M

Chưa tin pháp môn Tịnh Độ

S

suonglanh

Guest
Tôi chỉ tạm gợi ý một tý mà có sai thì xin mọi người chỉ giáo .
vì nhân loại đã đến cái thời mà trong tâm chỉ còn chủ yếu là lòng tham là chính. Mà Phật chính là cái TÁNH GIÁC vốn có ở tất cả loài hữu tình. nhưng nay nhân loại đã bỏ quên quá lâu , quá xa với cái Tánh Giác vốn có đó. Mà Phật (Tánh Giác ) có cái huyền vi diệu dụng ..( Từ bi, thần thông diệu dụng..)mà chỉ có những chúng sinh đã Giác ngộ ( sống với cái Tánh Giác đó) như các bậc A la Hán..( cũng chỉ là danh tự ) mới hiểu rõ được. Chính vì thế mà có nhân duyên pháp môn Tịnh Độ để độ những chúng sinh mang nặng lòng tham. cũng bới vậy thế giới Tịnh Độ nào toàn là vàng bạc , lưu ly..
Phật( Tánh Giác ) thà cho chúng sinh tham lam chấp vào cõi đó mà dần bỏ được thói hư tật xấu, xả bỏ bớt lòng tham nơi cuộc đời vốn là huyễn ảo này mà hành Pháp thiện để tránh sau này rơi vào cõi xấu, còn hơn là làm những điều ác..
Còn thực tế Phật ( Tánh giác ) có như thế nào thì khi nào ai sống được với cái Tánh Giác ấy mới hiểu chứ nói ra cũng không được. Vì nếu nói được Thì Ngài Cồ Đàm và các bậc chứng ngộ đã nói ra rồi. Chỉ tạm phương tiện nói là thể của Tánh Giác là rỗng rang không tịch, không hình , không tướng... mà diệu dụng hằng sa..
Người nào là thượng căn thì ngay đó nhận được, còn không thì hành Theo lời dạy trong kinh điển của Ngài Cồ Đàm ( Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ) thị hiện sẽ cũng được chứng ngộ như Ngài...
Còn về Pháp Môn Tinh Độ cũng là phương tiện độ sinh như bao pháp môn khác, nếu ai hợp với mình thì tin và theo( nghĩa là làm đúng như Kinh điển dạy) thì chắc cũng được "giải Thoát" khỏi cõi " ta bà " mà về nơi " Tịnh Độ "
Cũng xin nói trước để tránh tranh luận. có nhiều vị đã giác ngộ ( Tánh Giác ) nhưng vẫn hành Pháp Tịnh Độ, chính là để dẫn dắt chúng sinh tham đắm để tu hành như trên , chứ không phải những người đó cũng tham lam đâu nhé ( Phương tiện độ sinh thì phải vậy )
Tôi chỉ tạm đưa ra những điều mình nghĩ, nếu ngu muội thì xin được mọi người chỉ giáo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H

HThanh1122

Guest
Chào các bạn!

Chào các bạn! Mình xin chia sẻ một số hiểu biết nhỏ của mình như sau. Cõi Tịnh Độ là thiên quốc của Phật A Di Đà, trong thiên hà của chúng ta có hơn 100 thiên quốc được thành lập bởi hơn 100 vị Phật ở cùng một tầng Như Lai. Trong quá trình chúng sinh niệm phật hiệu A Di Đà với một mong muốn và niềm tin tối cao, cao đến mức họ bỏ hết nhân tâm, lúc đó Phật sẽ độ về thiên quốc của Phật. Bởi vì từ bỏ nhân tâm (những chấp trước) chính là đề cao cảnh giới của mình, khi không còn nhân tâm tức là không chịu tác động bởi hấp lực của luân hồi nữa. Ngày nay là thời mạt pháp, hoa ưu đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới, Chuyển Luân Thánh Vương đang co mặt tại trần thế,mỗi một lời ngài giảng là một thiên cơ, tất cả những kiến thức tu luyện ở mức thượng thừa đều có trong bài giảng của ngài. Dù theo bất kỳ pháp môn nào các bạn cũng nên tham khảo một chút! Các bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Reputation: 97%
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chào các bạn! Mình xin chia sẻ một số hiểu biết nhỏ của mình như sau. Cõi Tịnh Độ là thiên quốc của Phật A Di Đà, trong thiên hà của chúng ta có hơn 100 thiên quốc được thành lập bởi hơn 100 vị Phật ở cùng một tầng Như Lai. Trong quá trình chúng sinh niệm phật hiệu A Di Đà với một mong muốn và niềm tin tối cao, cao đến mức họ bỏ hết nhân tâm, lúc đó Phật sẽ độ về thiên quốc của Phật. Bởi vì từ bỏ nhân tâm (những chấp trước) chính là đề cao cảnh giới của mình, khi không còn nhân tâm tức là không chịu tác động bởi hấp lực của luân hồi nữa. Ngày nay là thời mạt pháp, hoa ưu đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới, Chuyển Luân Thánh Vương đang co mặt tại trần thế,mỗi một lời ngài giảng là một thiên cơ, tất cả những kiến thức tu luyện ở mức thượng thừa đều có trong bài giảng của ngài. Dù theo bất kỳ pháp môn nào các bạn cũng nên tham khảo một chút! Các bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích

Bạn HThanh1122 ơi !

1. Xin bạn cho biết thêm về "100 thiên quốc".
2. Thế nào là "hoa ưu đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới" ?
3. Ai là "Chuyển Luân Thánh Vương đang có mặt ở trần gian" ?
4. Bạn có phải là học viên Pháp Luân Công hay không ?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Ông già nghèo, dốt bảy tư
Vào trang Phật pháp biên thư mấy dòng
:

Trong giáo pháp của Phật có môn Tịnh Độ, Phật cho là khó tin nhất.

Khó tin ở đây không phải vì giáo pháp mắc mỏ hay bí ẩn mà vì con người ít có căn lành, ít có chủng tử từ trước. Người ít căn lành đây lại không phải vì họ dốt, họ nghèo, mà chỉ vì họ có tánh khinh mạn hay thế trí biện thông, cùng là tánh biếng lười, bất định.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
CHào Bạn D/Đ .

Không hề dư thừa chẳng hạn như bạn vậy! Rõ ràng là có Pháp môn niệm Phật nhưng bạn D/Đ có tin đâu! cho nên mới cần đến 84 ngàn pháp môn phương tiện trong đó có pháp môn mà bạn D/Đ tin đúng không?
Bạn D/Đ có biết không! Bạn là VD sống động nhất chứng minh lời của bạn là sai còn gì!

Niềm tin là tối quan trọng đó bạn D/Đ có biết không! Bạn tin có Phật không?
Tại sao bạn lại tin có Phật?

Chào bạn quantro,
Theo như lời Bạn nói thì vì có người không tin pháp môn NIỆM PHẬT nên đức Phật Thích Ca mới giảng nhiều pháp môn. Thì điều này Bạn đã hiểu lầm. Sở dĩ Như Lai có nhiều pháp môn phương tiện là vì căn duyên của chúng ta sai khác nhau.

Và khi nói đến pháp môn niệm Phật thì chúng ta nên phân biệt - đức Phật đang giảng nói về pháp niệm Phật phương tiện hay là pháp niệm Phật Tam muội. Vì pháp niệm Phật phương tiện là dạy cho người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí. Và khi trở thành người tri rồi thì mới tu niệm Phật Tam muội - như pháp Đại thừa - Tổ Long Thọ luận trong Lục Đại Trí Độ.

Còn nói về niềm tin thì nếu chỉ có niềm tin không - thì rất dễ trở thành mê tín. Vì vậy, chín Bộ kinh Tiểu thừa (dạy cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác : là những người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí) - mới có thêm tên gọi KHẾ KINH. Do đó, chỉ có niềm tin không chưa đủ mà còn phải thấy được sự hợp tình hợp lý của niềm tin đó nữa thì mới không bị trở thành mê tín. Và sự hợp tình hợp lý này phải căn cứ theo lời đức Phật giảng - chứ không phải căn cứ theo chỗ hiểu sai lạc của người đời.

Và d/đ tin có Phật là vì d/đ thấy được sự hợp tình hợp lý của lời đức Phật Thích Ca giảng. Còn d/đ không đặt niềm tin vào việc thành tâm niệm Phật thì được Phật tiếp dẫn về cõi Phật - là vì d/đ CHƯA THẤY ĐƯỢC sự hợp tình hợp lý của đoạn kinh ghi trong kinh A DI ĐÀ. Nhưng đó chỉ là sự nghi ngờ của riêng d/đ. Còn các Bạn thấy được sự hợp tình hợp lý của kinh A DI ĐÀ thì các Bạn thực hành theo. Vì không phải các Bạn thấy là bắt buộc d/đ cũng phải thấy - hay ngược lại d/đ không thấy cũng không có nghĩa là - mọi cũng đều phải không thấy.

Sự nghi ngờ của d/đ là không phải nghi ngờ Phật có giảng pháp môn niệm Phật hay không. Mà là d/đ nghi ngờ vị nào đó khi trích tạo kinh A DI ĐÀ đã vô tình trộn lẫn PHÁP NIỆM PHẬT PHƯƠNG TIỆN (dạy cho người còn đang mê lầm) và PHÁP NIỆM PHẬT TAM MUỘI (dạy cho người trí) _ thành một.

Thân
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 80%
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
dieuduc nói:
Còn nói về niềm tin thì nếu chỉ có niềm tin không - thì rất dễ trở thành mê tín. Vì vậy, chín Bộ kinh Tiểu thừa (dạy cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác : là những người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí) - mới có thêm tên gọi KHẾ KINH. Do đó, chỉ có niềm tin không chưa đủ mà còn phải thấy được sự hợp tình hợp lý của niềm tin đó nữa thì mới không bị trở thành mê tín. Và sự hợp tình hợp lý này phải căn cứ theo lời đức Phật giảng - chứ không phải căn cứ theo chỗ hiểu sai lạc của người đời.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Cô Diệu Đức nói câu này rất hay !<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo Mục Đồng, chữ Tin có nhiều chừng mực :<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Mê tín : Người không có một chút xíu trí tuệ, người ta nói những điều phi lý cũng không nhận ra, vẫn tin như thật.<o:p></o:p>
2. Cuồng tín : Tin quá khích, mất cả lý trí. (Các vị đọc trên mạng chắc có lẻ cũng đã nghe rất nhiều trường hợp cuồng tín rất đáng thương)<o:p></o:p>
3. Tạm tin : Tin ít ít, rồi dần phát triễn niềm tin.<o:p></o:p>
4. Tròn tin : Đã thực chứng biết điều mà trước đây mình đã tạm tin.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Những bậc đã tròn tin thì “hơi bị hiếm”.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tất cả chúng ta đây, hãy nên TẠM TIN _ căn cứ vào Kinh Phật _ không nên nghe theo lời huyễn hoặc của Tà Ma Ngoại Đạo, chúng nói “vẽ bùa” đủ thứ chuyện linh tinh.
Tà ma Ngoại Đạo, chúng có thể chữa những bệnh ngặt nghèo cho ta, cải tử hoàn sanh, thay đổi cuộc sống cho ta về sức khỏe cũng như tiền bạc _ những điều này thật là hay ho, nhưng tất cả chuyện ấy chỉ nhờ vào THẾ LỰC CỦA THIÊN MA.

Vì thế giới của Thiên Ma sẽ sụp đổ khi có người Phật tử thành đạo, cho nên bọn chúng hiện đang rất tích cực thu nạp đồ chúng, để “nhuộm đỏ” thế gian này.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Điều M/đ muốn nói là chúng ta hãy tránh MÊ TÍN & CUỒNG TÍN.<o:p></o:p>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Chào các bạn! Mình xin chia sẻ một số hiểu biết nhỏ của mình như sau. Cõi Tịnh Độ là thiên quốc của Phật A Di Đà, trong thiên hà của chúng ta có hơn 100 thiên quốc được thành lập bởi hơn 100 vị Phật ở cùng một tầng Như Lai. Trong quá trình chúng sinh niệm phật hiệu A Di Đà với một mong muốn và niềm tin tối cao, cao đến mức họ bỏ hết nhân tâm, lúc đó Phật sẽ độ về thiên quốc của Phật. Bởi vì từ bỏ nhân tâm (những chấp trước) chính là đề cao cảnh giới của mình, khi không còn nhân tâm tức là không chịu tác động bởi hấp lực của luân hồi nữa. Ngày nay là thời mạt pháp, hoa ưu đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới, Chuyển Luân Thánh Vương đang co mặt tại trần thế,mỗi một lời ngài giảng là một thiên cơ, tất cả những kiến thức tu luyện ở mức thượng thừa đều có trong bài giảng của ngài. Dù theo bất kỳ pháp môn nào các bạn cũng nên tham khảo một chút! Các bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích

Chào HThanh1122 !
Có thể bạn đang được lợi ích từ Pháp Luân Công !
Bạn hãy tận hưởng một mình đi, đừng quảng cáo Pháp Luân Công ở đây.
Chúng tôi chỉ là một trang web dành cho Phật tử, nếu chúng tôi không xây dựng được CHÁNH TÍN cho Phật tử thì cũng quyết không để cho Phật tử bị lây nhiễm những "hấp lực" của Tà Ma Ngoại đạo, làm cho Chánh Pháp Phật dần bị lu mờ.

Về "Hoa Ưu Đàm" mà bạn nói, diễn đàn này đã có bài vạch trần sự thật :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19787-Đính-chính-về-Hoa-Ưu-Đàm&p=72913

Rất có thể bạn đã không biết rằng bạn đang bị PHĨNH PHỜ vào ĐƯỜNG MA LỐI QUỶ, Bạn vẫn tin rằng bạn là người may mắn được học đạo với một vị Chuyển Luân Thánh Vương.

Thật tội nghiệp cho bạn, dầu cho vị mà bạn nói đó có thật sự là Chuyển Luân Thánh Vương đi chăng nữa, đối với đạo Phật thì những vị Chuyển Luân Thánh Vương vẫn là những KẺ VÔ MINH, HÁM DANH UY mà thôi.

Một vị Chuyển Luân Thánh Vương thì có nhiều Thế Lực nhiều phước báo, nhiều Thần Thông, nhưng ba cái đó những người Phật tử chân chính đã xem nó là "cỏ vướng chân" cho nên lo gở còn không hết, có đâu lại ưa thích.

Thay mặt Diễn Đàn Phật Pháp Online, Hắc phong Khóa nick vĩnh viễn bạn, đồng thời nhắn gởi đến tất cả các học viên Pháp Luân Công khác : HÃY TRÁNH XA TRANG WEB NÀY RA.

Kính Thông Báo !
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chào bạn quantro,
Theo như lời Bạn nói thì vì có người không tin pháp môn NIỆM PHẬT nên đức Phật Thích Ca mới giảng nhiều pháp môn. Thì điều này Bạn đã hiểu lầm. Sở dĩ Như Lai có nhiều pháp môn phương tiện là vì căn duyên của chúng ta sai khác nhau.

Và khi nói đến pháp môn niệm Phật thì chúng ta nên phân biệt - đức Phật đang giảng nói về pháp niệm Phật phương tiện hay là pháp niệm Phật Tam muội. Vì pháp niệm Phật phương tiện là dạy cho người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí. Và khi trở thành người tri rồi thì mới tu niệm Phật Tam muội - như pháp Đại thừa - Tổ Long Thọ luận trong Lục Đại Trí Độ.

Còn nói về niềm tin thì nếu chỉ có niềm tin không - thì rất dễ trở thành mê tín. Vì vậy, chín Bộ kinh Tiểu thừa (dạy cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác : là những người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí) - mới có thêm tên gọi KHẾ KINH. Do đó, chỉ có niềm tin không chưa đủ mà còn phải thấy được sự hợp tình hợp lý của niềm tin đó nữa thì mới không bị trở thành mê tín. Và sự hợp tình hợp lý này phải căn cứ theo lời đức Phật giảng - chứ không phải căn cứ theo chỗ hiểu sai lạc của người đời.

Và d/đ tin có Phật là vì d/đ thấy được sự hợp tình hợp lý của lời đức Phật Thích Ca giảng. Còn d/đ không đặt niềm tin vào việc thành tâm niệm Phật thì được Phật tiếp dẫn về cõi Phật - là vì d/đ CHƯA THẤY ĐƯỢC sự hợp tình hợp lý của đoạn kinh ghi trong kinh A DI ĐÀ. Nhưng đó chỉ là sự nghi ngờ của riêng d/đ. Còn các Bạn thấy được sự hợp tình hợp lý của kinh A DI ĐÀ thì các Bạn thực hành theo. Vì không phải các Bạn thấy là bắt buộc d/đ cũng phải thấy - hay ngược lại d/đ không thấy cũng không có nghĩa là - mọi cũng đều phải không thấy.

Sự nghi ngờ của d/đ là không phải nghi ngờ Phật có giảng pháp môn niệm Phật hay không. Mà là d/đ nghi ngờ vị nào đó khi trích tạo kinh A DI ĐÀ đã vô tình trộn lẫn PHÁP NIỆM PHẬT PHƯƠNG TIỆN (dạy cho người còn đang mê lầm) và PHÁP NIỆM PHẬT TAM MUỘI (dạy cho người trí) _ thành một.

Thân

Chúng con cũng tán thành ý kiến của ĐH dieuduc. Vì nếu không khéo trong vấn đề niềm tin. có thể chúng ta sẽ bị sự phản đối của những người mới tiếp cận PG như bài viết sau đây:

1.
Hà Nội: Xuất hiện tà đạo "A-di-đà"
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện một đạo giáo lạ có tên gọi “đạo A di đà”, lan truyền nhanh chóng và gây nên nhiều biến động, phức tạp trong đời sống dân cư. Không những yêu cầu các tín đồ phải làm trái ngược lại hoàn toàn những nghi thức cúng lễ ma chay truyền thống mà loại đạo giáo này còn đang gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ thôn xóm
Nghi lễ kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục

Cách đây hơn một năm, trên địa bàn một số xã, thị trấn của huyện Mê Linh bỗng xuất hiện những người được coi là các tín đồ đầu tiên của đạo A di đà đi truyền bá đạo giáo mới lạ này. Đạo này thuyết phục người dân nếu tin và làm theo đúng nguyên tắc, giáo lý của đạo A di đà thì sau khi chết sẽ được thành Chính quả, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người dân tin theo đạo giáo này đã tăng đáng kể.

Trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư chi bộ tổ 3 – thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho biết, theo tìm hiểu của ông thì vào khoảng đầu năm 2012, có một cư sĩ ở khu Long Việt (thị trấn Quang Minh, Mê Linh) đã đến giảng và truyền đạo này cho một số bà con ở thị trấn. Những người tin theo đạo tiếp tục vận động, truyền đạo cho người khác cùng thôn xóm. Đến nay, ít nhất đã có khoảng 30 người trong thị trấn Chi Đông, cư trú rải rác ở 8 tổ dân phố tin theo đạo A di đà và tham gia vào các hoạt động của đạo. Cụ thể, mỗi khi ở địa phương có người chết, một nhóm trong số những người theo đạo này sẽ tìm đến thuyết phục gia đình tang chủ để họ cúng bái hộ niệm. Những người này cũng mặc áo tràng lam, cũng gõ khánh, lạy Phật nên bên ngoài nhìn vào dễ nhầm lẫn họ với ban hộ niệm của các chùa đến tịnh xá.

Tuy nhiên, nếu gia đình tang chủ tin và đồng ý làm theo cách thức của nhóm tín đồ đạo A di đà thì họ sẽ phải tuân thủ các nghi lễ rất kỳ lạ mà đạo giáo này đưa ra, gồm: gia đình thân nhân không được khóc thương người quá cố; phải hạ hết các di ảnh trong nhà, thậm chí nếu gia đình tang chủ có thờ Phật Thích Ca thì phải lấy vải che lại và xoay hình tượng Phật úp mặt vào tường; đặc biệt, sự có mặt của nhóm người theo đạo này và việc họ tiến hành các nghi lễ rườm rà khiến cho thời gian chờ khâm liệm của một số người chết thường kéo dài cả ngày trời…

“Chúng tôi vẫn chưa rõ mục đích, tính chất hay lợi ích tham gia đạo A di đà như thế nào song các nghi thức của đạo này rất kỳ quặc, trái với thuần phong mỹ tục địa phương khiến nhân dân rất bức xúc, phản đối. Do không can thiệp, xử lý được nên với những gia đình làm theo nghi lễ của đạo A di đà, chúng tôi đã kêu gọi, đề nghị các đoàn thể, các hội ở địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh… chỉ gửi đồ phúng viếng chứ không đến dự đưa tang người chết” – ông Thỉnh cho biết.


2.
Tà đạo biến tướng

Ngay sau khi được nghe phản ánh của nhân dân về loại đạo giáo lạ có tên A di đà đang tồn tại ở thị trấn Chi Đông, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện Mê Linh kiểm tra, xác minh. Qua đó được biết, không riêng Chi Đông mà một số xã, thị trấn khác trong huyện, đặc biệt ở xã Thạch Đà cũng có nhiều người theo đạo giáo này. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, đạo A di đà nói trên hoàn toàn không phải là một nhánh hay một trường phái chính thức của đạo Phật mà có thể là một sự biến tướng, mượn danh đạo Phật, thực chất là một thứ tà đạo. Tuy nhiên, do đa số tín đồ không phải là hòa thượng mà chỉ là những người dân thường, họ tu tại gia và cũng chưa phát hiện có chuyện họ làm các nghi lễ này vì lợi nhuận nên không xử lý được.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích, chữ “A di đà“ là một câu niệm chính thức của đạo Phật, cũng là danh hiệu của Đức Phật. Khi có người thoi thóp, khó tắt thở vì có thể còn một số trăn trở, ước vọng chưa hoàn thành trên cõi trần, những người theo đạo Phật có thể mời các nhà sư đến để trợ niệm nhằm giúp cho người chết ra đi thanh thản. Tuy nhiên, qua xem xét các nghi lễ, giáo lý của đạo A di đà có thể nhận ra ngay đó là sự biến tướng, lợi dụng đạo Phật để làm những việc hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật. Người Việt Nam ta vốn trọng lời mời, nếu không mời mà tự ý đến như vậy là mất lịch sự, không đúng chính phái đạo Phật. Việc người sống khóc để tỏ lòng thương tiếc người chết cũng là một truyền thống, phong tục tập quán hàng nghìn đời nay của người dân Việt Nam, đạo Phật không hề yêu cầu họ không được khóc. Việc yêu cầu gia đình tang chủ bỏ bàn thờ Phật, di ảnh xuống cũng là không đúng giáo lý đạo Phật. Càng không thể có chuyện yêu cầu gia đình tang chủ giữ thi thể người chết cả ngày không khâm liệm để cho các tín đồ theo đạo làm nghi lễ, vì thường sau khi tắt thở khoảng 6 giờ thi thể người chết bắt đầu phân hủy.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, với thứ tà đạo như vậy, chính quyền địa phương có thể can thiệp, xử lý bởi đó là hành vi sai phạm. Mặt khác, người dân cũng không nên tin theo đạo giáo này.
Theo Nguyễn Phan - Báo An ninh thủ đô
www.anninhthudo.vn
 

quantro

Registered
Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Chào bạn D/Đ
Theo như lời Bạn nói thì vì có người không tin pháp môn NIỆM PHẬT nên đức Phật Thích Ca mới giảng nhiều pháp môn. Thì điều này Bạn đã hiểu lầm.
Bạn D/Đ hãy đọc lại lời của bạn và Q/T đi
D/Đ Viết: Trong khi d/đ đối với kinh A Di Đà - d/đ vẫn còn có vài điều chưa thông. Ví dụ như nếu có một pháp môn như vậy - thì việc đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 49 năm trở thành dư thừa. Và Như Lai chắc cũng không cần phải có 84 ngàn pháp môn phương tiện để giúp chúng sanh.
Q/T viết: Không hề dư thừa chẳng hạn như bạn vậy! Rõ ràng là có Pháp môn niệm Phật nhưng bạn D/Đ có tin đâu! cho nên mới cần đến 84 ngàn pháp môn phương tiện trong đó có pháp môn mà bạn D/Đ tin đúng không?
Tại sao bạn tưởng tượng ra là
vì có người không tin pháp môn NIỆM PHẬT nên đức Phật Thích Ca mới giảng nhiều pháp môn.
đây là bạn tự bịa ra nhé không phải Q/T.
D/Đ Viết: Sở dĩ Như Lai có nhiều pháp môn phương tiện là vì căn duyên của chúng ta sai khác nhau.
Sao bây giờ bạn D/Đ lại nói lời ngược lại với lời trên vậy như vậy là bạn hôm nay thì nói thế này ngày mai lại nói thế kia phải không vậy?
đức Phật đang giảng nói về pháp niệm Phật phương tiện hay là pháp niệm Phật Tam muội.
cũng đều là một pháp môn mà thôi! Bạn cứ niệm Phật đi bạn sẽ đi dần dần từ phương tiện đến tam muội.
D/Đ Viết: Còn nói về niềm tin thì nếu chỉ có niềm tin không - thì rất dễ trở thành mê tín. Vì vậy, chín Bộ kinh Tiểu thừa (dạy cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác : là những người còn đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí) - mới có thêm tên gọi KHẾ KINH. Do đó, chỉ có niềm tin không chưa đủ mà còn phải thấy được sự hợp tình hợp lý của niềm tin đó nữa thì mới không bị trở thành mê tín. Và sự hợp tình hợp lý này phải căn cứ theo lời đức Phật giảng - chứ không phải căn cứ theo chỗ hiểu sai lạc của người đời.
Vậy bạn có tin Kinh A DI ĐÀ là lời đức Phật giảng không?
Nếu là lời đức Phật giảng thì tại sao bạn không tin? Như vậy chẳng phải là bạn không tin đức Phật?
Và d/đ tin có Phật là vì d/đ thấy được sự hợp tình hợp lý của lời đức Phật Thích Ca giảng.
Như vậy câu nói trên chỉ là tào lao! thật là điên đảo vừa bảo tin đức Phật lại vừa không tin thật buồn cười.
Sự nghi ngờ của d/đ là không phải nghi ngờ Phật có giảng pháp môn niệm Phật hay không. Mà là d/đ nghi ngờ vị nào đó khi trích tạo kinh A DI ĐÀ đã vô tình trộn lẫn PHÁP NIỆM PHẬT PHƯƠNG TIỆN (dạy cho người còn đang mê lầm) và PHÁP NIỆM PHẬT TAM MUỘI (dạy cho người trí) _ thành một.
Bạn không hề tu niệm Phật thì làm sao mà hiểu được pháp môn niệm Phật. Như vậy là sự nghi ngờ không có căn cứ. Bạn chỉ nói linh tinh. Bạn không được đánh giá kinh A DI ĐÀ như vậy. Bởi bạn chẳng hiểu gì về Pháp môn niệm Phật hết. Ngay trong lời nói của bạn đã chẳng có logic gì cả bạn hãy xem lại bản thân mình đi đừng có nói càn nói bậy.
Tóm lại bạn không hề tin Đức Phật hoặc lúc tin lúc không.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính quý Thầy Cô ! Kính quý đạo hữu !

Hôm nay hoatihon xin được góp ý đôi điều :

1. Do đâu có pháp môn Tịnh Độ ?

_ Do đức Phật Thích Ca mở phương tiện độ cho bà Vi Đề Hy _ vốn là một vị Hoàng Hậu đang bị giam trong lãnh cung _ không có điều kiện gì để tu các pháp môn khác.

4phuong.net

2. Pháp môn Tịnh Độ (PMTĐ) nói gì ?

_ PMTĐ nói "Trước lúc lâm chung, chỉ cần nhất tâm niệm danh hiệu A Di Đà Phật, mười câu hay chỉ một câu cũng có thể được đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc để tiếp tục tu hành (với mọi điều kiện thuận tiện nhất)".

3. Pháp môn Tịnh Độ căn cứ Kinh nào ?

_ Kinh A Di Đà :


PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ KINH
Dao Tần, Tam Tạng Pháp-sư Cưu Ma La Thập dịch
(bản Hán Việt)
Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc viên, dữ đại Tỳ-kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu, giai thị đại A-la-hán, chúng sở tri thức:
Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-ha Mục-Kiền-Liên, Ma-ha Ca-Diếp, Ma-ha Ca-Chiên-Diên, Ma-ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi Bàn-Đà-Dà, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân-Đầu-Lô-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu Đà-Di, Ma-ha Kiếp-Tân-Na, Bạc-Câu-La, A-Nậu-Lâu-Đà, như thị đẳng chư đại đệ tử.
Tinh chư Bồ-tát Ma-ha-tát: Văn-Thù Sư-Lợi Pháp Vương Tử, A-Dật-Đa Bồ-tát, Kiền-Đà-Ha-Đề Bồ-tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ-tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ-tát, cập Thích-Đề-Hoàn-nhơn đẳng vô lượng chư Thiên, đại chúng câu.
Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất:
"Tùng thị Tây-phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế-giới danh viết Cực-lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A-Di-Đà, kim hiện tại thuyết pháp.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực-lạc?
Kỳ quốc chúng-sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực-lạc.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân: thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.
Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn-đà-la hoa. Kỳ độ chúng-sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thạnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.
Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Phục thứ Xá-Lợi-Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng- tần-già, Cộng-mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm. Kỳ âm diễn xướng: Ngũ-căn, Ngũ-lực, Thất-Bồ-đề-phần, Bát-Thánh-đạo-phần, như thị đẳng pháp. Kỳ độ chúng-sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ, vô tam ác đạo.
Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc độ, thường vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A-Di-Đà Phật, dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác. Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm.
Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Đà?
Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Đà.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cố danh A-Di-Đà.
Xá-Lợi-Phất! A-Di-Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử, giai A-la-hán, phi thị toán số, chi sở năng tri, chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ chúng-sanh sanh giả, giai thị a bệ bạt trí. Kỳ trung đa hữu, nhất sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên a tăng kỳ thuyết.
Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.
Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng-sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
"Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, tán thán A-Di-Đà Phật bất khả tư nghì công đức chi lợi. Đông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Nam phương thế-giới hữu Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Tây-phương thế-giới hữu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Bắc phương thế-giới hữu Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Hạ phương thế-giới hữu Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Ma Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Thượng phương thế-giới hữu Phạm-Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Ta La Thọ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".
Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà, hà cố danh vi "Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh"?
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển, ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề. Thị cố, Xá-Lợi-Phất! Nhữ đẳng giai đương, tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu nhân, dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A-Di-Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thối chuyển, ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh. Thị cố, Xá-Lợi-Phất! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghì công đức, nhi tác thị ngôn: "Thích-ca Mâu-ni Phật năng vi thậm nan, hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà quốc độ, ngũ trược ác thế: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng-sanh trược, mạng trược trung, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề, vị chư chúng-sanh thuyết thị, nhất thiết thế-giới nan tín chi pháp".
Xá-Lợi-Phất! Đương tri ngã, ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề, vi nhất thiết thế-giới thuyết thử, nan tín chi pháp, thị vi thậm nan."
Phật thuyết thử Kinh dĩ, Xá-Lợi-Phất cập chư Tỳ-kheo, nhất thiết thế gian: Thiên, Nhân, A-tu-la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.

5. Những bộ Kinh khác nói về Tây Phương Tịnh Độ thì sao ?

_ Do chư tổ Tịnh Tông triễn khai thêm, đôi khi có những chỗ quá đáng hay làm sai lệch nghĩa thú, khiến cho những Phật tử có một chút phán đoán liền e ngại (như cô Diệu Đức).

_ Đặc biệt quyển Tây Phương Du Ký là tác phẩm "đơm đặt" vẽ vời những chi tiết mê tín, huyền hoặc.

6. Cảnh Tây phương Cực Lạc có thật hay không ?

_ Cõi Ta Bà _ ngũ trược ác thế _ này do Nghiệp lực của chúng ta chiêu cảm ra. Cõi Tây Phương Cực Lạc do Nguyện Lực Đồng thể Đại Bi của Như Lai Tạng hóa hiện ra.
Tuy cùng là Giả Cảnh, nhưng cõi Tây Phương Cực Lạc là phương tiện độ sinh hữu hiệu, tích cực với những chúng sinh nặng nghiệp mà "sức đề kháng" của những chúng sinh ấy hầu như không có.

7. Được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc có phải là đã đắc đạo hay không ?

_ KHÔNG.

8. Được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc có phải là đã GIẢI THOÁT Sinh Tử Luân Hồi hay không ?

_ Nếu hiểu lầm rằng "Không đầu thai kiếp khác ở Ta Bà này nữa là Giải Thoát Sinh tử Luân Hồi" thì được Vãng Sanh là TẠM Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (cho đến ngày trở lại Ta Bà).

_ Nhưng thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi thì không phải là chuyện hiện tướng bên ngoài _ có đầu thai lại hay không . Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là hành giả thực chứng biết rằng TA KHÔNG PHẢI TA, cho nên không có sợi dây nào trói buộc được cái KHÔNG CÓ TA. Hành giả đương nhiên Giải Thoát mà không cần ai chứng minh.

_ Khi Bồ tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu Suất nhập thai vào bụng Hoàng Hậu Ma Da thì rõ ràng là có đầu thai, nhưng không vì thế mà chúng ta được phép nghĩ rằng "Ngài còn trong vòng Sinh Tử Luân Hồi".

9. Nếu vãng sanh không phải là Thành đạo, không phải là Giải Thoát, thì Vãng Sanh nghĩa là gì ?

_ Ngày xưa ở bên Tàu có một gia đình kia ở gần lò mổ heo, bậc cha mẹ thấy rằng ở đây con của mình sẽ quen mắt nhìn cảnh giết chóc, nên đã dọn nhà đi nơi khác.
Phen này nhà lại gần chỗ cờ bạc, cha mẹ lại dọn nhà đi nữa. Lần sau cùng dọn nhà đến gần trường học, bậc làm cha mẹ mới yên tâm.

Cũng thế, Vãng Sanh chỉ là thay đổi môi trường đến nơi thuận hợp cho sự tu học Phật pháp cho những Phật tử sơ cơ (dễ bị tiêm nhiễm cái xấu cái ác).

10. Có thật sau khi Vãng Sanh hành giả sẽ chỉ một đời tu đến thành Phật luôn hay không ?

_ Không phải !

Môi trường thuận tiện chỉ giai đoạn đầu trong tu học Phật pháp (có thể gọi là "giai đoạn học lý thuyết")
Môi trường không thuận tiện, đầy gian khổ như cõi Ta Bà này mới là chổ thực hành Phật pháp để tiến bộ, cho nên những vị đã Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc sau khi có đủ trình độ Phật pháp căn bản, đều phải đi các cõi (như cõi Ta Bà) để làm Phật sự để độ sinh, mà thực chất là "cọ xát" để tiến bộ.

Kinh Phật có câu "HOA SEN PHẢI MỌC TRONG BÙN MỚI TƯƠI TỐT, HOA SEN TRÊN GÒ NỔNG THÌ KHÔNG PHÁT TRIỄN ĐƯỢC.

Kính góp ý !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào các bạn! Mình xin chia sẻ một số hiểu biết nhỏ của mình như sau. Cõi Tịnh Độ là thiên quốc của Phật A Di Đà, trong thiên hà của chúng ta có hơn 100 thiên quốc được thành lập bởi hơn 100 vị Phật ở cùng một tầng Như Lai. Trong quá trình chúng sinh niệm phật hiệu A Di Đà với một mong muốn và niềm tin tối cao, cao đến mức họ bỏ hết nhân tâm, lúc đó Phật sẽ độ về thiên quốc của Phật. Bởi vì từ bỏ nhân tâm (những chấp trước) chính là đề cao cảnh giới của mình, khi không còn nhân tâm tức là không chịu tác động bởi hấp lực của luân hồi nữa. Ngày nay là thời mạt pháp, hoa ưu đàm đã khai nở nhiều nơi trên thế giới, Chuyển Luân Thánh Vương đang co mặt tại trần thế,mỗi một lời ngài giảng là một thiên cơ, tất cả những kiến thức tu luyện ở mức thượng thừa đều có trong bài giảng của ngài. Dù theo bất kỳ pháp môn nào các bạn cũng nên tham khảo một chút! Các bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/rinpoche60_zps0f62fca2.jpg"]
.






























.[/NEN]

Bạn HThanh ơi !

Chuyển Luân Thánh Vương cũng chỉ là một tù nhân trong ngục tù Sanh Tử. Sao bạn lại nhẹ dạ tin một người cũng còn đang bị trói như mình ?


Hắn sẽ dẫn chúng ta đi lòng vòng mà thôi !

:icon_devil_RED: :icon_devil_RED: :icon_devil_RED:
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính chị hoatihon !

Em thấy chị viết rất rõ ràng khúc chiết, theo em, được đọc bài của chị lợi ích hơn 10 năm nghiên cứu Phật pháp. Nhưng chị cho em hỏi một câu :

Theo chị : yếu tố Tha Lực trong pháp môn Tịnh Độ _ sự tiếp độ hành giả vãng sanh (tức là Tha lực của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng) _ và yếu tố tự lực _ sự quyết tâm cầu vãng sanh của hành giả. Hai yếu tố đó, yếu tố nào đóng vai trò quyết định ?

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa

Phật từ bi chỉ dạy chứ không có phạt. Nhưng "nghiệp" thì không phân biệt từ bi hay gian ác cũng đều "phạt" tuốt luốt.
Kinh Lời Vàng Vi Diệu (Pháp Cú) nói như vầy:
1. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày ác hạnh triền miên
Nói năng, hành động dính liền nhiễm ô
Như bánh xe theo chân bò
Nghiệp khổ cũng thế hẹn hò cùng tâm.


2. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày thân tâm tịnh yên
Nói năng, hành động, ý hiền thiện nhân
Như hình với bóng keo sơn
Phước lạc cũng thế, theo chân quả lành.

Chào bác Tuấn Tú,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vâng, Bác nói rất đúng - Phật tuy không phạt - nhưng nghiệp thì không thể tránh. Nhưng vì trong ba nghiệp thân khẩu ý - thì chỉ có nghiệp do thân và khẩu tạo ra mới bị quả báo. Còn nghiệp ý chỉ là sự tiềm ẩn. Cho nên, chúng ta mới tu sửa ý tâm để thân khẩu không tạo nghiệp.

Do dó, sự nghi ngờ của d/đ xét về pháp - thì d/đ được sự cho phép của Phật. Còn xét về nghiệp - thì sự nghi ngờ của d/đ cũng không khiến thân khẩu d/đ tạo nghiệp (dầu thiện hay ác). Vì d/đ chỉ trình bày chỗ hiểu của riêng d/đ. Còn các Bạn ai tin thì cứ tin - d/đ đâu có nói gì.

Vả lại, Phật có rất nhiều pháp môn - nên d/đ nghi ngờ pháp môn này - thì d/đ chọn pháp môn khác. Chỉ khi nào d/đ CHẤP pháp của d/đ tu - là nhất, là hơn hết - thì mới khiến ý tâm trở thành ý nghiệp (có thể là nghiệp lành, có thể là nghiệp ác). Từ ý nghiệp này - mới khiến thân khẩu tạo nghiệp (có thể là nghiệp lành, có thể là nghiệp ác).

Cho nên, sự nghi ngờ không có khiến chúng ta tạo nghiệp - mà chính do chỗ chúng ta CHẤP PHÁP MÌNH TU _ LÀ NHẤT mới khiến chúng ta tạo nghiệp. Do đó, dầu d/đ có nghi ngờ - mà không chấp - thì cũng không biến ý tâm thành ý nghiệp (cả thiện lẫn ác).

d/đ giải thích như vậy không phải có ý tranh luận với Bác - mà chỉ muốn Bác và các Bạn thấy - bất cứ điều gì d/đ chia sẻ - d/đ đều hiểu rất cặn kẻ - chứ không có ý tranh . Cho nên, chỗ hiểu của Bác có khác với chỗ hiểu của d/đ cũng được. Vì thực hành theo lời Phật dạy cũng là một cách tu tập - dầu không có tên gọi.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chị hoatihon !

Em thấy chị viết rất rõ ràng khúc chiết, theo em, được đọc bài của chị lợi ích hơn 10 năm nghiên cứu Phật pháp. Nhưng chị cho em hỏi một câu :

Theo chị : yếu tố Tha Lực trong pháp môn Tịnh Độ _ sự tiếp độ hành giả vãng sanh (tức là Tha lực của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng) _ và yếu tố tự lực _ sự quyết tâm cầu vãng sanh của hành giả. Hai yếu tố đó, yếu tố nào đóng vai trò quyết định ?

Kính !

Cám ơn Thanh Trúc đã quá khen, hoatihon chỉ mong sao những tư tưởng "sốc nổi" của mình không gây hậu quả nghiêm trọng là cũng mừng lắm rồi !

Theo hoatihon :

_ Các pháp môn khác trong đạo Phật đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Phật tử để chiến thắng ngoại cảnh, để chiến thắng nội tâm (đầy vòi bọ) của mình.
Riêng về pháp môn Tịnh Độ, yếu tố TỰ LỰC của hành giả chỉ là kết duyên, gieo duyên với Phật pháp, chứ không có làm nên trò trống gì :

1. Hoatihon nhớ đã có từng thấy cảnh con ếch giơ đôi tay bé xíu chỏi chỏi lưỡi dao bén toan mần thịt mình. Thương quá đi thôi, cái ý niệm cầu sinh của con vật bé bỏng không thể tự cứu cái mạng của mình, chỉ là hành động trong tuyệt vọng mà thôi. CÁI TỰ LỰC của nó không có nghĩa lý gì hết.

2. Một tòa nhà đổ sập xuống, đội cứu hộ vội vã tìm kiếm trong đống đổ nát, mọi âm thanh ồn ào vang đến tai người bị nạn đang nằm kẹt dưới hàng tấn bê tông. Ý thức của người ấy biết người ta đang tìm cứu mình nhưng không cục cựa gì được, la lên cầu cứu cũng không có sức để mà la, ráng hết tàn lực, nạn nhân chỉ có thể rên lên một tiếng yếu ớt. Đấy, tất cả TỰ LỰC của mình chỉ có bấy nhiêu, nhưng đã được đền đáp, mọi người nghe tiếng rên xúm lại moi nạn nhân lên. Cái TỰ LỰC của mình tuy là tất cả hơi tàn nhưng chỉ là dấu hiệu CẦN GIÚP ĐỞ.

Các bạn thấy rồi đó cái TỰ LỰC từ đôi bàn tay bé bỏng của con ếch có nghĩa lý gì ?, cái TỰ LỰC của nạn nhân trong đống đổ nát có nghĩa là gì ? Chỉ là dấu hiệu kêu cứu mà thôi.
Phật A Di Đà chờ nghe tiếng kêu cứu ấy dầu chỉ là một câu niệm Phật hiệu để làm DUYÊN ĐỘ SINH.

Tha Lực mới là quan trọng, còn Tự Lực chỉ là một chút xíu làm DUYÊN mà thôi.

Phật Giáo Nguyên Thủy họ đi chân trần trên con đường sỏi đá và họ đến Niết Bàn. Họ tưởng rằng do tự lực hay sao ? Không đâu, họ không biết rằng THA LỰC đã phát quang bụi rậm, dọn gai góc, định hướng một con đường quang cho họ yên tâm đếm bước.
Chuyện THA LỰC làm thì đôi mắt thịt của kẻ phàm phu làm sao thấy biết được ?!

Trong đạo Phật, Tịnh Độ Tông phải dựa vào Tha Lực; không có Tha Lực Chư Phật Đại Bồ tát thì không có Tịnh Tông.

Mật Tông thì cảm nhận, có biết nhiều hơn về Tha Lực.

Bậc Toàn Giác mới có thể điều hướng Tha Lực để làm lợi ích cho chúng ta.

Người nào chối bỏ Tha Lực là người đó chưa hiểu rõ về đạo Phật.

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Xóa hết, không cần thiết nữa, chỉ chừa lại bốn câu này thôi:
Người tự độ cầu thêm Phật độ.
Như nước xuôi, gặp gió thuận chiều
Đường về chóng biết bao nhiêu
Được hai sức độ mau siêu phàm trần.

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bác Tuấn Tú,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ không có nói ý nghiệp không quan trọng. Vì Bác đọc kỹ lại thì sẽ thấy d/đ có nói “từ ý nghiệp _ mới khiến thân khẩu tạo nghiệp”. Nhưng sự nghi ngờ chỉ là ý tâm - chứ chưa phải là ý nghiệp. Chừng nào, d/đ CHẤP chỗ hiểu của mình là hơn hết - thì mới biến ý tâm thành ý nghiệp. Cho nên, lời d/đ nói đâu có trái với hai bài kinh Pháp cú của Phật dạy là do ý tạo nghiệp nên thân mới chịu nghiệp _ Bác trích dẫn.


Còn việc cầu Phật độ - thì d/đ hiểu theo lời đức Phật giảng trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (d/đ đã có trích dẫn) nên d/đ biết Phật không có độ riêng lẽ từng người và cũng không có phân biệt - người có niệm Phật và người không có niệm Phật.

Do đó, d/đ không nghĩ - muốn được Phật độ thì phải niệm Phật - hay do niệm Phật mà được Phật độ.
Nhưng đó là nói về niềm tin - nên chúng ta ai muốn tin sao thì tin… Bác giải thích niềm tin của Bác. d/đ giải thích niềm tin của d/đ - để làm giàu hành trang cho nhau cũng là điều tốt.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Chào bác Tuấn Tú,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ không có nói ý nghiệp không quan trọng. Vì Bác đọc kỹ lại thì sẽ thấy d/đ có nói “từ ý nghiệp _ mới khiến thân khẩu tạo nghiệp”. Nhưng sự nghi ngờ chỉ là ý tâm - chứ chưa phải là ý nghiệp. Chừng nào, d/đ CHẤP chỗ hiểu của mình là hơn hết - thì mới biến ý tâm thành ý nghiệp. Cho nên, lời d/đ nói đâu có trái với hai bài kinh Pháp cú của Phật dạy là do ý tạo nghiệp nên thân mới chịu nghiệp _ Bác trích dẫn.
_________________________

_ NGHI TÂM là Tâm Sở của Tâm tạp nhiễm, 1 trong 5 Hạ Phần Kiết Sử hay Năm Triền Cái.

_ Tâm Nghi mà không tạo nghiệp thì cái gì tạo NGHIỆP???

* Chào bác Tuấn Tú, lâu nay vẫn mạnh khỏe chứ? Nhân đây chúc bác một năm mới AN KHANG, MẠNH KHỎE, TINH TẤN thành tựu NIỆM PHẬT TAM MUỘI. Kính
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
_________________________

_ NGHI TÂM là Tâm Sở của Tâm tạp nhiễm, 1 trong 5 Hạ Phần Kiết Sử hay Năm Triền Cái.

_ Tâm Nghi mà không tạo nghiệp thì cái gì tạo NGHIỆP???

* Chào bác Tuấn Tú, lâu nay vẫn mạnh khỏe chứ? Nhân đây chúc bác một năm mới AN KHANG, MẠNH KHỎE, TINH TẤN thành tựu NIỆM PHẬT TAM MUỘI. Kính
Cám ơn bác, lâu lắm mới gặp lại, thấy bác vẫn còn phong độ.

Từ phương tiện đi vào Tam muội
Do chính mình hạ thủ công phu
Nào có phân biệt trí, ngu
Thánh phàm đều cũng vân du một đường.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 80%
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Xóa hết, không cần thiết nữa, chỉ chừa lại bốn câu này thôi:
Người tự độ cầu thêm Phật độ.
Như nước xuôi, gặp gió thuận chiều
Đường về chóng biết bao nhiêu
Được hai sức độ mau siêu phàm trần.


Kính bác Tuấn Tú !

Bác nói "xóa hết", có phải là bác đã xóa câu này không ?

Tuấn Tú nói:
Tha Lực mà không Tự Lực thì cũng chẳng làm nên trò trống gì !

Tuy mặc dầu bác đã xóa câu trên, nhưng ý của bốn câu thơ này vẫn vậy.

Cháu xin phép cùng bác mổ xẻ thêm về vấn đề này nhé :

1. Một quyển tiểu thuyết Tây Ban Nha có viết về anh chàng Đông Ki Sốt như vầy :

Có một chàng trai bị bệnh hoang tưởng tự xưng là Don Quixote de la Mancha _ nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha _ thấy cái cối xay gió, chàng gọi đấy là bọn người khổng lồ hung dữ. Hiệp sĩ nhà ta bèn rút cây gươm rĩ sét ra xông vào chém cánh quạt, cách quạt chưa hề hấn gì mà cánh thứ hai đã đập vào đầu rồi, lồm cồm bò dậy thì liền bị cánh thứ ba tập kích.

Thưa bác, chúng ta là những kẻ mê trong tuồng đời mộng ảo mà chúng ta lầm tưởng nó là thật để mà chiến đấu, để gọi là Tự Lực :

Don_Quixote_zpsa356df68.jpg


Một con ngựa ròm, một hiệp sĩ ốm nhách đi chiến đấu với cái cối xay gió.
Lực ở đâu mà Tự Lực ?

2. Một người mắc lầy, càng cựa quậy thì càng chìm sâu, làm sao mà Tự độ ? Chỉ có người đã ở trên bờ mới cứu anh ta được mà thôi, việc của anh ta chỉ là nắm chặc sợi dây hay cây gậy từ người trên bờ.

3. Một người nằm mơ thấy ác mộng, hắn chạy trốn - liệu có trốn khỏi không, hắn chiến đấu - liệu có chiến thắng nỗi sợ hãi _ đã tạo nên giấc mơ hay không ? Chỉ có người đang thức _ không cùng nằm mơ _ mới khẻ lay anh ta dậy, dậy rồi thì mọi cảnh hãi hùng tự nhiên không tồn tại (không phải chiến đấu hay chạy trốn gì nữa cả).

Có lẻ chúng ta không nên tự phỉnh phờ rằng "mình có khả năng tự độ"

Kính góp ý !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Cám ơn Thanh Trúc đã quá khen, hoatihon chỉ mong sao những tư tưởng "sốc nổi" của mình không gây hậu quả nghiêm trọng là cũng mừng lắm rồi !

Theo hoatihon :

_ Các pháp môn khác trong đạo Phật đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Phật tử để chiến thắng ngoại cảnh, để chiến thắng nội tâm (đầy vòi bọ) của mình.
Riêng về pháp môn Tịnh Độ, yếu tố TỰ LỰC của hành giả chỉ là kết duyên, gieo duyên với Phật pháp, chứ không có làm nên trò trống gì :

1. Hoatihon nhớ đã có từng thấy cảnh con ếch giơ đôi tay bé xíu chỏi chỏi lưỡi dao bén toan mần thịt mình. Thương quá đi thôi, cái ý niệm cầu sinh của con vật bé bỏng không thể tự cứu cái mạng của mình, chỉ là hành động trong tuyệt vọng mà thôi. CÁI TỰ LỰC của nó không có nghĩa lý gì hết.

2. Một tòa nhà đổ sập xuống, đội cứu hộ vội vã tìm kiếm trong đống đổ nát, mọi âm thanh ồn ào vang đến tai người bị nạn đang nằm kẹt dưới hàng tấn bê tông. Ý thức của người ấy biết người ta đang tìm cứu mình nhưng không cục cựa gì được, la lên cầu cứu cũng không có sức để mà la, ráng hết tàn lực, nạn nhân chỉ có thể rên lên một tiếng yếu ớt. Đấy, tất cả TỰ LỰC của mình chỉ có bấy nhiêu, nhưng đã được đền đáp, mọi người nghe tiếng rên xúm lại moi nạn nhân lên. Cái TỰ LỰC của mình tuy là tất cả hơi tàn nhưng chỉ là dấu hiệu CẦN GIÚP ĐỞ.

Các bạn thấy rồi đó cái TỰ LỰC từ đôi bàn tay bé bỏng của con ếch có nghĩa lý gì ?, cái TỰ LỰC của nạn nhân trong đống đổ nát có nghĩa là gì ? Chỉ là dấu hiệu kêu cứu mà thôi.
Phật A Di Đà chờ nghe tiếng kêu cứu ấy dầu chỉ là một câu niệm Phật hiệu để làm DUYÊN ĐỘ SINH.

Tha Lực mới là quan trọng, còn Tự Lực chỉ là một chút xíu làm DUYÊN mà thôi.

Phật Giáo Nguyên Thủy họ đi chân trần trên con đường sỏi đá và họ đến Niết Bàn. Họ tưởng rằng do tự lực hay sao ? Không đâu, họ không biết rằng THA LỰC đã phát quang bụi rậm, dọn gai góc, định hướng một con đường quang cho họ yên tâm đếm bước.
Chuyện THA LỰC làm thì đôi mắt thịt của kẻ phàm phu làm sao thấy biết được ?!

Trong đạo Phật, Tịnh Độ Tông phải dựa vào Tha Lực; không có Tha Lực Chư Phật Đại Bồ tát thì không có Tịnh Tông.

Mật Tông thì cảm nhận, có biết nhiều hơn về Tha Lực.

Bậc Toàn Giác mới có thể điều hướng Tha Lực để làm lợi ích cho chúng ta.

Người nào chối bỏ Tha Lực là người đó chưa hiểu rõ về đạo Phật.


Tà kiến.

Chào hoatihon,

Đạo Phật vốn dựa trên nền căn bản là Luật Nhân Quả,nếu quá đề cao Tha lực thì thật là...Đức Phật có nói "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi" là vậy.Đây chính là điều mà tôi không thích ở Đại Thừa,tư tưởng Đại Thừa quá đề cao vấn đề Tha lực mà coi nhẹ việc Tự lực.Tất cả phải dựa trên cái nền Nhân Quả và Nhân Duyên để mà giải thích mới là Chánh Kiến,còn mà coi các vị Phật,Bồ Tát như là đấng toàn năng chuyên đi phát "quà" thì chẳng khác gì bên đạo Thiên Chúa.

Đây có lẽ là sai lầm trong việc cố gắng Hoằng Pháp của các Tổ từ thời xưa khiến cho Đạo Phật bị biến thành một đạo huyền bí như vậy.Ma Vương Ba Tuần có thể ẩn ngay trong những vị tưởng chừng như hiểu đạo thâm sâu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top