Kính Bạn VN:
muốn hiểu LÝ SỰ mà "chưa dứt hai bên" thì khó lắm .. chẳng hạn như những người ngày xưa:
- nói trong hiện tượng TRÁI TRÁO RƠI xuống đất... đã có LỰC VẠN VẬT HẤP DẪN hiện hữu trong hiện tượng đó rồi .. thì họ cũng không tin .. ??
Lý Do:
- vì lực giữa hai vật có thấy gì đâu ?
- vì lực giữa hai vật có nghe gì đâu ?
cho nên cũng như sự HỌC LÝ vậy thôi .. các định luật NEWTONS .. học hỏi để nhìn thấy "CÁI SỰ THẬT" không thể thấy, không thể nghe .. tiềm tàng và hiện hữu như vậy ...
- cho nên LỰC VẠN VẬT hấp dẫn .. tiềm tàng không thấy .. nhưng hiện hữu .. chứ đâu có phải là không có [smile]
cho nên, "cái HỌC" mà bạn VN đang nhấn mạnh đến, vẫn không phải là ĐI VÀO BÊN TRONG .. như là NEWTON, sử dụng các định luật Newtons để giải thích các hiện tượng chuyển động vật lý ...
- LÝ CHƠN NHƯ cũng hệt là như vậy ... hỏng hiểu thì khó mà xong .. [smile]
Nhưng mà ... nhân tiện bạn NONAME cũng có ở đây .. thì chúng ta thử TƯ DUY hai món mà bạn NONAME nói trong bài đầu tiên: TƯỞNG và THỨC để mà TU ...
a. ở đoạn đầu chúng ta nói tới các tâm sở tương ưng .. trong đó, hầu hết là HÀNH UẨN .. Các Tâm Sở được chứa đựng trong trí nhớ gọi là TƯỞNG [ở dạng các phân loại khác nhau .. dị tưởng ]
HÀNH --> THỨC
Tâm Sở trong Tưởng --> THỨC [bát thức ]
Ý nghĩa của Thức vì vậy ... gọi là LIỄU BIỆT VI NGHĨA .. có nghĩa là làm cho rõ ràng, người đó là ai .. hành động thế nào .. là cái gì .. và từ đó --> SINH RA DANH/SẮC của người đó luôn
*** cho nên hai chữ sau .. VI NGHĨA là nền tảng phân biệt .. các loại LIỄU BIỆT = CÁC THỨC đã làm ra rõ ràng ..
Khoan, bi giờ chúng ta bắt đầu đi tới những lời đức Phật dạy về TÌNH và TƯỞNG ... và chúng ta tạm đi vào MỐI TÌNH TRƯƠNG CHI MỴ NƯƠNG:
- anh nhà nghèo, hát hay thổi sáo giỏi, nhưng xấu trai .. và mê cô MỴ NƯƠNG con nhà giàu, đẹp gái .. mê tới CHẾT .. KHỐI TÌNH KHÔNG TAN
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật liệt kê 12 loại luân hồi có liên quan tới TÌNH VÀ TƯỞNG:
Phật bảo:
– A Nan nên biết! Diệu tánh sáng tỏ, lìa những danh tướng, vốn chẳng có thế giới chúng sanh. Do vọng có sanh, do sanh có diệt, sanh diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chơn, ấy tức là Vô Thượng Bồ Đề và Đại Niết Bàn, cũng là hai hiệu chuyển y của Như Lai (chuyển vọng giác thành Bồ Đề; chuyển sanh diệt thành Niết Bàn, gọi là hai hiệu chuyển y).
– A Nan! Nay ngươi muốn tu chơn Tam Ma Địa, thẳng đến Đại Niết Bàn, trước hết phải biết hai nhân điên đảo của thế giới và chúng sanh; nếu điên đảo chẳng sanh tức là chơn Tam Ma Địa của Như Lai.
– A Nan! Sao gọi là Chúng Sanh Điên Đảo? Do tánh sáng tỏ nơi Tâm, vì chấp tánh sáng tỏ, nên từ sáng tỏ ấy phát ra vọng tánh; tánh vọng thì kiến chấp sanh khởi, từ bổn lai vô, thành cứu cánh hữu. Cái năng hữu sở hữu này, chẳng có tướng năng nhân sở nhân và năng trụ sở trụ, trọn chẳng nguồn gốc. Từ chỗ vô trụ này, kiến lập thế giới và chúng sanh.
– Vì mê cái bổn tâm sáng tỏ, nên sanh ra hư vọng, tánh vọng chẳng tự thể, chẳng có chỗ nương tựa; toan muốn trở về chơn, thì cái “muốn chơn” ấy, đã chẳng phải là chơn tánh của Chơn Như. Chẳng chơn mà cầu trở về chơn, rõ ràng thành phi tướng, phi sanh phi trụ, phi tâm phi pháp, xoay vần phát sanh, sanh mãi không thôi, huân tập thành nghiệp, đồng nghiệp cảm nhau, do sự cảm nghiệp, nên có tương diệt tương sanh, do đó thành chúng sanh điên đảo.
– A Nan! Sao gọi là Thế Giới Điên Đảo? Do năng hữu sở hữu phân đoạn vọng sanh (phân đoạn sanh tử), từ đó an lập Giới (Không gian); từ chỗ chấp năng nhân sở nhân, năng trụ sở trụ, dời đổi chẳng ngừng, nên vọng lập Thế (Thời gian). Tam thế tứ phương hòa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành 12 loài.
– Vì giác tri của chúng sanh, nên trong thế giới, do động có thanh, do thanh có sắc, do sắc có hương, do hương có xúc, do xúc có vị, do vị biết pháp, sáu thứ vọng tưởng nhiễu loạn thành nghiệp tánh, nương theo tướng điên đảo luân chuyển này mà có 12 loài: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng, lưu chuyển chẳng ngừng.
l. A Nan! Bởi do thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, hòa hợp thành khối, vọng tưởng thăng trầm, vì thế nên có loài noãn sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài cá, chim, rùa, rắn, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
2. Bởi do thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, hòa hợp thành sanh, vọng tưởng ngang dọc, vì thế nên có loài thai sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như người, súc, rồng, tiên, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
3. Bởi do thế giới có chấp trước luân hồi, hướng về điên đảo, hòa hợp thành noãn (hơi ấm), vọng tưởng lăng xăng, vì thế nên có loài thấp sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài côn trùng, sâu bọ, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
4. Bởi do thế giới có biến dịch luân hồi, điên đảo về giả, hòa hợp thành xúc, vọng tưởng mới cũ, vì thế nên có loài hóa sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thối xác phi hành, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
5. Bởi do thế giới có ngăn ngại luân hồi, điên đảo về chướng, hòa hợp thành trước, vọng tưởng tinh sáng, vì thế nên có loài hữu sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như tất cả thần vật tinh sáng, đều hay dự đoán sự kiết hung, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
6. Bởi do thế giới có tiêu tán luân hồi, điên đảo về mê hoặc, hòa hợp thành ám (ám muội), vọng tưởng u ẩn, vì thế nên có loài vô sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như cõi vô Sắc và Thần Hư Không, cho đến quỷ mị u ẩn, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
7. Bởi do thế giới có mường tượng luân hồi, điên đảo về ảnh, hòa hợp thành nhớ, vọng tưởng thầm kết, vì thế nên loài hữu tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thần quỷ tinh linh, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
8. Bởi do thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si, hòa hợp thành ngu, vọng tưởng khô khan, vì thế nên có loài vô tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, tinh thần hóa ra đất, gỗ, kim thạch, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
9. Bởi do thế giới có đối đãi luân hồi, điên đảo về ngụy, hòa hợp thành nhiễm, vọng tưởng ỷ nhờ, vì thế nên có loài phi hữu sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thủy mẫu, lấy tôm làm mắt, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
10. Bởi do thế giới có dẫn dụ luân hồi, điên đảo về tánh, hòa hợp thành chú, vọng tưởng kêu gọi, vì thế nên có loài phi vô sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như loài chú nguyền rủa, yêu mị, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
11. Bởi do thế giới có hợp vọng luân hồi, điên đảo về mường tượng, hòa hợp thành dị, vọng tưởng xoay vòng, vì thế nên có loài phi hữu tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như loài tò vò, hay bắt con vật khác làm con mình, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.
12. Bởi do thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát (hại), hòa hợp thành quái, vọng tưởng ăn thịt cha mẹ, vì thế nên có loài phi vô tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như con thổ cưu và chim phá kính, ôm trái cây độc làm con, khi con lớn lên thì ăn luôn cả cha mẹ, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới. Ấy gọi là mười hai loại chúng sanh.
Chúng ta thử QUÁN SÁT "TÌNH và TƯỞNG" .. HÀNH --> THỨC ... ... TƯỞNG [bên trong nghĩ nhớ ] ---> THỨC [quyết định làm rõ ràng... ta là ai muốn gì .. VỌNG TƯỞNG cũng rõ ràng là vọng tưởng ]
vậy CHÚNG TA nếu thử ... xêp loại LUÂN HỒI MỐI TÌNH NÀY .. thì xếp loại và quán sao đây ? [smile]
muốn cùng thử SUY TƯ không ? [smile]
mà đúng không ?
hay chúng ta thử đặt lại câu hỏi một dạng khác ?
- liệu có thể không sử dụng: Tam Tánh .. Tam Lượng ... Tam Cảnh ... Thật - Giả, .. Có - Không ... những món "HOÀN TOÀN MỚI MẺ" như là môn học đó .. TƯỞNG - THỨC .. HÀNH - THỨC ..
mà không cần đến cũng HIỂU ĐƯỢC 12 LOẠI LUÂN HỒI KHÔNG ?
--> chắc chắn và có lẽ ... là KHÔNG .. bởi vì .. chúng ta không phải là những người "CÓ THỂ NHÌN TRÁI TÁO RƠI MÀ THẤY LỰC [the force]" như vậy ...
hay thế giới chúng ta sống .. ít có người có đặc tính thiên tài bẩm sinh có thể "NHÌN THẤY THE FORCE" như vậy ...
cho nên .. chỗ HỌC là chỗ đó .. và cái LÝ NHẮT QUÁN của mô hình LÝ TRỊ [age of reasonings] .. là chỗ đó ..
mà đúng không ?
:lol: :lol: