Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 8 _ Bát Chánh Đạo

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn ! Hôm nay chúng ta ôn qua chủ đề Bát Chánh Đạo nhé !

Bát Chánh Đạo là gì ?

Bát Chánh Đạo là tám nẽo chơn chánh để đưa Phật tử về lần, tiếp cận với Phật pháp.

Bát Chánh Đạo gồm có :

1. _ Chánh Kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་)
2. _ Chánh Tư Duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་).
3. _ Chánh Ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་)
4. _ Chánh Nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་)
5. _ Chánh Mệnh hay Chánh Mạng (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་)
6. _ Chánh Tinh Tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་)
7. _ Chánh Niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་)
8. _ Chánh Định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
CHÁNH KIẾN 正見 là gì ?

CHÁNH KIẾN là Sự thấy biết đúng đắn.

Thấy biết lầm là TÀ KIẾN.

Ta ngồi trong thuyền, nhìn qua cửa sổ thấy "bờ đi" là thấy Lầm, vì bờ đâu có đi, chỉ là thuyền chúng ta trôi mà thôi.

Ta ngồi trên xe hơi ta thấy những cây trụ đèn chạy ngược về phía sau là thấy lầm, vì trụ đèn bên đường không có chạy đi đâu bao giờ, chỉ có xe chúng ta chạy mà thôi.

Dòm lên trời, ta thấy mặt trời, mặt trăng đều lần di chuyển từ Đông sang Tây, đây là cái thấy lầm của hầu hết nhân loại, vì thực ra chỉ là quả địa cầu của chúng ta đang xoay từ Tây sang Đông mà chúng ta lại thấy ngược lại.

Cái LẦM LẪN của số đông thì rất khó chỉ ra, ngày xưa có một nhà bác học đã bị Giáo hội Công giái xử tử vì dám nói ngược lại số đông.

Thiên hạ TÀ KIẾN mà không ai chịu nhận "mình đang TÀ KIẾN" cả kể cả Phật tử, cho nên trong Bát Chánh Đạo đức Phật đã nêu CHÁNH KIẾN lên hàng đầu.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
nuivanuoc_zps818e49ce.jpg
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Cám ơn hoatihon đã minh họa bằng một bức ảnh tuyệt đẹp !

Đúng vậy, CHÁNH KIẾN là cái nhìn trong suốt (không có bợn nhơ), trung thực (không bị "thêm mắm dặm muối" như quyển Tây Phương du ký của "Pháp Sư" Khoan Tịnh), núi thì thấy là núi, nước thì thấy là nước.

Cái thấy trung thực này rất khó chứ không phải dễ, vì chúng ta đã quen thói "vẽ vời".

Vì sao đức Phật khuyến cáo chúng ta không nên Tà Kiến ?

_ Vì Tà Kiến thì làm sao tiếp cận Chân Lý, thấy Chân Lý được.

_ Vì Tà Kiến với Mê Tín dị đoan là "anh em song sinh".

Thế gian này chúng ta khổ vì Vô Minh, đạo Phật xuất hiện trên thế gian là để XÓA SẠCH VÔ MINH, chứ không phải để "thêu dệt" cho tuồng Mê kéo dài ra thêm mãi.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
2. _ Chánh Tư Duy 正思唯

Chánh Tư Duy là suy nghĩ dựa trên Chánh Kiến.

Ví dụ chuyện thế gian : Ta thấy bé A đánh bé B (bé B là con cháu của ta), ta khoan vội kết luận rằng bé A ăn hiếp bé B mà hãy khách quan tìm hiểu ngọn ngành của sự việc (thực ra trước đó bé B đã giật đồ chơi của bé A và ném đi). Nếu không "Chánh Tư Duy" thì ta sẽ là kẻ hồ đồ.

Ví dụ chuyện đạo lý Phật : Kinh nói "Chí thành niệm Phật A Di Đà thì sẽ được đới nghiệp VÃNG SANH" mà ta lại tư duy là "Niệm Phật sẽ thành Phật trong một đời", đó là kểu tư duy trật lất.

Nếu lòng chúng ta đầy tham vọng thì chúng ta sẽ không Chánh Tư Duy được.
Nếu lòng chúng ta đầy phiền não (Tham Sân Si) thì chúng ta sẽ không Chánh Tư Duy được.
Nếu lòng chúng ta đầy những thiên kiến, biên kiến, tà kiến thì chúng ta sẽ không Chánh Tư Duy được.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

3. _ Chánh Ngữ 正語

Thưa các bạn Chánh Ngữ là lời nói chơn chánh, đúng đắn, đúng đối tượng và đúng lúc; khế hợp với Giáo Lý Phật đà, đem lại an vui hạnh phúc, tiến bộ cho đồng loại và kể cả phi đồng loại.

Chánh Ngữ bao gồm luôn Không nói dối, không nói lời thêu dệt (vẽ vời thêm thắt), không nói lời hung dữ (ác khẩu) mắng nhiếc rủa sả, không nói lời đâm thọc (đến bên này nói xấu bên kia, đến bên kia nói xấu bên này), không nói lời làm nản chí tu học của bạn đạo, không nói lời nịnh bợ để mưu cầu lợi ích cá nhân.......
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
4. _ Chánh Nghiệp 正業, sammā-kammanta

Thưa các bạn chữ Nghiệp (kamma) bao gồm tất cả hành vi tạo tác của ta đều in lại dấu ấn trong "tiềm thức" (nghiệp thức) để ảnh hưởng tạo thành nhân quả cho tương lai.

Chúng ta không ai thích cuộc sống của mình đầy đau khổ _ Quả xấu _ thì đừng gieo Nhân xấu.

Làm thế nào để không gieo Nhân xấu ?

_ Giữ tất cả điều răn, Giới Luật mà đức Phật đã đề ra, chứ không riêng gì ba Giới trọng (Sát, Đạo, Dâm)

Nghĩa là cả Thân Khẩu Ý của chúng ta đều phải thật là cẫn trọng, không gieo tạo Ác Nghiệp, chướng duyên _ TÀ NGHIỆP.

Ngược lại, vừa không gieo tạo Ác Nghiệp, mà còn thêm tích cực gieo tạo Thiện Nghiệp là CHÁNH NGHIỆP đó !

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
5. _ Chánh Mệnh hay Chánh Mạng 正命

Thưa các bạn, theo Ngọc Quế thì Chánh Mạng nghĩa là sống đúng đắn theo Giới luật Phật.

Thường thì chúng ta gói gọn chữ Chánh Mạng nghĩa là mưu sinh _ tìm sự sống _ "bằng phương pháp lành" : không lường gạt người, không trộm cắp, không cướp giật, không làm nghề đồ tể, buôn bán người súc vật, buôn bán chất kích thích (sì-ke, ma túy,....), buôn bán hung khí, đồ chơi kích dục, hàng giả hàng kém chất lượng (mà nói là hàng tốt), không đâm thuê chém mướn, không làm trung gian cho những trò số đề cá cược, ...........

Nhưng nói rộng ra, nếu chúng ta đắp y mang bát thọ nhận sự cúng dường của thí chủ mà chỉ dung dưỡng xác thân, không lo tu hành thì cũng là Tà Mạng.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
6. _ Chánh Tinh Tiến 正精進

Chánh Tinh Tiến là sao ?

Chánh Tinh Tiến (Tinh Tấn) là tinh tấn đúng hướng Chánh Đạo.

Trong Thất Chơn Nhơn Quả truyện có nói bà Tôn Bất Nhị (vốn là một thiếu phụ có nhan sắc) khi phát tâm tu hành bà đã dùng dầu sôi để hủy hoại khuôn mặt, sau khi chữa lành vết bỏng bà đã bỏ nhà vào ở trong một lò gạch bỏ hoang để chuyên tâm tu luyện.

Chúng ta rất kính trọng sự tinh tấn dõng mãnh ấy, nhưng rất tiếc bà đã chọn nhầm mục đích hướng đến, chỉ ráng tu cho thành Tiên mà thôi, bà cũng giải thoát đó nhưng chỉ giải thoát phàm trần (không làm người phàm nữa) chứ không phải Giải thoát Sinh tử Luân hồi.

Ngày xưa đức Phật Thích Ca cũng đã sáu năm tu khổ hạnh, cho đến cơ thể chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không phải là Chánh Tinh Tiến.

Chánh Tinh Tiến không như mủi tên bay thật nhanh để rồi rớt xuống, mà là như "Cổ xe bọc thép" tuy không nhanh nhưng cứ lừng lững tiến lên phía trước, không một lùm bụi hầm hố nào có thể cản đường được, dầu gặp sông hay rạch cũng không ngăn ngại, gần như không thể nào ngả đổ được.

Cho nên chúng ta đã may mắn gặp được Phật pháp thì phải cố gắng đi đúng hướng Chánh Đạo, đừng có mang hình thức Phật tử, Tăng sĩ mà âm thầm tu luyện những pháp của Tiên gia, Tà Ma Ngoại đạo.

Tinh Tiến không phải là bôn chôn hấp tấp, ôm đồm "Thiền Tịnh song tu", nếu bạn nào đã theo Tịnh Tông thì hãy chỉ chuyên tâm niệm Phật mà thôi, đừng nghe lời người khác mà tham công án, coi chừng "bắt cá hai tay" thì chỉ được bùn sình mà thôi.

Nhưng chuyên tâm niệm Phật không có nghĩa là Mê tín, dốt Giáo lý để cho ai muốn vẽ vời (như "Tây phương du ký") sao cũng được.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
7. _ Chánh Niệm 正念

Thưa các bạn chữ Niệm này là tưởng nhớ đến, theo nghĩa này thì Chánh Niệm gồm :

_ Niệm Phật là tưởng nhớ đến Phật _ người đã đem "ánh sáng Giác Ngộ" đến thế gian _ nói rộng ra Niệm Phật cũng là tưởng nhớ đến những vị Đại Giác Ngộ (Đại Bồ Tát _ vì những vị này với đức Phật không hai, không khác, chỉ khác danh xưng mà thôi).

_ Niệm Pháp là tưởng nhớ và làm theo những giáo điều, giáo pháp mà Phật và Đại Bồ Tát đã dạy.

_ Niệm Tăng là tưởng nhớ đến Thầy mình _ người đã hướng dẫn Phật pháp cho mình _ và cả những vị Tổ sư, nhờ những vị này mà ta biết đến Phật pháp.

Ngoài ra, những niệm KHÔNG CHÁNH là niệm chuyện ăn ngủ, chuyện tiền bạc, chuyện danh uy, chuyện tình ái,......v.....v.......
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
8. _ Chánh Định 正定 :

Thưa các bạn ! Tà ma ngoại đạo gì cũng đều có thể tu Định được cả, nhưng mà là Tà Định còn Chánh Định thì chỉ duy Phật giáo mà thôi.

Trong phạm vi bài này chúng ta không nói đến những pháp môn Tam Muội (cũng được gọi là Chánh Định).

Ở đây Chánh Định là Thiền định đúng định hướng Phật pháp, tức là hướng Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, hướng cầu Chân Lý Tuyệt Đối, hướng đến sự độ thoát tất cả chúng sinh.

Một tu sĩ có thể nhập đại định (ba tháng trời không ăn uống) mà vẫn còn chưa biết thật sự Linh Hồn là cái gì, vẫn còn nói chuyện "nhập nhằng", thì cái đại định này vẫn chưa phải là Chánh định.

Một tu sĩ nhất tâm niệm Phật đến trình độ "Bất Niệm Tự Niệm" hay là "Nhất tâm Bất Loạn" mà vẫn còn có tư tưởng rằng "TÔI ĐÃ CHỨNG ĐẮC, TÔI ĐANG ĐỘ SINH, TÔI SẼ THÀNH PHẬT" thì trường hợp này vẫn còn ở bờ mé giữa Chánh và Tà, không khéo sẽ trở thành đệ tử của Thiên Ma mà không hay.

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
2. _ Chánh Tư Duy 正思唯

Chánh Tư Duy là suy nghĩ dựa trên Chánh Kiến.


Ví dụ chuyện đạo lý Phật : Kinh nói "Chí thành niệm Phật A Di Đà thì sẽ được đới nghiệp VÃNG SANH" mà ta lại tư duy là "Niệm Phật sẽ thành Phật trong một đời", đó là kểu tư duy trật lất.

Nếu đọc câu kinh nói "Chí thành niệm Phật A Di Đà thì sẽ được đới nghiệp vãng sanh" mà ta đọc sao hiểu vậy không có suy nghĩ gì khác, thế có phải là "chánh tư duy" không, thưa cô Ngọc Quế!
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thưa các bạn chữ Niệm này là tưởng nhớ đến, theo nghĩa này thì Chánh Niệm gồm :

_ Niệm Phật là tưởng nhớ đến Phật _ người đã đem "ánh sáng Giác Ngộ" đến thế gian _ nói rộng ra Niệm Phật cũng là tưởng nhớ đến những vị Đại Giác Ngộ (Đại Bồ Tát _ vì những vị này với đức Phật không hai, không khác, chỉ khác danh xưng mà thôi).

_ Niệm Pháp là tưởng nhớ và làm theo những giáo điều, giáo pháp mà Phật và Đại Bồ Tát đã dạy.

_ Niệm Tăng là tưởng nhớ đến Thầy mình _ người đã hướng dẫn Phật pháp cho mình _ và cả những vị Tổ sư, nhờ những vị này mà ta biết đến Phật pháp.
Được gọi là Chánh Niệm.
Chánh Niệm tỉnh giác là thế nào? Bác Ngọc Quế!
 

doitoilatangsi

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2013
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Cho mình hỏi có phải tu theo Bát Chánh Đạo chỉ có thể giác ngộ Alahan thôi phải không ? Còn tu theo quán nhân duyên mới thành bồ tát đạo được. Mình thấy tu theo pháp bát chánh đạo này rất dể đắc đạo mà sao các bậc bồ tát lại hay phê phán chỉ là pháp tiểu thừa nhỉ . Nhờ các sư huynh chỉ bào .
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Nếu đọc câu kinh nói "Chí thành niệm Phật A Di Đà thì sẽ được đới nghiệp vãng sanh" mà ta đọc sao hiểu vậy không có suy nghĩ gì khác, thế có phải là "chánh tư duy" không, thưa cô Ngọc Quế!
Chào Tuấn Tú !
Nếu "ta đọc sao hiểu vậy không có suy nghĩ gì khác" thì không gọi là TƯ DUY, tuy Tịnh Tông đòi hỏi phải TIN SÂU, nhưng TIN SÂU không có nghĩa là MÙ QUÁNG , MÊ TÍN, mặc ai muốn vẽ vời sao cũng nhắm mắt nghe theo, bài trên có nói Chánh Tín rồi.

Chánh Tư Duy là suy nghĩ mà nhàm chán Danh Lợi, Tình Ái mong cầu vãng sanh nhưng không nôn nóng.

vovi đã viết:
Được gọi là Chánh Niệm.
Chánh Niệm tỉnh giác là thế nào? Bác Ngọc Quế!
Ngọc Quế không có nói câu này, bạn vovi hãy đi kiếm vị nào nói câu này mà hỏi.


doitoilatangsi đã viết:
Cho mình hỏi có phải tu theo Bát Chánh Đạo chỉ có thể giác ngộ Alahan thôi phải không ?

Điều này tùy thuộc vào hướng tâm và sự nổ lực của hành giả, không nhất thiết là quả vị gì cả.

Còn tu theo quán nhân duyên mới thành bồ tát đạo được.

Không phải vậy, thường thì những tu sĩ Quán Nhân Duyên (Thập Nhị Nhân Duyên) có thể thành bậc Phật Bích chi (còn gọi là Duyên Giác, thấp hơn bậc Bồ tát)

doitoilatangsi đã viết:
Mình thấy tu theo pháp bát chánh đạo này rất dể đắc đạo mà sao các bậc bồ tát lại hay phê phán chỉ là pháp tiểu thừa nhỉ . Nhờ các sư huynh chỉ bào .

Bạn đã thấy được mấy vị tu theo Bát Chánh Đạo mà đắc đạo dễ dàng rồi ? Xin đơn cử một vài tên tuổi để Ngọc Quế mở rộng tầm nhìn, xin cám ơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên