vienquang2

Tứ Thánh Đế

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 1- 4 Bậc Tứ Đế.

TRỰC CHỈ (TTT)

Giáo lý TỨ ĐẾ trong đạo Phật có nhiều người Phật tử, thậm chí chưa chánh thức là Phật tử, đọc qua một ít trang kinh sách Phật, người ta có thể tự cho rằng mình đã biết đã hiểu giáo lý TỨ ĐẾ rồi. Rằng đó là KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ, DIỆT ĐẾ và ĐẠO ĐẾ, đâu có gì lạ !

Đúng ! Nhưng giáo lý Tứ Đế không chỉ có vậy. Giáo lý TỨ ĐẾ có thể gọi nhiều tên: TỨ ĐẾ. TỨ DIỆU ĐẾ. TỨ CHƠN ĐẾ. TỨ THÁNH ĐẾ.

Mỗi tên có ý nghĩa khác nhau, vì vậy phải học giáo lý TỨ ĐẾ qua bốn tên và bốn tầng sâu cạn cao thấp do nhãn quan của con người, tùy chứng đắc, tùy trình độ căn cơ.

Giáo lý TỨ ĐẾ, Phật thuyết thời pháp đầu tiên sau khi thành đạo, được Vô Thượng Bồ Đề, Vô Thượng Niết Bàn dưới cội cây Tất Bát La, dạy cho năm vị Thiện lai Tỳ kheo, nhóm ông Kiều Trần Như...ở Lộc Giả Uyển. Thời pháp TỨ ĐẾ này độ cho năm người chứng được quả thánh: A La Hán quả. Từ đây có được cái từ TAM BẢO TỐI SƠ:

Phật - Thích Ca Mâu Ni.
Pháp - Tứ Đế.
Tăng - gồm năm vị Tỳ kheo: Kiều Trần Như, A Thấp Bệ, Bạt Đề, Ma Ha Nam và Thập Lực Ca Diếp.

Giáo lý Tứ Đế này Phật dựa trên hiện tượng có sanh có diệt của vạn pháp chia thành hai phạm trù nhân quả:

Nhân quả còn ở trong thế gian MÊ mờ: KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ.

Nhân quả của người ở trong thế giới tỉnh NGỘ: DIỆT ĐẾ. ĐẠO ĐẾ.

Đây gọi là SANH DIỆT TỨ ĐẾ. Sanh Diệt Tứ Đế thường gọi với cái tên TỨ ĐẾ mà thôi.

Dưới nhãn quang của người tu chứng chân lý, có được pháp nhãn, người ta nhìn và nhận thức KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO khác hơn người phàm phu nhận thức KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO theo bài bản của sanh diệt Tứ Đế. Trình độ giác ngộ chân lý của hạng người này, họ nhìn thấy được bản chất của KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO vốn là phi bản chất; nghĩa là nó không có cái thực chất đích thực.

Bởi vì nhận định rằng: Trước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thấy chúng là nguyên nhân của KHỔ, do người.

Thấy chúng là những thứ trang trí làm đẹp cho cõi đời, làm cho cuộc sống đáng sống, cũng do người.

Thế cho nên KHỔ không thực chất để sanh. TẬP, DIỆT, ĐẠO cũng không thực chất để sanh. Lấy pháp nhãn mà nhìn thì rõ là Tứ Đế "VÔ SANH".

Đó là chỗ MẦU NHIỆM của giáo lý TỨ ĐẾ, cho nên có tên: TỨ DIỆU ĐẾ. Tứ Diệu Đế cũng gọi là VÔ SANH TỨ ĐẾ, từ cơ sở đó.

Bằng cách nhìn khác của con người chứng đạo có được tuệ nhãn, các ngài thấy rằng KHỔ ĐẾ không phải chỉ có người nghèo thiếu, đói rách, cực nhọc, vất vả một nắng hai sương để đổi lấy miếng ăn cái mặc mới là KHỔ. Người chứng đạo còn thấy tất cả: Quốc vương, Tổng thống, Bộ trưởng, Đại thần, cán bộ, tam công, bách quan, vạn dân đều khổ hết. Chẳng qua mỗi địa vị, mỗi đẳng cấp chịu lấy cách khổ khác nhau mà thôi. Nhìn sâu thực trạng cuộc sống, hoàn cảnh, môi trường, hành động, thực hiện...đều có sự vô an bất trắc như luôn luôn rình rập sẵn sàng đoạn mạng con người ! Vì vậy dưới nhãn quang của người đạt đạo: khổ nhiều lắm, nhìn đâu cũng có cái mầm khổ ở trong nội tại: KHỔ ĐẾ VÔ LƯỢNG ! Nhìn qua khu vực TẬP ĐẾ, DIỆT ĐẾ và ĐẠO ĐẾ, người chứng đạo cũng thấy rõ tánh chất VÔ LƯỢNG của mỗi đế.

Làm quan, làm vua, làm Tổng Thống ai chẳng nghĩ rằng: mình đạt đến "vinh quang tột đỉnh" ! Uy quyền cái thế chấn bị sơn hà ! Có mấy ai ngờ rằng: Vinh quang đó, uy dũng chấn sơn hà đó có thể làm nên bản án, tù tội cho mình ! Những người làm nông không phải là nghề tội lỗi, vậy mà có người làm nông gây cho mình tội lỗi, thậm chí có trường hợp mất mạng với nhau. Lương y, bác sĩ là nghề nghiẹp dễ làm việc "độ thế cứu nhơn" vậy mà cũng có bác sĩ, lương y không làm ra được chút phước đức nào mà còn tạo ra vô vàn bất thiện nghiệp ! Hàng giáo sĩ, bậc sa môn, đức giáo chủ..ai cũng những tưởng đó là bậc thánh thiện khả kính bậc nhất trên đời. Vậy mà đặt trọn niềm tin, gởi hết lòng tôn kính vào các ngài "thay mặt cõi trên" ấy cũng cần phải vận dụng "văn tư tu", lấy "tứ y pháp" ra làm chuẩn, may ra mới khỏi thất vọng và thiệt thòi !

DIỆT ĐẾ và ĐẠO ĐẾ cũng vô lượng. Bởi lẽ người đạt đạo nhìn đâu cũng thấy Niết bàn. Ở đâu cũng là Niết bàn. Nhìn đâu cũng là pháp thiện. Ở đâu cũng có thiện pháp để thực hành, trang nghiêm thế gian. Do vậy, qua cái thấy biết, nhận thức của người đạt đạo: KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ, DIỆT ĐẾ, ĐẠO ĐẾ, đế nào cũng "vô lượng". Đó là sự thật. Đó là chân lý. Vì vậy có tên gọi "Tứ chơn đế". TỨ CHƠN ĐẾ tức là VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ vậy.

Dùng Phật nhãn quan sát vũ trụ nhân sanh, PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN, BÌNH ĐẲNG BẤT NHỊ ! Giáo lý TỨ ĐẾ Phật dạy hơn bốn mươi lăm năm qua, sử dụng Phật nhãn và Phật trí mà soi rọi thì không có ĐẾ nào !

Phiền não và Bồ đề không có hai tánh. Phiền não tức Bồ đề.

Sanh tử và Niết bàn không có hai cảnh. Sanh tử tức Niết bàn.

Khi mê chỉ thấy phiền não, không thấy giác tánh Bồ đề. Lúc ngộ, Bồ đề giác tánh hiển hiện ra, mê tình tan biến mất. Tùy thuận chân lý, ngay trong cõi đời sanh tử đã tự thọ dụng Niết bàn. Không nhận thức giác ngộ chân lý, tự mình đánh mất Niết bàn mà mình đang thọ dụng. Đó là ý nghĩa: VÔ TÁC TỨ ĐẾ. Nói cách khác. VÔ TÁC TỨ ĐẾ là không làm gì hết, không có ĐẾ nào hết. Đối với Phật nhãn: PHÁP NHĨ NHƯ THỊ. Ai hiểu được chân lý đó mới là người hiểu biết TỨ THÁNH ĐẾ ở kinh Đại Niết Bàn. (trích Đai niết Bàn Trực Chỉ Đề Cương- HT. Thích Từ Thông)

Tứ Diệu Đế. Ttt210

Bài viết này VQ dựa trên lời giảng Kinh Niết Bàn của HT Ân Sư Thích Từ Thông mà triển khai.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 2- Duyên khởi & Chung kết.

* Tứ Diệu Đế.- Là bài pháp đầu tiên, đức Phật đã dùng để chuyển pháp luân, mà suốt trong cuộc đời truyền dạy cho chúng đệ tử, thì pháp Tứ Diệu Đế, lúc nào cũng ẩn chứa trong các kinh điển.

Đến thời pháp cuối cùng, là thời Niết Bàn , đức Phật lại càng dạy kỷ lưỡng và sâu thẩm cũng là pháp Tứ Diệu đế.

* Tứ Diệu Đế.- Là 4 chân lý chắc thật, gồm : KHỔ- TẬP- DIỆT- ĐẠO. Đức Phật dùng đó để chuyển Pháp Luân, rộng độ chúng sanh vào Niết Bàn, an lạc.

Sau khi thành đạo. Nhóm người được đức Phật giáo hóa đầu tiên và được chứng quả, thành tựu Tăng đoàn là nhóm ông Kiều Trần Như - cũng từ nơi pháp này mà được. Đó là một nhân duyên từ nhiều kiếp lâu xa. Như đoạn kinh hiền Ngu, sau đây:

Một thời đức Phật ở nước Ca Tỳ La Vệ, tại Tinh xá Ni Câu Lư Đà.

Khi bấy giờ giòng họ Thích và nhân dân thấy đức Thế Tôn có quang minh thần biến, tuyên dương chánh giáo, đường đường chính chính, khắp nhân thiên phàm thánh đều quy ngưỡng. Họ ca tụng nhóm ông Kiều Trần Như năm người đối với Phật có duyên gì tốt, mà được nghe pháp đầu tiên; được đắc giải thoát trước, trong thành ngoài ấp đều tùng phục tôn kính.

Các vị Tỳ kheo nghe biết, lên bạch Phật rằng:

Kính lạy đức Thế Tôn! Nhân dân họ đương tán tụng Thế Tôn! Và khen nhóm ông Kiều Trần Như, tiền thế có phúc lành gì mà được độ trước, cúi xin Ngài chỉ bảo cho. Phật dạy:

- Các ông nên biết kiếp xưa đã quá lâu, ta phải lấy thân làm thuyền để cứu bọn ông; cũng do duyên lành ấy, mà nay ta độ cho bọn ông trước!
Các Thầy lại thưa với Phật rằng:

- Kính lạy đức Thế Tôn, đời trước Ngài cứu bọn ông ấy, việc đó thế nào cúi xin chỉ giáo cho chúng con được biết?

- Các ông hãy để ý nghe cho kỹ! Cũng ở Châu Diêm Phù Đề này, thời đó có một nước gọi là Ba La Nại, vua nước ấy là Phạm Ma Đạt.
Ông Lặc Na Sà Gia là một nhà buôn, hôm đó ra chơi nơi khu rừng gặp một người khóc và đương thắt cổ tự tử! Ông tới nơi hỏi rằng:

- Anh tại sao thế? Thân người khó được, mạng sống mỏng manh suy biến luôn luôn, nay còn mai thác! Thôi, anh hãy cởi dây ra, đừng chết đi cho uổng, muốn gì nói cho tôi nghe, nếu có thể giúp được, tôi xin giúp.

- Thưa ông! Thôi nghèo khổ quá! Cùng cực khổ! Công nợ nhiều, hết phương kế sống! Chủ nợ lại đòi sỉ nhục thậm tệ, nhà cửa ruộng nương họ tịch thâu hết, tuy ông có tâm can tôi, nhưng sống không chỗ dung thân, tôi định bỏ mạng ở đây cho hết khổ!

- Anh cứ cởi dây ra, công nợ nhiều ít tôi sẽ trả cho, đừng lo!

- Anh ta vui mừng quá! Cởi dây, rồi theo về nhà. Ngày mai ra chợ để gặp các chủ nợ, bảo cho họ biết sẽ trả, và dặn đến nhà ông Lặc Na Sà Gia.

Hôm sau họ đến đông quá, ông trả tận gia tài mà chưa hết nợ, đến nỗi vợ con ông phải đi ăn xin, cha mẹ anh em làng xóm đều ghét ông là kẻ cuồng si, phá hoại gia nghiệp, để vợ con đói khổ!

Đương lúc ông bị cùng đường, có bọn nhà buôn mời ông ra biển buôn một chuyến, ông nói:

- Tôi là một người hướng đạo cho các bạn, lý ra tôi phải mua thuyền cho các bạn đi, hồi này hết tiền thì các bạn tính sao?

Đáp: - Chúng tôi có năm trăm người, xin bỏ tiền mua thuyền.

Sau họ góp nhau lại được rất nhiều vàng đưa cho ông, ông mua thuyền một ngàn lạng; mua lương thực ăn đường một ngàn lạng, sắm các đồ trên thuyền một ngàn lạng. Còn bao nhiêu cho vợ con, và cấp đỡ cho anh nhà nghèo nói trên.

Chiếc thuyền dầy khỏe bảy lần ván, dùng bảy dây buộc neo trên bờ, rồi phát lệnh cho các nhà buôn để sửa soạn nhập hải, khi đến đông đủ, ông lớn tiếng nói rằng:

- Ai không mến gia đình vợ con, thân mạng, cho đến quốc gia thì đi, vì ra biển rất nhiều nguy hiểm, nào sóng to gío lớn, cá Ma Kiệt, quỷ Dạ xoa, rồng độc, nói xong cắt một dây neo, bảy ngày cắt bảy dây.

hãi, khi đó kẻ dùng phao, dùng gỗ, người nhảy xuống biển; người ở trên thuyền, trong số đó có năm người thưa với ông rằng:

- Chúng tôi theo ông tới đây, giờ chết sắp đến, mong ông cứu chúng tôi!

- Dạ, tôi nghe trong biển cả, không bao giờ chứa nạp tử thi, vậy các ông nắm lấy tôi, tôi sẽ tự sát thân này cứu các ông, nguyện đem công đức cầu thành Phật, khi đó tôi sẽ lấy thuyền Vô thượng chánh pháp chở các ông sang qua bể lớn sinh tử trước.

Nói xong lấy dao đâm cổ chết, đại hải bất nạp tử thi, ông Thần biển dùng gió thổi xác ông dạt vào bờ, bọn năm người được thoát chết trở về nước.
Nói tới đây Ngài nhắc lại rằng:

- Tỳ kheo các ông nên biết: Ông Lặc Na Sà Gia thuở đó, chính là tiền thân của ta, còn năm người bám vào xác chết nay là nhóm ông Kiều Trần Như năm người, tới nay ta thành Phật, bọn ông được nghe pháp đắc quả đầu tiên, là vì lý do ấy.

Nghe lời Phật nói, các vị đều tán thán công đức của Phật vô cùng to lớn, ai nấy đều gắng sức tiến tu, cúi đầu tạ lễ lui ra.(hết trích)
tim-hieu-ve-banh-xe-phap-luan.gif
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 3- 1/. Sanh Diệt tứ Đế.- Khổ Đế .

* Ở kinh Niết Bàn. Tứ Diệu đế được triển khai thành 4 loại:

1/. Sanh Diệt tứ Đế.

2/. Vô Lượng tứ Đế.

3/. Vô sanh Tứ Đế.

4/. Vô Tác Tứ Đế.


1/.Sanh Diệt tứ đế.

Sanh Diệt tứ Đế, là hình tướng, nội dung Pháp tứ Đế, trong môn Sanh- diệt dễ thấy.

a). Tam chuyển pháp luân.

Sau khi thành Đaọ Chánh giác. Đức Phật tại vườn Lộc Uyễn đã 3 lần dạy Sanh Diệt tứ Đế (tam chuyển Pháp Luân) để độ nhóm anh em các Ông Kiều Trần Như. Như sau:

"Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này là to lớn trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong tứ Thánh đế" -- (Trung Bộ I, kinh Tượng tích dụ, đại kinh trang 184)

A) Lần Đầu Chuyển Pháp Tứ Đế

1) Đây là Khổ. Tánh của Khổ là bức bách:
2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Tánh của Tập là chiêu cảm:

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Sự dứt Khổ có thể chứng đắc:

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con đường dứt Khổ có thể tu tập được:

1) Đây là Khổ, con phải biết:

2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Con phải đoạn trừ:

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Con phải chứng đắc:

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Con phải tu tập:

(C) Lần Thứ Ba Chuyển Pháp Tứ Đế

1) Đây là Khổ. Ta đã biết, không cần biết thêm nữa:

2) Đây là Tập hay nguyên nhân của Khổ. Ta đã đoạn hết, không cần đoạn thêm nữa:

3) Đây là Diệt hay sự chấm dứt đau khổ. Ta đã dứt sạch, không cần dứt thêm gì nữa:

4) Đây là Đạo hay con đường dứt khổ. Ta đã tu thành, không cần tu thêm nữa:

nguồn trích:
www.thuvienhoasen.org

b). Khổ Đế .

Với sự thấy và biết của người, Trời và Thanh Văn, Duyên Giác.- Khổ: có Tam Khổ, và bát khổ, là:

1/. Khổ khổ:
(duhkha duhkhata) có nghĩa là một cảm thọ khó chịu (unpleasant feeling), chữ Hán là khổ thọ. Như đau răng, cảm giác đau nhức vì răng hư, hoặc khi bị người ta chọc giận, chúng ta đỏ mặt tía tai, tức muốn vỡ ngực, đó là những khổ thọ. Trời lạnh quá mà không có đồ ấm, không có lò sưởi, ta run lên cầm cập, cảm thọ đó là một khổ thọ. Khổ thọ là loại khổ thứ nhất, khổ khổ.

2/. hoại khổ (viparunamam duhkhata).
nghĩa là có những thứ vốn không khổ, nhưng khi tiêu hoại thì sẽ tạo ra khổ. Ví dụ lá gan của ta, bây giờ không có bệnh, nhưng thế nào cũng sẽ yếu, sẽ già, cũng sẽ mất khả năng làm tiêu chất cholesterol, thì lá gan đang hàm chứa hoại khổ. Từ ý tưởng này người ta dễ đưa tới những cách nhìn bi quan. Những thứ bây giờ tốt cách mấy cũng mang sẵn mầm khổ ở trong, vì đó cũng là hoại khổ. Bây giờ anh cười đó, anh vui đó, nhưng một ngày kia anh cũng khóc, cho nên nỗi vui của anh không có thật, chỉ nỗi khổ có thật mà thôi. Đó gọi là hoại khổ.

3/.hành khổ (samskara duhkhata). Hành là các hiện tượng kết tập mà thành, dịch tiếng Anh là formation. Chúng ta đã học ‘‘chư hạnh vô thường’’ (all formations are impermanent). Vô thường, thay đổi thì thế nào cũng đưa tới sự tan rã, vì vậy nên khổ. Trong các hành, các hiện tượng, đều chứa sẵn hạt giống của khổ đau cả, đó gọi là hành khổ.

Bát khổ, là:

1/.:Sinh khổ
Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.

2/.Lão khổ

Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.

3/.Bệnh khổ
Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.

4/.Tử khổ
Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau lòng. Đó là khổ.

5/.Ái biệt ly khổ
Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).

6/. Cầu bất đắc khổ:
Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.

7/.,Oán tăng hội khổ
Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.

8/.Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.

  • Ở trên là chỉ nói về KHỔ theo Thanh Văn thừa (thuộc Sanh Diệt tứ đế).
  • Đối với Đại thừa Phật Giáo, thì hành giả phải biết tu tập KHỔ THÁNH ĐẾ.(sẽ nói sau)

Tứ Diệu Đế. Duc-ph10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 4 - Khổ Thánh đế.

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Khổ Thánh Đế là pháp tu để dạy cho người tu tập pháp Tứ Thánh Đế. Chí như trâu, bò, lừa, ngựa v.v...chở chuyên cày kéo tận cùng khổ cực nhưng chỉ có khổ, không phải khổ Thánh đế.

trâu cày.webp

Này Ca Diếp ! Người không biết cảnh giới mầu nhiệm sâu kín của Như Lai, không biết PHÁP THÂN vi mật thường trụ của Như Lai, không biết phước đức trí tuệ oai lực của Như Lai, cho rằng thân Như Lai cũng chỉ là thân tạp thực như thân của mọi chúng sanh, không có PHÁP THÂN NHƯ LAI nào nữa. Vì không có mắt trí tuệ nên chánh pháp thấy là phi pháp. Phi pháp thấy là chánh pháp. Hiểu biết và tu hành như vậy chỉ có KHỔ, không phải KHỔ THÁNH ĐẾ.

Người biết Như Lai thường trụ không biến hoại hoặc có người nghe danh tự Như Lai "thường trụ" một lần thôi, họ được sanh cõi trời. Về sau, khi được giải thoát họ chứng biết đích thực: Rằng Như Lai thường trụ không biến hoại. Rồi tự nhủ: Ngày trước ta từng nghe danh tự..."thường trụ" nay được quả giải thoát mới chứng biết rõ ràng. Đối với bản thể thanh tịnh pháp thân tỳ lô giá na, không rõ biết nên luân hồi trong sanh tử ưu bi. Nay mới đích thực chứng biết bằng cái biết của chính mình.

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Người có sự hiểu biết như vậy, là người đích thực tu tập KHỔ THÁNH ĐẾ. Họ sẽ được quả báo lớn lao trên bước đường đi tới Đại Niết Bàn.

Người không hiểu biết Pháp thân Như Lai thường trụ, dù siêng năng tu tập cũng không được lợi ích gì. Đấy gọi là tu khổ đế, chịu cực khổ, không tương quan gì đến KHỔ THÁNH ĐẾ của Như Lai dạy. (K. Đại Niết Bàn).
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 5- SANH DIỆT TỨ ĐẾ.

c). Sanh diệt Tập Đế.

*TẬP: là sự “Kết tập” chứa nhóm hay còn gọi là Nội kết.

*Tập tuy nhiều nhưng cội gốc là do Vô minh mà có .- Nhân của Khổ là :Vô minh .- Vô minh còn gọi là "HOẶC".

*Như vậy. TẬP là nhân sanh ra KHỔ (quả):

Tập rất đa dạng ,nhưng khái quát thành : Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Gồm 10 món, là:

Tham, Sân, Si, Mạn, (4 món này là tư hoặc)

Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến. (6 món này là kiến hoặc).

1./.Kiến hoặc: Chữ Kiến hoặc có hai nghĩa:

a) Loại mê lầm (vô minh) nầy mong manh cạn cợt, chỉ tu hành đến địa vị Kiến đạo (thấy chân lý) thì đoạn được.

b) Loại mê lầm nầy tuộc về phần vọng kiến (vọng chấp), phân biệt của ý thức đối với sự vô thường, vô ngã v.v....mà sinh ra; hay do lầm nghe theo lời khuyên dạy của ta sư ngoại đạo mà sinh ra.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê lý, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Ðến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được cái hoặc này. Bởi chúng nó dễ trừ, giống như cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức).

Tóm lại, Kiến hoặc hay Phân biệt hoặc là do mê lý mà sanh, và sẽ bị diệt trừ khi ngộ được chân lý.

Mười phiền não nói trên, hay Kiến hoặc, nếu đem phối hợp với bốn Ðế trong ba cõi, thì thành ra tám mươi tám hoặc.

Ðể có một ý niệm rõ ràng hơn, chúng ta hãy phân tách như sau:

Mười món Kiến hoặc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến.

Trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), mỗi cõi có bốn Ðế (khổ, tập, diệt, đạo), mỗi đế có các hoặc (mê lầm) chung hiệp lại thành tám mươi tám Kiến hoặc.

2./. Tư Hoặc: Tư hoặc: Trong số mười phiền não căn bản nói trên, có bốn thứ ăn sâu gốc rễ từ vô thỉ rất khó diệt trừ là Tham, Sân, Si, mạn (bốn Ðộn sử) thì gọi là Tư hoặc. Theo tân dịch thì Tư hoặc có hai nghĩa:

a) Nó ngấm ngầm khởi lên, do mê muội về sự vật mà sanh; như đói với sự vật ăn, mặt, ở ( sắc, thanh, hương, vị, xúc) sanh tham gia trước.

b) Sự mê lầm này phải đến địa vị Tu đạo mới trừ dứt được.

Chúng nó có từ vô thỉ đén giờ, hễ có ta là có nó, nó với ta đông sinh một lượt, nên cũng gọi là "câu sanh hoặc ". Chúng nó có tiềm tàng sâu kín, và chi phối sai sử chúng ta một cách mãnh liệt, nên hành giả phải hết sức tu trì, mới có thể lần hồi trừ được. Cũng như cỏ cú, phải ra công moi đào nhiều lần, mới nhổ sạch tận gốc.

Tóm lại Tư hoặc cũng có tên Câu sanh hoặc, do mê sự mà sanh, và chỉ khi đến địa vị Tu đạo mới đọan trừ được.

*Trung tâm của TẬP là Ngã chấp. Vì bởi có Ngã chấp nên mới có vô minh làm nội kết.

* Tập Đế trên mặt sanh diệt (như trên) thuộc về SANH DIỆT TỨ ĐẾ.


tude.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 6- d). Sanh diệt Diệt Đế.

Diệt là Tịch Diệt, là vắng lặng, cũng gọi là Niết Bàn.

Diệt Đế (Nirodha Dukkha) tức là Niết Bàn. Trong kinh Niết Bàn dậy: “Các phiền não diệt gọi là Niết bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết bàn”. Niết bàn hay Niết- bàn-na hay Nê-Hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra, Niết bàn có nhiều nghĩa như sau:
  • NIẾT (Nir) là ra khỏi; BÀN (vana) là rừng mê, Niết bàn là ra khỏi rừng mê.
  • Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại, Niết bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, nhưng không ngoài ba nghĩa: “Bất sanh, giải thoát và tịch diệt”.
Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.
Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyền ngã, huyễn pháp.
Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm.

Trong kinh Đại Niết Bàn viết: “Đây là sự bình yên. Đây là sự bình yên tối thượng” (Kinh Đại Niết Bàn tập 1, ấn hành năm 1994, trang 122-181). “Ý thức vị kỷ hay sự chấp ngã chấm dứt” “Nghĩ rằng mình không có linh hồn thường trú, kẻ ấy thoát được những kiêu mạn, vị kỷ do ý niệm “Tôi là - thể hiện”. Như vậy đạt được Niết Bàn, con người an lạc, tự tại, hạnh phúc, thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát.
Vì hai chữ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa. Để diễn tả thêm cho rõ nghĩa hai chữ Niết Bàn, theo Kinh Đại Niết Bàn chia ra làm hai thứ:

1.- Hữu - dư - y Niết - Bàn: (Niết bàn chưa hoàn toàn) Từ quả vị thứ nhất Tu-đà-hoàn đến quả vị thứ ba A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại, nên gọi là Niết bàn Hữu-dư-y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bẩy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng sanh.

2.- Vô-dư-y Niết-bàn: (Niết bàn hoàn toàn) - Đến quả vị A-La-Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn ràng buộc vị này được nữa, nên gọi là Niết bàn Vô-dư-y. Đây là quả vị tột đỉnh của hàng thanh văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế nên được tự-tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới.

Như vậy Niết bàn là tận diệt vô minh hay tri kiến sai lầm về thực tại, tận diệt ái dục hay mọi tham đắm do vô minh đưa lại. Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái dục dẫn dắt. Niết bàn là tuệ giác về thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là chấm dứt dòng lưu chuyển gây đau khổ và sự bám víu vào tri kiến sai lầm.
www.thuvienhoasen.org
* Quan niệm Niết Bàn của Tiểu thừa, thì người được Niết Bàn, thì không còn sanh trở lại thế gian, mà trú ở cõi Niết Bàn vĩnh viễn.- Vì họ chỉ thấy được Sanh Diệt Diệt Đế.

* Quan niệm Niết Bàn của Đại thừa.- Thì người được Niết Bàn, vẫn ở khắp 3 cõi, vẫn thường còn (thường trụ) làm lợi lạc chúng sanh.- Đó là Vô Lượng Diệt Đế, Vô Sanh Diệt Đế, Vô Tác Diêt Đế (sẽ nói sau).

Tứ Diệu Đế. Coi-ni12
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 7- e). Sanh Diệt Đạo Đế.

Ðạo đế có ba mươi bảy phẩm, chia ra làm bảy loại:

1. Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ).
2. Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần).
3. Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc).
4. Năm Căn (ngũ Căn).
5. Năm Lực (Ngũ Lực).
6. Bảy phần Bồ đề (Thất Bồ đề phần).
7. Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo phần).

Bảng tóm lược trên đây đầy đủ Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo.

Trong đó.- Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế). Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.

Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhóm Kiều Trần Như.
* Nội dung Bát chánh đạo:

1-Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.

-a. Hiểu biết chân chánh:

-Hiểu biết tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, không trường tồn và luôn luôn biến diệt.

- Nhận thức rõ nhân quả- nghiệp báo để hành động.

- Nhận thức rõ giá trị hiện hữu của thân người và mọi vật xung quanh.

- Nhận thức rõ Khổ- Vô thường- Vô ngã của vạn pháp.

- Nhận thức rõ tất cả chúng sanh cùng một bản thể thanh tịnh.

- Nhận thức rõ Tứ đế- Thập nhị nhân duyên, không chấp thường , chấp đọan.

-b. Hiểu biết không chân chánh:

- Chấp Thượng đế tạo vật, không tin lý nhân quả nghiệp báo.

- Phủ nhận mọi sự vật hiện hữu, không nhận thức chúng từ nhân duyên sanh.

- Chấp vào thành kiến; quan niệm không bình đẳng giữa người và muôn vật.

- Cố chấp vào kiến thức vọng tưởng; không tin vào những quả vị giải thóat.

2- Chánh Tư Duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.

a. Suy nghĩ chân chánh:

-Suy nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh, ở đó vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, để biết mà tu tập hầu tìm được giải thóat cho mình và cho người.

- Suy nghĩ đến Giới- Định –Huệ làm căn bản tiến tu đến quả vị Niết bàn.

b. Suy nghĩ không chân chánh:

-suy nghĩ đến lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng tìm trăm mưu nghìn kế để hại người.

- Suy nghĩ đến nhiều cách để hơn người, mọi mưu mô để trả thù; dùng tà thuật; dựa vào lòng tin của con người để mê hoặc người khác, không tiết chế bản thân.

3- Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.

-a. Lời nói chân thật:

-Lời nói ngay thẳng, thành thật, hợp lý không thiên vị, hòa nhã, giản dị và sáng suốt.

-Lời nói lợi ích, đồng nhất và mang tính chất sách tấn, khuyến tu, mở bày ánh sáng giác ngộ tự tâm trong mỗi tha nhân.

-Lời nói mang tính chất tuyên dương đạo lý làm người; tuyên dương chánh pháp Từ bi và Trí tuệ.

-b. Lời nói không chân thật:

- Lời nói gây chia rẽ, không đúng sự thật.

-Lời nói để hại người, xuyên tạc, thiên vị, dua nịnh.

- Lời nói nguyền rủa , mắng nhiếc, vu họa và thô tục.

- Lời nói để bảo vệ Ngã và Ngã sở.

4- Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.

-a. Hành động chân chánh:

- Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi lòai.

- Hành động có thận trọng không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh giá và địa vị của kẻ khác.

- Hành động chân chánh là hành động có lương tâm, đạo đức trong địa vị của mình, biết gìn giữ tánh hạnh.

- Biết hy sinh chánh đáng để đem lại lợi lạc cho quần sanh.

-b. Hành động không chân chánh:

-Hành động không gìn giữ các phép tắc, giới điều.

- Hành động chỉ vì lợi mình mà hại người.

5- Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.

-a. Đời sống chân chánh:

-Sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, không lừa dối gạt người.

- Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.

-b. Đời sống không chân chánh:

- Làm tổn hại và não lọan tâm trí mọi người.

- Sống luồn cúi, dùng miệng lưỡi, mối lái để giao dịch thân thiện.

- Sống chạy theo mê tín, dị đoan; sống nương tựa ăn bám vào kẻ khác.

6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

a. Chuyên cần chân chánh:

- Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sanh, ngăn ngừa những việc ác chưa sanh.

- Chuyên làm các việc lành việc tốt.

- Chuyên cần trau dồi phước đức và trí tuệ.

b. Chuyên cần không chân chánh:

- Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc.

- Là kẻ say sưa lạc thú làm tổn hại đến người khác, không tiết chế bản thân.
7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.

a. Ức niệm chân chánh:

- Nhớ đến tứ ân.

- Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.

b. Ức niệm không chân chánh:

- Nhớ lại những óan hận để phục thù.

- Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.

- Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.

-c. Quán niệm chân chánh:

- Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.

- Quán niệm Trí huệ: Quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.

-d. Quán niệm không chân chánh:

- Nhớ nghĩ đến dục lạc, khóai cảm.

- Nhớ nghĩ đến kế sách, âm mưu và phương tiện giết hại lẫn nhau.

- Nhớ nghĩ đến văn tự xảo trá để gạt người.

8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

-a. Thiền định chân chánh:

- Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v……

-Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù

- Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.

- Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.

- Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.

b. Thiền định không chân chánh:

-Thiền định để cầu thác sinh các cõi trời.

-Thiền định để luyện bùa chú, thần thông, phép lạ, trường sanh bất tử.

* Tu tập Bát chánh đạo:

A-Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ:

Tu tập chánh ngữ - chánh nghiệp - chánh mạng là tu tập, các điều thiện. Là tu tập Giới vô lậu học.

Chánh tinh tấn - chánh niệm - chánh định là tu tập Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Là tu tập Định vô lậu học.

Chánh kiến - chánh tư duy là tu tâp về Tuệ vô lậu học của Tam vô lậu học.

Tuy nhiên, để phát triển trí tuệ chúng ta cần phải có sự hổ trợ của Tam học là Văn-Tư-Tu.

B-Con đường tu tập Bát chánh đạo là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):

Đạo đế trong giáo pháp Tứ đế bao gồm như là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được đức Phật đề cập như là Bát chánh đạo.

Chánh kiến là Tuệ căn –Tuệ lực.

Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ chánh cần.

Chánh niệm chính là nội dung của Tứ Niệm xứ.

Chánh tư duy là trạch pháp……..

Chánh định là hỷ, khinh an, định, xã….

Đức Phật đã ra nhiều pháp môn, để mỗi người có thể tùy theo căn cơ mính mà lựa pháp môn thích hợp mà tu hành. Tất nhiên một người có thể tu nhiều pháp môn nếu có đủ khả năng, trí tuệ, sức khỏe; những nếu không đủ điều kiện, thì tu một pháp môn cũng được.

Khi tu thành một pháp, các pháp kia đều thành, vì nó là một nhiếp thuộc lẫn nhau, trợ thành cho nhau.

Mười phương các đức Như Lai, đầu tiên đều nhờ các pháp môn nầy mà dần dần được viên thành Phật quả. Tất cả Thánh giả trong ba thừa, đều nương vào đây để tu hành cho đến ngày đạt đích.

Đây là Sanh Diệt Đạo Đế (mà các kinh luận đã dạy. Bài viết này có dùng tư liệu của các bậc Tôn Túc).
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 8- VÔ LƯỢNG KHỔ ĐẾ:
2/.VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ:
Nếu có người tư duy quán chiếu sâu trong cuộc sống. Họ có thể chiêm nghiệm được rằng: Cuộc đời có vô lượng nỗi Khổ, có vô lượng nguyên nhân sanh khổ. Nhưng cũng có vô lượng cách tu tập để thoát khổ và cũng có vô lượng sự an lạc (Niết Bàn).- Đó là Vô Lượng Tứ Đế.
a/.VÔ LƯỢNG KHỔ ĐẾ:
Bằng vào Pháp nhãn.-Bậc thức giả quán chiếu và thấy rỏ.-Tất cả chúng sanh đều Khổ.dù ở địa vị nào,vua chúa hay quan dân đều khổ,Người nghèo thì khổ đã đành,mà người giàu cũng khổ. Các bạn đã từng thấy đấy.
-Có những gia đình giàu có hiển vinh,nhưng khổ nổi không có con để nối dòng,sớm hôm thăm viếng,rồi họ lại sợ "không biết rồi đây của cải này để lại cho ai".-KHỔ.
-Lại có những gia đình,con cháu đông đầy nhưng lại kình chống nhau,sẳn sàng chém giêt mưu hại nhau để tranh giành tài sản,trong khi cha mẹ vẫn còn trơ trơ ra đó.-KHỔ.
-Lại có những gia đình tuy con cái không kình chống nhau,nhưng chúng lại hè với nhau mà phá tán.Con trai thì hạch sách tiền bạc của cha mẹ để đi hút hít xì ke ma túy,đua xe,bài bạc.Con gái và vợ thì bón rút của cải để đi nuôi bồ nay anh này mai anh khác.-KHỔ.
Cho nên người xưa đã nói "Tài thuộc ngủ gia".Nghĩa là Tiền của thuộc 5 nhà:
nước trôi. lửa đốt. giặc cướp. nhà nước tịch thu. vợ con phá sản.
Thế đấy.Tất cả chúng sanh đều khổ.

Chẳng những thứ dân là khổ.-Mà từ Tam công,tể tướng ,đại thần,vua chúa đều khổ.
Các bạn thử ôn lại những trang sử sách thì rỏ.
*Ngày xưa Hàn Tín là bậc đại công thần của nhà Hán,cuối cùng chết trong tay nhà Hán.-KHỔ.
*Ở nước Việt Nam ta Nguyễn Trải là bậc khai quốc công thần của Nhà Lê,cuối cùng chết trong tay nhà Lê.-Khổ.
Còn đối với thời hiện tại. Một người làm quan, lấy xe công đi chơi, bị báo chí tố thì khổ. có xe sang để đi "lấy le".- Coi chừng bị kiểm điểm. Khổ. cũng khổ.
Người xưa nói "Hưu hưu hưu,cái thế công danh bất tự do".
Cho nên thấy rỏ từ quan chí dân chỉ là một trường đời đau khổ.!!!
*Cho nên Bậc Thức giả nhìn thấu ra mầm móng nguyên nhân của Khổ chứa sẳn trong cái nhân vui.

“Chớ có so đo khổ với vui,
Có chi là khổ có chi vui,
Vui trong tham dục vui là khổ,
Khổ để tu hành khổ ấy vui…”

Quán như vậy là để thấy Khổ là vô lượng chớ không phải chỉ có tam khổ hay bát khổ mà thôi.Đó là:
VÔ LƯỢNG KHỔ ĐẾ.

vô lượng khổ.webp
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHÁP
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG

CON XIN NGUYỆN :
-PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN ĐOẠN .
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 9- b/. Vô lượng Tập Đế.

Kính thưa các bạn.

Chẳng những Vô biên Khổ trên cõi đời, mà nguyên nhân tạo khổ cũng vô lượng.

*từ người nông dân tay lắm chân bùn.-Chỉ do tranh nhau một cái bờ ruộng,3 tất đất trị giá chưa đến 100 dola,mà có thể giết người rồi trở thành tù tội.

*Rồi có những ông Thầy giáo trí thức cao siêu,”phởn lên”lại có thể rủ học trò nữ dùng điểm đổi tình.-TỘI.

*tên trộm,cướp do lòng tham mà làm nên tội đã đành,mà người đã ở địa vị cao tột trên mãnh đất “Đạo đức” vẫn có thể tạo tội.- Như khi xưa người ta đã nhân danh Đạo mà giết oan nhà khoa học Galilé.-Tội.

*Người đục khoét công quỷ là tội đã đành.Mà người đi làm việc”Từ thiện xã hội”cứu tế chẩn bần cũng có thể dùng công việc từ thiện đó để làm nên Tội.

Nghĩa là ở bất cứ nơi đâu,bất cứ vị trí nào cũng có thể tạo nên tội lỗi.

Vâng.Cuộc Đời là một trường đau khổ , đầy dẫy nguyên nhân tội lỗi như vậy đó....

*Nhưng Tứ Diệu Đế.không phải là một cặp mắt kính đen đủi mà Đức Phật tạo ra nhằm làm cho người đệ tử Phật đeo vào mắt để nhìn đời qua mãnh ve chai...Đen thui.!!!

*Thực ra Tứ Diệu đế còn một cặp phạm trù (Chân Đế) là Vô lượng Đạo Đế ,và Vô lượng Diệt Đế đi kèm.

Nghĩa là:

*người Không biết tu, thì ở đâu, làm gì cũng có thể tạo tội (Vô lượng Tập đế) và cả cuộc đời là một trường đau khổ.(Vô lượng Khổ Đế).

*Người biết tu thì ở đâu cũng có thể làm nên Phước &Huệ( Vô lượng Đạo Đế) và cả thế gian này "rong chơi chốn chốn Niết Bàn"(Vô lượng Diệt Đế).

(sẽ trình bày tiếp theo)
* Điểm khác biệt giữa Sanh Diệt tứ Đế ; và Vô Lượng tứ Đế.

Kính các Bạn. Chúng ta nên lưu ý:

+ Khổ và Tập đế trên mặt Sanh Diệt thì dễ thấy, tuy là nhiều nhưng vẫn nhiếp trong tam khổ và bát khổ.

+ Khổ và Tập đế ở phần Vô lượng Tứ Đế này. Chủ yếu là nói với người tuy có nghiêng cứu tu hành, nhưng không nhận ra được Chân Đế, thì kết quả việc tu đó vẫn là dẫn đến "Khổ" mà không có được Niết Bàn.

Thì dụ như. kinh Kim cang dạy:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa là:

Như người dùng sắc tướng mà cho là Phật,
Lấy âm thanh mà nghĩ là Phật,
Người đó còn "tà kiến".
Không thể thấy Như Lai (chơn sắc thân).

Cụ thể là:

+ Nếu hành giả chỉ biết Ứng hóa thân của chư Phật (dù là Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Di Lặc v.v.v...), mà không biết được Pháp Thân Thường Trụ Biến Nhất Thiết Xứ, thì có tu hành cực khổ đến mấy, để cầu về cảnh giới của Phật ấy thì cũng dẫn đến Khổ mà không có được Khổ Thánh Đế.- Đây là chỗ kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma".

* Khổ và Tập Vô lượng ở đây, là nói về người không biết được "Chơn Đế'.- Chơn Đế tức là Phật Thường Trụ, Pháp thường trụ, Tăng thường trụ.- Thì người như thế làm bất cứ việc gì, chung qui cũng dẫn đến kết quả đau khổ.

* Chơn & Tục chỉ do một chữ CHẤP. Như bài sám HỒI TÂM, chỉ rõ:

Chớ bôn ba nhận ma tác Phật,
Uổng công trình chôn lấp tánh linh.
Than ôi biển khổ minh minh,
Người mù cầm lái đưa mình sao xuôi.

Ðứa mù dắt lũ đuôi theo dõi,
Sa lửa hầm còn hỏi chi chi.
Phải tìm đến bậc trí tri,
Ðạo mầu mới tỏ đường đi mới tường.

Bát chánh đạo mối đường đã trổ,
Tứ diệu đề là chỗ nghỉ ngơi.
Ðèn lòng soi sáng khắp nơi,
Thinh thinh trí huệ một trời quang minh,

Ðọc Tâm kinh cho tinh cho suốt,
Dẫu mà đường chưa thuộc cũng thông.
Vậy hay sắc tức thị không,
Chớ nên chấp sắc mà không cũng đừng.

Ðạo vô cùng chấp trung là đạo,
Lý nhiệm mầu huyền ảo rất sâu,
Ðạo mầu khắp hết đâu đâu,
Cứ trong sắc tướng tìm cầu mới ra.

Tuy sắc tướng nhưng mà vô tướng,
Vô tướng từ hữu tướng mà ra.
Hữu vô chung ở một nhà,
Chớ nên chấp hữu cùng là chấp vô.

Trong hữu tướng lý vô ẩn đó,
Vô tướng mà tượng có ở trong.
Hữu vô bước khỏi hai vòng,
Mới biết đạo lý không trong không ngoài.

Thỏ vảnh tai gọi hai sừng đó,(Huyễn)
Chấp trước mà nói có nói không.
Thử coi ba thú qua sông,
Ba xe ngoài cửa xiển thâm sẽ tường.
........

Ðạo không cầu do đâu mà được,
Coi giấy xưa chấp trước hữu vô.
Lần mần dưới gốc cây khô,
Mà trông có trái gẫm âu nực cười.

Trong mắt người có ngươi mới tỏ,
Sách không thầy nói ngỏ làm sao.
Xưa nay chánh pháp truyền trao,
Không thầy há dễ mặt nào nên thân.

Khổng Thánh nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Ðế còn sư Sự Quảng Thành.
Thiện Tài ngũ thập tam tham.
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền.

Xem lịch sử Tiên hiền, cổ Thánh,
Biết bao nhiêu khổ hạnh tham cầu.
Ðạo tuy rộng lớn cao sâu,
Nhỏ hơn mảy bụi dễ hầu biết sao?

Muốn cho khỏi ra vào tam giới,
Phải nhớ câu tự tại bất thành.
Nhơn tay mới thấy trăng thanh,
Chớ chấp văn tự tu hành uổng công.
tiểu1.webp
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 10- c). Vô lượng Diệt Đế.- Niết Bàn.

Kính các Bạn.

Diệt Thánh Đế, tức là Niết Bàn. - Với Kinh Đại niết Bàn và Ý nghĩa Diệt Thánh Đế. Đức Phật dạy- Niết Bàn là Vô lượng, là khắp tất cả chỗ.

Và chúng ta không nên lầm tưởng Niết Bàn là "Không" (theo nghĩa thông thường của ý thức suy lường).

+ Niết Bàn không phải là Hư vô, không phải là "Không".
Như bài kinh NB như sau:

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Diệt Thánh Đế là cách gọi khác của Niết Bàn. Nói khác đi, Diệt Thánh Đế tức là Niết Bàn. Do vậy, Diệt Thánh Đế không phải là KHÔNG, rỗng không như ngoại đạo lầm tưởng. Thế cho nên người ta tu QUÁN KHÔNG, rồi trụ chấp ở pháp KHÔNG, đó là tu sai lầm chánh pháp, không phải tu Diệt Thánh Đế.

Nếu Diệt Thánh Đế là KHÔNG, các hàng ngoại đạo cũng tu pháp KHÔNG lẽ ra họ cũng có Diệt Thánh Đế ?

Pháp tu của ngoại đạo họ QUÁN KHÔNG, rồi trụ chấp ở pháp NGOAN KHÔNG, đó là tu sai lầm chánh pháp, không phải Diệt Thánh Đế.

Ngoại đạo không hề có Thánh Đế. Thế nên chúng ngoại đạo dù có khổ công tu luyện nhưng thường ở trong vòng luân chuyển trong tam giới bất an.

Người biết được rằng Diệt Thánh Đế là chân pháp, không đồng với pháp KHÔNG của ngoại đạo.- Đó là người hiểu được bí mật tạng Như Lai. Người này dầu chưa thấy, chưa chứng, nhưng đến khi trừ hết phiền não thì hoát nhiên trong một niệm được tự tại đối với tất cả pháp.

Lúc bấy giờ quán sát thấy: Tất cả pháp đều là Phật pháp. Người có nhận thức như vậy, là người thực biết Diệt Thánh Đế. Nếu hiểu biết sai lầm Diệt Thánh Đế, có thể rơi vào tánh "ngoan không" của ngoại đạo, không phải là đệ tử của Như Lai Thế Tôn. (hết trích)

Kính các Bạn.- Ở tinh thần K. hoa Nghiêm:

Xứ xứ tổng thành Hoa Tạng giới
Tòng giao hà xứ bất Tỳ Lô

Chốn chốn đều là Hoa Tạng giới
Nơi nào chẳng phải chỗ Tỳ Lô

* Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân của Phật.- Cũng tức là Pháp Giới, là Vũ Trụ.- Nên nói: Đức Tỳ Lô thân phắp tất cả mọi chỗ, mà chỗ của Phật ở gọi là Thường tịch Quang tịnh Độ (tức Niết Bàn).
“Với con mắt pháp thanh tịnh”. Tâm và mắt thanh tịnh đến đâu cũng là Tỳ Lô Giá Na Pháp Thân của Phật, cũng chính là pháp giới Hoa Nghiêm (Niết Bàn) hiện ra biến khắp.

Như vậy là ý nghĩa Vô Lượng diệt Đế, là Xứ xứ Niết Bàn (vô trụ xứ Niết Bàn)

Tứ Diệu Đế. Chuaad11
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 11- Vô lượng Diệt Đế.-(tt)* Niết Bàn (theo quan điểm các hệ pháp PG).

+ Niết-bàn theo quan điểm Đại thừa.


Trong Đại thừa, người ta nhấn mạnh đến tính chất Bồ Tát nhiều hơn và vì thế khái niệm Niết-bàn không được đề cao nhưng vẫn là mục đích cao nhất trên đường giải thoát. Không có tông phái Đại thừa nào xem Bồ Tát là mức cuối cùng của Phật đạo; đối với Bồ Tát, việc "nhập Niết-bàn" sau khi thực hiện xong hạnh nguyện. Ở đây, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn: Vô trụ xứ niết-bàn (zh. 無住處涅槃, sa. apratiṣṭhitanirvāṇa) và Trụ xứ niết-bàn (zh. 住處涅槃, sa. pratiṣṭhita-nirvāṇa) với ý nghĩa cố định, bất động).

+ Trung quán tông. (sa. mādhyamika) cho rằng, Niết-bàn nằm trong tính Không (không tính, zh. 空性, sa. śūnyatā), đó là sự "chấm dứt cái thiên hình vạn trạng", cái chấm dứt đó là sự vắng bóng của mọi ràng buộc thế gian. Niết-bàn là sự thống nhất với Chân như (zh. 真如, sa. tathatā) không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không ai nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên phương diện lý tính tuyệt đối mà nói. Chính cái thức vô minh của chúng ta ngăn cản không cho nhận ra cái lý tính tuyệt đối đó. Long Thụ, được xem là Khai tổ của tông Trung quán, ghi lại như sau trong tác phẩm Trung luận (sa. madhyamakaśāstra) nổi danh, phẩm thứ 25, Quán Niết-bàn (sa. nirvāṇaparīkṣā, Chân Nguyên dịch Phạn-Việt)

+ Thiền tông.( Niết-bàn theo quan điểm Đại thừa.TT)

Trong Thiền tông, Niết-bàn cũng không hề tách rời với thế giới này mà chính là sự trực ngộ được thể tính của Tâm, là thể tính của con người, thể tính của Phật. Thực hiện Niết-bàn phải thông qua trí huệ và vì vậy, có khi Niết-bàn được xem là đồng nghĩa với trí huệ bát-nhã. Niết-bàn và trí huệ chỉ là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn là trạng thái của một người đã đạt trí huệ bát-nhã, đã đạt tri kiến về Tâm và ngược lại Bát-nhã là trí huệ của một người đã chứng đắc Niết-bàn.

+ Vô Ngã lầ Niết Bàn.

Đôi khi, Phật nói tới Niết bàn như là cái không sinh, không tăng trưởng và không giới hạn. Trong Kinh Trung bộ, Niết bàn được đồng nhất với chân lý tuyệt đối, vượt khỏi những ý niệm nhị nguyên, tương đối.

Về thực chất, Niết bàn trong Phật giáo là một khái niệm phi thời gian, phi không gian, vô định về mọi mặt, không có điểm khởi đầu và cũng không có hồi kết thúc. Vậy, có thể tìm thấy Niết bàn ở đâu khi Niết bàn không ở trong một không - thời gian cụ thể? Phật trả lời rằng, có thể tìm thấy Niết bàn không phải ở nơi tận cùng của thế giới mà ở ngay trong tấm thân một thước mấy của con người. Theo Phật, chính tư duy sai lầm đã ngăn cách không cho con người thấy được Niết bàn trong thực tại. Bởi thế, để đạt được Niết bàn, trước hết, con người phải khắc phục những sai lầm trong nhận thức của mình, thoát khỏi vô minh, giác ngộ được lẽ “vô thường” và “vô ngã”. Niết bàn là “vô ngã”: “Niết bàn là cái gì tuyệt đối không dung ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn là vô tướng - vô tướng nên khó vào. Muốn vào Niết bàn ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc, nên ta không thể mang theo hành lý mà hy vọng vào được Niết bàn. Cái thân đã không mang theo được, mà cả ý niệm về tôi, về ta cũng không thể mang theo được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn. Nên biết rằng: hễ hữu ngã là luân hồi mà vô ngã là Niết bàn”.

+ Niết Bàn theo kinh Đại Niết Bàn này

Nhưng mặt khác. Niết Bàn theo kinh Đại Niết Bàn này. Thì:

CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH- Là Chơn thật nghĩa.

Phật thường trụ.

Pháp thường trụ.

Tăng thường trụ.

Đó mới là Trí huệ mà hành giả Đại thừa cần thẩm thấu.

+ NB theo Quan điểm Ấn Độ giáo. (tham khảo thêm)

Thực ra, khái niệm Niết bàn không phải là sản phẩm riêng của Phật giáo. Kinh Upanishad trong Ấn Độ cổ đại đã sử dụng khái niệm này để chỉ trạng thái hoà nhập của linh hồn cá nhân (Atman) vào với linh hồn vũ trụ (Brahman), của tiểu ngã vào với đại ngã. Ở đây, Niết bàn được đồng nhất với linh hồn vũ trụ Brahman. Tới Phật giáo, khái niệm Niết bàn mang một nội dung mới mẻ và độc đáo hơn so với khái niệm Niết bàn trong Upanishad.

Theo Ấn Độ giáo, Niết-bàn là sự thật tuyệt đối. Theo S.K. Belvalkar thì khái niệm Niết-bàn này xuất hiện trước khi Phật giáo được thành lập. Theo trường sử thi Mahābhārata thì Niết-bàn được xem là sự tịch tĩnh (sa. śānti) và sự thỏa mãn (sa. susukkti). Trong tác phẩm Anugītā, Niết-bàn được xem như "một ngọn lửa không có chất đốt". Chí Tôn ca như chủ ý nhấn mạnh tính đối nghịch với khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo vì bài này miêu tả Niết-bàn như sự chứng đắc Phạm thiên (sa. brahman, 2,71). Du-già sư (sa. yogin) ở đây không được xem như một ngọn đèn đã tắt (như trong Phật giáo), mà là một ngọn đèn không đứng giữa cơn gió, không bị lay chuyển (6,19). Chứng đạt Niết-bàn được gọi là giải thoát (sa. mokṣa).(theo wiki)

Như vậy. Có Vô Lượng Diệt đế, vô lượng niết Bàn, tùy theo trí huệ nhiều hay ít mà cảm nhận được.

+ Theo Viện Triết Học .-

philosophy.vass.gov.vn)

tam-than-phat.webp
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 12- Vô lượng Đạo Đế.- dùng 4 Pháp Bát Nhã: Tập- Hiện- Trú- Nhập (để quán)

Kính các Bạn. Muốn tận thị Vô lượng Đạo Đế. Chúng ta cần biết qua 4 pháp Tập- Hiện- Trú- Nhập, ở kinh Bát nhã đã dạy, sẽ tránh được rối loạn, điên đão tri kiến.

Đại Trí Độ Luận dạy:

1+ Người sơ cơ phải tập quán các pháp rõ ràng như nhìn các vật dưới ánh sánh mặt trời. Do tiệm tu nên gọi là Tập.

2+ Khi đã cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng thì gọi là Hiệp.

3+ Khi đã tùy thuận Bát nhã Ba-la-mật thì gọi là Trú.

4+ Khi đã tương ưng thông suốt rồi, mới nhập vào Bát nhã Ba-la-mật được, nên gọi là Nhập.

Được như vậy rồi mới có thể thuyết Bát nhã Ba-la-mật cho hàng Bồ tát nghe mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ....(Ở đây ý là tránh khỏi rối loạn tri kiến, đọa vào điên đão !)

Vì sao? Vì sắc và sắc tướng đều là không,dẫn đến thức và thức tướng đều là không.(ĐT ĐL)

Kính các Bạn.- Hành giả thẩm nhập đến giai đoạn: Hiệp- Trú- Nhập mới có thể thực hành hoặc nhận thức được "Vô Lượng Đạo Đế".
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
'Tứ Đế- Bài 13- Vô lượng Đạo Đế.- Ý nghĩa: Tập- Hiện- Trú- Nhập .- Vào được Pháp Tánh (Nhập Bát Nhã BLM)

Thâm ý: (1+) Người sơ cơ nghĩa là hành giả mới tu tập "Đạo Đế" phải tập quán các pháp rõ ràng như nhìn các vật dưới ánh sánh mặt trời.- Nghĩa là phải phân biệt rõ ràng Vô minh là vô minh. Trí huệ là trí huệ. Tham sân si là tham, sân ,si. Giới định huệ là giới định huệ. Do tiệm tu như vậy nên gọi là Tập.

Thâm ý: (2+) Khi đã cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng thì gọi là Hiệp. Nghĩa là khi đã quán được Tánh Không của Vô minh. của Trí huệ, của tham, sân ,si. của Giới định huệ là Không có tự tánh và tương ưng với Tự Tánh Không của các pháp đó.- Thì gọi là Hiệp.

Thâm ý: (3+) Khi đã tùy thuận Bát nhã Ba-la-mật thì gọi là Trú. Sao gọi là "Trú" Bát nhã Ba-la-mật ?

Luận dạy: Nhà Phật quán các pháp bát bất.(Bài giảng ĐTĐL. TTT 013A) Ví như bật quẹt ga lên, khi ấy lửa hiện.- Đó là pháp tùng duyên sanh. Buông tay lửa tắt.- Đó là pháp tùng duyên diệt. Nhưng sanh chẳng thật sanh( vì duyên sanh) diệt chẳng thật diệt (vì duyên mà diệt). Đó là quán bát bất. quán như vậy thấy được thật tướng các pháp ấy là Trú BN.BLM.

Thâm ý: (4+) Khi đã tương ưng thông suốt rồi.- Nghĩa là phải quán: Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất! Bồ tát Ma-ha-tát tu tậpsắc không, mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng, phải tu tập thọ, tưởng, hành, thức không, mới cùng Bát nhã Ba-Ia-mật tương ưng.
Lại phải tu tập nhãn không, mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng; phải tu tập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ỷ không,mối cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.Lại phải tu tập sắc không, mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng; phải tu tập thanh, hương, vị xúc, pháp không, mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng. Lại phải tu tập nhãn giới không, sắc giới không, nhãn thức giới không, dẫn đến ý thức giới không mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.Lại phải tu tập khổ không, mói cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng; phải tu tập tập, diệt đạo không, mói cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.Lại phải tu tập vô minh không, mới cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng; phải tu tập hành, thức, danh, sắc, lụcnhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử không mói cùngBát nhã Ba-la-mật tương ưng.Lại phải tu tập hết thảy pháp, hoặc hữu vi, hoặc vô vi cũng đều không, mói cùng Bát nhã Ba-ỉa-mật tương ưng.

Thế nào là: "Nhập vào Bát nhã Ba-la-mật" ? .- được, nên gọi là Nhập.

Nghĩa là khi được Tưng Ưng Bát Nhã BLM mới Nhập được Pháp Tánh tức là "Nhập vào Bát nhã Ba-la-mật"

Pháp Tánh là tánh "Thanh tịnh bản nhiên" của vạn pháp. Tánh ấy thường NHƯ, "Như" là không thể nghĩ bàn, nhưng kinh khái quát có các đặc tính như sau:

1/. Bất sanh: Là các pháp do duyên sanh, nhưng duyên không có tự tánh, nên duyên mà "không duyên", nghĩa là không thực có các duyên để sanh các pháp, thật tế các pháp là "Bất sanh".

2/. Bất diệt: Vì không sanh nên đâu có để diệt.

3/. Bất Cấu: Là không có trần cấu, uế trược. Do có sanh. lão, bệnh, tử khổ nên gọi là Cấu uế, nhưng không sanh, thì không có lão, bệnh, tử vì vậy nên không có cấu uế.

4/. Bất Tịnh: Vì vốn không có cấu uế, nên cũng không phân biệt gì là Tịnh.- Đó là Bất tịnh (chẳng có Tịnh).

5/. Bất Tăng: Nghĩa là không thêm (tăng thượng). Vì các pháp xưa nay nó vốn là như vậy: chẳng sanh, chẳng diệt v.v..., nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Tăng.

6/. Bất Giảm: Vì nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Giảm.

7/. Bất Đoạn: Chẳng phải đoạn kiến (chết là hết) vì không có sanh, thì đâu có chết để hết.

8/. Bất thường: Cũng chẳng phải thường còn vĩnh viễn: Vì vốn không sanh, thì lấy cái gì để thường còn.

9/. Bất khứ, bất lai: Không đến, không đi vì bản chất các pháp vốn thường hằng khắp cả chỗ, nên không đến, không đi.

10/. Bất Nhất- Bất dị: Không phải một cũng chẳng phải khác. Vì các pháp là Bất Nhị là NHƯ.

* Vào được Pháp Tánh (Nhập Bát Nhã BLM)

Pháp tánh cũng tức là thật tướng pháp.
Khi đã trừ được hết các kiết sử, đã phá tan được màn vô minh mê ám, thì tâm trở nên thanh tịnh. Lúc bấy giờ, hành giả thật quán được bản tánh thanh tịnh của các pháp. Như vậy là vào được pháp tánh.
Pháp tánh vốn chân thật. Chúng sanh do tà quán mà bị các tà kiến trói buộc. Nếu tỉnh ngộ, hành chánh quán, thì sẽ được giải thoát.
Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật, chẳng dấy niệm nghĩ răng ta sẽ mau được pháp tánh hay ta sẽ chăng vào được pháp tánh. Vì sao? Vì Bồ tát biết rõ pháp tánh là vô tướng, chẳng có xa gần nên chẳng có sự việc mau được hay lâu được, hay chẳng được pháp tánh. Pháp tánh là thật tế, là như như, chẳng có thể được vậy.
Do vì chẳng thấy rõ tự tánh của các pháp mà khởi sanh các tà kiến, cho rằng các pháp xuất sanh từ pháp tánh, hoặc cho rằng các pháp ở ngoài pháp tánh, hoặc cho rằng pháp tánh khác với các pháp. Các bậc Thánh do đã dứt trừ được vô minh, nên vào được thật tướng pháp, rõ biết ở nơi thật tướng thì hết thảy pháp đều là vô tướng, là nhất tướng.
Ví như mặt trời bị mây che khuất, khiến chẳng chiếu ánh sáng được. Khi mây tan biến rồi thì mặt trời lại chiếu ánh sáng trở lại như trước. Vì sao? Vì do mây che lấp mà hư không đã mất đi tánh trong suốt. Khi mây đã tan biến rồi thì tánh trong suốt của hư không lại hiện ra như cũ.
Bởi vậy nên Bồ tát chẳng thấy có pháp nào xuất sanh từ vô minh, chẳng có pháp nào xuất sanh từ pháp tánh, chẳng thấy có pháp nào ngoài pháp tánh, cũng chẳng thấy có pháp nào khác với pháp tánh cả.

KINH:
Này Xá Lợi Phất! Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật,Bồ tát Ma-ha-tát chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp.
Bồ tát Ma-ha-tát phải tu tập đúng như vậy, mới được gọi ià cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.

LUẬN:

Hỏi: Thế nào là chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp?
Đáp: Dấy niệm y nơi pháp tánh có nghĩa là chấp pháp tánh. Thế nhưng chấp pháp tánh, quý pháp tánh cũng duyên sanh ra các kiết sử. Bởi vậy nên Bồ tát chẳng dấy niệm y nơi pháp tánh để phân biệt các pháp

Hỏi: Pháp tánh là ‘không”, là nhất tướng, ỉà vô tướng.Như vậy làm thế nào mà cỏ thểy nơi pháp tánh để phân biệtcác pháp?
Đáp: Pháp tánh diệt được vô minh, tận trừ các kiết sừ phiền não, phá được các pháp tướng. Nhờ vậy mà tâm trở nên thanh tịnh, trí huệ trở nên sáng suốt, khiến có thể phân biệt được các pháp.
  • Tùy pháp tánh hành là hành thiện pháp.
  • Chẳng tùy pháp tánh hành là hành bất thiện pháp.

Nói tóm lại PHÁP TÁNH là TÁNH RỐT RÁO THANH TỊNH của các Pháp.

Phật và chư đại Bồ tát biết rõ hết thảy pháp là rốt ráo không, là tướng thường tịch diệt, chẳng có hý luận, chẳng có danh tướng. Nhưng vì thương xót chúng sanh mê lầm, mà các ngài đã dùng các lực phương tiện nói các danh tướng, như nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức... dẫn đến nói Vô Thượng Bồ Đề. (hết trích)

Được như vậy rồi mới có thể thuyết Bát nhã Ba-la-mật cho hàng Bồ tát nghe mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ....(Ở đây ý là tránh khỏi rối loạn tri kiến, đọa vào điên đão ! mới nhận thức đúng Vô lượng Đạo Đế.

soi.webp
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
'Tứ Đế- Bài 14- Vô lượng Đạo Đế.- Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.

Tất cả Pháp.- Chủ yếu là Thị Pháp và Phi Pháp.

  • Thị Pháp là các Thiện Pháp.
  • Phi Pháp là các Bất Thiện Pháp.

Thí dụ:

  • Giới, định, huệ (3 Giải thoát môn là giải) là các Thiện Pháp.
  • Tham, sân, si (3 độc là phược,) là các Bất Thiện Pháp.

Kinh Bát Nhã dạy:
"Tham, sân, si không trói buộc. giới, định, huệ không giải thoát."

LUẬN:

....... Phật dạy: Sắc... dẫn đến Nhất thiết chủng trí đều chẳng phược, chẳng giải.

....... Nơi đây Phật muốn nói rằng có người cho rằng 3 độc là phược, còn 3 giải thoát môn là giải. Thế nhưng họ chẳng biết rằng 3 độc gồm "tham, sân, si" cùng với hết thảy các phiền não đều là hư vọng, chẳng thật có, đều là tự tánh không, nên bản lai vốn chẳng có phược, cũng chẳng có giải. Phá 3 độc thành 3 giải thoát môn cũng chẳng có phược, chẳng có giải như vậy.

....... Phàm phu do chấp các pháp tướng, mà bị các phiền não trói buộc. Thật vậy, nếu chấp mỗi pháp đều có tự tánh, thì chẳng sao có thể giải được, chẳng sao có thể đoạn, chẳng sao có thể hoại được. Trái lại, nếu biết rõ hết thảy các pháp đều là hư vọng, chẳng thật có, thì các chấp liền được tiêu trừ, và chẳng còn thấy có phược, có giải nữa.

....... Lại nữa, do phân biệt tâm và tâm sở... dẫn đến do chấp các pháp tướng, rồi bị trói buộc vào các duyên, mà khởi sanh phiền não vậy. Nếu vào được nơi thật tướng pháp, biết rõ các pháp đều là hư vọng, đều chẳng thật có, thì tâm liền được thanh tịnh. (vào được Pháp Tánh)

....... Khi tâm đã được thanh tịnh, thì là “phi tâm tướng”, nên chẳng còn có các tướng trói buộc nữa. Đã chẳng có trói buộc, thì cũng chẳng có cởi mở vậy.

....... Nơi đây, Phật nói sắc cùng hết thảy pháp hữu vi đều do các nhân duyên hòa hợp sanh, nên đều chẳng có định tánh, đều là vô sở hữu tánh. Đã là vô sở hữu tánh, thì sắc tánh... dẫn đến hết thảy các pháp tánh, ở trong 3 đời, đều chẳng có phược cũng chẳng có giải . Ngài Tu Bồ Đề biết rõ Bát nhã Ba- la- mật chẳng thậm thâm (phi thậm thâm), cũng chẳng phải chẳng thậm thâm (phi bất thậm thâm), nên đã nói rằng: Nếu cho Bát nhã Ba- la- mật thậm thâm là xa lìa Bát nhã Ba- la- mật.

....... Vì sao ? Vì nếu cho Bát nhã Ba- la- mật thậm thâm, khó tín, khó giải mà chẳng nhất tâm tin tấn tu hành, chẳng gieo trồng thiện căn giải thoát, lại thân cận ác tri thức, chỉ cầu thế gian lạc, thì chẳng sao có được xuất thế gian giải thoát. hạng người như vậy thường bị các phiền não loạn tâm, khiến quên làm điều thiện, gieo trồng các bất thiện căn, chẳng phá được kiêu mạn, chẳng trừ được tà kiến hý luận. bởi vậy nên, dù cầu thật tướng pháp, mà vẫn chẳng sao có đủ trí để phân biệt thiện ác, nên chẳng sao có được lực phương tiện thiện xảo vậy.

....... Hạng người hành các ác pháp như vậy rất khó tín giải thâm nghĩa của Bát nhã Ba- la- mật .

Tư duy:

* Luận dạy: "3 độc gồm "tham, sân, si" cùng với hết thảy các phiền não đều là hư vọng, chẳng thật có, đều là tự tánh không, nên bản lai vốn chẳng có phược, cũng chẳng có giải. Phá 3 độc thành 3 giải thoát môn cũng chẳng có phược, chẳng có giải như vậy."

+ Thông thường, người mới tập tu, cho rằng chúng sanh bị trói buộc trong 3 độc là "tham, sân, si", bị "tham, sân, si" sai sử, nên hành động sai trái dẫn đến lão tử ưu bi khổ não (đây là lý 12 nhân duyên).

- như vậy là có Vô minh (tham, sân, si) trói buộc.

+ Tu là dùng 3 món "giới, định, huệ" để giải thoát, trừ khử "tham, sân, si".- Nên gọi là 3 giải thoát môn.

* Nhưng với sự quán sát của trí Bát nhã Ba- la- mật thì:

+ "Tham, sân, si" cũng là pháp duyên hợp, cũng là giả danh pháp, cũng là "tánh không", rốt ráo của "tham, sân, si" là Nhất Thể NHƯ, nên là bản lai thanh tịnh.

+ "Giới, định, huệ" cũng là pháp duyên hợp, cũng là giả danh pháp, cũng là "tánh không", rốt ráo của "giới, định, huệ" là Nhất Thể NHƯ, nên là bản lai thanh tịnh.

* Do vậy luận dạy : "Tham, sân, si" chẳng có phược, mà "Giới, định, huệ" cũng chẳng có giải (như trên).

Do vậy Tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh.- Nên Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.- Đây là ý nghĩa Vô lượng Đạo Đế.
hai_mat.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 15- Vô lượng Đạo Đế.-(tt)- pháp như, pháp tánh và thật tế.- Bất Như Pháp

* Tất cả pháp đều là Phật Pháp.- Vì các pháp đều là "NHƯ".
Thế nào là các pháp đều là "NHƯ".- Đó là: pháp như, pháp tánh và thật tế (Ở kinh Bát Nhã dạy)

.......* Pháp Như:

....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

.......* Pháp Tánh:

.......Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

....... * Thật Tế:

.......Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.


Hỏi: Pháp Như, Pháp Tánh và Thật Tế cỏ 3 nghĩa riềng khác, hay chỉ có một nghĩa thôi?
Đáp: Pháp Như, Pháp Tánh và Thật Tế đều là Thật Tướng Pháp cả, đều diễn đạt lý KHÔNG của các pháp. Chỉ là một nghĩa mà có 3 tên gọi khác nhau, để tùy trường hợp rộng giải về lý KHÔNG.
Đâỵ chỉ là phương tiện. Thật ra Pháp Như, Pháp Tánh Thật Tế đều là bất khả đắc cả.

Thật Tế.

Hỏi: Vì sao nói Thật Te là thường trú bất động?
Đáp: Chúng sanh, do vô minh phiền não che tâm, khiến ở nơi Thật Tướng mà vẫn sanh tà tư duy. Chư Thánh đã phá vô minh, nên dạy chúng sanh tu tập để vào được nơi Thật Tướng của các pháp.
Khi Vô Minh đã dung hợp với Minh, thì sẽ thấy được Chân Tánh, tức là Pháp Tánh Thật Te vậy. Khi đã vào được
nơi Pháp Tánh Thật Te, thì sẽ biết rõ ở nơi thân ta có vô lượng vô biên vi diệu pháp.
Hỏi: Chư vị A-la-hản có vào được Thật Tế không?
Đáp: Các bậc A-la-hán, Bích Chi Phật vào được Thật Te, nhưng trú ở nơi đây, chẳng tiến lên nữa.
Bồ tát vào Thật Te rồi, phát tâm tò bi, trở lại trong sanh tử để giáo hóa chúng sanh, và tu đầy đủ 6 pháp Ba-la-mật, mãi đến khi viên thành Phật đạo.


Hỏi: Như thể nào là nói về Pháp Như?
Đáp: Như ứong kinh Tạp A Hàm có nêu mẫu chuyện sau đây:
Có vị Tỷ-kheo hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! 12 nhân duyên do Phật đặt ra hay do ai đặt ra?”
Phật dạy: “Chẳng phải ta lập ra 12 nhân duyên, cũng chẳng có ai khác lập ra 12 nhân duyên cả. Pháp Như, Pháp
Tướng, Pháp Vị vẫn thường như vậy. Ví như Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức... dẫn đến Sanh duyên Lão Tử, vân thường như vậy. Tất cả đêu do nhân duyên nên có, nhưng tât cả đều là KHỔNG. Ưu, Bi, Khổ, Não... đều vốn là KHÔNG cả. Vì là KHÔNG, nên khi các nhân duyên diệt, thì Ưu, Bi, Khổ, não.ử. liền diệt. Các pháp tương tục sanh diệt như vậyế Dù có Phật hay dù không có Phật vẫn thường như vậy”.

Như vậy là nói về Pháp Như.

Hỏi: Như thế nào là nói về Pháp Tánh?
Đáp: Như trong kinh Tạp A Hàm cũng như kinh Sư Tử có nêu các mẫu chuyện sau đây:
  • Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất ba phen về nghĩa của một câu mà ngài chẳng sao trả lời được. Đên khi Phật khai thị vê Thật Thể của các pháp, thì ngài mới được rõ. Phật khai thị cho ngài Xá Lợi Phất xong rồi, lui về tịnh xá. Lúc bây giờ, ngài Xá Lợi Phất nhóm các Tỷ-kheo và nói răng: “Khi Phật chưa khai thị, ta chưa được rõ. Nhưng nay Phật đã khai thị rồi, thì ta có thể nói được nghĩa ấy suốt trong 7 ngày 7 đêm”.
  • Lại nữa, sau khi Phật vừa ra khỏi tịnh thất, có một vị Tỷ-kheo đến bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Ngài Xá Lợi Phất
tán thán Phật thông đạt Pháp Tánh, nên dù ở noi pháp Thanh Văn mà vẫn quán các pháp sanh diệt là như.
Do quán các pháp sanh diệt là thường như, nên diệt hết thảy các quán, vào được noi Thật Tướng pháp”.
Như vậy là nói về Pháp Tánh.

Hỏi: Như thế nào là nói về Thật Tể?
Đáp: Có hai pháp đối đãi mới có duyên khởi. Còn Thật Tế chăng có chỗ sở y, chẳng có đối đãi nên chẳng có duyên khỏi.
Phật thuyết trong các kinh: “Thật Tế là Niết bàn”. Vì Thật Tê là diệt, là ly, là diệu. Do vậy mà Niết bàn chẳng có nhân duyên, chẳng có duyên khởi. Niết bàn là Thật Tế, là Như. Đã là Như, thì cả 3 đời đều bình đẳng, đều là Như cả vậy.
Hỏi: Vì sao gọi 3 đời bình đảng là Như?
Đáp: Ở nơi Thật Tướng, thì 3 đời đều bình đẳng, chẳng có sai khác, nên gọi là Như.
Kinh Bát Nhã Ba-ỉa-mật nói: “Ba đòi Nhất Như bình đẳng là ba đời đã nhập vào trong vô lượng pháp tánh, là bản tánh, là Niêt bàn. Hêt thảy các pháp thế gian đều có tánh Niết bàn.”
Chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh Hiền dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh, dạy họ tu học, dẫn họ vao Niết bàn là vào nơi Thật Tánh của các pháp vậy.
Ví như người thợ vàng, thợ bạc phải dùng phương tiện nấu các quặng vàng, quặng bạc, loại bỏ các chất bẩn quặng mới lấy được vàng ròng, bạc ròng để làm đồ ữang sức. Lại VI như kim cương ở sâu dưới mỏ, người thợ mỏ phải đào sâu loại bỏ các lớp đất đá mới tìm được chất kim cương. Pháp Tánh cũng như vậy, người tu hành phải dùng trí huệ, phải tu tập, phải tầm cầu mới vào được chỗ tự tánh thanh tịnh, mới diệt được các hý luận. Như vậy là vào được Pháp Tánh thâm sâu, tức Pháp Tánh Thật Tế vậy.


* Thế nào là "Bất Như Pháp" ?

+ Như: tức là Chân Như, là bản thể uyên nguyên và chung cùng của vạn sự vạn vật. Đây là thể "NHƯ" là nguyên liệu duy nhất để duyên khởi hình thành vạn pháp. Các pháp từ "Như" mà đến, đến rồi trở về "Như".

+ Pháp nào tương ưng với "Như", đó là Bát nhã Ba- la- mật, là Bất nhị pháp.

+ Do không thấy được tánh chất "bất nhị" "nhất Như" của vạn pháp, nên khi hành các pháp, thì sanh ra Thủ hoặc xả, hoặc trệ chấp hai bên, nên mặc dù là hành Phật pháp cũng trở thành "Bất Như Pháp". Như Tam Tổ Tăng Xáng dạy:

Tròn đồng thái hư,
Không thiếu không dư.
Bởi do thủ xả,
Vì thế chẳng như.

toch_d11.webp



Ngộ Tánh luận dạy:

Kinh dạy rằng: “Lìa bỏ hết thảy mọi hình tướng, liền gọi là chư Phật.” Cho nên biết rằng mọi hình tướng có đó chính là cái tướng “không tướng”, không thể dùng mắt để thấy, chỉ có thể dùng trí để biết. Nếu ai nghe được pháp này mà phát sinh một niệm tin nhận, đó là đã phát khởi pháp Đại thừa, liền vượt thoát ngoài ba cõi.

Ba cõi đó chính là tham lam, sân hận và si mê. Khi chuyển hóa được tham, sân, si trở thành giới, định, huệ liền gọi là vượt thoát ngoài ba cõi.

Nhưng tham, sân, si cũng không có tánh thật, chỉ do nơi chúng sinh gọi tên. Nếu thường quay vào tự tâm soi rọi rõ biết sẽ thấy rằng tánh của tham, sân, si chính là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si ra thật không riêng có tánh Phật nào khác.

Kinh dạy rằng: “Chư Phật xưa nay thường ngụ trong ba độc mà nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh, thành bậc xuất thế.” Ba độc đó, chính là tham, sân, si.(hết trích)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 16- Vô lượng Đạo Đế.-(tt)- Chuyện Pháp sư Hỷ Căn: "Dâm, Nộ ,Si là Đạo".

Như trong kinh Văn Thù Sư Lợi Bản Tuyên có ghi mẫu chuyện sau đây:

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Trong vô số kiếp về trước, Phật Sư Tử Âm Vương dùng 3 Thừa Giáo để độ chúng sanh. Quốc độ của Phật ấy gọi là Thiện Quang Minh. Ở nơi đây có những cây thọ mạng lâu dài, cây đều toàn bằng 7 thứ báu, phát ra vô lượng âm thanh thanh tịnh, như thuyết về các pháp Không, Vô tướng, Vô tác, Bất sanh, Bắt diệt... Chúng sanh vừa nghe là liền được giải thoát.

Lúc bấy giờ Phật Sư Tử Âm Vương, ở trong chúng hội, nói pháp. Hội thứ nhất có 99 ức người được đạo A-la-hán; có vô số Bồ tát được Vô Sanh Pháp Nhẫn, vào được trong các pháp môn,thấy được vô lượng các đức Phật, độ được vô lượng chúng sanh, được vô lượng các Đà la ni và Tam Muội; lại có các vị Bồ tát sơ phát tâm, nhiều chăng sao kế xiết được.
Phật giáo hóa xong liền vào Vô Dư Niết Bàn.

Lúc bấy giờ có 2 vị Bồ tát Tỷ-kheo là Hỷ Căn và Thắng Ý.

Pháp sư Hỷ Căn, dung mạo chánh trực, chẳng bỏ pháp Thế Gian, chẳng có phân biệt thiện ác. Đệ tử của Hỷ Căn đều thông minh, ưa nghe thâm nghĩa của các pháp. Pháp sư Hỷ Căn chẳng tán thán Thiểu Dục,Tri Túc, chẳng tán thán hạnh Đầu đà, chỉ nói về Thật Tướng thanh tịnh của các pháp.

Ngài nói với các đệ tử rằng: “Tướng của dâm, nộ, si, cũng là Thật Tướng pháp”; ngài lại dùng đủ các phương tiện giáo hóa các đệ tử, dẫn họ vào Nhất Thiết Trí.

Các đệ tử của ngài,ở trong nhân gian mà tâm chẳng sanh, chắng hối, tâm thường bất động như núi Tu Di, nên đều được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Trong khi đó thì Pháp sư Thắng Ý trì giới thanh tịnh, tu hạnh Đầu đà, được 4 Thiền, 4 Vô sắc định. Các đệ tử của Pháp Sư Thắng Ý phần nhiều độn căn, thường, phân biệt tịnh với uế, nên tâm thường lay động.

Pháp sư ThắngÝ, khi vào các tụ lạc thường thuyết vê các hạnh Tri túc, Thiểu dục, khuyến tu hạnh Đầu đà, tu các Thiền định,lại chê trách Pháp sư Hỷ Căn dẫn người theo tà kiến, nên mới nói các tướng của dâm,nộ, si đều Vô Quái Ngại.

- Có vị đệ tử của Pháp sư Hỷ Căn, lợi căn, lợi trí đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn, đến thưa Pháp sư Thắng Ý rằng: “Thưa Đại đức ! Tướng của pháp Dâm Dục là gì?”

Pháp sư Thắng Ý đáp: Đó là tướng của phiền não.

Đệ tử ngài Hỷ Căn lại hỏi: Dâm dục, phiền não ở bên trong hay ở bên ngoài?

Ngài Thắng Ý đáp: Chẳng trong, cũng chẳng ở ngoài.Đệ tử ngài Hỷ Căn lại nói: Nếu dâm dục, phiền não chắng phải ở trong, chăng phải ở ngoài, chẳng phải ở phương Đông,Tây, Nam,Bắc thì dù có cầu khắp cả 4 châu thiên hạ, cũng chắng sao tìm được Thật Tướng. Như vậy là pháp ấy chắng có sanh, chẳng có diệt, thì làm sao có thể não loạn được ta ?

Pháp Sư Thắng Ý nghe xong,tâm chẳng được vui, nhưng ngài chẳng có thể trả lời được, ngài từ tòa đứng dậy, nói: Pháp sư Hỷ Căn đã lầm lạc, và đã dẫn đệ tử vào tà đạo.

Pháp sư Thắng Ý, vì chưa được âm thanh Đà la ni, nên nghe Phật dạy thì liền sanh tâm hoan hỷ, nghe Ngoại đạo nói thì liền khởi sân nhuế, nghe nói đến 3 đường ác thì liền chắng được vui, nghe nói đến 3 đường thiện thì liền thấy an ồn, nghe nói đến sanh tử thì liền ưu phiền, nghe nói đến Niết Bàn thì liền cảm thấy an lạc.

Sau cuộc đối thoại, Pháp sư Thắng Ý trở về tịnh xá nói với đệ tử của mình rằng: “Pháp sư Hỷ Căn lầm lạc, dẫn dắt người vào tà đạo. Vì sao? Vì Pháp sư Hỷ Căn đã khẳng định răng tướng của dâm,nộ, si cùng tướng của hết thảy các pháp đều là vô ngại cả”.
Pháp sư Hỷ Căn nghe nói như vậy, tự nghĩ răng: “Bồ tát Thắng Ý bị các ác nghiệp che lấp tâm trí, ắt phải bị đoạ vào ác đạo. Ta phải nên vì ngài, nói lên pháp thậm thâm. Tuy đời này chăng có được gì, nhưng đời sau sẽ làm nhân duyên dẫn vào Phật Đạo”. - Nghĩ như vậy rồi, Pháp sư Hỷ Căn nói kệ rằng:

Dâm đục tức là Đạo,
Sỉ nhuế cũng như vậy,
Vô lượng các Phật Đạo.
Chẳng khác ba pháp ấy.
Nếu có người phân biệt.
Dâm nộ sỉ khác Đạo,
Người ấy xa cách Phật,
Vi như Trời và Đất.
Đạo cùng Dâm, Nộ, Sĩ.
Là một pháp bình đắng,
Nếu nghe mà sợ hãi.
Cách Phật Đạo rất xa.
Pháp Dâm chẳng sanh diệt,
Chẳng thể não loạn tâm.
Nếu người chấp lấy Ta,
Dâm dẫn vào ác đạo.
Chấp CÓ khác với KHÔNG
Bị CÓ KHÔNG trói buộc
Nếu biết CÓ tức KHÔNG
Siêu thăng thành Phật Đạo.

Ngài Hỷ Căn vừa nói xong bài kệ, có 3 vạn thiên tử liền được Vô Sanh Pháp Nhẫn, I1 vạn 8 ngàn Thanh Văn chắng còn châp hết thảy các pháp, đều được giải thoát.

Trong lúc đó, Bồ tát Thắng Ý bị sa vào địa ngục, thọ khổ. Khi trở lại làm người, trong 74 vạn đời, thường bị phỉ báng,và thường chẳng được nghe danh Phật.

Rồi tội mỏng lần lần,lại trở lại nghe được Phật pháp, xuât gia hành đạo, nhưng lại bị xả giới, trong vô lượng đời làm Sa môn mà căn vẫn ám độn,

Còn Bồ tát Tỷ-kheo Hỷ Căn nay thành Phật ở phương Đông, hiệu là Bửu Nghiêm.

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:
“Thắng Ý Tỷ-kheo là tiền thân của con vậy. Nếu có người cầu 3 thừa đạo, thì chắng nên phá các tướng của các pháp,mà ôm lòng sân nhuế”.


Tứ Diệu Đế. Vanthu10
Vô Lượng Đạo Đế là như vậy.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 17- 3/. Vô Sanh Tứ Đế.-a). Khổ Đế Vô Sanh.


Vô Sanh Tứ Đế. Nghĩa là Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo vốn vô sanh (không có sanh diệt).

+ Vô Sanh mà chúng sanh lại thấy có sanh diệt là do đâu ?

- Có người cho rằng do "nghiệp" (tham, sân, si v.v...) mà có.

+ Thế "nghiệp" là do đâu mà có ?

- Có người cho rằng do Vô minh mà có.

+ Thế "Vô minh" do đâu mà có ?

- Chúng ta có thể truy vấn rất dài... Nhưng cuối cùng vẫn phải qui về.- Do có "Ngã chấp" mới có Khổ. Nếu không có "Cái tôi- Ngã chấp", thì ai thọ khổ ? Ai tạo tác nhân khổ ?

Cuối cùng chúng ta qui kết "Cái tôi- Ngã chấp" là nguyên nhân gây khổ, và thọ khổ ?

Cổ nhân có câu: "Chúng ta sợ dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân. Nếu ta không có thân quên mình có thân đi thì còn sợ gì tai vạ nữa.".

Luận Phân biệt công đức có chép lại câu chuyện như sau:

“Có một vị Tỳ-kheo tu tập thiền quán trong vùng chôn cất tử thi. Một đêm nọ trong lúc vị Tỳ-kheo đang quán bất tịnh nơi các tử thi thì từ đâu xuất hiện một con quỷ đói. Con quỷ trông thật gớm ghiếc đi đến một tử thi và đánh tử thi với vẻ căm giận, vị Tỳ-kheo trông thấy thế hỏi:

- Tại sao lại đánh tử thi đó?

Con quỷ đáp:

- Tử thi này làm khổ tôi như vầy nên tôi đánh nó.

- Ngươi nói thế nghĩa là sao? Vị Tỳ-kheo ngạc nhiên hỏi.

- Tử thi này là thân xác của tôi lúc còn sống. Vì nó mà tôi tạo tác biết bao ác nghiệp để bây giờ phải chịu khổ thế này.

Nghe con quỷ nói thế, vị Tỳ-kheo bảo:

- Sao không đánh tâm của ngươi, đánh tử thi nào có ích gì?

Tứ Diệu Đế. Qu_web10


Một lúc sau có một thiên nhân đến rải hoa trời Mạn-đà-la lên một tử thi khác. Vị Tỳ-kheo ngạc nhiên hỏi:

- Vì cớ gì rải hoa lên tử thi hôi thối ấy?

Vị thiên nhân đáp:

- Tôi nhờ tử thi này mà được sinh lên cõi trời. Tử thi này là bạn lành của tôi, cho nên tôi đến rải hoa báo đáp.

Vị Tỳ-kheo hỏi:

- Sao lại nhờ tử thi này mà được sinh thiên?

Vị thiên nhân đáp:

- Tử thi này là thân xác của tôi lúc còn sống. Nhờ có nó mà tôi tu phước, tạo nhiều thiện nghiệp, nên sau khi chết được sinh lên cõi trời.

Vị Tỳ-kheo lại nói:

- Sao chẳng đem hoa rải trong tâm mình, lại đi rải lên tử thi hôi thối? Tâm mới là cái gốc tạo thiện ác chứ đâu phải cái thân kia. Sao lại bỏ gốc tìm ngọn vậy!”.

Nhờ có thân mà chúng ta có thể tạo nghiệp thiện hoặc ác, từ đó nghiệp dẫn dắt chúng ta vào đường vui hoặc khổ. Tuy nhiên, cái thân chỉ là công cụ, là phương tiện, còn động cơ tạo nghiệp, nguồn gốc bộ máy vận hành tạo nghiệp chính là tâm ý của con người. Tâm ý chỉ đạo cho thân hành động. Tâm ý sinh khởi ý niệm thiện thì dẫn dắt thân hành động thiện; tâm ý sinh khởi ý niệm ác thì dẫn dắt thân hành động ác. Trong câu chuyện trên, vị Tỳ-kheo khai thị cho con quỷ biết rằng chính vì cái tâm tạo ác nghiệp mà nó phải bị đọa làm loài ngạ quỷ. Vị Tỳ-kheo cũng chỉ cho vị thiên nhân kia biết chính nhờ cái tâm biết tạo thiện nghiệp, khéo tu tập mà được sinh lên cõi trời.

Trong kinh Bát đại nhân giác, điều giác ngộ thứ nhất của bậc đại nhân là: “Tâm là nguồn sinh ra các việc ác bất thiện, thân là rừng chứa các nghiệp, tội”.

"Tâm" đang nói ở đây, chính là "Tâm- ý thức", "thân" là cái sắc thân này. Chúng nó là đại biểu cho "Cái tôi- Ngã chấp".

Nhưng nếu với người dùng trí huệ Bát nhã để quán sát "Cái tôi- Ngã chấp", thì nó vốn không thật có. Vì nó là sự duyên hợp của 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bản chất là Vô Ngã.

Do 5 uẩn( Cái tôi- Ngã chấp) vô ngã, nên biết rõ "cái nhân" sanh ra khổ là không có.

Nên biết Khổ Đế Vô Sanh.

Kinh Bát nhã dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách".

Nghĩa là biết rõ " Cái tôi- Ngã chấp" là huyễn hư không thật, thì không còn bị các khổ bức ngặt, vì cái khổ không thật có. Khổ không có cái nhân để sanh.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 18- 3/. Vô Sanh Tứ Đế.- TẬP ĐẾ VÔ SANH:

Nghĩa là Các nguyên nhân (tập nhân) tham,sân,si v.v..,để tạo ra quả Khổ là Không thật có.

Người tu hành biết rõ tâm thức là vô chủ, chỉ do duyên chấp cảnh mà có thọ khổ, có thọ vui... Lại biết rõ do 5 ấm hòa hợp duyên khởi mà có thân này. Phàm phu điên đảo chấp có ngã thân, có ngã tâm. Phàm phu do chấp ngã nên thấy gì lợi ích cho mình thì sanh tham, thấy gì trái ý mình thì sanh sân..., sân lâu ngày trở thành si. Như vậy là 3 độc tham, sân và si, căn bản của tất cả phiền não đều do chấp ngã mà sanh ra cả. Nếu tu phước đức, tu các pháp trợ đạo thì dần dần sẽ xả được chấp ngã, sẽ được giải thoát.

Đối với người học Phật Pháp,ai cũng biết tham ,sân ,si nó tác động hòanh hành chúng sanh không kể xiết.

Một ngọn lửa Sân có thể đốt cháy cả cánh rừng công đức.Một hành động Tham có thể dẫn vào cảnh giới Địa ngục,ngã quỷ súc sanh v.v...Nên người xưa gọi chúng là "Tam Độc". Nhưng nếu bình tâm quán sát kỷ thì thấy bản chất chúng là Không.

Thưa các Bạn,ở thế kỷ chúng ta,người ta phát minh ra rát nhiều phương tiện để quan sát,nhìn sâu,xét rộng như kính hiển vi điện tử ,nhưng đố ai dùng bất cứ phương tiện gì để thấy : tham nó hình dáng thế nào ? Sân nó nặng mấy ký ? Si nó màu xanh,hay vàng đỏ trắng ?KHÔNG CÓ !

Bởi vì gọi là :Tham, sân, si, nhà Phật gọi chúng là "Tam độc". Vì tánh tác hại của chúng gây cho loài người không sao kể hết những biến chứng khổ đau cùng cực do chúng gây ra.

Nhưng bình tâm mà nói. Vận dụng tuệ nhãn mà nhìn thì "tam độc" không có thực tánh.

Tam độc cũng có thể xuất hiện khiến cho con người khổ đau cùng cực.
Tam độc cũng có thể biến mất không để lại một bóng dáng, một dấu vết xấu xa nào.

Tam độc có hay không có tùy thuộc ở con người MÊ hay GIÁC.

Thực chất của tam độc là không có thực chất. Chúng như những bong bóng nổi chìm sanh diệt của những cơn sóng vỗ mặt ghềnh!

www.quangduc.com

Vâng chỉ vì điên đão vọng tưởng mà chúng sanh bị Chính cái vọng tưởng của mình làm hại mình.

Nếu Giác Ngộ Vô minh Như huyễn, sống trong tỉnh thức,TRI HUYỄN TỨC LY, LY HUYỄN TỨC GIÁC.- Thì Tham,sân,si không thể tìm ra được bất cứ ở chỗ nào.

Kinh Bát Nhã dạy:

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận,..

Nghĩa là:

" Không có Vô minh, không có lúc diệt hết Vô minh."

Đó là Nghĩa TẬP ĐẾ VÔ SANH.

QA.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,010
Điểm tương tác
975
Điểm
113
Tứ Đế- Bài 19- Diệt Đế Vô Sanh.- Phản vọng- Quy Chân.

Kính các Bạn. Để vào được ý nghĩa Diệt Đế Vô Sanh. Chúng ta cần phải - Phản vọng- Quy Chân.

Thế nào là Phản vọng- Quy Chân ?

Ở Kinh Viên Giác. Phật dạy:

- Này Thiện nam! Tánh Viên Giác mầu nhiệm của Như Lai vốn không có Bồ đề, và Niết bàn, không có thành Phật và chẳng thành Phật, cũng không có luân hồi và phi luân hồi.

LƯỢC GIẢI
Ðứng về phương diện tương đối mà nói: Vì có phiền não nên có Bồ đề, có sanh tử nên có Niết bàn, có luân hồi nên mới có giải thoát, có chúng sanh mới có Phật.

Song đứng về phương diện lý tánh tuyệt đối, tức là tâm Viên Giác mầu nhiệm của Như Lai mà nói, thì phiền não đã không, nên Bồ đề chẳng có, sanh tử đã không, nên Niết bàn chẳng có, cho đến chúng sanh đã không, nên Phật cũng chẳng có.

Ðến cảnh giới này, thì nói năng không trúng, suy nghĩ cũng chẳng nhằm. Hành giả phải tự chứng nhập.(Vì vậy nên nói [/i]Diệt Đế Vô Sanh ).

* Ở đoạn 8 & 9. TÁNH VIÊN GIÁC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN:
- Này Thiên nam! Rất đỗi như cảnh giới Niết bàn thân tâm đoạn diệt của Thinh Văn (1) Tiểu thừa kia, còn không thể dùng tâm phân biệt mà thân chứng được, huống chi cảnh giới Viên Giác thanh tịnh của Như Lai mà lại dùng tâm suy nghĩ so đo của chúng sanh, làm sao nhập được.
Cũng như người dùng lửa đom đốm, để đốt núi Tu di, làm sao đốt được. Người dùng tâm luân hồi, sanh vọng chấp luân hồi, mà muốn vào biển Niết bàn tịch tịnh của Như Lai thì không thể được.

Thế nên ta dạy: Tất cả các vị Bồ tát và chúng sanh đời sau, trước phải đoạn hết căn bản sanh tử luân hồi từ vô thỉ.

LƯỢC GIẢI
Cảnh giới Niết bàn của Thinh Văn là cảnh giới Tiểu thừa (Trầm không thú tịch khôi thân diệt trí) mà còn không thể nghĩ ngợi được, huống chi cảnh giới của Phật cao siêu tột bực, mà lại dùng tâm suy nghĩ và lời nói luận bàn được sao. Nếu người dùng cái vọng tâm sanh tử luân hồi của phàm phu và trí của Tiểu thừa để suy nghĩ phân biệt cảnh giới Viên Giác của Như Lai, thì quyết không thể hiểu được (Dĩ luân hồi tâm, sanh luân hồi kiến, nhập ư Như Lai đại tịch diệt hải, chung bất năng chí). Cũng như người dùng lửa của con đom đóm để đốt núi Tu Di thì không thể được.

Bởi thế nên Phật dạy: “Trước phải đoạn hết căn bản sanh tử luân hồi từ vô thỉ”, tức là diệt vọng tâm phân biệt. Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy phải rành rõ hai món căn bản là:

1. Phải đoạn căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm.
2. Phải y trụ nơi căn bản của Bồ đề Niết bàn là chơn tâm.

9. KHÔNG THỂ DÙNG TÂM CHÚNG SANH, PHÂN BIỆT ĐƯỢC CẢNH PHẬT
- Này Thiện nam! Nếu có suy nghĩ phân biệt là từ vọng tâm (thức) khởi, nên tất cả suy nghĩ, đều là cái vọng tưởng phân biệt duyên theo bóng dáng của sáu trần. Nó hư vọng như hoa đốm trong hư không, chẳng phải là chơn tâm. Nếu ông dùng cái vọng tâm suy nghĩ này, mà suy nghĩ cảnh giới của chư Phật, thì cảnh giới ấy cũng lẩn quẩn trong vòng vọng tưởng của chúng sanh mà thôi. Cũng như người ngồi trông đợi cho hoa đốm giữa hư không kết thành ra quả, thì không có thể được.

Này Thiện nam! ông dùng tâm hư vọng thô phù, sanh ra các lối chấp xảo quyệt, (chấp càn) cho nên ông không thể nhập được cảnh Viên Giác (Vô Sanh Diệt Đế) chơn thật của Như Lai.

LƯỢC GIẢI

Bởi vậy, người muốn hiểu đến lý này (Vô Sanh Diệt Đế), phải nhập cảnh giới Phật, trình độ phải gần như Phật mới hiểu được. Nếu chỉ dùng tâm cấu nhiễm thô phù phân biệt của chúng sanh, mà so tính đến cảnh giới Phật, thì làm sao hiểu được. Cũng như người muốn hiểu câu nói của cụ già tám mươi, ít nhất trình độ cũng gần như cụ già mới hiểu. Nếu dùng trí non nớt của trẻ con năm, mười tuổi, mà suy nghĩ câu nói của cụ già thì làm sao hiểu được.(hết trích)

VQ nhận thức:
Nếu chỉ dùng tâm cấu nhiễm thô phù phân biệt của chúng sanh, mà so tính đến cảnh giới Phật, thì làm sao hiểu được.- Nghĩa là trú nơi Thức tình (ý thức) phân biệt.- Tri kiến lập Tri (là tùy Vọng).
+ Nhập cảnh giới Phật, trình độ phải gần như Phật mới hiểu được.- Nghĩa là phải dùng "Tri kiến Phật". tức Thấy biết mà bằng Trí, không trú trong kiến, văn, giác, tri của phàm phu.(là Phản Vọng- Quy Chân).

-- Cụ thể là vào Thiền quán để ra khỏi vọng tưởng, thức tình phân biệt, Tri kiến Lập Tri.

Bởi vậy.- Muốn tìm Chân nghĩa của Vô Sanh Diệt Để. Cần nên biết.-Phản vọng- Quy Chân.


Tứ Diệu Đế. 10-tro10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên