T

Về Thích Chân Quang

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

thanhtamtt

Registered
Phật tử
Tham gia
27/4/14
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
THÍCH CHÂN QUANG : TRÍ TUỆ MỘT MINH SƯ.

***

Từ xưa đến nay một người được xem là có trí tuệ hơn nhiều người khi người đó:
+Có sự hiểu biết hơn rất nhiều người.
+Có tầm nhìn xa trong mọi vấn đề.
+Có định hướng đúng mang lại lợi ích trước mắt và hiệu quả lâu dài trong cộng đồng.
+Giúp cho mọi người nhận ra đúng sai và sửa đổi bản thân theo đạo lý .
-Những nhà tu hành chân chính ngày nay là những người nhiều trí tuệ như thế.Còn nhớ lúc nhỏ hàng tuần tôi theo mẹ đến giáo đường Thiên Chúa để nghe các Cha Sứ giảng về Đạo làm con, Đạo cư xử trong cộng đồng xã hội và các bài học Đạo từ Đức Chúa JESU. Khi tới trường tôi được các thầy cô dạy Đạo làm Người, trong đó có Đạo làm Thầy,Nhưng tôi chỉ thực sự hiểu thế nào là chữ Đạo từ khi tôi nghe Thượng Tọa Thích Chân Quang giảng Phật Pháp.
-Thầy đã dạy cho tôi hiểu rằng :Đạo là con đường đi đúng.là đường đi chân lý và muốn đi được trên con đường đó ta phải có lý trí , nếu để bản năng dẫn dắt ta sẽ rẽ sang đường sai trái , khi đó Đạo sẽ thành Tà.
-Cơ duyên đầu tiên mà cũng là bài học đầu tiên thầy dạy tôi chính là dĩa VCD ĐẠO ĐỨC Y KHOA.Là người làm trong ngành Y hiển nhiên là tôi được học điều này từ khi còn học trong trường Y Dược .Nhưng bằng trí tuệ của Người, TT đã dạy tôi hiểu sâu sắc hơn rằng :Đạo làm người phải có trước và trong Đạo làm Thầy như thế nào ?! Trong dĩa VCD đó nhìn Thầy tôi thấy nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và Thầy có nét gầy hao hao giống nhau , chất giọng giảng truyền cảm , ấm áp mà ai ai cũng nhận thấy . Cách giảng chân tình, tha thiết , hóm hỉnh ,và đặc biệt là đôi mắt của Thầy !!. Khi tôi nhìn đôi mắt TT Thích Chân Quang tôi như được thấy lại đôi mắt tinh anh, trí tuệ , bác ái và kiên cường của Bác Hồ trong tấm hình “ NGUYỄN ÁI QUỐC TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ 18 ĐẢNG XÃ HỘI PHÁP .12-1920” . Sau đó tôi lần mò đi tìm dĩa Thầy giảng và từng bài học Đạo xuất hiện .:
+Đạo đức người lái xe.
+Đạo làm doanh nhân.(triết lý kinh doanh).
+Cẩn thận cũng là đạo đức .
+Sợ nợ cũng là đạo đức .
+Đạo làm con .
+ Đạo vợ chồng .
………………..
-Qua từng bài Thầy dạy tôi thấy bức tranh về gia đình , dòng tộc ,cơ quan đất nước với các màu sắc và sự hiểu biết khác trước rất nhiều. Với chữ Đạo Thầy đã giúp cho bao nhiêu triệu người ở trong và ngoài nước biết sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn và muốn sống hơn, Với hơn 900 chủ đề bài thuyết Pháp. Từ trong từng bài giảng cuảThầy,mỗi một cục đất,từng chiếc lá cũng cất lên được tiếng nói về cuộc đời của chúng .
- Tôi không được sinh ra vào thời đức Phật tại thế, nhưng tôi may mắn được sinh ra vào thời có các bậc chân tu như Thầy. Nhờ có Thầy mà từng câu Phật dạy (PHÁP CÚ) đã đến được với triệu triệu người . Mọi người được nghe, được hiểu sâu ,hiểu rộng để nương theo mà thực hành Chánh Đạo.
- Qua lời Thầy giảng : Tứ Diệu Đế ,Tứ Thánh Đế , Bát Chánh Đạo không còn là những giáo lý xa xôi khó hiểu mà là chính cuộc sống và sự phấn đấu tu tập của mỗi người . Vì thế mà hàng triệu triệu người đang mò mẫm đi tìm đường chân lý Đạo đã tìm được. Cũng nhờ có Thầy mà vô số người đã biết làm việc lành , tránh việc dữ và hướng tâm mình tới sự thanh tịnh
-Hơn 900 chủ đề Thuyết Pháp với bao công sức và tâm huyết lo Phật Sự . Qua lời giảng của Thầy , gia đình ,đất nước và thế giới hiện ra rõ ràng đến từng nét nhỏ,
-Thầy luôn mong muốn điều gì cho mỗi chúng sinh ??Bác Hồ kính yêu của chúng ta chỉ có một mong ước đến tột cùng là Đồng Bào ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được học hành . Riêng TT Thích Chân Quang –Thầy từng nói “THẦY CHỈ CÓ MỘT MONG ƯỚC ĐẾN TỘT CÙNG LÀ MỌI CHÚNG SINH HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH AI AI CŨNG BIẾT NƯƠNG THEO NGÓN TAY CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ LAI ĐỂ NHÌN THẤY ÁNH SÁNG ĐẠO LÝ , SỐNG VÀ THỰC HÀNH THEO CHÁNH PHÁP”
-Rất nhiều lần tôi được nghe Thầy nói rằng Thầy chưa đắc đạo , Thầy cũng nói rằng Thầy không có thần thông. Vậy điều gì làm nên sự vĩ đại của hơn ..bài thuyết Pháp ? Với công trình đồ sộ đó những cái LÕI của ĐẠO PHẬT đã hiện ra rõ ràng:
-Đó là : - LUẬT NHÂN QUẢ.
-SỰ VÔ NGÃ.
-LÒNG TỪ BI.
- BÁT CHÁNH ĐẠO.
- THIỀN ĐỊNH.
-Thầy luôn dạy mọi người hãy xem mình như cỏ rác , như cát bụi , thấy mình làm mà như không làm. Có phải như thế nên Thầy đã ĐẮC ĐẠO MÀ NHƯ CHƯA ĐẮC ĐẠO ?? Ai đã từng nghe PHÁP CÚ đều phải ngỡ ngàng trong phần trả lời các câu hỏi của Phật Tử. những câu hỏi như xới tung thế giới này lên, hỏi để mang tận cùng cuộc sống bày ra trước mắt , vậy mà , khi Thầy đọc câu hỏi vừa xong là Thầy trả lời tức thì như thể ta vừa nhấn vào phím GOOGLE . TRÍ TUỆ NHƯ THẾ CÓ HAY KHÔNG NẾU THẦY CHƯA ĐẮC ĐẠO ?, Còn việc tổ chức khóa học đạo đức mùa hè cho thiếu niên trên khắp cả nước và hàng ngàn những việc thiện cuộc đời mà Thầy đã làm . TRÍ TUỆ NHƯ THẾ CÓ HAY KHÔNG NẾU THẦY CHƯA ĐẮC ĐẠO ??
-Khi viết về TT Thích Chân Quang mà không kể đến những bộ sách Thầy đã viết sẽ là một thiếu sót to lớn, đó là những sách:
+ Tâm lý đạo đức
+ Ai cũng nghĩ là mình đúng
+ Nếu biết rằng
+ Sách dạy ngồi thiền
+ ……………..
Và bộ chuyện tranh ĐỈNH NÚI TUYẾT kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và mười Đại Đệ Tử của Phật mà thầy dự kiến viết đến một trăm tập. Những quyển sách và truyện Thầy viết đều được viết bằng song ngữ Anh – Việt đã đưa một nền Đạo Phật Việt Nam vượt ra khỏi lũy tre làng, cánh đồng trũng để đến với mọi chúng sinh của Năm châu Bốn biển.
- Tôi trộm nghĩ, Đức Phật muôn vàn kính yêu nơi Niết Bàn khi nghe lời giảng của Thầy Thích Chân Quang “ Thiền chính là tương lai của nhân loại”, tôi tin chắc Đức Phật sẽ gật đầu và mỉm cười. Thầy luôn mong mỏi và cố gắng để dẫn dắt mọi người vào đạo và đi đến điểm cuối là biết ngồi Thiền. Thầy dạy rằng “ vào thiền để chấp ngã rơi xuống, để trí tuệ khởi lên, để không còn thấy ta là ta, chỉ còn lại một lòng từ bi trải rộng và vô minh được khai sáng, chỉ khi nào tâm của chúng sinh không còn tham, sân, si, ích kỷ, đố kỵ, ác độc, không còn loạn tưởng, tâm trở nên hư vô thanh tịnh, khi đó giữa chúng sinh với chư Phật mới có sự giao cảm.
Phật, chúng sinh tánh thường vắng lặng.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Nếu trong tâm chúng sinh vẫn đầy sự chấp ngã, khi đó không thể có Phật Tại Tâm”
-Khi nghe Thầy giảng ai ai cũng nhận thấy Thầy là một chiến sỹ có tấm lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn. Thầy luôn đấu tranh không mệt mỏi để chống lại sự suy thoái đạo đức từ trong gia đình và xã hội, Người là một Minh Sư có tâm từ trải tận đến bao la. Ngoài ra, Thầy còn là một người sáng tác nhạc, hát nhạc đạo và làm thơ rất hay với trên một trăm bài hát đạo.
-Đêm khuya, khi đã tạm gác lại công việc, dự định của ngày cũ, tắt ti vi và ta mở VCD kinh nhạc những bài nguyện hằng ngày, lời hát trong bài kinh Sám Hối, mà do chính Thầy hát, dìu dặt, da diết trong tiếng Dương Cầm: “ Từ chấp ngã ban đầu, biến thành tâm ích kỷ, chỉ biết đến thân mình, quên tình thương thế nhân….Từ chấp ngã ban đầu, biến thành tâm kiêu mạn, thấy mình hơn mọi người, ngước mặt khinh thế nhân….” Từng lời, từng câu là từng cái ta của mỗi một chúng sinh được lôi ra từ mọi ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người. Thầy đã giúp cho triệu triệu người thấy rõ bản chất của chính họ.
- Mỗi khi ta nghĩ về Thầy Thích Chân Quang chính là tang đang nghĩ về:
+ Một Minh Sư đầy trí tuệ.
+ Một thầy giáo dạy đạo đức.
+ Một triết gia.
+ Một chiến sỹ yêu nước nồng nàn.
+ Một nhà thơ, một nhà văn.
+ Một nhạc sỹ, một ca sỹ.
- Xưa, Mác và Anghen đã dùng cả cuộc đời để tìm ra chân lý của sự tự do và bình đẳng cho con người. Bác Hồ của chúng ta cũng vậy, Bác đã hy sinh cả cuộc đời của Người để mang lại sự tự do cho dân tộc Việt Nam và cổ vũ tinh thần giải phóng cho các dân tộc khác trên các nẻo đường tranh đấu mà Bác đã đi qua.
- Ngày nay, TT Thích Chân Quang cũng vì sự tự do của chúng sinh mà Người dành cả cuộc đời để dạy chữ Đạo. Ai hiểu đạo rồi, có đạo rồi, Thầy mong người đó không dừng lại mà phải biến sự hiểu thành sự hành, phải dấn thân một cách tự nguyện, phải giúp đỡ, phải yêu thương, phải quên mình, phải chịu thiệt, tất cả đều là sự tạo phước, tạo phước để có phước, có phước để có sự tự do, gần là sự tự do ngay trong kiếp người này, xa là tự do của sự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
- Tôi là người sinh ra và lớn lên trong một gia đình vừa có Thiên Chúa Giáo của mẹ, vừa có truyền thống đạo Phật của cha, nói là truyền thống vì gia đình tôi chỉ có thờ ông bà và anh em tôi chưa một lần được đến chùa vì làng tôi chỉ có ngôi đình duy nhất. Từ nhỏ tôi đã được mẹ dậy cho kinh Mười Điều Răn, và Phúc Thật Tám Mối mà Đức Giêsu đã truyền, cũng nhờ vậy mà khi nghe TT Thích Chân Quang giảng rằng: Các tôn giáo sẽ gặp nhau ở một điểm đó là trí tuệ và đạo lý đúng – Tôi đã hiểu.
- Có lần, tôi đã xúc động vô cùng khi nghe Thầy giảng về luật Nhân Quả trong lời dạy của Đức Chúa Giesu “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Thầy giảng rằng “ bình an chỉ đến với người nào có tấm lòng bác ái, vị tha, luôn tìm cách nâng đỡ mọi người. Ngược lại, không thể có sự bình yên trong lòng những người có suy nghĩ bỏn xẻn, ích kỷ, hay nói xấu và tìm mọi mưu kế để hãm hại người khác”
- Là một viên chức nhà nước, tôi chưa phải là Phật Tử, các con tôi còn quá nhỏ nên tôi chưa thể cùng gia đình nhỏ bé của mình cùng nhau tu tập được và tôi cũng chưa thể ngồi tu khi các con tôi đã đi ngủ vì lúc đó tôi đã mệt, nhưng tôi cũng có một mong ước tha thiết là sẽ thành Phật Tử sớm nhất và mãi mãi được nương theo đạo lý mà TT Thích Chân Quang đã dạy để sống đời này lương thiện.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính thành viên thanhtamtt !

Theo như nội dung bài viết trên thì anh là đệ tử của Thích Chân Quang phải hôn ?

Vậy em xin anh xác nhận lại video này là thật hay ngụy tạo :


<IFRAME height=315 src="//www.youtube.com/embed/X-3z8dJ5hfw" frameBorder=0 width=420 allowfullscreen></IFRAME>

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính Ban Tổng Quản !

Hắc phong di chuyển chủ đề này về v/p Ban Tổng Quản chờ xét.

Kính !


 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
thanhtamtt đã viết:
-Thầy luôn dạy mọi người hãy xem mình như cỏ rác , như cát bụi.....

.....còn bản thân Thầy như một nhà cách mạng vĩ đại ???

Xem đoạn video trên, H/Mai thấy thật là nhục nhả cho những vị xuất gia khác (vì có cùng màu áo).

Ai đời, đã xuất gia mà còn mò đi tìm bà con với một vị lảnh tụ, không ai đi tìm mình mà mình tự đi tìm bà con với "Ông lớn". Sao lại có người hám danh đến độ vô liêm sĩ như thế ?

Ngày xưa đức Phật Thích Ca thật sự là Thái tử mà Ngài còn từ bỏ Ngai vàng, thê tử (vợ đẹp con ngoan) để đi tìm đạo, tìm Chân lý giải thoát cho mình và cho chúng sinh. Còn ngày nay có người đang tìm ăn lại những thứ mà mình đã mữa ra.

Lại nữa như Ngài Luipa :

Thuở nọ,tại một vương đảo thuộc xứ Tích-Lan, sau khi quốc vương xứ này băng hà,theo truyền thống, thái tử thứ nhất sẽ kế vị cha nhưng các quan thiên văn nghiệm rằng muốn quốc thái dân an cần trao ngôi báu cho người con thứ. Vì vậy vị hoàng tử trẻ tuổi nghiểm nhiên thành người trị vì cả vương quốc.
Mặc dù sống trong cảnh lộng lẩy xa hoa, được cung phụng đầy đủ món ngon vật lạ, vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang. Bởi xét cho cùng, nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này. Rủi thay, trong lần đầu bỏ trốn, nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặc vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng. Sau đó nhờ đút lót lính canh, vua thoát khỏi hoàng cung cùng một người hầu. Trước khi trốn sang xứ khác, để thưởng công cho lòng trung thành của người hầu cận, nhà vua đã đổi vương miện bằng vàng và vương phục quí giá của mình để chỉ lấy lại một tấm chăn bằng da dê và một bộ quần áo đơn sơ. Kể từ đó, ngài trở thành một đạo sĩ du phương. Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẻ nên ngài không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.

Du hành khắp đất Ấn,cho đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật-tích Vajrasana, một nơi cách đây 800 năm thái tử Tất Ðạt Ða tu thành chánh quả. Tại đây, ngài gặp các nữ du-già hành giả (Dakini) truyền cho ngài tâm pháp. Rời Vajrasana, ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị), một thủ phủ khác bên bờ sông Hằng. Ban ngày ngài đi khất thực, đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa. Một bửa nọ, trong khi đi khất thực, ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu. Chính nghiệp lực của ngài đã run rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

Kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng :”Các căn của ngươi quả là khá thanh tịnh, chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về giòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ngươi.” Nói xong, cô đổ một ít cháo ôi vào bình bát của ngài. Ði được một quãng, vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được nữa xuống một rãnh nước ở về đường. Cô gái nhìn theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ: ”Làm thế nào ngươi đạt đến Niết-bàn, một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn ?”
Nghe những lời trách mắng như thế, vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn đoạn hẳn các phiền não trong tâm. Và ngài nhận thức được rằng tâm đo lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính. Ngài bèn đi về phía sông Hằng, liên tục thiền quán ròng rã suốt mười hai năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp. Hàng ngày, ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác. Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên tửu. Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp, bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không. Bởi hạnh tu ấy,nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa,nghĩa là “người ăn ruột cá”.

Sau mười hai năm tinh cần tu luyện, ngài Luipa đã chứng đắc và hiển thông. Tên tuổi,sự tích và các truyền thuyết khác về ngài đều được ghi chép lại trong Ðại Tạng Kinh của khoa Du-già Ðại Thủ Ấn.



http://quangduc.com/p1244a13861/9/01
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Mình cũng thấy vị sư này trên google nhiều người nói vị sư này ghê lắm. Cho nên thấy lo cho Tam Bảo khi có một vị xuất gia thế này đây...:icon_confused:
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Sơ Tổ Thiền tông Trung-Hoa Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

(Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn)


Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước nầy. Vua Hương-Chí sanh được ba người con trai, Ngài là Vương-tử thứ ba. Thưở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Nhơn vua Hương-Chí thỉnh Tổ Bát-Nhã-Đa-La vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ.
Vua sanh ba người con trai đều kính tin Phật pháp. Người con lớn tên Nguyệt-Tịnh-Đa-La thích tu pháp niệm Phật tam muội. Người thứ hai tên Công-Đức-Đa-La thích tu bố thí làm phước.
Người thứ ba tên Bồ-Đề-La thích thông lý Phật, lấy việc xuất thế làm trên. Vua thỉnh Ngài về cung cúng dường, bảo ba vị Thái-tử ra đảnh lễ Ngài. Ngài biết ba vị Thái-tử đều ham tu, muốn nghiệm thử trí mỗi người thế nào. Sẵn nhà vua cúng dường hạt châu quý vô giá, Ngài lấy ra hỏi: -Ở đời còn có vật gì quý báu bằng hạt châu nầy chăng ? Nguyệt-Tịnh thưa: -Hạt châu nầy quý tột, ở đời không có gì hơn nó, chẳng phải trong nhà vua thì làm gì có hạt châu nầy. Công-Đức-Đa-La cũng đồng ý như vậy: Bồ-Đề-Đa-La thưa: -Châu nầy là của báu thế gian chưa đủ làm tột, trong các thứ báu chỉ có pháp bảo là tột. Đây là ánh sáng của thế gian, trong các thứ ánh sáng chỉ có ánh sáng trí tuệ là tột. Đây là trong sạch của thế gian, trong các thứ trong sạch, chỉ tâm trong sạch là trên hết. Nhưng ánh sáng của hạt châu nầy không thể tự chiếu, cần nhờ ánh sáng trí tuệ mới biện biệt được nó. Đã biện rõ mới biết là châu, đã biết là châu mới hiểu cái quý báu của nó. Nếu hiểu cái quý báu của nó, thì nó báu mà không biết báu. Nếu biện rõ nó là châu, thì nó châu mà chẳng tự biết châu. Châu mà chẳng tự biết châu, cần nhờ trí châu mới biện được thế châu. Báu mà chẳng tự biết báu, cần nhờ trí bảo mới rõ pháp bảo. Song mà, thầy tôi có đạo thì báu kia liền hiện. Chúng sanh có đạo thì tâm báu cũng thế.
Ngài khen ngợi tài biện luận của Bồ-Đề-Đa-La. Lại hỏi thêm: -Trong các vật, vật gì không tướng ? –Trong các vật, chẳng khởi là không tướng. –Trong các vật, vật gì là tối cao ? –Trong các vật, nhơn ngã là tối cao. –Trong các vật, vật gì là tối đại ? –Trong các vật, pháp tánh là tối đại. Ngài thầm vui biết là đại pháp khí sẽ nối dõi cho Ngài sau nầy.
Vua Hương-Chí băng, hai hoàng tử lớn và hoàng thân đều kêu khóc, duy Bồ-Đề-Đa-La ngồi nhập định chỗ hoàn linh cữu suốt bảy ngày. An táng nhà vua xong, Bồ-Đề-Đa-La xin phép mẹ và hai anh theo Ngài Bát-Nhã-Đa-La xuất gia. Ngài thấy cơ duyên đã thuần thục nên nhận cho, rồi thỉnh thánh tăng làm lễ xuất gia thọ giới cho Bồ-Đề-Đa-La. Tổ bảo Ngài: -Hoàng-tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò: -Ngươi tạm giáo hóa ở nước nầy, sau sang Trung-Hoa mới thật là nhơn duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung-Hoa sau nầy, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy.Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung-Hoa,nói có hơn mười bài kệ.
Hôm nọ, Ngài gọi Bồ-Đề-Đa-La đến dặn dò: Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai lần lượt truyền trao, nay ta trao cho ngươi, ngươi khéo truyền bá chớ cho đoạn dứt. Nghe ta nói kệ:
Tâm địa sanh chư chủng, Nhơn sự phục sanh lý, Quả mãn bồ-đề viên, Hoa khai thế-giới khởi.
Dịch: Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý, Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế-giới sanh.
Truyền pháp xong, Ngài hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch.
Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật-Đại-Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhơn gọi hai Ngài là “Mở hai cửa cam lồ”. Song, sau môn đồ của Phật-Đại-Tiên lại chia làm sáu tông:
1.-Hữu tướng, 2.-Vô tướng, 3.- Định huệ, 4.-Giới hạnh, 5.-Vô đắc, 6.-Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.
Vua Nguyệt-Tịnh băng, con vua là Thái-tử Dị-Kiến nối ngôi. Dị-Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-La-Đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà quy chánh, vua Dị-Kiến hỏi ra mới biết Ba-La-Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung-Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung-Hoa. Vua và quần thần tiển đưa Ngài ra tới cửa biển.
Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng-Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ-Thông năm
đầu (520 sau T.C.),ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý. Thích-sử tỉnh nầy ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương-Võ-Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim-Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ-Đế hỏi: -Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ? Ngài đáp: -Đều không có công đức. -Tại sao không có công đức ? -Bởi vì những việc ấy là nhơn hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. -Thế nào là công đức chơn thật ? –Trí thanh tịnh tròn mầu,thể tự không lặng,công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. -Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất ?
-Rỗng rang không thánh. -Đối diện với trẩm là ai ? –Không biết. Vua Lương-Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.
Đến ngày 19, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang-Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc-Dương nhằm đời Hậu-Ngụy, vua Hiếu-Minh-Đế niên hiệu Chánh-Quang năm đầu (520 sau T.C.) ngày 23 tháng 11.
Ngài dừng trụ tại chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là < Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách > (Bích quán Bà-la-môn). Có vị Tăng tên Thần-Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần-Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: < Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các Ngài >. Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần-Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần-Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi: -Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?
Thần-Quang thưa: -Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con. -Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay ! Huống là, dùng chút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa ?
Thần-Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy: -Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. –Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng ? –Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. –Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm. –Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. –Con tìm tâm không thể được. –Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần-Quang nhơn đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần-Quang là Huệ-Khả.

Từ đây kẻ Tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy.
Vua Hiếu-Minh-Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v…Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận.
.......

.......
(Xem cửa thứ ba quyển "Sáu cửa vào động Thiếu-Thất" của Trúc-Thiên dịch.)

tvsungphuc.net

Kính quý đạo hữu, qua câu chuyện trên chúng ta thấy, Tổ Đạt Ma vốn là Hoàng tử mà nuôi chí xuất gia, xuất gia rồi thì không không màng đến xuất thân cao quý của mình, đây là ý nghĩa xả bỏ lợi danh. Có đâu, người xuất gia mà còn lặn lội đi nhìn bà con với một vị Chủ tịch nước. (Rồi còn tổ chức quay video tung lên mạng nữa chứ.)

Kính !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chính trị gia Thích Chân Quang thuyết giảng về "Đường lưỡi bò"

Thiệt là tội nghiệp cho quý Phật tử nhín thời gian quý báu ở nhà để đến chùa nghe, học Phật pháp, mà lại phải ngồi nghe Chân Quang này thuyết giảng về chính trị.

Đây có phải làm việc làm đúng đắn của một vị Tăng hay không ?



<IFRAME height=315 src="//www.youtube.com/embed/Cen570qA2NI?list=PLZiMWPROx95kKaSn7aXUAkJK2vAH4Y2g7" frameBorder=0 width=560 allowfullscreen></IFRAME>

còn nữa nè :

www.youtube.com

Biển Đông dậy sóng.

-----------

www.youtube.com

Biển Đông dậy sóng 1/2

-----------

www.youtube.com

Biển Đông dậy sóng 2/2

----------

Thiệt là hết ý !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính các tiền bối, các anh chị !

Ngọc Tuấn phân vân : Liệu chúng ta có phạm lỗi gì không, khi chúng ta vạch trần sự sai trái của một vị "Như Lai sứ giả" ?

Kính !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30/7/10
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính các tiền bối, các anh chị !

Ngọc Tuấn phân vân : Liệu chúng ta có phạm lỗi gì không, khi chúng ta vạch trần sự sai trái của một vị "Như Lai sứ giả" ?

Kính !

Kính chào quý đạo hữu, chào bạn Ngọc Tuấn !

Cường hiểu sự phân vân của bạn, nhưng bạn không cần lo điều này vì :

1. Chân Quang đã bị chính sư phụ là Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ tẫn xuất.

Các bạn phải biết, khi cha mẹ từ con thì lòng cha mẹ đau đớn đến độ nào ?

_ Thằng này, nói nhẹ không nghe, nói nặng không nghe, đòn roi không sợ, bỏ ngoài tai mọi lời răn dạy của cha mẹ, chơi bời lêu lỏng, hại làng phá xóm. Đau lòng lắm, nhưng mình nuôi nó mà không dạy được nó, thì chỉ còn có một cách là từ nó (để cho xã hội dạy) mà thôi.

Khi một vị sư phụ tẫn xuất đệ tử thì cũng đau lòng như thế. Vì lòng Từ Bi Hòa Thượng Thanh Từ đã nhận "đứa trẻ" (họ Hồ) này làm đệ tử, những mong có thể dạy dỗ cho Nó thành một vị Tăng chân chánh (mặc dầu Ngài thấy rằng Nó đang cúi đầu trước mặt nhưng xương sống của Nó cứng ngắt, Nó nhìn xuống nhưng tròng mắt chao động liên hồi, điều này không dấu được Ngài).

Nhưng trải qua thời gian thân cận, Ngài dần thấy rõ "cái đuôi Hồ ly" của Nó ló ra. Có ai biết đâu khi những Tăng Ni khác "yên giấc điệp" thì Ngài âm thầm kêu Nó vào phòng riêng khuyến cáo răn dạy đủ điều. Nhưng H/t Thanh Từ không thay đổi được nghiệp chướng, cốt cách "hồ ly" của NÓ. Cuối cùng chuyện gì đến phải đến : Nó phạm Trọng Giới, buộc lòng Hòa Thượng phải TẪN XUẤT nó. Ngài không còn mong nó sẽ trở thành Tăng tài, rường cột cho đạo pháp nữa, Ngài chỉ mong Nó qua lần phạt nặng này, Nó sẽ nghĩ lại để trở nên người tốt, người lương thiện.

Nhưng không, Nó tìm chỗ khác giả bộ tu, Nó cần thiết phải được đắp y, được thọ giới Tỳ Kheo mới có cơ sở, có bàn đạp để thể hiện tham vọng của mình. Với trí thông lanh sẵn có Nó uốn ba tấc lưỡi sáng tác nhiều luận điệu "phi phàm" (như "Khuyến khích giết người", "ăn cá được phước", "thế lực XÃ HỘI ĐEN là cần thiết, ....v...v.....).

Đến độ H/t Bổn Sư Thích Thanh Từ phải tuyên bố : "Nghe lời Thích Chân Quang thì sẽ đi Địa Ngục sớm !".


Đã bị chính Bổn Sư Thanh Từ TẪN XUẤT, lên tiếng như thế, Chân Quang không còn là Tăng Bảo nữa (mà là Hồ Ly Bảo) cho nên các bạn không phải lo lỗi THẤT KÍNH VỚI TĂNG BẢO.

2. Khi chúng ta tích cực PHÁ TÀ HIỄN CHÁNH, cũng như làm công quả : chùi cái ống khói đèn dầu (bị muội khói đóng nhiều), kết quả sẽ giúp cho ngọn đèn Chánh Pháp Phật được tỏ rạng; thì việc làm nầy có công chứ không có tội.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Vậy nếu cho rằng vạch ra cái xấu là PHÁ TÀ HIỄN CHÁNH, vậy hiểu sao về sự việc Không Nói Lỗi Người Chỉ Xét Lỗi Mình ? Hay nói cách khác là không nên nói xấu một vị xuất gia.

Cái Nói Xấu ở đây có lẻ được hiểu là chỉ ra cái sai của người khác, nhưng sẽ phải theo một mức độ vừa phải nào để không bị rơi vào việc Thích Nói Lỗi Người Thể Hiện Bản Thân ?

Từ Từ thấy việc đem lỗi người khác ra nói bàn tán thì có vẻ có phần nguy hiểm. Xin được thỉnh ý các vị !!!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bối và các vị thành-viên diển-đàn !
Thưa, cách đây khoảng gần một năm, bangtam có xem thầy Chân-Quang thuyết pháp trong youtube. Hôm đó có nhiều người hỏi thầy Chân-Quang rằng :
-Có nên tiếp tục làm nghề chày cá hay không, khi đã quy -y Tam-Bảo ?
Thầy Chân-Quang bèn dạy: " Thầy thấy con cá dưới nước nó bơi qua, bơi lại không có làm được điều ích lợi gì cả. Cho nên mình ăn thịt của nó cho nó có phước, hơn nữa nó sanh ra là để cho con người ăn thịt."
Thưa ! Hôm nay bangtam lại nghe thầy Chân-Quang nói Ngài Lý-Thường-Kiệt đánh đuổi giặc Tàu là hỗn !!! Kính thưa chử "Hỗn" nghĩa của nó là vẩn đục, ô hợp những thứ dơ bẩn. Như sình hổn độn. Vậy có nghĩa là thầy Chân-Quang đã chửi tất cả các bậc tổ tiên Việt-Nam đã đánh đuổi giặc Tàu là hỗn rồi.
Kính thưa các bậc trên trước ! Vì đây là một việc có hại đến Phật-Giáo, cho nên bangtam xin phép đựợc kính cẩn thưa rằng : Thầy Chân-Quang chính là người phá hoại Phật Pháp.

Kính thưa riêng thành-viên Từ-Từ.
Vậy nếu cho rằng vạch ra cái xấu là PHÁ TÀ HIỄN CHÁNH, vậy hiểu sao về sự việc Không Nói Lỗi Người Chỉ Xét Lỗi Mình ? Hay nói cách khác là không nên nói xấu một vị xuất gia.

Cái Nói Xấu ở đây có lẻ được hiểu là chỉ ra cái sai của người khác, nhưng sẽ phải theo một mức độ vừa phải nào để không bị rơi vào việc Thích Nói Lỗi Người Thể Hiện Bản Thân ?
Thưa, tránh nói lỗi người là tinh thần Phật học để :
"Phản Quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc"
(sưu tầm)
Nghĩa là : Hãy quan sát, xem xét nơi chính tâm của mình mà tu sữa, điều nầy không thể do ngừoi khác tu giùm mà được"
Còn việc vạch trần cái mối nguy hại của thầy Chân-Quang cho mọi ngừoi biết rõ để không bị lầm lạc thì không phải là nói xấu, mà là "Một việc đáng làm, vì lợi ích cho tha nhân ".

Từ Từ thấy việc đem lỗi người khác ra nói bàn tán thì có vẻ có phần nguy hiểm. Xin được thỉnh ý các vị !!!
Thưa, xin hãy nghỉ đến những người bị lừa gạt đang được thầy Chân-Quang hướng dẫn, để chúng ta cùng có thái độ sáng suốt hơn trong diendanphatphap.


Kính
bangtam
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin được hỏi thêm đạo hữu Bangtam là: Từ Từ cũng biết vị sư này giảng nghe mà không hiểu rõ sẽ rất nguy hại. Từ Từ có tìm hiểu về vị này, được biết vị này có hơn 30.000 tín đồ, và chùa của vì này ở nhiều nơi, tận nơi xa xôi cũng như ngay tại thành phố lớn. Từ Từ muốn hỏi là: Tại sao kinh điển do vị này giảng có phần xuyên tạc, đi lệch hướng của Phật giáo thì sao GHPG, các vị có chức vụ quyền hành trong Ban Tôn Giáo Việt Nam lại không đưa ra một hình thức nào đó để xử phạt hay tuyên truyền nào đó ?

Từ Từ chỉ được biết là vị này không còn nằm trong GHPGVN nữa, nhưng cái Bảng hiệu chùa thì hầu như chùa nào cũng có câu Thuộc GHPGVN....

bangtam hay đạo hữu nào có ý kiến gì cho việc này không ?

Cám ơn đã lắng nghe.
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Xin được hỏi thêm đạo hữu Bangtam là: Từ Từ cũng biết vị sư này giảng nghe mà không hiểu rõ sẽ rất nguy hại. Từ Từ có tìm hiểu về vị này, được biết vị này có hơn 30.000 tín đồ, và chùa của vì này ở nhiều nơi, tận nơi xa xôi cũng như ngay tại thành phố lớn. Từ Từ muốn hỏi là: Tại sao kinh điển do vị này giảng có phần xuyên tạc, đi lệch hướng của Phật giáo thì sao GHPG, các vị có chức vụ quyền hành trong Ban Tôn Giáo Việt Nam lại không đưa ra một hình thức nào đó để xử phạt hay tuyên truyền nào đó ?

Từ Từ chỉ được biết là vị này không còn nằm trong GHPGVN nữa, nhưng cái Bảng hiệu chùa thì hầu như chùa nào cũng có câu Thuộc GHPGVN....

bangtam hay đạo hữu nào có ý kiến gì cho việc này không ?

Cám ơn đã lắng nghe.

Vậy là bạn Từ từ đứng ở góc độ thế gian khi đưa ra câu hỏi này.

Phật pháp là XUẤT THẾ GIAN PHÁP, những gì tồn tại trong thế gian chỉ vì nó thuận hợp thế gian, chỉ vì giai đoạn "Mạt pháp" thì phải thế, không có nghĩa là những thứ ấy là Phật pháp.

Nếu đứng ở góc độ XUẤT THẾ thì nếu bạn tham danh, bạn sẽ được danh mà không được Đạo.

Nếu đứng ở góc độ XUẤT THẾ thì nếu bạn tham Lợi dưỡng, bạn sẽ được Lợi dưỡng mà không được Đạo.

Đám Ma Vương thì chỉ cần bành trướng thế lực, mà không cần biết Phật pháp sẽ thịnh hay suy (nếu Phật pháp suy đồi càng tốt cho chúng Nó).

Tạm thời, trong giai đoạn hiện tại, Diễn đàn này hãy còn chưa bị cái "vòi bạch tuộc" của Ma Vương khống chế, cho nên ở đây còn có những Phật tử lên tiếng chỉ cái sai của Chân Quang.

Hãy nhớ "Dẫu cho Thế gian pháp có làm biến chất Phật pháp
99,99% đi nữa, Phật pháp vẫn là SỰ SỐNG THẬT, còn thế gian pháp chỉ là SỰ SỐNG GIẢ".

SỰ SỐNG THẬT đang cho phép SỰ SỐNG GIẢ bành trướng cho "lòi mặt chuột", chớ không phải SỰ SỐNG THẬT bất lực trước Ma chướng.

Kính !


 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30/7/10
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Cám ơn bạn thành tâm và Hắc phong đã sửa sai dùm !

----------
Hoàng Mai đã viết:
Nếu đứng ở góc độ XUẤT THẾ thì nếu bạn tham danh, bạn sẽ được danh mà không được Đạo.

Nếu đứng ở góc độ XUẤT THẾ thì nếu bạn tham Lợi dưỡng, bạn sẽ được Lợi dưỡng mà không được Đạo.

Thưa vâng, Danh vọng và Lợi dưỡng như đống phân chúng ta thì ghê sợ, nhưng loài vòi, bọ thì rất thích, chúng nó tìm ăn phân rồi sung sướng tắm mình trong đống phân đó.

Nếu Chân Quang có giảng nói chuyện tu hành hay giải thoát gì, thì chẳng qua chỉ là lời nói "đầu môi chót lưỡi" Chân Quang đang lợi dụng tôn giáo, lợi dụng Phật pháp làm "cần câu Danh + Lợi" cho hắn.


Phật tử bình dân bị cái bề ngoài đạo mạo trang nghiêm của NÓ xí gạt, NÓ chỉ đóng kịch trước mặt mọi người mà thôi. Còn những người có ăn học mà vẫn bị NÓ phỉnh phờ quyến rủ thì thật là đáng tiếc.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính các tiền-bối và các vị thành-viên diển-đàn !
Thưa, cách đây khoảng gần một năm, bangtam có xem thầy Chân-Quang thuyết pháp trong youtube. Hôm đó có nhiều người hỏi thầy Chân-Quang rằng :
-Có nên tiếp tục làm nghề chày cá hay không, khi đã quy -y Tam-Bảo ?
Thầy Chân-Quang bèn dạy: " Thầy thấy con cá dưới nước nó bơi qua, bơi lại không có làm được điều ích lợi gì cả. Cho nên mình ăn thịt của nó cho nó có phước, hơn nữa nó sanh ra là để cho con người ăn thịt."
Thưa ! Hôm nay bangtam lại nghe thầy Chân-Quang nói Ngài Lý-Thường-Kiệt đánh đuổi giặc Tàu là hỗn !!! Kính thưa chử "Hỗn" nghĩa của nó là vẩn đục, ô hợp những thứ dơ bẩn. Như sình hổn độn. Vậy có nghĩa là thầy Chân-Quang đã chửi tất cả các bậc tổ tiên Việt-Nam đã đánh đuổi giặc Tàu là hỗn rồi.
Kính thưa các bậc trên trước ! Vì đây là một việc có hại đến Phật-Giáo, cho nên bangtam xin phép đựợc kính cẩn thưa rằng : Thầy Chân-Quang chính là người phá hoại Phật Pháp.

Kính thưa riêng thành-viên Từ-Từ.

Thưa, tránh nói lỗi người là tinh thần Phật học để :
"Phản Quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc"
(sưu tầm)
Nghĩa là : Hãy quan sát, xem xét nơi chính tâm của mình mà tu sữa, điều nầy không thể do ngừoi khác tu giùm mà được"
Còn việc vạch trần cái mối nguy hại của thầy Chân-Quang cho mọi ngừoi biết rõ để không bị lầm lạc thì không phải là nói xấu, mà là "Một việc đáng làm, vì lợi ích cho tha nhân ".


Thưa, xin hãy nghỉ đến những người bị lừa gạt đang được thầy Chân-Quang hướng dẫn, để chúng ta cùng có thái độ sáng suốt hơn trong diendanphatphap.


Kính
bangtam
Kính Băng Tâm !

Vậy là tri thức học Phật Pháp của BT tiến bộ vượt bực rồi đó!
Học Phật phải là "Thâm nhập Kinh Tạng, Trí tuệ như hải". Và nhất là "Học Phật tính vị tha càng ngày càng rộng, tính vị kỷ càng ngày càng lụi tàn".

Ở đây là thẳng thắn phê bình Vị Thầy Giảng Sư vì lợi ích của 30.000 đồ chúng phía sau Vị Thầy đó và sẻ còn nhiều hơn thế nửa nếu không kịp thời tỉnh giác. Vì nếu chỉ có Vị Thầy đó thôi thì cũng không nói gì nhiều đến phải như vầy, nhưng là một Giảng Sư cho nên...

Xưa, Chung Lý Quỳ dạy cho Lả Đồng Tân thuật điễm sắt thành vàng, Lả Đồng Tân hỏi như vậy vàng có trở lại thành sắt không? Chung Lý Quỳ bảo đừng lo 500 năm sau vàng mới tự hóa thành sắt. Lả Đồng Tân không thèm học thuật vì như vậy sẻ hại cho người 500 năm sau. Chung lý Quỳ khen "Học Phép tu Tiên phải đũ 3.000 việc thiện, nay chỉ một mối lo của ngươi là đũ cả rồi".

Nay, vì lợi ích của đồ chúng phía sau Vị Thầy giảng sư kia và sẻ còn nhiều hơn thế mà BT thẳng thắn phê bình góp ý Vị Thầy, thật là công đức bội phần viên mãn.

Kính!
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Vậy nếu cho rằng vạch ra cái xấu là PHÁ TÀ HIỄN CHÁNH, vậy hiểu sao về sự việc Không Nói Lỗi Người Chỉ Xét Lỗi Mình ?
Kính chú Từ Từ !

Đúng là những bậc Thầy trong đạo Phật có dạy cho chúng đệ tử điều này, để "THÂN HÒA ĐỒNG TRÚ", để chúng đệ tử lặng bớt sóng gió trong lòng mà còn chỗ trống trong tâm hồn đặng nghiền ngẫm Giáo Lý Phật Pháp.

Nhưng Giáo Hội Phật Giáo từ xưa đã được đức Phật chỉ thị 1 tháng phải họp mặt nhau 2 lần để tụng giới và phần quan trọng là Chư Tăng Ni chỉ lỗi cho nhau, điều này là xây dựng bạn đạo, xây dựng Tăng Đoàn, nhất thiết nên bảo toàn.

Ngày nay "mỹ tục" này gần như mai một rồi, lác đác đâu đó còn duy trì thì chỉ là hình thức qua loa lấy lệ, chớ không đạt hiệu quả : Giới hòa đồng tu (nhắc nhở nhau giữ gìn Giới Luật nhà Phật), Kiến hòa đồng giải (Bổ sung kiến thức Phật học cho nhau).

Cho nên "nói lỗi người " trên tinh thần xây dựng là rất cần thiết.

Thực ra"nói lỗi người" cũng góp phần "xét lại mình", tự răn mình không nên mắc những lỗi tương tự,bởi thiệt ra trong bụng mình cũng có những mầm mống tham danh lợi nhỏ nhiệm (vi tế) nhưng chưa có điều kiện bộc lộ ra đấy thôi, nói người mê sắc dục, thiệt ra trong lòng mình cũng có rung động trước cái đẹp, cái dễ thương của người khác.
Hay nói cách khác là không nên nói xấu một vị xuất gia.
Nhưng chú Từ Từ ơi ! Chân Quang có phải là vị xuất gia hay không ? Xuất gia sao lại lặn lội đi nhìn bà con với một vị lảnh tụ một quốc gia ? Xuất gia sao lại đi làm chính trị, tuyên truyền Chính trị ? Rõ ràng Chân Quang chỉ là một "gả thợ săn khoát tấm da nai" để tiếp cận đàn nai, con nai nào tin NÓ thì con nai đó dâng thịt cho NÓ rồi !

Cái Nói Xấu ở đây có lẻ được hiểu là chỉ ra cái sai của người khác,
Từ "nói xấu" chỉ nên được dùng khi người phát ngôn có ý đồ XẤU, còn nếu ta chỉ cái sai của người với tinh thần xây dựng con người, xây dựng Phật pháp, thì không phải là nói xấu.

nhưng sẽ phải theo một mức độ vừa phải nào để không bị rơi vào việc Thích Nói Lỗi Người Thể Hiện Bản Thân ?
Vâng Hoàng Mai xin ghi nhận ý hay này của chú Từ Từ. Tuy nhiên cũng xin nói thêm "Từ Từ" là gì ? Chẳng qua cũng chỉ là một nickname tạm có _ Nó không có bản thân gì để thể hiện cả. Thì Hoàng Mai cũng thế, tất cả chúng ta chỉ là những ảo ảnh tạm có thì "thể hiện" nó để làm gì ?

Từ Từ thấy việc đem lỗi người khác ra nói bàn tán thì có vẻ có phần nguy hiểm.
Vâng, nhưng nếu sợ nguy hiễm cho mình mà không nói thì Hoàng Mai thấy sự hiện diện của Hoàng Mai trên trang mạng này vô ích quá.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ cám ơn tất cả sự chia sẽ trên, tuy nhiên với câu hỏi của Từ Từ thì chưa vị nào có câu trả lời cả. Có lẻ có điều e ngại ở đây. Tuy là đạo hữu HoàngMai cho rằng Từ Từ hỏi ở góc độ Thế gian vì Từ Từ đang ở tại Thế Gian, đang bị Thế gian chi phối trên toàn lục căn mà cho nên Từ Từ chẳng biết dùng góc độ gọi là Xuất Thế mà hỏi được. Và tuy nói là Phật pháp là Xuất thế gian nhưng có phải cũng vì chúng sanh tại thế gian mà nói ra Pháp để cho chúng sanh có duyên được Xuất Thế thoát sanh tử !!!

Từ Từ thì cho rằng, để phê phán, chỉ ra cái sai của một ai đó thì chỉ nên với lời nói nhẹ nhàng, không dùng từ quá mạnh mẻ khiến cho người đọc, người xem điều phê phán đó cảm thấy chính bản thân người nói cũng không thoát lên vẻ là vì muốn chỉ dạy, hướng dẫn cho mọi người mà nói.

Từ Từ chỉ muốn nói lên suy nghĩ của mình, để sau này trong các cuộc thảo luận có thể hiểu nhau hơn.

Xin cám ơn đã lắng nghe Từ Từ.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bối !
Thưa, vừa rồi quá bận vì công việc, nên bangtam đã chậm trễ, kính xin các tiền-bối thông cảm.

Từ Từ đã viết:
Xin được hỏi thêm đạo hữu Bangtam là: Từ Từ cũng biết vị sư này giảng nghe mà không hiểu rõ sẽ rất nguy hại. Từ Từ có tìm hiểu về vị này, được biết vị này có hơn 30.000 tín đồ, và chùa của vì này ở nhiều nơi, tận nơi xa xôi cũng như ngay tại thành phố lớn. Từ Từ muốn hỏi là: Tại sao kinh điển do vị này giảng có phần xuyên tạc, đi lệch hướng của Phật giáo thì (tại) sao GHPG, các vị có chức vụ quyền hành trong Ban Tôn Giáo Việt Nam lại không đưa ra một hình thức nào đó để xử phạt hay tuyên truyền nào đó ?
À ! Thì ra tiền bối hỏi "Tại sao" ư ? Thưa, đây là việc của các vị lảnh đạo GHPG, các thành viên ở đây, không có ai là người nằm trong tổ chức lảnh đạo ấy, thì làm sao trả lời thay Giáo Hội cho được. Nhưng tiền-bối đã hỏi thì bangtam cũng xin phép được nói lên 1 chút xíu cảm nghĩ của bangtam trong đạo-tràng ấm cúng nầy.

Thưa, con số 30 ngàn, hay hơn nữa thì cũng là việc "rau nào, sâu nấy " mà thôi. Quốc thì có Quốc-Pháp, Phật-Giáo thì có Giới-Luật. Nhưng Phật-Giáo Việt-Nam, sinh hoạt trong đất nước Việt-Nam, thì phải biết "Ăn theo thuở, ở theo thời", để tránh những điều bất lợi, hầu nối tiếp bước chân Phật mà diễn bày Pháp-Bảo đến những nơi nào có duyên lành, thật tâm tu học.
Từ Từ chỉ được biết là vị này không còn nằm trong GHPGVN nữa, nhưng cái Bảng hiệu chùa thì hầu như chùa nào cũng có câu Thuộc GHPGVN....
Thưa, bảo-thủ là một thành trì kiên cố để dung chứa những quan điểm cố chấp. Người ta có thể treo lên thành trì đó những mỹ-từ tốt đẹp. Nhưng người ta không thể treo lên một từ-ngữ nào trong vòng Nhân-Quả đang rẩy run giữa tiếng thịnh nộ kinh hoàng của Nghiệp-Lực do sự bảo-thủ kiên cố mà Nghiệp-Lực trở nên bất di, bất dịch.

Thưa, hôm qua vô tình bangtam có đọc đựoc 2 câu của ngài Tuệ-Trung khi chỉ về tính BẤT ĐỘNG của bản tâm :

Trường không túng sử song phi cốc
Cự hải hà phòng nhất điểm âu

Nghĩa là:

Không gian bao la nầy mặc tình cho mặt trời, mặt trăng đi về. Biển mênh mông kia mặc tình cho bọt nổi lên chìm xuống.

Hay cũng có thể thăng hoa một tí :

Trời rộng mặc tình Trăng đi đến.
Biển cả sá gì chiếc dép trôi.

"Chiếc dép trôi" ám chỉ cái gì, các tiền bối dư biết rồi phải không ?!

Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính chào Quý Đạo Hữu.

Trước hết. V/Q xin kính chúc quy ĐH vô lượng an lạc.

Về việc Sư Chân Quang.

Theo thiển ý của V/Q thì. Sư vẫn chỉ là người bình thường thôi mà, nghĩa là vẫn có thể còn một ít sai xót, (nhưng đó là vấn đề cá nhân của Sư).

Nếu chúng ta không thích tư tưởng của Sư, thì cũng không nên xâm phạm đời tư của sư làm gì (cho thêm oan trái).

Chủ đề này kính xin Ban Tổng Quản khóa lại và đưa vào trong.

Kính chúc Quý ĐH thân tâm thư thái.
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Từ Từ đã viết:
Từ Từ thì cho rằng, để phê phán, chỉ ra cái sai của một ai đó thì chỉ nên với lời nói nhẹ nhàng

quantheam.jpg


Vì sao Đức Quán Thế Âm là vị biểu trưng cho đức Đại Từ Đại Bi, mà một trong những Hóa thân của Ngài lại tay nào cũng cầm binh khí hết vậy ????????? Phải chăng hình ảnh này KHÔNG ĐỦ TỪ BI ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên