Nguyên Chiếu

Câu hỏi Phật pháp.

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Chào các bạn,

Các bạn là người Phật Tử sau khi học các Kinh, Luật,Luận cần nhớ những kiến thức gì cho mình.

Bạn nào biết xin chia sẻ.

Sau khi học các kinh . luật , luận , hỏi lại mình có muốn tu thành Phật không ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Sau khi học các kinh . luật , luận , hỏi lại mình có muốn tu thành Phật không ?

Chào bạn,

Thành Phật à.....muốn lắm chứ, nhưng chỉ sợ là không có đủ Từ Bi , Trí Tuệ và Duyên để đạt được.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Chào bạn,

Thành Phật à.....muốn lắm chứ, nhưng chỉ sợ là không có đủ Từ Bi , Trí Tuệ và Duyên để đạt được.

Vậy thì sau khi học hết các kinh . luật , luận ...mà không muốn thành Phật thì sẽ thành gì ?
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Vậy thì sau khi học hết các kinh . luật , luận ...mà không muốn thành Phật thì sẽ thành gì ?

Chào bạn hoasenmaimai,

Nói như bạn cũng đúng, học Phật là mong thành Phật, nhưng mình e rằng với người cư sĩ tại gia, còn việc gia đình, con cái....đâu đó vẫn còn tham sân si. Vậy bạn đã học những gì, và hiện tại đã thực hành được bao nhiêu % lời Phật dạy mà bạn mơ thành Phật . Liệu giấc mơ của bạn có cao xa quá ko ?
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Chào bạn hoasenmaimai,

Nói như bạn cũng đúng, học Phật là mong thành Phật, nhưng mình e rằng với người cư sĩ tại gia, còn việc gia đình, con cái....đâu đó vẫn còn tham sân si. Vậy bạn đã học những gì, và hiện tại đã thực hành được bao nhiêu % lời Phật dạy mà bạn mơ thành Phật . Liệu giấc mơ của bạn có cao xa quá ko ?

Kính đạo hữu Nguyên Chiếu ! Mục đồng có ý này xin trình bày ra đây để đạo hữu tham khảo :

1. Đạo hữu đã chọn một hoa sen làm ảnh avatar, vậy xin cho hỏi : Theo đạo hữu, hoa sen có thể tồn tại và phát triễn ở nơi sạch sẽ cao ráo hay không ? Không chứ gì, Kinh Phật đã nói và đạo hữu cũng đã biết "Hoa sen chỉ tươi tốt trong môi trường nhiều bùn lầy, còn đất gò nổng thì Hoa sen chịu chết".

Người cư sĩ Phật tử nếu quyết tâm tu thì mau tiến bộ hơn Quý Sư Thầy ở biệt cư trong chùa. Vì thí dụ như chữ Nhẫn, quý Sư mặc áo vàng thường thì ai cũng "Kính nhi viễn chi" _ không ai chọc ghẹo, hiếp đáp _ thì đức Nhẫn nhục đâu có cơ hội để tôi luyện.

2.

_ Ngày xưa Ông Duy Ma Cật đang là một vị Trưởng giả, mà sự chứng ngộ của Ngài tất cả hàng đệ tử của đức Phật không ai bì kịp.

_ Đức Lục Tổ Huệ Năng đã chứng ngộ cao khi còn là cư sĩ.

_ Ngài Marpa _ một vị Tôn Sư hiếm có của Mật Tông _ đã đào tạo ra một bậc Giác Ngộ Hoàn Toàn là Ngài Milarepa _ vẫn có 1 vợ và một con gái đấy thôi.

_ Ngài Bàng Uẫn cư sĩ, có vợ và 2 con (một trai một gái), nhưng cả gia đình đều chứng ngộ Phật pháp.

_ Đạo hữu có biết ở Việt Nam, vị Thầy khả kính của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là ai không ? Là Ngài cư sĩ Tuệ Trung Thượng sĩ đó.

_ Và còn nữa, những vị cư sĩ kiệt xuất đã dạy dỗ cho những vị Thượng Tọa, .....

Kính góp ý !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn hoasenmaimai,

Nói như bạn cũng đúng, học Phật là mong thành Phật, nhưng mình e rằng với người cư sĩ tại gia, còn việc gia đình, con cái....đâu đó vẫn còn tham sân si. Vậy bạn đã học những gì, và hiện tại đã thực hành được bao nhiêu % lời Phật dạy mà bạn mơ thành Phật . Liệu giấc mơ của bạn có cao xa quá ko ?

Chào bạn Nguyên Chiếu,

Tôi đồng ý với bạn là khi bắt tay vào tu tập,chớ mong mỏi thành Phật,đó là điều xa vời,vọng tưởng ... và tự chất lên vai mình ngọn núi Tu Di . Ai nói rằng tu tập là phải thành Phật thì người đó chưa hiểu rõ mình.Chúng ta với tập khí sâu dầy qua nhiều đời nhiều kiếp mà muốn thành Phật thì chỉ là ảo tưởng và kiêu mạn mà thôi.Những người như Lục Tổ Huệ Năng thì ít mà đa phần chúng ta giống như Ngài Thần Tú vậy.Tu tập là chúng ta học theo Đức Phật,đi theo con đường của Ngài đã chỉ lối mà thôi.

Theo minh định,điều quan trọng nhất của một người Phật tử chính là điều phục Tâm,từng bước củng cố vững chắc cái TÂM của mình theo những gì Phật dạy .Cho nên sau khi đọc và học Kinh,Luận,Luật xong thì cái cần nhớ chính là Giới,Định và Huệ .Học Luật thì chúng ta nhớ giữ gìn những Giới mà chúng ta nguyện giữ,đó chính là bức tường bảo vệ cho chúng ta khỏi sự buông lung trong cuộc sống hằng ngày.Học Kinh thì chủ yếu là Kinh Trung Bộ vì đây là bộ Kinh bao gồm các bài giảng thiết yếu về tu tập và thực hành lời Phật dạy.Còn về Luận thì để tham khảo để hiểu rõ nguyên lý của sự vận động Tâm thức của chúng ta,qua đó giúp chúng ta có thể "thanh tịnh Tâm" mình tốt hơn.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
....

Trở về mục lục
● Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014



TÔI TÌM PHẬT
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

1-
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai"
Câu kệ ngôn xưa
Tôi đọc mãi, tụng hoài
Qua tháng qua năm
Tuổi tác chất đầy
Mà vẫn không bao giờ thuộc được
Tôi đã từng đi tìm ngài
Qua nguy nga chùa tháp
Tượng đài vàng son
Điểm ngọc, đeo châu
Từ kinh thành phồn hoa
Đến đô thị sắc màu
Chân dung Phật thật huy hoàng tráng lệ
Ngài ngồi trên bảo đài cao
Uy nghi chín bệ
Long phục, hổ chầu
Hàng quỷ, độ ma
Ngài phóng hào quang
Xuyên cõi ta bà
Oai nhiếp thần linh
Đoạt quyền Thượng Đế
Cứ mỗi độ Vesak
Là tưng bừng khắp năm châu bốn bể
Nhân loại lại reo hò đại lễ tôn nghinh
Cờ phướn, đèn hoa phất phới, lung linh
Nhã nhạc, trầm hương
Vũ ca dìu dặt!
Đấy có phải là chúng ta đi tìm Phật?
Khi chúng sanh đang thống khổ, tai ương
Khi đạo đức tan hoang, đỗ vỡ thê lương
Khi khủng bố, chiến tranh, điêu tàn nhân lý
Ngài đâu cần nhân gian tôn xưng, cổ suý
Đâu cần phù hoa sắc tướng tri ân
Mỗi người hãy tự tu
Tự ngắm bóng mình
Để thấy rõ tham sân chất dày bản ngã
Mặt nạ hư dối đã tráo lầm bao độ
Quá dày sâu không thấy rõ thực hư
Phật không thể ngồi trong điện các kim châu
Cũng đâu muốn chốn chốn già lam
Hoành tráng, lớn to
Để nhân huy chương, kỷ lục
Đệ tử sa-môn chỉ cần cội cây, lều trống
Ôm bát xin ăn, dị giản thanh bần
Manh áo cà sa chỉ để che thân
Đâu phải là tỷ phú, đại gia mà cao sang, kiểu cách
Đâu phải đại đế, tiểu vương
Mà lễ nghi phục dịch
Chân đất đầu trần, tuệ đức gương trăng
Buông bỏ, xả ly cả mảy vi trần
Không dính bụi
Khi huyễn thân trả về cho cát bụi
Hạt xá-lợi là ngọc
Được kết tinh từ vô biên trí giác
Từ vô biên hỷ xả từ bi
Có hành, có tu mới biết có gì
Đi tìm Phật khỏi thấy mình lạc lối
Tôi đã mê si, vô minh mà dặm trần dong ruổi
Chạy đuổi theo bóng sắc của ma vương
Những cám dỗ kiêu xa
Những ảo ảnh mê trần
Ngoại tướng là thiên cung
Nhưng bên trong là địa ngục
Bây giờ tôi đã tỉnh thức
Mong thế gian cùng tỉnh thức
Để trở về giác niệm quy y!

2-
Câu kệ ngôn xưa
Nguyên ngữ nói gì
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai"
Tôi đã từng thơ, văn giỡn chữ, khoe tài
Cũng đã từng mỹ ngôn
Đăng đàn thuyết giáo
Những băng đĩa âm thanh tuyệt hảo
Những video giảng nói hùng hồn
Những báo đài ầm ĩ phô trương
Đức Phật hôm nay cũng phải tiếp thị thị trường
Cũng buôn bán âm thanh
Cho người người tìm Phật
Đàn sáo, nhạc ca, hát ngâm xảo thuật
Mê ly lòng người
Đắm đuối kẻ "chân tu"
Tôi đã từng bỏ trí, theo ngu
Chạy theo ngôn lời chập chùng khái niệm
Đi tìm Phật
Lại rơi vào thanh tướng
Quyết "xao thôi" chữ nghĩa cho hay ho
Sự thực một ly
Là ngàn dặm xa bờ
Ngón tay chỉ không còn là mặt trăng
Mà thấy toàn xanh đỏ
Thấy của phái này, của hệ kia
Của mưu đồ vị kỷ
Của tông môn mình
Của tử đệ đồng tràng
Ai cũng là chân sư, đạo sư, giáo chủ vênh vang
Ai cũng nắm chân lý trong tay
Ai cũng là thánh nhân
Vì thương đời mà ra tay cứu độ!
Nào thông điệp
Nào tuyên ngôn rộn ràng dâu bể
Nói rồi xong theo ước lệ đời thường
Nói rồi vỗ tay
Đoàn kết, yêu thương
Như ngọn gió xao qua rồi mất
Như chữ nghĩa, ngữ ngôn, âm thanh
Đã hiển bày sự thật!
Ôi!
Có vị hiền đức đã nói:
"Tri giả bất ngôn,
Ngôn giả bất tri"
Biết bao năm đi tìm Phât
Mà tôi lại chạy đuổi theo thơ phú ca từ
Nói quá nhiều
Có nghĩa là đa ngôn đa quá
Nói nhiều thì lỗi nhiều
Nguyên ngôn càng xa lạ
Chỉ chứng tỏ sự nghèo nàn trí tuệ trong tôi
Lại còn tán hay, tụng giỏi, xướng tài
Chuông mõ dặt dìu
Cầu mong chánh giác
Tôi cũng đã từng
Mải mê âm thanh, sắc tướng
Mà bỏ quên giác niệm từng giờ
Mà bỏ quên tự tánh quy y
Tâm mình là Phật!

3-
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai"
Do vậy, hôm nay
Tôi cố gắng học thuộc bài
Câu kệ ngôn từ ngàn cao sương khói
Câu kệ ngôn vượt muôn trùng bóng tối
Để trở về tao ngộ chân tâm
Vesak đã về đây
Tôi lặng lẽ âm thầm
Trong căn phòng nhỏ xa quê
Đốt một thỏi trầm
Rồi trầm tư, mặc tưởng
Rồi toạ thiền
Rồi rời xa âm thanh, sắc tướng
Rời xa đảo điên, thế mộng phù du
Tôi đã từng bị bản ngã nhốt tù
Bản ngã lợi danh, kiêu căng, vị kỷ
Quyết học cho thuộc
Bài kinh về "lửa"
Lửa đã cháy rồi
Từ mắt tai mũi lưỡi
Lửa đã cháy rồi
Từ sắc thanh hương vị giác
Lửa đã cháy rồi
Địa đại, thiên hà
Ba cõi cháy rồi đốt bạn, đốt ta
Đốt cả nhàn vui, lạc an tâm lý
Đốt cả quỷ vương, dạ xoa, ma mị
Đốt cả rồi
Để thấy rõ duyên khởi tánh không
Từ tánh không
Có bóng Phật trăng lồng
Trời chân đế
Tao phùng trong từng hơi thở một
Tôi đi tìm Phật
Biết bây giờ là thật
Trong cô liêu
Chỉ có Phật của lòng tôi
Để nguyên ngôn chẳng hiện chữ lời
Chim bay trên trời kia
Đám mây trăng thong dong kia
Cùng vô tâm xoá giấu!
Đức Phật của tôi
Vẫn xán lạn
Triệu triệu huy quang tinh đẩu!

Chùa Hương Đạo
Fort Worth - Dallas - Texas
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Chào bạn Nguyên Chiếu,

Tôi đồng ý với bạn là khi bắt tay vào tu tập,chớ mong mỏi thành Phật,đó là điều xa vời,vọng tưởng ... và tự chất lên vai mình ngọn núi Tu Di . Ai nói rằng tu tập là phải thành Phật thì người đó chưa hiểu rõ mình.Chúng ta với tập khí sâu dầy qua nhiều đời nhiều kiếp mà muốn thành Phật thì chỉ là ảo tưởng và kiêu mạn mà thôi.Những người như Lục Tổ Huệ Năng thì ít mà đa phần chúng ta giống như Ngài Thần Tú vậy.Tu tập là chúng ta học theo Đức Phật,đi theo con đường của Ngài đã chỉ lối mà thôi.

Theo minh định,điều quan trọng nhất của một người Phật tử chính là điều phục Tâm,từng bước củng cố vững chắc cái TÂM của mình theo những gì Phật dạy .Cho nên sau khi đọc và học Kinh,Luận,Luật xong thì cái cần nhớ chính là Giới,Định và Huệ .Học Luật thì chúng ta nhớ giữ gìn những Giới mà chúng ta nguyện giữ,đó chính là bức tường bảo vệ cho chúng ta khỏi sự buông lung trong cuộc sống hằng ngày.Học Kinh thì chủ yếu là Kinh Trung Bộ vì đây là bộ Kinh bao gồm các bài giảng thiết yếu về tu tập và thực hành lời Phật dạy.Còn về Luận thì để tham khảo để hiểu rõ nguyên lý của sự vận động Tâm thức của chúng ta,qua đó giúp chúng ta có thể "thanh tịnh Tâm" mình tốt hơn.

Chào bạn Minhđinh,

Rất vui khi có 1 người đạo hữu hiểu thực tế như vậy, vì thực tế nó quyết định đến thành công.

Giới Định Huệ theo bạn nói là rất đúng, nhưng với người mới học Phật thì hơi cao. Nên theo mình sau khi học Kinh Luật Luận thì tất cả cư sĩ nên nhớ 3 yếu tố thực tế và gần gũi nhất đó là :
-Luật nhân quả.
-Lý Vô Thường
-Tứ Diệu Đế

Khi nắm rõ 3 yếu tố trên thì tất cả chúng ta sẽ không bị luân hồi trong 6 cõi, hay ít nhất cũng được an lạc trong cõi Ta bà.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Dám hỏi trong diễn đàn này có ai phát nguyện tu thành Phật chưa ? , nếu chưa thì sao lại nói không thể được ? .
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Dám hỏi trong diễn đàn này có ai phát nguyện tu thành Phật chưa ? , nếu chưa thì sao lại nói không thể được ? .

Kính tất cả D/Đ.

Thật ra, theo cái nhìn của tôi, thì đại đa số thành viên d/đ nghiên về tu Đại Thừa (Bồ Tát) trong đó số ít là Tối Thượng Thừa (Phật), tựu trung lại là phát nguyện quy về Nhất Thừa tức là tu để thành Phật. Đã phát nguyện thì tức là chuyện đó (thành Phật) có thể được.

Nhân dịp nầy, tôi củng chia sẻ ý kiến về chuyện "Thành Phật".
Thưa, như ý kiến của "minh định" :
"...khi bắt tay vào tu tập,chớ mong mỏi thành Phật,đó là điều xa vời,vọng tưởng ... và tự chất lên vai mình ngọn núi Tu Di . Ai nói rằng tu tập là phải thành Phật thì người đó chưa hiểu rõ mình.Chúng ta với tập khí sâu dầy qua nhiều đời nhiều kiếp mà muốn thành Phật thì chỉ là ảo tưởng và kiêu mạn mà thôi."
tôi cho là không hẳn như vậy. Vì sao?

_ vì chúng ta dù có phát nguyện "Thành Phật" nhưng do tu không đúng Pháp, không gặp Minh Sư, Thiện Tri Thức, gở mối nghi nên việc Tu Tập chỉ như lấy "đá đè cỏ". Hoặc như phát cỏ, chặt cỏ, mà nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc.

_ Vì chúng ta bị màn vô minh che kín, sinh ra phát biểu như vậy chính là ảo tưởng và kiêu mạn đấy chứ còn đâu nào khác.

(1) Thưa, Ngộ mới khởi tu và Tu để Thành Phật, đây là một tiến trình dài trải qua A Tăng Kỳ kiếp nhưng hành giả không có gì lo lắng nặng nề như vai mình vác ngọn núi TU DI . Đây là Bậc Thượng Căn Đại Trí như Ngài Lục Tổ, và các Tổ Sư .
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẫm "Ngủ Bá Đệ Tử Thọ Ký" có đoạn viết :
" Qua vô lượng vô số kiếp sau, ông sẻ ở nơi cỏi nầy thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, hiệu là: ... Như lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỉ, Điều Ngự Trượng Phu, Phật Thế Tôn".

(2) Và, tiến trình "Tu để thành Phật" là không bao giờ có, như lá đá đè cỏ.
(Đây có phải là ý kiến của "Minh Định")

(3) Và, tiến trình "Tu để Ngộ, Ngộ mới khởi TU và HÀNH, TU và HÀNH để thành Phật" là tiến trình xảy ra nhiều nhất trong thời đại ngày nay.

Tiến trình (3), là tiến trình học hỏi để biết rỏ (ngộ), muốn diệt cỏ là phải diệt tận gốc, Tu để Ngộ. Nhưng ngộ rồi không tu nửa là cỏ củng còn cỏ.

Tiến trình (1) tại sao "Ngộ rồi còn khởi tu gì nửa?" . Dụ như người nông dân, biết rằng muốn diệt cỏ phải diệt tận gốc, thì người nông dân ấy, trước là làm cỏ cho "sạch", sau đó không cần tập trung sức lực để diệt cỏ mà trồng cây hoa màu, khi thấy một cọng cỏ nào nhô lên là diệt tận gốc cọng cỏ ấy, trải qua năm này tới năm khác thì đám đất đó không còn cỏ nửa.

Củng vậy người đã "Ngộ" thì cũng phải Kính Tin Tam Bảo, trồng cây Từ Bi, trồng căn lành nơi muôn ngàn Đức Phật, nương theo Thập Nguyện Phổ Hiền, cho đến khi nào diệt sạch Kiến hoặc Tư hoặc, như đất sạch cỏ, sau đó nhổ cả cây hoa màu đó luôn, đó là người TRÍ.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính tất cả D/Đ.

Thật ra, theo cái nhìn của tôi, thì đại đa số thành viên d/đ nghiên về tu Đại Thừa (Bồ Tát) trong đó số ít là Tối Thượng Thừa (Phật), tựu trung lại là phát nguyện quy về Nhất Thừa tức là tu để thành Phật. Đã phát nguyện thì tức là chuyện đó (thành Phật) có thể được.

Nhân dịp nầy, tôi củng chia sẻ ý kiến về chuyện "Thành Phật".
Thưa, như ý kiến của "minh định" :

tôi cho là không hẳn như vậy. Vì sao?

_ vì chúng ta dù có phát nguyện "Thành Phật" nhưng do tu không đúng Pháp, không gặp Minh Sư, Thiện Tri Thức, gở mối nghi nên việc Tu Tập chỉ như lấy "đá đè cỏ". Hoặc như phát cỏ, chặt cỏ, mà nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc.

_ Vì chúng ta bị màn vô minh che kín, sinh ra phát biểu như vậy chính là ảo tưởng và kiêu mạn đấy chứ còn đâu nào khác.

(1) Thưa, Ngộ mới khởi tu và Tu để Thành Phật, đây là một tiến trình dài trải qua A Tăng Kỳ kiếp nhưng hành giả không có gì lo lắng nặng nề như vai mình vác ngọn núi TU DI . Đây là Bậc Thượng Căn Đại Trí như Ngài Lục Tổ, và các Tổ Sư .
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẫm "Ngủ Bá Đệ Tử Thọ Ký" có đoạn viết :
" Qua vô lượng vô số kiếp sau, ông sẻ ở nơi cỏi nầy thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, hiệu là: ... Như lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỉ, Điều Ngự Trượng Phu, Phật Thế Tôn".

(2) Và, tiến trình "Tu để thành Phật" là không bao giờ có, như lá đá đè cỏ.
(Đây có phải là ý kiến của "Minh Định")

(3) Và, tiến trình "Tu để Ngộ, Ngộ mới khởi TU và HÀNH, TU và HÀNH để thành Phật" là tiến trình xảy ra nhiều nhất trong thời đại ngày nay.

Tiến trình (3), là tiến trình học hỏi để biết rỏ (ngộ), muốn diệt cỏ là phải diệt tận gốc, Tu để Ngộ. Nhưng ngộ rồi không tu nửa là cỏ củng còn cỏ.

Tiến trình (1) tại sao "Ngộ rồi còn khởi tu gì nửa?" . Dụ như người nông dân, biết rằng muốn diệt cỏ phải diệt tận gốc, thì người nông dân ấy, trước là làm cỏ cho "sạch", sau đó không cần tập trung sức lực để diệt cỏ mà trồng cây hoa màu, khi thấy một cọng cỏ nào nhô lên là diệt tận gốc cọng cỏ ấy, trải qua năm này tới năm khác thì đám đất đó không còn cỏ nửa.

Củng vậy người đã "Ngộ" thì cũng phải Kính Tin Tam Bảo, trồng cây Từ Bi, trồng căn lành nơi muôn ngàn Đức Phật, nương theo Thập Nguyện Phổ Hiền, cho đến khi nào diệt sạch Kiến hoặc Tư hoặc, như đất sạch cỏ, sau đó nhổ cả cây hoa màu đó luôn, đó là người TRÍ.

Chào bác Chiếu Thanh,

Trước hết xin cám ơn bài viết của bác.Minh định tôi cũng chỉ mới tu học Phật pháp mấy năm,thời gian thực hành ít,đọc kinh sách chưa nhiều cho nên nếu nói chỗ nào chưa đúng mong bác chỉ dạy.

Theo như tôi được biết thì mỗi thời kỳ chỉ có một vị Phật mà thôi.Cho nên sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn thì có ai thành Phật nữa đâu,kể các vị đệ tử thời Đức Phật như Ngài Xá Lợi Phất,Ngài A-nan,Ngài Ca-diếp...Đó đều là những bậc Giải Thoát,những bậc Giác Ngộ vậy nhưng tại sao lại không có vị nào thành Phật hết ?Mà trên lịch sử thực tế cũng vậy,chưa thấy sách vở nào nói có một vị Phật nào sau khi Đức Phật nhập Niết bàn cả.

Cho nên,khi nói rằng "nguyện thành Phật" chính là để nói rõ rằng chúng ta sẽ đi theo con đường của Đức Phật đã chỉ ra,đó là lý tưởng và mục tiêu hướng đến,là cái đích của chúng ta...nhưng để thành Phật thì lại là chuyện của ... vô lượng kiếp.Cứ lấy Duyên khởi để mà xét,để có một vị Phật xuất hiện ở trên đời cần bao nhiêu nhân duyên ?Cần bao nhiêu Công Đức? Cần bao nhiêu thời gian ?Đức Phật cần bao nhiêu kiếp để thành Phật?Vậy chúng ta so với Đức Phật thì như thế nào ?Chúng ta,những chúng sinh mê lầm,vô minh,tập khí sâu dày chồng chất từ đời này qua kiếp nọ,tu tập thì chẳng đến đâu thì sao dám tuyên bố "tu để thành Phật" ?Và tại sao sau thời kỳ Chánh Pháp thì Pháp môn Tịnh Độ ngày càng phát triển vậy ?Tại sao trong thời của Đức Phật thì Pháp môn này không phát triển mạnh mẽ như thời nay? Đó là điều đáng để suy gẫm vậy.

Cho nên theo tôi nghĩ thì chúng ta trước hết phải tự hiểu bản thân mình,hãy "lau chùi bản tâm nhiễm ô " của mình cho nó sạch đã rồi hãy phát biểu rằng " tu để thành Phật".Dẫu biết rằng Đức Phật có nói "Ta là Phật đã thành,chúng sinh là Phật sẽ thành".Nhưng đó là Đức Phật,người đã thành Phật,người có thể nhìn thấu triệt vạn pháp.Còn chúng ta chỉ là những kẻ phàm phu mà thôi.

Cũng như bây giờ,nếu ta có đi hỏi các vị Hòa thượng như Thầy Thích Thanh Từ,Thầy Thích Trí Quảng,những người đã có cả 70,80 năm tu hành xem họ đã đạt được gì ?Tôi nghĩ các vị đó sẽ trả lời rằng : càng tu học thì càng thấy đường còn xa lắm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Minh Định!
Theo như nhận xét của MĐ là :
Theo như tôi được biết thì mỗi thời kỳ chỉ có một vị Phật mà thôi.Cho nên sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn thì có ai thành Phật nữa đâu,kể các vị đệ tử thời Đức Phật như Ngài Xá Lợi Phất,Ngài A-nan,Ngài Ca-diếp...Đó đều là những bậc Giải Thoát,những bậc Giác Ngộ vậy nhưng tại sao lại không có vị nào thành Phật hết ?Mà trên lịch sử thực tế cũng vậy,chưa thấy sách vở nào nói có một vị Phật nào sau khi Đức Phật nhập Niết bàn cả.
không hẳn là vậy. Vì
_ Như Phẫm "Như Lai thọ lượng" kinh Diệu Pháp Liên Hoa" có chép rằng: Ví như vị lương-y, trí-tuệ sáng-suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Người đó nhiều con cái, hoặc mười, hai mươi nhẫn đến số trăm, do có sự duyên đến nước xa khác. Sau lúc đó các người con uống thuốc độc khác, thuốc phát muộn-loạn lăn-lộn trên đất.

Bãy giờ, người cha từ nước xa trở về nhà. Các con uống thuốc độc, hoặc làm mất bản tâm, hoặc chẳng mất, xa thấy cha về đều rất vui mừng, quỳ lạy hỏi thăm: "An-lành về an-ổn. Chúng con ngu-si, lầm uống thuốc độc, xin cứu lành cho, lại ban thọ-mệnh cho chúng con."

Cha thấy các con khổ não như thế, y theo các kinh phương, (12) tìm cỏ thuốc tốt, mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy-đủ. Ðâm nghiền hòa-hợp, đưa bảo các con uống mà nói rằng: "Thuốc đại lương-dược này mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ-não, không còn lại có các bệnh-hoạn".

Trong các con, những người chẳng thất tâm, thấy thuốc lương dược ấy, sắc hương đều tốt, liền bèn uống đó, bệnh trừ hết, được lành mạnh. Ngoài ra, những người thất tâm, thấy cha về dầu cũng vui mừng hỏi thăm, cầu xin trị bệnh, song trao thuốc cho mà không chịu uống.

Vì sao? Vì hơi độc đã thâm-nhập làm mất bản tâm, nơi thuốc tốt thơm đẹp này mà cho là không ngon. Người cha nghĩ rằng: "Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên-đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế, mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương-tiện, khiến chúng uống thuốc này".

Nghĩ thế rồi liền bảo rằng: "Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc "lương-dược" tốt này nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không lành". Bảo thế, rồi lạì đến nước khác, sai sứ về nói: "Cha các ngươi đã chết".

Bãy giờ, các con nghe cha chết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: "Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta,có thể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác". Tự nghĩ mình nay côi cút, không có chổ cậy nhờ, lòng thường bi-cảm, tâm bèn tỉnh ngộ biết thuốc này, sắc hương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.

Ý đoạn kinh muốn diển tả rằng : "Phật nhập diệt chỉ là vì chúng sanh, chớ cỏi Ta Bà này vẩn thường trụ làm Giáo Chủ, Thầy của Trời Người, và luôn luôn có trăm ngàn muôn ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật"
Khi có "Tuệ Giác", nhìn bằng con mắt "Tuệ Nhản" thì sẻ thấy Hóa Thân của Đức Bổn Sư khi thì là Thầy Tu đạo mạo khả kính, lúc là bà lảo bán vé số, lúc là Cư Sỉ tại gia, lúc thì ..., muôn hình vạn trạng Hóa Thân Phật. Cái điều cần thiết và duy nhất là NHÌN BẰNG TUỆ NHẢN.
_ Còn cái điều mà thấy Phật nhập Niết Bàn, không có ai thành Phật nửa. Nửa câu sau là đúng nhưng nửa câu trước là cái thấy cái nhìn của phàm phu, giống như Kinh Phật đã nói là "bị thuốc độc ngấm vào tận thân, tâm rồi vậy." Vọng tưởng, Phân Biệt, Chấp trước ...

Chúng ta,những chúng sinh mê lầm,vô minh,tập khí sâu dày chồng chất từ đời này qua kiếp nọ,tu tập thì chẳng đến đâu thì sao dám tuyên bố "tu để thành Phật" ?Và tại sao sau thời kỳ Chánh Pháp thì Pháp môn Tịnh Độ ngày càng phát triển vậy ?Tại sao trong thời của Đức Phật thì Pháp môn này không phát triển mạnh mẽ như thời nay? Đó là điều đáng để suy gẫm vậy.

Thật ra, dù tu lập chí theo Thừa nào thì cũng không ai dám nói "Tu để thành Phật", nhưng cũng lập nguyện "Giống như Phật", đó là câu "Nguyện con và tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật Đạo", chử "trọn thành Phật Đạo" khác chử "thành Phật". Lại nửa, trí Bát Nhã thì Phật không có cái Ta để thành, vậy thì lấy cái gì để "thành Phật"?

Chính phạm vi nói chuyện này thôi, cũng đũ để TU nhiều kiếp rồi!.

Thời Chánh Pháp là thời Báo Thân Đức Phật còn tại thế, những người được gặp Phật, được nghe Diệu Âm của Phật thì sẻ tức thì tỏ ngộ tùy căn cơ, rồi theo Pháp Tu Hành chứng tới quả vị A La Hán (Vô Sanh), sau thời kỳ Chánh Pháp do vì căn cơ của chúng nên Pháp Môn Tịnh Độ phát triển, đó chẳng qua là một trong những vị thuốc mà vị lương y (Đức Bổn Sư) vì thương chúng nên nói "Ta đã chết" . (Chúng căn cơ cần phải thấy Vi Diệu Quang Thân Sắc Tướng Phật, phải nghe Vi diệu Pháp Âm từ Kim khẩu của Phật mới tỏ ngộ, nên Phật mới giới thiệu Vị Phật hiệu A Di Đà thường thuyết pháp ở cỏi nước Cực Lạc về Phương Tây)

Cũng như bây giờ,nếu ta có đi hỏi các vị Hòa thượng như Thầy Thích Thanh Từ,Thầy Thích Trí Quảng,những người đã có cả 70,80 năm tu hành xem họ đã đạt được gì ?Tôi nghĩ các vị đó sẽ trả lời rằng : càng tu học thì càng thấy đường còn xa lắm.
Các vị đó đã ngộ rồi đấy, vì càng tu học thì càng thấy rỏ con đường, còn chúng ta thì phần đông (chứ không là tất cả đâu nha), càng tu càng mờ mịt không thấy cả con đường chứ đừng nói chi là lượng xa hay gần.

Kính.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thành Phật ở đây là Phật Pháp Thân , còn Phật mà minhdinh nói là Phật Báo Thân và Phật Ứng Thân .
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
thấy vui vui

Chào bác Chiếu Thanh,

Trước hết xin cám ơn bài viết của bác.Minh định tôi cũng chỉ mới tu học Phật pháp mấy năm,thời gian thực hành ít,đọc kinh sách chưa nhiều cho nên nếu nói chỗ nào chưa đúng mong bác chỉ dạy.

Theo như tôi được biết thì mỗi thời kỳ chỉ có một vị Phật mà thôi.Cho nên sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn thì có ai thành Phật nữa đâu,kể các vị đệ tử thời Đức Phật như Ngài Xá Lợi Phất,Ngài A-nan,Ngài Ca-diếp...Đó đều là những bậc Giải Thoát,những bậc Giác Ngộ vậy nhưng tại sao lại không có vị nào thành Phật hết ?Mà trên lịch sử thực tế cũng vậy,chưa thấy sách vở nào nói có một vị Phật nào sau khi Đức Phật nhập Niết bàn cả.

Cho nên,khi nói rằng "nguyện thành Phật" chính là để nói rõ rằng chúng ta sẽ đi theo con đường của Đức Phật đã chỉ ra,đó là lý tưởng và mục tiêu hướng đến,là cái đích của chúng ta...nhưng để thành Phật thì lại là chuyện của ... vô lượng kiếp.Cứ lấy Duyên khởi để mà xét,để có một vị Phật xuất hiện ở trên đời cần bao nhiêu nhân duyên ?Cần bao nhiêu Công Đức? Cần bao nhiêu thời gian ?Đức Phật cần bao nhiêu kiếp để thành Phật?Vậy chúng ta so với Đức Phật thì như thế nào ?Chúng ta,những chúng sinh mê lầm,vô minh,tập khí sâu dày chồng chất từ đời này qua kiếp nọ,tu tập thì chẳng đến đâu thì sao dám tuyên bố "tu để thành Phật" ?Và tại sao sau thời kỳ Chánh Pháp thì Pháp môn Tịnh Độ ngày càng phát triển vậy ?Tại sao trong thời của Đức Phật thì Pháp môn này không phát triển mạnh mẽ như thời nay? Đó là điều đáng để suy gẫm vậy.

Cho nên theo tôi nghĩ thì chúng ta trước hết phải tự hiểu bản thân mình,hãy "lau chùi bản tâm nhiễm ô " của mình cho nó sạch đã rồi hãy phát biểu rằng " tu để thành Phật".Dẫu biết rằng Đức Phật có nói "Ta là Phật đã thành,chúng sinh là Phật sẽ thành".Nhưng đó là Đức Phật,người đã thành Phật,người có thể nhìn thấu triệt vạn pháp.Còn chúng ta chỉ là những kẻ phàm phu mà thôi.

Cũng như bây giờ,nếu ta có đi hỏi các vị Hòa thượng như Thầy Thích Thanh Từ,Thầy Thích Trí Quảng,những người đã có cả 70,80 năm tu hành xem họ đã đạt được gì ?Tôi nghĩ các vị đó sẽ trả lời rằng : càng tu học thì càng thấy đường còn xa lắm.

thế này thì sao gọi là người học phật và biết đọc kinh phật.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên