Chưa tin pháp môn Tịnh Độ

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Thưa Cô Diệu-Đức

dieuduc đã viết:
Ví dụ như cõi Ta Bà của chúng ta - là do đức Phật Thích Ca giáo hóa. Do đó,trong Phật Pháp không có vị Phật nào lại nguyện nhận chúng sanh do một vị Phật khác giáo hóa _ để đem về cõi mình giáo hóa.
Còn muốn được vào cõi của các vị Phật - thì phải là Phật. Và con đường duy nhất để đi vào được cõi của các vị Phật - là tu tập Bát nhã ba la mật.



__Cô Diệu Đức ơi !Theo như lời cô thì kể từ nay mục Hộ Niệm Cầu Siêu trong diễn đàn số phận sẽ ra sao ?!


Cầu Siêu : Đây là nơi đăng danh sách cầu siêu cho người đã qua đời được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.



__Và rồi đai nguyện của Chư Phật "tiếp dẫn chúng sanh" do chính Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật đã dạy là không có hay sao ? Mong cô Diệu Đức giảng nói cho trò được hiểu với.
Trò xin hết lời.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Minh Thức đọc bài có động não.

Phen này cô Diệu Đức "đổ mồ hôi hột" rồi !


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Thức,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vì câu Bạn hỏi thuộc về niềm tin - nên d/đ không có ý kiến.

Còn Bạn nói : đại nguyện của chư Phật “tiếp dẫn chúng sanh” là do đức Phật Thích Ca nói - thì quả thật d/đ chưa được đọc.

Nhưng vì d/đ thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Quang Minh Biến Chiếu… đức Phật nói :

-- Chư Phật và Bồ tát đưa chúng sanh qua sông sanh tử nên gọi là Thiện tri thức
-- Bồ tát … đưa chúng sanh qua khỏi sông sanh tử, đem đạo nhứt thừa chơn thật chỉ dạy chúng sanh

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã cho chúng ta biết - đại nguyện của chư Phật và Bồ tát - là chỉ giúp chúng ta qua sông sanh tử. Và sau khi chúng ta qua được sông sanh tử rồi - chư Phật và Bồ tát mới dạy chúng ta cách tu đạo nhứt thừa. Nghĩa là, chúng ta phải tự mình tu tập đạo nhứt thừa. Và chư Phật Bồ tát là Thiện tri thức của chúng ta.

Vả lại, nếu do cầu siêu mà được tiếp dẫn - thì có nghĩa là - chỉ có người được cầu siêu mới được tiếp dẫn. Và khi tiếp dẫn cũng chỉ có thể tiếp dẫn riêng lẽ từng người. Điều này, trái với lời đức Phật nói trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa :

Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.
Trọn chẳng đem tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh,

Phật tự trụ Đại-thừa

Như pháp của mình được
Định, huệ, lực trang nghiêm
Dùng đây
độ chúng sanh.

Tự chứng đạo vô thượng

Pháp bình-đẳng Đại-thừa
Nếu dùng tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người

Thời ta đọa sân tham
Việc ấy
tất không được,


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-469_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã cho chúng ta biết - các Phật không có độ riêng lẽ từng người. Và khi tế độ - cũng không có sự phân biệt. Nghĩa là, không phải chỉ tế độ những người có cầu siêu. Còn ai không có cầu siêu thì không được tế độ.
Do đó, nếu Bạn biết trong kinh nào có ghi lời đức Phật Thích Ca nói : đại nguyện của chư Phật là “tiếp dẫn chúng sanh” về cõi đức Phật A-Di-Đà - thì nói cho d/đ cùng biết với.


Còn việc cầu siêu thì mặc dầu d/đ biết là không có đem lại kết quả nào cả. Nhưng vì tình thương đối với người chết - d/đ cũng vẫn cúng lễ cầu siêu cho người thân như mọi người vậy. Vì có như vậy thì tâm d/đ mới được an. Cho nên, mục Hộ Niệm Cầu Siêu của diễn đàn cũng rất cần cho mọi người. Trong đó có cả d/đ.

Thân

=======

Cùng
bạn suonglanh,
Giờ bên d/đ đã 5 giờ sáng rồi nên d/đ hẹn Bạn ngày mai ...



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Thưa cô Diệu Đức.
KINH VĂN

Xá Lợi Phất, Ư nhữ ý vân hà? hà cố danh vi “Nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm” <!--?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /--><?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
Xá Lợi Phất, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nâu Đa La Tam Miệu Ta Bồ Đề; thị cố Xá Lợi Phất, nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ cập chư Phật sở thuyết.
NGHĨA

Xá Lợi Phất ơi, ý ông thế nào ? Sao gọi kinh này là kinh “Nhất thiết chư Phật hộ niệm” ? Xá Lợi Phất này, nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào nghe kinh này rồi, mà chịu nhớ lấy cả những danh hiệu chư Phật sáu phương. Nghe rồi nhớ lấy, thì thiện nam ấy, hay thiện nữ ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm, và được tới cõi A nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, chẳng hề lui chuyển. Vì thế cho nên, ông Xá Lợi Phất, cùng các ông đây đều nên tin chịu lời ta và lời chư Phật đã nói.

_____________________________________________________________________________________________________
Đây là một đoạn ngắn trong kinh A-Di-Đà, do Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni thuyết. Cô có thể đánh tên kinh: "Kinh A-Di-Đà" trong cái ô hình chử nhựt ở trên chử "Tìm kiếm nâng cao".
minh thức nhớ về câu chuyện nhân quả của một vị Tăng đã vội vàng nói:
_Bậc Đai Giác Ngộ không còn rơi vào nhân quả.
Do đó phải bị quả báo làm mấy tram kiếp chồn, về sau nhờ một vị thánh tăng dạy là:
___Bậc Đai Giác Ngộ không còn Lầm nhân quả.
Vị tăng nầy mới được giải thoát nghiệp quả đã gây.
Thưa cô Diệu Đức. Những bộ kinh Đại Thừa ý rất thâm sâu, thường là sự ẩn dụ. Cho nên mình giảng sai, thì nghiệp nặng khó lường. Nhưng còn những người đọc thì sao? Khi "sai một ly, thì đi đến ngàn dặm" đó, hậu quả nghiêm trọng nầy hỏi ai là người dám đứng ra gánh lấy ?
Bài cô giảng vừa rồi chưa đạt, mong cô hãy mạnh dạng xóa đi, rồi sau thời gian nghiên cứu kỷ, thì hãy viết lại, đâu có sau đâu. Thiết nghĩ hành động mạnh dạng quên đi cái tôi mà tự xóa bài mình lở viết sai, vì nghĩ đến lợi chung cho người đọc, thì dối với minh thức cũng ví như hạnh Bố Thí Ba La Mật vậy.
Trò xin hết lời.


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Thức,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ cám ơn Bạn đã chia sẻ và d/đ cũng có tìm đọc quyển kinh A Di Đà. Sau khi đọc xong quyển kinh đó thì d/đ nhớ lời Phật dạy ngài Ca Diếp trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Y :

“Cho đến đối với lời nói của Như Lai mà có lòng nghi ngờ thì không nên thọ trì”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-64_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Ngoài ra, d/đ cũng có nhớ trong phẩm Bồ Tát đức Phật Thích Ca nói :

Nầy Thiện-nam-tử ! Sau khi ta nhập Niết-Bàn, lúc chánh pháp chưa dứt, còn tám mươi năm, kinh Đại Niết Bàn sẽ lưu hành rộng nơi Diêm-Phù-Đề. Lúc bấy giờ sẽ có các ác Tỳ-kheo sao lược kinh nầy chia làm nhiều phần, có thể làm mất mùi vị tốt đẹp của chánh pháp. Những người nầy dầu đọc tụng kinh điển đây, nhưng lại diệt trừ yếu nghĩa thâm mật của Như-Lai, đem lời thế gian vô nghĩa văn sức lẫn lộn, sao phần trước để ở sau, sao phần sau để ở trước, phần trước phần sau để ở giữa, phần giữa để ở phía sau phía trước. Nên biết các Tỳ-kheo nầy là bạn bè của ma. Họ nhận chứa tất cả vật bất tịnh mà nói rằng đức Như-Lai đều cho chúng tôi nhận chứa. Như đứa gái chăn bò pha nhiều nước vào trong sữa. Cũng vậy, các ác Tỳ-kheo nầy đem lời thế tục xen tạp vào kinh nầy. Làm cho đa số chúng sanh chẳng đặng lời nói chơn chánh, biên chép chơn chánh, nhận lấy chơn chánh, để tôn trọng tán thán cúng dường cung kính. Ác Tỳ-kheo đây vì lợi dưỡng nên chẳng thể lưu truyền rộng kinh nầy. Dầu có lưu truyền cũng là chút ít phần chẳng đáng kể.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-72_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nhưng vì các kinh Đại thừa cũng giảng về tạng Như Lai vi mật giống như kinh Đại Niết Bàn - nên đoạn kinh này giảng chung cho các kinh Đại thừa. Và các kinh Đại thừa thì đều có ý nghĩa thâm mật. Cho nên, chúng ta không thể hiểu một cách đơn giản… (nghe sao - hiểu nghĩa vậy).

Trong khi d/đ đối với kinh A Di Đà - d/đ vẫn còn có vài điều chưa thông. Ví dụ như nếu có một pháp môn như vậy - thì việc đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 49 năm trở thành dư thừa. Và Như Lai chắc cũng không cần phải có 84 ngàn pháp môn phương tiện để giúp chúng sanh.

Vả lại, cõi Phật A Di Đà nếu chỉ do niềm tin mà được tiếp dẫn vào - thì chắc khó có thể thanh tịnh như lời kinh diễn tả.

Nhưng nghi ngờ hay tin tưởng là quyền của mỗi chúng ta. Cho nên, Bạn có quyền tin tưởng và d/đ thì có quyền nghi ngờ. Do đó, d/đ không tranh luận với Bạn về điều này. Và vì d/đ có lời giải thích về sự nghi ngờ của mình - nên d/đ tin d/đ không bị phạm lỗi bất kính với Phật. Còn nếu giả như do ngu mê mà d/đ không hiểu thì Phật cũng không bắt tội d/đ _ tại sao d/đ ngu mê. Theo Bạn d/đ nghĩ như vậy có hợp lý chăng ?

Còn nói về kinh Đại Thừa thì Bạn cũng cho là rất thâm sâu. Như vậy, thì Bạn cũng đâu thể chỉ căn cứ vào một bài giảng ngắn gọn đó mà thẩm định lời chia sẻ của d/đ là đạt hay chưa đạt. Trong khi, chỗ hiểu của d/đ cũng căn cứ vào lời Phật giảng trong các kinh Đại thừa. Nếu Bạn không tin tưởng vào những tài liệu d/đ trích dẫn - thì Bạn có quyền không đặt niềm tin. Cũng như d/đ đã không đặt niềm tin vào tài liệu của Bạn vậy. Còn nếu Bạn có chỗ hiểu nào khác về tài liệu d/đ trích dẫn - thì Bạn hãy chia sẻ để mọi người tham khảo - cũng như d/đ đã giải thích những điều d/đ chưa thông về tài liệu của Bạn.


Còn Bạn nói :

giảng sai, thì nghiệp nặng khó lường. Nhưng còn những người đọc thì sao? Khi "sai một ly, thì đi đến ngàn dặm" đó, hậu quả nghiêm trọng nầy hỏi ai là người dám đứng ra gánh lấy ?
Bài cô giảng vừa rồi chưa đạt, mong cô hãy mạnh dạng xóa đi, rồi sau thời gian nghiên cứu kỷ, thì hãy viết lại, đâu có sau đâu. Thiết nghĩ hành động mạnh dạng quên đi cái tôi mà tự xóa bài mình lở viết sai, vì nghĩ đến lợi chung cho người đọc,
Thì d/đ biết đây là lời nói thật tâm của Bạn. Và d/đ cũng thật tâm nói với Bạn. Thật ra d/đ không có cái tôi.

Mà trong sâu lắng - Bạn mới là người có cái tôi. Vì từ trước đến nay d/đ chỉ chia sẻ những điều d/đ đọc hiểu nơi các kinh Đại thừa. Còn các Bạn hiểu sao d/đ không hề có ý kiến. Trong khi Bạn lại khẳng định lời chia sẻ của d/đ chưa đạt và khuyên d/đ tự xóa bài của mình. Nghĩa là Bạn đã thấy mình đúng - người khác sai. Và như vậy là Bạn đã chấp chỗ hiểu của mình là đúng. Cho nên, trong sâu lắng Bạn đã cho rằng Bạn đã hiểu đúng - thì đây chính là cái tôi của Bạn. Trong khi d/đ chỉ là con tằm nhả tơ… người đời có tưng tiu gìn giữ để dệt thành tơ lụa hay đem vứt bỏ - con tằm cũng chẳng trách hờn … lời nói của d/đ chỉ là gió thoảng mây bay…

Còn việc Bạn nói : “Những kinh Đại thừa ý rất thâm sâu, thường là sự ẩn dụ. Cho nên mình giảng sai…”
Thì d/đ lại hiểu : vì những kinh Đại thừa ý nghĩa thâm sâu - nên đức Phật mới thường có ẩn dụ… để hướng dẫn chúng ta theo chiều hướng đó - mà hiểu ý nghĩa chơn thật của lời giảng. Cho nên, đối với d/d - ẩn dụ là chìa khóa giúp chúng ta tìm ra ý nghĩa chơn thật của lời Phật giảng về pháp Đại thừa.


d/đ giải thích như vậy là để Bạn biết - điều gì d/đ chia sẻ là d/đ đã hiểu rất cặn kẻ. Do đó, Bạn yên tâm - bài d/đ viết đều nằm trong Phật Pháp cả. Và d/đ cũng không có cái tôi nào để phải bỏ… Tuy nhiên, d/đ xin nhận và cám ơn lời nói thật tâm của Bạn.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính bạn minh thức, cô Diệu Đức !

Xin phép 2 vị cho cunconmocoi di chuyển phần này ra khỏi chủ đề "Luận Đại Trí độ - nghĩa cơ bản" đến Thắc mắc và Thảo Luận Tịnh Độ Tông.

Cô Diệu Đức có nhiều điều chưa tin nhận pháp môn này, xin các Mod bangtam, Thiện Thông và em lanh tùy theo sức của mình mà làm cho cô Diệu Đức có thêm một vài suy nghĩ khác.

Kính chuyển.
 
S

suonglanh

Guest
chào Diệu Đức

Chào bạn Minh Thức,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ cám ơn Bạn đã chia sẻ và d/đ cũng có tìm đọc quyển kinh A Di Đà. Sau khi đọc xong quyển kinh đó thì d/đ nhớ lời Phật dạy ngài Ca Diếp trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Y :

Ngoài ra, d/đ cũng có nhớ trong phẩm Bồ Tát đức Phật Thích Ca nói :

Nhưng vì các kinh Đại thừa cũng giảng về tạng Như Lai vi mật giống như kinh Đại Niết Bàn - nên đoạn kinh này giảng chung cho các kinh Đại thừa. Và các kinh Đại thừa thì đều có ý nghĩa thâm mật. Cho nên, chúng ta không thể hiểu một cách đơn giản… (nghe sao - hiểu nghĩa vậy).

Trong khi d/đ đối với kinh A Di Đà - d/đ vẫn còn có vài điều chưa thông. Ví dụ như nếu có một pháp môn như vậy - thì việc đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 49 năm trở thành dư thừa. Và Như Lai chắc cũng không cần phải có 84 ngàn pháp môn phương tiện để giúp chúng sanh.

Vả lại, cõi Phật A Di Đà nếu chỉ do niềm tin mà được tiếp dẫn vào - thì chắc khó có thể thanh tịnh như lời kinh diễn tả.

Nhưng nghi ngờ hay tin tưởng là quyền của mỗi chúng ta. Cho nên, Bạn có quyền tin tưởng và d/đ thì có quyền nghi ngờ. Do đó, d/đ không tranh luận với Bạn về điều này. Và vì d/đ có lời giải thích về sự nghi ngờ của mình - nên d/đ tin d/đ không bị phạm lỗi bất kính với Phật. Còn nếu giả như do ngu mê mà d/đ không hiểu thì Phật cũng không bắt tội d/đ _ tại sao d/đ ngu mê. Theo Bạn d/đ nghĩ như vậy có hợp lý chăng ?

Còn nói về kinh Đại Thừa thì Bạn cũng cho là rất thâm sâu. Như vậy, thì Bạn cũng đâu thể chỉ căn cứ vào một bài giảng ngắn gọn đó mà thẩm định lời chia sẻ của d/đ là đạt hay chưa đạt. Trong khi, chỗ hiểu của d/đ cũng căn cứ vào lời Phật giảng trong các kinh Đại thừa. Nếu Bạn không tin tưởng vào những tài liệu d/đ trích dẫn - thì Bạn có quyền không đặt niềm tin. Cũng như d/đ đã không đặt niềm tin vào tài liệu của Bạn vậy. Còn nếu Bạn có chỗ hiểu nào khác về tài liệu d/đ trích dẫn - thì Bạn hãy chia sẻ để mọi người tham khảo - cũng như d/đ đã giải thích những điều d/đ chưa thông về tài liệu của Bạn.


Còn Bạn nói :

Thì d/đ biết đây là lời nói thật tâm của Bạn. Và d/đ cũng thật tâm nói với Bạn. Thật ra d/đ không có cái tôi.
Mà trong sâu lắng - Bạn mới là người có cái tôi. Vì từ trước đến nay d/đ chỉ chia sẻ những điều d/đ đọc hiểu nơi các kinh Đại thừa. Còn các Bạn hiểu sao d/đ không hề có ý kiến. Trong khi Bạn lại khẳng định lời chia sẻ của d/đ chưa đạt và khuyên d/đ tự xóa bài của mình. Nghĩa là Bạn đã thấy mình đúng - người khác sai. Và như vậy là Bạn đã chấp chỗ hiểu của mình là đúng. Cho nên, trong sâu lắng Bạn đã cho rằng Bạn đã hiểu đúng - thì đây chính là cái tôi của Bạn. Trong khi d/đ chỉ là con tằm nhả tơ… người đời có tưng tiu gìn giữ để dệt thành tơ lụa hay đem vứt bỏ - con tằm cũng chẳng trách hờn … lời nói của d/đ chỉ là gió thoảng mây bay…

Còn việc Bạn nói : “Những kinh Đại thừa ý rất thâm sâu, thường là sự ẩn dụ. Cho nên mình giảng sai…”
Thì d/đ lại hiểu : vì những kinh Đại thừa ý nghĩa thâm sâu - nên đức Phật mới thường có ẩn dụ… để hướng dẫn chúng ta theo chiều hướng đó - mà hiểu ý nghĩa chơn thật của lời giảng. Cho nên, đối với d/d - ẩn dụ là chìa khóa giúp chúng ta tìm ra ý nghĩa chơn thật của lời Phật giảng về pháp Đại thừa.


d/đ giải thích như vậy là để Bạn biết - điều gì d/đ chia sẻ là d/đ đã hiểu rất cặn kẻ. Do đó, Bạn yên tâm - bài d/đ viết đều nằm trong Phật Pháp cả. Và d/đ cũng không có cái tôi nào để phải bỏ… Tuy nhiên, d/đ xin nhận và cám ơn lời nói thật tâm của Bạn.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Nói tóm lại bạn chỉ là người bỏ chút công sức ra đọc kinh điển của Đạo Phật. vả lại chỉ dùng cái biết bình thường như bao người học bài học trong sách giáo khoa của thế gian. còn chuyện về Phật Pháp của NHƯ LAI thì bạn còn mù tịt như đứa trẻ bị lạc trong rừng rậm. Bạn không đủ trí tuệ và niềm tin thì hãy nhờ vào một vị nào đó định hướng dùm và chỉ dạy cẩn thận. tôi biết dù có nói lời thật thì bạn cũng không chắc trút bỏ những hiểu biết hiện thời của bạn ngay. vì nó là niềm tự hào là cái sở đắc lâu nay trong lòng bạn...
Thực ra từ lâu tôi đã hiểu được những gì ở bạn trên diễn đàn. chỉ đến hôm nay bạn mới tự nói về chính mình thì mới được rõ ràng về kiến thức và niềm tin nơi Pháp Phật của bạn. bạn biết tại sao mà tôi không tranh luận với bạn mà chỉ đưa ra vài điều để dụ hỏi ? Thật là thương cho bạn nhiều. Những mong từ nay đừng bàn về Phật Pháp nữa, hãy đóng hết các cửa lại , rồi quay vào nghe cái tánh của mình, chừng nào thấy được chút ýt thì tham vấn nơi các thầy chánh tu lâu năm mà học hỏi thêm nhé. Lời thật thì không được vừa lòng mong bạn hiểu nhé
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
Kính chào các Đạo hữu

suonglanh Thật là thương cho bạn nhiều. Những mong từ nay đừng bàn về Phật Pháp nữa, hãy đóng hết các cửa lại , rồi quay vào nghe cái tánh của mình, chừng nào thấy được chút ýt thì tham vấn nơi các thầy chánh tu lâu năm mà học hỏi thêm

Theo Thu tử. ĐH suonglanh nói như vầy thì chưa thể hiện được "tình thương" của ĐH với ĐH dieuduc.

Vì nếu thật sự ĐH dieuduc "không tin" pháp môn Tịnh độ, thì chỉ nên nói như ĐH cunconmocoi
cunconmocoi
Kính bạn minh thức, cô Diệu Đức !

Xin phép 2 vị cho cunconmocoi di chuyển phần này ra khỏi chủ đề "Luận Đại Trí độ - nghĩa cơ bản" đến Thắc mắc và Thảo Luận Tịnh Độ Tông.

Cô Diệu Đức có nhiều điều chưa tin nhận pháp môn này, xin các Mod bangtam, Thiện Thông và em lanh tùy theo sức của mình mà làm cho cô Diệu Đức có thêm một vài suy nghĩ khác.

Đằng này ĐH dieuduc chỉ nói chưa tin, chứ đâu có nói Không tin. Chưa tin, cũng có thể là chưa chắc ăn nên chưa tin, mà đã có lưỡng lự rồi.

........ Lại nữa, trong Đại Trí Độ Luận , phần duyên khởi có nói : " Lại nữa, nay trong chúng hội có những Bồ tát tu niệm Phật Tam Muội. Phật muốn cho họ được thể nhập vào niệm Phật Tam Muội, muốn họ ở trong Tam muội được tăng ích, nên mới vì họ, thuyết kinh Ma ha Bát nhã Ba- la- mật này "

........ Như vậy ĐH dieuduc bàn luận về pháp môn Tịnh Độ là đúng theo nghĩa cơ bản của Đại Trí Độ Luận.

Kính. Thỉnh ĐH dieuduc xin từ bi triển khai thêm về nghĩa cơ bản này.
 
S

suonglanh

Guest
...

Kính chào các Đạo hữu



Theo Thu tử. ĐH suonglanh nói như vầy thì chưa thể hiện được "tình thương" của ĐH với ĐH dieuduc.

Vì nếu thật sự ĐH dieuduc "không tin" pháp môn Tịnh độ, thì chỉ nên nói như ĐH cunconmocoi


Đằng này ĐH dieuduc chỉ nói chưa tin, chứ đâu có nói Không tin. Chưa tin, cũng có thể là chưa chắc ăn nên chưa tin, mà đã có lưỡng lự rồi.

........ Lại nữa, trong Đại Trí Độ Luận , phần duyên khởi có nói : " Lại nữa, nay trong chúng hội có những Bồ tát tu niệm Phật Tam Muội. Phật muốn cho họ được thể nhập vào niệm Phật Tam Muội, muốn họ ở trong Tam muội được tăng ích, nên mới vì họ, thuyết kinh Ma ha Bát nhã Ba- la- mật này "

........ Như vậy ĐH dieuduc bàn luận về pháp môn Tịnh Độ là đúng theo nghĩa cơ bản của Đại Trí Độ Luận.

Kính. Thỉnh ĐH dieuduc xin từ bi triển khai thêm về nghĩa cơ bản này.

Nếu "CHẾT" thì "CHẾT" hẳn đừng có nửa sống nửa chết mà làm ma nhát thiên hạ à?
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2013
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Gửi Bạn D/Đ niềm tin

D/Đ Viết: Trong khi d/đ đối với kinh A Di Đà - d/đ vẫn còn có vài điều chưa thông. Ví dụ như nếu có một pháp môn như vậy - thì việc đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 49 năm trở thành dư thừa. Và Như Lai chắc cũng không cần phải có 84 ngàn pháp môn phương tiện để giúp chúng sanh.

Vả lại, cõi Phật A Di Đà nếu chỉ do niềm tin mà được tiếp dẫn vào - thì chắc khó có thể thanh tịnh như lời kinh diễn tả.
CHào Bạn D/Đ .
như nếu có một pháp môn như vậy - thì việc đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 49 năm trở thành dư thừa.
Không hề dư thừa chẳng hạn như bạn vậy! Rõ ràng là có Pháp môn niệm Phật nhưng bạn D/Đ có tin đâu! cho nên mới cần đến 84 ngàn pháp môn phương tiện trong đó có pháp môn mà bạn D/Đ tin đúng không?
Bạn D/Đ có biết không! Bạn là VD sống động nhất chứng minh lời của bạn là sai còn gì!
Vả lại, cõi Phật A Di Đà nếu chỉ do niềm tin mà được tiếp dẫn vào - thì chắc khó có thể thanh tịnh như lời kinh diễn tả.
Niềm tin là tối quan trọng đó bạn D/Đ có biết không! Bạn tin có Phật không?
Tại sao bạn lại tin có Phật?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Nếu "CHẾT" thì "CHẾT" hẳn đừng có nửa sống nửa chết mà làm ma nhát thiên hạ à?

Chào bạn Suonglanh,
Khi Bạn viết lời này Bạn có thấy là Bạn đã vượt quá xa "địa vị" của Bạn chăng ?

-- d/đ không phải là đệ tử của Bạn. Vả lại, người thốt ra lời nói này cũng không đủ tư cách làm THẦY CỦA ĐỆ TỬ PHẬT.
-- Bạn và d/đ cùng là thành viên của diễn đàn. Cho nên, đến việc khoá nick của d/đ Bạn cũng không thể - chứ đừng nói chi đến việc "CẤM" d/đ ĐỪNG BÀN về Phật Pháp. Nghĩa là, Bạn cấm d/đ không phải chỉ trong phạm vi diễn đàn mà bất cứ ở đâu d/đ cũng không được bàn về Phật Pháp !?

Bạn có lường được sự nặng nhẹ của lời nói chăng ?

Với một người cái tôi quá lớn và sự ngã mạn cao ngất như vậy thì sự trao đổi sẽ trở thành tranh cải. Do đó, nếu Bạn không HẠ THẤP cái tôi và sự ngã mạn của Bạn NGANG BẰNG với vị trí của Bạn thì d/đ không có gì để trao đổi với Bạn.

Thương tiếc thật nhiều...
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thu tử,
d/đ cám ơn lời khích lệ của Bạn
Thân


========

Cùng bạn quantro,
d/đ thường chỉ có thời gian rảnh nhất định là ngày cuối tuần - nên d/đ sẽ trả lời Bạn sau nhé
Thân
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bạn minh thức, cô Diệu Đức !

Xin phép 2 vị cho cunconmocoi di chuyển phần này ra khỏi chủ đề "Luận Đại Trí độ - nghĩa cơ bản" đến Thắc mắc và Thảo Luận Tịnh Độ Tông.

Cô Diệu Đức có nhiều điều chưa tin nhận pháp môn này, xin các Mod bangtam, Thiện Thông và em lanh tùy theo sức của mình mà làm cho cô Diệu Đức có thêm một vài suy nghĩ khác.

Kính chuyển.

Anhcunconmocoi sợ bangtam quá rảnh hay sao mà "cấn" nhũng bài này về Thảo luận Tịnh Độ Tông ?
Thôi thì bangtam cũng "tùy theo sức của mình mà "bí bô" vậy.

Bangtam xin phép quý tiền bối được trả bài như vầy :

Chúng sinh vô minh chúng ta sở dĩ mãi trôi lăn trong Sinh Tử Luân Hồi tất cả cũng chỉ vì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà nhà Phật gọi là Tam độc.

Qúy tiền bối có đồng ý như thế không ? Trăm điều Tà, vạn điều Ác cũng chỉ do 3 thứ này mà thôi, ngoài ra không còn cái thứ tư nào nữa.

Tu hành theo đạo Phật _ cao xa thì cũng cao xa _ nhưng bangtam xin phép đơn giản chỉ cần sửa ba Nghiệp ấy thì có thể tự an ủi mình là một Phật tử “không tệ” rồi !

Trong rất nhiều pháp nhiếp hóa chúng sinh _ mà đức Phật đã nói là 8 vạn bốn ngàn pháp môn _ chúng ta có thể thấy là cũng chỉ “tấn công” vào Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp mà thôi :

1. Với người này Trí Tuệ hơi bị kém, bản chất thường ít nói, đạo Phật dạy “chấp tác” _ nghĩa là cứ cắm đầu làm Phật sự, có thể là lau quét dọn bàn Phật, có thể là làm mọi việc nặng nhọc trong chùa, có thể là làm những chuyện ích lợi cho người đời như xây cầu, sửa đường, ……………_ Với hạng người này đạo Phật chỉ gieo duyên, tiếp độ cho họ gần với ánh sáng Phật pháp lần lần chứ không mong đắc một quả vị gì trong hàng Tứ Thánh. Đây là sự quan tâm cứu độ của đạo Phật đối với người thiếu trí kém phúc duyên. Có thể nói định hướng này là SỬA THÂN NGHIỆP cho Phật tử.

2. Thứ hai là SỬA KHẨU NGHIỆP cho Phật tử. Bangtam cho là Pháp môn niệm Phật chính là “Sửa Khẩu Nghiệp”, vì thay vì chúng ta cứ mãi “tám” chuyện thiên hạ (rồi nó lại sanh ra nhiều chuyện khác như Vọng Ngữ, Ác Khẩu, Lưỡng Thiệt, Ỷ Ngữ) thế thì cái dòng luân hồi nó sẽ mãi dài ra bất tận.

3. Thứ ba là sửa Ý Nghiệp cho Phật tử. Chính là những công việc xem Kinh, đọc sách, suy tư, thảo luận. Những việc này sẽ giúp cho Trí Tuệ của hành giả ngày một mở thông để có thể nhận ra là “mình đang bơi trong vũng bùn sanh tử”, “mình càng tu càng thấy mình dốt”, “mình cần phải thoát ra khỏi vòng Sanh Tử Luân Hồi này”, “mình chả là cái bọt, cái bóng gì trong cõi trần hoàn này cả !”

Vẫn biết rằng để nói lên những cái hay cái đẹp của Pháp môn Niệm Phật thì còn rất nhiều bài viết cao siêu hơn, nhưng tạm thời hôm nay bangtam chỉ xin nói lên một ý sơ đẳng nhất là :

NIỆM PHẬT THÌ KHÔNG TẠO NÊN KHẨU NGHIỆP, MÀ LÀ ĐỒNG THỜI VÔ HIỆU HÓA CẢ BA NGHIỆP THÂN KHẨU Ý.

Kính xin được lắng nghe sự chỉ dạy thêm từ các tiền bối !

Kính !
bangtam
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Tôi cũng nhớ có lần viết về "Tam nghiệp" trong đây rồi. Nay thấy Băng Tâm đăng đàn thuyết pháp về Tam Nghiệp quá hay! Tôi chỉ dám mượn lời của hiền thánh xưa nói: "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương".

Tin theo thì thực hành chu đáo, không tin thì xin chớ nói càn. Xin tặng bài kệ cẩn thận lời nói:

Rùa kia số chết chỉ vì mình
Thì nói làm chi lúc nín thinh!
Trước đã miệng kềm cây chắc chắn
Sau vì chút lưỡi phải tan tành.
Lấy đó gương hay để giữ gìn
Rày ta khéo nói hoặc làm thinh
Thân rùa đã nát danh còn xấu
Ai phải bệnh kia khá sửa mình

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Băng Tâm,
Chào các Bạn,

Những điều bạn Băng Tâm nói d/đ không có nghi ngờ gì cả. Ngoại trừ việc niệm Phật mà VÔ HIỆU HOÁ được cả 3 nghiệp Thân Khẩu Ý - thì d/đ chưa thông. Vì chưa thông nên d/đ không đặt niềm tin. Và khi d/đ nói d/đ nghi ngờ là d/đ nói đúng với lòng mình. Còn nếu d/đ nghi ngờ mà nói tin - thì như vậy d/d có phạm giới "nói dối" chăng ?

Vả lại, d/đ chỉ bày tỏ chỗ hiểu của mình ở mục Phật Học Phổ Thông chứ không phải ở mục Tịnh Độ. Như vậy, mà cho là d/đ sẽ bị quả báo và CẤM d/đ không được nói về Phật Pháp - có phải là vô lý lắm chăng ?

Thật ra, đối với Phật chúng ta là những kẻ ngu mê, thì với tâm từ bi của Phật sao Phật lại phạt tội chúng ta. Còn Phật nói chúng ta không nghe theo lời Phật bị sa vào các cõi ác - là vì Phật dạy chúng ta cách tránh rơi vào cõi ác mà chúng ta không thực hành theo - thì chúng ta bị rơi vào cõi ác - chứ không phải Phật phạt chúng ta. Do đó, các Bạn đừng hiểu lầm... mà "gián tội" cho nhau...
Thân


 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
suonglanh đã viết:
Nếu "CHẾT" thì "CHẾT" hẳn đừng có nửa sống nửa chết mà làm ma nhát thiên hạ à?
Chào bạn Suonglanh,
Khi Bạn viết lời này Bạn có thấy là Bạn đã vượt quá xa "địa vị" của Bạn chăng ?

-- d/đ không phải là đệ tử của Bạn. Vả lại, người thốt ra lời nói này cũng không đủ tư cách làm THẦY CỦA ĐỆ TỬ PHẬT.
-- Bạn và d/đ cùng là thành viên của diễn đàn. Cho nên, đến việc khoá nick của d/đ Bạn cũng không thể - chứ đừng nói chi đến việc "CẤM" d/đ ĐỪNG BÀN về Phật Pháp. Nghĩa là, Bạn cấm d/đ không phải chỉ trong phạm vi diễn đàn mà bất cứ ở đâu d/đ cũng không được bàn về Phật Pháp !?

Bạn có lường được sự nặng nhẹ của lời nói chăng ?

Với một người cái tôi quá lớn và sự ngã mạn cao ngất như vậy thì sự trao đổi sẽ trở thành tranh cải. Do đó, nếu Bạn không HẠ THẤP cái tôi và sự ngã mạn của Bạn NGANG BẰNG với vị trí của Bạn thì d/đ không có gì để trao đổi với Bạn.

Thương tiếc thật nhiều...

Kính cô Diệu Đức !

Theo h/t, câu này bạn suonglanh nhằm "chơi chữ" với thành viên Thu Tử.

Chữ Thu có nghĩa là mùa Thu, cũng có nghĩa là đã qua rồi thời kỳ cực thịnh; Thu Tử có nghĩa là một người đã đứng tuổi, bắt đầu nghĩ đến "một tương lai nằm xuống đã gần kề" cho nên tìm học Phật pháp. Chữ Tử ở đây có nghĩa là một nhân vật, ví dụ như Khổng Phu Tử 孔夫子, Mạnh Tử 孟子, Lão tử 老子, ..... chớ không phải Tử là chết .

Thật ra "nửa sống nửa chết" là tình trạng chung của chúng ta _ kể cả suonglanh _ do đó suonglanh không có tư cách gì để quở một thành viên khác (như cách nói của một vị đã Giác Ngộ).

Kính góp ý !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
với tâm từ bi của Phật sao Phật lại phạt tội chúng ta. Còn Phật nói chúng ta không nghe theo lời Phật bị sa vào các cõi ác - là vì Phật dạy chúng ta cách tránh rơi vào cõi ác mà chúng ta không thực hành theo - thì chúng ta bị rơi vào cõi ác - chứ không phải Phật phạt chúng ta. Do đó, các Bạn đừng hiểu lầm... mà "gián tội" cho nhau...

Phật từ bi chỉ dạy chứ không có phạt. Nhưng "nghiệp" thì không phân biệt từ bi hay gian ác cũng đều "phạt" tuốt luốt.
Kinh Lời Vàng Vi Diệu (Pháp Cú) nói như vầy:
1. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày ác hạnh triền miên
Nói năng, hành động dính liền nhiễm ô
Như bánh xe theo chân bò
Nghiệp khổ cũng thế hẹn hò cùng tâm.


2. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày thân tâm tịnh yên
Nói năng, hành động, ý hiền thiện nhân
Như hình với bóng keo sơn
Phước lạc cũng thế, theo chân quả lành.
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Kính thưa quý vị tiền bối !Kính mod bangtam, cô Điệu Đức,.....



Điều minh thức muốn trình thưa là “Lòng Tin trong đạo Phật”

Hình như là tất cả chúng ta khi đến với đạo Phật đều từ chỗ Không Tin gì hết (ngoại trừ những vị Hóa thân Bồ tát, Đại Bồ tát.)

Chữ Tin này có lẻ 1000 trang tham luận cũng chưa hết chuyện để nói, nhưng với sự hiểu biết ít ỏi của m/t thì chỉ xin khái lược.

Tin là gì ? _ Tin là chưa nắm chắc, chưa biết rõ nên phải Tin.

Khi một người hàng xóm đến “máng vốn” với m/t “ngày hôm qua con của bạn đã qua nhà tôi, ăn cắp một số tiền mà tôi để trên bàn !”.

m/t đã không trả lời rằng : “Tôi TIN con của tôi, nó không hề ăn cắp của ai bao giờ !”, mà m/t đã trả lời : “Thưa chị, ngày hôm qua bé của em sốt cao, nó đã không ra khỏi nhà một giây phút nào cả !”.

Như thế khi ta đã xác định chắc chắn một điều gì, thì ta không dùng chữ Tin nữa, trường hợp này mới là Tin tuyệt đối 100%, còn ngoài ra khi sử dụng đến từ TIN thì hãy còn bỏ ngỏ trường hợp « Tin không chính xác », (có thể vài % hay vài chục % ).

Kính quý tiền bối ! Cái biết của chúng ta về cuộc đời này quá ít, về đạo Phật, về Chân Lý Phật pháp lại càng ít hơn nữa; cái Trí Tuệ của chúng ta đa phần chỉ bé như hạt đậu, thì làm sao đức Phật đem cái Phật pháp quá cao siêu để nhét vào trong cái đầu _ không lớn hơn quả bưởi _ của chúng ta ???

Cho nên đạo Phật cũng đã phương tiện mở ra một pháp môn cho những người có “chỉ số IQ thấp” (không được thông minh lắm), lại hoàn cảnh không thuận tiện hay thích hợp cho chuyện tu Giới Định Tuệ. Đây gọi là đạo Phật “tận độ chúng sinh”, nghĩa là độ luôn được những người thiếu phước kém may mắn. Đó là pháp môn Niệm Phật !

Thưa quý đạo hữu ! Với pháp môn Niệm Phật thì điều căn bản thiết yếu nhất là chữ TIN (Tín )_ trong Tín Hạnh Nguyện _ không TIN thì Hạnh Nguyện sẽ không hề có.

Ở pháp môn khác đức Phật dạy Chánh Tín (Bát Chánh Đạo), với pháp môn Tịnh Độ thì không nói Chánh Tín, bởi vì mọi hành giả PHẢI TIN vào một thế giới mà mình chưa biết rõ, điều này rất có lợi.

Hàng ngày m/t thường đi xe đạp trên hành lang cầu (bắc qua sông rộng), hai bên có lan can chừng khoảng cách lối đi chỉ là một mét, trải qua nhiều năm qua lại trên cầu, chưa bao giờ m/t va quẹt vào hành lang của cầu. Giả sử cũng lối đi 1 mét như thế treo ngang qua vực thẳm mà không có tay vịn hay lan can thì bảo đảm là m/t sẽ nhào đầu xuống vực sau 1 phút.

Hai trường hợp trên khác nhau điểm nào ? Trường hợp thứ nhất, m/t có lòng Tin vào cây cầu, trường hợp thứ hai m/t không có lòng Tin vào cây cầu (mà ngược lại m/t tin rằng mình sẽ không thể nào qua cầu được).

Lòng TIN tạo nên sức mạnh. Có phải VẠN PHÁP DUY TÂM là chổ này hay chăng ?

Kính xin được nghe chỉ giáo thêm !

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Diệu Yến

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2014
Bài viết
5
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Địa chỉ
Hà Nội
Chào Minh Thức!

Tiến sĩ Oldenburg, một học giả người Đức đã từng nói: "Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy cho con người phải tự giải thoát lấy mình, như chính ngài tự giải thoát lấy ngài".
Vạn pháp vốn là một. Mật tông, Thiền tông hay Tịnh độ…chỉ là phương tiện, mục đích rốt ráo cuối cùng vẫn là giải thoát.

Muốn có niềm tin nơi Phật pháp không riêng Tịnh độ, chỉ một con đường duy nhất là “Chính mình thực tu”. Nghĩa là áp dụng lý thuyết trong Kinh đã dạy đi vào thực tế hành trì.
Bạn thử niệm xem, sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” hay bốn chữ “A Di Đà Phật” cùng nhiều công đức :”bố thí, cúng dường, phóng sanh…”. Bạn sẽ thấy trí tuệ được khai mở, thân tâm thanh tịnh, niềm tin vững chắc, cõi Phật không xa.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Kính thưa quý vị tiền bối !Kính mod bangtam, cô Điệu Đức,.....



Điều minh thức muốn trình thưa là “Lòng Tin trong đạo Phật”

Hình như là tất cả chúng ta khi đến với đạo Phật đều từ chỗ Không Tin gì hết (ngoại trừ những vị Hóa thân Bồ tát, Đại Bồ tát.)

Chữ Tin này có lẻ 1000 trang tham luận cũng chưa hết chuyện để nói, nhưng với sự hiểu biết ít ỏi của m/t thì chỉ xin khái lược.

Tin là gì ? _ Tin là chưa nắm chắc, chưa biết rõ nên phải Tin.

Khi một người hàng xóm đến “máng vốn” với m/t “ngày hôm qua con của bạn đã qua nhà tôi, ăn cắp một số tiền mà tôi để trên bàn !”.

m/t đã không trả lời rằng : “Tôi TIN con của tôi, nó không hề ăn cắp của ai bao giờ !”, mà m/t đã trả lời : “Thưa chị, ngày hôm qua bé của em sốt cao, nó đã không ra khỏi nhà một giây phút nào cả !”.

Như thế khi ta đã xác định chắc chắn một điều gì, thì ta không dùng chữ Tin nữa, trường hợp này mới là Tin tuyệt đối 100%, còn ngoài ra khi sử dụng đến từ TIN thì hãy còn bỏ ngỏ trường hợp « Tin không chính xác », (có thể vài % hay vài chục % ).

Kính quý tiền bối ! Cái biết của chúng ta về cuộc đời này quá ít, về đạo Phật, về Chân Lý Phật pháp lại càng ít hơn nữa; cái Trí Tuệ của chúng ta đa phần chỉ bé như hạt đậu, thì làm sao đức Phật đem cái Phật pháp quá cao siêu để nhét vào trong cái đầu _ không lớn hơn quả bưởi _ của chúng ta ???

Cho nên đạo Phật cũng đã phương tiện mở ra một pháp môn cho những người có “chỉ số IQ thấp” (không được thông minh lắm), lại hoàn cảnh không thuận tiện hay thích hợp cho chuyện tu Giới Định Tuệ. Đây gọi là đạo Phật “tận độ chúng sinh”, nghĩa là độ luôn được những người thiếu phước kém may mắn. Đó là pháp môn Niệm Phật !

Thưa quý đạo hữu ! Với pháp môn Niệm Phật thì điều căn bản thiết yếu nhất là chữ TIN (Tín )_ trong Tín Hạnh Nguyện _ không TIN thì Hạnh Nguyện sẽ không hề có.

Ở pháp môn khác đức Phật dạy Chánh Tín (Bát Chánh Đạo), với pháp môn Tịnh Độ thì không nói Chánh Tín, bởi vì mọi hành giả PHẢI TIN vào một thế giới mà mình chưa biết rõ, điều này rất có lợi.

Hàng ngày m/t thường đi xe đạp trên hành lang cầu (bắc qua sông rộng), hai bên có lan can chừng khoảng cách lối đi chỉ là một mét, trải qua nhiều năm qua lại trên cầu, chưa bao giờ m/t va quẹt vào hành lang của cầu. Giả sử cũng lối đi 1 mét như thế treo ngang qua vực thẳm mà không có tay vịn hay lan can thì bảo đảm là m/t sẽ nhào đầu xuống vực sau 1 phút.

Hai trường hợp trên khác nhau điểm nào ? Trường hợp thứ nhất, m/t có lòng Tin vào cây cầu, trường hợp thứ hai m/t không có lòng Tin vào cây cầu (mà ngược lại m/t tin rằng mình sẽ không thể nào qua cầu được).

Lòng TIN tạo nên sức mạnh. Có phải VẠN PHÁP DUY TÂM là chổ này hay chăng ?

Kính xin được nghe chỉ giáo thêm !

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Chào bạn minh thức,

Minh định trước hết xin vỗ tay tán thán bài viết của bạn,rất khúc triết,mạch lạc...chứng tỏ bạn có cảm ngộ nhất định đối với pháp tu này.

Bây giờ minh định xin được hỏi bạn về Lòng Tin.Như bạn đã phân tích,khi nói Tin có nghĩa là chưa chắc chắn,nhưng vẫn cứ phải tin vì thực sự là do chúng ta chưa biết rõ.Do đó có thể đúng và có thể sai.Vậy giả dụ pháp môn Tịnh Độ là sai đi,thì bạn nghĩ như thế nào?Lòng tin khi đặt sai chỗ sẽ dẫn đến điều gì,sẽ đi đến đâu?Giống như Thiên Chúa giáo vậy,"Hãy đến để mà tin",theo Chúa thì sẽ được lên thiên đàng.Vậy Lòng Tin của Thiên Chúa giáo và Lòng Tin trong Tịnh Độ tông có khác nhau mấy đâu?Mà Đức Phật có nói "Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta",Ngài đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ lời Ngài nói rồi mới nên tin,sau đó mới khởi tâm tu tập.Vậy làm sao ta có thể hiểu rõ một thế giới mà ta chưa từng đến,chưa từng thấy,chỉ nghe kể lại mà thôi?

Câu Vạn pháp duy tâm có ý nghĩa sâu xa,có thể là chẳng có thế giới Tịnh Độ nào ngoài chính bản tâm của mình,tâm bình thế giới bình tâm như thế giới như đó sao?Ta bà tức Tịnh Độ,Tịnh Độ là Ta bà.Có phải nhất thiết đi tìm một cõi Tịnh Độ ở đâu không?Pháp môn Tịnh Độ nếu chỉ là vậy thì quá đơn giản rồi,cứ niệm Phật chuyên cần thì sẽ được Phật A Di Đà tiếp rước về cõi Tây Phương Cực Lạc,không lên thượng phẩm thì cũng được hạ phẩm...Ngày xưa,văn hóa của Ấn Độ chuyên dùng những câu truyện ẩn dụ để nói về mọi vấn đề,trong tôn giáo thì lại càng nhiều...từ những vua trời Phạm Thiên cho đến các vị Thần,Thánh,Ma Vương...Cho nên khả năng Thế giới Tịnh Độ chính là nói về một cảnh giới của Tâm sau khi tu tập Pháp môn Tịnh Độ này.

Trong thuyết Như Huyễn,Sắc là biểu tướng của Không,còn Không chính là bản chất của Sắc,Như là thể của Huyễn,còn Huyễn là dụng của Như.Ví dụ như nước vậy,nước có thể ở thể lỏng,thể rắn,thể khí...nhưng bản tánh của nó luôn là ướt,không thay đổi.Cũng vậy,Tâm ta có thể ở đủ mọi cung bậc,mọi trạng thái...Tâm "tốt" thì đạt Niết Bàn,Tâm "vừa vừa" thì ở Tây Phương Cực Lạc,Tâm "xấu" thì ở Ta Bà vậy.Mà Niết Bàn,Tây Phương Cực Lạc hay Ta Bà đều do Tâm "sở hiện" ra mà thôi(đối với các bậc Giác Ngộ chứ không phải chúng ta,vì đối với chúng ta thì Ta Bà này thật như là 1+1=2 vậy,hihiihi).

Đó là ý kiến cá nhân của minh định nói ra để thảo luận với bạn cho vui mà thôi,chứ trên thực tế chúng ta chưa đủ khả năng để nhận biết đâu là Chân Lý,tất cả vẫn là tùy duyên của chúng ta đến mức nào mà thôi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên