Câu hỏi Phật pháp 2.

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào các bạn,

Có câu hỏi như thế này: Tự tánh có phải là Phật tánh không ?

Bạn nào biết cùng nhau chia sẻ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chào các bạn,

Có câu hỏi như thế này: Tự tánh có phải là Phật tánh không ?

Bạn nào biết cùng nhau chia sẻ.
Kính chào chú Nguyên Chiếc !

Trước tiên xin chú cho biết, theo chú :

1. Thế nào là Tự tánh ?

2. Thế nào là Phật tánh ?

Kính !
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính chào chú Nguyên Chiếc !

Trước tiên xin chú cho biết, theo chú :

1. Thế nào là Tự tánh ?

2. Thế nào là Phật tánh ?

Kính !

Xin chào bạn Hoàng Mai,

Hì hì hì nick của mình là Nguyên Chiếu chứ ko phải là Nguyên Chiếc.

Thứ hai mình cũng xin phép đưa ra ý kiến như sau:

Tự Tánh là bản Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh.

Phật Tánh là bản Tánh Thiện Giác của mỗi chúng sanh.

Không biết mình trả lời vậy có đúng ko xin Điều hành viên Hoàng Mai góp ý.
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Xin chào bạn Hoàng Mai,

Hì hì hì nick của mình là Nguyên Chiếu chứ ko phải là Nguyên Chiếc.

Thứ hai mình cũng xin phép đưa ra ý kiến như sau:

Tự Tánh là bản Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh.

Phật Tánh là bản Tánh Thiện Giác của mỗi chúng sanh.

Không biết mình trả lời vậy có đúng ko xin Điều hành viên Hoàng Mai góp ý.

Dạ ! Thưa chú nickname này có tự tánh hay không ?

Xin chú nói rõ hơn về "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh".

Theo chú, phải chăng :

_ Đói bụng đòi ăn là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Trẻ sơ sinh thích bầu sữa mẹ là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Trai gái đến tuổi dậy thì thích người khác phái "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Cái mình có thì mình không thích nữa, mà mình thích cái người khác có, đây có phải là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" hay không ?

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ xin góp ý:

Tự tánh chính là Phật tánh và ngược lại. Vì Phật nói: Trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.

Chỉ là chính ta có nhận ra được Phật tánh đang ở đâu trong ta hay không. Như đứa nhỏ thì chỉ thích ăn ,vui chơi là đủ, sau này lớn lên thì bắt đầu có nhiều đòi hỏi hơn và dần dần xa rời tự tánh vốn có. Cho nên chỉ có tu hành mới có thể tìm lại Phật tánh đã ngũ yên tự bao giờ.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Từ Từ xin góp ý:

Tự tánh chính là Phật tánh và ngược lại. Vì Phật nói: Trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.

Chỉ là chính ta có nhận ra được Phật tánh đang ở đâu trong ta hay không. Như đứa nhỏ thì chỉ thích ăn ,vui chơi là đủ, sau này lớn lên thì bắt đầu có nhiều đòi hỏi hơn và dần dần xa rời tự tánh vốn có. Cho nên chỉ có tu hành mới có thể tìm lại Phật tánh đã ngũ yên tự bao giờ.

Kính chú Từ Từ !

Chỉ là chính ta có nhận ra được Phật tánh đang ở đâu trong ta hay không.
Theo chú Phật tánh đang ở đâu trong ta ?

Như đứa nhỏ thì chỉ thích ăn ,vui chơi là đủ, sau này lớn lên thì bắt đầu có nhiều đòi hỏi hơn và dần dần xa rời tự tánh vốn có.
Điều này giống hay khác với câu trong Tam Tự Kinh của Nho giáo :

"Nhân chi sơ, tính bổn Thiện, tính tương cận, tập tương viễn"

Cho nên chỉ có tu hành mới có thể tìm lại Phật tánh đã ngủ yên tự bao giờ
Thưa, nếu "Phật tánh đã ngủ yên" thì gọi là "tu hành nhằm đánh thức". Còn nói "tìm lại Phật tánh" thì có nghĩa là trước đó Phật tánh đã bị rơi mất.

Vậy chú muốn giữ lại cụm từ nào ? "Ngủ yên" hay "tìm lại" ? vì hai cụm từ này không thể cùng có mặt trong một câu.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chà, câu hỏi này Từ Từ xin trả lời là: Tự tánh vốn đã có, nhưng do Trí tuệ không đủ nên không nhìn thấy nó vốn đã từng có. Vì do cảnh trần chi phối thông qua lục căn, cho nên Tánh Phật không thể được biểu hiện ra.

Cho nên dùng từ Tìm Lại đúng với ý trên.

Cho rằng nó bị ngủ yên thì sẽ giải thích là: Ngủ yên có nghĩa là đã tồn tại nhưng ở trạng thái không biết đến, cũng như khi ta đi ngũ, xung quanh ta ra sao ta cũng không hay biết gì khi ta ngũ quá say giấc. Tương tự giống như khi ta đắm chìm trong sự thoả mãn thì sự tỉnh thức bị che lấp.

Đó là cái hiểu của Từ Từ về tự tánh hay gọi là Phật tánh...
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
hoatihon đã viết:
Kính chú Từ Từ !
hoatihon đã viết:
Từ Từ đã viết:
Chỉ là chính ta có nhận ra được Phật tánh đang ở đâu trong ta hay không.


Theo chú Phật tánh đang ở đâu trong ta ?

Thưa chú Từ Từ, con vẫn nghe có bài hát Phật đang trong ta, nay nghe chú nói lại, mà con không nghe chú xác định "Phật tánh ở chỗ nào trong ta ?".

Con nghi ngờ "hoặc là không hề có Phật tánh" "hoặc là Phật tánh đang ở tận Tây Phương Cực Lạc" (nghĩa là ở một chỗ "xa lắc bũm" mà chúng ta ngưỡng vọng đến) ? Nếu chú biết nó đang ở chỗ nào xin chỉ dùm con.

Kính cám ơn.

 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Dạ ! Thưa chú nickname này có tự tánh hay không ?

Xin chú nói rõ hơn về "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh".

Theo chú, phải chăng :

_ Đói bụng đòi ăn là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Trẻ sơ sinh thích bầu sữa mẹ là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Trai gái đến tuổi dậy thì thích người khác phái "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" ?

_ Cái mình có thì mình không thích nữa, mà mình thích cái người khác có, đây có phải là "Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh" hay không ?

Kính !

Chào bạn Hoàng Mai,

Trước tiên bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi của mình.

Thứ hai là những điều bạn nói là đúng, vì bản Tánh tự nhiên của mỗi chúng sanh là như vậy, nhưng do trí tuệ của mỗi chúng sanh bị hạn chế, nên sự tham sân si vẫn còn nhiều hay ít, chỉ có bậc Toàn giác như Phật , Bồ Tát, A La hán..thì mới có được tự Tánh đúng nghĩa, có đủ trí tuệ để ko mắc vào bản Tánh tự nhiên mà khi ai mắc vào sẽ bị xoay tròn trong vòng lục đạo.

Không biết chia sẻ như vậy bạn Hoàng Mai có ý kiến gì ko ?
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chào bạn Hoàng Mai,

Trước tiên bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi của mình.

Kính chú Nguyên Chiếu ! có phải điều chú hỏi là : " Tự tánh có phải là Phật tánh không ?".

Thưa chú vì trước khi trả lời, cháu phải "test" xem chú hiểu như thế nào về cụm từ "Tự Tánh". Và bây giờ cháu đã biết được, với chú : Tánh tự nhiên, bản năng sinh tồn, đòi ăn đòi ngủ đòi hưỡng thụ là TỰ TÁNH.

Thưa chú, theo cháu cái mà chú xem là Tự Tánh đó, thiệt ra không phải là Tự Tánh, mà là TẬP KHÍ của mỗi loài, của mỗi chúng sinh.

Trong đạo Phật, khi nói đến Tự Tánh là nói đến Bản Thể Tâm của mỗi một, chứ không phải nói đến cái TẬP KHÍ _ mà chú gọi là Tánh Tự Nhiên .
Cái chú nói là cái "bản tánh" _ ngôn ngữ của người chưa biết đạo Phật _ ví dụ có người nói "Tánh của tui thì hay nóng giận mà cũng mau quên, tánh của tui thì hay thương người, nhưng tôi chúa ghét mấy người ba xạo".

Đạo Phật thì không gọi những cái tánh linh tinh ấy là Tự Tánh, mà gọi chúng là Tập Khí Mê Lầm.

Do vì nhận những cái TẬP KHÍ MÊ LẦM là tự tánh cho nên chúng ta mới mãi Sinh Tử Luân Hồi.

Đây là điều căn bản trong đạo Phật. Nếu có ai đó nhận ra rằng "Tất cả những buồn + vui + thương + ghét + muốn chúng là phó phẫm VÔ MINH phát sinh ra sau khi chúng ta tương tác với cuộc sống; Rằng tất cả những cái đó không phải là Tánh của mình, thì người đó đã gở được một lớp Vô Minh rồi đó.

Với sự hiểu lầm về Tự Tánh (như chú đã xác định) thì đương nhiên cái Tự Tánh này KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT TÍNH, mà chỉ đơn thuần là Chúng sinh tính.

Còn với những ai hiểu rằng Tự Tánh là Bản Thể Tâm, thì Tự Tánh đó sẽ được gọi là Phật tánh (Khi hành giả Giác Ngộ).

Kính !

 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63


Thưa chú Từ Từ, con vẫn nghe có bài hát Phật đang trong ta, nay nghe chú nói lại, mà con không nghe chú xác định "Phật tánh ở chỗ nào trong ta ?".

Con nghi ngờ "hoặc là không hề có Phật tánh" "hoặc là Phật tánh đang ở tận Tây Phương Cực Lạc" (nghĩa là ở một chỗ "xa lắc bũm" mà chúng ta ngưỡng vọng đến) ? Nếu chú biết nó đang ở chỗ nào xin chỉ dùm con.

Kính cám ơn.



Nay Từ Từ xin nói theo cách học hiểu của mình:

Bắt đầu từ câu nói: Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, ta là Phật đã thành, mọi chúng sanh là Phật sẽ thành. Vậy khi đức Thế Tôn đã nói câu này thì rõ là Phật tánh hay tự tánh đã tồn tại trong chúng ta. Nó "ở đâu", cái ở đâu này được hiểu là Cái Biết , nó không có nơi chốn mà được hiểu là Sự Hiểu Biết Trí Tuệ. Biết rõ đâu là sự thật chân chánh. Cũng có thể nói như Trí Tuệ đã xuất hiện thì Phật tánh cũng ló ra. Vì không có Trí Tuệ sẽ không thể tu hành đắt quả được.

Cho nên Tự Tánh hay gọi là Phật Tánh, nó nằm ở cái BIẾT.

Đôi khi có lẻ do cách dùng từ thay thế mà có nhiều cách nói hoặc diễn giải không rõ ràng mà thôi. Tự Tánh, Tánh Phật, Phật Tánh... như nhau cả.

Từ Từ hiểu như thế đó...
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


Trong đạo Phật, khi nói đến Tự Tánh là nói đến Bản Thể Tâm của mỗi một, chứ không phải nói đến cái TẬP KHÍ gọi là Tánh Tự Nhiên .

Đạo Phật thì không gọi những cái tánh linh tinh ấy là Tự Tánh, mà gọi chúng là Tập Khí Mê Lầm.

Do vì nhận những cái TẬP KHÍ MÊ LẦM là tự tánh cho nên chúng ta mới mãi Sinh Tử Luân Hồi.

Đây là điều căn bản trong đạo Phật. Nếu có ai đó nhận ra rằng "Tất cả những buồn + vui + thương + ghét + muốn chúng là phó phẫm VÔ MINH phát sinh ra sau khi chúng ta tương tác với cuộc sống; Rằng tất cả những cái đó không phải là Tánh của mình, thì người đó đã gở được một lớp Vô Minh rồi đó.

Với sự hiểu lầm về Tự Tánh thì đương nhiên cái Tự Tánh này KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT TÍNH, mà chỉ đơn thuần là Chúng sinh tính.

Còn với những ai hiểu rằng Tự Tánh là Bản Thể Tâm, thì Tự Tánh đó sẽ được gọi là Phật tánh (Khi hành giả Giác Ngộ).



Không biết Bản Thể Tâm và Bản Tánh nó khác nhau ở điểm nào khi mà cả hai đều bị chi phối bởi Tâm và Trí. hà hà.......:eek:nion25:
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Tự tánh có phải là Phật tánh không?

Tự Tánh là gì?
Tự tánh là tánh riêng có của mỗi người, không hề thay đổi. Tánh này không do cha mẹ sinh ra mà có, càng không phải Thần Linh nào áp đặt mà có.
Tánh này là Tánh riêng tự có nên không phải là do tích chứa lâu dần mà có, vì "Tánh" tích chứa lâu dần mà có thì có thể thay đổi được ví dụ tánh hay nóng giận, tánh hay ganh tỵ, tánh thích tiền,... tánh lương thiện, tánh hiền hậu...
Con người vì còn nhiều mê lầm nên "tánh" tích chứa lâu dần đã trở thành "Bản Ngã", "tánh tôi là vậy ... ", cho nên sợ hải, lo âu, vui mừng, cao ngạo, bất an ....
Nhưng thử kiếm lại coi cái nào là "Tánh" riêng có của mỗi người không hề thay đổi?
Đó là "TÁNH KHÔNG" , giống như khái niệm "Tập hợp rỗng".
Cái điều này cũng hơi khó diễn bày. Vì như đứa bé sơ sinh cũng có "Tánh" chứ không rỗng như tâp hợp rỗng, đó là "Câu sanh tánh" có nghĩa là Tánh cùng sanh ra với thân.

Phật Tánh là gì?
Là tánh Phật. Là tánh Từ Bi Trí Tuệ thường Tịch Tỉnh Mặc Chiếu. (Tịch tỉnh : Sống như người đã chết; Mặc Chiếu : Như mặt trời chiếu sáng xuống đại địa mà không phân biệt đồi núi, hay sông sâu hay biển cả)
Chủng tử từ bi và trí tuệ đã đơm bông kết trái, nhưng rể không bám vào đâu.

Vậy "Tự tánh KHÔNG" không phải là "Phật Tánh" nhưng tìm kiếm tự tánh cho đến khi rõ biết (Ngộ Đạo) là "Tự tánh KHÔNG" thì tự nhiên Từ Bi Trí Tuệ tuôn chảy như suối đầu nguồn.

Cho nên theo lý nói "Tự tánh KHÔNG không phải là Phật Tánh", theo sự nói "Tự tánh KHÔNG là Phật Tánh".

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Không biết Bản Thể Tâm và Bản Tánh nó khác nhau ở điểm nào khi mà cả hai đều bị chi phối bởi Tâm và Trí. hà hà.......:eek:nion25:
Kính chú Nguyên Chiếu !

Vậy là chú đã biết rằng Bản Tánh (Tánh của tui nó vậy ...vậy....) nó bị chi phối bởi Tâm và Trí (Thực ra 2 cái này _ với chúng ta _ chỉ là tên khác của Ý Thức). Ngoài ra cái "Tánh Linh Tinh" này còn bị chi phối bởi vô vàn những thứ khác. Cái mà dễ bị chi phối thì có đáng cho chúng ta ôm giữ khư khư hay không ?

Còn Bản Thể Tâm nếu cũng bị chi phối thì nó cũng chưa phải là Bản Thể Tâm.

Kính !


 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
[Tự tánh có phải là Phật tánh không?

Tự Tánh là gì?
Tự tánh là tánh riêng có của mỗi người, không hề thay đổi. Tánh này không do cha mẹ sinh ra mà có, càng không phải Thần Linh nào áp đặt mà có.

Vì như đứa bé sơ sinh cũng có "Tánh" chứ không rỗng như tâp hợp rỗng, đó là "Câu sanh tánh" có nghĩa là Tánh cùng sanh ra với thân.

Cám ơn bạn Quaylai đã cho ý kiến.

Và bạn Hoàng Mai có ý kiến gì về câu trích dẫn này và bài chia sẻ của bạn Quaylai hay ko ?
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Cám ơn bạn Quaylai đã cho ý kiến.

Và bạn Hoàng Mai có ý kiến gì về câu trích dẫn này và bài chia sẻ của bạn Quaylai hay ko ?

Kính chú Nguyên Chiếu ! Theo cháu bài của chú Chiếu Thanh thật rất xứng đáng là Thành Viên Vinh Dự.

Tuy nhiên nếu chú hỏi H/M có ý kiến gì, thì cháu xin thành thật thưa rằng :

Cái "Tự Tánh Không" này đúng là Bản Thể Tâm của chúng ta đó, nhưng nhận ra nó phải là những vị A La Hán, lúc này có thể gọi đó là Phật tánh. Với vị A La Hán thì Phật Tánh chính là Tự Tánh Không, nhưng với Bậc Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) thì Phật Tánh không hẵn là KHÔNG, mà là vẫn CÓ, CÓ đó là có Trí Tuệ Đại Bát Nhã và có SỨC SỐNG BAO TRÙM PHÁP GIỚI. Hai tính này chỉ có bậc Toàn Giác mới phát hiện ra, diệu dụng được.

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
“Tự tánh có phải là Phật tánh không ?”

Thì vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

_ Nầy các Phạm Chí ! Ta nói tất cả chúng sanh đều không ngã. Ta cũng thường tuyên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh đó há chẳng phải là ngã ư ?

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-211_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết : chúng sanh vừa không có ngã (vô ngã) mà cũng vừa có ngã. Đức Phật nói Vô Ngã hay Có Ngã là tùy theo từng lời giảng. Theo chỗ hiểu của d/đ thì thân của chúng sanh là vô ngã, còn Phật tánh là ngã của chúng sanh.

Rồi cũng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói : Tánh của Phật tánh không thể chuyển đổi.

Cho nên, tánh không thể chuyển đổi của Phật tánh - là tự tánh. Tất cả chúng sanh đều có tự tánh này.


Còn sở dĩ có danh từ Phật tánh là vì các đức Phật lấy tự tánh làm tánh của Phật. d/đ hiểu điều này cũng do lời Phật giảng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Nếu có người thấy được mười hai nhơn duyên thời là thấy pháp, thấy pháp đó chính là thấy Phật. Phật đó chính là Phật tánh, vì tất cả chư Phật dùng đây làm tánh.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Chữ “đây” đức Phật dùng trong lời giảng này là chỉ cái thấy của tự tánh

Rồi sau đó đức Phật giải thích :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Ví như có người trong nhà có sữa lạc. Có người hỏi : Ông có tô không ? Đáp rằng tôi có. Lạc thiệt chẳng phải tô, do phương tiện khéo, chắc sẽ đặng tô, nên đáp rằng có tô.

Chúng sanh cũng như vậy tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa đây nên Phật thường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Cho nên, tự tánh tuy chỉ là chủng tử của Phật tánh. Nhưng cũng được gọi là Phật tánh.
Vì vậy, d/đ hiểu : Tự tánh cũng là Phật tánh


Còn tất cả chúng sanh đức Phật nói trong lời giảng này - là những chúng sanh có Phật tánh. Vì cũng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói : Phật tánh của chúng sanh là cảnh giới của chư Phật

Vì cảnh giới của Phật _ không có hư vọng. Trong khi, chúng sanh có thân hư vọng (không có Phật tánh) thì chúng sanh đó - là chúng sanh hư vọng. Cho nên, dầu có chúng sanh không có Phật tánh - thì cũng không được Phật tính kể trong lời giảng này.

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
“Tự tánh có phải là Phật tánh không ?”

Thì vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết : chúng sanh vừa không có ngã (vô ngã) mà cũng vừa có ngã. Đức Phật nói Vô Ngã hay Có Ngã là tùy theo từng lời giảng. Theo chỗ hiểu của d/đ thì thân của chúng sanh là vô ngã, còn Phật tánh là ngã của chúng sanh.

Rồi cũng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói : Tánh của Phật tánh không thể chuyển đổi.

Cho nên, tánh không thể chuyển đổi của Phật tánh - là tự tánh. Tất cả chúng sanh đều có tự tánh này.


Còn sở dĩ có danh từ Phật tánh là vì các đức Phật lấy tự tánh làm tánh của Phật. d/đ hiểu điều này cũng do lời Phật giảng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát :

Chữ “đây” đức Phật dùng trong lời giảng này là chỉ cái thấy của tự tánh

Rồi sau đó đức Phật giải thích :

Cho nên, tự tánh tuy chỉ là chủng tử của Phật tánh. Nhưng cũng được gọi là Phật tánh.
Vì vậy, d/đ hiểu : Tự tánh cũng là Phật tánh


Còn tất cả chúng sanh đức Phật nói trong lời giảng này - là những chúng sanh có Phật tánh. Vì cũng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói : Phật tánh của chúng sanh là cảnh giới của chư Phật

Vì cảnh giới của Phật _ không có hư vọng. Trong khi, chúng sanh có thân hư vọng (không có Phật tánh) thì chúng sanh đó - là chúng sanh hư vọng. Cho nên, dầu có chúng sanh không có Phật tánh - thì cũng không được Phật tính kể trong lời giảng này.

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Chào cô Diệu Đức,

Cô có thể nói rõ thêm câu :

còn Phật tánh là ngã của chúng sanh.

Thân.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Định,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Vì Phật nói :

_ Nầy các Phạm Chí ! Ta nói tất cả chúng sanh đều không ngã. Ta cũng thường tuyên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh đó há chẳng phải là ngã ư ?

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-211_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, Phật đã xác định Phật tánh là ngã của chúng sanh.
Còn chúng ta ai cũng biết thân người (nói riêng), thân chúng sanh (nói chung) - đều là vô ngã.

Nhưng vì ngoài thân, chúng ta còn có tâm. Và trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - đức Phật nói :

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ôngchấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-211_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì vì Phật nói : Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm - tức là đức Phật vẫn cho chúng ta chấp cái ấy là tâm. Và cái ấy mà đức Phật nói - là cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt. Cho nên, tâm của chính chúng ta cũng có sự suy-xét phân-biệt - chứ không phải chỉ có tâm vọng tưởng mới có sự suy-xét phân-biệt.

Nếu sự hay-biết của chúng ta do duyên với các trần - thì sự suy-xét phân-biệt đó - là của tâm vọng tưởng. Còn nếu sự hay biết của chúng ta không duyên với các trần - thì sự suy-xét phân-biệt đó - là của chính tâm chúng ta.

Cho nên, ngoài thân vô ngã và tâm vọng tưởng, chúng ta còn có một cái “tâm khác” nữa. Và cái hay-biết suy-xét phân-biệt của “tâm khác” này _ chính là Phật tánh. Do đó, đức Phật mới nói : Phật tánh là ngã của chúng sanh. Thật ra, nếu chúng ta chỉ có thân vô ngã và tâm vọng tưởng - thì chúng ta không thể nào tu thành Phật được. Chúng ta có thể tu thành Phật là vì chúng ta _ có ngã.

Còn đức Phật nói chúng ta vô ngã là vì chúng ta lầm nhận - sự suy-xét phân-biệt của chúng ta - do duyên với các trần là tâm của mình. Và do từ tâm vọng tưởng này mà sanh ra các tướng - kể cả thân vô ngã. Cho nên, lời Phật giảng về pháp vô ngã là chỉ ứng dụng cho chúng sanh mê. Còn khi chúng ta ngộ rồi thì thực hành theo lời Phật giảng về pháp ngã (Phật tánh).


Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Ai Thán - đức Phật cũng có nói với các thầy Tỳ Kheo :

“ Ngã” chính là thật nghĩa của “Phật”, “Thường” chính là thật nghĩa của”Pháp-Thân”, “Lạc” là thật nghĩa của “Niết-bàn”, “Tịnh” là thật nghĩa của “Pháp”.

Các thầy sao lại nói người có ngã thời kiêu-mạn cống-cao lưu chuyển sanh tử. Nếu các thầy nói rằng, tôi cũng tu tập pháp quán vô thường, khổ, vô ngã. Ba môn tu tập này không có thiệt nghĩa”.

Như-Lai sẽ nói ba pháp tu đặc thắng.


…………...
…………

Các thầy nên biết rằng chỗ tu pháp khỗ vô thường trước kia chẳng phải là chơn thật.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-2_17-211_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn Minh Định,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Vì Phật nói :

Cho nên, Phật đã xác định Phật tánh là ngã của chúng sanh.
Còn chúng ta ai cũng biết thân người (nói riêng), thân chúng sanh (nói chung) - đều là vô ngã.

Nhưng vì ngoài thân, chúng ta còn có tâm. Và trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - đức Phật nói :

Thì vì Phật nói : Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm - tức là đức Phật vẫn cho chúng ta chấp cái ấy là tâm. Và cái ấy mà đức Phật nói - là cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt. Cho nên, tâm của chính chúng ta cũng có sự suy-xét phân-biệt - chứ không phải chỉ có tâm vọng tưởng mới có sự suy-xét phân-biệt.

Nếu sự hay-biết của chúng ta do duyên với các trần - thì sự suy-xét phân-biệt đó - là của tâm vọng tưởng. Còn nếu sự hay biết của chúng ta không duyên với các trần - thì sự suy-xét phân-biệt đó - là của chính tâm chúng ta.

Cho nên, ngoài thân vô ngã và tâm vọng tưởng, chúng ta còn có một cái “tâm khác” nữa. Và cái hay-biết suy-xét phân-biệt của “tâm khác” này _ chính là Phật tánh. Do đó, đức Phật mới nói : Phật tánh là ngã của chúng sanh. Thật ra, nếu chúng ta chỉ có thân vô ngã và tâm vọng tưởng - thì chúng ta không thể nào tu thành Phật được. Chúng ta có thể tu thành Phật là vì chúng ta _ có ngã.

Còn đức Phật nói chúng ta vô ngã là vì chúng ta lầm nhận - sự suy-xét phân-biệt của chúng ta - do duyên với các trần là tâm của mình. Và do từ tâm vọng tưởng này mà sanh ra các tướng - kể cả thân vô ngã. Cho nên, lời Phật giảng về pháp vô ngã là chỉ ứng dụng cho chúng sanh mê. Còn khi chúng ta ngộ rồi thì thực hành theo lời Phật giảng về pháp ngã (Phật tánh).


Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Ai Thán - đức Phật cũng có nói với các thầy Tỳ Kheo :

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Cám ơn cô Diệu Đức đã trả lời.

Nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm vì theo tôi được biết con người chúng ta bao gồm Thân và Tâm.Tâm thì có tánh nên người ta hay gọi là tâm tánh.Phật tánh hay còn gọi là Tánh Giác là tánh căn bản,thường hằng của Tâm.Có câu "Tâm,Phật,chúng sinh" cả ba đều là Tâm.Tâm vô minh thì là chúng sinh,Tâm giác ngộ thì là Phật.Giác ngộ ở đây chính là tìm lại Chân Tâm,tức tìm lại Phật tánh.

Cho nên,theo như cô giải thích thì có nghĩa là Phật nói Phật tánh là Ngã của chúng sanh cũng tức là cái Tâm là Ngã của chúng sanh.Nếu vậy hình như cô rơi vào Thường Kiến rồi.

Minh định cũng trích trong đoạn Kinh Sư tử hống trên :

Nầy Thiện nam tử ! Phật tánh đây thiệt chẳng phải ngã, vì chúng sanh nên nói là ngã. Vì có nhơn duyên nên Như Lai nói vô ngã là ngã, mà thật là vô ngã. Dầu nói như vậy nhưng không hư vọng. Vì có nhơn duyên, Như Lai nói ngã là vô ngã, mà thiệt là có ngã. Vì thế giới chúng sanh nên dầu nói vô ngã mà không hư vọng. Phật tánh vô ngã Như Lai nói là ngã, vì Phật tánh là thường. Như Lai là ngã mà nói là vô ngã, vì được tự tại.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên