Vạn Vấn

Chương 11

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Kính vị đồng học doccoden,

Có vị Tôn Túc thời xưa, cũng cầm dao chẻ tượng Phật bằng gỗ ạ, có người can ngăn và hỏi vị này sao lại làm như vậy, Vị Tôn Túc đó nói muốn chẻ ra tìm xá lợi.

Em còn ngu si ạ, em cũng đang tự lực để thấy ạ, tuy nhiên em tin tưởng vào lòng từ bi của chư Phật, chư Bô Tát ạ, và lòng Tôn kính của em dành cho chư Phật, chư Bồ Tát, nên em lễ lạy ạ.

Kính, vạn vấn.

Tìm xá lợi để làm gì? Đi sai đường rồi!

Có câu chuyện Thiền tông nói rằng một vị thiền sư nổi tiếng vào một ngôi làng. Lúc này trời rất lạnh mà không còn củi để sưởi ấm, ngài liền bảo hãy vô chùa lấy hết tượng Phật ra đốt để mọi người sưởi ấm. Ai nấy đều can ngăn, nói rằng không thể làm điều bất kính với Phật như vậy. Vị thiền sư liền hỏi: 'Chỉ trong tượng Phật mới có Phật hay sao? Chỗ nào các người cho rằng không có Phật, chỉ ra cho tôi xem.'

Bạn thấy sao? Những trường hợp như câu chuyện trên thì bạn thấy đốt tượng Phật như vậy là điều đúng đắn nên làm hay không?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Theo bạn Doccoden nhìn nhận thì nó rất hợp lý thôi,

1. Nếu cho thân thể bất hoại chỉ là một phương pháp tu tập, như Doccoden thí dụ là nhịn ăn tĩnh tâm tạo ra chẳng hạn, thì gần đây có Ngài Nguyệt Khê, trước lúc chết cũng ngã bệnh rồi đi viện, mà hiện nay thân thể cũng bất hoại như vậy thì chúng ta nên hiểu như thế nào ? Phương pháp tu tập thì cũng được nói rõ trong sách vở để lại, cũng không có gì huyền bí chỉ là trực nhận ra bản thể vũ trụ vạn hữu và sống với bản thể ấy chẳng còn vướng mắc vào tham, sân, si.

2. Về việc văn bản Kinh điển giả sử đã bị sửa đổi và đưa thêm vào văn bản truyền lại cho tới ngày nay, thì cũng không ảnh hưởng gì tới bản chất của Phật giáo đề cập tới Lậu tận thông, tức đã xa lìa được 5 triền cái: tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi ngờ., đồng nghĩa với Trí tuệ không còn phiền não tham, sân, si.

Cơ sở để phủ định sự tồn tại của thần thông là vì không có ai làm được, hay chính xác hơn không tận mắt Doccoden thấy có ai làm được thì cũng hết sức bình thường và hợp lý, vì chính Phật cũng dạy "chớ vội tin" rồi.

Tuy nhiên, Phật cũng dạy muốn đắc thần thông cần nghiêm trì giới luật, nay chưa thấy ai đắc được phải chăng do những người ta thấy và bản thân ta không ai giữ gìn giới luật được trọn vẹn chăng ?

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps:

Hư vô thì trong Phật giáo dùng từ Ngoan không, còn Không khí nếu cho rằng không phải vật tượng thì Kinh Phật có nói tới lân hư trần (hạt cơ bản ngày nay) đều là vật tượng cả. Vì lay động thì có biến đổi, đều là khách chẳng phải là chủ.

Bây giờ tôi phân tích cho bạn Ba Tuần xem 'Túc mệnh thông' có trái với giáo lý của Đức Phật hay không nhé.

  • Túc mệnh thông là gì? Là năng lực thần thông biết được mọi điều của bản thân và mọi người từ những kiếp trước và kiếp sau trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Theo Đức Phật thì con người bao gồm ngũ uẩn, sau khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt.
  • Ký ức là thứ khiến ta lưu trữ và nhớ lại những điều xảy ra trước đây, mà nó cũng thuộc ngũ uẩn nên sẽ bị hoại diệt.

Vậy Túc mệnh thông dùng cái gì để biết những điều trước đây mình và mọi người đã làm? Linh hồn chăng? Mời bạn hãy nghe lại câu nói bất hủ của Đức Phật:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
(Trung bộ kinh)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bây giờ tôi phân tích cho bạn Ba Tuần xem 'Túc mệnh thông' có trái với giáo lý của Đức Phật hay không nhé.

  • Túc mệnh thông là gì? Là năng lực thần thông biết được mọi điều của bản thân và mọi người từ những kiếp trước và kiếp sau trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Theo Đức Phật thì con người bao gồm ngũ uẩn, sau khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt.
  • Ký ức là thứ khiến ta lưu trữ và nhớ lại những điều xảy ra trước đây, mà nó cũng thuộc ngũ uẩn nên sẽ bị hoại diệt.

Vậy Túc mệnh thông dùng cái gì để biết những điều trước đây mình và mọi người đã làm? Linh hồn chăng? Mời bạn hãy nghe lại câu nói bất hủ của Đức Phật:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
(Trung bộ kinh)
Đoạn Kinh mà bạn Doccoden trích dẫn là "thuốc" phá chấp Ngã (tiểu, đại) của ngoại đạo. Như trên Ba Tuần đã nói, tất cả lời Phật dạy đều là phương tiện, trong văn bản Kinh Nikaya, luôn luôn bắt gặp câu này: "tự tri, tự chứng" mà xác tín bất kỳ điều gì. Vì ngoại đạo chỉ có kiến giải mà chưa thực chứng nên bị Phật nêu quan điểm vô ngã đả phá Ngã luận thủ "Linh hồn" nói trên, khiến bị á khẩu. (Hì hì). Nếu ta nay kẹt vào đó thì lại trái lời Phật, "pháp còn phải bỏ, hà huống phi pháp". Hay lên bờ còn ôm theo chiếc bè cho nặng !

Vì Doccoden lấy cơ sở duy vật trần trụi, là hễ mắt Doccoden chưa thấy hay kính hiển vi của khoa học gia không chỉ ra được thì coi như là "chớ vội tin" nên Ba Tuần bỏ qua cuộc sống sau khi chết của loài người, mà hãy lấy các loài có tuổi thọ ngắn hơn Doccoden để tiện quan sát, kiểm chứng.

Ngay chữ "mệnh thông" đã làm sáng tỏ rất nhiều điều, mệnh là sự sống, thông là tiếp nối không gián đoạn, mệnh thông tức sự sống tiếp nối không gián đoạn.

Nhìn sâu vào bông hoa, Doccoden có thấy những giọt nước, những hợp chất nuôi cây, những cơn gió thổi hương và hạt giống đi khắp nơi ? Có thấy sự mầu nhiệm của đất của trời hoà quyện tạo nên sự sống của bông hoa ? Khi hoa tàn lụi, Doccoden có thấy được hoa hoà vào đất, vào nước, vào gió, vào một sinh mệnh sống mới vươn lên từ hạt giống do bông hoa đó sản sinh ?

Ngũ uẩn cũng không hoại diệt như vậy, nó chuyển hoá thành những hình thái sống khác hay những thành tố tạo nên hình thái sống khác.

Để biết rõ tương lai hay quá khứ của ngũ uẩn, ta phải hiểu rõ bản chất tạo nên ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Thức biết và phân biệt tất cả những cái trên, và khi tứ đại tan rã, ngũ uẩn và thức biết tất cả những thứ trên nó tan rã theo phải không ?

Như định luật bảo toàn, thì tất cả sẽ được chuyển hoá, chứ không biến mất thành Hư vô. Vậy cái biết của con kiến, cái biết của lá xấu hổ, v..v nó được chuyển hoá từ thành tố gì, để rồi thành tố ấy góp phần vào cái biết của con người ? Tạo nên khả năng tự biết chính mình, và tự hoàn thiện chính cái biết đó cho tới ngưỡng tin rằng, cái tự biết này cũng chẳng tồn tại vĩnh hằng ?

Vũ trụ vạn vật là một khối thống nhất, như cục đất sét mà Doccoden nặn lên vạn vật, sự vạn biến của sáng tạo, cũng không làm tăng giảm được khối đất sét vĩ đại ấy, kể cả cái biết chính cục đất sét ấy cũng là đất sét ?

Kiếp số là đơn vị thời gian, thân mạng lệ thuộc giữa kiếp số là đơn vị không gian, cứ như vậy thì cục đất sét khổng lồ ấy lấy gì để ghi lại những hình tượng mà nó tạo ra trong chuỗi không thời gian vô cùng tận ?

Đơn giản, nó là tất cả và nó không cần phải nhớ gì cả, nó là túc mệnh thông, là sự hiểu về nhân duyên tạo thành vạn tượng.


Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải. Rất vui khi có bạn tham gia bàn luận.
tặng hoa.jpg

Kính tặng Ngài Doccoden
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải. Rất vui khi có bạn tham gia bàn luận.

Như tôi đã từng nói trên diễn đàn này trước đây, mọi ví dụ để so sánh chỉ có tính tương đối mà thôi. Ví dụ 'đồng tiền có hai mặt' là muốn nhấn mạnh hai điều. Một là tính chất không thể phân chia, vì hai mặt là hình thức của một đồng tiền duy nhất không thể chia tách. Hai là sự bình đẳng của Bản thể và Hiện tướng, không có sự cao thấp, cũng giống như hai mặt của đồng tiền. Ý là vậy. Nhưng ví dụ đồng tiền thì dễ gây ra hiểu sai về sự đối đãi, như bạn đã chỉ ra. Đúng là như vậy, ví dụ nào cũng có ưu có khuyết. Tất nhiên khi nói đến vấn đề 'không có đối đãi' thì chỉ có thể hiện bằng sự im lặng 'bất khả tư nghì' mà thôi. Bởi vậy Lão Tử mới nói 'Đạo khả đạo phi thường đạo', tức là 'Đạo' khi được xác định hay nói ra thì không còn là 'Đạo' nữa, cho nên 'Người biết thì không nói, người nói thì không biết'. Hay như Thiền tông có câu 'Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi'. Do đó khi bạn nói rằng 'không có đối đãi' thì tức là đã sinh ra sự đối đãi rồi, vì đã hình thành một ý niệm 'không có đối đãi' để đối đãi với ý niệm 'có đối đãi'. Nếu không tin thì xin mời bạn hãy suy nghĩ và nói ra xem 'vô đối đãi' là thế nào.

Tôi cũng đã dùng một số ví dụ để mọi người hình dung về Bản chất và Hiện tượng. Ví dụ đất sét tạo ra cái nồi, cái bình...thì đất sét là bản thể, còn nồi, bình là hiện tướng. Ví dụ đại dương và sóng biển thì đại dương là bản thể, sóng biển là hiện tướng. Ví dụ cuốn sách thì nội dung của nó là bản thể, các trang giấy là hiện tướng. Ví dụ viên kẹo ngọt thì vị ngọt là bản thể, viên kẹo là hiện tướng. v.v...Mọi ví dụ đều có ưu có khuyết, dùng nhiều ví dụ bổ khuyết cho nhau để người nghe dần lĩnh hội, chứ thật ra không có ví dụ nào là đúng mà chỉ dùng để so sánh ẩn dụ khi giải thích.

Thấy bạn đề cập đến Tâm kinh, tôi xin hỏi bạn: Trong câu kinh đó thì 'Sắc' có nghĩa là gì và 'Không' có nghĩa là gì? Vì tôi thấy bạn nói về Bất nhị như vậy khiến tôi nghi ngờ về cách hiểu của bạn. Do đó để tránh cảnh 'ông nói gà, bà nói vịt' thì cần làm rõ xem chúng ta có đang bàn luận cùng một vấn đề hay không.

Còn về Tục đế và Chân đế, bạn cho rằng không phải là phương tiện và cứu cánh, nhưng sau đó bạn có nói
ngay nơi Tục đế đó người đắc đạo thành tựu Chân đế
thì cũng đã thừa nhận là nhờ Tục đế làm phương tiện (ngay nơi Tục đế đó) để đạt được mục đích (người đắc đạo thành tựu Chân đế) rồi còn gì. Còn cái gọi là 'hai chân lý trong một niệm' thì có khác gì với cái ví dụ 'một đồng tiền có hai mặt' của tôi mà bạn phản bác.

Kinh Phật thường ví von giáo lý giống như chiếc bè để qua sông, như ngón tay chỉ trăng. Ý bạn là kinh nói sai hay ý kinh bị tôi và mọi người hiểu sai?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải. Rất vui khi có bạn tham gia bàn luận.

Như tôi đã từng nói trên diễn đàn này trước đây, mọi ví dụ để so sánh chỉ có tính tương đối mà thôi. Ví dụ 'đồng tiền có hai mặt' là muốn nhấn mạnh hai điều. Một là tính chất không thể phân chia, vì hai mặt là hình thức của một đồng tiền duy nhất không thể chia tách. Hai là sự bình đẳng của Bản thể và Hiện tướng, không có sự cao thấp, cũng giống như hai mặt của đồng tiền. Ý là vậy. Nhưng ví dụ đồng tiền thì dễ gây ra hiểu sai về sự đối đãi, như bạn đã chỉ ra. Đúng là như vậy, ví dụ nào cũng có ưu có khuyết. Tất nhiên khi nói đến vấn đề 'không có đối đãi' thì chỉ có thể hiện bằng sự im lặng 'bất khả tư nghì' mà thôi. Bởi vậy Lão Tử mới nói 'Đạo khả đạo phi thường đạo', tức là 'Đạo' khi được xác định hay nói ra thì không còn là 'Đạo' nữa, cho nên 'Người biết thì không nói, người nói thì không biết'. Hay như Thiền tông có câu 'Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi'. Do đó khi bạn nói rằng 'không có đối đãi' thì tức là đã sinh ra sự đối đãi rồi, vì đã hình thành một ý niệm 'không có đối đãi' để đối đãi với ý niệm 'có đối đãi'. Nếu không tin thì xin mời bạn hãy suy nghĩ và nói ra xem 'vô đối đãi' là thế nào.

Tôi cũng đã dùng một số ví dụ để mọi người hình dung về Bản chất và Hiện tượng. Ví dụ đất sét tạo ra cái nồi, cái bình...thì đất sét là bản thể, còn nồi, bình là hiện tướng. Ví dụ đại dương và sóng biển thì đại dương là bản thể, sóng biển là hiện tướng. Ví dụ cuốn sách thì nội dung của nó là bản thể, các trang giấy là hiện tướng. Ví dụ viên kẹo ngọt thì vị ngọt là bản thể, viên kẹo là hiện tướng. v.v...Mọi ví dụ đều có ưu có khuyết, dùng nhiều ví dụ bổ khuyết cho nhau để người nghe dần lĩnh hội, chứ thật ra không có ví dụ nào là đúng mà chỉ dùng để so sánh ẩn dụ khi giải thích.

Thấy bạn đề cập đến Tâm kinh, tôi xin hỏi bạn: Trong câu kinh đó thì 'Sắc' có nghĩa là gì và 'Không' có nghĩa là gì? Vì tôi thấy bạn nói về Bất nhị như vậy khiến tôi nghi ngờ về cách hiểu của bạn. Do đó để tránh cảnh 'ông nói gà, bà nói vịt' thì cần làm rõ xem chúng ta có đang bàn luận cùng một vấn đề hay không.

Còn về Tục đế và Chân đế, bạn cho rằng không phải là phương tiện và cứu cánh, nhưng sau đó bạn có nói
ngay nơi Tục đế đó người đắc đạo thành tựu Chân đế
thì cũng đã thừa nhận là nhờ Tục đế làm phương tiện (ngay nơi Tục đế đó) để đạt được mục đích (người đắc đạo thành tựu Chân đế) rồi còn gì. Còn cái gọi là 'hai chân lý trong một niệm' thì có khác gì với cái ví dụ 'một đồng tiền có hai mặt' của tôi mà bạn phản bác.

Kinh Phật thường ví von giáo lý giống như chiếc bè để qua sông, như ngón tay chỉ trăng. Ý bạn là kinh nói sai hay ý kinh bị tôi và mọi người hiểu sai?

Chào luận giả doccoden

Hề hề,

Chỗ vô đối đãi không cần phải im lặng bởi bằng phép phủ định hữu, vô (Phi hữu, Phi vô) phá tướng pháp sẽ làm hiển lộ chỗ phi pháp hay giả pháp. Nhưng thôi, đó là chỗ hành tu đạo không phải là chủ đề bàn luận.

Khi doccoden sử dụng các thí dụ ghi lại trong kinh luận thì Trừng Hải Ok; nhưng cần phải nói khi dùng thí dụ hai mặt của một đồng tiền thì nó khiếm khuyết bởi chỉ là biểu hiện của hình tướng mà phi dụng. Việc dùng một ví dụ về Bản thể và Hiện tượng cần phải bao hàm đủ cả Thể, Dụng-Tướng, khiếm khuyết một thành phần thì pháp đó là Giả pháp hay Phi pháp.

Vè Tâm kinh, thì Trừng Hải đã xác quyết rằng Sắc, Không là Bất nhị nên hiểu nó như là một khối không thể tách rời bởi khi tách rời thì sẽ rơi vào chỗ nhị nguyên sanh thiên kiến, một điều cần tuyệt đối tránh đối với một hành giả. Điều này cũng nhằm chứng minh chỗ Bản thể, Hiện tượng có một cảnh giới gọi là sở quán bao hàm cả Hiện tượng và Bản thể nhờ đó hành giả mới có cái nhìn xuyên suốt như thực Thể, Tướng, Dụng đó là cái thấy Như thị, Vô tướng là Thực tướng

Về Tục và Chân đế; thì có lẽ doccoden không nhìn thấy được chỗ phá tướng pháp khi đề cập đến "Hai Chân đế trong một niệm".
Thế nhân hay hề hề doccoden thường có suy nghĩ để đi đến B ta phải từ A (hay A1, A2...) tức cần phải kiến lập một xuất phát điểm rồi từ xuất phát điểm đó mới đi được đến B. Bởi vậy doccoden mới nói Tục đế là phương tiện và Chân đế là cứu cánh nhưng với hành giả Phật giáo thì khoảng khắc hành giả đắc Đạo - Quả (Đạo là Tục và Quả là Chân) nó xảy ngay trong một sát na tức trong một niệm (gọi là Bất nhị pháp) chớ không như doccoden nói nương vào Tục để thấy Chân, hề hề.
Hai chân đế trong một niệm, là chỗ quy về bản thể của hành giả Phật giáo nơi mọi quy luật nhân duyên đình chỉ (vô sanh pháp nhẫn) chỉ còn Như thị, Như thị. Vì vậy, hề hề, cái nhìn "một người không thể tắm hai lần trên một dòng sông" chỉ là cái nhìn thô thiển do hạn cuộc bởi lý thuyết xuất sanh từ ngôn ngữ, chữ nghĩa mà thôi.
Hai chân lý trong một niệm, hề hề, hoàn toàn khác hẳn quan niệm hai mặt của một đồng tiền. Vì sao vậy, bởi bạn chỉ có thể nhìn mặt trái hay mặt phải ở hai khoảng khắc khác nhau mà thôi chớ không thể trong đồng một khoảng khắc được!


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đoạn Kinh mà bạn Doccoden trích dẫn là "thuốc" phá chấp Ngã (tiểu, đại) của ngoại đạo. Như trên Ba Tuần đã nói, tất cả lời Phật dạy đều là phương tiện, trong văn bản Kinh Nikaya, luôn luôn bắt gặp câu này: "tự tri, tự chứng" mà xác tín bất kỳ điều gì. Vì ngoại đạo chỉ có kiến giải mà chưa thực chứng nên bị Phật nêu quan điểm vô ngã đả phá Ngã luận thủ "Linh hồn" nói trên, khiến bị á khẩu. (Hì hì). Nếu ta nay kẹt vào đó thì lại trái lời Phật, "pháp còn phải bỏ, hà huống phi pháp". Hay lên bờ còn ôm theo chiếc bè cho nặng !

Vì Doccoden lấy cơ sở duy vật trần trụi, là hễ mắt Doccoden chưa thấy hay kính hiển vi của khoa học gia không chỉ ra được thì coi như là "chớ vội tin" nên Ba Tuần bỏ qua cuộc sống sau khi chết của loài người, mà hãy lấy các loài có tuổi thọ ngắn hơn Doccoden để tiện quan sát, kiểm chứng.

Ngay chữ "mệnh thông" đã làm sáng tỏ rất nhiều điều, mệnh là sự sống, thông là tiếp nối không gián đoạn, mệnh thông tức sự sống tiếp nối không gián đoạn.

Nhìn sâu vào bông hoa, Doccoden có thấy những giọt nước, những hợp chất nuôi cây, những cơn gió thổi hương và hạt giống đi khắp nơi ? Có thấy sự mầu nhiệm của đất của trời hoà quyện tạo nên sự sống của bông hoa ? Khi hoa tàn lụi, Doccoden có thấy được hoa hoà vào đất, vào nước, vào gió, vào một sinh mệnh sống mới vươn lên từ hạt giống do bông hoa đó sản sinh ?

Ngũ uẩn cũng không hoại diệt như vậy, nó chuyển hoá thành những hình thái sống khác hay những thành tố tạo nên hình thái sống khác.

Để biết rõ tương lai hay quá khứ của ngũ uẩn, ta phải hiểu rõ bản chất tạo nên ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Thức biết và phân biệt tất cả những cái trên, và khi tứ đại tan rã, ngũ uẩn và thức biết tất cả những thứ trên nó tan rã theo phải không ?

Như định luật bảo toàn, thì tất cả sẽ được chuyển hoá, chứ không biến mất thành Hư vô. Vậy cái biết của con kiến, cái biết của lá xấu hổ, v..v nó được chuyển hoá từ thành tố gì, để rồi thành tố ấy góp phần vào cái biết của con người ? Tạo nên khả năng tự biết chính mình, và tự hoàn thiện chính cái biết đó cho tới ngưỡng tin rằng, cái tự biết này cũng chẳng tồn tại vĩnh hằng ?

Vũ trụ vạn vật là một khối thống nhất, như cục đất sét mà Doccoden nặn lên vạn vật, sự vạn biến của sáng tạo, cũng không làm tăng giảm được khối đất sét vĩ đại ấy, kể cả cái biết chính cục đất sét ấy cũng là đất sét ?

Kiếp số là đơn vị thời gian, thân mạng lệ thuộc giữa kiếp số là đơn vị không gian, cứ như vậy thì cục đất sét khổng lồ ấy lấy gì để ghi lại những hình tượng mà nó tạo ra trong chuỗi không thời gian vô cùng tận ?

Đơn giản, nó là tất cả và nó không cần phải nhớ gì cả, nó là túc mệnh thông, là sự hiểu về nhân duyên tạo thành vạn tượng.


Mến kính,
Ba Tuần.

Chào bạn Ba Tuần.

Thú vị thật, nhờ có cái chủ đề này mà tôi biết được nhiều quan điểm kỳ quái về Phật pháp của các bạn Phật tử. Hí hí. Cùng là một lời Phật dạy, nhưng do căn cơ trí tuệ khác nhau nên mỗi người có cách hiểu khác nhau. Trước đây tôi đã biết cách hiểu của Vô Nhất Bất Nhị, bây giờ lại đến cách hiểu của Ba Tuần, sắp tới là cách hiểu của Trừng Hải. Bởi vậy trong dân gian có câu 'Chín người mười ý'.

Cảm ơn bạn Vạn Vấn, người sáng lập chủ đề 'Chương 11' này.


ĐÚNG và SAI:

Theo bạn Ba Tuần thì những lời Phật dạy để bác bỏ những kiến giải chưa được thực chứng, chứ thật ra những lời nói đó là không đúng sự thật. Ý bạn có phải vậy không?

Điều trước tiên tôi muốn nói là bạn đã hiểu sai về Ấn Độ giáo. Tôi khuyên bạn nếu chưa biết rõ về ngoại đạo thì không nên phán bừa và khinh miệt nó. Sẵn tiện tôi nói sơ qua về Yoga, vì nghe cái tên chắc nhiều người biết.
Môn phái Yoga, một trong Lục đại môn phái Ấn Độ giáo, chủ trương thực hành chứ không nói nhiều. Nó cũng giống như Thiền tông của Phật giáo, cho rằng chỉ có thực hành Thiền mới giác ngộ chứ mọi kiến giải đều vô ích, kinh sách không đáng để đọc. Hí hí, tuy Thiền tông nói vậy chứ Tổ sư Thiền tông là Bồ Đề Đạt Ma cũng viết ra kinh Lăng Già dài thòn lòn, kiến giải duy tâm luận.
Đối với Yoga, mọi kiến giải đều vô ích và phù phiếm, chỉ có chuyên chú thực hành Thiền định để tự mình chứng thực Chân lý tối thượng. Mọi người thường biết đến Yoga qua những động tác uốn éo cơ thể và cách luyện hơi thở, đó là Hatha Yoga, chỉ là để chuẩn bị cho thân tâm được thư thái trước khi vào giai đoạn chính là thực hành Thiền định. Đây là Raja Yoga, một phương pháp tu tập để đắc đạo, giác ngộ và giải thoát.
Hành trình Thiền định của hành giả sẽ trải qua những tầng mức khác nhau từ thấp lên cao. Đến tầng bậc thiền định gần cao nhất thì hành giả sẽ đắc được vô số thần thông. Ở tầng mức này, nếu hành giả ham thích thần thông sẽ không thể thăng tiến lên tầng mức cao hơn, dù đắc thần thông diệu dụng vẫn không thoát khỏi luân hồi. Chỉ những hành giả chuyên trì tu luyện, không tham luyến những thú vui trần tục mới đạt đến cảnh giới cao nhất, thể nhập vào Niết Bàn.
Khi hành giả Yoga đạt đến cảnh giới tối cao, sẽ thấy vạn vật trong vũ trụ trở thành ảo ảnh, Atman hòa vào Brahman như dòng sông chảy ra biển lớn. Lúc này hành giả mới trực nhận ra rằng mình chính là Đấng tối cao, là Chúa, không chỉ có thần thông mà có tính toàn năng. Thế gian chỉ là cõi mộng mà trong sự vô minh mê mờ đã nhận lầm mình là một con người nhỏ bé sống trong cuộc đời mộng ảo mà tưởng là có thật. Ta thật ra là Thượng Đế, là Đấng tối cao toàn năng, toàn tri và an lạc trong sự vĩnh hằng.
Vậy đó, Ấn Độ giáo cho rằng mọi người có thể tu tập để trở thành Chúa chứ không phải kêu gọi thờ phụng ngài. Nhưng đại chúng thì ngu si kém trí, luôn tin rằng có Chúa trời trên cao chứ không biết rằng mình và ngài 'tuy hai mà một'. Cũng vì nhu cầu thờ phụng mà từ một Brahman hóa thân thành nhiều vị thần linh khác nhau để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Bởi vậy ở đâu cũng có tôn giáo vì dân chúng luôn có đức tin như thế.

Đức Phật tuyên thuyết Vô ngã, do đó ngài bác bỏ sự tồn tại của mọi loại Linh hồn (Thượng đế là Linh hồn vũ trụ) vì chúng là Bản ngã. Đây là sự thật chứ không phải như bạn Ba Tuần đã hiểu sai rằng: Đức Phật giả vờ nói không có ngã để người ta ngừng kiến giải mà tu tập thực chứng, sau khi thực chứng sẽ biết là...có tự ngã, có linh hồn! Hí hí. Chơi trò xí gạt như vậy thì thôi thà cứ im lặng tu tập theo Yoga, chủ trương chỉ thực hành chứ không kiến giải gì cả, chứ việc gì phải lừa lọc cho mất công.
Nói thêm là bạn Ba Tuần đã hiểu sai về phương tiện và mục đích. Dùng chiếc bè để qua sông, qua rồi thì không cần đến nó nữa nhưng vẫn cần cho người khác. Không thể vì vậy mà chơi trò 'qua cầu rút ván', cho rằng dùng chiếc bè là sai, đả phá nó. Ở đây bạn đã lầm lẫn giữa Đúng và Sai. Mọi người lầm tưởng có Bản ngã, đó gọi là SAI. Đức Phật chỉ ra rằng sự thật là không có Bản ngã, đó gọi là ĐÚNG. Khi bạn đã thấu hiểu chân lý rồi, thì cái câu nói nổi tiếng 'Vạn pháp vô ngã' của Đức Phật nó vẫn luôn luôn là chân lý, là đúng sự thật như vậy. Nhưng vì bạn biết rồi nên không cần nghe đến câu đó nữa, đó gọi là BUÔNG BỎ, chứ không phải trước đây nó đúng bây giờ nó sai nhé. Do có SAI nên mới dùng cái ĐÚNG để bác bỏ cái SAI. Sau khi hiểu đúng sự thật rồi thì không cần dùng đến cái ĐÚNG nữa.

Có thể bàn sâu hơn về ĐÚNG và SAI, nhưng tạm thời ta phải nắm vững căn bản trước đã, vì 'sai một ly đi một dặm'.


DUY VẬT và DUY TÂM

Tôi ngờ rằng bạn Ba Tuần hiểu sai về hai quan điểm này. Bạn có tin rằng sau khi chết thì thân xác trở về cát bụi không? Bạn có tin rằng mọi thứ mà bạn nhìn thấy bên ngoài như người thân, bạn bè, cảnh vật, muông thú...là có thật không? Bạn có tin rằng sau khi chết thì những thứ đó vẫn còn tồn tại hay không? Nếu bạn trả lời là 'có' trước những câu hỏi trên thì bạn là người tin theo duy vật. Còn về duy tâm thì tôi nghĩ chắc bạn cũng giống với nhiều người khác, cho rằng duy tâm là tin vào những điều siêu nhiên, thần bí.

HOẠI DIỆT

Tôi không nói hoại diệt là biến thành hư vô nhé. Một đứa trẻ 10 tuổi cũng thấy rõ rằng khi đập nát một cái bình hoa chẳng hạn, thì nó biến thành một đống vụn thủy tinh. Thân xác sau khi chết thì bị phân rã thành cái bụi, đó gọi là hoại diệt. Thân xác chuyển hóa thành cát bụi tức là thân xác bị hoại diệt, chứ không ai ngu tới mức nghĩ rằng thân xác biến mất trong hư không cả.

Bạn Ba Tuần cho rằng Thức còn tồn tại sau khi chết là sai nhé. Trước đây có tu sĩ Trà Đế cũng nghĩ như vậy và bị Phật mắng là đồ ngu si. Hí hí, tôi lưu lại những đoạn trích trong kinh Phật, và thỉnh thoảng đem ra dùng vì biết thế nào cũng có người hiểu sai y như vậy.

Đức Thế Tôn hỏi:
“Ngươi có thật nói như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức luân chuyển, và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?”
Tỳ-kheo Trà-đế đáp:
“Bạch Thế Tôn, con thật sự hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức này luân chuyển và tái sanh không đổi khác’.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Thế nào là thức?”
Tỳ-kheo Trà-đế đáp:
“Thức này nói năng, cảm thọ, hành động, và sai bảo hành động. Đứng dậy và sai bảo đứng dậy, nó tạo tác các nghiệp thiện ác chỗ này chỗ kia để rồi thọ báo.”
Đức Thế Tôn quở:
“Này Trà-đế, do đâu mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vầy? Người nghe từ miệng người nào mà nói Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi là kẻ ngu si. Ta không nói một chiều, ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời. Để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.”
Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:
“Các thầy cũng hiểu Ta nói pháp như vậy, ‘Thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác chăng?’.”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, không.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Các ngươi hiểu Ta nói pháp như thế nào?”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức do duyên mà khởi, Thế Tôn nói thức do duyên mà khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vậy.”
Đức Thế Tôn khen:
“Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Vì sao? Ta cũng nói pháp như vậy: ‘Thức do duyên mà sanh. Ta nói thức do duyên là khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Thức tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi tên theo duyên ấy. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là ý thức. Ví như lửa tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi theo duyên đó. Lửa duyên cây mà khởi được gọi là lửa cây. Lửa duyên cỏ rác mà sanh được gọi là lửa cỏ, lửa rác. Cũng vậy, thức tùy theo những gì nó duyên vào đó để sanh thì gọi tên theo duyên đó. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy gọi là ý thức.”
Đức Thế Tôn lại khen:
“Lành thay! Lành thay! Các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Nhưng Tỳ-kheo Trà-đế này là người ngu si, ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa. Rồi do ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa, cho nên xuyên tạc Ta, để tự làm tổn thương. Có phạm có tội là điều mà các vị Phạm hạnh có trí không hoan hỷ, và cũng là một đại tội.

(Kinh Trung A Hàm, kinh Trà Đế)



"Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị Tỷ-kheo tu tập Thiền định thì hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật? - Sắc tập khởi và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt".
(Tương Ưng III, tr.16)


"Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ tập khởi, không biết rõ thọ đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt; không biết rõ tưởng tập khởi, không biết rõ tưởng đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến tưởng đoạn diệt; không biết rõ hành tập khởi, không biết rõ hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt; không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt. Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh".
(Tương Ưng III, tr.194).


Tóm lại về Túc mệnh thông, cũng như cái máy tính bị mất ổ cứng thì mọi thông tin đều biến mất, khi ngũ uẩn bị hoại diệt sau khi chết thì không thể nhớ lại kiếp trước kiếp sau. Do đó thần thông này không có thật. Còn bạn Ba Tuần tin rằng có Linh hồn thường hằng bất biến, luôn luôn hiểu biết và ghi nhớ mọi thứ thì tôi khuyên bạn nên tìm hiểu và gia nhập Ấn Độ giáo, rất thích hợp với bạn. Tu tập theo nó sẽ đắc vô số thần thông, giống như 72 phép thần thông biến hóa của Tôn Ngộ Không, nghe hấp dẫn đấy chứ, ai mà chẳng ham.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Chào luận giả doccoden

Hề hề,

Chỗ vô đối đãi không cần phải im lặng bởi bằng phép phủ định hữu, vô (Phi hữu, Phi vô) phá tướng pháp sẽ làm hiển lộ chỗ phi pháp hay giả pháp. Nhưng thôi, đó là chỗ hành tu đạo không phải là chủ đề bàn luận.

Khi doccoden sử dụng các thí dụ ghi lại trong kinh luận thì Trừng Hải Ok; nhưng cần phải nói khi dùng thí dụ hai mặt của một đồng tiền thì nó khiếm khuyết bởi chỉ là biểu hiện của hình tướng mà phi dụng. Việc dùng một ví dụ về Bản thể và Hiện tượng cần phải bao hàm đủ cả Thể, Dụng-Tướng, khiếm khuyết một thành phần thì pháp đó là Giả pháp hay Phi pháp.

Vè Tâm kinh, thì Trừng Hải đã xác quyết rằng Sắc, Không là Bất nhị nên hiểu nó như là một khối không thể tách rời bởi khi tách rời thì sẽ rơi vào chỗ nhị nguyên sanh thiên kiến, một điều cần tuyệt đối tránh đối với một hành giả. Điều này cũng nhằm chứng minh chỗ Bản thể, Hiện tượng có một cảnh giới gọi là sở quán bao hàm cả Hiện tượng và Bản thể nhờ đó hành giả mới có cái nhìn xuyên suốt như thực Thể, Tướng, Dụng đó là cái thấy Như thị, Vô tướng là Thực tướng

Về Tục và Chân đế; thì có lẽ doccoden không nhìn thấy được chỗ phá tướng pháp khi đề cập đến "Hai Chân đế trong một niệm".
Thế nhân hay hề hề doccoden thường có suy nghĩ để đi đến B ta phải từ A (hay A1, A2...) tức cần phải kiến lập một xuất phát điểm rồi từ xuất phát điểm đó mới đi được đến B. Bởi vậy doccoden mới nói Tục đế là phương tiện và Chân đế là cứu cánh nhưng với hành giả Phật giáo thì khoảng khắc hành giả đắc Đạo - Quả (Đạo là Tục và Quả là Chân) nó xảy ngay trong một sát na tức trong một niệm (gọi là Bất nhị pháp) chớ không như doccoden nói nương vào Tục để thấy Chân, hề hề.
Hai chân đế trong một niệm, là chỗ quy về bản thể của hành giả Phật giáo nơi mọi quy luật nhân duyên đình chỉ (vô sanh pháp nhẫn) chỉ còn Như thị, Như thị. Vì vậy, hề hề, cái nhìn "một người không thể tắm hai lần trên một dòng sông" chỉ là cái nhìn thô thiển do hạn cuộc bởi lý thuyết xuất sanh từ ngôn ngữ, chữ nghĩa mà thôi.
Hai chân lý trong một niệm, hề hề, hoàn toàn khác hẳn quan niệm hai mặt của một đồng tiền. Vì sao vậy, bởi bạn chỉ có thể nhìn mặt trái hay mặt phải ở hai khoảng khắc khác nhau mà thôi chớ không thể trong đồng một khoảng khắc được!


Trừng Hải

Chào bạn Trừng Hải.

Qua những gì bạn nói thì tôi cho rằng bạn hiểu không đúng về Bản thể và Hiện tượng. Đó là nói theo chủ quan, còn nói cho khách quan thì thế này: những khái niệm căn bản mà chúng ta đang bàn luận ở đây thì mỗi người đều hiểu khác nhau, thành ra cuộc tranh luận đang biến thành cảnh 'ông nói gà, bà nói vịt' như tôi từng lo ngại. Và như vậy có bàn luận tranh cãi gì thêm nữa cũng vô bổ, mất thời gian. Tôi đã hỏi bạn thế nào là Sắc và Không trong câu nói Tâm kinh mà bạn trích dẫn, nhưng bạn không thèm trả lời. Không phải tự dưng tôi hỏi vô cớ, mà tôi đang nghi ngờ rằng bạn hiểu sai về Sắc và Không (tất nhiên là nói theo ý kiến chủ quan của tôi).

Nếu có thể, xin mời bạn hãy thuyết giảng Phật pháp một cách vắn tắt cũng được, để tôi và mọi người biết được quan điểm của bạn về Phật giáo. Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận. Chứ như bây giờ, tôi nói nó biết bơi (vịt), bạn nói nó không biết bơi (gà). Thật ra ai nói cũng đúng cả, nhưng chỉ là theo ý mình, mà vấn đề nằm ở chỗ đó là con gì, con gà hay con vịt.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào bạn Ba Tuần.

Thú vị thật, nhờ có cái chủ đề này mà tôi biết được nhiều quan điểm kỳ quái về Phật pháp của các bạn Phật tử. Hí hí. Cùng là một lời Phật dạy, nhưng do căn cơ trí tuệ khác nhau nên mỗi người có cách hiểu khác nhau. Trước đây tôi đã biết cách hiểu của Vô Nhất Bất Nhị, bây giờ lại đến cách hiểu của Ba Tuần, sắp tới là cách hiểu của Trừng Hải. Bởi vậy trong dân gian có câu 'Chín người mười ý'.

Cảm ơn bạn Vạn Vấn, người sáng lập chủ đề 'Chương 11' này.


ĐÚNG và SAI:

Theo bạn Ba Tuần thì những lời Phật dạy để bác bỏ những kiến giải chưa được thực chứng, chứ thật ra những lời nói đó là không đúng sự thật. Ý bạn có phải vậy không?

Điều trước tiên tôi muốn nói là bạn đã hiểu sai về Ấn Độ giáo. Tôi khuyên bạn nếu chưa biết rõ về ngoại đạo thì không nên phán bừa và khinh miệt nó. Sẵn tiện tôi nói sơ qua về Yoga, vì nghe cái tên chắc nhiều người biết.
Môn phái Yoga, một trong Lục đại môn phái Ấn Độ giáo, chủ trương thực hành chứ không nói nhiều. Nó cũng giống như Thiền tông của Phật giáo, cho rằng chỉ có thực hành Thiền mới giác ngộ chứ mọi kiến giải đều vô ích, kinh sách không đáng để đọc. Hí hí, tuy Thiền tông nói vậy chứ Tổ sư Thiền tông là Bồ Đề Đạt Ma cũng viết ra kinh Lăng Già dài thòn lòn, kiến giải duy tâm luận.
Đối với Yoga, mọi kiến giải đều vô ích và phù phiếm, chỉ có chuyên chú thực hành Thiền định để tự mình chứng thực Chân lý tối thượng. Mọi người thường biết đến Yoga qua những động tác uốn éo cơ thể và cách luyện hơi thở, đó là Hatha Yoga, chỉ là để chuẩn bị cho thân tâm được thư thái trước khi vào giai đoạn chính là thực hành Thiền định. Đây là Raja Yoga, một phương pháp tu tập để đắc đạo, giác ngộ và giải thoát.
Hành trình Thiền định của hành giả sẽ trải qua những tầng mức khác nhau từ thấp lên cao. Đến tầng bậc thiền định gần cao nhất thì hành giả sẽ đắc được vô số thần thông. Ở tầng mức này, nếu hành giả ham thích thần thông sẽ không thể thăng tiến lên tầng mức cao hơn, dù đắc thần thông diệu dụng vẫn không thoát khỏi luân hồi. Chỉ những hành giả chuyên trì tu luyện, không tham luyến những thú vui trần tục mới đạt đến cảnh giới cao nhất, thể nhập vào Niết Bàn.
Khi hành giả Yoga đạt đến cảnh giới tối cao, sẽ thấy vạn vật trong vũ trụ trở thành ảo ảnh, Atman hòa vào Brahman như dòng sông chảy ra biển lớn. Lúc này hành giả mới trực nhận ra rằng mình chính là Đấng tối cao, là Chúa, không chỉ có thần thông mà có tính toàn năng. Thế gian chỉ là cõi mộng mà trong sự vô minh mê mờ đã nhận lầm mình là một con người nhỏ bé sống trong cuộc đời mộng ảo mà tưởng là có thật. Ta thật ra là Thượng Đế, là Đấng tối cao toàn năng, toàn tri và an lạc trong sự vĩnh hằng.
Vậy đó, Ấn Độ giáo cho rằng mọi người có thể tu tập để trở thành Chúa chứ không phải kêu gọi thờ phụng ngài. Nhưng đại chúng thì ngu si kém trí, luôn tin rằng có Chúa trời trên cao chứ không biết rằng mình và ngài 'tuy hai mà một'. Cũng vì nhu cầu thờ phụng mà từ một Brahman hóa thân thành nhiều vị thần linh khác nhau để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Bởi vậy ở đâu cũng có tôn giáo vì dân chúng luôn có đức tin như thế.

Đức Phật tuyên thuyết Vô ngã, do đó ngài bác bỏ sự tồn tại của mọi loại Linh hồn (Thượng đế là Linh hồn vũ trụ) vì chúng là Bản ngã. Đây là sự thật chứ không phải như bạn Ba Tuần đã hiểu sai rằng: Đức Phật giả vờ nói không có ngã để người ta ngừng kiến giải mà tu tập thực chứng, sau khi thực chứng sẽ biết là...có tự ngã, có linh hồn! Hí hí. Chơi trò xí gạt như vậy thì thôi thà cứ im lặng tu tập theo Yoga, chủ trương chỉ thực hành chứ không kiến giải gì cả, chứ việc gì phải lừa lọc cho mất công.
Nói thêm là bạn Ba Tuần đã hiểu sai về phương tiện và mục đích. Dùng chiếc bè để qua sông, qua rồi thì không cần đến nó nữa nhưng vẫn cần cho người khác. Không thể vì vậy mà chơi trò 'qua cầu rút ván', cho rằng dùng chiếc bè là sai, đả phá nó. Ở đây bạn đã lầm lẫn giữa Đúng và Sai. Mọi người lầm tưởng có Bản ngã, đó gọi là SAI. Đức Phật chỉ ra rằng sự thật là không có Bản ngã, đó gọi là ĐÚNG. Khi bạn đã thấu hiểu chân lý rồi, thì cái câu nói nổi tiếng 'Vạn pháp vô ngã' của Đức Phật nó vẫn luôn luôn là chân lý, là đúng sự thật như vậy. Nhưng vì bạn biết rồi nên không cần nghe đến câu đó nữa, đó gọi là BUÔNG BỎ, chứ không phải trước đây nó đúng bây giờ nó sai nhé. Do có SAI nên mới dùng cái ĐÚNG để bác bỏ cái SAI. Sau khi hiểu đúng sự thật rồi thì không cần dùng đến cái ĐÚNG nữa.

Có thể bàn sâu hơn về ĐÚNG và SAI, nhưng tạm thời ta phải nắm vững căn bản trước đã, vì 'sai một ly đi một dặm'.


DUY VẬT và DUY TÂM

Tôi ngờ rằng bạn Ba Tuần hiểu sai về hai quan điểm này. Bạn có tin rằng sau khi chết thì thân xác trở về cát bụi không? Bạn có tin rằng mọi thứ mà bạn nhìn thấy bên ngoài như người thân, bạn bè, cảnh vật, muông thú...là có thật không? Bạn có tin rằng sau khi chết thì những thứ đó vẫn còn tồn tại hay không? Nếu bạn trả lời là 'có' trước những câu hỏi trên thì bạn là người tin theo duy vật. Còn về duy tâm thì tôi nghĩ chắc bạn cũng giống với nhiều người khác, cho rằng duy tâm là tin vào những điều siêu nhiên, thần bí.

HOẠI DIỆT

Tôi không nói hoại diệt là biến thành hư vô nhé. Một đứa trẻ 10 tuổi cũng thấy rõ rằng khi đập nát một cái bình hoa chẳng hạn, thì nó biến thành một đống vụn thủy tinh. Thân xác sau khi chết thì bị phân rã thành cái bụi, đó gọi là hoại diệt. Thân xác chuyển hóa thành cát bụi tức là thân xác bị hoại diệt, chứ không ai ngu tới mức nghĩ rằng thân xác biến mất trong hư không cả.

Bạn Ba Tuần cho rằng Thức còn tồn tại sau khi chết là sai nhé. Trước đây có tu sĩ Trà Đế cũng nghĩ như vậy và bị Phật mắng là đồ ngu si. Hí hí, tôi lưu lại những đoạn trích trong kinh Phật, và thỉnh thoảng đem ra dùng vì biết thế nào cũng có người hiểu sai y như vậy.

Đức Thế Tôn hỏi:
“Ngươi có thật nói như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức luân chuyển, và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?”
Tỳ-kheo Trà-đế đáp:
“Bạch Thế Tôn, con thật sự hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức này luân chuyển và tái sanh không đổi khác’.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Thế nào là thức?”
Tỳ-kheo Trà-đế đáp:
“Thức này nói năng, cảm thọ, hành động, và sai bảo hành động. Đứng dậy và sai bảo đứng dậy, nó tạo tác các nghiệp thiện ác chỗ này chỗ kia để rồi thọ báo.”
Đức Thế Tôn quở:
“Này Trà-đế, do đâu mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vầy? Người nghe từ miệng người nào mà nói Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi là kẻ ngu si. Ta không nói một chiều, ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời. Để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.”
Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:
“Các thầy cũng hiểu Ta nói pháp như vậy, ‘Thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác chăng?’.”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, không.”
Đức Thế Tôn hỏi:
“Các ngươi hiểu Ta nói pháp như thế nào?”
Các Tỳ-kheo đáp:
“Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức do duyên mà khởi, Thế Tôn nói thức do duyên mà khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vậy.”
Đức Thế Tôn khen:
“Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Vì sao? Ta cũng nói pháp như vậy: ‘Thức do duyên mà sanh. Ta nói thức do duyên là khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Thức tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi tên theo duyên ấy. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là ý thức. Ví như lửa tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi theo duyên đó. Lửa duyên cây mà khởi được gọi là lửa cây. Lửa duyên cỏ rác mà sanh được gọi là lửa cỏ, lửa rác. Cũng vậy, thức tùy theo những gì nó duyên vào đó để sanh thì gọi tên theo duyên đó. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy gọi là ý thức.”
Đức Thế Tôn lại khen:
“Lành thay! Lành thay! Các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Nhưng Tỳ-kheo Trà-đế này là người ngu si, ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa. Rồi do ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa, cho nên xuyên tạc Ta, để tự làm tổn thương. Có phạm có tội là điều mà các vị Phạm hạnh có trí không hoan hỷ, và cũng là một đại tội.

(Kinh Trung A Hàm, kinh Trà Đế)



"Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị Tỷ-kheo tu tập Thiền định thì hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật? - Sắc tập khởi và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt".
(Tương Ưng III, tr.16)


"Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ tập khởi, không biết rõ thọ đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt; không biết rõ tưởng tập khởi, không biết rõ tưởng đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến tưởng đoạn diệt; không biết rõ hành tập khởi, không biết rõ hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt; không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt. Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh".
(Tương Ưng III, tr.194).


Tóm lại về Túc mệnh thông, cũng như cái máy tính bị mất ổ cứng thì mọi thông tin đều biến mất, khi ngũ uẩn bị hoại diệt sau khi chết thì không thể nhớ lại kiếp trước kiếp sau. Do đó thần thông này không có thật. Còn bạn Ba Tuần tin rằng có Linh hồn thường hằng bất biến, luôn luôn hiểu biết và ghi nhớ mọi thứ thì tôi khuyên bạn nên tìm hiểu và gia nhập Ấn Độ giáo, rất thích hợp với bạn. Tu tập theo nó sẽ đắc vô số thần thông, giống như 72 phép thần thông biến hóa của Tôn Ngộ Không, nghe hấp dẫn đấy chứ, ai mà chẳng ham.
Ba Tuần biết bạn Doccoden tuy nói về lìa nhị biên (như đúng và sai) và cho đó là chân lý mà rất hay bị xa đà vào đúng và sai, tức là dù biết nhưng thường sống xa chân lý mình biết ấy.

1. Ví dụ, Ba Tuần nói là lời Phật dạy là phương tiên để phá chấp, phá chấp xong rồi thì sao ? Thì cốt để nhận ra cái bất nhị tức trung đạo, do đó mà từ khoảnh khắc ấy về sau không lọt vào kiến giải nhị biên nữa. Ấy vậy mà bạn Doccoden lại suy ra là Ba Tuần tuyên truyền mờ ám, cái này sai thì cái ngược lại ắt là đúng, như vậy lại thành trật lất, vì như thế thì tâm làm sao mà rỗng rang để nhận được cái bất nhị nữa bởi đã kẹt vào cái chấp đúng sai rồi.

Tam pháp ấn, tức những đặc điểm nổi bật điển hình chung nhất mà mọi pháp đều có tức vô thường, vô ngã, vô sanh (vô sanh tức là không tăng không giảm, bất cấu bất tịnh, vì lúc thì nó là pháp cấu chuyển hoá một hồi lại thành pháp tịnh, cấu tịnh qua lại thì hiển nhiên chẳng cấu chẳng tịnh rồi).

Mà đã nói tới pháp là đối tượng nhận thức, thì cái khả năng nhận thức ấy là tâm của Doccoden (hay chức năng của não thịt, theo quan điểm Duy vật). Phật giáo thì không muốn con người đuổi theo Pháp, kể cả suy nghĩ xuất hiện nơi mình, cho nên kẹt "phi pháp" thì nói "chánh pháp", kẹt " chánh pháp" thì nói "bất khả tư nghì" v..v

Chứ xài mắt thịt ai chả thấy sự vô thường, xài suy tư thì ai chả thấy sự vô ngã, nhưng thấy vô ngã bằng suy tư đâu có khiến Doccoden không nổi sân khi ai đó chửi mắng đánh đập Doccoden đâu, như vậy thì rõ ràng Ngã còn hiện hữu đấy sao kêu Vô ngã ? Nếu thật vô ngã thì ai bị tổn thương, ai nổi sân giận ?

2. Ba Tuần có chỗ nào nói "thức" còn sau khi chết đâu nhỉ ? Ba Tuần đang so sánh ngũ uẩn trong đó có Thức là thành tố, và thức này có khả năng nhận biết; sau đó Ba Tuần so sánh với con kiến, cây xấu hổ v..v nó cũng biết phản ứng khi có sự tác động, vậy con kiến, cây xấu hổ chết đi chuyển hoá thì cái biết của nó chuyển thành cái gì ?

Nếu Doccoden không biết nó chuyển thành cái gì, cũng như cái khả năng tự biết mình và vạn vật, khả năng phân biệt đúng sai ấy nó chuyển hoá thành cái gì sau khi chết thì như vậy làm sao lại khẳng định chắc nịch rằng nó còn dưới dạng lúc sống hay không ?

Và túc mệnh thông theo Ba Tuần nhận định ở trên, nó không cần cái gì để ghi nhớ quá trình chuyển hoá của vạn vật, để mà dự báo hay mô tả về bất cứ hình thái nào được tạo dựng trong quá khứ, hiện tại và tương lại theo nhân duyên quả cả. Đừng cố tìm cái bộ nhớ siêu nhiên, vì nó không cần tới.

Ví như người thợ cắt tóc, trước khi cắt thì hiện thực khác mà tương lai của mái tóc đã có rồi. Vậy thì mái tóc hiện thực tương lai ấy nó ở đâu khi mà người thợ chưa đặt kéo ? Đừng nói nó nằm trong não người thợ nhé, không Ba Tuần bổ não người thợ ra coi á.

Tạm thế đã, còn ý nào Ba Tuần sẽ bổ sung sau cho đỡ dài.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải.

Qua những gì bạn nói thì tôi cho rằng bạn hiểu không đúng về Bản thể và Hiện tượng. Đó là nói theo chủ quan, còn nói cho khách quan thì thế này: những khái niệm căn bản mà chúng ta đang bàn luận ở đây thì mỗi người đều hiểu khác nhau, thành ra cuộc tranh luận đang biến thành cảnh 'ông nói gà, bà nói vịt' như tôi từng lo ngại. Và như vậy có bàn luận tranh cãi gì thêm nữa cũng vô bổ, mất thời gian. Tôi đã hỏi bạn thế nào là Sắc và Không trong câu nói Tâm kinh mà bạn trích dẫn, nhưng bạn không thèm trả lời. Không phải tự dưng tôi hỏi vô cớ, mà tôi đang nghi ngờ rằng bạn hiểu sai về Sắc và Không (tất nhiên là nói theo ý kiến chủ quan của tôi).

Nếu có thể, xin mời bạn hãy thuyết giảng Phật pháp một cách vắn tắt cũng được, để tôi và mọi người biết được quan điểm của bạn về Phật giáo. Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận. Chứ như bây giờ, tôi nói nó biết bơi (vịt), bạn nói nó không biết bơi (gà). Thật ra ai nói cũng đúng cả, nhưng chỉ là theo ý mình, mà vấn đề nằm ở chỗ đó là con gì, con gà hay con vịt.
Chào luận giả doccoden,

Hề hề


Hỏi Sắc, Không là gì!!!???
Đó là hai khái niệm tôi đã đề cập đến trong phần thảo luận đầu tiên nhưng có lẽ bạn không nhớ (hề hề, đó là lý đương nhiên bởi kẻ ngoài cửa chỉ thấy những gì mà thức tri của họ thấy mà thôi).
Người tri thức thì nên tiên trách kỷ chớ nên làm điều ngược lại, hề hề

Thuyết giảng Phật giáo ư!!!? Không,


Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ba Tuần biết bạn Doccoden tuy nói về lìa nhị biên (như đúng và sai) và cho đó là chân lý mà rất hay bị xa đà vào đúng và sai, tức là dù biết nhưng thường sống xa chân lý mình biết ấy.

1. Ví dụ, Ba Tuần nói là lời Phật dạy là phương tiên để phá chấp, phá chấp xong rồi thì sao ? Thì cốt để nhận ra cái bất nhị tức trung đạo, do đó mà từ khoảnh khắc ấy về sau không lọt vào kiến giải nhị biên nữa. Ấy vậy mà bạn Doccoden lại suy ra là Ba Tuần tuyên truyền mờ ám, cái này sai thì cái ngược lại ắt là đúng, như vậy lại thành trật lất, vì như thế thì tâm làm sao mà rỗng rang để nhận được cái bất nhị nữa bởi đã kẹt vào cái chấp đúng sai rồi.

Tam pháp ấn, tức những đặc điểm nổi bật điển hình chung nhất mà mọi pháp đều có tức vô thường, vô ngã, vô sanh (vô sanh tức là không tăng không giảm, bất cấu bất tịnh, vì lúc thì nó là pháp cấu chuyển hoá một hồi lại thành pháp tịnh, cấu tịnh qua lại thì hiển nhiên chẳng cấu chẳng tịnh rồi).

Mà đã nói tới pháp là đối tượng nhận thức, thì cái khả năng nhận thức ấy là tâm của Doccoden (hay chức năng của não thịt, theo quan điểm Duy vật). Phật giáo thì không muốn con người đuổi theo Pháp, kể cả suy nghĩ xuất hiện nơi mình, cho nên kẹt "phi pháp" thì nói "chánh pháp", kẹt " chánh pháp" thì nói "bất khả tư nghì" v..v

Chứ xài mắt thịt ai chả thấy sự vô thường, xài suy tư thì ai chả thấy sự vô ngã, nhưng thấy vô ngã bằng suy tư đâu có khiến Doccoden không nổi sân khi ai đó chửi mắng đánh đập Doccoden đâu, như vậy thì rõ ràng Ngã còn hiện hữu đấy sao kêu Vô ngã ? Nếu thật vô ngã thì ai bị tổn thương, ai nổi sân giận ?

2. Ba Tuần có chỗ nào nói "thức" còn sau khi chết đâu nhỉ ? Ba Tuần đang so sánh ngũ uẩn trong đó có Thức là thành tố, và thức này có khả năng nhận biết; sau đó Ba Tuần so sánh với con kiến, cây xấu hổ v..v nó cũng biết phản ứng khi có sự tác động, vậy con kiến, cây xấu hổ chết đi chuyển hoá thì cái biết của nó chuyển thành cái gì ?

Nếu Doccoden không biết nó chuyển thành cái gì, cũng như cái khả năng tự biết mình và vạn vật, khả năng phân biệt đúng sai ấy nó chuyển hoá thành cái gì sau khi chết thì như vậy làm sao lại khẳng định chắc nịch rằng nó còn dưới dạng lúc sống hay không ?

Và túc mệnh thông theo Ba Tuần nhận định ở trên, nó không cần cái gì để ghi nhớ quá trình chuyển hoá của vạn vật, để mà dự báo hay mô tả về bất cứ hình thái nào được tạo dựng trong quá khứ, hiện tại và tương lại theo nhân duyên quả cả. Đừng cố tìm cái bộ nhớ siêu nhiên, vì nó không cần tới.

Ví như người thợ cắt tóc, trước khi cắt thì hiện thực khác mà tương lai của mái tóc đã có rồi. Vậy thì mái tóc tương lai ấy nó ở đâu khi mà người thơ chưa đặt kéo ?

Tạm thế đã, còn ý nào Ba Tuần sẽ bổ sung sau cho đỡ dài.

Mến kính,
Ba Tuần.

Thôi không nói nhiều nữa, chỉ hỏi Ba Tuần rằng bạn tin có linh hồn hay không? Phật bác bỏ sự tồn tại của linh hồn là đúng hay sai?
Còn về Túc mệnh thông, bạn cho rằng không cần cái gì để ghi nhớ thì thần thông này dựa vào đâu để nhớ lại kiếp trước?

Sự chuyển hóa của vạn vật (vô thường) chẳng liên quan gì đến vấn đề đang bàn cả, chẳng hiểu bạn có ý gì khi nhắc lại điều đó.

Chào luận giả doccoden,

Hề hề


Hỏi Sắc, Không là gì!!!???
Đó là hai khái niệm tôi đã đề cập đến trong phần thảo luận đầu tiên nhưng có lẽ bạn không nhớ (hề hề, đó là lý đương nhiên bởi kẻ ngoài cửa chỉ thấy những gì mà thức tri của họ thấy mà thôi).
Người tri thức thì nên tiên trách kỷ chớ nên làm điều ngược lại, hề hề

Thuyết giảng Phật giáo ư!!!? Không,


Trừng Hải

Lạ nhỉ, tôi có thấy bạn nói Sắc, Không là gì đâu. Xin trích dẫn lại phần thảo luận đầu tiên của bạn Trừng Hải với tôi nhé:

Hề hề,

Bản thể và Hiện tượng không thể ví như hai mặt của đồng tiền được bởi vì nó vô đối đãi; Nếu tách rời nó ra làm hai thành phải trái như hai mặt một đồng tiền thì đã rơi vào nhị nguyên (bởi nó là hiện tướng của đồng tiền mà thôi). Như vật chất bao gồm tứ đại và không và rõ ràng không thể tách tứ đại ra khỏi không mà cũng không thể tách không ra khỏi tứ đại nên không hề có cái gọi là chân không tuyệt đối hay một dạng vật chất thuần hạt nhân hay điện tử (ví như lỗ đen vẫn có Không, khi đến hạn thì nó nổ tung không hiện tồn chính nó nữa).
Tâm kinh: "Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc" thì chỗ Liễu nghĩa phải thấy rằng Sắc và Không là một khối, không thể tách Sắc và Không thành hai được nên gọi là Bất nhị.

Cũng vậy Tục đế và Chân đế không phải là Phương tiện và Cứu cánh. Trong phép thiền quán thường mô tả đó chính là khoáng khắc đắc Đạo - Quả vì nó xảy ra trong cùng một sát na. Nó thường được các nhà luận giải gọi là "Hai chân lý trong một niệm'. Hay nói cách khác dù là Tục đế nhưng ngay nơi Tục đế đó người đắc đạo thành tựu Chân đế và được các hành giả gọi là phép Thiền na vô đối.

Trừng Hải

Note: các đề mục kế tiếp sẽ được đề cập sau, hề hề



Bạn có đề cập đến Sắc và Không nên tôi mới hỏi chúng là gì. Bạn chưa trả lời tôi nhé.
Tôi chỉ cần bạn giải thích Sắc, Không là gì thôi, không cần thuyết giảng chi cho dài dòng.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải. Rất vui khi có bạn tham gia bàn luận.

Kinh Phật thường ví von giáo lý giống như chiếc bè để qua sông, như ngón tay chỉ trăng. Ý bạn là kinh nói sai hay ý kinh bị tôi và mọi người hiểu sai?

Hề hề,

Hai đoạn trả lời trước Trừng Hải bỏ sót câu hỏi này. Nói thêm một chút cho vui, hề hề, cũng được

Nguyên văn thì không phải là giáo lý mà kinh dùng chữ Pháp. Bạn chỉ có thể hiểu chiếc bè là gì (đương nhiên) nhưng có biết PHÁP là gì không? "Con sông" (mà chiếc bè đang sang) là gì không?
Qua những bài viết thuần lý duy vật hạn cuộc của doccoden thì Trừng Hải khắng định rằng "không", hề hề. Một cái biết khiếm khuyết thì bất khả thuyết kinh văn đúng sai.

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Thôi không nói nhiều nữa, chỉ hỏi Ba Tuần rằng bạn tin có linh hồn hay không? Phật bác bỏ sự tồn tại của linh hồn là đúng hay sai?
Còn về Túc mệnh thông, bạn cho rằng không cần cái gì để ghi nhớ thì thần thông này dựa vào đâu để nhớ lại kiếp trước?

Sự chuyển hóa của vạn vật (vô thường) chẳng liên quan gì đến vấn đề đang bàn cả, chẳng hiểu bạn có ý gì khi nhắc lại điều đó.



Lạ nhỉ, tôi có thấy bạn nói Sắc, Không là gì đâu. Xin trích dẫn lại phần thảo luận đầu tiên của bạn Trừng Hải với tôi nhé:

Hề hề,

Bản thể và Hiện tượng không thể ví như hai mặt của đồng tiền được bởi vì nó vô đối đãi; Nếu tách rời nó ra làm hai thành phải trái như hai mặt một đồng tiền thì đã rơi vào nhị nguyên (bởi nó là hiện tướng của đồng tiền mà thôi). Như vật chất bao gồm tứ đại và không và rõ ràng không thể tách tứ đại ra khỏi không mà cũng không thể tách không ra khỏi tứ đại nên không hề có cái gọi là chân không tuyệt đối hay một dạng vật chất thuần hạt nhân hay điện tử (ví như lỗ đen vẫn có Không, khi đến hạn thì nó nổ tung không hiện tồn chính nó nữa).
Tâm kinh: "Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc" thì chỗ Liễu nghĩa phải thấy rằng Sắc và Không là một khối, không thể tách Sắc và Không thành hai được nên gọi là Bất nhị.

Cũng vậy Tục đế và Chân đế không phải là Phương tiện và Cứu cánh. Trong phép thiền quán thường mô tả đó chính là khoáng khắc đắc Đạo - Quả vì nó xảy ra trong cùng một sát na. Nó thường được các nhà luận giải gọi là "Hai chân lý trong một niệm'. Hay nói cách khác dù là Tục đế nhưng ngay nơi Tục đế đó người đắc đạo thành tựu Chân đế và được các hành giả gọi là phép Thiền na vô đối.

Trừng Hải

Note: các đề mục kế tiếp sẽ được đề cập sau, hề hề



Bạn có đề cập đến Sắc và Không nên tôi mới hỏi chúng là gì. Bạn chưa trả lời tôi nhé.
Tôi chỉ cần bạn giải thích Sắc, Không là gì thôi, không cần thuyết giảng chi cho dài dòng.

Hề hề,

Vật chất bao gồm Tứ đại và Không. Vật chất = Sắc pháp
Hay là doccoden có định nghĩa mới về vật chất (sắc pháp), hề hề


Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

Hai đoạn trả lời trước Trừng Hải bỏ sót câu hỏi này. Nói thêm một chút cho vui, hề hề, cũng được

Nguyên văn thì không phải là giáo lý mà kinh dùng chữ Pháp. Bạn chỉ có thể hiểu chiếc bè là gì (đương nhiên) nhưng có biết PHÁP là gì không? "Con sông" (mà chiếc bè đang sang) là gì không?
Qua những bài viết thuần lý duy vật hạn cuộc của doccoden thì Trừng Hải khắng định rằng "không", hề hề. Một cái biết khiếm khuyết thì bất khả thuyết kinh văn đúng sai.


Trừng Hải

Vâng, doccoden xin rửa tai lắng nghe Trừng Hải giải thích PHÁP là gì. Mời bạn nói.

Hề hề,

Vật chất bao gồm Tứ đại và Không. Vật chất = Sắc pháp
Hay là doccoden có định nghĩa mới về vật chất (sắc pháp), hề hề


Trừng Hải

Bạn có thể giải thích rõ hơn được không? Theo tôi hiểu thì có phải ý bạn Sắc là Vật chất, còn Không là Hư không?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Vâng, doccoden xin rửa tai lắng nghe Trừng Hải giải thích PHÁP là gì. Mời bạn nói.



Bạn có thể giải thích rõ hơn được không? Theo tôi hiểu thì có phải ý bạn Sắc là Vật chất, còn Không là Hư không?

Hề hề,

PHÁP là gì ư? Doccoden không phải là Phật tử, cũng không đọc kinh điển truyền thừa, lại không phải là người thực hành PHÁP thì làm sao Trừng Hải có thể nói PHÁP là gì?
Nói vậy thì cũng không có tinh thần Phật giáo lắm. Nên Trừng Hải đề nghị như vậy, Doccoden hãy tự mình quan sát cái mà mình quan sát mà không tách ý thức ra làm hai cái quan sát và cái bị quan sát mà quan sát cái đang quan sát (cảnh trần), hê hê. Khi nào có chút thành tựu thì sẽ bắt đầu nói PHÁP, he he. OK

Hề hề, sắc pháp hay vật chất gồm có tứ đại và không. Không thể phân tách ra làm hai phần, tứ đại và không bởi nó làm một khối (Đã nói trước rồi: Trong vũ trụ không có chỗ nào gọi là "chân không tuyệt đối" hay "vật chất thuần hạt nhân hay điện tử")


Không là Không, làm sao có thể định nghĩa được KHÔNG!??? Có hành giả cho rằng Không là một chấm 2D nhưng có...ba chiều, hề hề, do bởi có ba chiều nên trong cái KHÔNG đó có...khoảng không (không phải hư không)
Kinh văn thì cho rằng KHÔNG này có 18 hiện tướng gọi là Thập Bát Không.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

PHÁP là gì ư? Doccoden không phải là Phật tử, cũng không đọc kinh điển truyền thừa, lại không phải là người thực hành PHÁP thì làm sao Trừng Hải có thể nói PHÁP là gì?
Nói vậy thì cũng không có tinh thần Phật giáo lắm. Nên Trừng Hải đề nghị như vậy, Doccoden hãy tự mình quan sát cái mà mình quan sát mà không tách ý thức ra làm hai cái quan sát và cái bị quan sát mà quan sát cái đang quan sát (cảnh trần), hê hê. Khi nào có chút thành tựu thì sẽ bắt đầu nói PHÁP, he he. OK

Hề hề, sắc pháp hay vật chất gồm có tứ đại và không. Không thể phân tách ra làm hai phần, tứ đại và không bởi nó làm một khối (Đã nói trước rồi: Trong vũ trụ không có chỗ nào gọi là "chân không tuyệt đối" hay "vật chất thuần hạt nhân hay điện tử")


Không là Không, làm sao có thể định nghĩa được KHÔNG!??? Có hành giả cho rằng Không là một chấm 2D nhưng có...ba chiều, hề hề, do bởi có ba chiều nên trong cái KHÔNG đó có...khoảng không (không phải hư không)
Kinh văn thì cho rằng KHÔNG này có 18 hiện tướng gọi là Thập Bát Không.


Trừng Hải

Hí hí, bắt đầu có chuyện vui đây. Bạn Trừng Hải nói về vấn đề 'quan sát' nhưng bị tối nghĩa nên tôi muốn nói lại cho rõ ý. Ví dụ Doccoden quan sát Trừng Hải. Đây là hai con người, có hai ý thức khác nhau. Tôi dùng ý thức để quan sát bạn, và bạn đề nghị hãy 'tách ý thức' để quan sát cái ý thức của chính tôi đang quan sát bạn. Ý bạn nói như vậy phải không? Cái này gọi là 'niệm sau quán niệm trước' chứ có gì lạ đâu. Ý niệm quan sát đầu tiên nảy sinh, sau đó lại nảy sinh ý niệm khác để quan sát ý niệm trước đó. Và chính vì vậy mà con người lầm tưởng có một linh hồn thường hằng bất biến đang quan sát thân tâm. Tôi đã nghe nhiều người nói về PHÁP kiểu như vậy rồi, còn thua kém hơn quan điểm của Ấn Độ giáo. Vũ trụ quan của bạn Trừng Hải chắc cũng vậy thôi, nếu không muốn nói là quái đản hơn.

Theo Trừng Hải thì:

  • Sắc là vật chất (gồm có tứ đại và hư không)
  • Không là...Không (không gian?)

Cho hỏi: vậy ý thức không phải vật chất thì thuộc về cái gì? Không phải là Sắc, cũng không phải không. Rốt cuộc thì vũ trụ này có bao nhiêu thứ? Sắc, Không, Ý thức, Linh hồn, Thượng đế, Pháp, v.v...? Cái nào có trước sinh ra cái nào hay mọi thứ đều có sẵn?

Trở lại câu kinh: 'Sắc tức thị không, không tức thị sắc'. Nếu theo cách hiểu của Trừng Hải thì thành ra 'Vật chất tức là Không' trong khi chúng là hai thứ khác nhau. Bạn nói sao đây?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Hí hí, bắt đầu có chuyện vui đây. Bạn Trừng Hải nói về vấn đề 'quan sát' nhưng bị tối nghĩa nên tôi muốn nói lại cho rõ ý. Ví dụ Doccoden quan sát Trừng Hải. Đây là hai con người, có hai ý thức khác nhau. Tôi dùng ý thức để quan sát bạn, và bạn đề nghị hãy 'tách ý thức' để quan sát cái ý thức của chính tôi đang quan sát bạn. Ý bạn nói như vậy phải không? Cái này gọi là 'niệm sau quán niệm trước' chứ có gì lạ đâu. Ý niệm quan sát đầu tiên nảy sinh, sau đó lại nảy sinh ý niệm khác để quan sát ý niệm trước đó. Và chính vì vậy mà con người lầm tưởng có một linh hồn thường hằng bất biến đang quan sát thân tâm. Tôi đã nghe nhiều người nói về PHÁP kiểu như vậy rồi, còn thua kém hơn quan điểm của Ấn Độ giáo. Vũ trụ quan của bạn Trừng Hải chắc cũng vậy thôi, nếu không muốn nói là quái đản hơn.

Theo Trừng Hải thì:

  • Sắc là vật chất (gồm có tứ đại và hư không)
  • Không là...Không (không gian?)

Cho hỏi: vậy ý thức không phải vật chất thì thuộc về cái gì? Không phải là Sắc, cũng không phải không. Rốt cuộc thì vũ trụ này có bao nhiêu thứ? Sắc, Không, Ý thức, Linh hồn, Thượng đế, Pháp, v.v...? Cái nào có trước sinh ra cái nào hay mọi thứ đều có sẵn?

Trở lại câu kinh: 'Sắc tức thị không, không tức thị sắc'. Nếu theo cách hiểu của Trừng Hải thì thành ra 'Vật chất tức là Không' trong khi chúng là hai thứ khác nhau. Bạn nói sao đây?

Hê hề,

Đúng là người bị tri thức bản thân quy định suy nghĩ của chính bản thân (Kiến tư hoặc).. Trừng Hải nói rằng đừng tách ý thức của doccoden ra làm hai người quan sát và bị quan sát mà hãy dùng ý thức đó quan sát cái ý thức đang quan sát của doccoden, hề hề. Nghĩa là quan sát trong đồng một thời gian, ý thức quan sát ý thức đang quan sát đối tượng (chớ không có niệm trước niệm sau cái...cóc gì cả, mà ngay trong cùng thời gian đó, real time). Hội không, hề hề về đọc lại Tam tánh, Tứ phần trong Duy thức tông để hiểu được lời nói của Trừng Hải.

Đang nói về Sắc pháp, không phải lúc nói về Danh pháp (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), đừng đánh trống lãng.
Sắc pháp bao gồm tứ đại tức đất, nước, gió, lửa và không. Vì nói về Sắc pháp nên Không này chính khoảng không trong và ngoài tứ đại. Bởi vì Sắc pháp này là một khối không thể tách rời nên không thể phân nó làm hai hay gọi là Bất nhị (Lời quá rõ ràng mà cứu cố tình hỏi móc chỗ này nói kháy chỗ kia, hề hề, để làm gì vậy!!!?). Nếu phân nó ra làm hai thì tự nó đã không còn chính nó nữa, hiểu không? Hề hề, cái đó gọi là Giả tướng tức ảo hóa do ngu si (vô minh)

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thôi không nói nhiều nữa, chỉ hỏi Ba Tuần rằng bạn tin có linh hồn hay không? Phật bác bỏ sự tồn tại của linh hồn là đúng hay sai?
Còn về Túc mệnh thông, bạn cho rằng không cần cái gì để ghi nhớ thì thần thông này dựa vào đâu để nhớ lại kiếp trước?

Sự chuyển hóa của vạn vật (vô thường) chẳng liên quan gì đến vấn đề đang bàn cả, chẳng hiểu bạn có ý gì khi nhắc lại điều đó.
Vậy là bạn Doccoden đã hiểu tuy nói vô ngã nhưng thực tế con người vẫn còn chấp ngã như thường, mà pháp Phật là nhằm phá tâm chấp ngã thật này để vĩnh thoát sầu khổ, chứ không phải để ôm ấp một mớ tri kiến cho là chân lý, mà thực tế thì sầu khổ vẫn còn y nguyên phải không.

Bạn Doccoden thắc mắc là tại sao Ba Tuần không trả lời thẳng là có hay không có "linh hồn", nghĩa là có hay không có " Đại Ngã" bất diệt thường hằng ? Mà cứ nói hoài tới vô thường và duyên sanh.

Bởi vì vô thường là lay động, là biến đổi, là chuyển hoá qua lại, mà nhận thức của Doccoden không thể làm chủ được quá trình chuyển hoá đó ở khía cạnh cho phép ngăn dừng hay tiếp tục quá trình đó, cho nên vô ngã.

Cái biết phân biệt của Doccoden là sản phẩm của duyên hợp, thì khi các duyên thay đổi thì cái biết ấy thay đổi theo, cho tới một ngày nó thành ra cái không biết là xác khô, hơi ấm, nước mủ, không khí v..v suy theo hướng này thì cái biết ấy giống ngọn lửa, khi cọ cây thì hiện khi ngưng cọ thì ẩn, lúc ẩn thì nói có hay không có ?

Nói có thì nó ở đâu ? Nói không thì khi cọ cây nó từ đâu hiện ra, biết được không ? Đã không biết được nó từ đâu ra thì nói có không đều là tự lừa gạt mình. Mà nói không biết thì lại...không đủ tư cách khẳng định. Vậy đó thì theo Doccoden nên tin hay không tin ?

Tin thì do đâu mà tin, không tin thì do đâu không tin. Dùng một gáo nước làm sao đo được lượng của biển khơi.

Lại đã là không gì chẳng biết thì ắt không duyên gì lìa nó được, vì lìa bất cứ duyên gì thì ắt nó sẽ không thể biết được duyên đó, cho nên Đại Ngã biết tuốt, nhớ hết đã chẳng lìa một vật, chẳng sót một cảnh thì lấy cái gì để xét được sự tồn tại hay ko tồn tại ? Khác nào lấy mạng người đi đo lường độ rộng của vũ trụ, làm sao đo xiết.

Mọi tay quá, tạm thế đã.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hê hề,

Đúng là người bị tri thức bản thân quy định suy nghĩ của chính bản thân (Kiến tư hoặc).. Trừng Hải nói rằng đừng tách ý thức của doccoden ra làm hai người quan sát và bị quan sát mà hãy dùng ý thức đó quan sát cái ý thức đang quan sát của doccoden, hề hề. Nghĩa là quan sát trong đồng một thời gian, ý thức quan sát ý thức đang quan sát đối tượng (chớ không có niệm trước niệm sau cái...cóc gì cả, mà ngay trong một niệm đó, real time). Hội không, hề hề về đọc lại Tam tánh, Tứ phần trong Duy thức tông để hiểu được lời nói của Trừng Hải.

Đang nói về Sắc pháp, không phải lúc nói về Danh pháp (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), đừng đánh trống lãng.
Sắc pháp bao gồm tứ đại tức đất, nước, gió, lửa và không. Vì nói về Sắc pháp nên Không này chính khoảng không trong và ngoài tứ đại. Bởi vì Sắc pháp này là một khối không thể tách rời nên không thể phân nó làm hai hay gọi là Bất nhị (Lời quá rõ ràng mà cứu cố tình hỏi móc chỗ này nói kháy chỗ kia, hề hề, để làm gì vậy!!!?). Nếu phân nó ra làm hai thì tự nó đã không còn chính nó nữa, hiểu không? Hề hề, cái đó gọi là Giả tướng tức ảo hóa do ngu si (vô minh)

Trừng Hải

Rõ khổ, dùng ý thức quan sát ý thức thì đúng là niệm sau quán niệm trước, còn cãi gì nữa. Tức là niệm trước chưa mất đi, nảy sinh niệm sau quán niệm trước, thì phải hiểu là quan sát cùng một thời gian. Chứ nếu niệm trước mất đi thì niệm sau quán được gì nữa. Rốt cuộc bạn Trừng Hải rút ra điều gì từ điều đó? Cho rằng trong ta có linh hồn hằng hữu bất biến? Hmm...Duy thức tông do hai anh em Vô Trước và Thế Thân sáng lập ra ấy à? Tôi ngờ rằng bạn cũng hiểu sai về duy tâm luôn. Mà thôi không muốn dài dòng về chuyện này kẻo lạc đề, chỉ trích ra một đoạn sau của Thành duy thức luận, bộ luận cương yếu của Duy thức tông:

“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

Còn nói về Sắc, Không, bạn có đang lầm lẫn không vậy? Theo bạn thì có hai loại Không kia mà. Một loại không là hư không, thuộc về vật chất (bao gồm tứ đại và hư không), còn loại kia là không gian. Bây giờ bạn gộp làm một? Thôi cũng được, nhưng cách hiểu của bạn về Bất nhị sao tầm thường quá vậy nhỉ. Vì không thể tách rời đất, nước ra khỏi hư không nên gọi là Bất nhị? Trời ạ!

Nhưng mà cái câu 'Sắc tức thị không' đâu phải là nói về việc không thể chia tách, mà nó nói rõ rằng Sắc tức là Không! Rồi trong Tâm kinh có nói:

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.


Bạn Trừng Hải dùng cách hiểu 'không thể chia tách' để giải thích như thế nào đây?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top