Cẩn thận tu pháp môn "Tối thượng thừa" ?

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tại sao. Cẩn thận tu pháp môn "Tối thượng thừa"?

- Bởi Pháp môn này nói thì dể, mà tu thì không phải dể, và cũng dể làm quyến thuộc của ma. Một khi hành giả đã bát bỏ giới luật, bát bỏ hành thiền, và bát bỏ luôn cã giáo môn kinh tạng.

- Hoặc những hành giả sơ cơ mới học kinh Duy Ma Cật, Pháp Bảo đàn kinh, Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác... cho rằng tu lý mới một đời thành Phật.v.v.

- Lại nữa, là một pháp môn tu của tổ sư thiền (của các vị Tổ thiền tông Trung Hoa nói riêng và Thiền Tông Phật giáo tu một đời thành Phật nói chung...)

Pháp môn tu Tối thượng thừa là pháp môn tu "Đốn tiệm" đã được nhắc đến nhiều, từ đời "Sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa. Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma cho tới Lục tổ Huệ Năng".

- Bởi Pháp môn này thuộc về lý tánh nhiều hơn là sự tướng.


Vậy Thiền sinh muốn thực hành Pháp tối thượng thừa thì phải làm sao ?


Cá nhân, thiển cận người đặt ra câu hỏi này, nghĩ:


Trước khi chúng ta quăng bỏ đôi giầy cũ, trước phải có đôi giầy mới đã?

Vậy, đôi giầy cũ là nghĩa thế nào, mà không thấy Tổ dạy ? - Có phải chăng căn cơ chúng ta kém, mà các Tổ Trung Hoa ngày xưa không muốn nói, sẽ làm não loạn thiền sinh. Hoặc chỉ dạy thiền sinh "Tu công án, Thoại đầu" ?

Nhân đây trích dẫn lại một đoạn bài của đ/h Chiếu Thanh. Làm đề tài cho chủ đề này.


"Không bước tới, không dừng lại, Như Lai đã vượt khỏi bộc lưu"


Tàu dịch là: "Hành vô hành_hành, tu vô tu_Tu, Chứng vô chứng_Chứng"

Chúng ta hiện diện trên cỏi Ta Bà chính là chúng ta đang vướng chử "NGHIỆP". Thân tứ đại duyên hợp này củng là cái "Nghiệp" đấy thôi. giống tình huống thứ hai phải chở cái nghiệp của mình và giống như câu chuyện tình huống thứ ba. Người cỏng đứa bé, như người cỏng "Nghiệp" của mình.

Tổ Lâm Tế thì nói : "Tùy duyên tiêu cựu nghiệp". Có nghĩa là sống phải "Biết" tùy duyên cho tiêu tan đi nghiệp cũ, chớ không phải tùy duyên đễ thã trôi theo dòng sinh diệt, nghiệp cũ không tiêu mà còn thêm nghiệp mới. Như một người nghiện rượu, đã không bỏ mà thấy người đem rượu tới mời, thì bảo tùy duyên?

Và Thiền Sư Huyền Giác có câu:

Chứng thật tướng vô nhân pháp
Sát na diệt khước A Tỳ nghiệp

Khuyên chúng ta nên tinh tấn tu hành cho đến lúc thấy rỏ "Thật tướng", gốc là "vô nhân, vô pháp". Khi rỏ biết Thật tướng rồi thì tha hồ mà "tùy duyên". Như Tổ sư Lâm Tế nói : "Người biết rỏ thật tướng rồi thì ngày có thể tiêu mười lạng vàng ròng"
=======================================
Hỏi: Tổ Lâm tế và Ngài Huyền Giác có phải dạy tu từ Gốc đi lên (Tiệm trước Đốn sau hay là Đốn trước tiệm sau ?) ?

(Bài này sẽ lưu trữ lại trong Diễn đàn Tu viện.)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính huynh Cầu Pháp !
Theo H/p bài này nên di chuyển vào box Thảo Luận Phật Học Tổng Quan, không nên để ở phòng chat linh tinh, Mong huynh đồng ý !
Kính !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Tại sao. Cẩn thận tu pháp môn "Tối thượng thừa"?

- Bởi Pháp môn này nói thì dể, mà tu thì không phải dể, và cũng dể làm quyến thuộc của ma. Một khi hành giả đã bát bỏ giới luật, bát bỏ hành thiền, và bát bỏ luôn cã giáo môn kinh tạng.


Kính huynh Cầu Pháp, Kính chư vị tiền bối, cùng các bạn !

Đây là ý kiến cá nhân của Cường :

_ Tối Thượng Thừa là định danh cho phần Giáo Lý TINH YẾU NHẤT của Phật pháp. Giáo lý này vốn không có Thừa, không có trường lớp, không có chương trình _ giáo án _ nhưng rất cần thiết phải có Thầy, lý tưởng nhất là được duyên may tu học với những bậc Đại Giác Ngộ, hoặc là được dạy dỗ trực tiếp bởi những bậc Chân Sư đã thực sự chứng ngộ hoàn toàn.

1. _ Giáo lý Tối Thượng Thừa là Giáo Lý cao tột, không thể được chỉ dạy bởi những Thiền sư chưa chứng ngộ hoàn toàn, kể cả những bậc Thánh đã thực sự chứng ngộ từng bậc (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Duyên Giác, Bồ tát) cũng không thể chính danh "mở lớp" dạy Tối Thượng Thừa. Bản thân mình chưa biết, chưa chứng phần Giáo Nghĩa Cao Tột này sao có thể "mở lớp" dạy Tối Thượng Thừa cho người được ?
Cho nên những vị Thiền sư tự chứng minh cho mình rằng đã chứng ngộ thì nên SÁM HỐI để tu tiếp, không nên đem những Lầm Chấp của mình rêu rao, thu nhận đồ chúng. Một mình mình LẦM còn chưa đủ hay sao, lại còn muốn cả thiên hạ LẦM CHẤP theo mình ?

2. _ Những Triết gia _ có bằng Tiến sĩ Phật Học, những học giả không có bằng cấp, hai hạng này chỉ là "kẻ đếm bạc cho người", là "người thích ăn bánh vẽ", đều không phải là Phật tử chân chính nếu cứ "bô bô" những Thiền Ngữ mà không lo tu.

3. _ Có những kẻ học lỏm bỏm vài ba câu chuyện Thiền, nhớ một ít Thiền ngữ, rồi lên mạng huênh hoang "nói Thánh nói Tướng" đều cần phải thành thật hơn, tự vấn lương tâm rồi ngừng ngay chuyện bắt chước chư Tổ, để tự cứu mình không sa vào Địa Ngục BẠT THIỆT (CẮT LƯỠI).

4. Ngày xưa Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác (đã vô lượng kiếp tu hành _ chứng ngộ _ Bồ Tát hạnh) xem Kinh Duy Ma Cật, thấu hiểu huyền nghĩa cũng không dám tự chứng minh cho mình, phải tìm đến đức Lục Tổ Huệ Năng cầu ấn chứng.
Ngày nay sao lại có người, căn cứ vào chiêm bao mộng mị mà cho rằng "mình đã lĩnh hội được YẾU NGHĨA PHẬT THỪA" ?

Kính ghi !
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính huynh Cầu Pháp, Kính chư vị tiền bối, cùng các bạn !

Đây là ý kiến cá nhân của Cường :

_ Tối Thượng Thừa là định danh cho phần Giáo Lý TINH YẾU NHẤT của Phật pháp. Giáo lý này vốn không có Thừa, không có trường lớp, không có chương trình _ giáo án _ nhưng rất cần thiết phải có Thầy, lý tưởng nhất là được duyên may tu học với những bậc Đại Giác Ngộ, hoặc là được dạy dỗ trực tiếp bởi những bậc Chân Sư đã thực sự chứng ngộ hoàn toàn.

1. _ Giáo lý Tối Thượng Thừa là Giáo Lý cao tột, không thể được chỉ dạy bởi những Thiền sư chưa chứng ngộ hoàn toàn, Bản thân mình chưa biết, chưa chứng phần Giáo Nghĩa Cao Tột này sao có thể "mở lớp" dạy Tối Thượng Thừa cho người được ?
Cho nên những vị Thiền sư tự chứng minh cho mình rằng đã chứng ngộ thì nên SÁM HỐI để tu tiếp, không nên đem những Lầm Chấp của mình rêu rao, thu nhận đồ chúng. Một mình mình LẦM còn chưa đủ hay sao, lại còn muốn cả thiên hạ LẦM CHẤP theo mình ?

2. _ Những Triết gia _ có bằng Tiến sĩ Phật Học, những học giả không có bằng cấp, hai hạng này chỉ là "kẻ đếm bạc cho người", là "người thích ăn bánh vẽ", đều không phải là Phật tử chân chính nếu cứ "bô bô" những Thiền Ngữ mà không lo tu.

3. _ Có những kẻ học lỏm bỏm vài ba câu chuyện Thiền, nhớ một ít Thiền ngữ, rồi lên mạng huênh hoang "nói Thánh nói Tướng" đều cần phải thành thật hơn, tự vấn lương tâm rồi ngừng ngay chuyện bắt chước chư Tổ, để tự cứu mình không sa vào Địa Ngục BẠT THIỆT (CẮT LƯỠI).

4. Ngày xưa Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác (đã vô lượng kiếp tu hành _ chứng ngộ _ Bồ Tát hạnh) xem Kinh Duy Ma Cật, thấu hiểu huyền nghĩa cũng không dám tự chứng minh cho mình, phải tìm đến đức Lục Tổ Huệ Năng cầu ấn chứng.
Ngày nay sao lại có người, căn cứ vào chiêm bao mộng mị mà cho rằng "mình đã lĩnh hội được YẾU NGHĨA PHẬT THỪA" ?

Kính ghi !

Bài này theo mình nhận xét thì viết rất hay, viết gần đúng hêt. Nếu bỏ đoạn "vet" màu đỏ nửa thì hay lắm.

kể cả những bậc Thánh đã thực sự chứng ngộ từng bậc (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Duyên Giác, Bồ tát) cũng không thể chính danh "mở lớp" dạy Tối Thượng Thừa.

Bởi một bài văn hay, không phải chỉ cho mình hoặc chỉ viết cho người ngang hàng học thức cũng chưa đủ, mà viết sao hàng Phật tử như hàng Phàm phu không biết gì. Họ cũng hiểu được thì bài văn mới giá trị.

Thứ hai đ/h còn đã kích quá nặng người học Tổ sư thiền thì bài viết cũng không có giá mấy. Theo tôi thì...đoạn 3, đoạn 4 này cũng khá đủ nghĩa rồi. Phải không?

3. _ Có những kẻ học lỏm bỏm vài ba câu chuyện Thiền, nhớ một ít Thiền ngữ, rồi lên mạng huênh hoang "nói Thánh nói Tướng" đều cần phải thành thật hơn, tự vấn lương tâm rồi ngừng ngay chuyện bắt chước chư Tổ, để tự cứu mình không sa vào Địa Ngục BẠT THIỆT (CẮT LƯỠI).

4. Ngày xưa Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác (đã vô lượng kiếp tu hành _ chứng ngộ _ Bồ Tát hạnh) xem Kinh Duy Ma Cật, thấu hiểu huyền nghĩa cũng không dám tự chứng minh cho mình, phải tìm đến đức Lục Tổ Huệ Năng cầu ấn chứng.
Ngày nay sao lại có người, căn cứ vào chiêm bao mộng mị mà cho rằng "mình đã lĩnh hội được YẾU NGHĨA PHẬT THỪA" ?

***************
Trong kinh sách tôi chỉ nghe và đọc trong sách Giáo khoa Phật Giáo thì trong thập niên 69/ 70 thì mới nghe nói cái danh "Tối thượng thừa", những sách trước thập niên thì có dạy Ngũ thừa Phật Giáo thôi. Cao nhất là Phật thừa...?

Như bạn nào có tài liệu khác về Tối thượng thừa thì xin chia sẽ tiếp. Riêng mình chỉ hiểu như vậy.

Thứ ba đã là hàng cao thủ, thượng căn rồi thì còn phải chấp cái danh từ hoa mỹ "Tối thượng thừa, tổ sư thiền..." làm chi? Trong khí đọc Kinh Ma Cật rồi mà còn chấp giữ sao. Hoặc so sánh tôi tu như vầy, như vầy. Thì cớ vì so sánh với 4 quả Thanh Văn đệ tử Phật chi vậy?
********************
Mục đích mình đặt ra chủ đề này là phải nhìn lại mình; Coi tu có giống tổ dạy hay không thôi?
Do đo, bạn hiểu thế nào, tu thế nào của Tổ, và tu thế nào của mình trong đời này (Chính là câu hỏi: Tu đốn giáo trước rồi tu tiệm giáo sau?
Hoặc tu tiệm giáo trước rồi tu đốn giáo sau? -Theo bạn thì phải làm sao ? )

cảm ơn đ/h viết bài rất là có ý nghĩa. Và mình sẽ lưu bài này bên Tu Viện. (Trong Phật học vấn đạo).

Thân cp.

Xem đoạn trích dẫn dưới đây:
CHÁNH VĂN :
Tập luận này có ba phần : phần đầu là của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, phần thứ hai và thứ ba là của Thiền sư Hoàng Bá. Phần đầu hẳn là tên: “TỐI THƯỢNG THỪA LUẬN”, phần thứ hai tên: “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU”, phần thứ ba tên : “HOÀNG BÁ ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ UYỂN LĂNG LỤC”. Hai phần sau là do Thiền sư Hoàng Bá nói ra, ông cư sĩ Bùi Hưu ghi chép lại. Rốt sau là tiểu sử Thiền sư Hoàng Bá.
Hoàng Bá là cháu bốn đời của Ngũ Tổ ( Hoàng Bá là đệ tử của Tổ Bá Trượng, Tổ Bá Trượng là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ Đạo Nhất là đệ tử của Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng, Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng). Tuy ông cháu cách xa, nhưng về truyền tâm ấn vẫn không thay đổi. Ngũ Tổ dạy “giữ chơn tâm”, thì ngài Hoàng Bá dạy “tin tâm này là Phật”. Ngộ chơn tâm là nhơn Phật, chứng chơn tâm viên mãn là quả Phật. Giữ chơn tâm tức là tin mình có cái nhơn Phật , hằng sống với chơn tâm, tất cả vọng tưởng đều lắng sạch tức là viên mãn quả Phật. Vì thế, dù tên “TỐI THƯỢNG THỪA LUẬN” hay “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU” vẫn dạy người ngộ chơn tâm, sống với chơn tâm. Cho nên, tôi ghép cả ba phần lại mà chỉ để một tên là “LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA”.
*****
Nguồn:

HT. Thích Thanh Từ http://www.hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=9219
http://tvsungphuc.net/?option=com_content&task=view&id=938
http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php?f=36&t=1661&p=3478#p3478
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Trong kinh sách tôi chỉ nghe và đọc trong sách Giáo khoa Phật Giáo thì trong thập niên 69/ 70 thì mới nghe nói cái danh "Tối thượng thừa", những sách trước thập niên thì có dạy Ngũ thừa Phật Giáo thôi. Cao nhất là Phật thừa...?
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thuật ngữ (theo chú Cầu Pháp): "Tối thượng thừa" cũng gọi là Phật thừa, nghĩa là cỗ xe tối thượng không gì so sánh được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Kinh Kim Cang, đức Phật còn dùng danh từ "Tối thượng thừa" để chỉ Phật thừa, theo đoạn trích dẫn dưới đây (Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật, do Hòa Thượng Trí Tịnh dịch, phần Công Đức Trì Kinh):
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"... Nầy Tu Bồ Đề! Nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào, vào khoảng buổi sáng, đem thân mạng bằng số cát sông Hằng để bố thí, vào khoảng buổi trưa, lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng để bố thí, vào khoảng buổi chiều cũng đem thân mạng, bằng số cát sông Hằng để bố thí; trong vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp, đem thân mạng bố thí như thế.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại như có người nào, nghe kinh điển nầy mà sanh lòng tin không trái, thời phước của người nầy, hơn phước của người trước kia, huống chi là biên chép, thọ trì, đọc tụng, nói cho người khác nghe!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nầy Tu Bồ Đề! Tóm tắt mà nói đó, thời kinh nầy có vô biên công đức không thể nghĩ bàn, không thể cân lường được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Như Lai vì người phát tâm Đại thừa mà nói, vì người phát tâm <B>Tối thượng thừa</B> mà nói..."</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và trong Kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm thứ Tám: Đốn Tiệm, Tổ Huệ Năng cũng dùng danh từ "Tối thượng thừa" để chỉ Phật thừa, theo đoạn trích dẫn dưới đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"... Chí Thành bạch: "Giới Định Huệ chỉ hợp có một thứ, thế nào lại khác?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Pháp Giới Định Huệ của thầy ngươi để tiếp độ người đại thừa. Còn pháp Giới Định Huệ của ta để tiếp độ người <B>Tối Thượng Thừa</B>. Chỗ tỏ hiểu không đồng, chỗ thấy có mau chậm. Ngươi nghe chỗ ta nói với chỗ thầy ngươi nói, có đồng nhau chăng? Chỗ ta nói pháp không lìa tánh mình. Lìa Bổn Thể mà nói pháp, là trước tướng mà nói, thế thì tánh mình thường mê. Phải biết muôn pháp đều do tánh mình mà khởi dụng, thế mới thiệt là pháp Giới Định Huệ..."</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên