XIN THỈNH NGUYỆN và HỎI

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
* (Báo cáo:phần trên VQ đã chuyển về Tuyệt Quán luận.)

*******************************************

Ông lão cứu sống sói mẹ bị thương, bầy sói ‘báo ân’ lại kéo đến làng giết chóc
7:50 am - 20/04/2017 Bản In Cỡ Chữ + Cỡ Chữ -


Ông lão cứu thoát một con sói mẹ đang mang thai, sói mẹ vì báo ân mà dẫn theo cả bầy sói đến làng. Và điều không ngờ đã xảy đến, vị ân nhân của sói mẹ lại lãnh chịu cái chết thật bi thảm… Vì sao lại như vậy?

Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thời Dân Quốc, thời thế loạn lạc, lòng người bất an. Thế nhưng, là một làng quê nhỏ hẻo lánh, thôn Thường Nhân lại được hưởng trọn một khoảng trời bình yên. Vậy nên không ít người bên ngoài tìm đến thôn lánh nạn, cho tới nửa năm sau trong thôn đã có mấy trăm nhân khẩu sinh sống.

Người có uy tín nhất trong làng là ông lão họ Lưu, tuổi chỉ mới ngoài 60. Dân làng kính trọng gọi ông là “Lưu lão” bởi không ai biết tên thật của ông là gì. Người làng chỉ biết thời trẻ ông Lưu từng gia nhập Nghĩa Hòa đoàn, đã từng chứng kiến các sự kiện lớn nhỏ của xã hội, hơn nữa ông còn thông hiểu âm dương, gieo quẻ bói toán, đến trung niên mới định cư ở làng. Bởi vậy lão Lưu càng được mọi người tôn kính hơn.


Ngôi làng bình yên ẩn mình trong núi rừng. (Ảnh minh hoạ: China News/Rex/Shutterstock)
Hàng ngày ông Lưu thường dậy sớm lên núi hái thảo dược và quả mọng. Trong làng vốn không có nhiều ruộng, hơn một nửa dân làng không có đất canh tác, bởi vậy họ chỉ có thể vào rừng tìm kiếm thức ăn qua ngày. Hôm ấy, ông Lưu vừa lên núi thì giật mình nghe thấy tiếng rú thảm thiết vang vọng đâu đây.

Vừa định quay đầu chạy xuống núi, ông bỗng phát hiện một con sói nằm trên mặt đất đang ngước mắt nhìn ông. Vốn là người đã trải qua nhiều sóng gió, ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, cầm chắc con dao phòng thân mang theo mình. Con sói này tuy nhe nanh trợn mắt tỏ ra hung dữ, nhưng lại không thể động đậy. Thì ra nó bị mắc kẹt trong cái bẫy thú, vùng chân bị thương máu chảy loang lổ khắp xung quanh.

Ông Lưu nghĩ bụng: “Nếu cả đàn sói tìm đến hại người thì phải làm sao đây? Chi bằng hãy nhân lúc nó bị thương mà trừ đi hậu hoạ vậy”.

Nhưng khi tiến đến gần hơn, ông để ý thấy phần bụng của nó căng tròn, không giống như bị bỏ đói lâu ngày. Thì ra, đây là sói mẹ đang mang thai…

Ông Lưu sững lại. Nhìn sói mẹ đang vùng vẫy trong tuyệt vọng, đôi mắt nó ánh lên vẻ vô vọng như cố bảo vệ đứa con trong bụng, ông sực nhớ đến người vợ quá cố của mình. Nàng, cô gái của cuộc đời ông, người vợ mà thời trai trẻ ông hết mực yêu thương và trân trọng lại phải chết trong tay người Tây dương… Và đứa con, đứa con trong bụng nàng mà ông vẫn ngày đêm mong ngóng ấy, cũng trở thành một bào thai yểu mệnh. Vết thương lòng ấy cho đến nay vẫn còn nhức nhối khiến ông không thể nào quên.

Động vật liệu có tình cảm giống như con người hay không? Ông Lưu ngập ngừng, nửa muốn tỏ ra lạnh lùng vô cảm, nửa muốn buông dao để cứu lấy một sinh linh đau khổ. Nhưng điều duy nhất mà ông biết là, chứng kiến cái chết của cốt nhục thân nhân có thể khiến người ta đau đớn cùng cực.

Ông Lưu nhìn sói mẹ mà không nói nên lời, con sói cũng nhìn ông bằng ánh mắt van nài, đầu cúi thấp xuống giống như một người mẹ đang khẩn khoản xin tha mạng cho đứa con của mình.

Rõ ràng đó chỉ là một con sói, một con vật mà người ta vẫn cho là hung dữ hoang tàn, vậy mà lại khiến ông xúc động mạnh mẽ. Dường như ông cũng thấu hiểu tâm can nó, và dường như nó cũng muốn nói với ông những lời mà – giống như nhiều chục năm về trước, nàng đang khẩn khoản cầu xin kẻ sát nhân ấy hãy dừng tay lại. Lòng mềm nhũn, ông bèn cẩn thận đi đến gỡ bỏ cái bẫy thú ở chân sói mẹ. Sau khi được gỡ bỏ cái bẫy thú, nó liền đứng dậy, ngoảnh đầu nhìn ân nhân lần cuối, rồi khập khiễng đi vào rừng sâu.

Trên đường trở về, ông Lưu thấy mí mắt cứ nháy liên hồi, trong lòng ông thấy điều gì đó bất an. Người ta thường nói rằng loài sói chỉ nhớ thù chứ không nhớ ân, mình tuy đã cứu nó một mạng, nhưng dù sao cái bẫy thú vẫn là người khác đặt. Hơn nữa con sói đó cũng đã phát hiện ra thôn làng, liệu có khi nào chúng kéo đến hại người thì phải làm sao? Và lỡ như chúng làm tổn hại đến tính mạng dân làng, mình há không phải đã “thả sói về rừng” ư?

Về đến nhà, ông Lưu vội lấy đồng xu gieo quẻ đoán cát hung, kết quả của quẻ tượng khiến ông giật mình kinh hãi: “Trong làng sẽ có họa ngập đầu, cả làng lầm than“.

Ông Lưu đứng ngồi không yên, quả đúng như ông đoán, trong làng ắt có tai họa ập đến, không biết sẽ chết bao nhiêu người? Nếu tai họa là từ bầy sói, mà cả thôn chỉ có một khẩu súng săn, đối mặt với bầy sói đói hung tợn thì biết làm sao đây? Ông cảm thấy hối hận, tự nhủ: Đáng lẽ lúc ấy mình không nên mềm lòng mới phải!

Ba ngày sau, chuyện mà ông Lưu lo lắng trong lòng cuối cùng đã đến. Nhưng không phải bầy sói mà là đám thổ phỉ. Mấy chục tên thổ phỉ cưỡi ngựa tay lăm lăm khẩu súng tràn vào trong thôn làng ngang ngược cướp bóc, ngay đến cả gia súc chúng cũng không bỏ qua.




Đám thổ phỉ tràn vào làng. (Ảnh minh hoạ: theo thanhnien.vn)
Đám thổ phỉ dồn dân làng ra ngoài cổng làng rồi tha hồ cướp bóc, bắn giết những người chúng cho là “cứng đầu”, ngay cả người già và trẻ nhỏ chúng cũng không tha mạng. Như để giương oai hùm cọp, kẻ đứng đầu đám thổ phỉ bắn súng chỉ thiên rồi lớn tiếng quát lên ầm ĩ.

Tiếng hét vừa dứt, từ trên núi có tiếng sói rú lên vọng lại từng hồi từng hồi. Rồi một bầy sói xuất hiện. Lúc đầu chỉ là một con, hai con, rồi ba con, và hàng chục con sói ồ ạt phi đến. Một bầy sói cùng nhau rú lên, tưởng chừng như khắp bốn phương tám hướng đều là tiếng rú của bầy sói. Thật giống hệt tình cảnh “bốn bề khúc hát Sở quân”. Tiếp đó, mấy chục con sói lao thẳng đến đám thổ phỉ, chỉ trong nháy mắt đã bổ nhào đến nơi.

Đám thổ phỉ hoang mang nổ súng. Nhưng tiếng súng vang lên chưa được mấy hồi đã trở thành tiếng cắn xé của bầy sói. Dân làng ai nấy đều khiếp đảm, không thể ngờ rằng trên núi lại có nhiều sói hoang ẩn náu như vậy. Tiếng kêu la thảm thiết của đám thổ phỉ và tiếng cắn xé của bầy sói như rền vang cả một góc trời, người nào trông thấy đều không khỏi kinh hồn bạt vía.

Sau khi đám thổ phỉ đã bị triệt hạ, con sói đầu đàn uy phong lẫm liệt nhất trong bầy cùng với sói mẹ đi một vòng quanh ông Lưu rồi cúi đầu lạy tạ, sau đó dẫn bầy sói quay trở về núi. Chỉ trong nháy mắt đàn sói đã mất hút vào rừng sâu, trên mặt đất chỉ còn lại những vũng máu loang lổ, minh chứng cho một trận chiến kịch liệt vừa xảy ra.


(Ảnh minh hoạ: pinterest.com)
Ông Lưu thổn thức trong lòng, không ngờ động vật cũng biết báo ân. Còn những người dân làng vừa chứng kiến sự việc thì xì xào to nhỏ với nhau:

– Không ngờ trên núi lại ẩn náu nhiều sói như vậy.

– Đám thổ phỉ này chết thảm quá, chỉ sợ mai kia bầy sói đến ăn thịt chúng ta, lúc ấy phải làm thế nào?

– Các ông không thấy sao, khi nãy chính mắt tôi trông thấy mấy con sói còn cung kính cúi đầu trước lão Lưu cơ đấy.

– Sao có chuyện kỳ lạ như thế? Có khi nào lão Lưu là ma sói biến thành không?

– Có lý, có lý, nhất định ông ta là ma sói biến thành rồi!

Sau một hồi bàn tán xôn xao, ai nấy đều nhìn ông Lưu với vẻ ngờ vực, có người tỏ ra khinh miệt, có người lại tỏ ra sợ hãi như nhìn thấy yêu ma. Bỗng một tiếng nói phá tan bầu im lặng: “Đánh chết con ma sói này!”, “Đúng rồi, đánh chết nó đi, đánh chết nó đi!”, “Bầy sói là nhà ngươi dẫn đến mà, phải không?”. Nói rồi, tất cả cùng hùa nhau kéo đến, có người cầm gậy gộc, có người cầm đá, có người cầm bất cứ thứ gì mà họ vớ lấy được, rồi ra sức đánh tới tấp ông Lưu. Sau khi ông Lưu chết đi, dân làng còn mời đạo sĩ đến làm phép trấn áp “con ma sói” để nó mãi mãi không được siêu sinh.

Ông Lưu có chết cũng không ngờ được rằng, tai họa ngập đầu trong quẻ bói của ông không phải ám chỉ bầy sói, cũng không phải ám chỉ đám thổ phỉ, mà là chính người dân trong làng mình.

Vào một đêm trăng, sấm chớp liên hồi nhưng không thấy đổ mưa, không biết nguyên nhân gì khiến thôn làng xảy ra hỏa hoạn, bầy sói trong bóng đêm phân tản ra bốn phía xung quanh ngôi làng, ngẩng đầu nhìn ánh trăng rú lên đau đớn…

Đại Kỷ Nguyên bàn:

Câu chuyện kết thúc đầy bất ngờ khiến mỗi chúng ta không khỏi suy ngẫm. Từ chuyện đàn sói báo ơn, cho đến việc dân làng dồn ân nhân của mình đến chỗ chết, lòng người không khỏi cảm thán: Phải chăng chỉ có con người mới dùng nghi hoặc để đối đãi với thiện tâm, dùng bạo hành để đáp lại ơn huệ?

Năm xưa, Lão Tử vì thấy thế nhân hiểm ác nên vội vàng viết cuốn “Ngũ Thiên Ngôn” (Đạo Đức Kinh) rồi rời đi. Có lẽ Ông đã sớm hiểu rằng người ta không chết vì bầy thú hoang dại, không chết vì thiên tai địch hoạ, cũng không chết vì gươm đao khói lửa, mà chết vì lòng người quá nham hiểm!

Có câu chuyện kể về Mặc Tử xem người ta nhuộm vải. Ông thấy rằng khi những tấm vải trắng được nhúng vào thùng, chúng sẽ biến thành những tấm vải đủ loại sắc màu.

Và Mặc Tử đã khóc.

Vì sao ông khóc? Là bởi xã hội này cũng giống như thùng thuốc nhuộm, mà hễ bước chân vào đời, người ta sẽ bị nhấn chìm trong đó. “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, bất cứ ai sinh ra cũng mang một tâm hồn thuần khiết. Nhưng rồi trải qua tháng năm bôn ba, qua quá trình phấn đấu, qua cuộc sống mưu sinh, thì bản tính ban sơ đã lấm bẩn bụi trần.

Vì thấu hiểu lẽ nhân sinh ấy mà cổ nhân luôn giảng về “Đức”. Bởi chỉ có Đức mới có thể đưa con người trở về với chân ngã của mình, chỉ có Đức mới có thể giúp người ta khỏi sa đoạ trong vũng lầy nhân thế.

Và chắc chắn là, nếu có thể sống trọn vẹn với chữ “Đức” này, chúng ta sẽ làm được “cả thế gian đều say, chỉ có mình ta tỉnh; cả thế gian đều vẩn đục, chỉ mình ta sạch trong”…

Theo Hottimes
Thiện Sinh biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/van-ho...ay-soi-bao-an-lai-keo-den-lang-giet-choc.html
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ông lão cứu sống sói mẹ bị thương, bầy sói ‘báo ân’ lại kéo đến làng giết chóc
7:50 am - 20/04/2017 Bản In Cỡ Chữ + Cỡ Chữ -


Ông lão cứu thoát một con sói mẹ đang mang thai, sói mẹ vì báo ân mà dẫn theo cả bầy sói đến làng. Và điều không ngờ đã xảy đến, vị ân nhân của sói mẹ lại lãnh chịu cái chết thật bi thảm… Vì sao lại như vậy?

Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thời Dân Quốc, thời thế loạn lạc, lòng người bất an. Thế nhưng, là một làng quê nhỏ hẻo lánh, thôn Thường Nhân lại được hưởng trọn một khoảng trời bình yên. Vậy nên không ít người bên ngoài tìm đến thôn lánh nạn, cho tới nửa năm sau trong thôn đã có mấy trăm nhân khẩu sinh sống.

Người có uy tín nhất trong làng là ông lão họ Lưu, tuổi chỉ mới ngoài 60. Dân làng kính trọng gọi ông là “Lưu lão” bởi không ai biết tên thật của ông là gì. Người làng chỉ biết thời trẻ ông Lưu từng gia nhập Nghĩa Hòa đoàn, đã từng chứng kiến các sự kiện lớn nhỏ của xã hội, hơn nữa ông còn thông hiểu âm dương, gieo quẻ bói toán, đến trung niên mới định cư ở làng. Bởi vậy lão Lưu càng được mọi người tôn kính hơn.


Ngôi làng bình yên ẩn mình trong núi rừng. (Ảnh minh hoạ: China News/Rex/Shutterstock)
Hàng ngày ông Lưu thường dậy sớm lên núi hái thảo dược và quả mọng. Trong làng vốn không có nhiều ruộng, hơn một nửa dân làng không có đất canh tác, bởi vậy họ chỉ có thể vào rừng tìm kiếm thức ăn qua ngày. Hôm ấy, ông Lưu vừa lên núi thì giật mình nghe thấy tiếng rú thảm thiết vang vọng đâu đây.

Vừa định quay đầu chạy xuống núi, ông bỗng phát hiện một con sói nằm trên mặt đất đang ngước mắt nhìn ông. Vốn là người đã trải qua nhiều sóng gió, ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, cầm chắc con dao phòng thân mang theo mình. Con sói này tuy nhe nanh trợn mắt tỏ ra hung dữ, nhưng lại không thể động đậy. Thì ra nó bị mắc kẹt trong cái bẫy thú, vùng chân bị thương máu chảy loang lổ khắp xung quanh.

Ông Lưu nghĩ bụng: “Nếu cả đàn sói tìm đến hại người thì phải làm sao đây? Chi bằng hãy nhân lúc nó bị thương mà trừ đi hậu hoạ vậy”.

Nhưng khi tiến đến gần hơn, ông để ý thấy phần bụng của nó căng tròn, không giống như bị bỏ đói lâu ngày. Thì ra, đây là sói mẹ đang mang thai…

Ông Lưu sững lại. Nhìn sói mẹ đang vùng vẫy trong tuyệt vọng, đôi mắt nó ánh lên vẻ vô vọng như cố bảo vệ đứa con trong bụng, ông sực nhớ đến người vợ quá cố của mình. Nàng, cô gái của cuộc đời ông, người vợ mà thời trai trẻ ông hết mực yêu thương và trân trọng lại phải chết trong tay người Tây dương… Và đứa con, đứa con trong bụng nàng mà ông vẫn ngày đêm mong ngóng ấy, cũng trở thành một bào thai yểu mệnh. Vết thương lòng ấy cho đến nay vẫn còn nhức nhối khiến ông không thể nào quên.

Động vật liệu có tình cảm giống như con người hay không? Ông Lưu ngập ngừng, nửa muốn tỏ ra lạnh lùng vô cảm, nửa muốn buông dao để cứu lấy một sinh linh đau khổ. Nhưng điều duy nhất mà ông biết là, chứng kiến cái chết của cốt nhục thân nhân có thể khiến người ta đau đớn cùng cực.

Ông Lưu nhìn sói mẹ mà không nói nên lời, con sói cũng nhìn ông bằng ánh mắt van nài, đầu cúi thấp xuống giống như một người mẹ đang khẩn khoản xin tha mạng cho đứa con của mình.

Rõ ràng đó chỉ là một con sói, một con vật mà người ta vẫn cho là hung dữ hoang tàn, vậy mà lại khiến ông xúc động mạnh mẽ. Dường như ông cũng thấu hiểu tâm can nó, và dường như nó cũng muốn nói với ông những lời mà – giống như nhiều chục năm về trước, nàng đang khẩn khoản cầu xin kẻ sát nhân ấy hãy dừng tay lại. Lòng mềm nhũn, ông bèn cẩn thận đi đến gỡ bỏ cái bẫy thú ở chân sói mẹ. Sau khi được gỡ bỏ cái bẫy thú, nó liền đứng dậy, ngoảnh đầu nhìn ân nhân lần cuối, rồi khập khiễng đi vào rừng sâu.

Trên đường trở về, ông Lưu thấy mí mắt cứ nháy liên hồi, trong lòng ông thấy điều gì đó bất an. Người ta thường nói rằng loài sói chỉ nhớ thù chứ không nhớ ân, mình tuy đã cứu nó một mạng, nhưng dù sao cái bẫy thú vẫn là người khác đặt. Hơn nữa con sói đó cũng đã phát hiện ra thôn làng, liệu có khi nào chúng kéo đến hại người thì phải làm sao? Và lỡ như chúng làm tổn hại đến tính mạng dân làng, mình há không phải đã “thả sói về rừng” ư?

Về đến nhà, ông Lưu vội lấy đồng xu gieo quẻ đoán cát hung, kết quả của quẻ tượng khiến ông giật mình kinh hãi: “Trong làng sẽ có họa ngập đầu, cả làng lầm than“.

Ông Lưu đứng ngồi không yên, quả đúng như ông đoán, trong làng ắt có tai họa ập đến, không biết sẽ chết bao nhiêu người? Nếu tai họa là từ bầy sói, mà cả thôn chỉ có một khẩu súng săn, đối mặt với bầy sói đói hung tợn thì biết làm sao đây? Ông cảm thấy hối hận, tự nhủ: Đáng lẽ lúc ấy mình không nên mềm lòng mới phải!

Ba ngày sau, chuyện mà ông Lưu lo lắng trong lòng cuối cùng đã đến. Nhưng không phải bầy sói mà là đám thổ phỉ. Mấy chục tên thổ phỉ cưỡi ngựa tay lăm lăm khẩu súng tràn vào trong thôn làng ngang ngược cướp bóc, ngay đến cả gia súc chúng cũng không bỏ qua.




Đám thổ phỉ tràn vào làng. (Ảnh minh hoạ: theo thanhnien.vn)
Đám thổ phỉ dồn dân làng ra ngoài cổng làng rồi tha hồ cướp bóc, bắn giết những người chúng cho là “cứng đầu”, ngay cả người già và trẻ nhỏ chúng cũng không tha mạng. Như để giương oai hùm cọp, kẻ đứng đầu đám thổ phỉ bắn súng chỉ thiên rồi lớn tiếng quát lên ầm ĩ.

Tiếng hét vừa dứt, từ trên núi có tiếng sói rú lên vọng lại từng hồi từng hồi. Rồi một bầy sói xuất hiện. Lúc đầu chỉ là một con, hai con, rồi ba con, và hàng chục con sói ồ ạt phi đến. Một bầy sói cùng nhau rú lên, tưởng chừng như khắp bốn phương tám hướng đều là tiếng rú của bầy sói. Thật giống hệt tình cảnh “bốn bề khúc hát Sở quân”. Tiếp đó, mấy chục con sói lao thẳng đến đám thổ phỉ, chỉ trong nháy mắt đã bổ nhào đến nơi.

Đám thổ phỉ hoang mang nổ súng. Nhưng tiếng súng vang lên chưa được mấy hồi đã trở thành tiếng cắn xé của bầy sói. Dân làng ai nấy đều khiếp đảm, không thể ngờ rằng trên núi lại có nhiều sói hoang ẩn náu như vậy. Tiếng kêu la thảm thiết của đám thổ phỉ và tiếng cắn xé của bầy sói như rền vang cả một góc trời, người nào trông thấy đều không khỏi kinh hồn bạt vía.

Sau khi đám thổ phỉ đã bị triệt hạ, con sói đầu đàn uy phong lẫm liệt nhất trong bầy cùng với sói mẹ đi một vòng quanh ông Lưu rồi cúi đầu lạy tạ, sau đó dẫn bầy sói quay trở về núi. Chỉ trong nháy mắt đàn sói đã mất hút vào rừng sâu, trên mặt đất chỉ còn lại những vũng máu loang lổ, minh chứng cho một trận chiến kịch liệt vừa xảy ra.


(Ảnh minh hoạ: pinterest.com)
Ông Lưu thổn thức trong lòng, không ngờ động vật cũng biết báo ân. Còn những người dân làng vừa chứng kiến sự việc thì xì xào to nhỏ với nhau:

– Không ngờ trên núi lại ẩn náu nhiều sói như vậy.

– Đám thổ phỉ này chết thảm quá, chỉ sợ mai kia bầy sói đến ăn thịt chúng ta, lúc ấy phải làm thế nào?

– Các ông không thấy sao, khi nãy chính mắt tôi trông thấy mấy con sói còn cung kính cúi đầu trước lão Lưu cơ đấy.

– Sao có chuyện kỳ lạ như thế? Có khi nào lão Lưu là ma sói biến thành không?

– Có lý, có lý, nhất định ông ta là ma sói biến thành rồi!

Sau một hồi bàn tán xôn xao, ai nấy đều nhìn ông Lưu với vẻ ngờ vực, có người tỏ ra khinh miệt, có người lại tỏ ra sợ hãi như nhìn thấy yêu ma. Bỗng một tiếng nói phá tan bầu im lặng: “Đánh chết con ma sói này!”, “Đúng rồi, đánh chết nó đi, đánh chết nó đi!”, “Bầy sói là nhà ngươi dẫn đến mà, phải không?”. Nói rồi, tất cả cùng hùa nhau kéo đến, có người cầm gậy gộc, có người cầm đá, có người cầm bất cứ thứ gì mà họ vớ lấy được, rồi ra sức đánh tới tấp ông Lưu. Sau khi ông Lưu chết đi, dân làng còn mời đạo sĩ đến làm phép trấn áp “con ma sói” để nó mãi mãi không được siêu sinh.

Ông Lưu có chết cũng không ngờ được rằng, tai họa ngập đầu trong quẻ bói của ông không phải ám chỉ bầy sói, cũng không phải ám chỉ đám thổ phỉ, mà là chính người dân trong làng mình.

Vào một đêm trăng, sấm chớp liên hồi nhưng không thấy đổ mưa, không biết nguyên nhân gì khiến thôn làng xảy ra hỏa hoạn, bầy sói trong bóng đêm phân tản ra bốn phía xung quanh ngôi làng, ngẩng đầu nhìn ánh trăng rú lên đau đớn…

Đại Kỷ Nguyên bàn:

Câu chuyện kết thúc đầy bất ngờ khiến mỗi chúng ta không khỏi suy ngẫm. Từ chuyện đàn sói báo ơn, cho đến việc dân làng dồn ân nhân của mình đến chỗ chết, lòng người không khỏi cảm thán: Phải chăng chỉ có con người mới dùng nghi hoặc để đối đãi với thiện tâm, dùng bạo hành để đáp lại ơn huệ?

Năm xưa, Lão Tử vì thấy thế nhân hiểm ác nên vội vàng viết cuốn “Ngũ Thiên Ngôn” (Đạo Đức Kinh) rồi rời đi. Có lẽ Ông đã sớm hiểu rằng người ta không chết vì bầy thú hoang dại, không chết vì thiên tai địch hoạ, cũng không chết vì gươm đao khói lửa, mà chết vì lòng người quá nham hiểm!

Có câu chuyện kể về Mặc Tử xem người ta nhuộm vải. Ông thấy rằng khi những tấm vải trắng được nhúng vào thùng, chúng sẽ biến thành những tấm vải đủ loại sắc màu.

Và Mặc Tử đã khóc.

Vì sao ông khóc? Là bởi xã hội này cũng giống như thùng thuốc nhuộm, mà hễ bước chân vào đời, người ta sẽ bị nhấn chìm trong đó. “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, bất cứ ai sinh ra cũng mang một tâm hồn thuần khiết. Nhưng rồi trải qua tháng năm bôn ba, qua quá trình phấn đấu, qua cuộc sống mưu sinh, thì bản tính ban sơ đã lấm bẩn bụi trần.

Vì thấu hiểu lẽ nhân sinh ấy mà cổ nhân luôn giảng về “Đức”. Bởi chỉ có Đức mới có thể đưa con người trở về với chân ngã của mình, chỉ có Đức mới có thể giúp người ta khỏi sa đoạ trong vũng lầy nhân thế.

Và chắc chắn là, nếu có thể sống trọn vẹn với chữ “Đức” này, chúng ta sẽ làm được “cả thế gian đều say, chỉ có mình ta tỉnh; cả thế gian đều vẩn đục, chỉ mình ta sạch trong”…

Theo Hottimes
Thiện Sinh biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/van-ho...ay-soi-bao-an-lai-keo-den-lang-giet-choc.html

Kính lão động vật, càng ngày người điên này khâm phục trí tuệ và tâm từ bi của lão . Mong lão dùng trí tuệ và tâm từ bi này giúp nhiều chúng sanh đang u mê ngộ nhập tri kiến Phât. Chúng sanh ai cũng có tâm phật có tự tánh thanh tịnh nhưng vì nhất thời vô minh bị che lấp bởi tham sân si ngã man. Rất cần những người như ông khai ngô. Ngọc đã mài rồi sẽ sáng ngời cùng nhật nguyêt. Chúc lão sức khoe . A di đà phât.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính lão động vật, càng ngày người điên này khâm phục trí tuệ và tâm từ bi của lão . Mong lão dùng trí tuệ và tâm từ bi này giúp nhiều chúng sanh đang u mê ngộ nhập tri kiến Phât. Chúng sanh ai cũng có tâm phật có tự tánh thanh tịnh nhưng vì nhất thời vô minh bị che lấp bởi tham sân si ngã man. Rất cần những người như ông khai ngô. Ngọc đã mài rồi sẽ sáng ngời cùng nhật nguyêt. Chúc lão sức khoe . A di đà phât.

Rất tiếc bài ông tách ra đưng lẻ loi thành ra ý nghĩa không nhiêu. Người đoi cũng lắm tiểu xảo . Heeeeeeee. Thôi thì tuỳ duyên. Chỉ sợ thời gian không còn nhiều để mà ngộ nhập tri kiến Phât. A di đà phât.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Rất tiếc bài ông tách ra đưng lẻ loi thành ra ý nghĩa không nhiêu. Người đoi cũng lắm tiểu xảo . Heeeeeeee. Thôi thì tuỳ duyên. Chỉ sợ thời gian không còn nhiều để mà ngộ nhập tri kiến Phât. A di đà phât.

Đệ hay trích dẫn cái câu được ý thì quên lời, chấp lời thì nghịch ý. Đệ nhớ huynh cũng nhiều lần từng nói như vậy.

Tâm địa nhược không huệ nhật tự chiếu
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Khi mặt trời trí huệ chiếu rồi thì sao? thưa hai vị !
Nói hay nín, hay....
Với lại auduong không có xin thỉnh nguyện ....gì cả .
mong ban quản trị đặt được tên, hay nhét vào chỗ mô cho hợp lý một tí, nếu không thì xóa đi là hay hơn cả.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Đệ hay trích dẫn cái câu được ý thì quên lời, chấp lời thì nghịch ý. Đệ nhớ huynh cũng nhiều lần từng nói như vậy.

Tâm địa nhược không huệ nhật tự chiếu

Người điên đã nói những gì cần làm đã làm rồi. Nên không nói lại nữa ai có ngộ được gì thì ngộ tùy thuộc vào sự giác ngộ mỗi người sẽ có một bức tranh muôn màu về người điên này. heeeeeeee. em muốn hiểu rõ thì hãy đọc lại tuyệt quán luận chổ người điên này vào đến chỗ người điên này bị ban nick. Đọc chậm rãi và dùng tự tánh mình chiếu soi. Nếu còn thắc mắc thì cứ chat riêng với anh. Chúc em tinh tấn và an lạc. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính Thầy vienquang6 và các Đạo hữu.

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói một trường hợp nghich hạnh phi đạo Bồ tát, như sau:

Theo sự chỉ dạy của Trưởng Giả Vô Thượng Thắng, Thiện Tài Đồng Tử đi về phương Nam, đến thành Bảo Trang Nghiêm của nước Hiểm Nạn, gặp người nữ Bà Tu Mật Đa và được nghe dạy Pháp Môn Bồ Tát Ly Tham Dục Tế Giải Thoát

37641973526_e903086c27_o.png


Pháp sư Tịnh Không cũng có nhận định việc này như sau:



53 vị thiện tri thức đều là cổ Phật tái lai và pháp thân đại sĩ, vậy mà còn có người làm chuyện dâm dục (kỷ nữ). Đã vậy mà lại dạy được cho Thiện Tài Đồng tử pháp môn" Bồ Tát Ly Tham Dục Tế Giải Thoát"(nghe có thắc cừ không?)

Như vậy vấn đề này Quý Thầy lý giải thế nào ? Xin khai thị cho ạ...

haaaaaaaaa, đi trong sanh tử nhưng vượt ngoài sanh tử, đi trong địa ngục nhưng hành động lưu xuất từ tự tánh thanh tịnh. Gây tạo nên nghiệp chướng - sau đó giác ngộ - giác ngộ rồi dừng tạo nghiệp chướng - phổ độ chúng sanh. Hàng phàm phu đọc kinh điển thì chấp chặt lời kinh không hiểu được chổ này cứ cho là Phật, Bồ Tát, là tổ là sát sanh giết vô số người, làm tú bà, làm kỹ nữ. Phải hiểu và phân biệt được thân khẩu ý trước khi giác ngộ và sau khi giác ngộ. Ngày xưa tên cướp vô não giết 999 người nhưng sau khi giác ngộ thì dừng việc tạo nghiệp, ngày xưa Ma đăng Già làm kỹ nữ nhưng khi giác ngộ rồi thì xuất gia đi tu, ngày xưa Trần Nhân tông sát sanh giết hại quân nguyên nhưng khi giác ngộ rồi buông đồ đao lập địa thành Phật trở thành vị tổ sư chói sáng của dòng thiền tông Việt Nam, ngày xưa tổ Milarepa dùng thần thông sát người sau đó giác ngộ rồi hối hận tội lỗi mình tạo ra mà tu hành cứu độ chúng sanh. Nhưng ngày nay một số phàm phu học Phật không đến nới đến chốn cứ trích dẫn ra là các chư tổ như Trần Nhân Tông, Milarepa là sát sanh giết rất nhiều người nhưng không có tội tổ vẫn là tổ. Và sẵn sáng công kích ai mà trái ý với mình. Rồi nói ngài Quán thế Âm hiện tướng quỷ vương đại tướng quân mà sát sanh nữa. Cố chấp ngã mạn thành ra mang đại trọng tội. Nhưng diễn đàn thấy được điều này chỉ vài ba người. Thật đáng buồn thay. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
tổ sư Milarepa hối hận về việc mình dùng tà đạo hại người

PHẦN HAI: CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
CHƯƠNG BỐN: CẦU CHÁNH PHÁP
Từ giã ông thầy Huyền Thuật. Gặp gỡ Tổ Marpa, bậc Dịch
Sư, vị thầy của Chánh Pháp.
Ngài Rechung lại đứng lên và thưa rằng: “Bạch thầy, thầy dạy
rằng thầy đã làm một số điều thiện, dĩ nhiên, nghĩa là quy y Chánh
Pháp. Thưa thầy, nhờ nhân duyên gì mà thầy cầu Đạo? Thầy nhập
Đạo như thế nào? Xin thầy từ bi kể lại cho chúng con nghe?
Tổ Milarepa đáp:
Thầy vô cùng ăn năn về những tội lỗi mà thầy đã gây ra bằng
Tà Thuật. Đó là việc gây chết chóc cho nhiều người và tạo mưa đá
phá hủy mùa màng.
Thầy tha thiết cầu Đạo đến nỗi quên ăn quên
ngủ. Ban ngày thầy đứng ngồi không yên, ban đêm thầy không ngủ
được! Lòng thầy tràn ngập sự hối hận, mà khổ thay, thầy không có
quyền xin vị Lạt Ma để được sống cuộc đời tu hành! Bởi thế thầy
vẫn tiếp tục hầu hạ ông, chờ cơ hội để xin ông cho thầy đi cầu học
Chánh Pháp.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83

Bạn chưa phân biệt được nghịch hành phi đạoTội đồ.

* Giả sử tôi vào nhà bạn giả vờ xin một ly nước lạnh để uống, rồi tôi phù phép cho bạn đồng ý khoắn tất cả của cải trong nhà cho tôi hết. Như vậy tôi là tên Tội Đồ, bỏ bùa chú để cướp tài sản của bạn !

* Còn nghịch hành phi đạo là bậc Bồ tát, vì tu pháp Vô Tâm Vô Phân Biệt mà làm, nên mới là Bồ tát. Chỗ này HT Tịnh Không nói là:

" Vấn đề là ta ở trong tất cả pháp thật sự làm được không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước"

Hồi nảy giờ giải thích nhiều rồi mà bạn vẫn ko hiểu nghịch hành phi đạo là gì sao? Xin vui lòng đọc kỹ bài viết của mình trước đó một cách chậm rãi từ từ. Thật ra không có cái nghịch hành phi đạo mà tất cả là đạo, nhưng hình tướng bên ngoài là nghịch tướng, nhưng bên trong là vô tâm vô phân biệt, mỗi mỗi đều lưu xuất từ tự tánh đều đúng nhân quả, đều từ bi vô lương. Nhưng phàm phu lại dính mắc vào hình tướng bên ngoài nên không hiểu được bản chất của nghịch hành phi đạo nên suy nghĩ sai lệch.. A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Sống thì có gì vui?
Chết thì có gì buồn?
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy!
Thương thay cho con người?
Sao lo buồn lắm vậy!

Lời thì có gì hay?
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp?
Chỉ che nét tàn phai.
Thương thay cho con người?
Sao nặng lòng lắm vậy.
Thương thay cho con người
Sao nặng lòng lắm vậy.

Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sống thì có gì vui?
Chết thì có gì buồn?
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy!
Thương thay cho con người?
Sao lo buồn lắm vậy!

Lời thì có gì hay?
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp?
Chỉ che nét tàn phai.
Thương thay cho con người?
Sao nặng lòng lắm vậy.
Thương thay cho con người
Sao nặng lòng lắm vậy.

Trừng Hải

haaaaaaaaaa, Sống vui khi cứu độ được chúng sanh, Vui khi giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não. Tâm không có chúng sanh thì sao hiểu được cái hỷ lạc này. Tâm xa rời chúng sanh thì sao mà giác ngộ được đây.
Đức Phật sao lại đầu trần chân đất 3 y một bát đi khất thực khắp mọi miền Ấn Độ. Chư Đại Bồ Tát ngày đêm cứu độ chúng sanh để làm cái gì?
Nếu không thấy đau khổ trước nỗi đau chúng sanh, không thấy chúng sanh kia là cha mẹ anh em là thầy của mình thì sao cảm được nỗi đau chúng sanh, làm sao thấy buồn khi chúng sanh lao đầu vào hầm lửa. Đó là sự khác biệt của người tu trên văn tự và người tu Phật pháp chân chính. Chẳng lẽ trong cái tự tánh thanh tịnh kia nó là cái thứ trơ trơ của gỗ đá sao? haaaaaaaaaaaa. Tong tự tánh thanh tịnh kia có tâm từ bi vô biên bao trùm tất cả vũ trụ. Hiểu được lời người điên nói này không phải là học vài chữ nghĩa thế gian mà nói trên chót lưỡi đầu môi mà phải thật sự thực hành công phu ngày đêm độ sanh thì mới hiểu thấu được.
Người điên này lo buồn vì sợ chánh Pháp Như Lai bị uốn cong mà mang đến tội lỗi cho nhiều người, chứ có gì đâu mà lo buồn, vì trước khi nói lên điều này là biết trước sẽ bị các ngươi trảm rồi, chết còn không sợ thì lấy gì mà lo buồn và cô độc một mình để nói lên sự thật. Nhưng may cũng có 1 -2 người cũng cùng suy nghĩ với người điên này.
Đúng như ngươi nói lời có gì hay. Vậy thì ngươi im luôn đi sao lại đi kiến nghị BQT ban nick người điên này. Nếu tâm ngươi là vô tâm thì sao có hành động của phàm phu như vậy. hãy tự vấn lương tâm của mình đi hành động đó người đời họ còn chán ghét huống chi là người học đạo giải thoát. haaaaaaaaaaa. A di đà Phật!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Sống thì có gì vui?
Chết thì có gì buồn?
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy!
Thương thay cho con người?
Sao lo buồn lắm vậy!

Lời thì có gì hay?
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp?
Chỉ che nét tàn phai.
Thương thay cho con người?
Sao nặng lòng lắm vậy.
Thương thay cho con người
Sao nặng lòng lắm vậy.

Trừng Hải

Vui vẻ không lo buồn mới gọi đạo nhân mà sư phụ hì hì:khi14:
Năm uẩn mây hợp tan
Núi xanh nguyên vẹn củ
Từ vô thỉ tới giờ
Cứ chạy bắt hoa đốm
Lao nhọc sinh phiền não
Vốn là pháp Bồ Đề
Phải làm và phải chịu
Được làm và được hưởng
Tùy theo gốc khởi hạnh
Các pháp đều bình đẳng
Mà chịu đủ thứ khổ
Lại hưởng đủ thứ vui
Chỉ tại tình chấp mê
Nên Trùng trùng tai hoạ
Nào biết tâm tự rỗng
Tự kỷ của muôn loài
Mỗi mỗi tự phát huy
Trên đầu lại mọc đầu
Thế gian toàn yêu quái hi hi :khi14:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
haaaaaaaaaa, Sống vui khi cứu độ được chúng sanh, Vui khi giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não. Tâm không có chúng sanh thì sao hiểu được cái hỷ lạc này. Tâm xa rời chúng sanh thì sao mà giác ngộ được đây.
Đức Phật sao lại đầu trần chân đất 3 y một bát đi khất thực khắp mọi miền Ấn Độ. Chư Đại Bồ Tát ngày đêm cứu độ chúng sanh để làm cái gì?
Nếu không thấy đau khổ trước nỗi đau chúng sanh, không thấy chúng sanh kia là cha mẹ anh em là thầy của mình thì sao cảm được nỗi đau chúng sanh, làm sao thấy buồn khi chúng sanh lao đầu vào hầm lửa. Đó là sự khác biệt của người tu trên văn tự và người tu Phật pháp chân chính. Chẳng lẽ trong cái tự tánh thanh tịnh kia nó là cái thứ trơ trơ của gỗ đá sao? haaaaaaaaaaaa. Tong tự tánh thanh tịnh kia có tâm từ bi vô biên bao trùm tất cả vũ trụ. Hiểu được lời người điên nói này không phải là học vài chữ nghĩa thế gian mà nói trên chót lưỡi đầu môi mà phải thật sự thực hành công phu ngày đêm độ sanh thì mới hiểu thấu được.
Người điên này lo buồn vì sợ chánh Pháp Như Lai bị uốn cong mà mang đến tội lỗi cho nhiều người, chứ có gì đâu mà lo buồn, vì trước khi nói lên điều này là biết trước sẽ bị các ngươi trảm rồi, chết còn không sợ thì lấy gì mà lo buồn và cô độc một mình để nói lên sự thật. Nhưng may cũng có 1 -2 người cũng cùng suy nghĩ với người điên này.
Đúng như ngươi nói lời có gì hay. Vậy thì ngươi im luôn đi sao lại đi kiến nghị BQT ban nick người điên này. Nếu tâm ngươi là vô tâm thì sao có hành động của phàm phu như vậy. hãy tự vấn lương tâm của mình đi hành động đó người đời họ còn chán ghét huống chi là người học đạo giải thoát. haaaaaaaaaaa. A di đà Phật!

Người lấy việc "chửi mắng" làm khoái cảm thì biết cái cóc gì chuyện "độ sinh", hề hề

Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Người lấy việc "chửi mắng" làm khoái cảm thì biết cái cóc gì chuyện "độ sinh", hề hề

Trừng Hải

heeeeeeeeeee, vậy thì lão biết. Hạng người ngã mạn như lão thì nói chuyện kinh điển hay lý luận Phật học được sao? Sao trong diễn đàn rất nhiều người người điên không dám đụng đến Nguyên Chiếu, Tham Trang, Hồi Quang phản chiếu, ngộ không, Vô nhất bất nhị....A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tìm hiểu về ngài Tiêu Diện Quỷ Vương


Tiêu Diện Đại Sĩ là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh. Hóa thân của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm, mặt trước là hình tượng mang sắc tướng nữ, rất mực từ bi với dương chi ngọc liễu và bình cam lồ sẵn sàng độ sanh giải nạn. Mặt sau của hóa thân là hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Trong cái thế giới bóng tối dày đặc của ma quỷ, ông Tiêu xuất hiện với gương mặt hung dữ, dễ sợ để xua đuổi ma quỷ, ma quỷ tránh né ông bằng cách chạy về phía có ánh sáng, nơi đó ma quỷ sẽ được cứu vớt ra khỏi ác đạo.

Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ Ngài Vi Đà đủ rồi, tại sao lại thờ cả Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ?

Thật ra, bản ý của chư Tổ qua hai hình tượng trên mang một ý nghĩa thâm trầm. Bởi vì lòng từ bi trong nhà Phật lúc nào cũng muốn đem lại sự an vui, lợi lạc cho tất cả chúng sanh, nhưng do trình độ chúng sanh không giống nhau, nên các phương tiện hóa độ của chư Phật, Bồ-tát cũng khác nhau. Có người dùng lời hiền hòa, cử chỉ thương yêu chỉ dạy họ liền cảm mến nghe theo. Có người ngang bướng dùng lời hiền hòa nói họ không chịu nghe, buộc lòng phải có thái độ dường như ác dữ mới chuyển họ được. Như trên đã nói, Bồ Tát Quan Thế Âm vì phương tiện cứu độ loài quỷ đói, không để họ tiếp tục gây tạo ác nghiệp ăn thịt người nữa; nên vì lòng đại từ bi, Bồ Tát Quan Thế Âm đã phải hiện thân vào loài quỷ đói, đóng vai ác, để rồi cuối cùng cảm hóa được loài chúng sanh này.

http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/ho-phap-chu-ton-bo-tat
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bà Tu Mật Đa nữ

Học xong với Sư Tử Tần Thân là vị xuất gia có đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, vị Tỳ kheo Ni này lại giới thiệu Thiện Tài đến cầu đạo với mẫu người hoàn toàn trái ngược. Đó là Bà Tu Mật Đa làm kỹ nữ. Đến cầu học với Bà Tu Mật Đa vì trên bước đường học đạo Bồ tát, Thiện Tài không từ chối bất cứ việc làm nào ở trần gian. Làm được nhiều việc khó là Bồ tát lớn, làm được tất cả là Phật.

Bà Tu Mật Đa là Bồ tát lớn mà kinh Hoa Nghiêm giới thiệu rằng bà hiện thân vào tầng lớp xã hội, làm nghề bán hương sắc cho người mua vui. Nhưng đối với Sư Tử Tần Thân, vị này hoàn toàn đáng kính trọng.

Có người nghĩ Thiện Tài đạo đức trong sạch, không nên để cho Bà Tu Mật Đa cám dỗ, phải tìm cách ngăn chặn. Nhưng có người hiểu được hạnh của Bà Tu Mật Đa, bảo Thiện Tài nên nghe Sư Tử Tần Thân tìm đến vị này học đạo.

Từ trong tâm tưởng, Thiện Tài nghe Bà Tu Mật Đa nói bà chứng được pháp vô tham dục tế. Quả thật, vì Bà Tu Mật Đa chứng pháp vô tham dục, hoàn toàn thanh tịnh nên sắc đẹp của bà không làm cho người khởi lên lòng tham dục. Hảo tướng của Bà có tác dụng giúp người hướng thượng, về với đạo, sống trong giải thoát; trong khi sắc đẹp của người thế gian khiến người khởi tâm nhiễm ô, dùng để khuyến dụ người vào con đường tội lỗi.

Những người theo Bà Tu Mật Đa không còn sanh tâm tham dục, người trông thấy hoặc nghe bà thuyết pháp liền xa lìa lòng tham ái, sống với phạm hạnh thanh tịnh. Điều này chứng minh tác động của sắc thân Bồ tát đã hiển hiện, còn sắc đẹp khêu gợi cho người si ám thì chẳng tốt lành gì.

Đứng ở vị trí chư Thiên quan sát, Bà Tu Mật Đa biến thành thiên nữ đẹp nhất, nhưng nếu Dạ Xoa nhìn thì thấy bà là Dạ Xoa nữ đẹp nhất, bất cứ loài nào cũng thấy bà hiện thân đẹp nhất theo tâm tưởng của chúng. Tuy nhiên, ai thấy cũng đều xa lìa tham dục.

Chỉ dưới mắt Thiện Tài đắc đạo mới thấy và hiểu được điều kỳ đặc ẩn chứa bên trong con người như vậy, người bình thường khác chỉ thấy một con người không ra gì tập họp những thành phần đáng khinh chê.

Trên bước đường hành đạo, tôi đã gặp một người dưới dạng Bà Tu Mật Đa. Một số Thầy trong chùa khuyên tôi cẩn thận, vì bà này ghê gớm, có nhiều chồng. Nhưng dưới mắt tôi, con người thật của bà ta từ trẻ đến già đã từng trải qua biết bao đen tối của cuộc đời. Hiện tại vì tràn ngập khổ đau, hối hận, nên phát tâm tu, cầu học pháp giải thoát để vơi bớt phiền muộn. Tôi thấy rõ bà ta phát tâm nên giáo hóa để bà ấy tu tạo được nhân lành, còn nghiệp ác quá khứ thì không nên phê phán. Nhìn bề ngoài thấy họ xấu, nhưng trong lòng còn chút tâm đạo biết giúp người tu. Và chính bà đã ủng hộ tiền gạo giúp cho đạo tràng tu trong những ngày khởi đầu còn nhiều khó khăn.

Theo tôi, chúng ta cần thấy rõ một người lúc nào họ xấu, lúc nào tốt. Và từ cùng cực của hành động xấu ác, họ dễ trở thành người tốt nhất. Điển hình như vua A Dục nổi tiếng ác, nhưng khi phát tâm tu, không ai tốt bằng ông, hộ pháp đắc lực bằng ông. Từ cùng cực của việc ác, có cái thiện sanh ra, vì họ hối hận hành động ác nên dễ làm điều tốt. Và cùng cực thiện lại sanh ra ác, như người bố thí cúng dường nhiều thường kiêu mạn. Họ cúng nhiều, giúp người nhiều và sanh ra tánh khinh người, nhất định mai kia họ cũng sẽ sa cơ thất thế bị người khinh lại.

Tu hành theo tinh thần Hoa Nghiêm, trên chơn tánh hoàn toàn bình đẳng, tốt xấu không khác. Và trên hiện thực cuộc sống, người có hành động tốt, tâm tưởng tốt vì hoàn cảnh phải làm việc xấu, chúng ta vẫn trân trọng, không nên xem thường họ. Thí dụ điển hình như tấm gương hiếu thảo của Thúy Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du, ai mà không khởi tâm thương xót thân phận khổ đau của người nữ bán mình để cứu cha.

Thiết nghĩ nhìn người bề ngoài không đáng tin cậy, nhưng chúng ta thấy được bồ đề tâm của họ và chỉ giáo hóa bồ đề tâm ấy, chắc chắn sẽ cải hóa được họ.

Theo HT Thích Trí Quảng.

http://vncphathoc.com/kho-sach/chi-tiet-25-thien-tai-dong-tu-cau-dao-voi-ba-tu-mat-da-nu/
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!

Phần I: Phật pháp lấy tâm từ bi làm chính


“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
Từ phương diện tu hành của Bồ-tát, như trong Kinh thường nói: “Đại bi là đứng đầu”; “Đại từ bi là căn bản”. Từ phương diện tu học hoàn thành viên mãn Phật quả thì trong Kinh thường nói: “Chư Phật Thế Tôn, lấy đại bi làm thể”, Còn trong Luận thì nói: “Phật tâm là đại từ bi”. Kinh Luận đều có nhất trí với nhau, cốt lõi về thực hành và quả vị của Đại thừa, không phải là gì khác, đó chính là từ bi. Tách rời khỏi từ bi thì không có Bồ-tát, cũng không có Phật.
Cũng có thể khẳng định: nếu như không có từ bi, thì không có Phật pháp, vì Phật pháp phát huy trên cơ sở từ bi. Tôn chỉ của Đại thừa như vậy, nếu hành giả Thanh văn chuyên suy nghĩ về “tự lợi” thì sẽ không đồng ý với quan điểm này. Nhưng ba tạng Kinh Luật Luận mà hành giả Thanh văn cùng thừa nhận, thì đức Phật Thích Ca xác thật là như vậy.

Từ hành trạng quá khứ của cuộc đời Thế Tôn thì: lúc ban sơ nhất, động cơ dẫn đến phát tâm tu đạo của Ngài là do lần quan sát trong buổi lễ canh nông. Thế Tôn được sinh ra và lớn lên ở nơi vương cung, rất khó có dịp quan sát sự canh tác trồng trọt của nông phu. Khi Ngài thấy nông phu vất vả dưới ánh nắng chói chang, đói khát mệt mỏi mà vẫn không được nghỉ ngơi; nhìn thấy con trâu đang phục dịch kéo cày, bị đánh đập, bị cái ách gây tổn thương chảy máu trên cổ; thấy luống đất khi xới lên, có rất nhiều côn trùng nhỏ, bị chim chóc cắn mổ; thấy máu của con bò chảy xuống đất, không lâu sau sản sinh ra con giòi, trở thành thực phẩm cho chim chóc.
Chúng sinh tự tàn hại lẫn nhau, sự gian khổ của nông phu, khắc họa lên bức tranh tàn khốc của thế gian. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, nội tâm của đức Thế Tôn đau xót sâu sắc, từ đó Ngài đã suy nghĩ đến vấn đề cầu đạo và giải thoát thế gian. Nhưng lúc này chỉ xuất phát từ suy nghĩ vì cá nhân!
Sau đó, đức Thế Tôn lại đi du hành, nhìn thấy già bệnh và tử vong. Từ sự thể nghiệm của cá nhân mà hiểu được con đường đau khổ chung của nhân loại phải trải qua, chính mình cũng không thể tránh khỏi. Từ tha nhân mà hiểu được chính mình, từ chính mình mà suy luận đến tha nhân.
Quá trình đau khổ trong lịch trình sinh mạng của chúng sinh, nếu chỉ suy nghĩ vì mình, tức thành tâm yếm ly (khổ) của Thanh văn. Nếu như không chỉ vì chính mình, mà còn vì tất cả chúng sinh, tức thành tâm từ bi lân mẫn của Bồ-tát. Đức Thế Tôn vốn không phải suy nghĩ vì cá nhân, do đó dưới cội Bồ-đề, triệt ngộ chân thật của kiếp nhân sinh, liền đi khắp lưu vực của hai bờ sông Hằng, đến khắp mọi nẻo đường để chuyển pháp luân, đánh trống pháp, thổi pháp loa, đem pháp âm vi diệu, kêu gọi chúng sinh đang đau khổ nên thức tỉnh giác ngộ.

Nếu xem từ truyện ký, thì cuộc đời của đức Thế Tôn, không ra ngoài đại từ đại bi, biểu hiện tâm từ bi của đức Phật. Nếu thâm sâu hơn nữa mà suy tìm chuyện tu hành trong quá khứ của đức Thế Tôn, như theo truyền thuyết trong Bổn Sinh Đàm, Bồ-tát quên mình hy sinh vì người khác! Vô cùng từ bi thương xót chúng sinh!
Học giả Thanh văn cũng nói: Bồ-tát lấy tâm từ mà tu Ba-la-mật-đa, khi viên mãn thì thành tựu Phật quả. Do đó việc thực hành và quả vị của Đại thừa (Bồ-tát và Phật) là tâm hành từ bi quán triệt từ đầu tiên cho đến cuối cùng. Nếu như lìa khỏi từ bi, thì làm sao xứng với tên gọi Đại thừa được!

Trong Kinh điển Đại thừa: Bồ-tát với Thanh văn đều gọi là con của đức Phật, nhưng Bồ-tát giống như con của trưởng giả do vị đại phu nhân sinh ra, còn Thanh văn giống như con của người ở. Điều này muốn nói: Bồ-tát là đích tử của đức Phật, sẽ tiếp nối sự nghiệp cao quý của Ngài và có huyết thống thuần chính. Thế còn Thanh văn thì sao? Mặc dù họ cũng y vào lời Phật dạy và giáo pháp để tu tập, nhưng không tránh khỏi sự hỗn tạp của huyết thống ti tiện. Huyết thống ti tiện này, Thế Tôn chỉ cho người có tâm hạnh độc thiện sống ẩn dật hoặc tu khổ hạnh ở Ấn Độ đương thời.

Thanh văn thuộc trong Phật pháp, có một phần trí tuệ thâm sâu, song không thể đại biểu cho sự viên mãn của Phật pháp, bởi vì có hàm chứa một phần đi ngược với tinh thần của Đức Phật, tức không có đại từ bi, cho nên trong “Kinh Hoa Nghiêm” đưa ra ví dụ hàng Nhị thừa được sinh từ sau lưng của đức Phật.

Vì vậy, nếu thiên về pháp Thanh văn mà nói, chuyên lấy tâm hạnh của Thanh văn làm Phật pháp, thì không thể khẳng định Phật pháp lấy từ bi làm căn bản được.

Song căn cứ vào tinh thần Đại thừa tiêu biểu cho Đức Phật, thì từ bi làm căn bản, là thích đáng nhất hiển bày và phát huy được bản chất của Phật giáo, là tâm tuỷ của đức Phật.


Quán Như (dịch)

(Trích trong tác phẩm “Ba điều cần thiết cho người học Phật” của Hòa thượng Ấn Thuận)

http://senvangonline.net/tam-tu-bi-trong-dao-phat.html
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Phật Pháp là Bất định Pháp. Chúng sanh bệnh gì, Phật dùng thuốc nấy đối trị.- Không có cái gì là chính cả. Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.

2 Bạn suy nghĩ xem. Bạn giết người rồi tu mấy ngày mà được thành Tổ ?

Không đâu ! Bạn giết người thì thành tội đồ.- Người ta "tử hình" hoặc ở tù rục xương chớ Tổ cái gì ?

* Ương Quật giết 999 người mà tu vài ngày lại chứng A la Hán ư ? Nhân quả chỗ nào ? Không đâu ! Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Trúc Lâm Tam Tổ, cầm quân, trị nước sao không bảo con mình ra đầu hàng quân giặc đi để khỏi sát sanh, mà "tay khiển trượng thiền tay gió câu".- Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Trần Quốc Tung vẫn làm Thượng tướng cầm quân giết giặc đó, thế mà vẫn tu thiền, nên vua mới Tôn làm Tuệ Trung Thượng Sĩ (Bồ tát) đó. Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Dâm nữ Bà Tu Mật Đa vẫn đang hành nghề đó. Mà vẫn có pháp Tam muội " Bồ Tát Ly Tham Dục Tế Giải Thoát" để dạy cho Thiện Tài . Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Tổ Huệ Năng dùng thần thông lấy gạt cả quả núi, mà vẫn làm Tổ. Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

Các Bạn đừng nghĩ rằng. Tôi, bạn và mọi người hành Phi Đạo được Ư ? LẦM RỒI.- Chúng ta chỉ có thể làm được TỘI ĐỒ mà thôi.

CHỈ CÓ BỒ TÁT ĐĂNG ĐỊA MỚI HÀNH ĐƯỢC NGHỊCH HẠNH PHI ĐẠO.

Vấn đề là chúng ta tư duy, nhận thức cách thức các ngài HÀNH PHI ĐẠO THẾ NÀO ? và ĐƯỢC CÁI GÌ ?

Chớ chưa phải lúc chúng ta hành được Nghịch hạnh phi đạo.


heeeeeeeeee, nói hoài không hiểu thì tùy duyên thôi, Thiện Tai Thiện Tai, việc ông ông cứ làm việc người điên người điên cứ làm. Thiện Tai, Thiện Tai. A di đà Phật!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
heeeeeeeeee, nói hoài không hiểu thì tùy duyên thôi, Thiện Tai Thiện Tai, việc ông ông cứ làm việc người điên người điên cứ làm. Thiện Tai, Thiện Tai. A di đà Phật!

Nếu biết mọi loài đều bình đẳng. Thánh phàm chỉ có danh hảo thì ai cũng như ai. Ta chửi huynh, huynh chửi ta chỉ là việc xã giao hi hi....
Việc ai người ấy làm. Câu này hay!
Quan trọng có làm hay không ý hi hi
Lớn rồi đâu cần người khác chỉ bảo. Chúc huynh yêu đời nhé hề hề....
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Phật Pháp là Bất định Pháp. Chúng sanh bệnh gì, Phật dùng thuốc nấy đối trị.- Không có cái gì là chính cả. Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.

2 Bạn suy nghĩ xem. Bạn giết người rồi tu mấy ngày mà được thành Tổ ?

Không đâu ! Bạn giết người thì thành tội đồ.- Người ta "tử hình" hoặc ở tù rục xương chớ Tổ cái gì ?

* Ương Quật giết 999 người mà tu vài ngày lại chứng A la Hán ư ? Nhân quả chỗ nào ? Không đâu ! Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Trúc Lâm Tam Tổ, cầm quân, trị nước sao không bảo con mình ra đầu hàng quân giặc đi để khỏi sát sanh, mà "tay khiển trượng thiền tay gió câu".- Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Trần Quốc Tung vẫn làm Thượng tướng cầm quân giết giặc đó, thế mà vẫn tu thiền, nên vua mới Tôn làm Tuệ Trung Thượng Sĩ (Bồ tát) đó. Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Dâm nữ Bà Tu Mật Đa vẫn đang hành nghề đó. Mà vẫn có pháp Tam muội " Bồ Tát Ly Tham Dục Tế Giải Thoát" để dạy cho Thiện Tài . Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

* Tổ Huệ Năng dùng thần thông lấy gạt cả quả núi, mà vẫn làm Tổ. Đó là Bồ tát hành Phi đạo đó.

Các Bạn đừng nghĩ rằng. Tôi, bạn và mọi người hành Phi Đạo được Ư ? LẦM RỒI.- Chúng ta chỉ có thể làm được TỘI ĐỒ mà thôi.

CHỈ CÓ BỒ TÁT ĐĂNG ĐỊA MỚI HÀNH ĐƯỢC NGHỊCH HẠNH PHI ĐẠO.

Vấn đề là chúng ta tư duy, nhận thức cách thức các ngài HÀNH PHI ĐẠO THẾ NÀO ? và ĐƯỢC CÁI GÌ ?

Chớ chưa phải lúc chúng ta hành được Nghịch hạnh phi đạo.

...

Hi hi hi
Tôi và NGUOIDIENHOCPHAT, AUDUONGPHONG, RICHPHAM...nói khô cả cổ rồi rằng PHẬT PHÁP luôn phản đối việc sát sanh, lấy từ bi làm gốc cội!

Tôi chỉ thấy ông bạn Vienquang toàn nói ngược thôi à.

Sao không đổi diễn đàn này thành DIEN DAN MA PHAP ONLINE luôn đi!

Đã mấy ngày 4 chúng tôi nói khô cả cổ, nhưng cũng chưa thấy ông bạn mời khách một ly nước trà vậy ta? Đạo lý tiếp khách vậy sao? hi hi hi

Thôi, chuyện nói đã nói, ông bạn (BA TUẦN, HẮC PHONG, TRỪNG HẢI, BÌNH ĐẲNG GIÁC...) hãy tự lo liệu lấy!

**********************************

Thành viên hoiquangphanchieu ác ý xuyên tạc diễn đàn, xiển dương ngoại đạo.

Nay VQ xoá tư cách mod để giảm tác hại với người vào xem.

VQ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên