...
(tiếp)
CÁCH 5:
Muốn biết mình có kiến tánh hay không cũng còn có cách thứ 5:
Mình đọc kinh mà chuyển được kinh thì mình kiến tánh!
Mình bị kinh chuyển (quên mình theo vật=kinh) khi đọc nó thì mình chưa kiến tánh!
giải thích:
Sao lại như vậy? chuyển kinh, kinh chuyển là gì đây.
Có một ông bạn VÔ NĂNG, hay NGỘ KHÔNG gì đó tôi viết tới đây thì quên rồi...hi hi hi! đã hỏi tôi rằng kiến tánh rồi thì vứt bỏ hết kinh điển chăng?
Tức là kiến tánh rồi thì không cần kinh điển nữa hay sao? dạ đúng! mà cũng không đúng!
Một người kiến tánh biết rất rõ: ban đầu mới kiến tánh sống với cái tánh chưa có quen, chưa có nhớ tánh nhiều hơn quên tánh! thì người kiến tánh này sẽ đứng giữa 2 ngã ba đường! giữa 2 suy nghĩ là mình có nên đọc kinh, nghiên cứu kinh điển nữa hay không? Anh ta sẽ phân vân mà khó xác định được phải làm thế nào mới phải! Vì mới kiến tánh, anh ta sẽ quên cái tánh (quên mình theo vật=kinh) khi anh ta đọc kinh, nghe kinh! Đây là sự thật! Tôi cũng vậy!
Khi TÔI mới kiến tánh kiến cò gì đó...thì tôi rất là phân vân và sợ không dám nghe kinh, hay đọc kinh vì càng nghe, càng đọc thì tôi càng quên mất cái tánh!
Và kinh nghiệm tôi đã trải qua sau 6 năm thì từ từ không sợ quên cái tánh khi đọc kinh nghe kinh nữa. Tức là như bây giờ nè! như bây giờ tôi đang lên diễn đàn này gõ gõ bằng đôi tay đôi mắt nhìn và tâm suy nghĩ động não để viết ra câu chữ...thì CÁI TÁNH vẩn ở riêng đó một bên trong thâm tâm, vọng tâm là suy nghĩ hiểu biết của bộ não chỉ thị ra đôi mắt nhìn và đôi tay để đánh máy bài viết này cho các bạn nè!
Khi chưa thấy tánh, bạn sẽ không thể phân biệt tách ra được chân tâm và vọng tâm! như khi dầu và nước lúc bị khuấy lên, nhưng khi để yên hồi lâu thì dầu sẽ nổi lên trên, nước nặng hơn ở dưới tách thành 2 lớp rõ ràng! Nước là chân tâm, là CÁI TÁNH, dầu là vọng tâm, là suy nghĩ lăng xăng!
Vậy: Khi một người đã kiến tánh và đã có thời gian đủ nhiều sống với cái tánh ấy thuần thục thành thạo rồi thì khi anh ta đọc kinh điển, nghe kinh điển, viết kinh điển, anh ta sẽ chuyển được kinh điển!
Chuyển kinh là gì? chuyển kinh là không bị kinh trói buột, không bị kinh điễn dẫn đi, không bị mê theo kinh mà quên chính mình, quên mất chân tâm mình theo kinh (kinh là vật!) , dù ta nghe hay đọc hay suy nghĩ nói viết thì đó cũng chỉ là suy nghĩ tức vọng tâm tức dùng sức của bộ não có hành, có tạo tác ắt có hoại diệt vô thường gì đó...
Cho nên kinh điển là con dao 2 lưỡi! chưa kiến tánh (chỉ tu được lớp vỏ=tu bên ngoài), chưa tu ruột được, chưa thâm nhập THIỀN TÔNG, chưa ngộ đạo ngộ điết gì đó hi hi hi...Thì dù có nghiền nát kinh điển ra học, ra tư duy, ra suy nghĩ, ra đọc ra nói ra giải nghĩa ...thì đó cũng là hành động của vọng tâm, là giặc, mà loại giặc này khó phân biệt và rất là khó xua đuổi nó được mà lại hay nhận nó làm con! Thật là khốn khổ mà!
Nói tới đây lại nhớ đến thêm cái ý câu nói: Giải thoát tri kiến giải thoát rất là khó..., khi ta học kinh điển tức là ta đang tích trữ tri kiến giải thoát vào bộ não vào vọng tâm ta làm vọng tâm ta càng nổi dậy, làm vọng tâm ta càng thêm mập, béo, to khỏe hơn.
Và nó sẽ bùng dậy nhảy múa lăng xăng theo chữ nghia kinh điển nhiều hơn, nên ta nào hay biết chính vọng tâm càng nhảy múa (càng hiểu biết kinh điển) thì dù điệu nhảy LAMBADA hay sexsi hay điệu nhảy hip hot của tụi nhóc con thì điệu nào cũng là điệu nhảy nhót cám dỗ vô bổ ...điệu nào cũng tai hại cả!
Tất nhiên có điệu nhảy của vọng tâm thì êm ả hiền diệu (thuyết giảng kinh), có điệu nhảy thì nóng bỏng khêu gọi dục vọng (sexsi,hip hot)...dù điệu nhảy thánh thiện hay gợi dục nào cũng là nòi giống nhảy múa mà thôi! Dù là con mèo hay con mão cũng kêu... ngao...ngao... mà! hi hi hi
Dạ! tôi dốt nát nói bậy nói bạ các bạn nghe có lý thì tôi mừng, không có lý thì tôi cũng vui! hi hi hi...
Vậy nên, một người muốn biết mình có kiến tánh hay không chỉ cần đọc kinh là cũng biết, nếu chuyển được kinh là kiến tánh rồi!
Nghe là hình như trong PHÁP BỬU ĐÀN KINH có nói cái ý: Pháp Hoa chuyển hay chuyển Pháp Hoa? đó ...đó...là cái ý đó...
Cho nên, chưa kiến tánh thì đọc cả tam tạng kinh điển thì cũng dã chàng xe cát bể đông! như hạt bụi trần chỉ 1 cơn gió nhẹ là sẽ phủi sạch khi tử thần đến...Nhưng! nói vậy không có nghĩa là bát bỏ kinh điển à nha! Tôi không dám bảo bạn đốt bỏ kinh điển! Thật là tội lỗi!
Có kinh giả = kinh có chữ! cũng có kinh thật= chân kinh= kinh không chữ! trong kinh giả đó.
Kinh không chữ mà ai đọc được thì đó mới thật là đọc được kinh! Dạ! hãy cố gắng, cố gắng đọc được kinh không chữ ẩn tàng sâu thẩm trong mấy con chữ nhảy múa li ti kia! hỡi các bạn trẻ, già! hỡi người thượng căn! Ai từng là người thông minh! hãy rán tìm được cái chữ của kinh vô tự!
(các bạn có thấy chư Tổ ngày xưa dạy đệ tử đọc kinh không chữ không!? Các Ngài có bày kinh có chữ ra để trên bàn cho học trò đọc bao giờ đâu? đây là cách trực tiếp đi thẳng, phải có thầy Tổ có trò trực tiếp mới dạy cách trực tiếp này được..., ngày nay không còn thầy Tổ, nên cách này không thực hiện được...Phật pháp cũng phải thay đổi phát triển theo xã hội vật chất...ngày nay các bạn không cần đến gặp thầy TỔ- mà có còn ai đâu mà gặp! chỉ cần ơ tại nhà gõ gõ mấy cái ENTER máy tính là đã có ngay một ngữ lục chư tổ để lại, có cả Pháp Bửu Đàn Kinh...các thứ này cũng là kinh có chữ đó thôi! Nhưng các loại kinh chữ này lại me mé gần giống kinh không chữ!)
hi hi hi...
Tập làm thơ con cốc coi có giống cốc con hông..
KÌA CON CỐC!
Hít đông hít tây...
Hít ngây chỗ ấy...
Ai hay ai giỏi
Thì đến đây thấy
Cốc đâu cốc đây!
Đi đi đừng chạy
Chữ khôn chữ dại
Nói càng viết đại
Tôi dột tôi dại.
Cốc đâu cốc đây!