VÔ NIỆM là CHỖ trở về.

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Vô tình và hữu tình KHÔNG KHÁC nhau???

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ TỰ TÍNH.

HOA ĐỐM trong hư không.
kinh Lăng nghiêm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Vô tình và hữu tình KHÔNG KHÁC nhau???

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ TỰ TÍNH.

HOA ĐỐM trong hư không.

kinh Lăng nghiêm.

HA ha ha [smile]

khi VM chỉ nhìn vào điểm giống nhau .. thì nói là KHÔNG KHÁC NHAU [smile] ...

cũng như AI CŨNG như AI .. .. cũng có ĐẦU MÌNH TỨ CHI [smile]

vậy thế giới có phải là AI CŨNG NHƯ AI không [smile]

và rồi .. AI CŨNG SẼ CHẾT .. nhưng đâu có cuộc đời nào giống cuộc đời nào ? [smile] .. có cuộc đời VÔ NGHĨA .. cũng có cuộc đời VÔ LƯỢNG NGHĨA [smile]

khi VM học thêm vê CHÚNG SINH trong VI DIỆU PHÁP chẳng hạn .... thì VM sẽ thêm tri thưsc và biết VÔ TÌNH cũng không phải là CHÚNG SINH luôn [smile] ... KHÁC NHIỀU đó nhỉ [smile]

VM không học đâu biết chỗ khác [smile]

--> và có khi nào VM lầm lẫn đem áp dụng THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN cho HOA LÁ CỎ CÂY luôn thì sao ? [smile] .. .vậy là TRÍ GIẢ mới ra lò nhỉ [smile]

- hoa lá cỏ cây vô tình THUYẾT PHÁP cho VÔ MINH NGHE [smile]

- VÔ MINH thuyết THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN .. BÁT CHÁNH ĐẠO lại cho chúng nghe [smile] .. HUỀ nhỉ [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kinh Hoa Nghiêm nói cả loài hữu tình và vô tình đều đang (THỰC TẠI) THUYẾT PHÁP.

Rào tường ngói đá hay chúng sinh đều là TÂM PHẬT (VÔ THỦY VÔ MINH) không có gì KHÁC NHAU (VÔ NIỆM) cả.

Sự khác nhau chỉ là do chúng sinh (KHỞI NHẤT NIỆM VÔ MINH) VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT thôi chứ KHÔNG CÓ THỰC CHẤT.

Vô Thủy Vô Minh không đồng với Vô Niệm đâu bạn ơi.
Ở trạng thái vô thủy vô minh thì đó là vô tri vô giác, không biết gì hết.
Còn vô niệm là tri giác biến tri, cái gì cũng biết mà chẳng bám vào chỗ nào.

Vô Thủy Vô Minh và Vô Niệm đều là tác dụng của Phật Tánh; nhưng khi thực tại của bạn là vô thủy vô minh thì bạn là vô tình chúng sanh; còn khi Vô Niệm thì bạn là Phật, cái gì cũng biết. Bạn hiện nay tu tập để Vô Niệm chứ không thể quay lại trở về với Vô Thủy Vô Minh được.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Vô tình và hữu tình KHÔNG KHÁC nhau???

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ TỰ TÍNH.

HOA ĐỐM trong hư không.

kinh Lăng nghiêm.
Muốn vào đại pháp, bạn hãy tham cứu nguòn gốc của hữu tình và vô tình.
Thật ra bạn đang chơi đùa với hoa đốm mà chẳng biết gốc tích của nó.

VNBN này nói chắc bạn không tin, thôi thì hãy tự tham cứu và trao đổi với VNBN nhé.

Hãy thử xem:Hữu tình và vô tình do đâu mà xuất hiện trong vũ trụ pháp giới? cá nhân Vo Minh thật sự là gì, có liên hệ gì tới vũ trụ pháp giới không? Hành trình bạn trãi qua từ vô thủy đến nay?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Theo Phật giáo.
Trên phương diện thể chất, có bốn loại chúng sanh, bao gồm cả loài hữu tình và vô tình: loài bay, loài bơi, loài đi bằng chân và thảo mộc.

Tất cả những loài có MÁU và THỞ bằng PHỔI đều gọi là “THÚ ”.
Trong khi đó thảo mộc bao gồm, cỏ cây, và các loài cây trổ bông.

Bốn loại chúng sanh này TỪ đâu tới???
NGUYÊN THỦY của chúng là đâu???

TỪ trong cảnh giới VÔ THỦY VÔ MINH (cũng là CHỖ VÔ NIỆM ở BỘ NÃO) KHỞI lên một NIỆM gọi là NHẤT NIỆM VÔ MINH.
NHẤT NIỆM VÔ MINH bắt đầu là TỰ NGÃ VỌNG TƯỞNG.
Hoà Thượng Thích Duy Lực.

 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kinh Hoa Nghiêm nói cả loài hữu tình và vô tình đều đang (THỰC TẠI) THUYẾT PHÁP.

Rào tường ngói đá hay chúng sinh đều là TÂM PHẬT (VÔ THỦY VÔ MINH) không có gì KHÁC NHAU (VÔ NIỆM) cả.

Sự khác nhau chỉ là do chúng sinh (KHỞI NHẤT NIỆM VÔ MINH) VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT thôi chứ KHÔNG CÓ THỰC CHẤT.

Scientists at Saitama University in Japan have observed plants communication for the first time.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

vô tình đều đang (THỰC TẠI) THUYẾT PHÁP.

chỗ hài của VM .. là Kinh cũng trích dẫn ... khoa học gia cũng tìm .. mà THUYẾT PHÁP GÌ .. thì hỏng cụ thể được

CHÂN LÝ khi thiếu CỤ THỂ [smile] ... thì [smile] ... là MƠ HỒ .. CHỈ THIÊN CHỈ ĐỊA [smile] và ĐẶT CÂU HỎI TRIẾT GIA [smile]




(1) Các Loài Chúng Sanh Từ Đâu Ra [smile]


Vô Minh ---> Hành --> Thức ---> Danh/Sắc ---> Lục Nhập --> Xức --> Thọ---> Ái--> Thủ --> Hữu ---> SANH (lục đạo LUÂN HỒI) --> Sanh --> Lão --> Bịnh --> Tử [smile]

như vậy .. qua Thập Nhị Nhân Duyên ---> thf VÔ MINH nhìn thấy CHÚNG SINH nghĩa là gì nhỉ ? [smile]


---> Thọ đa sinh tử viết chúng sinh - VI DIỆU PHÁP

muốn tìm hiểu vấn đề này ... Vô Minh phải học thêm vê THỰC TẠI CHÂN ĐẾ: tức là Tâm, Tâm Sở, Sắc và Niết Bàn

--> thì hiểu rõ ràng ... NGUYÊN NHÂN ---> CHÚNG SINH từ đâu mà ra ---> NGHIỆP [smile]

tánh duy vô phú .. ngũ biến hành

giới địa tùy tha ... NGHIỆP LỰC sanh

nhị thừa bất liễu nhân mê chấp

do thử năng hưng .. luận chủ tranh
- Duy Thức Học

vậy là VM muốn VÔ NIỆM mà chưa rõ nguyên nhân và mục đích VÔ NIỆM để làm gì nhỉ? [smile]


A ahhahaah ... những thí nghiệm thực vật có communication đó .. mí chục năm trước cũng có hoài ... [smile] ...người đầu tiên nói tới vấn đề này là CU ĐEN DOCCODEN .. như là có 1 loài cây ở Phi Châu Lá có độc .. biết đồn độc xuống những lá ở dưới thấp ... để đủ liều lượng giết nhưng loài ăn lá cây .. như nai .. voi ...hươu [smile] ...

---> tất cả những loài đó .. đều không phải là ... Thọ Đa Sinh Tử [smile] ... trong vòng Thập Nhị Nhân Duyên [smile] .. và cũng không phải là trong nội dung phạm trù GIÁC NGỘ của PHẬT GIÁO [smile] ...

có phải VM MÊ GIÁC NGỘ rùi không? [smile] .... ----> CÓ MƠ ƯỚC .. thì mới có ... VÔ MINH .... theo dấu những bước chân người xưa [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

mời VM xem thử .. các sắc pháp --> pháp hữu vi [smile] .. coi sơ qua 1 lần .. xem là do gì mà SINH RA NHÉ [smile]



18 SẮC THẬT [smile] - SẮC PHÁP do NGHIỆP SINH - VI DIỆU PHÁP

4 sắc tứ đại, 5 tịnh sắc, 7 sắc đối tượng, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 1 sắc mạng căn và 1 sắc vật thực, cộng 18 sắc gọi là Nipphannarūpa – Sắc thật.

4, Daṭṭhakāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhānaṃ: có sắc Tứ đại do nghiệp sinh bởi mong muốn thấy là nhân gần phát sinh.

Jivhāpasāda – Thiệt tịnh sắc là một sắc pháp do nghiệp sinh (kammajarūpa), có nghiệp làm nền tảng phát sinh

Kāyapasāda – Thân tịnh sắc là một sắc pháp do nghiệp sinh (kammajarūpa), có nghiệp làm nền tảng phát sinh.

Hadayarūpa – Sắc Ý vật là một loại sắc pháp do nghiệp sinh (kammajarūpa), có nghiệp làm nền tảng phát sinh

Jīvitarūpa – Sắc Mạng căn là một sắc pháp do nghiệp sinh (kammajarūpa), có nghiệp làm nền tảng phát sinh,

Tại sát-na paṭisandhi – tục sinh của mọi chúng sinh, các sắc pháp do nghiệp sinh được sinh khởi lần đầu của kiếp sống mới được gọi là upacayarūpa


"Các sắc pháp sinh ra bởi bất thiện nghiệp và thế gian thiện nghiệp được gọi là sắc do nghiệp sinh, gồm có 18 sắc là:


4 sắc tứ đại,

5 sắc tịnh, 1 màu (vaṇṇa), 1 mùi (gandha), 1 vị (rasa),

1 vật thực, 2 sắc giới tính,

1 sắc ý vật,

1 sắc mạng căn,

1 sắc chân không. Các sắc này được gọi là upādinnarūpa – hữu chấp sắc bởi vì chúng sinh khởi bởi các nghiệp bất thiện và thiện thuộc về thế gian pháp mà do có ái – taṇhā và tà kiến – diṭṭhi nhảy vào tác động nên có tên gọi là upādinnarūpa – hữu chấp sắc" - Vi Diệu Pháp



trong Vi Diệu Pháp ... do "các loài CÂY CỎ không có SẮC MẠNG CĂN ... là sắc bảo tồn sự sống của các sắc pháp đồng sanh do nghiệp" ... nên không gọi là CHÚNG SANH [smile]

còn tùy theo VM có khả năng tuyệt vời muốn TỰ MÌNH KHÁM PHÁ PHÁT MINH ra thêm .. thì VM trở thành ĐẠO SƯ VĨ ĐẠI MỚI [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vô tình và hữu tình KHÔNG KHÁC nhau???

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ TỰ TÍNH.

HOA ĐỐM trong hư không.

kinh Lăng nghiêm.
Động Sơn nói: “Một vị tăng hỏi: ‘Tâm của Cổ Phật là gì?’

Quốc sư trả lời: ‘RÀO, TƯỜNG, NGÓI, ĐÁ.’

Vị tăng hỏi: ‘Rào, tường, ngói đá có phải là loài vô tình không?’
Quốc sư nói: ‘Phải.’

Tăng hỏi: ‘Có biết thuyết pháp không?’

Quốc sư nói: ‘THUYẾT PHÁP không dừng nghỉ.’

Vị tăng hỏi: ‘Sao con không nghe?’

Quốc sư nói: ‘Ông KHÔNG NGHE nhưng KHÔNG thể CẢN TRỞ người khác nghe.’

Tăng hỏi: ‘Ai nghe được?’
Quốc sư nói: ‘Các bậc Thánh nghe được.’

Vị tăng hỏi: ‘Hòa thượng có nghe không?’
Quốc sư nói: ‘Ta KHÔNG NGHE.’ (VÔ NIỆM)

Vị tăng hỏi: ‘Hòa thượng không nghe làm sao biết là vô tình có thể thuyết pháp?’
Quốc sư nói:
‘NHỜ ta KHÔNG NGHE,
(VÔ THỦY VÔ MINH ở CHỖ bộ NÃO VÔ NIỆM chẳng có Lý để TRUY CỨU, chẳng có điều để TÌM HIỂU)
Nếu ta NGHE thì ĐỒNG với các bậc Thánh (HIỆN TƯỢNG HUYỄN ẢO PHÂN BIỆT)"
(Truy cứu LÝ, tìm HIỂU BIẾT nên KHÔNG LÌA NHẤT NIỆM VÔ MINH)

Vị tăng hỏi: ‘Như vậy chúng sanh không dự phần trong đó sao?’
Quốc sư nói:
‘Ta THUYẾT PHÁP vì lợi ích của chúng sanh, KHÔNG PHẢI cho các vị thánh.’

Vị tăng nói: ‘Sau khi CHÚNG SANH nghe rồi thì thế nào?’

Quốc sư: ‘Tức KHÔNG PHẢI là chúng sanh.’

Vị tăng nói: ‘Kinh nào làm căn cứ cho việc thuyết pháp của loài vô tình?’
Quốc sư nói:
‘Ông có đọc kinh Hoa Nghiêm chưa??
Kinh nói rằng ĐẤT thuyết pháp, MỌI VẬT trong ba thời quá khứ hiện tại tương lai THUYẾT PHÁP.”
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kinh Hoa Nghiêm nói cả loài hữu tình và vô tình đều đang (THỰC TẠI) THUYẾT PHÁP.

Rào tường ngói đá hay chúng sinh đều là TÂM PHẬT (VÔ THỦY VÔ MINH) không có gì KHÁC NHAU (VÔ NIỆM) cả.

Sự khác nhau chỉ là do chúng sinh (KHỞI NHẤT NIỆM VÔ MINH) VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT thôi chứ KHÔNG CÓ THỰC CHẤT.
Đất thuyết pháp, biển thuyết pháp, gió thuyết pháp, núi sông thuyết pháp…
ĐÓ đều là VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP,.

Các bậc thánh và cả con người NGHE THẤY tiếng thuyết pháp đó.
Các sinh vật khác cũng NGHE THẤY tiếng thuyết pháp đó. NÊN gọi là HỮU TÌNH nghe.

MẶC DÙ đó KHÔNG PHẢI là NGÔN NGỮ của loài người.

Con người cũng như các sinh vật khác sống trên mặt đất hoặc trong lòng biển hoặc trong sông núi đều:

NGHE THẤY tiếng THUYẾT PHÁP,.
NGHE bằng TÁNH NGHE, TÁNH THẤY, TÁNH BIẾT.

KHÔNG PHẢI NGHE bằng LỖ TAI và NGÔN NGỮ loài người.


Chú giải:
Ở TRẠNG THÁI VÔ NIỆM mới PHÁT SINH DIỆU DỤNG TÁNH NGHE, TÁNH THẤY, TÁNH BIẾT.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Vô Minh bi giờ BIẾN CHẤT [smile] .. hết là người học hỏi phật pháp rùi nhỉ [smile]

THUYẾT PHÁP GÌ ? [smile] .... nghe gì .. nói gì [smile]

có nhiều người muốn đạt được ước mơ .. hỏng biết làm gì nên ---> PHẢI --> XẠO [smile]


có phải VM cho rằng: THUYẾT PHÁP ... là phải dùng lời nói ... dùng ngôn ngữ [smile] ... .. rùi SÔNG NÚI cũng có lời sông núi [smile] ... A hahahahah

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
“Nếu như Kinh nói:
"BẢN TÁNH của chúng ta vốn là BỒ-ĐỀ.
Tại sao chư Phật phải NỖ LỰC (TÂM Ý VIÊN MÃ) mới đạt giác ngộ???”

Vinh Tây đáp câu hỏi của Đạo Nguyên:
KHÔNG Phật nào biết NÓ??? (GIẢ DANH), chỉ có MÈO TRÂU [nghĩa là, hạng thô lậu] BIẾT mà thôi.”

Nói cách khác,
VÔ NIỆM!
KHÔNG còn nghĩ đến CÓ hay KHÔNG CÓ một BẢN TÁNH TOÀN HẢO.
Chỉ hạng MÊ HOẶC mới nghĩ đến những điều như thế.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
KHÔNG Phật nào biết NÓ??? (GIẢ DANH), chỉ có MÈO TRÂU [nghĩa là, hạng thô lậu] BIẾT mà thôi.”
Nghe những lời ấy, Đạo Nguyên tỉnh ngộ và nghi ngờ tiêu tan.

Mặc dù thành tựu như thế, Đạo Nguyên vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn và mối bất an này khiến ông thực hiện chuyến du hành sang Trung hoa để tìm sự an tâm hoàn toàn. Ông đã dừng chân ở tất cả các tự viện nổi tiếng, tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều bậc thầy, nhưng khát vọng giải thoát hoàn toàn của ông vẫn chưa được thỏa mãn.

Cuối cùng tại tự viện Thiên Đồng (T’ien tung), nơi vừa NHẬN một SƯ mới, Đạo Nguyên đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, nghĩa là giải thoát cả thân tâm, qua những lời sau đây thốt ra từ miệng thầy ông, sư Như Tịnh (Nyojo):


“Các ông phải XẢ BỎ thân tâm (HIỆN TƯỢNG HUYỄN ẢO).”

Những lời này Như Tịnh thốt ra lúc bắt đầu thời tọa thiền thường lệ lúc sáng sớm, khi sư đang đánh một vòng giám sát, bắt gặp một ông tăng đang ngủ gật.
Như Tịnh trách ông ta không hết lòng cố gắng. Rồi hướng về tất cả tăng nhân, sư tiếp:

“Các ông phải tận lực bình sanh, ngay cả hy sinh mạng sống, muốn giác ngộ hoàn toàn, các ông phải XẢ BỎ thân tâm [nghĩa là trở thành VÔ NIỆM].”

Khi nghe đến câu cuối này, con MẮT Tâm của Đạo Nguyên bỗng mở hoát ra trong một cơn lụt ánh sáng và giác ngộ.

Sau đó, Đạo Nguyên xuất hiện ở phòng riêng của Như Tịnh, đốt nhang (một nghi thức thường dành cho các dịp lễ) và quì lạy trước thầy theo nghi thức quen thuộc.

-Tại sao ông thắp nhang? Như Tịnh hỏi.

Không cần nói,
Ai cũng biết Như Tịnh là một bậc thầy thượng thủ và đã nhận nhiều cuộc độc tham của Đạo Nguyên.
Như Tịnh đã biết ngay là Đạo Nguyên đã đại ngộ khi nhìn bước đi, cách lạy và cái nhìn hiểu biết trong ánh mắt Đạo Nguyên.
Nhưng Như Tịnh muốn biết rõ lời đối đáp như thế nào đối với câu hỏi nghe có vẻ ngây thơ này, muốn khiêu khích để xác định mức độ ngộ của Đạo Nguyên.


-Con đã xả bỏ thân tâm, Đạo Nguyên đáp.

Như Tịnh nói:


-Ông đã xả bỏ thân tâm, THÂN TÂM đã xả bỏ. [BẤT NHỊ không phải HAI, không phải KHÁC]

Nhưng Đạo Nguyên trách:


-Xin hòa thượng đừng ấn chứng dễ dàng như thế.

-Tôi có ấn chứng dễ dàng như thế đâu.

Đạo Nguyên vẫn khăng khăng:


-Hãy chỉ cho con thấy hòa thượng không ấn chứng dễ dàng.

Như Tịnh lặp lại, chứng minh:


-Đây là xả bỏ thân tâm!

Đạo Nguyên lại lạy trước thầy một lần nữa để tỏ long tôn kính và biết ơn.


-Ấy là XẢ BỎ cái XẢ BỎ (VÔ NIỆM), Như Tịnh thêm.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Như Tịnh lặp lại, chứng minh:

-Đây là xả bỏ thân tâm!


A hahahahah ... VM ham lắm .. nhưng VM vốn tập khí SÂU DÀY ---> HỎNG BIẾT LÀM SAO ....

- kêu ra rộn làng xóm [smile] ...

giờ cả CHÁNH NIỆM cũng chẳng biết khởi từ đâu ... ... đoạn pháp thoại thì ngắn òm, tu vi người ta sâu dày

còn VM ---> thì NÓI HẦM BÀ LẰNG đủ loại tánh khí ---> trí tuệ như là THẬP CẨM ---> [smile] ... vậy mà XẢ BỎ [smile] ... thì XẢ LÀM SAO ? [smile]

thậm chí .. ngay cả THIỆN CHÍ .. theo học PHẬT ĐẠO của VM cũng vẫn còn LỦNG LA LỦNG LẲNG [smile] ... [smile]


(1) NGU CÔNG DỜI NÚI [smile] ---> CỔ HỌC TINH HOA [smile] ... câu truyện này VM nhớ bắt chước nghen [smile]


Cổ học tinh hoa​


Phía nam Châu Ký, có hai quả núi Thái Hàng và Vương Ốc ---> to bảy trăm dặm, cao muôn thước, cây cối rậm, ác thú nhiều ----> đi lại khó.

Ở chân núi có một cái nhà của ông lão tên là Ngu Công tuổi đã chín mươi.


Ngu Công thấy vì núi mà nhà ở chướng ngại, đường đi bất tiện, lấy làm bực tức. Một hôm cụ họp cả vợ con, người nhà lại bàn rằng:

- Ta muốn cùng lũ ngươi hết sức bạt phẳng hai quả núi này thì có nên không?

Ai nấy đều thuận. Chỉ có người vợ ngần ngại, hỏi vặn rằng:

- Sức ông không bạt nổi một cái gò, thì làm thế nào bạt được những hai quả núi? Mà dù cho có sức bạt được nữa, thì đất, đá định đem đổ đi đâu?

Ngu Công nói:

- Khuân đổ ra biển Đông.

Đoạn Ngu Công đem con cháu cùng cả họ ra phá núi, kẻ đục đá, người đào đất, kẻ đầu đội, người vai mang, hết ngày này sang tháng khác. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng xin đi làm giúp, hàng năm mới về một lần.

Gần miền có một ông lão khác, tên là Trí Tẩu thấy vậy, cười Ngu Công và can rằng:

- Sao khờ dại vậy! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi!

Ngu Công thở dài nói:

- Ngươi không bền lòng ---> Bền lòng thì việc gì cũng phải được. Ngươi không bằng người đàn bà góa, đứa trẻ con thơ.

Ta già, ta chết, ---> đã có con ta. [smile]

Hết đời con ta, ---> đã có cháu ta, [smile]

hết đời cháu ta ---> đã có chắt ta, [smile]

con con cháu cháu sinh hạ vô cùng [smile] ---> mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi. [smile]


Trí Tẩu nghe nói, nín lặng, không trả lời.

Sau này vùng nam Châu Ký không có núi non chướng ngại, đi lại thuận tiện là nhờ có Ngu Công.


VM có vô lượng kiếp mà [smile] ... TIẾC GÌ MÍ KIẾP CỎN CON [smile]

---> có gì khó đâu .. chịu DỌN DẸP HOÀI .. THÌ HẾT SẠCH [smile] CHƯỚNG NGẠI [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
KHÔNG Phật nào biết NÓ??? (GIẢ DANH), chỉ có MÈO TRÂU [nghĩa là, hạng thô lậu] BIẾT mà thôi.”
Nghe những lời ấy, Đạo Nguyên tỉnh ngộ và nghi ngờ tiêu tan.

Mặc dù thành tựu như thế, Đạo Nguyên vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn và mối bất an này khiến ông thực hiện chuyến du hành sang Trung hoa để tìm sự an tâm hoàn toàn. Ông đã dừng chân ở tất cả các tự viện nổi tiếng, tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều bậc thầy, nhưng khát vọng giải thoát hoàn toàn của ông vẫn chưa được thỏa mãn.

Cuối cùng tại tự viện Thiên Đồng (T’ien tung), nơi vừa NHẬN một SƯ mới, Đạo Nguyên đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, nghĩa là giải thoát cả thân tâm, qua những lời sau đây thốt ra từ miệng thầy ông, sư Như Tịnh (Nyojo):


“Các ông phải XẢ BỎ thân tâm (HIỆN TƯỢNG HUYỄN ẢO).”

Những lời này Như Tịnh thốt ra lúc bắt đầu thời tọa thiền thường lệ lúc sáng sớm, khi sư đang đánh một vòng giám sát, bắt gặp một ông tăng đang ngủ gật.
Như Tịnh trách ông ta không hết lòng cố gắng. Rồi hướng về tất cả tăng nhân, sư tiếp:

“Các ông phải tận lực bình sanh, ngay cả hy sinh mạng sống, muốn giác ngộ hoàn toàn, các ông phải XẢ BỎ thân tâm [nghĩa là trở thành VÔ NIỆM].”

Khi nghe đến câu cuối này, con MẮT Tâm của Đạo Nguyên bỗng mở hoát ra trong một cơn lụt ánh sáng và giác ngộ.

Sau đó, Đạo Nguyên xuất hiện ở phòng riêng của Như Tịnh, đốt nhang (một nghi thức thường dành cho các dịp lễ) và quì lạy trước thầy theo nghi thức quen thuộc.

-Tại sao ông thắp nhang? Như Tịnh hỏi.

Không cần nói,
Ai cũng biết Như Tịnh là một bậc thầy thượng thủ và đã nhận nhiều cuộc độc tham của Đạo Nguyên.
Như Tịnh đã biết ngay là Đạo Nguyên đã đại ngộ khi nhìn bước đi, cách lạy và cái nhìn hiểu biết trong ánh mắt Đạo Nguyên.
Nhưng Như Tịnh muốn biết rõ lời đối đáp như thế nào đối với câu hỏi nghe có vẻ ngây thơ này, muốn khiêu khích để xác định mức độ ngộ của Đạo Nguyên.


-Con đã xả bỏ thân tâm, Đạo Nguyên đáp.

Như Tịnh nói:


-Ông đã xả bỏ thân tâm, THÂN TÂM đã xả bỏ. [BẤT NHỊ không phải HAI, không phải KHÁC]

Nhưng Đạo Nguyên trách:


-Xin hòa thượng đừng ấn chứng dễ dàng như thế.

-Tôi có ấn chứng dễ dàng như thế đâu.

Đạo Nguyên vẫn khăng khăng:


-Hãy chỉ cho con thấy hòa thượng không ấn chứng dễ dàng.

Như Tịnh lặp lại, chứng minh:


-Đây là xả bỏ thân tâm!

Đạo Nguyên lại lạy trước thầy một lần nữa để tỏ long tôn kính và biết ơn.


-Ấy là XẢ BỎ cái XẢ BỎ (VÔ NIỆM), Như Tịnh thêm.
Hê hề,

Vo Minh nói về Vô niệm mà cứ đem mấy mẫu chuyện thiền Game of mind này thì chắc Tổ sư sáng lập Nam tông Đốn giáo Tối thượng thừa cũng muốn "dẹp tiệm cao lầu mỳ" he he.

Huệ hải thiền sư "Vô niệm là Chánh niệm".
Vô niệm tức Chánh niệm là pháp xuất thế gian nên gồm Vô Bất Ly Phi, tức nói nghĩa Không chứ không nói nghĩa Thị. Không nói nghĩa Thị cho nên Hành Hữu ngừng, Hành Hữu ngừng tức Vô sanh Pháp nhẫn là chỗ chứng quả A na hàm ở Theravada hay Bồ tát sơ địa ở Viên giáo.
Vậy nên, Vô niệm (Chánh niệm) vốn là Quả. Quả là thành tựu của Đạo, ai chứng đắc thì tự người đó nếm vị đâu có liên quan gì đến...Vo Minh, hề hề

Hay nói về mặt Danh, Tướng và Chánh trí thì Vô Niệm là không có Niệm, tức hết Tầm hết Tứ đắc Tam thiền chỉ còn Lạc và Định nên nói có Thể là Vô tướng, Tánh là Thanh tịnh.


Trừng Hải

Note: Nói chơi một chút về hai chữ "Tông chỉ" hề hề
Tông chỉ nhằm chỉ kết quả (cứu cánh) của việc làm (phương tiện)/ Từ điển Phật học Phổ thông.
Thiền tông lấy Vô niệm làm Tông chỉ, nên hai chữ Tông chỉ nghĩa là phi tông chỉ tức không phương tiện cũng không cứu cánh (Pháp bổn Vô pháp)
Không phương tiện không cứu cánh không có nghĩa là phủ nhận cả phương tiện lẫn cứu cánh mà do bởi Phương tiện chính là Cứu cánh vì Phương tiện và Cứu cánh là một hay Nhất Như (Vô Pháp Pháp diệc Pháp)
(Triết học phương tây "chôm" ý tưởng này nên thường hay nói con người quý ở chỗ việc làm chớ không phải ở nơi kết quả hay hạnhh phúc là ở nơi việc làm chứ không phải ở nơi kết quả. Đây cũng chính là lời của ngài A Nan cách đây 2500 năm "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở" mà Hồ Dzếnh he he đã "chôm" lại có điều phàm tục hơn với câu tiếp "Tình mất vui khi đã vẹn câu thề")
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính thưa ngài Trừng Hải.,
VÔ NIỆM ở CHỖ cảnh giới VÔ THỦY VÔ MINH.

Còn Ngài PHÂN BIỆT gì đó tùy ngài.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83

VÔ NIỆM là thoát ra khỏi những ý nghĩ lan man của sự cấu nhiễm.

Đó không phải là kết thúc của chức năng suy nghĩ của não bộ.

Huệ Năng phân tích xa hơn về bản chất của giác ngộ khi ngài diễn tả VÔ NIỆM là thấy và biết mọi pháp với tâm ra khỏi mọi ràng buộc.

VÔ NIỆM lan tỏa khắp mọi nơi, và vì thế nó không dính chặt vào đâu.

Điều ta phải làm là thanh lọc tâm làm sao để sáu dạng của thức khi đi qua sáu căn thì không bị cấu nhiễm mà cũng không ràng buộc với sáu trần.

Khi tâm làm việc một cách tự do mà không có chút trở ngại, và vẫn ở trạng thái đó để đến và đi, ta đạt được định của trí tuệ bát-nhã (samadhi of prajna) hay giải thoát.

Một trạng thái như thế được gọi là chức năng của vô niệm.

TÂM hoàn toàn tự do, không ràng buộc gì với tất cả các hình thức tư tưởng, thị kiến, đối tượng, tưởng tượng dù thiêng liêng hay cao cả, và đưa đến một trạng thái trống rỗng tuyệt đối,

MÀ từ đó một ngày nào đó TÂM có thể nhận ra CHÂN TÁNH của NÓ hay bản tánh của vũ trụ.

Xin được kết thúc chủ đề VÔ NIỆM ở đây.
Vì ở đây là CẢNH GIỚI NHẤT NIỆM VÔ MINH.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Kính thưa ngài Trừng Hải.,
VÔ NIỆM ở CHỖ cảnh giới VÔ THỦY VÔ MINH.

Còn Ngài PHÂN BIỆT gì đó tùy ngài.

Hề hề,

Kẻ phàm phu thì tất nhiên sẽ nói "Tui là tui. Ngài là ngài" vì đó là từ căn bản vô minh mà xuất sinh nhất niệm vô minh. Vì sao vậy: Đã ở chỗ Vô thủy Vô minh thì làm gì có Phân biệt để nói tha nhân phân biệt, hề hề, tùy ngài mặc tớ.

Lăng Già Kinh: Vô minh là do Liễu tri mà lập.
Chỉ có Phật Đà là Bậc Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc đắc Tam Minh mới hoàn toàn thoát khỏi Vô minh do vậy liễu đạt rốt ráo Vô minh.


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
VÔ NIỆM là thoát ra khỏi những ý nghĩ lan man của sự cấu nhiễm.

Đó không phải là kết thúc của chức năng suy nghĩ của não bộ.

Huệ Năng phân tích xa hơn về bản chất của giác ngộ khi ngài diễn tả VÔ NIỆM là thấy và biết mọi pháp với tâm ra khỏi mọi ràng buộc.

VÔ NIỆM lan tỏa khắp mọi nơi, và vì thế nó không dính chặt vào đâu.

Điều ta phải làm là thanh lọc tâm làm sao để sáu dạng của thức khi đi qua sáu căn thì không bị cấu nhiễm mà cũng không ràng buộc với sáu trần.

Khi tâm làm việc một cách tự do mà không có chút trở ngại, và vẫn ở trạng thái đó để đến và đi, ta đạt được định của trí tuệ bát-nhã (samadhi of prajna) hay giải thoát.

Một trạng thái như thế được gọi là chức năng của vô niệm.

TÂM hoàn toàn tự do, không ràng buộc gì với tất cả các hình thức tư tưởng, thị kiến, đối tượng, tưởng tượng dù thiêng liêng hay cao cả, và đưa đến một trạng thái trống rỗng tuyệt đối,

MÀ từ đó một ngày nào đó TÂM có thể nhận ra CHÂN TÁNH của NÓ hay bản tánh của vũ trụ.

Xin được kết thúc chủ đề VÔ NIỆM ở đây.
Vì ở đây là CẢNH GIỚI NHẤT NIỆM VÔ MINH.
Chủ đề này rất hay.
sen41.jpg

Nghiền ngẫm kỷ .- Có khả năng biết "Chỗ trở về"...
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
VÔ NIỆM là thoát ra khỏi những ý nghĩ lan man của sự cấu nhiễm.

Đó không phải là kết thúc của chức năng suy nghĩ của não bộ.

Huệ Năng phân tích xa hơn về bản chất của giác ngộ khi ngài diễn tả VÔ NIỆM là thấy và biết mọi pháp với tâm ra khỏi mọi ràng buộc.

VÔ NIỆM lan tỏa khắp mọi nơi, và vì thế nó không dính chặt vào đâu.

Điều ta phải làm là thanh lọc tâm làm sao để sáu dạng của thức khi đi qua sáu căn thì không bị cấu nhiễm mà cũng không ràng buộc với sáu trần.

Khi tâm làm việc một cách tự do mà không có chút trở ngại, và vẫn ở trạng thái đó để đến và đi, ta đạt được định của trí tuệ bát-nhã (samadhi of prajna) hay giải thoát.

Một trạng thái như thế được gọi là chức năng của vô niệm.

TÂM hoàn toàn tự do, không ràng buộc gì với tất cả các hình thức tư tưởng, thị kiến, đối tượng, tưởng tượng dù thiêng liêng hay cao cả, và đưa đến một trạng thái trống rỗng tuyệt đối,

MÀ từ đó một ngày nào đó TÂM có thể nhận ra CHÂN TÁNH của NÓ hay bản tánh của vũ trụ.

Xin được kết thúc chủ đề VÔ NIỆM ở đây.
Vì ở đây là CẢNH GIỚI NHẤT NIỆM VÔ MINH.

Hề hề,

Vô thủy Vô minh là dòng bộc lưu hằng lưu chuyển (có nơi gọi là luồng hộ kiếp tức tâm thiết định) làm gì có chuyện kết thúc vì cứ mãi trôi lăn trong vòng luân hồi trải bao khổ đau mà nước mắt rơi vì khổ đau kia còn nhiều hơn nước bốn biển.

Vì vậy nói ngưng vì...NHẤT NIỆM VÔ MINH chỉ là hơi túi thịt thôi, hề hề (nói thật à nghen, sự thật thì không thiên vị, he he)


Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên