẰNG: GIỐNG NHƯ ĐỨA CON CỦA PHỤ NỮ VÔ SINH, TỰ TÁNH KHÔNG SINH.

-PHƯƠNG DIỆN QUI ƯỚC THẾ GIAN CŨNG KHÔNG CÓ THẬT.

-TƯƠNG TỰ, TỰ TÁNH CÁC PHÁP THẾ GIAN HAY CHÂN NHƯ ĐỀU “VỐN KHÔNG SINH”.

-----------

*BỞI VẬY Ở ĐÂY, ĐỨC PHẬT NÓI RẰNG:

-CÁC PHÁP NGUYÊN SƠ VỐN TỊCH TĨNH, KHÔNG SINH.

-TỰ TÁNH NIẾT BÀN THOÁT LY ƯU KHỔ.

-VÌ CÁC PHÁP “KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH” (thường hằng sinh).

------------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Chấp có Tự Tánh:

Nếu các pháp không chân thật thì danh ngôn cũng không

Như đứa con của người phụ nữ vô sinh

Chúng sẽ không tồn tại như vậy

Do đó chúng duy nhất có tự tánh.

Trung Quán:

Với người bệnh đục nhân mắt v.v…

Các cảnh tượng tóc xõa v.v… chúng không khởi

Trước tiên ngươi hãy tranh biện về chúng

Sau mới nói đến bệnh đục nhân mắt vô minh.



Như giấc mộng, tầm hương thành,

Váng nắng , ảnh tượng, huyễn thuật

Thấy chúng không sinh tuy nhiên không đồng với có

Tại sao chúng không hợp lý đối với bạn.



Phương diện chân như chúng không sinh

Nhưng không giống với con của phụ nữ vô sinh

Không là đối tượng nhận biết của thế gian

Do vậy tuyên bố này không thuyết phục.

Đứa con của phụ nữ vô sinh tự tánh không sinh

Phương diện qui ước thế gian cũng không có

Tương tự tự tánh các pháp

Thế gian chân như vốn vô sinh.



Cho nên ở đây, Đấng Đạo Sư tuyên thuyết

Các pháp nguyên sơ vốn tịch tĩnh, vô sinh

Tự tánh Niết Bàn (thoát ly ưu khổ)

Vì không có thường hằng sinh.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7056



*THÀNH LẬP: NHƯ NÓI VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÂN NHƯ THẮNG NGHĨA ĐẾ, THÌ KHÔNG CÓ CHIẾC BÌNH (không thấy pháp nào tồn tại) V.V..

-THÀNH LẬP: THEO PHƯƠNG DIỆN NHẬN THỨC PHỔ THÔNG: CÁC PHÁP CHÚNG CÓ TỒN TẠI ĐỐI VỚI THẾ GIAN.

-THÀNH LẬP: CŨNG VẬY, TẤT CẢ PHÁP TỒN TẠI, SẼ KHÔNG BỊ LỖI LẬP LUẬN ĐỒNG VỚI ĐỨA CON CỦA PHỤ NỮ VÔ SINH.

----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Như nói phương diện chân như thì không có chiếc bình v.v…

Chúng tồn tại phổ thông đối với thế gian

Tương tự tất cả pháp tồn tại

Không bị lỗi đồng với con của phụ nữ vô sinh



7057



*THÀNH LẬP: TẤT CẢ PHÁP HOÀN TOÀN “PHỤ THUỘC Y DUYÊN SINH”


-------------

*BỞI VÌ TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG SINH TỪ KHÔNG “NHÂN”


-CÁC PHÁP CŨNG KHÔNG SINH TỪ “TỰ TÁNH”, “TỰ TÁNH CỦA THA” HAY LÀ “CẢ HAI TỰ TÁNH”, HOẶC SINH TỪ ĐẤNG TỔNG CHỦ V.V…

-TẤT CẢ PHÁP KHÔNG SINH THÀNH NHƯ VẬY.


-------------

*DO ĐÓ, CÁC PHÁP HOÀN TOÀN “PHỤ THUỘC Y VÀO DUYÊN SINH”.

-------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì không sinh từ không nhân

Nhân ấy như Đấng Tự Tại v.v…, tự, tha và cả hai

Tất cả pháp không sinh thành

Nên chúng hoàn toàn phụ thuộc y duyên sinh.



7058


*BỞI VÌ CÁC PHÁP VỐN DO DUYÊN SINH.


-NHỮNG QUAN ĐIỂM THẤY RẰNG CÁC PHÁP “CÓ TỰ TÁNH SINH”, HOẶC “KHÔNG NHÂN SINH”, “NHÂN TÀ” KHÔNG THỂ QUÁN SÁT PHÂN TÍCH ĐÚNG CHÂN LÝ.


-LÝ DUYÊN SINH NÀY, CẮT ĐỨT TẤT CẢ LƯỚI ÁC KIẾN.

------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì các pháp vốn duyên sinh

Những quan điểm trên không thể quán sát

Dùng lý duyên khởi này

Cắt đứt tất cả lưới ác kiến.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7059




*NẾU THẤY RẰNG “CÁC PHÁP CÓ TỰ TÁNH” THÌ PHÂN BIỆT SINH KHỞI.

-ĐỂ QUÁN SÁT TOÀN DIỆN, THÌ “KHÔNG CÓ PHÁP NÀO” MÀ CHẲNG “KHÔNG TỰ TÁNH” NHƯ TRÊN ĐÃ NÓI.

-“KHÔNG CHẤP CÁC PHÁP CÓ THẬT TÁNH” THÌ “PHÂN BIỆT SẼ KHÔNG SINH KHỞI”.

-VÍ NHƯ KHÔNG CÓ CỦI THÌ KHÔNG CÓ LỬA.

--------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Thấy các pháp có tự tánh thì phân biệt sinh khởi

Để quán sát toàn diện không có pháp như trên

Không chấp thật tánh thì phân biệt này không sinh

Ví như không củi thì không có lửa.






7060



*NHỮNG VỊ DU GIÀ (thiền định tịch chỉ và thắng quán) DO KHÔNG BỊ PHÂN BIỆT TRÓI BUỘC, MÀ ĐẠT GIẢI THOÁT.


-ĐỨC PHẬT DẠY: NHỜ “QUÁN SÁT CHÁNH KIẾN” CÓ ĐƯỢC, ĐOẠN TRỪ CÁC PHÂN BIỆT.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Kẻ phàm phu bị phân biệt trói buộc

Vị Du Già vô phân biệt, đạt giải thoát

Các Bậc Trí dạy: nhờ quán sát có được

Kết quả đoạn trừ các phân biệt.


7061


*MỤC ĐÍCH NHẰM QUÁN SÁT, GIẢI THÍCH NGHĨA CHÂN NHƯ THẮNG NGHĨA (nghĩa viên mãn),


-PHÁ HOẠI QUAN ĐIỂM SAI LẦM “TÔNG PHÁI KHÁC” THÌ KHÔNG MẮC LỖI.

----------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Quán sát luận bàn không phải thích tranh biện

Là vì làm sáng tỏ chân lý giải thoát

Mục đích nhằm giải thích nghĩa chân như

Phá hoại tha tông thì không mắc lỗi.



7062


*NẾU CHẤP CHẶT QUAN ĐIỂM SAI LẦM CỦA TÔNG PHÁI MÌNH, SÂN HẬN TRANH ĐẤU PHÁ HOẠI QUAN ĐIỂM CỦA KẺ KHÁC.


-HÃY NÊN ĐOẠN DIỆT THAM ĐẮM SÂN HẬN.

-QUÁN SÁT NHANH CHÓNG QUAN ĐIỂM ĐÚNG CHÂN LÝ, ĐỂ ĐẠT GIẢI THOÁT.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu như tham đắm quan điểm tự tông

Sân hận tranh đấu phá hoại quan kiến của kẻ khác

Hãy nên đoạn diệt tham đắm sân hận

Quán sát nhanh chóng đạt giải thoát.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
THÀNH LẬP NHÂN VÔ NGÃ.
(không có ngã độc lập thường hằng ngoài các uẩn)


7067
*MỌI LỖI LẦM PHIỀN NÃO ĐỀU DO TÂM CHẤP THẬT (ngã chấp), CHO RẰNG: “THÂN NÀY CÙNG CÁC UẨN LÀ THẬT CỦA NGÔ.

-----------

*THÀNH LẬP: TÂM NHẬN BIẾT MỌI LỖI LẦM PHIỀN NÃO, ĐỀU SINH TỪ “THÂN KIẾN” (“tụ hoại kiến”, chấp thân là thật). (tâm nhận biết mọi lỗi lầm phiền não, đều sinh từ “chấp thân” là thật của “ngã” mà sinh ra)

-NÊN BIẾT RẰNG: “NGÃ CHẤP” LÀ “ĐỐI TƯỢNG” CỦA “THÂN KIẾN” (ngã chấp là đối tượng của chấp thân).

-BỞI VẬY, HÀNH GIẢ TRƯỚC TIÊN CẦN PHẢI DIỆT TRỪ “NGÃ CHẤP”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:


Tâm nhận biết mọi lỗi lầm phiền não

Đều sinh từ Tụ Hoại Kiến

Nên biết ngã là đối tượng của Tụ Hoại Kiến

Hành giả phải diệt trừ ngã.



7068


*NGOẠI ĐẠO CHO RẰNG “NGÃ LÀ THỌ DỤNG CỦA TA”, THƯỜNG HẰNG, CHẲNG TÁC GIẢ, VẮNG MẶT ĐỨC TÍNH VÀ HÀNH ĐỘNG.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Ngoại đạo xác nhận ngã như là thọ dụng giả, thường chất,

Phi tác giả, vắng mặt đức tính và hành động

Trên cơ bản có chút ít sai khác

Ngoại đạo chia thành nhiều tông phái khác nhau.


7069





*THÀNH LẬP: VÌ KHÔNG CÓ CÁI “NGÃ VÔ SINH” ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG TRONG THẮNG NGHĨA ĐẾ, GIỐNG NHƯ THẾ GIAN CHẤP NHẬN ĐỨA CON CỦA PHỤ NỮ VÔ SINH.


-DO ĐÓ, NÓI “NGÃ KIẾN” LÀ Y CỨ “CHO NGÃ CHẤP” CŨNG KHÔNG ĐÚNG LÝ.

-VÌ KHÔNG CÓ “NGÃ VÔ SINH” ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG NÊN “PHƯƠNG DIỆN THẾ TỤC CŨNG KHÔNG CHẤP NHẬN CÓ”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Vì không có ngã vô sinh

Như con của phụ nữ vô sinh

Nó làm y cứ cho ngã chấp thì không đúng lý

Ngay cả thế tục cũng không chấp nhận có.


7070




*TRONG CÁC LUẬN GIẢI CỦA NGOẠI ĐẠO, NÓI RẰNG ĐẶC TÍNH CỦA NGÃ V.V.. TẤT CẢ ĐÃ BỊ BÁC BỎ.


-DO CHỨNG MINH “NHÂN” “NGÃ VÔ SINH ĐỘC LẬP THƯỜNG HẰNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHỔ THÔNG” [CỦA NGOẠI ĐẠO] VỚI HỌ, THÌ ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CŨNG KHÔNG TỒN TẠI.

-DO ĐÓ, NGÃ KHÔNG CÓ MỌI ĐẶC TÍNH NHƯ VẬY!



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Trong các luận của ngoại đạo

Nói đặc tính của ngã, tất cả bị bác bỏ

Do chứng minh nhân vô sinh phổ thông đối với họ

Cho nên không có mọi đặc tính như vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên