Tiếp tập 2 đây sư phụ hì hì…
Từ bản thể do diệu tâm hiện thành vì ngộ nhận chỉ chấp ta ở trong cái thân này nên gọi hữu tình, các sắc ở ngoài vô tri thì gọi vô tình, nên phân ra nội pháp ( thức, thọ, tưởng ) và ngoại pháp ( Tứ đại trừ cái thân hì hì… ), trong chổ tất cả nhận 1 cái sai biệt làm gốc nên bị tất cả nó đè bẹp dí :khicon65:
Bản tâm hiện ra các sắc gọi là duyên, tùy theo sở duyên mà hiện các sắc pháp cũng không chướng ngại gì, mỗi một pháp lại bao gồm nhiều pháp duyên hợp, bản tâm củ chuối này nó vẫn dung thông được các pháp vừa có tính đồng, lại vừa có tánh dị mà chẵng hề ngăn ngại. Các pháp là sai biệt vì nó khác nhau, nhưng duyên với nhau lại hợp thành pháp khác, từ cái pháp duyên hợp mà xét lại nên gọi đồng.
Ví như xét cái xe máy A đang chuyển động tại 1 sát na thời gian thực có nhiều bộ phận : tay cầm, 2 bánh, yên xe, nan hoa, gương,…
- Mỗi một chi tiết đều có chủng tánh khác nhau, công dụng khác nhau gọi là dị
- Tất cả chi tiết hợp lại thành cái xe A đó gọi là Tổng tướng cái xe,
- Ngay thời điểm quán sát thì bất cứ chi tiết nào đều đại diện cho nghĩa của cái xe đó, ví như nói yên xe thì hiểu là cái xe nó có cái yên như thế, nói bánh trước thì hiểu là cái xe nó có cái bánh trước như thế, nghĩa của từng chi tiết đều kèm theo (câu hữu) trong nghĩa “Tổng Tướng cái xe đó”,
- Xét cái bánh xe do nhiều chi tiết, vành, nan hoa, lốp hòa hợp mà thành gọi là “tổng tướng riêng biệt” trong “Tổng tướng cái xe”.
Nghĩa là một trong nhiều, nhiều trong 1!
Khi biết cái xe và các chi tiết của cái xe tức là biết tổng tướng và dị tướng cùng một lượt, vốn không thể tách rời tổng tướng mà có chi tiết, cũng không thể tách chi tiết mà có cái tổng tướng. vì cái xe đó tức nó như là nó.
Ở sát na kế tiếp thì cái xe A đã chẵng phải là cái xe A lúc trước vì nó đã theo duyên bị biến đổi, cảnh đã chuyển chỉ có thể nói cái xe A hiện tại là do cái xe A ở thời điểm trước tương tục mà có, tổng tướng biến đổi liên tục, nhưng cái sau do cái trước mà có.
Vậy nói cái xe A là để chỉ một tổ hợp “tổng tướng riêng biệt” trong chổ “Tổng tướng Pháp Giới” hay “Nhất chân pháp giới” mà lập,
Nghĩa cái xe A được lập đồng nghĩa với không có cái xe A ở bất kỳ đâu khác (câu hữu nghĩa trong Pháp Giới ), cái xe A là duy nhất ( câu hữu nghĩa trong Pháp Giới ), ngay trong sát na thời gian thì nó là tuyệt đối. cắt đoạn thì có nghĩa tuyệt đối, tương tục so sánh với các pháp khác ( câu hữu trong Pháp Giới ). thì chỉ có nghĩa tương đối, vậy xét 1 pháp theo quá trình sinh, trụ, hoại, diệt thì cái quá trình đó là tuyệt đối.
Vì không có gốc so sánh nên thành thử lấy pháp này so với pháp kia mà hiện nghĩa tương đối, ví như nói cái xe chuyển trên mặt đất, thì trái đất là bất động, lấy mặt trời làm gốc thì trái đất chuyển động, không thể lấy được 1 điểm nào làm gốc tuyệt đối bất động, nên mọi sự so sánh đều là khập khiểng, vì mỗi mỗi đều là chính nó nên nó mới có nghĩa như nó. Nó chính là nó nên nó là tuyệ đối.
Có thể gom tất cả pháp thành 2 chủng, Sắc và Không, Sắc, Không chỉ là 2 mặt của đồng xu sắc từ không hiện hay diệt về không gọi là đốn, sắc hay biến đổi gọi là tiệm. Đốn hiện, Tiệm biến, Đốn Diệt là đường đi của sắc pháp, ngay trong nghĩa đốn có tiệm, ngay trong nghĩa tiệm có đốn vì chỉ là 1 Pháp. Ví dụ dùi cây thành lữa gọi là đốn, lữa cháy to, nhỏ gọi là tiệm, lữa tắt gọi đốn diệt. vậy sắc từ không mà hiện nên có là có với không, sắc diệt về không nên không là không với có. Sắc, không chỉ 1 thể nên sinh diệt chỉ là 1 đường cũng chính là tuyệt đối cũng gọi vô sanh.
À mà hình như con hơi lan man rồi, nhưng cứ bám vào cái nan hoa thì nó lại hiện nghĩa cái xe máy nên con cũng hại não lắm!
Quay lại 2 câu:
Vô tình diệc vô chủng
Vô tánh diệc vô sanh
Ý nói Pháp giới Vô Sanh, sư phụ có hài lòng chưa ạ? Nếu chưa cho con tham khán cái khác đi, con ngán 2 câu này quá rồi, 2 ngày nay cứ niệm niệm như người vặt lông lươn :khicon65: