T

Vô Tướng Tam Muội

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
37
Điểm tương tác
3
Điểm
28
vienquang6
Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin

KINH LĂNG GIÀ. Q3 Phật dạy:

Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ bồ tát rằng:
- Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của ý sanh thân, ngươi hãy lắng nghe và khéo ghi nhớ.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là:

Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân,
Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân,
Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân.

Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này.

1/. - Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh, mỗi mỗi làn sóng của "Thức Tướng" chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.

2/.- Đại Huệ! Thế nào là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân? Là Bồ Tát Đệ Bát Địa quán sát các pháp như huyễn, thảy vốn chẳng có thì thân tâm chuyển biến, đắc như huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức tướng vô lượng tự tại quang minh như diệu hoa trang nghiêm, chóng được như ý. Cũng như mộng huyễn, trăng đáy nước, bóng trong gương, phi năng tạo, phi sở tạo, như tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.

3/.- Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là nói Giác được tất cả Phật pháp, theo Duyên đó tự đắc tướng hành, ấy gọi là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân.

Đại Huệ! Đối với sự quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tướng này, cần nên tu học.
(hết trích)

Như vậy. Các loại "Ý sanh thân" đều Vô Ngã- Vô Tâm.


Đây là nhận xét cá nhân:
Người giác ngộ là người Giác được tất cả Phật pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
37
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Tam tam-muội
HT Thích Đức Thắng
Website: thuvienphatviet.com/ht-thich-duc-thang-tam-tam-muoi/


Kinh Tăng Nhất A Hàm EA 45.6 ghi lời Đức Phật dạy, qua bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Đức Thắng, trích:

“Lành thay, lành thay, như Xá-lợi-phất mới có thể an trú nơi Không tam-muội.
Vì sao vậy? Trong các tam-muội, Không tam-muội là tối thượng đệ nhất.
Tỳ kheo an trú Không tam-muội không chấp trước ngã, nhân, thọ mạng, cũng không thấy có chúng sinh, cũng không thấy có bản mạt của các hành.

Do không thấy có, nên không tạo gốc rễ của hành.
Do không có hành nên không còn tái sinh đời sau.
Do không còn tái sinh đời sau nên không còn thọ nhận quả báo khổ lạc.

Xá-lợi-phất, nên biết, ngày xưa khi Ta chưa hành Đạo, ngồi dưới gốc thọ vương, suy nghĩ như vầy:
Các loài chúng sinh này do không nắm bắt được pháp gì mà phải trôi lăn trong sinh tử, không được giải thoát?
Khi ấy, Ta lại nghĩ, vì không có Không tam-muội nên phải trôi nổi sinh tử, không được giải thoát.
Có Không tam-muội này, nhưng chúng sinh chưa đạt được, khiến chúng sinh khởi tưởng niệm đắm trước. Do khởi tưởng thế gian nên thọ nhận phần sinh tử.
Nếu đạt được Không tam-muội này, không có gì là sở nguyện, do đó đạt được Vô nguyện tam-muội.
Do đạt được Vô nguyện tam-muội, không mong cầu chết nơi này sinh về nơi kia; hoàn toàn không có tưởng niệm.
Bấy giờ hành giả ấy lại đạt được và an trú trong Vô tướng tam-muội.”


Đây là nhận xét cá nhân:
Sở dĩ các loài chúng sinh này do không nắm bắt được pháp gì mà phải trôi lăn trong sinh tử, không được giải thoát là do không chủ động được cái Thấy của mình.
Tuyệt đối không dùng đến TÂM THỨC để Thấy.
Không dùng đến TÂM THỨC thì Thấy tức Giác.
Người giác ngộ là người Giác được tất cả Phật pháp.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
37
Điểm tương tác
3
Điểm
28
vienquang6
Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
diendanphatphap.com/diendan/threads/minh-tam-kien-tanh-phan-3-tuyet-quan-luan-ngo-tanh-luan.34059/page-2

Thuở xưa, Hòa Thượng Vĩnh Minh thống thiết nói: "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù", nghĩa là:
tình cảm nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng.

Nếu thấy biết bằng Thức, thì "Thức biết sanh tình". "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù".

Nếu có thể giải trừ chấp mắc của Nhị nguyên, thì trở về nguồn cội bản lai tĩnh lặng tịch diệt.-

Đó là sự thấy của Thánh nhân:
sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt,
sự hiểu của thánh nhân không phải là cái hiểu của ý thức.

Đây là nhận xét cá nhân:
Cái Thấy của Thánh nhân không phải Thấy cái gì.
Cái Thấy của Thánh nhân chỉ là người Tỉnh cơn MÊ.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
24
Điểm tương tác
1
Điểm
3
vienquang6
Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
diendanphatphap.com/diendan/threads/minh-tam-kien-tanh-phan-3-tuyet-quan-luan-ngo-tanh-luan.34059/page-2

Thuở xưa, Hòa Thượng Vĩnh Minh thống thiết nói: "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù", nghĩa là:
tình cảm nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng.

Nếu thấy biết bằng Thức, thì "Thức biết sanh tình". "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù".

Nếu có thể giải trừ chấp mắc của Nhị nguyên, thì trở về nguồn cội bản lai tĩnh lặng tịch diệt.-

Đó là sự thấy của Thánh nhân:
sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt,
sự hiểu của thánh nhân không phải là cái hiểu của ý thức.

Đây là nhận xét cá nhân:
Cái Thấy của Thánh nhân không phải Thấy cái gì.
Cái Thấy của Thánh nhân chỉ là người Tỉnh cơn MÊ.
Mình tự đánh mình có bị coi là sai pháp không các bác
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
37
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Đại Định – Tam Muội

Định hay Tam muội là gì ?
Nói đơn giản là TÂM BẤT ĐỘNG, TÂM CẢNH HỢP NHỨT.
Do đó:
“Trong KHÔNG TÂM, ngoài KHÔNG CẢNH ”.
KHÔNG tâm KHÔNG cảnh, tức là ĐỊNH.

Tức cũng là :
“Mắt thấy hình sắc TRONG chẳng có
Tai nghe chuyện đời TÂM chẳng hay”.

Đến được trình độ này thì :
Na Già thường tại ĐỊNH, không lúc nào chẳng ĐỊNH ”,

Lúc này thật là TỰ TẠI, phiền não gì cũng chẳng còn nữa.
Lúc này, “Một NIỆM không sinh toàn thể hiện”, Phật tánh vốn có sẽ hiện ra,

Nếu “Sáu căn dấy động bị mây che”.
Con mắt nhìn thấy sắc trần, bèn báo cáo lên tâm vương rằng: Là đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, các màu sắc, thì THỨC phân biệt liền lộ ra.

Lúc này, vô minh che mất CHÂN TÂM, thì trong tự tánh bị ràng buộc.

Giống như, bầu trời ngàn dặm không mây, thì bầu trời trong xanh, hốt nhiên bị một vầng mây bay đến, che lấp ánh sang mặt trời, bèn mất đi ánh sáng mặt trời.


Giáo lý của Phật trong 49 năm giảng dạy, tuy có phân ra: quyền thiệt đốn tiệm, không ngoài mục đích chỉ rõ chỗ DỤNG THỨCKHÔNG DỤNG THỨC.
Vì mê mờ, chúng ta thường lầm CHẤP THÂN hoặc TÂM từ đó–Niết Bàn đã ở ngoài tầm tay, lục đạo trở thành gia tộc của ta.
Kinh Viên Giác đã nói: “Nhầm lẫn nhận năm uẩn, bốn đại, cho là THÂN mình, căn cứ vào sự PHÂN BIỆT ngoại cảnh cho là TÂM mình...”
Đó cũng vì dùng TÂM THỨC hiện khởi.
Thích Huệ Hưng Phỏng dịch

Đây là nhận xét cá nhân:
Người giác ngộ là người giải thoát Tâm mình không còn dính mắc ngoại cảnh.
Người giác ngộ không thay đổi, chỉ là nhận thức về chính mình thay đổi.

Đối cảnh VÔ TÂM không hỏi thiền.
Thiền sư Việt Nam (vua Trần Nhân Tông)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top