* Vô Minh.
Cảm ơn các Bạn đã chia sẻ. Có một ĐH tên là Vô Minh. Giờ chúng ta hãy thảo luận về v/đ Vô Minh nhé:
Vô Minh là gì ?
- Nó xanh, vàng hay đỏ trắng ? Không phải.
- Nó dài, vắn, rộng, hẹp ? Không phải.
- Nó nặng, nhẹ, nông, sâu ? Không phải.
- Nó ở Đông, Tây, Nam, Bắc ? Không phải.
- Nó thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai ? Cũng không.
Người ta không thể dùng bất cứ phương tiện gì, dù là kính hiển vi điện tử, kính viễn vọng, máy siêu âm hay máy đồng vị phóng xạ v.v... mà mong tìm thấy nó.- Vậy mà nó vẫn có tác hại...mà chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã biết .
+ Vô Minh là một từ ngữ trừu tượng, mà triết học Phật giáo dùng để mô tả NHÂN SINH QUAN PG. (nó là 1 chi trong 12 nhân duyên, là vòng sanh tử của chúng sanh)
+ Nó là một Pháp từ NHƯ mà HUYỄN hiện.
+ Vô Minh có nghĩa là không sáng suốt, bị mê mờ chân lý.
+ Theo nghĩa thâm sâu. Người Vô minh là người không biết TRUNG ĐẠO ĐẾ (chân lý trung Đạo). Do không hiểu Trung Đạo nên người đó sanh ra CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP. Do chấp Ngã và Chấp Pháp nên có Thất Tình, lục Dục, Thập Triền, Thập Sử chúng nó làm cho khổ đau và bị sanh tử luân hồi.
Vô Minh tuy là Huyễn pháp, nhưng nó tác hại vô cùng trong đời sống của chúng ta. Biểu hiện của Vô minh là:
+ Thất Tình: thất là bẩy, tình là tình cảm ,Tình là sự rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài, nên gọi là Tình cảm. Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình.đúng l thất tình là
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
hay:Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
hay:Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ưu, Khủng, Kinh.
(mừng, giận, buồn, vui, lo, sợ, hoảng sợ)
Thất tình ví như 7 cái đầu rắn độc, nếu không kềm chế được Thất tình thì Thất tình như nọc độc của 7 đầu rắn có thể giết chết con người một cách lẹ làng.
+ LỤC DỤC: Sáu điều ham muốn.
Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục gồm:
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
Con người có Lục căn nên mới có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:
LỤC CĂN ─> LỤC THỨC <=> LỤC TRẦN ─> LỤC DỤC
Nhãn (mắt) Nhãn thức Sắc Sắc dục
Nhĩ (tai) Nhĩ thức Thinh Thinh dục
Tỹ (mũi) Tỹ thức Hương Hương dục
Thiệt (lưỡi) Thiệt thức Vị Vị dục
Thân (da thịt) Thân thức Xúc Xúc dục
Ý (tư tưởng) Ý thức Pháp Pháp dục
"Thất tình Lục dục là mối loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.
Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.
Thiệt thì ưa nếm vật lạ món ngon.
Thân thì mến vợ đẹp hầu xinh, cả dục tình dâm niệm.
Ý lại tư tưởng vất vơ quấy phá. Nhứt là Ý là mối đại hại cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng ai thấy.
Còn thân, cái thân thể muốn sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
Tỹ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.
Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy lên.
Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy quá.
Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục thông là đắc đạo.
Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm cách nào?
Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an, Lục thần đầy đủ.
(sưu tầm)
+ Thập Triền: Thập triền là mười món trói buộc chúng sanh nên không thể ra khỏi vòng sanh tử để chứng Niết Bàn, bao gồm như sau:
1.Vô tàm: Khi phạm tội không thấy xấu hổ với mình
2.Vô quí: Không biết hổ thẹn với người khác khi mình phạm lỗi lầm
3.Tật đố: Ganh ghét người hơn mình về mọi mặt
4.San: Bỏn xẻn keo kiệt không dám đem của bố thí
5.Sân: Nóng giận, oán thù
6.Thùy miên: Ham mê ngủ nghỉ
7.Trạo cử: Thân và tâm luôn xao động
8.Hôn trâm: Tâm thức nặng nề khó ngủ
9.Sân nhuế: Sự sân giận nhơ nhớp
10.Phúc: Tráo trở dối trá
+ Thập Sử: Thập kiết sử là mười món sai khiến và ràng buộc chúng sanh. Nó có sức sai khiến chúng sanh toan tính, hành động sai quấy không đúng với chánh pháp và khiến chúng sanh luân hồi mãi trong ba cõi chịu nhiều sự thống khổ. Cũng kêu là Thập sử, Thập phiền não, Thập hoặc Thập tùy miên bao gồm:
Tham: sự tham muốn mọi sự.
Sân: sân giận, hung dữ, nóng nảy.
Si: là sự mê tối, không phân được chánh tà.
Man: kiêu ngạo, khinh người.
Nghi: nghi ngờ chánh pháp.
Thân kiến: thấy thân này là thật.
Biên kiến:thấy biết một bên.
Tà kiến: thất biết sai lầm.
Kiến thủ: chấp giữ sự thấy biết sai lầm cho là đúng.
Giới cấm thủ: chấp giữ những giới sai quấy.
(Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí)
Thông thường, khi tu học người ta lược trích và cô động Vô minh bằng 3 chữ THAM- SÂN- SI.
Đó là những nét đại khái về Vô Minh.- Nguồn gốc của sanh tử luân hồi ưu bi khổ não-.