Ờ, lần này thì đúng rồi (mà lần sau thì....chưa biết, he he)
À! để đào sâu vào phần quán niệm thì KLL cho Trừng Hải hỏi "Ái, Thủ, Hữu" sanh là do Thọ hay do Ý? (Hay cả hai hay không phải cả hai? hay do Thọ mà không phải Ý hay do Ý chớ không phải Thọ, hề hề)
Hề hề, Trừng Hải
ha ha ha [smile]
(1) Sở Hành
Thọ ---> Ái --> Thủ --> Hữu vốn là 1 đoạn trong Thập Nhị Nhân Duyên ... khởi đầu là Vô Minh ---> Hành [smile]
do Vô Minh .. con ngứời ta trong ý nghĩ có những hành động tạo tác .. huân tập tạo thành con người riêng biệt ..khác hẳn với thực tại CHÂN ĐẾ: TÂM, TÂM SỞ, SẮC và NIẾT BÀN
cho nên ...ý nghĩ mang đặc tính của người có huân tập riêng biệt đó .. gọi là SỞ ... và con người riêng biệt đó .. bao gồm Thân, Khẩu, Ý [smile] ... gọi là HÀNH
do đó ... SỞ HÀNH ... cũng là Ý NGHĨ .. nhưng đã có ý nghĩ tạo tác riêng của mỗi người [smile]
vì vậy trong vòng Thập Nhị Nhân Duyên ... Thức --> .... --> Thọ ---> Ái ---> Thủ ---> Hữu .. thì Ý NGHĨ (Thức) dưới tác động của SỞ HÀNH .. đó là lý do TÂM VƯƠNG cũng không ngoài sự xuất hiện ĐỒNG SINH của các TÂM SỞ (smile)
*** và cũng vì lý do đó .. tri kiến phật, Niết Bàn.. cũng gọi là BẢO SỞ [smile]
(2) Tâm Sở Tư [smile]
Duy Thức học có viết: Tánh duy vô phú ngũ biến hành
có nghĩa là tánh của 1 con người thì không che đậy được . theo ngũ biến hành tức là Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tác Ý ... mà xuất hiện [smile]
ở đây .. sự tạo tác mang tính chất riêng biệt trong ý nghĩ của mỗi cá nhân do tác động của SỞ HÀNH [smile] .. cho nên .. chúng ta dễ dàng loại bỏ Thọ Tưởng .... [smile]... bởi vì trong 52 tâm sở, Thọ và Tưởng không thuộc hành uẩn [smile]
Tác Ý = chỉ là hướng tâm kết hợp với đối tượng ... khi đối tượng được thu nhận .. xác định .. tâm khởi rùi .. rùi phần này .. không phải là do tác ý [smile]
Xúc = cũng không phải . vì đã XÚC luôn rùi [smile]
cho nên .. chỗ quan sát còn lại chỉ là TƯ [smile] .... Vi Diệu Pháp ghi nhận về Tâm Sở Tư như sau:
Tư (Cetanā): Chữ Cetanā từ ngữ căn Cit = Suy tính.
Sở hữu Tư phối hợp và đốc thúc các pháp đồng sanh ---> tạo tác.
Trong Thập Nhị Duyên Khởi (Paticcasammuppāda),
sở hữu Tư gồm cả = Hành (Sañkhāra) và Hữu (Bhava - hữu phần); trong Ngũ Uẩn, Hành Uẩn có đến 50 sở hữu (trừ sở hữu Thọ và sở hữu Tưởng),
nhưng
sở hữu Tư là quan trọng hơn hết; vì nó là trạng thái tính làm, --->
quyết làm, cố tâm nên nó quyết định những hành động Thiện và Bất Thiện.
Phật ngôn: " Cetanānaṃ Bhikkhavekammaṃ vadāmi = Nầy các Tỳ Khưu, Nghiệp là Sở hữu Tư ". Ðối với Dục giới tâm thì sở hữu Tư đóng vai trò chủ động đưa đến sự chất chứa các nghiệp.
Sở Hữu Tư được phân làm sáu loại:
a) Sắc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Nhãn Thức
để cố ý ghi nhận Cảnh Sắc.
b) Thinh Tư: Sở Hữu Tư hợp với Nhĩ Thức
để cố ý ghi nhận Cảnh Thinh.
c) Khí Tư: Sở Hữu Tư hợp với Tỷ Thức
để cố ý ghi nhận Cảnh Khí.
d) Vị Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thiệt Thức
để cố ý ghi nhận Cảnh Vị.
e) Xúc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thân Thức
để cố ý ghi nhận Cảnh Xúc (Ðất, Lửa, Gió).
f) Pháp Tư: Sở Hữu Tư hợp với Ý Thức
để cố ý suy nghĩ, hồi tưởng, ghi nhận Cảnh Pháp.
- Chơn tướng của sở hữu Tư là điều hành, đôn đốc các pháp đồng sanh.
- Phận sự của sở hữu Tư ---> là làm cho các pháp đồng sanh bắt cảnh.
- Sự thành tựu của sở hữu Tư là điều khiển được các pháp đồng sanh.
- Nhân cần thiết của sở hữu Tư ---> là phải có ---> Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn. - Vi Diệu Pháp
cho nên ... Thọ --> Ái --> Thủ --> Hữu .. chính là Ý Thức + Thọ + Tưởng .. dưới tác động điều khiểu của sở hữu tư (Hành và Tư ... tư đây là hữu phần ) ... từ hữu phần đã có sẵn .. xông ướp tạo tác thành 1 hữu phần mới mẻ luôn [smile]
(3) Làm Sao Quan Sát Sở Hữu Tư [smile] ---> làm sao loại trừ tác động của SỞ HỮU TƯ [smile]
Ahahahaha .. đó là quan sát sự cố tình trong ý thức .. lời nói .. bởi vì đó là biểu hiện của SỞ HÀNH [smile]
thí dụ: 1 cơn dông bão vừa qua .. thì nói mấy sau cơn bão cũng chẳng có bão ... cho nên .. nếu cơn giận chỉ là phản ứng ... không có nền tảng .. thì ngày mai nó sẽ biến mất ... ngược lại .. ngày nào cũng thế .. thì đó là dấu hiệu .... "NGƯỜI TA GIẬN" ... và đó chính là biểu hiện của SỞ HỮU TƯ [smile]
sở hành thuộc về tập khí ... là nơi nương tựa của ý thức ... [smile] ... cho nên ... muốn tinh hóa hành uẩn [smile] --> cần có TUỆ CĂN [smile]
vì vậy ... Vi Diệu Pháp lại chép thêm:
Ðối với Siêu Thế tâm, vì hướng đến sự diệt trừ các nghiệp nên sở hữu Tư ở đây không tạo thành nghiệp
và được sở hữu Trí Huệ (Paññā) thay thế đóng vai trò chủ động. Trong các tâm Quả (Vipāka) dù sở hữu Tư có
xuất hiện, nhưng không có ảnh hưởng vì các tâm
Quả là những tâm thụ động nên không thể tạo nghiệp.
đó là vi trò của TRÍ TUỆ trên con đường GIẢI THOÁT {smile] ... TỰ GIẢI THOÁT MÌNH ra khỏi CHÍNH MÌNH [smile]
(4) Pháp Thân là Vô Niệm [smile]
đúng ra là hỏng có phần này .. nhưng do Hoàng và TTVHD ngày hôm qua nói tới Bát Nhã Tâm Kinh .. và VM cứ ôm chặt VÔ NIỆM như là CÁI PHAO ... cho nên .. nói luôn phần này [smile]
câu then chốt của Bát Nhã Ba LA Mật Đa Tâm Kinh nằm ở đoạn:
XÁ Lợi Phất ... thị CHƯ PHÁP .. không không không không
như vậy ... đó là sự miêu tả PHÁP THÂN [smile]
Pháp thân này vĩnh cửu ... trải qua muôn lượng kiếp (vô lượng pháp) .. vẫn bất tăng bất giảm... bất cấu bất tịnh
cho nên ...
đó là PHÁP THÂN VÔ NIỆM [smile]
vì vậy .. ... là con người sống với hiện tượng vạn pháp .. pháp thân [smile] ..
.là không mà cũng là "SINH ĐỘNG" ... cái sinh động đó .. được miêu tả là phật tính = tức là sự biến đổi [smile] ... không thể nương tựa [smile]
“Này thiện nam tử!
Ngã ---> tức là nghĩa Như-Lai Tạng.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh ---> tức là nghĩa của Ngã.
Nghĩa của Ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.” - Kinh Đại Niết Bàn
do đó mới nói tâm ... có hòn ngọc ... diệu đức như hà sa từ đó mà ra ... hà sa cảnh thị bồ đề đạo [smile]
ờ mà đúng hông? [smile]