Chánh phật pháp luận bàn

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Noname thật không muốn trả lời những vấn đề thuộc về cơ bản, tuy vậy thấy đạo hữu gặng hỏi nhiều lần nên Noname mạn phép trả lời cho đạo hữu như sau:

Vô minh duyên hành, ví dụ khi mỗi người chết đi, do chưa liễu tri tại giây phút ấy tâm trí mù mịt,

gọi là vô minh nên khi người ta chết thì cái còn lại là vô minh,

khi ấy khối nghiệp vẫn không ngừng hoạt động,

vì các hành nghiệp này tương ưng với vô minh do nó được tạo ra với nhân vô minh nên vô minh duyên hành, có hành cái vô minh ấy lại đi luân hồi theo hành nên nói nghiệp đi luân hồi,

vậy nên người ta đi luân hồi không nhớ được kiếp trước của mình chính vì bản chất của vô minh nó vậy chứ không có cái gì gọi là cầu Nại Hà hay cháo lú gì ở đây cả.

Cho đến lúc này cái luân hồi ấy vẫn tiếp tục, cái hành nghiệp ấy theo luật tương ưng lại tương ưng với thế giới giống nó thì nó đến thế giới ấy nên không ai chọn được nơi sinh, rồi ở trong thế giới tương ưng ấy hành nghiệp ấy duyên với pháp kiến tạo mà tạo ra thức ví dụ duyên với pháp tạo ra người thì tạo ra thức người, duyên với pháp tạo ra trâu bò thì tạo ra thức trâu bò...vv.

Vậy nhé! Thân chào hiền hữu!


Kính bạn Noname:

Tui rất thích câu trả lời của bạn .. vì đó là ĐI CON ĐƯỜNG CỦA MẶT TRỜI ... để chiếu tan VÔ MINH


Đi Con Đường của Như Lai .. thì phải chiếu tan được VÔ MINH .. VÔ SỞ HÀNH

Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như".

Phật giáo Mật Tông còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na", dịch ý nghĩa là "Đại Nhật Như Lai".

Theo tiếng Phạn, "Tỳ Lô Giá Na" là tên gọi khác của Mặt Trời.

Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt;

tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian,

-->> xóa tan đêm tối vô minh.



Nhưng tui thích nhất là bạn dùng chữ "NHỚ" để đối với chữ "QUÊN" = VÔ MINH ... vì thấy NHƯ LAI .. kể như là NHỚ được tất cả tiền kiếp ...

- một cảnh giới XUẤT THẾ [smile]



một ngày nào đó ... nếu ÁNH DƯƠNG sẽ không còn .. loài người chìm trong đêm GIÁ BĂNG ..

và tình người sẽ .. tan đi như là giấc mơ

yêu thương chỉ còn trong dĩ vãng ... [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Thân chào đạo hữu doccoden!
Đầu tiên Noname muốn đạo hữu hiểu cho rằng ở trên Noname nói không hiểu nhau là do hệ tư tưởng khác nhau. Nhưng đứng trên cùng 1 tư tưởng cụ thể ở đây là giáo Pháp của đức Thích Ca thì khái niệm phải thống nhất, giống như trong hệ thập phân thì 1+1 phải bằng 2 không thể khác được, nên đừng nói 1+1 bằng 3 rồi đổ tại do không thống nhất khái niệm nghe chán lắm!

Noname thật không muốn trả lời những vấn đề thuộc về cơ bản, tuy vậy thấy đạo hữu gặng hỏi nhiều lần nên Noname mạn phép trả lời cho đạo hữu như sau:
Vô minh duyên hành, ví dụ khi mỗi người chết đi, do chưa liễu tri tại giây phút ấy tâm trí mù mịt, gọi là vô minh nên khi người ta chết thì cái còn lại là vô minh, khi ấy khối nghiệp vẫn không ngừng hoạt động, vì các hành nghiệp này tương ưng với vô minh do nó được tạo ra với nhân vô minh nên vô minh duyên hành, có hành cái vô minh ấy lại đi luân hồi theo hành nên nói nghiệp đi luân hồi, vậy nên người ta đi luân hồi không nhớ được kiếp trước của mình chính vì bản chất của vô minh nó vậy chứ không có cái gì gọi là cầu Nại Hà hay cháo lú gì ở đây cả. Cho đến lúc này cái luân hồi ấy vẫn tiếp tục, cái hành nghiệp ấy theo luật tương ưng lại tương ưng với thế giới giống nó thì nó đến thế giới ấy nên không ai chọn được nơi sinh, rồi ở trong thế giới tương ưng ấy hành nghiệp ấy duyên với pháp kiến tạo mà tạo ra thức ví dụ duyên với pháp tạo ra người thì tạo ra thức người, duyên với pháp tạo ra trâu bò thì tạo ra thức trâu bò...vv.
Vậy nhé! Thân chào hiền hữu!

Cảm ơn Noname đã giải thích. Tuy nhiên còn phần 'Thức tạo Danh sắc' nữa, đây là phần rất quan trọng nhưng bạn lại bỏ qua.

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn, không thể đổ lỗi là 'do không thống nhất khái niệm' mà thực chất là do hiểu sai Phật pháp. Mỗi người hiểu mỗi cách khác nhau do căn cơ trí tuệ khác biệt, do đó mới có cái 'Chánh Phật pháp luận bàn' để phân tích những điều đúng sai của từng quan điểm đó.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính Bạn Noname và Doccoden:

Có một đoạn kinh KLL kính trình các bạn đồng duyệt ... [smile]

"Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy,"

-->> vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí.

Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp.

Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây".

Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cũng với các nét đại cương và các chi tiết. - Kinh Trung Bộ, Kinh Thứ 60, Kinh Không Gì Chuyển Hướng

*** Đoạn kinh "với tâm định tĩnh này" xuất hiện trong rất nhiều bộ kinh ... chắc chắn và có lẽ là có một vài lý do chính .. [smile]



Người NHỚ hết tât cả mọi chi tiết... cũng là người "CHỨNG KIẾN" tất cả mọi chi tiết ... tính từ khi ... tất cả những KHÁI NIỆM bắt đầu [smile]


KLL
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Vị ấy nhờ cái gì để 'nhớ hết tất cả mọi chi tiết' vậy cu Tèo?

(Câu này còn dùng để hỏi Noname, nhưng chờ bạn ấy thuyết giảng xong cái đã rồi gom lại hỏi luôn một lần.)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha hâ .. đặc kính "CU ĐEN" [smile]:

- mỗi một câu truyện .. có người NHỚ để thuật lại câu truyện đó ... là NHỜ CÓ NGƯỜI Ở ĐÓ CHỨNG KIẾN CÂU TRUYỆN ĐÓ


- cũng vậy thôi ... mỗi một kiếp sống .. có người NHỚ từng kiếp sống để thuật lại ... là NHỜ CÓ NGƯỜI CHỨNG KIẾN "TẤT CẢ MỌI KIẾP SỐNG"


nhưng trước khi NHỜ CÓ NGƯỜI CHỨNG KIẾN đó xuất hiện .. thì cũng phải hiểu: MỖI MỘT KIẾP SỐNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ... và LÀM SAO SINH RA .. làm sao hoạt động .. làm sao kết thúc ..

- AH .. kể ra .. là cũng nhờ CÓ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN ...


Và cũng nhờ có những NHÂN TỐ để THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN xảy ra .. như là: Ngũ Uẩn, Lục Nhập, Thập Nhị Xứ, Thập Bát Giới .. và Thất Đại ...

-->> NÓI NHỜ .. thì phải NHỜ HẾT [smile]

mà đúng không ?



À nhưng mà có lẽ là nói lên một câu này:

- NGƯỜI CHỨNG KIẾN ... là người .. luôn luôn tham dự ... vậy mới gọi là chứng kiến chứ ... phải hông ?


Có một đoạn kinh có lẽ thích hợp .. nên kính trình để bạn đồng duyệt:

(13. Thân do ý)

Lại nữa, này Udayi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. Ví như, này Udayi, một người rút một cây lau ra ngoài vỏ, người ấy nghĩ: "Ðây là vỏ, đây là cây lau, vỏ khác, cây lau khác, và cây lau từ vỏ rút ra". Ví như, này Udayi, một người rút thanh kiếm từ bao kiếm. Người ấy nghĩ: "Ðây là thanh kiếm, đây là bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác; và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Ví như, này Udayi, một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: "Ðây là con rắn, đây là xác rắn; con rắn khác, xác rắn khác; và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra". Cũng vậy, này Udayi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử . Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. Và ở đây, này Udayi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn. - 77. Ðại kinh Sakuludàyi (Mahàsakuludàyin sutta), Kinh Trung Bộ



Ý dẫn đầu các pháp

Ý tạo tác làm chủ

cho nên "THÂN DO Ý" = TRẢI NGHIỆM ĐƯỢC HOÀI .. cũng là CON ĐƯỜNG "NHỚ LẠI" .... do đi vào trong ..


từ từ loại bỏ "NHỮNG KHÁI NIỆM" bao quanh làm mờ ý thức trước ... [smile]

mà đúng không ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính các bạn:

À hôm nọ có tới đoạn:

i. Thọ --> là GỐC của ÁI

ii. Tưởng --> là GỐC của KIẾN và TƯ DUY ... là nền tảng của Chánh Kiến và Chánh Tư Duy [smile .. chắc chắn và có lẽ thôi ... ]


Sáng nay KLL đọc lại một số đoạn kinh Trường Bộ .. thấy có đoạn sau (ii) ... nên kính trình để các bạn đồng duyệt:


Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến.

Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi.

--> Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, từ đấy những bất thiện tư duy sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ở đây, những bất thiện tư duy được trừ diệt, không có dư tàn.

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy? Ở đây, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không được sanh khởi... khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm; khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy.

Này Thợ mộc, thế nào là thiện tư duy? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến.

Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi.

--> Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: ly dục tưởng, vô sân tưởng, bất hại tưởng, từ đấy sanh khởi là những thiện tư duy.
- 78. Kinh Samanamandikà
(Samanamandikàputta sutta), Kinh Trung Bộ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn VN:

thật ra ... phương pháp nếu trình bày thì đơn giản vô cùng:

là TRĂNG [nhất tâm] .. bị che bởi một đám mây ... là dòng THÂN KIẾN

khi từ từ .. lân lượt VÉN HẾT DÒNG THÂN KIẾN ĐI ... SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ... vén hết tất cả những KHÁI NIỆM đó đi ..

--->>> chì đó là CHÁNH ĐỊNH .. tức là NHẤT TÂM ...

*** cho nên .. tất cả những gì chúng ta nói rõ ràng ra ... chính là để dùng LOẠI TRỪ KIẾT SỬ ĐẦU TIÊN: THÂN KIẾN [smile ... phải hông ? ]



cho nên .. tiện đây, thì KLL cũng kính trình KINH THỨ 44 trong Kinh Trung Bộ: Tiểu Kinh Phương Quảng .. có vài đoạn có đặc tính CHÌA KHÓA


(Thân kiến)

-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?

-- Ở đây, Hiền giả Visakha,

kẻ vô văn phàm phu:

- không đến yết kiến các bậc Thánh,

- không thuần thục pháp các bậc Thánh,

- không tu tập pháp các bậc Thánh,

- không đến yết kiến các bậc Chân nhân,

- không thuần thục pháp các bậc Chân nhân,

- không tu tập pháp các bậc Chân nhân,

---> xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc;

---> xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ;

---> xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng;

---> xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;

---> xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức.

-->> Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

*** cho nên .. THÂN KIẾN .. chinh là đám mây KHÁI NIỆM đó .. cần được vén đi ...



-- Thưa Ni sư, thế nào là không phải thân kiến?

-- Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Ða văn Thánh đệ tử đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc; không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ; không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng; không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành; không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là không có thân kiến.



(Ðịnh)

-- Thưa Ni sư thế nào là định, thế nào là định tướng, thế nào là định tư cụ, thế nào là định tu tập?


-- Hiền giả Visakha,

nhất tâm là định,

Bốn Niệm Xứ là định tướng,

Bốn Tinh cần là định tư cụ, sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.


*** cho nên .. vén hết đám mây .. hay có lúc, do PHÁP HÀNH "ĐÚNG LÚC ĐÚNG CHỖ" .. ĐÁM MÂY CÓ LỖ THỦNG ... NHẤT TÂM XUẤT HIỆN .. nhưng thông thường người không biết cũng chả biết nó là gì luôn .. chỉ lúc đó thấy hay hay quyến luyến một tí thôi [smile]



Mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah aha ... kính bạn VN: dạ phải [smile]

đi con đường của ĐẠI Y VƯƠNG .. trong nhà từ từ .. sẽ có nhiều VỊ THUỐC

KHO THUỐC của ĐẠI Y VƯƠNG là gì nhỉ ?? [smile]

mà đúng không ?


có một câu truyện ... về một Đại Phu .. ông chuyên vào rừng hái thuốc ..

có người hỏi:

- Kho Thuốc của ông đâu ?

Ổng chỉ tay vào rừng:

- thì là ở trong Rừng ... [smile]


người ấy lắc đầu không tin nói:

- trong rừng toàn là lá với cây .. thuốc đâu mà thuốc


vị đại phu cũng lắc đầu cười:

- mỗi ngày tui vẫn vào rừng hái thuốc ....

*** hai người đó ..

một người THẤY RỪNG là KHO THUỐC ..

một người CHỈ THẤY RỪNG chỉ là LÁ VÀ CÂY thôi ...


phải hông ? [smile]


-->> cho nên chỗ KHÁC NHAU là CÁI DỤNG của RỪNG [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn VN:

không phải là một cách xắt thuốc ... mà là CÓ HAI LOẠI NGƯỜI:

- một người biết trong RỪNG có thuốc .. biết DỤNG RỪNG làm thuốc [phẩm tâm phương tiện, kinh Pháp Hoa]

--> loại người này đức Phật gọi trong Kinh Đại Pháp Hành, Kinh Trung Bộ là: NGƯỜI TRÍ




- một người KHÔNG BIẾT trong RỪNG có thuốc .. không biết trong RỪNG là THUỐC có thể DỤNG ... loại người này trong KINH ĐẠI PHÁP HÀNH, KINH TRUNG BỘ, đức Phật gọi là người VÔ TRÍ

mà TÂM chính là CÁI RỪNG [smile .. chắc chắn và có lẽ là AI CŨNG CÓ MỘT CÁI RỪNG ...]


KLL trích đoạn người CÓ TRÍ trong kinh này .. để mọi người đồng duyệt:


(Người trí)

i. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: "Pháp hành này hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ". Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chơn,

-->> vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này.

Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.


ii. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: "Pháp hành này hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ".

--> Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này.

Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.



iii. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: "Pháp này hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc".

-->> Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.



iv. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: "Pháp hành này hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc".

---> Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, do không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.



như vậy là do CÓ TRÍ với BỐN LOẠI PHÁP khác nhau ... của MỘT KHU RỪNG [smile]


phải hông ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
À mà tí xíu quên:

84,000 pháp môn là cách tính dựa trên 250 tỳ kheo giới:

250 tỳ kheo giới * 4 oai nghi * 3 tụ tịnh giới * 7 nghiệp thân khẩu (3 nghiệp thân, 4 nghiệp khẩu) * 4 độc (tham, sân, si, mạt na) = 84,000

tuy nhiên .. con số đó .. không nghiều ... [chưa phải là TẤT CẢ CỦA MỘT KHU RỪNG ] ... nếu tính kỹ hơn .. còn nhiều hơn ...

mà đúng không ?


GIỚI = PHÒNG PHI CHỈ ÁC ...

cho nên tác dụng của mỗi TỲ KHEO GIỚI cũng là DỤNG TÂM = như là một vị thuốc thôi ... [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... phật đạo tu hành tại tâm .. cho nên tâm là căn bản ...

nên cũng có một câu truyện vui vui


có một người lắm bịnh hỏi:

- thuốc ở đâu ra ?


thì vị đại phu đó nói:

- thuốc ở trong rừng


người ấy nói: chúng ta ở vùng biển .. NHA TRANG ... có thấy rừng nào đâu ?

Vị đại phu ấy chỉ tay vào bức tranh đức Phật đang giảng kinh ở Vườn Lộc Uyển nói:

- chắc chắn ĐÓ LÀ KHU RỪNG CÓ ĐẦY THUỐC [smile]


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn VN:

Cũng không hẳn là vậy .. ở khía cạnh SÁNG TẠO, thì "HIỆN TƯỢNG GIÁC NGỘ" có thể nói là phát minh độc đáo của Phật Môn ...


Tuy nhiên, cũng như một môn học vậy .. có người khởi môn phát minh ra môn học đó, rùi từ từ thời gian trôi đi .. thể nào cũng có ngày có người không phải là Phật Tử học được chẳng hạn ... [smile]

từ thời gian đức Phật tới bây giờ đã mấy ngàn năm rồi... cho nên, chắn chắn và có lẽ ở thời này hay thời khác cũng có nhiều người học được .. và giáo lý của đức Phật trở thành "phổ quát" và lan rộng hơn, không nhất thiết còn bị giới hạn chỉ ở trong Phật Môn nữa ... [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Kính bạn VN:

Cũng không hẳn là vậy .. ở khía cạnh SÁNG TẠO, thì "HIỆN TƯỢNG GIÁC NGỘ" có thể nói là phát minh độc đáo của Phật Môn ...


Tuy nhiên, cũng như một môn học vậy .. có người khởi môn phát minh ra môn học đó, rùi từ từ thời gian trôi đi .. thể nào cũng có ngày có người không phải là Phật Tử học được chẳng hạn ... [smile]

từ thời gian đức Phật tới bây giờ đã mấy ngàn năm rồi... cho nên, chắn chắn và có lẽ ở thời này hay thời khác cũng có nhiều người học được .. và giáo lý của đức Phật trở thành "phổ quát" và lan rộng hơn, không nhất thiết còn bị giới hạn chỉ ở trong Phật Môn nữa ... [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:

Cái anh bạn đồng khố Thiên Không của Đại Ca mô rồi, dán xong hai cái tranh là lủi mất con mẹ hàng lươn hà. hahahahaahhahahahaha......ít ra thì cũng đừng khóa cổng rào tường, đằng này cứ như là bảy chú lùn dấu nàng Bạch Tuyết . hahahaahahahahahahaha.......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. đâu biết .. hôm qua tui mới thấy TK cũng ở đây mà ..[smile]

Hai bức tranh đó có một chút ý nghĩa đó .. tui cũng không biết bạn TK có biết ý nghĩa đằng sau hai bức tranh đó không ... để mai mốt gặp tui cũng hỏi luôn ..

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Thân chào các vị đạo hữu.
Hôm nay noname xin mạn phép lập toppic này để mạn đàm về 1 vấn đề mà cả thế giới phật giáo hiện nay từ tây sang đông, từ cổ chí kim vẫn rất mung lung và tốn nhiều giấy mực để bàn luận. Vâng vấn đề được đặt ra và gây nhiều tranh luận là: phật pháp nào mới thực sự là giáo pháp mà đức thích ca mâu ni thực sự đã truyền dạy? Từ vấn đề lớn này lại nảy sinh ra nhiều vấn đề cũng rất lớn, quyết định trực tiếp tới việc chọn đường lối tu tập như: nếu 84000 pháp đều là phật pháp thì khi xưa đức phật thuyết pháp của ngài để làm gì? Hay vấn đề mạo danh phật pháp có thật sự tồn tại không?..vv...
Ở đây để làm rõ vấn đề này noname xin được dùng những định nghĩa những khái niệm chắc chắn là do đức phật thuyết hòng làm thấu tỏ chân lý, thấy rõ thật và giả, trắng và đen, chân thật hay giả dối, mạo nhận hay thật là.
Vâng đầu tiên là ngũ uẩn.
Phật dạy mỗi chúng ta đều do và chỉ do 5 uẩn hợp thành. Đến đây lại một câu hỏi lớn được đặt ra là: nếu mỗi chúng ta đều chỉ có như vậy thì mỗi chúng ta sẽ dùng cái gì để tu tập thành Phật đây?
Rõ ràng rằng trong 5 thứ này chỉ có 2 thứ có thể nhận biết thế giới ta có thể xử dụng để tu tập được đó là tưởng và thức.
Tới đây noname xin được tiếp tục mạn đàm với các vị đạo hữu về tưởng và thức.
Vâng trước 1 vấn đề lớn thì đầu tiên chúng ta cần phải nhìn cho rộng và suy cho kỹ. Vậy trước hết hãy nhìn cho rộng đã nhé!
Như tất cả chúng ta đều đã biết câu hỏi lớn của triết học là: vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? theo duy vật thì rõ ràng và hiển nhiên là vật chất quyết định ý thức. Vâng chính cách hiểu này đã khiến con người duy vật không bao giờ thoát khỏi tái sinh luân hồi hết, dù khoa học có tiến bộ đến đâu, dù con người có tiến hóa đến đâu thì vẫn cứ và mãi mãi đi luân hồi đều đều hết, không bao giờ thoát vòng luẩn quẩn này. Theo trường phái duy tâm thì ý thức quyết định vật chất. Hai trường phái quan niệm trái ngược nhau vậy trường phái nào sai? Xưa nay hai phái đều chưa thống nhất được với nhau. Tại sao vậy? Bởi mọi trường phái duy tâm đều chưa đi đến chỗ tận cùng của nó đó là giải thoát. Chỉ có duy nhất 1 người đã chỉ ra được chân lý đó là đức phật thích ca. Chân lý mà ngài chứng ngộ cho thấy rằng chẳng có trường phái nào sai cả. Vậy vấn đề thật chất là phải hiểu thế nào cho đúng? Noname xin có lý giải như sau:
Đầu tiên duy vật và duy tâm có sự không đồng nhất về khái niệm. Thực ra cái ý thức mà duy vật và duy tâm đang đề cập đến ở trên là hoàn toàn khác nhau, mà cái khác nhau ở đây là ý thức mà duy vật hiểu là cái nhận biết do danh sắc sinh hay cái biết này thực chất là tưởng thức, mà tưởng thức thì lệ thuộc vào sắc hay nhờ sắc mà tưởng hoạt động nên duy vật nói: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
Cái thức mà đạo phật quan niệm là cái thức do hành sinh rồi cái thức này mới duyên ra danh sắc vậy nên nói ý thức có trước vật chất có sau ý thức quyết định vật chất.
Vâng ở đời đôi khi tranh luận tái hồi cuối cùng chỉ đơn giản là không hiểu nhau, không ai chịu dừng lại mà lắng nghe, hay buông bỏ mà tiếp thu.
(còn nữa)

Những cái do trí não và giác quan làm nên là các pháp nhân duyên nương tựa nhau, trong một ngữ cảnh cụ thể thì hiện hữu trước sau (tương đối), còn nếu bàn đến thực chất thì đó là bàn về cái tuyệt đối, bàn tuyệt đối mà luận trước sau là trật đường ray xe lửa rồi.

Ai đã lãnh hội tương đối-tuyệt đối thông thạo qua lại hai chiều sẽ không thắc mắc và giải thích như bạn nữa.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Phật môn nên được hiểu như thế nào mới đúng? Nhất thiết dùng tiếng Ấn, tiếng Hoa? Dịch sang tiếng Việt liền thành chữ "Phật"?

Trước Đức Thích Ca, liệu có vị Phật nào nữa không?

Trước khi lịch sử nhân loại bắt đầu, liệu còn lịch sử nhân loại nào khác không? Thành trụ hoại diệt, bắt đầu rồi kết thúc?

Nếu thuốc nằm ở trong tâm, vậy chẳng phải nói thuốc không chỉ nằm trong tay Đức Phật?


ha ha ha a.. kính bạn VN:

đúng là phật đạo tu hành tại TÂM ... nhưng chữ "TÂM" này = vốn là một khám phá ... mởi mẻ ...

- chắc chắn trong nội phạm trù bài viết này cũng có thọ tưởng hành thức, thập nhị nhân duyên, giả - thật, có - không, nhất - nhị ... vv. ... tất cả những thứ đó, chẳng phải là MỚI MẺ SAO ? ... chúng ta có nhiều người nghe cũng chả biết đó nghĩa gì ... mà bây giờ có người học tới bằng cấp cao trong khoa học cũng thấy MỚI MẺ và LẠ LẨM như vậy thôi ... bởi vì đó là một môn học hoàn toàn khác lạ ... [smile]

- nói thiệt ra là nhiều người cũng tu .. nhưng "CÁI KHÁM PHÁ CHỮ TÂM" của họ = lại không mới mẻ .. không đầy sáng tạo như là đức Phật đã từng làm: VẠN PHÁP TỰ TÂM SINH


Cũng như bất kỳ môn học nào, thí dụ như là VẬT LÝ HỌC ... thường có tên gọi khác: VẬT LÝ CHÍNH LÀ SỰ SỐNG [physics is life] .. đó là bởi vì những hiện tượng VẬT LÝ có mặt trong đời sống bình thường ..

- nhưng những quy luật hệ thống đó, cả nhân loại cũng chỉ có một số người ĐẶC BIỆT mới khám phá ra được ... và những người học được cũng phải công nhận: ĐÚNG LÀ GIỐNG HỆT NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG thiệt ...


bạn biết được những quy luật, định luật vật lý .. bạn đã là vật lý gia ... phải không ? ... còn không thì đâu có phải ..


chúng ta bắt đầu đi từ NHỮNG BỘ LẠC RỪNG NÚI, họ không biết nhiều những định luật tự nhiên, vật lý

- đời sống của họ vất vả, không có nhiều dụng cu, phương tiện y học, dụng cụ vật liệu sản xuất .. đời sống lam lũ, bần hàn .. vv.


rùi chúng ta đi vào những phố thị, ở đó .. cũng vẫn là sự sống, nhưng những quy luật vật lý được tận dụng ..

và như thế chúng ta thấy .. những nền văn minh văn hóa khác nhau .. cũng là do VẬT LÝ chẳng hạn


cũng vậy .. nếu chúng ta đi từ thời CỔ ĐẠI ĐỒ ĐÁ .. cho tới VĂN MINH KHOA HỌC KỸ THUẬT thời nay. ..

cũng vẫn là sự sống, cũng vẫn là những quy luật, định luật vật lý luôn có đó ..

nhưng những người biết thì là NỀN VĂN MINH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC

còn những người không biết .. thì lại là XÃ HỘI khác



BẠN muốn bay lên trời .. như máy bay ..

- Biết những quy luật, định luật vật lý . .biết những khám phá vật lý thì làm được .. còn không thì không làm được [smile]


Cũng thế thôi, muốn dùng TÂM như là THUỐC nhiều như trong rừng .. biết PHẬT LÝ thì làm được, không biết thì không làm được ...

- và môn học "Phật Pháp" thì thường ở trong phật giáo .. chắc chắn và có lẽ là chữ "GIÁO" cũng phải là DO CÓ HỌC MỚI CÓ ... phải không ? [smile]


bạn biết được những quy luật, định luật của CHƠN NHƯ .. bạn đã là ..... QUY TỔ QUY TÔNG .. gặp nhiều người trong số họ lắm rồi ... phải không ? ... còn không thì đâu có phải và cũng đâu có gặp được ai ... đúng không ? [smile]


mà đúng không ?




rất nhiều khi, chúng ta cũng gặp những người nói:

- Vật Lý là sự sống ... nhưng đằng sau đó, cả một trời MỚI MẺ của những định luật quy luật VẬT LÝ lại hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với họ ... những người này cũng không phải là VẬT LÝ GIA ... [smile]


đúng ở khia cạnh khác .. cũng vẫn là MỘT NGƯỜI và cũng vẫn CÓ NGUYÊN CẢ CÁNH RỪNG .. nhưng TRONG RỪNG KHÔNG CÓ THUỐC

- thuốc ở đâu mà thuốc ? [smile]

mà đúng không ?



:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha ... À có một câu truyện này tui học được của La Fontaine từ một cuốn sách do Học Giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, người viết Cổ Học Tinh Hoa [smile]

La Fontaine nói:

- cái gì THUÂN LÝ thì dễ nghe và dễ truyền đạt, dễ nhớ và dễ thực hành.

** sở dĩ dễ nghe, dễ hiểu, dễ truyền đạt .. là bởi vì nó "CẬN KỀ với ĐỜI SỐNG" của mỗi người, nên cái LÝ ĐÓ, ai cũng đem ra thực hành, trải nghiệm .. và họ thấy đúng .. thấy làm được .. thấy có lý ..

mặc dù: họ không phải là người LÀM RA CÁI LÝ ĐÓ .. và cũng có lẽ là người KHÔNG HIỂU HẾT TẤT CẢ CÁI LÝ đó .. nhưng cũng thấy có lợi ích và tôn trọng .. [smile]



Nói đúng ra, là hồi tui đọc cổ học tinh hoa lần đầu còn quá nhỏ, đọc lời này cũng chả hiểu gì hết .. sau này, đọc đi đọc lại nhiều lần .. thấy thấm thía .. rùi lại đọc qua một cuốn sách khác, một lời tựa khác do Học Giả Nguyễn Hiến Lê dịch thuật thì tui lại hiểu ra ... vì ổng nói:

- chúng ta đang sống ở thời đại LÝ TRỊ [age of reasonings] ... La Fontaine quan niệm, ở trong thời đại lý trị .. thì CÁI LÝ như là một SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT từ trên xuống dưới, như là ngày xưa, người ta dùng sợi dây xuyên qua những đồng tiền có lỗ vuông gọi là khổng phương, thì sợi dây đó gọi là NHẤT QUÁN.


Như vậy, La Fontaine vẽ ra một MÔ HÌNH của LÝ TRỊ:

- lây thí dụ như là VẬT LÝ HỌC ... chúng ta sống ở thời này .. người biết ít .. thì biết mình biết ít ...

- người được học nhiều vật lý .. trở thành nhà chế tạo, phát minh .. thì là người biết nhiều

nhưng ở thời đại "VẬT LÝ TRỊ" thì cái LÝ VẬT LÝ ... không ai không tôn trọng nó hêt, bởi vì họ đồng hiểu: CÁI "LÝ" của VẬT LÝ như là SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT TẤT CẢ NHỮNG ĐỒNG TIỀN LỢI ÍCH ...

vì vậy từ trên xuống dưới, người này người kia .. không hề có MÂU THUẤN GÌ .. là bởi vì đó là "THỜI ĐẠI LÝ TRỊ" ... và đó là mô hình LÝ TRỊ mà LA FONTAINE nói người thời nay sử dụng rất là nhiều

và nó có mặt ở khắp mọi nơi .. đủ mọi ngành nghề .. môn học .. nên chúng ta luôn thấy có:

- những HIỆP HỘI CHUYÊN MÔN ... những tổ chức làm ra, hệ thống hoá những môn học, dụng cụ lợi ích chả hạn .. [smile]


trong Dịch Học cũng có môt quẻ trùng quái nói tới mô hình "LÝ TRỊ" đó là quẻ LÝ ... mà có một câu miêu tả nó hết sức cô đọng:

- LÝ DẪM ĐUÔI HÙM .. HÙM chả cắn ... là bởi vì trong HÙM, chính là LÝ .... trong LÝ tức là HÙM ... cho nên thời đại này, trên dưới đồng thuận một lý .. dù là NGƯỜI DỮ NHẤT LÀ CON CỌP [smile]: cũng đồng thuận với cái LÝ ĐÓ ...


tui thấy mô hình các THẾ GIỚI của các VỊ PHẬT cũng vậy .. cũng rất là "LÝ TRỊ" bởi vì trong đó .. dù là đủ loại rồng người quỷ ma .. thiên vương đại tiểu súc bồ tát thinh văn gì đó ..

-->> NÓI RA CÂU NÀO thì HỌ CŨNG "ĐỒNG MỘT LÝ" ... với vị GIÁO CHỦ của THẾ GIỚI đó ... và chỗ đó ... là mô hình: LÝ TRỊ NHẤT QUÁN ...


cũng có thể kiến tạo và xây dựng được trong khuôn khổ nhỏ .. trong khuôn khổ lớn .. vv.

--> thi gọi là TINH THẦN LỤC HÒA .. của những người XUẤT GIA hay sử dụng chẳng hạn ...

mà đúng không ?



Vì vậy, chắc chắn và có lẽ là phật tử .. ai cũng QUY Y = TAM TỰ QUY là vì cái lẽ đó ... cái LÝ ở trong TAM "TỰ QUY" đã là SỢI CHỈ NHẤT QUÁN XUYÊN SUỐT chiều dài tam thiên đại thế giới của những người theo học hỏi PHẬT PHÁP .. PHẬT và TĂNG ..

cho nên .. nếu không có cái LÝ này .. thì con đường học và con đường đi QUY TỔ QUY TÔNG .. CÔ ĐƠN LẮM [smile]

mà chúng ta ..

AI HIỂU, BIẾT được nội dung của TAM TỰ QUY như vậy .. thì mới đúng là đã TAM "TỰ QUY" ... một CÁI LÝ XUYÊN SUỐT tất cả CÁC THẾ GIỚI của các VỊ PHẬT CHƯ TỔ, TĂNG, VẠN PHÁP

-->> ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ .. hay là LÝ CHƠN NHƯ


mà đúng không ?




:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha.. kính bạn VN:

i. đúng là Trái Táo rớt xuống đất có phi thường gì đâu ?

- trong sự sống, người ta thấy táo chín rụng là chuyện thường thôi ... nhưng người ngồi coi thấy hiện tượng đó, phát hiện ra có ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN .. lai là nhà VẬT LÝ HỌC PHI THƯỜNG ... NEWTON .. đúng không ? [smile]

--->> VÀ ÁP DỤNG của định luật vạn vật hấp dẫn đó .. có hay không ? [smile]

cái lý đó .. đối với người KHÁM PHÁ RA NÓ = rất đơn giản ..

nhưng đối với những học trò học VẬT LÝ .. có bạn trẻ nào học ba định luật NEWTON, rùi những bài toán vật lý .. những phương pháp áp dụng ba định luận NEWTONS mà không thấy nhức đầu, khó hiểu .. mà chẳng than đâu ..

nhưng ở trong THỜI VẬT LÝ TRỊ .. thì đâu có ai vì đó mà nói: Ồ NEWTON dở .. thiệt ra là vì ổng QUÁ CAO SIÊU .. QUÁ PHI THƯỜNG

nhưng mà: có ai nói .. là ba định luật đó học hông nổi không ? ... vẫn có nhiều người HỌC HIỂU và ÁP DỤNG đó chứ ...mặc dù, chính bản thân họ cũng không phi thường đến độ: TỰ KHÁM PHÁ RA .. đúng không ?



cũng thế thôi: TÂM CHUYỂN đâu có gì đặc biệt đâu .. nhưng CHUYỂN TÂM lúc SANH TỬ THỐNG THIẾT , lại KHÓ VÔ CÙNG ...

vì vậy mới nhấn mạnh chữ "VI NGHĨA" tức là cái NGHĨA ở đằng sau mỗi nhận thức ... mỗi cái LÝ ...

- LÝ KHÔNG SÂU .. SỰ CHẲNG THỂ VÔ CÙNG ...

và nếu không biết LÝ TỚI VÔ BIÊN .. thì GIẢI THOÁT cũng không phải là VẠN PHÁP ..


LỤC TỔ không biết chữ .. nhưng NGHĨA BIẾT RẤT NHIỀU .. bởi vì ổng .. cũng là NGƯỜI PHI THƯỜNG chứ không đơn giản là NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ

- vì vậy chúng ta nhấn mạnh chỗ "KHÔNG BIẾt CHỮ" là không đúng lý .. cũng chả đúng SỰ ... vì rõ ràng LỤC TỔ có thể HIỆP TỔ HIỆP TÔNG .. TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI LÝ SỰ xuyên suốt .. phải hông ? [smile]


cũng như chúng ta gặp những người ngoài đời, họ không hề học chữ .. nhưng không có nghĩa là không đi học chữ, thì không phải là NGƯỜI THÔNG THÁI ... họ đam mê những ngành nghề khác, chứ nếu họ HỌC CHỮ, họ cũng "THÔNG THÁI CHỮ" không thua kém gì ai ..

- nhưng những người đó "ĐẶC TÍNH PHI THƯỜNG" đã có sẵn trong họ ... phải hông ?


** tui có quen một gia đình nọ .. con cái toàn là tiến sĩ, bác sĩ, luật sư .. nhưng chính bản thân của cha mẹ, lại chẳng hề đi học chữ nào ... theo quán sát thông thường, chúng ta cũng sẽ ngạc nhiên ... nhưng nếu ai quen biết hai vị đó, cũng chợt phát hiện ra: HỌ RẤT LÀ THÔNG THÁI .. chỉ là họ không hề đi học chữ thôi, học các môn học như vật lý, toán học, y học thôi .. đó là cái "LÝ XUYÊN SUỐT" cũng SÂU và RỘNG như vậy .. .[smile]


Vì vậy cái LÝ của TAM TỰ QUY = đào không sâu .. quá ngắn .. thì RỪNG KHÔNG CÓ THUỐC là chuyện đương nhiên thôi .. .

đường học sẽ không rộng .. và nói đúng hơn ..

-->> nhiều khi CÒN BỊ ĐƠN GIẢN HÓA tới trở thành chẳng có lý sự gì luôn [smile]


vì vậy LÝ CHƠN NHƯ = ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ .. cũng là một sợi chỉ XUYÊN SUỐT và NHẤT QUÁN như vậy ... ... [smile]

- vì vậy .. Ý NGHĨA CHÂN CHÍNH của TAM TỰ QUY .. chính là một con đường rộng mở của LÝ và SỰ thênh thang và mênh mông .. cuối cùng, người đó THẤU HIỂU ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ .. và THÀNH PHẬT

và trong lúc đi con đường đó .. tất cả tông phái khác nhau .. cũng đâu phải là cái gì xung đột mâu thuấn .. vì dù là người đứng ở vị trí nào cũng vẫn "LÝ RỘNG VÀ SÂU" như vậy ...

có nhiều định luật vật lý, tui với bạn chẳng hể học, chẳng thể hiểu .. nhưng chúng ta vẫn tin và tôn trọng .. bởi vì .. chúng ta TIN TƯỞNG và TRẢI NGHIỆM những định luật, quy luật vật lý .. áp dụng vật lý SÂU VÀ DÀY

tới độ đặt niềm tin hoàn toàn vào "TẤT CẢ CÁC ĐỊNH LUẬT VẬT LÝ" luôn .. và những người hiểu chúng luôn .. [smile]


cũng vậy đó ... PHẬT PHÁP trong đời sống, chúng ta phải trải nghiệm cái LÝ và SỰ "SÂU và DÀY" tới độ có thể TIN HẾT LUÔN MỘT CON ĐƯỜNG RỘNG THÊNH THANG đó luôn

-->. thì đúng lúc đó .. bạn đã đứng ở vị trí ... ... có thể nhìn thấy và tin nhận LÝ sâu tới vô biên .. và SỰ tới vô biên

tui nhớ có lần đọc trong một kinh hình như là Kinh Đại Bát Nhã thì phải:

đức Phật nói: CHỈ CẦN tin nhận có CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ .. thì cái lý đã sâu và rộng tới mênh mông rùi và cũng THỌ KÝ: CHO LÀM PHẬT LUÔN

hỏng phải đức PHẬT là người DỄ DÃI đâu ..

-->> mà đó là do người đó đã NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha.. kính bạn VN:

nhưng mà chúng ta tạm gác lại câu truyện đó .. mà trở về THƯỞ CÒN MỒ MA .. thời đức Phật đó .. để coi lại TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG, KINH TRUNG BỘ

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung44.htm


Và khi chúng ta đọc lại những gì gọi là MỚI MẺ TRONG MÔN HỌC đó .. chúng ta mới từ từ lãnh hội được cái "LÝ SÂU DÀY" xuyên suốt tất cả các bộ kinh, tam tạng .. các thế giới của các vị phật ..

và đương nhiên là SỰ THÔNG THÁI của vị NI SƯ đó rồi ... mặc dù .. ở đoạn cuối, chính bà cũng công nhận: có điều chính bà cũng không biết ..


(Tự thân)

-- Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?

-- Hiền giả Visakha, Thế Tôn gọi năm thủ uẩn là tự thân, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Hiền giả Visakha, năm thủ uẩn này, Thế Tôn gọi là tự thân.

.....


(Thân kiến)

-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?

-- Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành; xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

...

(Bát chánh đạo)

...

(Ðịnh)

-- Thưa Ni sư thế nào là định, thế nào là định tướng, thế nào là định tư cụ, thế nào là định tu tập?

-- Hiền giả Visakha, nhất tâm là định, Bốn Niệm Xứ là định tướng, Bốn Tinh cần là định tư cụ, sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.


(Hành)

-- Thưa Ni sư, có bao nhiêu hành?

-- Hiền giả, có ba loại hành này: thân hành, khẩu hành, và tâm hành.

-- Thưa Ni sư, thế nào là thân hành, thế nào là khẩu hành, thế nào là tâm hành?

-- Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, là thân hành, tầm tứ là khẩu hành, tưởng và thọ là tâm hành.

-- Thưa Ni sư, vì sao thở vô thở ra là thân hành, vì sao tầm tứ là khẩu hành, vì sao tưởng và thọ là tâm hành?

-- Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, thuộc về thân, những pháp này lệ thuộc với thân, nên thở vô thở ra thuộc về thân hành. Hiền giả Visakha, trước phải tầm và tứ rồi sau mới phát lời nói, nên tầm tứ thuộc về khẩu hành. Tưởng và thọ và tâm sở, các pháp này lệ thuộc với tâm, nên tưởng và thọ thuộc về tâm hành.


(Diệt định)

-- Thưa Ni sư, như thế nào là chứng nhập Diệt thọ tưởng định?

-- Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, vị ấy không nghĩ rằng: "Tôi sẽ chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định" hay "Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định". Vì rằng, tâm của vị này trước đã được tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.

-- Thưa Ni sư, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, những pháp gì diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay tâm hành?

-- Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, khẩu hành diệt trước, rồi đến thân hành, rồi đến tâm hành.

-- Thưa Ni sư, làm thế nào xuất khởi Diệt thọ tưởng định?

-- Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã xuất khởi Diệt thọ tưởng định". Vì rằng tâm của vị này trước đã tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.

-- Thưa Ni sư, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, những pháp nào khởi lên trước, thân hành, hay khẩu hành hay tâm hành?

-- Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm hành khởi lên trước nhất, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.

-- Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác những xúc nào?

-- Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác ba loại xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.



(Thọ)

-- Thưa Ni sư, có bao nhiêu thọ?

-- Hiền giả Visakha, có ba thọ này, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.

...
-- Thưa Ni sư, đối với lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ? Ðối với khổ thọ, cái gì khổ, cái gì lạc? Ðối với bất khổ bất lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ?

-- Hiền giả Visakha, đối với lạc thọ, cái gì trú là lạc, cái gì biến hoại là khổ. Ðối với khổ thọ, cái gì trú là khổ, cái gì biến hoại là lạc. Ðối với bất khổ bất lạc thọ, có trí là lạc, vô trí là khổ.

(Tùy miên)

-- Thưa Ni sư, trong lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong khổ thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong bất khổ bất lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại?

-- Hiền giả Visakha, trong lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; trong khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại.

...

(Ðối tác)

-- Thưa Ni sư, lạc thọ lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, lạc thọ lấy khổ thọ làm tương đương.

-- Thưa Ni sư, khổ thọ lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, khổ thọ lấy lạc thọ làm tương đương.

-- Thưa Ni sư, bất khổ bất lạc thọ lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, bất khổ bất lạc thọ lấy vô minh làm tương đương.

-- Thưa Ni sư, vô minh lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, vô minh lấy minh làm tương đương.

-- Thưa Ni sư, minh lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, minh lấy giải thoát làm tương đương.

-- Thưa Ni sư, giải thoát lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, giải thoát lấy Niết-bàn làm tương đương?

-- Thưa Ni sư, Niết-bàn lấy gì làm tương đương?

-- Hiền giả Visakha, câu hỏi đi quá xa, vượt ra ngoài giới hạn câu trả lời. Hiền giả Visakha, phạm hạnh là để thể nhập vào Niết-bàn, để vượt qua đến Niết-bàn, để đạt cứu cánh Niết-bàn. Hiền giả Visakha, nếu Hiền giả muốn, hãy đến chỗ Thế Tôn ở, và hỏi ý nghĩa này. Và Thế Tôn trả lời cho Hiền giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.





i. Nói tới LÝ RỘNG và SÂU .. bạn có tin có từng đó LÝ RỘNG và SÂU không ?

mà nếu LÝ KHÔNG RỘNG SÂU tới vô biên .. thì SỰ chẳng thể vô cùng .. đúng không ..

vậy thật ra .. chúng ta đã hoàn toàn "TAM TỰ QUY" tới độ LÝ đã tới VÔ BIÊN .. SỰ đã tới VÔ CÙNG ? [smile]


phải không ?


mà giả như chúng ta tin và thực hành các pháp đã tới mức tin tưởng sâu dầy rùi .. thì những món đó: CÓ HOÀN TOÀN MỚI MẺ .. và XA LẠ .. và RỘNG và SÂU hơn không ?

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn VN:

thật ra ... phương pháp nếu trình bày thì đơn giản vô cùng:

là TRĂNG [nhất tâm] .. bị che bởi một đám mây ... là dòng THÂN KIẾN

khi từ từ .. lân lượt VÉN HẾT DÒNG THÂN KIẾN ĐI ... SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ... vén hết tất cả những KHÁI NIỆM đó đi ..

--->>> chì đó là CHÁNH ĐỊNH .. tức là NHẤT TÂM ...

*** cho nên .. tất cả những gì chúng ta nói rõ ràng ra ... chính là để dùng LOẠI TRỪ KIẾT SỬ ĐẦU TIÊN: THÂN KIẾN [smile ... phải hông ? ]



cho nên .. tiện đây, thì KLL cũng kính trình KINH THỨ 44 trong Kinh Trung Bộ: Tiểu Kinh Phương Quảng .. có vài đoạn có đặc tính CHÌA KHÓA


(Thân kiến)

-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?

-- Ở đây, Hiền giả Visakha,

kẻ vô văn phàm phu:

- không đến yết kiến các bậc Thánh,

- không thuần thục pháp các bậc Thánh,

- không tu tập pháp các bậc Thánh,

- không đến yết kiến các bậc Chân nhân,

- không thuần thục pháp các bậc Chân nhân,

- không tu tập pháp các bậc Chân nhân,

---> xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc;

---> xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ;

---> xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng;

---> xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;

---> xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức.

-->> Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

*** cho nên .. THÂN KIẾN .. chinh là đám mây KHÁI NIỆM đó .. cần được vén đi ...



*** cho nên .. vén hết đám mây .. hay có lúc, do PHÁP HÀNH "ĐÚNG LÚC ĐÚNG CHỖ" .. ĐÁM MÂY CÓ LỖ THỦNG ... NHẤT TÂM XUẤT HIỆN .. nhưng thông thường người không biết cũng chả biết nó là gì luôn .. chỉ lúc đó thấy hay hay quyến luyến một tí thôi [smile]



Mà đúng không ?

:lol: :lol:


Kính bạn VN [smile]:

thật ra .. chữ VĂN = là dùng TAI NGHE ... là NGHE THẤY .. nhưng tiềm tàng trong đó là "NHẤT LÝ NHẤT QUÁN" = và đó là chỗ rộng và sâu của CHỮ VĂN ..

cũng là nội dung chính của TAM TỰ QUY .. hỏng có thì hỏng phải đâu .. .?

cho nên .. chính bạn cũng thấy câu trả lời của NI SƯ rồi ..



cũng hệt như hiện tượng TRÁI TÁO RƠI ... tiềm tàng trong đó là ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN .. những định lý NEWTON .. thông thường những người

- không thể tư mình khám phá ra .. đều phải HỌC .. và còn phải thay đổi "nhận thức và tư duy" của họ .. cho tới khi SÂU và ĐÚNG như vậy ...


LÝ CHƠN NHƯ .. có nghĩa là nó luôn tồn tại như vậy mà .. phải hông ? [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên