Lovingthesilenttears

Vợ mình có thắc mắc, hỏi mình mà mình không biết trả lời sao

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Kính chào cả nhà
Mình là người tu Phật, vợ mình là người Thiên Chúa giáo.
Cả 2 đều tôn trọng con đường tu tập của nhau. Nhưng một hôm mình đưa vợ đi ăn chay nhân dịp mồng 1 đầu tháng, vợ mình hỏi mình như sau:
Đức Phật khi thấy chúng sinh khổ thì chạy vào rừng
Đức Chúa khi thấy chúng sinh khổ thì chạy đến cứu

Vợ mình mỉm cười và không nói gì thêm, mình cũng mỉm cười và không nghĩ ra một cách trả lời nào thật sự ngắn gọn, xúc tích (cùng lắm cũng chỉ 2 câu như vợ mình nói) để vợ hài lòng với câu trả lời

Nhân dịp đăng ký thành viên trong diễn đàn, post vào đây tìm cao nhân chỉ dạy!

Hoan hỉ!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chào cả nhà
Mình là người tu Phật, vợ mình là người Thiên Chúa giáo.
Cả 2 đều tôn trọng con đường tu tập của nhau. Nhưng một hôm mình đưa vợ đi ăn chay nhân dịp mồng 1 đầu tháng, vợ mình hỏi mình như sau:


Vợ mình mỉm cười và không nói gì thêm, mình cũng mỉm cười và không nghĩ ra một cách trả lời nào thật sự ngắn gọn, xúc tích (cùng lắm cũng chỉ 2 câu như vợ mình nói) để vợ hài lòng với câu trả lời

Nhân dịp đăng ký thành viên trong diễn đàn, post vào đây tìm cao nhân chỉ dạy!

Hoan hỉ!

Chào bạn,

Thực ra câu hỏi này chỉ là do những người không hiểu Phật Pháp nên mới nghĩ rằng đó là vấn đề.Còn chúng ta đã là Phật tử thì rất dễ trả lời.Đó là vấn đề về Ngọn và Gốc.Cứu phần ngọn chỉ là giải quyết vấn đề trong tức thời,cứu phần gốc mới là sự lâu dài.Con người do Vô Minh mà tạo nghiệp thì Đức Phật chỉ ra sự vô minh đó và đưa ra phương cách giải quyết nó.Giống như một người nghèo khổ chạy ăn từng bữa vậy thôi.Hôm nay cho họ bát cơm,cho họ tiền để mua thức ăn cũng chỉ là tạm trong hôm nay mà thôi.Còn ngày mai,ngày kia và tương lai thì sao ?

Thân.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính chào cả nhà
Mình là người tu Phật, vợ mình là người Thiên Chúa giáo.
Cả 2 đều tôn trọng con đường tu tập của nhau. Nhưng một hôm mình đưa vợ đi ăn chay nhân dịp mồng 1 đầu tháng, vợ mình hỏi mình như sau:


Vợ mình mỉm cười và không nói gì thêm, mình cũng mỉm cười và không nghĩ ra một cách trả lời nào thật sự ngắn gọn, xúc tích (cùng lắm cũng chỉ 2 câu như vợ mình nói) để vợ hài lòng với câu trả lời

Nhân dịp đăng ký thành viên trong diễn đàn, post vào đây tìm cao nhân chỉ dạy!

Hoan hỉ!

Hóa thân vào câu chuyện.

Khi nghe vợ mình hỏi như vậy, mình hỏi lại vợ :
_Thế em muốn là gì, Phật hay Chúa ?
_Dĩ nhiên là Chúa.
_Em cứu khổ gì được cho những con chiên ? Đói cho thức ăn, lạnh cho áo mặc, bịnh cho thuốc uống, dụ cho quyền năng của em có thể được, còn chết thì như thế nào ?
_Chết là hết ... chuyện, đưa về Thiên Đàng.
Mình mĩm cười, im lặng. Vợ mình hỏi:
_Thế còn anh?
_Không là gì hết.
Vợ tròn mắt ngạc nhiên. Mình tiếp :
_Khi nói :"Phật thấy chúng khổ bỏ chạy vào rừng" là tích truyện Thái Tử Tất Đạt Đa dạo bốn cửa thành thấy cảnh SANH, LÃO, BỊNH, TỬ khổ mới lập chí quyết tìm phương cách giải quyết tất cả khổ bằng một cách duy nhất nên từ bỏ vợ đẹp con ngoan, đền đài ngôi báu, vào rừng trước là trốn chạy những thứ cám dỗ kể trên, sau là tìm đạo sĩ học y phương trường sanh bất lão.
_Rồi sau nữa !
_



Còn nữa
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Các bác chưa trả lời được cho một người không tìm hiểu đạo Phật hiểu về đạo Phật
Các bác cần đặt đầu óc thật trống rỗng, coi như tất cả các giáo lý của đức Phật không còn trong đầu, trở thành một người khách quan quan sát cuộc nói chuyện, và nghĩ cách nào nói để vợ em cảm thấy hợp lý bằng tư duy của một người bình thường, ko biết tu tập là gì
Hạn chế những gì cao siêu trong câu nói (vì vợ em dùng ngôn ngữ rất bình dị, không cao cấp Phật học hay Thiên Chúa giáo gì cả)

Em vẫn chờ đợi tiếp nhé!!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Đức Phật khi thấy chúng sinh khổ thì chạy vào rừng
Đức Chúa khi thấy chúng sinh khổ thì chạy đến cứu
"

Chào bạn,


Muốn trả lời câu hỏi này rất là khó, vì câu hỏi này mang tính chất nữa vời, cắt khúc....Vì vậy với một câu hỏi này chắc sẽ không có câu trả lời hoàn hảo.
Nhưng Ng chiếu cũng xin đưa ra ý kiến của mình:


Đức Chúa khi thấy chúng sinh khổ thì chạy đến cứu : vậy nếu tất cả mọi người trong vũ trụ này Đức Chúa có thể cứu hết không, nếu đức Chúa có cứu được thì cũng đến thiên đàng là cùng, nhưng ở thiên đàng đâu có sướng hoài được, rồi có ngày tạo nghiệp sẽ bị đọa vào các nơi khổ. Hơn nữa, Trong xã hội, nếu một người bị tội cướp giật, chẳng lẻ không bị công an bắt, bắt rồi bị giam vào tù tội, nếu có ai đó vào tù đem về nhà cho ăn ngon mặc sướng thì vậy có còn kỷ cương phép nước không?có còn công bằng không ?
Thái Tử Tất Đạt Đa( Đức Phật sau này) sau khi ra đời, có vợ đẹp, con ngoan, là thái tử, đáng lẻ phải hưởng thụ cuộc sống giàu sang, hạnh phúc nhưng Ngài đã từ bỏ, thấy cuộc đời là vô thường, con người sinh ra, rồi già chết, người đau khổ, người bệnh tật, tàn sát lẫn nhau...vv..do tham lam, si mê, sân hận. Nên đã vào rừng tu tập tìm con đường giải thoát sự đau khổ mà tất cả mọi người phải chịu từ đời xưa đến nay, rồi quay lại chỉ dạy cho tất cả mọi người. Đức Phật chỉ hướng dẫn cho ta biết con đường hạnh phúc thật sự, phải tự thân chúng ta đi trên đôi chân của mình, chứ Đức Phật không thể cứu một ai hết. Chính tư tưởng đó nó tạo sự công bằng trong xã hội, nó đảm bảo tính tự giác của mỗi người, khổ hay là sướng là do chính chúng ta quyết định chứ không ai có quyền can thiệp được.
Kính.
 
Last edited by a moderator:

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Các bác chưa trả lời được cho một người không tìm hiểu đạo Phật hiểu về đạo Phật
Các bác cần đặt đầu óc thật trống rỗng, coi như tất cả các giáo lý của đức Phật không còn trong đầu, trở thành một người khách quan quan sát cuộc nói chuyện, và nghĩ cách nào nói để vợ em cảm thấy hợp lý bằng tư duy của một người bình thường, ko biết tu tập là gì
Hạn chế những gì cao siêu trong câu nói (vì vợ em dùng ngôn ngữ rất bình dị, không cao cấp Phật học hay Thiên Chúa giáo gì cả)

Em vẫn chờ đợi tiếp nhé!!

Tại bạn không biết trong diễn đàn này những người mà nói chuyện phật pháp bình dân họ cho là kém cỏi, ngu dốt, điên khùng nên diễn đàn toàn là những vị cao siêu không ah, nói ra toàn là lời kinh điển, ngôn ngữ thâm sâu uyên bác, hoặc nói ra toàn là lời phật lời tổ. Họ bận lắm bận đắm say vào sở học của mình, nhiều bạn đạo sơ cơ vào hỏi không thấy ai trả lời cả 1 tháng trời không ai thèm trả lời rốt cuộc rồi chìm xuồng luôn. Vì họ không quan tâm họ mắc bận quan tâm đến những cái cao siêu như tánh không, chơn không diệu hữu, niết bàn, giác ngộ... họ sẵn sàng nói về những điều này hàng ngày hàng giờ nói thao thao bất tuyệt đưa ra những luận kinh luận điển cao tham khó lường chứ không ai quan tâm đến những câu hỏi của những kẻ phàm phu, những người đau khổ phiền não đang nhờ họ giúp đâu bạn ah.
Hôm nay thay bác chiếu thanh, nguyen chiếu trả lời câu hỏi của bạn là một tín hiệu rất đáng mừng của diễn đàn này, điều này thật đáng quý đáng trân trọng và đáng ngợi khen. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Kính chào cả nhà
Mình là người tu Phật, vợ mình là người Thiên Chúa giáo.
Cả 2 đều tôn trọng con đường tu tập của nhau. Nhưng một hôm mình đưa vợ đi ăn chay nhân dịp mồng 1 đầu tháng, vợ mình hỏi mình như sau:


Vợ mình mỉm cười và không nói gì thêm, mình cũng mỉm cười và không nghĩ ra một cách trả lời nào thật sự ngắn gọn, xúc tích (cùng lắm cũng chỉ 2 câu như vợ mình nói) để vợ hài lòng với câu trả lời

Nhân dịp đăng ký thành viên trong diễn đàn, post vào đây tìm cao nhân chỉ dạy!

Hoan hỉ!

Trên bước đường hành đạo của mình cũng giúp người bên Chúa tu tập theo đạo bên Chúa hóa giải nghiệp lực, giúp vợ chồng khác đạo sống có sự hòa hợp tôn trọng đạo lẫn nhau mà tu tập tốt. Người chông đạo Phật cùng vợ đi nhà thờ rửa tội có tên thánh là chuyện bình thường, người vợ đạo Chúa cùng chồng đi chùa tụng kinh niệm Phật nghe giảng giải giáo lý cũng là chuyện bình thường.
Nhưng vì sao lại chuyện bình thường ấy nó lại trở thành bất bình thường và nhiều người cảm thấy là quái dị và kệch cỡm.
Đó là do cái tâm chấp của mỗi cá nhân. Từ cái tâm chấp này mới sanh ra tâm phân biệt, tâm dính mắc, tâm sân si, tâm hơn thua so sánh giữa đạo này và đạo kia. Thật là vô minh.
Một người có cái tâm bình thường sẽ nhìn vào bản chất thấy được ưu nhược điểm các đạo, ví dụ thấy đạo Chúa nó thế mạnh này mà đạo phật không có, thấy có nhược điểm này mà đạo Phật không có. Chỉ có mỗi cái biết chân thật và thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng, chính vì có cái biết chân thật này mà tâm không khởi sự phân biết hơn thua so sánh đố kỵ. chính vì có cái biết này mà tùy duyên mà hóa độ. Nghĩa là giúp người được giúp phá đi điểm yếu khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh.
Vợ bạn ăn chay là tốt rồi. Còn có câu hỏi kia là do vợ bạn không hiểu mà bạn cũng không biết cách giải thích. Bạn nên nói lên những điểm tương đồng của hai đạo hay hơn là khai thác sự hơn kém giữa 2 đạo.
Cuộc đời đức Phật khi thành đạo ngài luôn miệt mài đi khắp nơi cứu độ chúng sanh chứ làm gì có chuyện chui vào rừng. Đầu trần chân đất 1 mảnh vải che thân, 1 cái bát ngài đi khắp các đất nước Ấn độ khắp mọi ngõ ngách ân độ, khắp các làng mạc để mà gieo duyêê phật pháp, giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não sống hạnh phúc an vui. Đến khi ngài nhập niết bàn là cũng trên đường ngài đi hành đạo cứu độ chúng sanh. Vì sao ngài già yếu mà ngài vẫn không nghỉ ngơi mà vẫn đi độ sanh mặc dù các đệ tử ngăn cản ngài vì nơi đó có chúng sanh đau khổ, vì nơi đó chúng sanh cần giáo pháp ngài để xoa dịu nỗi đau xoa diu đi sân si phiển não. 49 năm miệt mài cứu độ chúng sanh không ngừng nghĩ cho tới hơi thở cuối cùng như vậy sao lại nói ngài trốn chui vào rừng. Bạn nên phân tích cho vợ hiểu khi vợ bạn hiểu cô ấy sẽ càng tôn trọng hơn đức Phật.
chúc bạn và vợ bạn tinh tấn an lạc! A di đà Phật!
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Trên bước đường hành đạo của mình cũng giúp người bên Chúa tu tập theo đạo bên Chúa hóa giải nghiệp lực, giúp vợ chồng khác đạo sống có sự hòa hợp tôn trọng đạo lẫn nhau mà tu tập tốt. Người chông đạo Phật cùng vợ đi nhà thờ rửa tội có tên thánh là chuyện bình thường, người vợ đạo Chúa cùng chồng đi chùa tụng kinh niệm Phật nghe giảng giải giáo lý cũng là chuyện bình thường.
Nhưng vì sao lại chuyện bình thường ấy nó lại trở thành bất bình thường và nhiều người cảm thấy là quái dị và kệch cỡm.
Đó là do cái tâm chấp của mỗi cá nhân. Từ cái tâm chấp này mới sanh ra tâm phân biệt, tâm dính mắc, tâm sân si, tâm hơn thua so sánh giữa đạo này và đạo kia. Thật là vô minh.
Một người có cái tâm bình thường sẽ nhìn vào bản chất thấy được ưu nhược điểm các đạo, ví dụ thấy đạo Chúa nó thế mạnh này mà đạo phật không có, thấy có nhược điểm này mà đạo Phật không có. Chỉ có mỗi cái biết chân thật và thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng, chính vì có cái biết chân thật này mà tâm không khởi sự phân biết hơn thua so sánh đố kỵ. chính vì có cái biết này mà tùy duyên mà hóa độ. Nghĩa là giúp người được giúp phá đi điểm yếu khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh.
Vợ bạn ăn chay là tốt rồi. Còn có câu hỏi kia là do vợ bạn không hiểu mà bạn cũng không biết cách giải thích. Bạn nên nói lên những điểm tương đồng của hai đạo hay hơn là khai thác sự hơn kém giữa 2 đạo.
Cuộc đời đức Phật khi thành đạo ngài luôn miệt mài đi khắp nơi cứu độ chúng sanh chứ làm gì có chuyện chui vào rừng. Đầu trần chân đất 1 mảnh vải che thân, 1 cái bát ngài đi khắp các đất nước Ấn độ khắp mọi ngõ ngách ân độ, khắp các làng mạc để mà gieo duyêê phật pháp, giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não sống hạnh phúc an vui. Đến khi ngài nhập niết bàn là cũng trên đường ngài đi hành đạo cứu độ chúng sanh. Vì sao ngài già yếu mà ngài vẫn không nghỉ ngơi mà vẫn đi độ sanh mặc dù các đệ tử ngăn cản ngài vì nơi đó có chúng sanh đau khổ, vì nơi đó chúng sanh cần giáo pháp ngài để xoa dịu nỗi đau xoa diu đi sân si phiển não. 49 năm miệt mài cứu độ chúng sanh không ngừng nghĩ cho tới hơi thở cuối cùng như vậy sao lại nói ngài trốn chui vào rừng. Bạn nên phân tích cho vợ hiểu khi vợ bạn hiểu cô ấy sẽ càng tôn trọng hơn đức Phật.
chúc bạn và vợ bạn tinh tấn an lạc! A di đà Phật!

Mình thích câu trả lời này của bạn
Liệu có thể rút ngắn nó hơn được không nhỉ

Đức Phật chạy vào rừng xong đến khi chạy ra thì đi giáo hóa chúng sinh suốt 49 năm còn lại
Đức Chúa chạy đi cứu người xong vẫn phải chạy vào sa mạc để tự vấn lòng, rồi quay lại và hi sinh trên thập giá...

Như vậy được không nhỉ?
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Đức Phật chạy vào rừng xong đến khi chạy ra thì đi giáo hóa chúng sinh suốt 49 năm còn lại
Tập trung vào mỗi 1 câu trên thôi. Lấy những dẫn chứng ví dụ thời đức Phật để chứng mình cho vợ. Hãy phân tích những điểm tương đồng 2 đạo không nên phân tích hơn kém, đó là bí quyết hòa hợp tôn giáo giữa 2 vợ chồng. Chuyện hơn kém đó từ từ vợ bạn sẽ tự ngộ ra thôi. A di đà Phật!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu

Mình thích câu trả lời này của bạn
Liệu có thể rút ngắn nó hơn được không nhỉ

Đức Phật chạy vào rừng xong đến khi chạy ra thì đi giáo hóa chúng sinh suốt 49 năm còn lại
Đức Chúa chạy đi cứu người xong vẫn phải chạy vào sa mạc để tự vấn lòng, rồi quay lại và hi sinh trên thập giá...

Như vậy được không nhỉ?

Tôi cũng xin được đưa ra 1ý kiến nhỏ.có nhất thiết vợ bạn đưa ra 2câu bạn cũng phải " chỉ dùng 2 câu để chả lời lại " làm như vậy để làm gì? Hi hay bạn mún bọn mình.....
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Tôi cũng xin được đưa ra 1ý kiến nhỏ.có nhất thiết vợ bạn đưa ra 2câu bạn cũng phải " chỉ dùng 2 câu để chả lời lại " làm như vậy để làm gì? Hi hay bạn mún bọn mình.....

Câu hỏi này của bạn hay lắm, bạn rất tinh tế!
Bản thân trong lòng mình, mình thấy cả Phật hay Chúa đều rất tuyệt, cả 2 con đường các ngài ấy chọn đều phi thường.
Vợ mình mang đến ẩn ý so sánh đúng sai, mình thì muốn ngợi ca cả Phật và Chúa theo cách mà vợ mình nghe và hiểu được.
Nếu dùng 1 câu dành cho Phật, vợ mình sẽ nhận thấy thông điệp mình đưa ra bị thiên lệch, mình cũng chẳng khác gì vợ mình, đang ưu tiên cho tôn giáo mà bản thân đang theo
Vì thế cũng không nên dùng 3 câu trở lên đúng không nhỉ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu

Mình thích câu trả lời này của bạn
Liệu có thể rút ngắn nó hơn được không nhỉ

Đức Phật chạy vào rừng xong đến khi chạy ra thì đi giáo hóa chúng sinh suốt 49 năm còn lại
Đức Chúa chạy đi cứu người xong vẫn phải chạy vào sa mạc để tự vấn lòng, rồi quay lại và hi sinh trên thập giá...

Như vậy được không nhỉ?

Như vậy chẳng được, chạy vô làm gì?.chạy ra làm gi?.lấy gì mà giáo hóa, còn về phần thiên chúa như tôi chẳng biết thiên chúa chạy đi cứu người bằng cách nào,rồi phải chạy vào sa mạc làm cái tri.nếu hiểu đã chẳng cần nói,nói ra mà chẳng khiến người hiểu thì nói làm cái gì?
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Như vậy chẳng được, chạy vô làm gì?.chạy ra làm gi?.lấy gì mà giáo hóa, còn về phần thiên chúa như tôi chẳng biết thiên chúa chạy đi cứu người bằng cách nào,rồi phải chạy vào sa mạc làm cái tri.nếu hiểu đã chẳng cần nói,nói ra mà chẳng khiến người hiểu thì nói làm cái gì?

Cảm xúc trong lúc nói đóng vai trò quan trọng hơn nhiều thông điệp nói cái gì
Theo mình, những câu hỏi thuần túy về lý trí sẽ không có tác dụng gì về mặt tu tập

Tu tập không dùng lí trí, mà dùng cảm xúc (Thầy mình từng dạy vậy cách đây 6 năm, đến giờ mình cũng mới hiểu sơ sơ, nhưng cũng đã thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn giữa tự vấn và đáp 1 cách thuần túy lý trí kiểu như: Để làm gì, tại sao, như thế nào...?)
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu

Câu hỏi này của bạn hay lắm, bạn rất tinh tế!
Bản thân trong lòng mình, mình thấy cả Phật hay Chúa đều rất tuyệt, cả 2 con đường các ngài ấy chọn đều phi thường.
Vợ mình mang đến ẩn ý so sánh đúng sai, mình thì muốn ngợi ca cả Phật và Chúa theo cách mà vợ mình nghe và hiểu được.
Nếu dùng 1 câu dành cho Phật, vợ mình sẽ nhận thấy thông điệp mình đưa ra bị thiên lệch, mình cũng chẳng khác gì vợ mình, đang ưu tiên cho tôn giáo mà bản thân đang theo
Vì thế cũng không nên dùng 3 câu trở lên đúng không nhỉ?

Chẳng đúng nếu nói đúng thời chẳng thể tỏ rõ cho vợ đạo hữu hiểu,nếu nói sai e là......chẳng thể liễu triệt được
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Câu hỏi này của bạn hay lắm, bạn rất tinh tế!
Bản thân trong lòng mình, mình thấy cả Phật hay Chúa đều rất tuyệt, cả 2 con đường các ngài ấy chọn đều phi thường.
Vợ mình mang đến ẩn ý so sánh đúng sai, mình thì muốn ngợi ca cả Phật và Chúa theo cách mà vợ mình nghe và hiểu được.
Nếu dùng 1 câu dành cho Phật, vợ mình sẽ nhận thấy thông điệp mình đưa ra bị thiên lệch, mình cũng chẳng khác gì vợ mình, đang ưu tiên cho tôn giáo mà bản thân đang theo
Vì thế cũng không nên dùng 3 câu trở lên đúng không nhỉ?

Nếu xét đến tận cùng thì ông Jesu là một nhà Cách Mạng,không phải là một vị Tâm Linh như Đức Phật.Cho nên muốn trả lời được câu hỏi của vợ bạn một cách đầy đủ thì e rằng phải lật lại cả quá trình lịch sử của Đức Phật và ông Jesu.Nói chung vẫn chỉ là vấn đề Ngọn và Gốc mà thôi.
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Cảm xúc trong lúc nói đóng vai trò quan trọng hơn nhiều thông điệp nói cái gì
Theo mình, những câu hỏi thuần túy về lý trí sẽ không có tác dụng gì về mặt tu tập

Tu tập không dùng lí trí, mà dùng cảm xúc (Thầy mình từng dạy vậy cách đây 6 năm, đến giờ mình cũng mới hiểu sơ sơ, nhưng cũng đã thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn giữa tự vấn và đáp 1 cách thuần túy lý trí kiểu như: Để làm gì, tại sao, như thế nào...?)
Nếu nói cảm xúc thì không đúng mấy. Phải dùng từ CẢM NHẬN thì đúng hơn.
Tu tập không dùng lý trí, mà dùng sự cảm nhận của bản thân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên