Vạn Vấn

Chương 11

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Vậy là bạn Doccoden đã hiểu tuy nói vô ngã nhưng thực tế con người vẫn còn chấp ngã như thường, mà pháp Phật là nhằm phá tâm chấp ngã thật này để vĩnh thoát sầu khổ, chứ không phải để ôm ấp một mớ tri kiến cho là chân lý, mà thực tế thì sầu khổ vẫn còn y nguyên phải không.

Bạn Doccoden thắc mắc là tại sao Ba Tuần không trả lời thẳng là có hay không có "linh hồn", nghĩa là có hay không có " Đại Ngã" bất diệt thường hằng ? Mà cứ nói hoài tới vô thường và duyên sanh.

Bởi vì vô thường là lay động, là biến đổi, là chuyển hoá qua lại, mà nhận thức của Doccoden không thể làm chủ được quá trình chuyển hoá đó ở khía cạnh cho phép ngăn dừng hay tiếp tục quá trình đó, cho nên vô ngã.

Cái biết phân biệt của Doccoden là sản phẩm của duyên hợp, thì khi các duyên thay đổi thì cái biết ấy thay đổi theo, cho tới một ngày nó thành ra cái không biết là xác khô, hơi ấm, nước mủ, không khí v..v suy theo hướng này thì cái biết ấy giống ngọn lửa, khi cọ cây thì hiện khi ngưng cọ thì ẩn, lúc ẩn thì nói có hay không có ?

Nói có thì nó ở đâu ? Nói không thì khi cọ cây nó từ đâu hiện ra, biết được không ? Đã không biết được nó từ đâu ra thì nói có không đều là tự lừa gạt mình. Mà nói không biết thì lại...không đủ tư cách khẳng định. Vậy đó thì theo Doccoden nên tin hay không tin ?

Tin thì do đâu mà tin, không tin thì do đâu không tin. Dùng một gáo nước làm sao đo được lượng của biển khơi.

Lại đã là không gì chẳng biết thì ắt không duyên gì lìa nó được, vì lìa bất cứ duyên gì thì ắt nó sẽ không thể biết được duyên đó, cho nên Đại Ngã biết tuốt, nhớ hết đã chẳng lìa một vật, chẳng sót một cảnh thì lấy cái gì để xét được sự tồn tại hay ko tồn tại ? Khác nào lấy mạng người đi đo lường độ rộng của vũ trụ, làm sao đo xiết.

Mọi tay quá, tạm thế đã.

Mến kính,
Ba Tuần.

Hiểu ý bạn rồi. Tức là dù bị chuyển hóa thành vật này vật kia, nhưng có một thực thể bất biến có tri giác, hiểu biết, luôn tồn tại đằng sau những vật đó.

Hí hí. Dù thay tên đổi họ thì linh hồn và thượng đế vẫn là hai hình thức bản ngã căn bản mà con người thường tưởng tượng ra. Dù bạn Ba Tuần không dám nói thẳng, nhưng bạn cũng như Vô Nhất Bất Nhị, Trừng Hải và còn rất nhiều Phật tử nữa đều tin rằng con người có Linh hồn. Do đó khi doccoden trích kinh Phật ra để thấy Đức Phật bác bỏ linh hồn thì bạn tìm cách suy diễn rằng ngài chỉ nói không có linh hồn để đừng kiến giải hay thắc mắc nữa, mà phải thực chứng để trực nhận là....có linh hồn!

Ý thức có gì là bí mật đâu nhỉ, cả phật học lẫn khoa học đều giải thích rồi. Phật nói rằng không có gì là trường tồn bất biến cả, vạn pháp đều vô thường vô ngã, đều trải qua tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hiểu ý bạn rồi. Tức là dù bị chuyển hóa thành vật này vật kia, nhưng có một thực thể bất biến có tri giác, hiểu biết, luôn tồn tại đằng sau những vật đó.

Hí hí. Dù thay tên đổi họ thì linh hồn và thượng đế vẫn là hai hình thức bản ngã căn bản mà con người thường tưởng tượng ra. Dù bạn Ba Tuần không dám nói thẳng, nhưng bạn cũng như Vô Nhất Bất Nhị, Trừng Hải và còn rất nhiều Phật tử nữa đều tin rằng con người có Linh hồn. Do đó khi doccoden trích kinh Phật ra để thấy Đức Phật bác bỏ linh hồn thì bạn tìm cách suy diễn rằng ngài chỉ nói không có linh hồn để đừng kiến giải hay thắc mắc nữa, mà phải thực chứng để trực nhận là....có linh hồn!

Ý thức có gì là bí mật đâu nhỉ, cả phật học lẫn khoa học đều giải thích rồi. Phật nói rằng không có gì là trường tồn bất biến cả, vạn pháp đều vô thường vô ngã, đều trải qua tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'.
Đấy đã bảo là không nên kẹt vào có không, vì đóng đinh tri kiến ở đâu thì cái đó thành xợi xích trói buộc, ví như Ba Tuần không trả lời có hay không vì giới hạn của nhận thức của Doccoden luôn bị kẹt vào có không chẳng hạn thì Doccoden tuyệt nhiên không được suy ra rằng: Ba Tuần không nói vì "ý ngầm" là công nhận, nếu công nhận thì Ba Tuần lại tự cột xích trói mình à, rồi lại đem cái xích đó gói trong hộp "bí mật" để ngầm tặng cho Doccoden hay sao ?

Bạn Doccoden nên hiểu đã cởi xích ra rồi dù là Phật, là Thánh hay là Đại ngã, là vô ngã, là vô thường hay là linh hồn v..v thì tuyệt nhiên không được tự xích mình vào những tri kiến đó nữa, huống hồ là xích cột người khác để khiến họ càng thêm chấp trước, kẹt nơi nhị biên có không, không biết ngày nào mới được tự tại hay sao ?!

Đấy là ý của tâm Kinh, không riêng gì ý Ba Tuần: Vô (tất cả cái gì đã biết, cho là đúng sai) cho tới Vô cả ý thức, vô cả vô minh, vô cả trí, vô cả đắc...đó là đại thần chú, có khả năng trừ diệt tất cả khổ.

Doccoden còn khổ não, thì tuyệt nhiên chưa xong việc, chưa làm xong việc cần làm nhé, mà như thế là kẻ còn trúng tên độc, không nên hỏi tên đó do ai bắn, làm từ chất liệu gì v..v mà phải nhanh chóng rút tên đó ra. Hì hì

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Rõ khổ, dùng ý thức quan sát ý thức thì đúng là niệm sau quán niệm trước, còn cãi gì nữa. Tức là niệm trước chưa mất đi, nảy sinh niệm sau quán niệm trước, thì phải hiểu là quan sát cùng một thời gian. Chứ nếu niệm trước mất đi thì niệm sau quán được gì nữa. Rốt cuộc bạn Trừng Hải rút ra điều gì từ điều đó? Cho rằng trong ta có linh hồn hằng hữu bất biến? Hmm...Duy thức tông do hai anh em Vô Trước và Thế Thân sáng lập ra ấy à? Tôi ngờ rằng bạn cũng hiểu sai về duy tâm luôn. Mà thôi không muốn dài dòng về chuyện này kẻo lạc đề, chỉ trích ra một đoạn sau của Thành duy thức luận, bộ luận cương yếu của Duy thức tông:

“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

Còn nói về Sắc, Không, bạn có đang lầm lẫn không vậy? Theo bạn thì có hai loại Không kia mà. Một loại không là hư không, thuộc về vật chất (bao gồm tứ đại và hư không), còn loại kia là không gian. Bây giờ bạn gộp làm một? Thôi cũng được, nhưng cách hiểu của bạn về Bất nhị sao tầm thường quá vậy nhỉ. Vì không thể tách rời đất, nước ra khỏi hư không nên gọi là Bất nhị? Trời ạ!

Nhưng mà cái câu 'Sắc tức thị không' đâu phải là nói về việc không thể chia tách, mà nó nói rõ rằng Sắc tức là Không! Rồi trong Tâm kinh có nói:

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.


Bạn Trừng Hải dùng cách hiểu 'không thể chia tách' để giải thích như thế nào đây?

Hề hề,

Khổ thì chắc chắn bạn là người thọ khổ rồi, hề hề bởi rốt ráo do chính Vô minh mà khổ vậy.
Không hiểu Doccoden lấy lý thuyết về niệm "Niệm trước chưa mất đi. nảy sanh niệm sau quán niệm trước, thì phải hiểu quán sát cùng thời gian" từ đâu ra vậy!? Đúng là một "phát minh" có một không hai nhưng đáng tiếc là phi Phật giáo (có thể nói cũng phi khoa hoc luôn). Hề hề, Niệm nối tiếp niệm.. Niệm trước diệt niệm sau mới sanh (Oh là la, vấn đề căn bản pháp này mà cũng không nắm à). Ngay cả câu cú diễn đạt cũng mâu thuẩn, hề hề, đã nói niệm trước, niệm sau mà gọi là đồng thời gian, híc híc.

Trích dẫn Duy thức thành thực luận này ở đâu vậy (Bản gốc? Từ nguồn nào? Bản dịch? Ai dịch? Nhà xuất bản?)
Trời ạ, Y tha khởi tánh (Tương tự thành thật hữu) mà không phải thật có thì làm sao thông đạt Viên thành thật tánh (Thành thật hữu)!!!???

Đã nói KHÔNG có 18 diện, bộ mặt, hiện tượng...(Thập bát Không) nên tùy theo cảnh sở, hành tư...mà gắng gượng dụng chữ dụng từ mô tả chứ đâu phải khư khư với quy ước cứng nhắc mà lãng xẹt như Doccoden phải là hai, ba...này nọ. Hơn nữa Trừng Hải dùng chữ KHÔNG chớ không phải HƯ KHÔNG như lời bạn nói (rất khác biệt đấy nha, hề hề)

Lời của Trừng Hải về Bất nhị là tầm thường với bạn thôi, he he, bởi bạn là người "Thực bất tri kỳ vị". Mà muốn dùng hình dung từ thì phải nói là "đơn giản" và cái gì đơn giản thì gần với sự thật, hề hề.

Nguyên văn là "Thị cố không trung..." phải hiểu như vầy "Do cái thấy như thật không (tức bất nhị) ấy nên sắc như nó là mà không có giả tướng, thọ như nó là mà không có giả tướng...." (phần giải thích thì Trừng Hải đã giải thích nhiều lần qua các đoạn comment trước)

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đấy đã bảo là không nên kẹt vào có không, vì đóng đinh tri kiến ở đâu thì cái đó thành xợi xích trói buộc, ví như Ba Tuần không trả lời có hay không vì giới hạn của nhận thức của Doccoden luôn bị kẹt vào có không chẳng hạn thì Doccoden tuyệt nhiên không được suy ra rằng: Ba Tuần không nói vì "ý ngầm" là công nhận, nếu công nhận thì Ba Tuần lại tự cột xích trói mình à, rồi lại đem cái xích đó gói trong hộp "bí mật" để ngầm tặng cho Doccoden hay sao ?

Bạn Doccoden nên hiểu đã cởi xích ra rồi dù là Phật, là Thánh hay là Đại ngã, là vô ngã, là vô thường hay là linh hồn v..v thì tuyệt nhiên không được tự xích mình vào những tri kiến đó nữa, huống hồ là xích cột người khác để khiến họ càng thêm chấp trước, kẹt nơi nhị biên có không, không biết ngày nào mới được tự tại hay sao ?!

Đấy là ý của tâm Kinh, không riêng gì ý Ba Tuần: Vô (tất cả cái gì đã biết, cho là đúng sai) cho tới Vô cả ý thức, vô cả vô minh, vô cả trí, vô cả đắc...đó là đại thần chú, có khả năng trừ diệt tất cả khổ.

Doccoden còn khổ não, thì tuyệt nhiên chưa xong việc, chưa làm xong việc cần làm nhé, mà như thế là kẻ còn trúng tên độc, không nên hỏi tên đó do ai bắn, làm từ chất liệu gì v..v mà phải nhanh chóng rút tên đó ra. Hì hì

Mến kính,
Ba Tuần.

Bạn không nên dùng ý 'không kẹt vào có và không' của Phật giáo để dựa vào đó mà tin rằng có linh hồn. Bây giờ tôi tưởng tượng ra một ông Kẹ nào đó, rồi tôi nói rằng nó hiện hữu. Thế rồi ai nấy tha hồ tưởng tưởng mọi thứ không có trên đời, rồi dùng thủ thuật 'không kẹt vào có và không' để cho rằng nó có tồn tại, bạn thấy sao?

Cách diễn giải 'không phải có và không' về vạn vật kiểu như nói ảo ảnh nước trên sa mạc, nó có (vì ai cũng nhìn thấy) nhưng không thật. Vậy thôi. Còn những thứ tưởng tượng trong đầu kiểu 'lông rùa, sừng thỏ' thì lại khác, đánh đồng cả hai đều tồn tại giống nhau là sai.

Hề hề,

Khổ thì chắc chắn bạn là người thọ khổ rồi, hề hề bởi rốt ráo do chính Vô minh mà khổ vậy.
Không hiểu Doccoden lấy lý thuyết về niệm "Niệm trước chưa mất đi. nảy sanh niệm sau quán niệm trước, thì phải hiểu quán sát cùng thời gian" từ đâu ra vậy!? Đúng là một "phát minh" có một không hai nhưng đáng tiếc là phi Phật giáo (có thể nói cũng phi khoa hoc luôn). Hề hề, Niệm nối tiếp niệm.. Niệm trước diệt niệm sau mới sanh (Oh là la, vấn đề căn bản pháp này mà cũng không nắm à). Ngay cả câu cú diễn đạt cũng mâu thuẩn, hề hề, đã nói niệm trước, niệm sau mà gọi là đồng thời gian, híc híc.

Trích dẫn Duy thức thành thực luận này ở đâu vậy (Bản gốc? Từ nguồn nào? Bản dịch? Ai dịch? Nhà xuất bản?)
Trời ạ, Y tha khởi tánh (Tương tự thành thật hữu) mà không phải thật có thì làm sao thông đạt Viên thành thật tánh (Thành thật hữu)!!!???

Đã nói KHÔNG có 18 diện, bộ mặt, hiện tượng...(Thập bát Không) nên tùy theo cảnh sở, hành tư...mà gắng gượng dụng chữ dụng từ mô tả chứ đâu phải khư khư với quy ước cứng nhắc mà lãng xẹt như Doccoden phải là hai, ba...này nọ. Hơn nữa Trừng Hải dùng chữ KHÔNG chớ không phải HƯ KHÔNG như lời bạn nói (rất khác biệt đấy nha, hề hề)

Lời của Trừng Hải về Bất nhị là tầm thường với bạn thôi, he he, bởi bạn là người "Thực bất tri kỳ vị". Mà muốn dùng hình dung từ thì phải nói là "đơn giản" và cái gì đơn giản thì gần với sự thật, hề hề.

Nguyên văn là "Thị cố không trung..." phải hiểu như vầy "Do cái thấy như thật không (tức bất nhị) ấy nên sắc như nó là mà không có giả tướng, thọ như nó là mà không có giả tướng...." (phần giải thích thì Trừng Hải đã giải thích nhiều lần qua các đoạn comment trước)

Trừng Hải

Tôi đang nói chung về Tâm thức, chứ không chỉ ý niệm này mất rồi ý niệm khác sinh. Nếu không còn lưu lại trong ký ức thì bạn dùng cái gì để biết ý niệm trước đó như thế nào? Chả có cái gì là thật có cả, đó là tư tưởng cốt tủy của Phật giáo, bạn tin hay không thì tùy. Chỉ xin nhắc lại những lời Phật nói: 'Cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không'. Đây là chân lý có thể dễ dàng kiểm chứng. Hễ ai cho rằng có cái gì đó có thật, tự có, không do cái gì sinh ra cũng không bao giờ mất đi, thì người đó theo ngoại đạo. Phật giáo khác ngoại đạo ở chỗ khuyên mọi người không nên tin suông mà cần phải kiểm chứng.

Còn Sắc Không theo cách hiểu của bạn thì mấy câu trong Tâm kinh như 'ngũ uẩn giai không', 'sắc tức thị không'...là bạn không thể giải thích được. Vì Không như cách hiểu không gian đa chiều của bạn không ăn nhập gì với những câu nói nổi tiếng trên. Hiểu như vậy thành ra 'thân tâm của con người đều là không gian', 'vật chất = không gian, không gian = vật chất'. Hí hí. Còn 'Bất nhị' thì bạn hiểu ngô nghê rằng nó có nghĩa là 'vật chất và không gian không thể chia tách'. À quên nữa, còn cái Ý Thức mà bạn cho rằng có thật thì theo Tâm kinh nó cũng như Vật chất, cũng là không luôn. Tôi đề nghị bạn đốt hết kinh Phật đi, để giữ vững lòng tin của mình nhé.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Tôi đang nói chung về Tâm thức, chứ không chỉ ý niệm này mất rồi ý niệm khác sinh. Nếu không còn lưu lại trong ký ức thì bạn dùng cái gì để biết ý niệm trước đó như thế nào? Chả có cái gì là thật có cả, đó là tư tưởng cốt tủy của Phật giáo, bạn tin hay không thì tùy. Chỉ xin nhắc lại những lời Phật nói: 'Cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không'. Đây là chân lý có thể dễ dàng kiểm chứng. Hễ ai cho rằng có cái gì đó có thật, tự có, không do cái gì sinh ra cũng không bao giờ mất đi, thì người đó theo ngoại đạo. Phật giáo khác ngoại đạo ở chỗ khuyên mọi người không nên tin suông mà cần phải kiểm chứng.

Còn Sắc Không theo cách hiểu của bạn thì mấy câu trong Tâm kinh như 'ngũ uẩn giai không', 'sắc tức thị không'...là bạn không thể giải thích được. Vì Không như cách hiểu không gian đa chiều của bạn không ăn nhập gì với những câu nói nổi tiếng trên. Hiểu như vậy thành ra 'thân tâm của con người đều là không gian', 'vật chất = không gian, không gian = vật chất'. Hí hí. Còn 'Bất nhị' thì bạn hiểu ngô nghê rằng nó có nghĩa là 'vật chất và không gian không thể chia tách'. À quên nữa, còn cái Ý Thức mà bạn cho rằng có thật thì theo Tâm kinh nó cũng như Vật chất, cũng là không luôn. Tôi đề nghị bạn đốt hết kinh Phật đi, để giữ vững lòng tin của mình nhé.

Hề hề,

Lại nói bậy nữa rồi, cái gì mà nói chung về Tâm Thức. Tâm thức đâu có hoạt động như bạn nói!? Hơn nữa điều Trừng Hải nói ở đây là sự quan sát, vốn được thực hiện bởi tư tưởng (tri giác) mà tư tưởng là hành vi của Ý thức nó thuộc về Thập bát giới tức chỉ có Lục thức tâm vương. Còn tâm thức mà bạn nói gồm Tâm, Ý và Ý thức trong đó Tâm tức Ngũ uẩn là nơi Chấp tàng ngã và Ý là nơi hiện hữu hóa hay làm tái sinh ngã hiện hành vốn là hai phần (Tâm, Ý) cần phải đình chỉ (Tự tịnh) trong phép quán sát. Kiến văn bạn quá hạn hẹp còn Tri hành là zero.

Luật nhân duyên tương quan mà bạn nói chỉ là phần thô ngoài da của Triết học Phật. Doccoden hay,,,bô bô là vạn hữu đều là Không thì cái gì gọi là có để có cái kia? Đã là không rồi thì làm sao biết cái kia cũng không? Một món ăn hạ vị nhai hoài không thấy chán sao?!

Thân tâm con người đều là không gian = vật chất...là lời của Doccoden, kẻ "Thực bất tri kỳ vị" không cần thanh minh.

Sao lại phải đốt kinh để giữ niềm tin, lời của kẻ duy vật không đáng bàn.

Thôi xin chấm dứt, hề hề

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đỗ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu


Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Già, chết tới gõ cửa;
Ta vốn kẻ thong dong;
Đời này trồng nhân gì,
Quả trổ vẫn nhẹ lòng.

Tùy nhân duyên mà đến,
Theo nhân quả mà đi,
Cần gì phải chống trái,
Lòng miễn nhẹ mênh mông.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề,

Lại nói bậy nữa rồi, cái gì mà nói chung về Tâm Thức. Tâm thức đâu có hoạt động như bạn nói!? Hơn nữa điều Trừng Hải nói ở đây là sự quan sát, vốn được thực hiện bởi tư tưởng (tri giác) mà tư tưởng là hành vi của Ý thức nó thuộc về Thập bát giới tức chỉ có Lục thức tâm vương. Còn tâm thức mà bạn nói gồm Tâm, Ý và Ý thức trong đó Tâm tức Ngũ uẩn là nơi Chấp tàng ngã và Ý là nơi hiện hữu hóa hay làm tái sinh ngã hiện hành vốn là hai phần (Tâm, Ý) cần phải đình chỉ (Tự tịnh) trong phép quán sát. Kiến văn bạn quá hạn hẹp còn Tri hành là zero.

Luật nhân duyên tương quan mà bạn nói chỉ là phần thô ngoài da của Triết học Phật. Doccoden hay,,,bô bô là vạn hữu đều là Không thì cái gì gọi là có để có cái kia? Đã là không rồi thì làm sao biết cái kia cũng không? Một món ăn hạ vị nhai hoài không thấy chán sao?!

Thân tâm con người đều là không gian = vật chất...là lời của Doccoden, kẻ "Thực bất tri kỳ vị" không cần thanh minh.

Sao lại phải đốt kinh để giữ niềm tin, lời của kẻ duy vật không đáng bàn.

Thôi xin chấm dứt, hề hề

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đỗ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu


Trừng Hải

Ồ, sao lại chấm dứt sớm vậy bạn Trừng Hải? Mới bắt đầu câu chuyện vui thôi mà. Hí hí. Bạn Trừng Hải giống như con ma cà rồng, tôi vừa soi rọi ánh sáng của chánh pháp vào là bạn sợ rụt người lại rồi. Tôi trích dẫn đoạn của Thành Duy thức luận, trong đó nói rằng mọi thứ Tâm thức đều không có thật, thế là bạn đã giãy nảy lên là kinh nào, ai dịch, cho xem bản gốc...Đến khi tôi nói rằng Bát nhã tâm kinh cũng nói giống như vậy thì bạn ... xin chấm dứt bàn luận. Hí hí. Trừng Hải tự nhận mình là một phật tử chân chính mà, chả lẽ đòi bác bỏ cuốn kinh nổi tiếng như Bát Nhã Tâm Kinh thì coi sao được. Chấm dứt là phải đạo thôi, vì càng bàn luận thì bạn càng lòi ra quan điểm Thường kiến của mình.

Ừ đúng rồi, tôi nhai đi nhai lại hoài không chán những điều đó, vì chúng là 'kính chiếu yêu' để phân biệt chánh tà mà. Nhắc lại cho ai đó nhột chơi, hí hí...

- Cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không.
  • Vạn pháp đều vô ngã.
  • Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt.
  • Ngũ uẩn giai không.
  • Sắc tức thị không, không tức thị sắc.
  • Khi sinh ra các vật đều trống rỗng, vì trống rỗng nên các vật được sinh ra.
"Nếu các người muốn biết
Chư Phật trong ba đời
Nên quán tánh pháp giới
Tất cả do tâm tạo"

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Xin nhắc lại sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo:

  • AG dựa trên bản ngã, PG dựa trên vô ngã.
  • Theo AG thì con người gồm có thân xác, tâm thức và linh hồn. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt, nhưng linh hồn thì bất diệt. Theo PG thì con người gồm có thân xác và tâm thức. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt.
  • AG cho rằng mọi thứ trên thế gian đều là giả ảo, chỉ linh hồn là có thật. PG bác bỏ linh hồn và cho rằng tất cả đều là không.

Đừng nên nhìn bên ngoài 'lớp vỏ' của chúng sẽ dễ gây nhầm lẫn, vì cả hai đạo giáo đều nói về khổ đau, vô thường, giả ảo, tái sinh luân hồi, giác ngộ và giải thoát...

Các phật tử có suy nghĩ rằng mình có cái Ta, và cái Ta này thường hằng bất diệt, có hiểu biết,... thì dù có đặt tên cho nó là gì đi nữa cũng chỉ là tên gọi khác của linh hồn.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Xin nhắc lại sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo:

  • AG dựa trên bản ngã, PG dựa trên vô ngã.
  • Theo AG thì con người gồm có thân xác, tâm thức và linh hồn. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt, nhưng linh hồn thì bất diệt. Theo PG thì con người gồm có thân xác và tâm thức. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt.
  • AG cho rằng mọi thứ trên thế gian đều là giả ảo, chỉ linh hồn là có thật. PG bác bỏ linh hồn và cho rằng tất cả đều là không.

Đừng nên nhìn bên ngoài 'lớp vỏ' của chúng sẽ dễ gây nhầm lẫn, vì cả hai đạo giáo đều nói về khổ đau, vô thường, giả ảo, tái sinh luân hồi, giác ngộ và giải thoát...

Các phật tử có suy nghĩ rằng mình có cái Ta, và cái Ta này thường hằng bất diệt, có hiểu biết,... thì dù có đặt tên cho nó là gì đi nữa cũng chỉ là tên gọi khác của linh hồn.
Hí hí,
1. Doccoden xa đà vào lý thuyết nên bị trói buộc bởi tư tưởng mà không biết thực tế sinh động, Phật giáo nào lại kẹt cứng nhắc vào cái gọi là "hoại diệt" của thân xác và tâm thức sau khi chết.

Rõ ràng thuyết vô thường Phật dạy là "nay có mai không là lẽ vô thường", có là duyên hợp, không là duyên tan chứ duyên không diệt, duyên chuyển hoá thành hình thức khác cho nên bất diệt nhé.

Không tin đố Doccoden làm hoại diệt hoàn toàn được bất cứ Pháp nào đấy ! Và chính vì tính chất này của các pháp làm cho vô thường về tướng mà về mặt tánh lượng lại thường còn. Hí hí, Doccoden không tin thì lại mang cái cân ra gom tất cả pháp lại rồi cân một lượt đảm bảo tổng lượng là bất biến.

2. Rồi Phật giáo nào lại dựa trên vô ngã cứng ngắc phi thực tế như vậy, ở trên Ba Tuần đã thí dụ là Doccoden ấy, nếu Doccoden cho rằng vạn pháp vô ngã thì đương nhiên Doccoden cũng phải vô ngã rồi, đã vô ngã rồi thì bạt tai chửi mắng ắt phải không còn giận tức và ý muốn phản kháng lại, cớ sao lại phản kháng, đã có phản kháng thì cái Ngã nó lồ lộ ra đó rồi, nói vô ngã là phi thực tế với chính Doccoden, tất nhiên với Phật và bậc giác giả thì khác nhé ! Hí hí.

Kết luận, cái thấy chết cứng bị đóng đinh bởi tri kiến giáo điều thiếu thật hành nơi Doccoden làm cho Phật giáo bị méo mó thiên lệch, trái với tinh thần vô ngã vị tha và từ bi hỷ xả đầy trí tuệ quảng đại của Phật pháp.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
489
Điểm tương tác
94
Điểm
28
Tìm xá lợi để làm gì? Đi sai đường rồi!

Có câu chuyện Thiền tông nói rằng một vị thiền sư nổi tiếng vào một ngôi làng. Lúc này trời rất lạnh mà không còn củi để sưởi ấm, ngài liền bảo hãy vô chùa lấy hết tượng Phật ra đốt để mọi người sưởi ấm. Ai nấy đều can ngăn, nói rằng không thể làm điều bất kính với Phật như vậy. Vị thiền sư liền hỏi: 'Chỉ trong tượng Phật mới có Phật hay sao? Chỗ nào các người cho rằng không có Phật, chỉ ra cho tôi xem.'

Bạn thấy sao? Những trường hợp như câu chuyện trên thì bạn thấy đốt tượng Phật như vậy là điều đúng đắn nên làm hay không?
Kính vị đồng học doccoden,

Ôi, em cứ ngỡ là vị đồng học doccoden kể một câu chuyện, rồi em cũng kể một câu chuyện. Hóa ra em là người lầm lẫn ạ, vậy em xin nhận sai ạ.

Kính, vạn vấn.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,521
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Xin nhắc lại sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo:

  • AG dựa trên bản ngã, PG dựa trên vô ngã.
  • Theo AG thì con người gồm có thân xác, tâm thức và linh hồn. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt, nhưng linh hồn thì bất diệt. Theo PG thì con người gồm có thân xác và tâm thức. Sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt.
  • AG cho rằng mọi thứ trên thế gian đều là giả ảo, chỉ linh hồn là có thật. PG bác bỏ linh hồn và cho rằng tất cả đều là không.

Đừng nên nhìn bên ngoài 'lớp vỏ' của chúng sẽ dễ gây nhầm lẫn, vì cả hai đạo giáo đều nói về khổ đau, vô thường, giả ảo, tái sinh luân hồi, giác ngộ và giải thoát...

Các phật tử có suy nghĩ rằng mình có cái Ta, và cái Ta này thường hằng bất diệt, có hiểu biết,... thì dù có đặt tên cho nó là gì đi nữa cũng chỉ là tên gọi khác của linh hồn.

Đức Phật Thuyết Giải Về Nghĩa VÔ NGÃ :
Trích KINH LĂNG GIÀ (Trang 184 -Việt dịch : Thích Trí Tịnh)

..." Đại Huệ nên biết, như ta sở thuyết TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ .NẾU BIẾT NGHĨA VÔ NGÃ là TÁNH VÔ NGÃ . Tất cả pháp CÓ TỰ TÁNH , CHẲNG THA TÁNH như trâu , ngựa. Đại Huệ ! Ví như con trâu chẳng có tánh ngựa , con ngựa chẳng có tánh trâu . KỲ THẬT PHI HỮU PHI VÔ, NGHĨA ẤY CHẲNG PHẢI KHÔNG PHẢI CÓ TỰ TÁNH . Như thế Đại Huệ ! TẤT CẢ PHÁP CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TƯỚNG , CÓ TỰ TƯỚNG NHƯNG VÔ NGÃ . CHẲNG PHẢI PHÀM PHU DÙNG VỌNG TƯỞNG CÓ THỂ BIẾT . NÓI TẤT CẢ PHÁP KHÔNG , VÔ SANH , VÔ TỰ TÁNH NÊN BIẾT NGHĨA NHƯ TRÊN ."...

#-Vậy CÁC CHÚNG HỮU TÌNH Trong PHÁP GIỚI = ĐỀU CÓ TỰ TÁNH -TỰ TƯỚNG ( Có Thể Gọi Là TẠM TÁNH =TẠM TƯỚNG ...)=NHƯ THI...ĐANG LÀ...NHƯ NHƯ...


2# -Vậy NHƯ THẾ NÀO LÀ =...TẤT CẢ PHÁP CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TƯỚNG, CÓ TỰ TƯỚNG NHƯNG VÔ NGÃ .
-
TỰ TƯỚNG = HIỆN HÀNH THEO ĐẶC THÙ THEO NGHIỆP (HUÂN TẬP TRONG TÀNG THỨC TỪ VÔ THỈ = CHỦNG TỬ NGHIỆP )& DUYÊN (HIỆN THỜI TƯƠNG TÁC CÙNG KHÍ GIỚI TƯƠNG QUAN )CỦA TỪNG CÁ THỂ = NHƯNG KHÔNG THỂ CÓ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ ĐỂ CỐ ĐỊNH TÁNH + TƯỚNG Mà THỤ ĐỘNG BỊ TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA MÔI TRƯỜNG TƯƠNG QUAN ==> LUÔN CHUYỂN ĐỔI TƯỚNG + TÁNH LIÊN TỤC Theo DUYÊN + THỜI +TƯƠNG QUAN + TƯƠNG TÁC = Theo CHÂN TÁNH = TỰ TÁNH KHÔNG TÁNH CỦA TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÁNH (KHÔNG CÓ TÁNH CỐ ĐỊNH ,ĐỘC LẬP TỰ CHỦ )
= VÔ NGÃ !


@ - Nghĩa VÔ NGÃ Trong PHẬT PHÁP =KHÔNG PHẢI LÀ =KHÔNG CÓ GÌ ( TRỐNG RỖNG )...
...Hoặc : CÓ MỘT HIỆN TRẠNG THỰC THỂ CỐ ĐINH , ĐỘC LẬP...CÓ TỰ CHỦ =HIỆN HỮU .

Trích KINH LĂNG GIÀ : ( Trang 25 -Việt dịch ; Thích Duy Lực )
..." Như thế , Đại Huệ ! CHƠN TƯỚNG CỦA CHUYỂN THỨC VỚI TẠNG THỨC nếu là khác thì Tạng thức chẳng phải cái nhân của chuyển thức; Nếu là chẳng khác THÌ CHUYỂN THỨC DIỆT, TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT. Cho nên Đại Huệ ! Chẳng phải TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT , CHỈ LÀ NGHIỆP LỰC DIỆT. Nếu TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT THÌ TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT. Đại Huệ ! NẾU TẠNG THỨC DIỆT THÌ CHẲNG KHÁC GÌ ĐOẠN KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO ."...(Hết Trích )
------
@= CHƠN TƯỚNG =THẬT TƯỚNG CỦA PHÁP GIỚI TÍNH = VÔ SANH ==> VÔ SANH Nên BẤT DIỆT ( KHÔNG THỂ DIỆT )
#-CÁI THẤY : CÁC HIỆN TRẠNG CÓ SANH , TRỤ , DIỆT...LÀ VỌNG THỨC HIỆN HÀNH THEO LỐI MÒN TƯƠNG TỤC CỦA NGHIỆP LỰC =DO TÀNG THỨC NGÃ CHẤP MÊ LẦM ĐIỀU HÀNH => CHI PHỐI SAI SỬ ( Theo TỰ TÍNH CỦA NÓ TÁC THÀNH ( TẠM TÍNH )==> NÊN KHÔNG CHÂN THẬT Với CHƠN TƯỚNG CỦA CÁC HIỆN TRẠNG = NHƯ THỊ...ĐANG LÀ...NHƯ NHƯ...
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Hí hí,
1. Doccoden xa đà vào lý thuyết nên bị trói buộc bởi tư tưởng mà không biết thực tế sinh động, Phật giáo nào lại kẹt cứng nhắc vào cái gọi là "hoại diệt" của thân xác và tâm thức sau khi chết.

Rõ ràng thuyết vô thường Phật dạy là "nay có mai không là lẽ vô thường", có là duyên hợp, không là duyên tan chứ duyên không diệt, duyên chuyển hoá thành hình thức khác cho nên bất diệt nhé.

Không tin đố Doccoden làm hoại diệt hoàn toàn được bất cứ Pháp nào đấy ! Và chính vì tính chất này của các pháp làm cho vô thường về tướng mà về mặt tánh lượng lại thường còn. Hí hí, Doccoden không tin thì lại mang cái cân ra gom tất cả pháp lại rồi cân một lượt đảm bảo tổng lượng là bất biến.
....(lượt bớt)

Kết luận, cái thấy chết cứng bị đóng đinh bởi tri kiến giáo điều thiếu thật hành nơi Doccoden làm cho Phật giáo bị méo mó thiên lệch, trái với tinh thần vô ngã vị tha và từ bi hỷ xả đầy trí tuệ quảng đại của Phật pháp.

Mến kính,
Ba Tuần.
images1400793_Stunning_Tulip_flowers_Gift_Wallpapers_18.webp

VQ Kính tặng, tư duy hay...
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hí hí,
1. Doccoden xa đà vào lý thuyết nên bị trói buộc bởi tư tưởng mà không biết thực tế sinh động, Phật giáo nào lại kẹt cứng nhắc vào cái gọi là "hoại diệt" của thân xác và tâm thức sau khi chết.

Rõ ràng thuyết vô thường Phật dạy là "nay có mai không là lẽ vô thường", có là duyên hợp, không là duyên tan chứ duyên không diệt, duyên chuyển hoá thành hình thức khác cho nên bất diệt nhé.

Không tin đố Doccoden làm hoại diệt hoàn toàn được bất cứ Pháp nào đấy ! Và chính vì tính chất này của các pháp làm cho vô thường về tướng mà về mặt tánh lượng lại thường còn. Hí hí, Doccoden không tin thì lại mang cái cân ra gom tất cả pháp lại rồi cân một lượt đảm bảo tổng lượng là bất biến.

2. Rồi Phật giáo nào lại dựa trên vô ngã cứng ngắc phi thực tế như vậy, ở trên Ba Tuần đã thí dụ là Doccoden ấy, nếu Doccoden cho rằng vạn pháp vô ngã thì đương nhiên Doccoden cũng phải vô ngã rồi, đã vô ngã rồi thì bạt tai chửi mắng ắt phải không còn giận tức và ý muốn phản kháng lại, cớ sao lại phản kháng, đã có phản kháng thì cái Ngã nó lồ lộ ra đó rồi, nói vô ngã là phi thực tế với chính Doccoden, tất nhiên với Phật và bậc giác giả thì khác nhé ! Hí hí.

Kết luận, cái thấy chết cứng bị đóng đinh bởi tri kiến giáo điều thiếu thật hành nơi Doccoden làm cho Phật giáo bị méo mó thiên lệch, trái với tinh thần vô ngã vị tha và từ bi hỷ xả đầy trí tuệ quảng đại của Phật pháp.

Mến kính,
Ba Tuần.

Chào bạn Ba Tuần.

Những tưởng mọi chuyện đã rõ ràng, nhưng bạn vẫn cố tìm cách vớt vát để cứu lấy tà kiến về Thường kiến của mình, chứ trong thâm tâm đã phần nào nhận ra xưa nay mình đang ôm giữ tà kiến. Tôi cũng thông cảm cho bạn cũng như rất nhiều Phật tử khác, vì bản tính chấp ngã (chấp có) sâu dày của con người.

Hoại diệt tức là vô thường

Không ai nói hoại diệt tức là biến thành hư vô cả. Cái này tôi đã nói ở bài viết trước rồi, bạn cố tình quên hay sao. Vô thường tức là biến đổi, sự biến đổi này lúc đầu ở dạng vi tế nên ta chỉ thấy một sự vật A nào đó vẫn còn hình tướng và đặc điểm của sự vật A, và ta biết rằng A đã thay đổi. Sau đó sự biến đổi khiến cho A mất đi hình tướng và đặc điểm khiến cho A không còn nữa mà trở thành B. Vạn vật trong vũ trụ tuân theo tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'. Lúc đầu khởi sinh ra A, sau đó A bị biến đổi, hư hoại và bị hoại diệt. Tất nhiên không phải tự dưng mà A xuất hiện từ hư không, vì sự vật nào cũng luôn tuân theo lý duyên khởi 'cái này có do cái kia có', nghĩa là A có là do có X trước đó mà thành. Sau khi A mất đi thì không phải nó biến mất thành hư không, mà đã thành B. Nhưng đừng vì vậy mà cho rằng A tức là B. Như bạn nói đó, duyên hợp thì có duyên tan thì mất. Chuyển hóa từ hình thức này thành hình thức khác thì gọi là hoại diệt (hình thức này) hoặc là khởi sinh (hình thức khác).

Còn bất diệt là nói đến những thứ như bản ngã, một thứ không có thật mà chỉ là sự tưởng tượng của con người. Đó là một sự vật tự có (hằng hữu), tức là không theo lý duyên khởi là 'cái này có do cái kia có' nữa mà là cái này nó tự có, hằng hữu, không được sinh ra và không bao giờ mất đi (bất diệt). Linh hồn chính là thứ như vậy.

Vô ngã tức là không có gì tự hiện hữu một cách độc lập

Đấy, bản ngã và không có bản ngã (vô ngã) có nghĩa là như vậy. Ba Tuần cứ nghĩ vô ngã theo kiểu cách sống, thái độ ứng xử phải là thế này thế nọ, phải từ bi hỷ xả, phải... mới là vô ngã thì sai lầm lớn rồi. Các bậc tu hành của ngoại đạo, họ cũng sống và hành đạo theo kiểu như Ba Tuần mong muốn đó, vậy té ra họ đều là những người thấu hiểu vô ngã rồi à? Chẳng hạn trong thánh kinh của Thiên chúa giáo có câu nói khuyên mọi người rằng 'Nếu ai tát vào má của bạn, hãy đưa má còn lại cho họ tát'. Hí hí. Theo bạn Ba Tuần đó là lời khuyên về vô ngã, đúng không nào.

Vô ngã có nghĩa là không có ngã. Mà ngã (bản ngã, tự ngã) là một sự vật hằng hữu, bất diệt, nên nói 'vô ngã' nghĩa là xác nhận rằng không có gì trên đời là tự hữu, mà luôn theo nguyên lý 'cái này có do cái kia có'. Không chỉ là không có ngã ở con người mà không có ngã ở mọi sự vật trong vũ trụ, do đó Đức Phật mới nói 'Vạn pháp vô ngã'. Không biết Ba Tuần sẽ khuyên một cục đá sống vô ngã như thế nào đây, hay lại có cách hiểu quái đản giống như Vô Nhất Bất Nhị. Hí hí.

Có thể thấy những gì Đức Phật tuyên thuyết cũng dùng những ngôn từ và hình thức giống như giáo lý Ấn Độ giáo, nhưng điều cốt tủy làm nên sự khác biệt, đó là tuyên thuyết về Vô ngã. Vì vậy ngài luôn nhấn mạnh điều đó và 'nhai đi nhai lại' nó đến mức người đời khi đó gọi ngài là 'Vô ngã đạo sư'.

Trước khi kết thúc, tôi lại xin mượn cụm từ của bạn Trừng Hải là 'nhai đi nhai lại hoài không chán' để khuyên bạn Ba Tuần hãy học thuộc lòng câu nói bất hủ của Đức Phật sau đây, hy vọng có ngày bạn sẽ hồi đầu thị ngạn, từ bỏ tà kiến về Thường kiến, trở về với Chánh nghĩa quốc gia, à quên, Chánh pháp, chấm dứt sự mê lầm và điên đảo vọng tưởng.

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào bạn Ba Tuần.

Những tưởng mọi chuyện đã rõ ràng, nhưng bạn vẫn cố tìm cách vớt vát để cứu lấy tà kiến về Thường kiến của mình, chứ trong thâm tâm đã phần nào nhận ra xưa nay mình đang ôm giữ tà kiến. Tôi cũng thông cảm cho bạn cũng như rất nhiều Phật tử khác, vì bản tính chấp ngã (chấp có) sâu dày của con người.

Hoại diệt tức là vô thường

Không ai nói hoại diệt tức là biến thành hư vô cả. Cái này tôi đã nói ở bài viết trước rồi, bạn cố tình quên hay sao. Vô thường tức là biến đổi, sự biến đổi này lúc đầu ở dạng vi tế nên ta chỉ thấy một sự vật A nào đó vẫn còn hình tướng và đặc điểm của sự vật A, và ta biết rằng A đã thay đổi. Sau đó sự biến đổi khiến cho A mất đi hình tướng và đặc điểm khiến cho A không còn nữa mà trở thành B. Vạn vật trong vũ trụ tuân theo tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'. Lúc đầu khởi sinh ra A, sau đó A bị biến đổi, hư hoại và bị hoại diệt. Tất nhiên không phải tự dưng mà A xuất hiện từ hư không, vì sự vật nào cũng luôn tuân theo lý duyên khởi 'cái này có do cái kia có', nghĩa là A có là do có X trước đó mà thành. Sau khi A mất đi thì không phải nó biến mất thành hư không, mà đã thành B. Nhưng đừng vì vậy mà cho rằng A tức là B. Như bạn nói đó, duyên hợp thì có duyên tan thì mất. Chuyển hóa từ hình thức này thành hình thức khác thì gọi là hoại diệt (hình thức này) hoặc là khởi sinh (hình thức khác).

Còn bất diệt là nói đến những thứ như bản ngã, một thứ không có thật mà chỉ là sự tưởng tượng của con người. Đó là một sự vật tự có (hằng hữu), tức là không theo lý duyên khởi là 'cái này có do cái kia có' nữa mà là cái này nó tự có, hằng hữu, không được sinh ra và không bao giờ mất đi (bất diệt). Linh hồn chính là thứ như vậy.

Vô ngã tức là không có gì tự hiện hữu một cách độc lập

Đấy, bản ngã và không có bản ngã (vô ngã) có nghĩa là như vậy. Ba Tuần cứ nghĩ vô ngã theo kiểu cách sống, thái độ ứng xử phải là thế này thế nọ, phải từ bi hỷ xả, phải... mới là vô ngã thì sai lầm lớn rồi. Các bậc tu hành của ngoại đạo, họ cũng sống và hành đạo theo kiểu như Ba Tuần mong muốn đó, vậy té ra họ đều là những người thấu hiểu vô ngã rồi à? Chẳng hạn trong thánh kinh của Thiên chúa giáo có câu nói khuyên mọi người rằng 'Nếu ai tát vào má của bạn, hãy đưa má còn lại cho họ tát'. Hí hí. Theo bạn Ba Tuần đó là lời khuyên về vô ngã, đúng không nào.

Vô ngã có nghĩa là không có ngã. Mà ngã (bản ngã, tự ngã) là một sự vật hằng hữu, bất diệt, nên nói 'vô ngã' nghĩa là xác nhận rằng không có gì trên đời là tự hữu, mà luôn theo nguyên lý 'cái này có do cái kia có'. Không chỉ là không có ngã ở con người mà không có ngã ở mọi sự vật trong vũ trụ, do đó Đức Phật mới nói 'Vạn pháp vô ngã'. Không biết Ba Tuần sẽ khuyên một cục đá sống vô ngã như thế nào đây, hay lại có cách hiểu quái đản giống như Vô Nhất Bất Nhị. Hí hí.

Có thể thấy những gì Đức Phật tuyên thuyết cũng dùng những ngôn từ và hình thức giống như giáo lý Ấn Độ giáo, nhưng điều cốt tủy làm nên sự khác biệt, đó là tuyên thuyết về Vô ngã. Vì vậy ngài luôn nhấn mạnh điều đó và 'nhai đi nhai lại' nó đến mức người đời khi đó gọi ngài là 'Vô ngã đạo sư'.

Trước khi kết thúc, tôi lại xin mượn cụm từ của bạn Trừng Hải là 'nhai đi nhai lại hoài không chán' để khuyên bạn Ba Tuần hãy học thuộc lòng câu nói bất hủ của Đức Phật sau đây, hy vọng có ngày bạn sẽ hồi đầu thị ngạn, từ bỏ tà kiến về Thường kiến, trở về với Chánh nghĩa quốc gia, à quên, Chánh pháp, chấm dứt sự mê lầm và điên đảo vọng tưởng.

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
Doccoden không nên lảng tránh ánh sáng để che đậy khiếm khuyết...bị "lé" của mình,

1. "Hoại diệt, tức không phải biến thành hư vô", tức vật chất hình thái A chuyển thành hình thái B trong Không gian, chứ không thành Không gian được ?

Ba Tuần đã nói trên rồi, vì không thể làm cho Vật biến mất hoàn toàn mà chỉ là thay đổi hình thái của Vật, nên tổng lượng Vật chất trong vũ trụ là không đổi, dù cho sự chằng chịt và hỗn độn ấy có làm Doccoden mờ mắt đến như nào đi chăng nữa, không tin cứ đem gom tổng thể lượng các hình thái Vật thành " Điểm kỳ dị" rồi cân chúng lên thì tổng lượng này là không đổi, vũ trụ vạn vật mà Doccoden nhìn thấy như cục bông, và điểm kì dị như cục sắt thì vẫn là cân nặng bằng nhau, dù không gian chiếm hữu của chúng khác nhau như thế nào đi nữa. Tổng lượng vật chất là không đổi. Hí hí.

Và Ba Tuần một lần nữa, đứng trên quan điểm thuần túy duy vật tuyên bố rằng, Doccoden đã nhầm lẫn giữa tính vận động và tính hằng hữu, sự Vật không cố định luôn chuyển biến nên không có cái Vật nào là thường còn ở một hình thức nào cả, nhưng tổng lượng tạo thành Vật thì hằng hữu bất diệt, dù cho Doccoden có bị tư duy "hoại diệt" trói buộc tới mức độ nào đi nữa.

2. "Vô ngã tức là không có ngã, và ngã là một sự vật hằng hữu bất diệt."

Doccoden lại nhầm lẫn lần 2 khi tách rời Vô ngã ra khỏi Vô thường, như tách rời hệ lụy, kết quả ra khỏi hành vi, cơ sở để giữ nó tồn tại vậy.

Vì Doccoden bị nhầm lẫn giữa tính vận động và tính hằng hữu của Vật, tính vận động là xét trên bình diện tương tác phụ thuộc không thời gian giữa các hình thái Vật, còn tính hằng hữu là xét trên bình diện tổng lượng chất tạo nên các hình thái Vật trong không gian.

Tổng lượng thì hằng hữu bất diệt; hình thái thì chuyển biến, "hoại diệt", vì chuyển biến nên vô ngã, vì bất diệt nên hữu Ngã :)) (theo tư tưởng Ngã là bất diệt của Den). Cũng có thể hiểu trên bình diện vi mô, thì Den thấy vô thường thì ắt phi bất diệt, vì có thấy Vật nào im ru bà rù đâu, nhưng trên bình diện vĩ mô thì tánh lượng nó im ru bà rù từ lúc Den còn chưa ý thức được là mình tồn tại nữa kia.

Còn những cái sau nó mê lạc bởi do mấy cái này nó trói buộc, thì cứ để từ từ Ba Tuần khai sáng cho. Hí hí

Hãy quay về chánh nghĩa quốc gia, chớ nên treo cờ quốc gia mà tuyên truyền du kích. Hí hí.

" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Doccoden không nên lảng tránh ánh sáng để che đậy khiếm khuyết...bị "lé" của mình,

1. "Hoại diệt, tức không phải biến thành hư vô", tức vật chất hình thái A chuyển thành hình thái B trong Không gian, chứ không thành Không gian được ?

Ba Tuần đã nói trên rồi, vì không thể làm cho Vật biến mất hoàn toàn mà chỉ là thay đổi hình thái của Vật, nên tổng lượng Vật chất trong vũ trụ là không đổi, dù cho sự chằng chịt và hỗn độn ấy có làm Doccoden mờ mắt đến như nào đi chăng nữa, không tin cứ đem gom tổng thể lượng các hình thái Vật thành " Điểm kỳ dị" rồi cân chúng lên thì tổng lượng này là không đổi, vũ trụ vạn vật mà Doccoden nhìn thấy như cục bông, và điểm kì dị như cục sắt thì vẫn là cân nặng bằng nhau, dù không gian chiếm hữu của chúng khác nhau như thế nào đi nữa. Tổng lượng vật chất là không đổi. Hí hí.

Và Ba Tuần một lần nữa, đứng trên quan điểm thuần túy duy vật tuyên bố rằng, Doccoden đã nhầm lẫn giữa tính vận động và tính hằng hữu, sự Vật không cố định luôn chuyển biến nên không có cái Vật nào là thường còn ở một hình thức nào cả, nhưng tổng lượng tạo thành Vật thì hằng hữu bất diệt, dù cho Doccoden có bị tư duy "hoại diệt" trói buộc tới mức độ nào đi nữa.

2. "Vô ngã tức là không có ngã, và ngã là một sự vật hằng hữu bất diệt."

Doccoden lại nhầm lẫn lần 2 khi tách rời Vô ngã ra khỏi Vô thường, như tách rời hệ lụy, kết quả ra khỏi hành vi, cơ sở để giữ nó tồn tại vậy.

Vì Doccoden bị nhầm lẫn giữa tính vận động và tính hằng hữu của Vật, tính vận động là xét trên bình diện tương tác phụ thuộc không thời gian giữa các hình thái Vật, còn tính hằng hữu là xét trên bình diện tổng lượng chất tạo nên các hình thái Vật trong không gian.

Tổng lượng thì hằng hữu bất diệt; hình thái thì chuyển biến, "hoại diệt", vì chuyển biến nên vô ngã, vì bất diệt nên hữu Ngã :)) (theo tư tưởng Ngã là bất diệt của Den). Cũng có thể hiểu trên bình diện vi mô, thì Den thấy vô thường thì ắt phi bất diệt, vì có thấy Vật nào im ru bà rù đâu, nhưng trên bình diện vĩ mô thì tánh lượng nó im ru bà rù từ lúc Den còn chưa ý thức được là mình tồn tại nữa kia.

Còn những cái sau nó mê lạc bởi do mấy cái này nó trói buộc, thì cứ để từ từ Ba Tuần khai sáng cho. Hí hí

Hãy quay về chánh nghĩa quốc gia, chớ nên treo cờ quốc gia mà tuyên truyền du kích. Hí hí.

" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Mến kính,
Ba Tuần.

Hài nhỉ, bạn cứ lấy cái định luật bảo toàn vật chất và năng lượng để nói rằng không có gì bị hoại diệt. Chẳng qua do cách dùng ngôn từ thôi, tôi nói 'hoại diệt' với ý là mất đi hình thái chứ không phải biến thành hư vô. Trong khi bạn lại hiểu 'hoại diệt' theo kiểu đó nên cứ cãi. Cái ý của bạn thì như tôi đã nói trước đây rồi, nếu theo quan điểm 'CÓ' thì phải hiểu là có từ trước đó rồi, như câu nói của Từ Đạo Hạnh:

'Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian đều không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì"


Do đó khi bạn dùng ngôn từ 'hằng hữu bất diệt' đối với tổng lượng vật chất và năng lượng thì không có gì sai cả. Vấn đề là không phải nói đến toàn thể, mà nói đến những sự vật hiện tượng cụ thể của cái toàn thể đó. Chẳng hạn như Linh hồn là hằng hữu bất diệt. Đức Phật đã nói rõ, con người bao gồm ngũ uẩn, sau khi chết ngũ uẩn bị hoại diệt.

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ tập khởi, không biết rõ thọ đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt; không biết rõ tưởng tập khởi, không biết rõ tưởng đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến tưởng đoạn diệt; không biết rõ hành tập khởi, không biết rõ hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt; không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt. Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh". (Tương Ưng III, tr.194).

Đến đây chắc Ba Tuần lại cãi rằng Phật nói 'đoạn diệt' chứ không nói 'hoại diệt'. Ừ thì thôi, bạn đã úy kỵ cái từ 'hoại diệt' thì chúng ta thay thế bằng từ 'đoạn diệt' vậy nhé. Hí hí.

Doccoden đã định nghĩa về Ngã, Thường, Vô ngã, Vô thường trước đây rồi. Hy vọng đây là lần cuối:

- Ngã là sự hiện hữu tự thân.
- Thường là sự biến đổi.


Đây là hai khái niệm khác nhau và có liên quan đến nhau. Cái này tôi nói nhiều rồi, nói nữa nhiều người sẽ bực bội nên bạn Ba Tuần tự tìm hiểu đi. Còn như bạn cứ cố đấm ăn xôi kiểu như hiện giờ, cho rằng tôi sai còn bạn đúng thì cũng tốt thôi, tôi không phải nhọc công thêm nữa.
 

quang

Registered
Phật tử
Tham gia
3/7/24
Bài viết
6
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Chào mọi người, mình không am hiểu giáo lý đạo Phật hay các đạo khác, mình có một số câu hỏi nếu ai có nhã hứng thì cứ trả lời theo ý hiểu của bản thân ạ.
Theo đạo Phật mà gọi Chúa hay các tôn thần của ngoại đạo là "ngài" có nên không?
Nếu chùa không có tượng Phật có còn là chùa? Và nếu Sư mang tượng Phật trong chùa bổ củi thì không khiến tín chúng hoang mang sao?
Nếu xá lợi không quan trọng vậy tại sao những nước Phật giáo nguyên thủy họ xây tháp thờ xá lợi và coi là bảo vật quốc gia?
Nếu thần thông là sai trái trong đạo Phật, vậy tại sao Phật lại nói được về thần thông? Ngài nghe ai tả lại hay tự suy diễn được sao?
Nếu vì lẽ phải khiến tâm mình sân si, suy nghĩ và hành xử cực đoan, thì lẽ phải đó là gần hay xa chân lý? Theo mình là xa.
Mong được học hỏi từ mọi người ạ.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hài nhỉ, bạn cứ lấy cái định luật bảo toàn vật chất và năng lượng để nói rằng không có gì bị hoại diệt. Chẳng qua do cách dùng ngôn từ thôi, tôi nói 'hoại diệt' với ý là mất đi hình thái chứ không phải biến thành hư vô. Trong khi bạn lại hiểu 'hoại diệt' theo kiểu đó nên cứ cãi. Cái ý của bạn thì như tôi đã nói trước đây rồi, nếu theo quan điểm 'CÓ' thì phải hiểu là có từ trước đó rồi, như câu nói của Từ Đạo Hạnh:

'Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian đều không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì"


Do đó khi bạn dùng ngôn từ 'hằng hữu bất diệt' đối với tổng lượng vật chất và năng lượng thì không có gì sai cả. Vấn đề là không phải nói đến toàn thể, mà nói đến những sự vật hiện tượng cụ thể của cái toàn thể đó. Chẳng hạn như Linh hồn là hằng hữu bất diệt. Đức Phật đã nói rõ, con người bao gồm ngũ uẩn, sau khi chết ngũ uẩn bị hoại diệt.

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ tập khởi, không biết rõ thọ đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt; không biết rõ tưởng tập khởi, không biết rõ tưởng đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến tưởng đoạn diệt; không biết rõ hành tập khởi, không biết rõ hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt; không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt. Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh". (Tương Ưng III, tr.194).

Đến đây chắc Ba Tuần lại cãi rằng Phật nói 'đoạn diệt' chứ không nói 'hoại diệt'. Ừ thì thôi, bạn đã úy kỵ cái từ 'hoại diệt' thì chúng ta thay thế bằng từ 'đoạn diệt' vậy nhé. Hí hí.

Doccoden đã định nghĩa về Ngã, Thường, Vô ngã, Vô thường trước đây rồi. Hy vọng đây là lần cuối:

- Ngã là sự hiện hữu tự thân.
- Thường là sự biến đổi.


Đây là hai khái niệm khác nhau và có liên quan đến nhau. Cái này tôi nói nhiều rồi, nói nữa nhiều người sẽ bực bội nên bạn Ba Tuần tự tìm hiểu đi. Còn như bạn cứ cố đấm ăn xôi kiểu như hiện giờ, cho rằng tôi sai còn bạn đúng thì cũng tốt thôi, tôi không phải nhọc công thêm nữa.
Doccoden không nên co rúm lại rồi lăn lộn đánh tráo khái niệm để tìm lối ra như vậy, Ba Tuần có ép Doccoden vào đường cùng đâu, đang mở rộng đường cho đi lên thay vì dậm chân tại chỗ dậm cơ mà, tuy nhiên phải bỏ tật "cả vú lấp miệng em", "nhìn vật bị méo mó" đi. Hí hí

1. Trên thì nói:
Không ai nói hoại diệt tức là biến thành hư vô cả. Cái này tôi đã nói ở bài viết trước rồi, bạn cố tình quên hay sao. Vô thường tức là biến đổi, sự biến đổi...

Dưới thì lại nói:

Doccoden đã định nghĩa về Ngã, Thường, Vô ngã, Vô thường trước đây rồi. Hy vọng đây là lần cuối:
- Ngã là sự hiện hữu tự thân.
- Thường là sự biến đổi.

Rồi cùng "sự biến đối" lúc thường, lúc vô thường, câu trước đá câu sau như thế mà coi được à ? Không được luống cuống hoảng loạn trước ánh sáng của Chân lý.

2. "Tôi nói 'hoại diệt' với ý là mất đi hình thái chứ không phải biến thành hư vô. Trong khi bạn lại hiểu 'hoại diệt' theo kiểu đó nên cứ cãi."

Doccoden đang cãi chứ Ba Tuần chỉ làm công việc tả thực, có cãi đâu. Nhất là chỗ Doccoden chỉ ra cái kiểu hiểu "hoại diệt" của Ba Tuần nó có vấn đề chứ không phải tại Doccoden bị "lé", thì phải chỉ ra chứ nhỉ ?

3. "Khi bạn dùng ngôn từ 'hằng hữu bất diệt' đối với tổng lượng vật chất và năng lượng thì không có gì sai cả. Vấn đề là không phải nói đến toàn thể, mà nói đến những sự vật hiện tượng cụ thể của cái toàn thể đó."

Chỗ này thì nhầm lẫn tai hại, trong khi Doccoden suốt ngày rao rảng "Cái này có vì cái kia có", mà không ứng dụng vào thực tế: vật chất có nên hình thái của vật chất mới có, nay đòi tách hình thái cụ thể ra khỏi tổng lượng vật chất tạo thành ra nó mà không thấy nó mâu thuẫn buồn cười hay sao ?

4. "Đến đây chắc Ba Tuần lại cãi rằng Phật nói 'đoạn diệt' chứ không nói 'hoại diệt'. Ừ thì thôi, bạn đã úy kỵ cái từ 'hoại diệt' thì chúng ta thay thế bằng từ 'đoạn diệt' vậy nhé. Hí hí."

Hí hí, không nên vì Doccoden có thói hay cãi cùn mà lại réo lên là Ba Tuần bị ám ảnh bởi ngôn từ "hoại diệt" với cả "đoạn diệt", thậm chí ở trên năm lần bảy lượt Ba Tuần còn hết sức Từ Bi không rọi kính chiếu yêu mà chỉ khuyên chớ nên kẹt vào ngôn từ mà lạc mất thực thể rồi hay sao ?

Ba Tuần chưa đấm mới chỉ giơ kính lên thôi, xôi thì chưa đưa mà tính vu oan rồi chạy làng đấy hở, không tốt nhé. Còn tính mang Phật với Từ Đạo Hạnh ra làm thần hộ mệnh nữa chứ, đã tuyên ngôn Vô thần, phi Phật tử rồi làm như vậy nó mắc cỡ lắm à nghen. Hí hí.


" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,521
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Con : An Long Xin Xám Hối Trước Đức Phật Và Đại Chúng Đạo Hữu Vì Biên Chép Kinh Thiếu Khuyết PHẦN QUAN TRỌNG Làm Sai Lạc Nghĩa Kinh Đức Phật Thuyết Giảng,
Mong Mọi Người Lượng Thứ :
Kính Mong Ban Quản Trị , Nếu Giúp SỬA Được Thì Sửa Bổ Khuyết Dùm Rồi Xóa Bài Này .

An Long Đã Đăng : Lúc 23 : 29 Ngày 7 / 7
Trích KINH LĂNG GIÀ : ( Trang 25 -Việt dịch ; Thích Duy Lực )
..." Như thế , Đại Huệ ! CHƠN TƯỚNG CỦA CHUYỂN THỨC VỚI TẠNG THỨC nếu là khác thì Tạng thức chẳng phải cái nhân của chuyển thức; Nếu là chẳng khác THÌ CHUYỂN THỨC DIỆT, TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT.( PHẦN THIẾU )... Cho nên Đại Huệ ! Chẳng phải TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT , CHỈ LÀ NGHIỆP LỰC DIỆT. Nếu TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT THÌ TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT. Đại Huệ ! NẾU TẠNG THỨC DIỆT THÌ CHẲNG KHÁC GÌ ĐOẠN KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO ."...(Hết Trích )

Nay Xin BỔ KHUYẾT =CHỮ XANH Phần Chép Thiếu Cho Đúng Nghĩa KINH :
Trích KINH LĂNG GIÀ : ( Trang 25 -Việt dịch ; Thích Duy Lực )
..." Như thế , Đại Huệ ! CHƠN TƯỚNG CỦA CHUYỂN THỨC VỚI TẠNG THỨC nếu là khác thì Tạng thức chẳng phải cái nhân của chuyển thức; Nếu là chẳng khác THÌ CHUYỂN THỨC DIỆT, TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT. MÀ CHƠN TƯỚNG CỦA NÓ THẬT CHẲNG DIỆT. Cho nên Đại Huệ ! Chẳng phải TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT , CHỈ LÀ NGHIỆP LỰC DIỆT. Nếu TỰ THỨC CỦA CHƠN TƯỚNG DIỆT THÌ TẠNG THỨC CŨNG PHẢI DIỆT. Đại Huệ ! NẾU TẠNG THỨC DIỆT THÌ CHẲNG KHÁC GÌ ĐOẠN KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO ."...(Hết Trích )
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Doccoden không nên co rúm lại rồi lăn lộn đánh tráo khái niệm để tìm lối ra như vậy, Ba Tuần có ép Doccoden vào đường cùng đâu, đang mở rộng đường cho đi lên thay vì dậm chân tại chỗ dậm cơ mà, tuy nhiên phải bỏ tật "cả vú lấp miệng em", "nhìn vật bị méo mó" đi. Hí hí

1. Trên thì nói:
Không ai nói hoại diệt tức là biến thành hư vô cả. Cái này tôi đã nói ở bài viết trước rồi, bạn cố tình quên hay sao. Vô thường tức là biến đổi, sự biến đổi...

Dưới thì lại nói:

Doccoden đã định nghĩa về Ngã, Thường, Vô ngã, Vô thường trước đây rồi. Hy vọng đây là lần cuối:
- Ngã là sự hiện hữu tự thân.

- Thường là sự biến đổi.

Rồi cùng "sự biến đối" lúc thường, lúc vô thường, câu trước đá câu sau như thế mà coi được à ? Không được luống cuống hoảng loạn trước ánh sáng của Chân lý.

2. "Tôi nói 'hoại diệt' với ý là mất đi hình thái chứ không phải biến thành hư vô. Trong khi bạn lại hiểu 'hoại diệt' theo kiểu đó nên cứ cãi."

Doccoden đang cãi chứ Ba Tuần chỉ làm công việc tả thực, có cãi đâu. Nhất là chỗ Doccoden chỉ ra cái kiểu hiểu "hoại diệt" của Ba Tuần nó có vấn đề chứ không phải tại Doccoden bị "lé", thì phải chỉ ra chứ nhỉ ?

3. "Khi bạn dùng ngôn từ 'hằng hữu bất diệt' đối với tổng lượng vật chất và năng lượng thì không có gì sai cả. Vấn đề là không phải nói đến toàn thể, mà nói đến những sự vật hiện tượng cụ thể của cái toàn thể đó."

Chỗ này thì nhầm lẫn tai hại, trong khi Doccoden suốt ngày rao rảng "Cái này có vì cái kia có", mà không ứng dụng vào thực tế: vật chất có nên hình thái của vật chất mới có, nay đòi tách hình thái cụ thể ra khỏi tổng lượng vật chất tạo thành ra nó mà không thấy nó mâu thuẫn buồn cười hay sao ?

4. "Đến đây chắc Ba Tuần lại cãi rằng Phật nói 'đoạn diệt' chứ không nói 'hoại diệt'. Ừ thì thôi, bạn đã úy kỵ cái từ 'hoại diệt' thì chúng ta thay thế bằng từ 'đoạn diệt' vậy nhé. Hí hí."

Hí hí, không nên vì Doccoden có thói hay cãi cùn mà lại réo lên là Ba Tuần bị ám ảnh bởi ngôn từ "hoại diệt" với cả "đoạn diệt", thậm chí ở trên năm lần bảy lượt Ba Tuần còn hết sức Từ Bi không rọi kính chiếu yêu mà chỉ khuyên chớ nên kẹt vào ngôn từ mà lạc mất thực thể rồi hay sao ?

5. "Còn như bạn cứ cố đấm ăn xôi kiểu như hiện giờ, cho rằng tôi sai còn bạn đúng thì cũng tốt thôi, tôi không phải nhọc công thêm nữa."

Ba Tuần chưa đấm mới chỉ giơ kính lên thôi, xôi thì chưa đưa mà tính vu oan rồi chạy làng đấy hở, không tốt nhé. Còn tính mang Phật với Từ Đạo Hạnh ra làm thần hộ mệnh nữa chứ, đã tuyên ngôn Vô thần, phi Phật tử rồi làm như vậy nó mắc cỡ lắm à nghen. Hí hí.

Thôi ôm thần chú này về tự phế võ công rồi tu luyện tiếp, hẹn ngày khai sáng:

" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Mến kính,
Ba Tuần.

1. À, là do tôi nhầm lẫn. Xin nói lại: Thường là sự bất biến, Vô thường là sự biến đổi.
2. Do cách dùng ngôn từ, nhưng nghĩa thì như vậy.
3. Do bạn hiểu sai, chứ hình thái với tổng lượng gì ở đây. Cái câu 'cái này có do cái kia có' là để bác bỏ Bản ngã, vì nó tự có (tự thân hiện hữu).
4. Thế cái tổng lượng vật chất hằng hữu bất diệt đó có nghĩa gì? Nó là linh hồn, là Ta?
5. Tôi chỉ đưa ra những câu nói để cho thấy quan điểm nào là tà kiến, trái với Phật pháp.

" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Bạn trích câu trên với ý gì? Ý của Ba Tuần muốn nói là Phật giáo cho rằng có cái gì đó có ngã, có thường chứ gì? Hí hí. Tôi đã giả lơ mà bạn cứ tưởng hay, nghĩ rằng mình đúng rồi tâm đắc. Thôi ráng nói thêm chút nữa vậy.

PG luôn cảnh báo 'Y nghĩa bất y ngữ'. Tôi đã nói trước đây, một từ có thể có nhiều nghĩa. Những cụm từ 'duy ngã độc tôn' và 'thường lạc ngã tịnh' tôi đã từng giải thích trước đây rồi. Ngã trong câu đó ám chỉ đến danh xưng Ta mà mọi người thường hay dùng, chả liên quan đến Bản ngã - Vô ngã. Còn 'thường lạc ngã tịnh' là mượn từ để ám chỉ Chân Không hoàn toàn khác biệt với sự vật hiện tượng.

Nầy Thiện nam tử ! Lại vì có đại lạc nên gọi là đại Niết Bàn, Niết Bàn vốn không sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vui. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là đại lạc. Do nghĩa nầy mà gọi là đại Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử ! Thể Niết Bàn cũng không có chỗ trụ, chính nơi chư Phật dứt sạch phiền não mà gọi là Niết Bàn. Niết Bàn chính là thường, lạc, ngã, tịnh. Niết Bàn dầu là lạc, nhưng chẳng phải là thọ lạc, bèn là sự vui tịch diệt vi diệu vô thượng.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - 22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai)


Ba Tuần thấy đó, dù dùng những từ 'thường lạc ngã tịnh' nhưng nó đâu phải là có tính chất 'thường lạc ngã tịnh' như mọi người tưởng. Nói là 'lạc' những chẳng phải là an lạc vì không có vui sướng hay đau khổ. Nói là 'tịnh' vì không phải là động với tĩnh. v.v...Nhiều người giống như Ba Tuần, nghe nói Niết Bàn là 'thường lạc ngã tịnh' liền mừng húm lên, xem đó như cõi thiên đường tràn ngập sự sung sướng. Thương thay!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
1. À, là do tôi nhầm lẫn. Xin nói lại: Thường là sự bất biến, Vô thường là sự biến đổi.
2. Do cách dùng ngôn từ, nhưng nghĩa thì như vậy.
3. Do bạn hiểu sai, chứ hình thái với tổng lượng gì ở đây. Cái câu 'cái này có do cái kia có' là để bác bỏ Bản ngã, vì nó tự có (tự thân hiện hữu).
4. Thế cái tổng lượng vật chất hằng hữu bất diệt đó có nghĩa gì? Nó là linh hồn, là Ta?
5. Tôi chỉ đưa ra những câu nói để cho thấy quan điểm nào là tà kiến, trái với Phật pháp.

" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."


Bạn trích câu trên với ý gì? Ý của Ba Tuần muốn nói là Phật giáo cho rằng có cái gì đó có ngã, có thường chứ gì? Hí hí. Tôi đã giả lơ mà bạn cứ tưởng hay, nghĩ rằng mình đúng rồi tâm đắc. Thôi ráng nói thêm chút nữa vậy.

PG luôn cảnh báo 'Y nghĩa bất y ngữ'. Tôi đã nói trước đây, một từ có thể có nhiều nghĩa. Những cụm từ 'duy ngã độc tôn' và 'thường lạc ngã tịnh' tôi đã từng giải thích trước đây rồi. Ngã trong câu đó ám chỉ đến danh xưng Ta mà mọi người thường hay dùng, chả liên quan đến Bản ngã - Vô ngã. Còn 'thường lạc ngã tịnh' là mượn từ để ám chỉ Chân Không hoàn toàn khác biệt với sự vật hiện tượng.

Nầy Thiện nam tử ! Lại vì có đại lạc nên gọi là đại Niết Bàn, Niết Bàn vốn không sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vui. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là đại lạc. Do nghĩa nầy mà gọi là đại Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử ! Thể Niết Bàn cũng không có chỗ trụ, chính nơi chư Phật dứt sạch phiền não mà gọi là Niết Bàn. Niết Bàn chính là thường, lạc, ngã, tịnh. Niết Bàn dầu là lạc, nhưng chẳng phải là thọ lạc, bèn là sự vui tịch diệt vi diệu vô thượng.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - 22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai)


Ba Tuần thấy đó, dù dùng những từ 'thường lạc ngã tịnh' nhưng nó đâu phải là có tính chất 'thường lạc ngã tịnh' như mọi người tưởng. Nói là 'lạc' những chẳng phải là an lạc vì không có vui sướng hay đau khổ. Nói là 'tịnh' vì không phải là động với tĩnh. v.v...Nhiều người giống như Ba Tuần, nghe nói Niết Bàn là 'thường lạc ngã tịnh' liền mừng húm lên, xem đó như cõi thiên đường tràn ngập sự sung sướng. Thương thay!
Đúng là ai chả có lúc nhầm lẫn, nhất là trước áp lực và ánh sáng đèn pha, à nhầm ánh sáng Chân lý. Hí hí

1. "Tôi đã giả lơ mà bạn cứ tưởng hay, nghĩ rằng mình đúng rồi tâm đắc. Thôi ráng nói thêm chút nữa vậy."

Ráng nói thêm chút là vì còn kẹt vào đúng sai hay vì muốn tìm ra chân lý, các cụ nói rồi " cố quá sẽ bị quá cố ", nhưng theo Ba Tuần thấy các cụ cũng bị "lé" luôn, bởi trên bình diện của sự tu học đôi khi cố quá thì lượng lại làm thay đổi chất hay si mê lại chuyển thành giác ngộ ấy chứ.

2. "À, là do tôi nhầm lẫn. Xin nói lại: Thường là sự bất biến, Vô thường là sự biến đổi."

Thường đã là bất biến, thì tính thường này là đặc điểm của cái gì vậy ? Bản ngã, linh hồn hay hư không ? Vì chính Doccoden rao rảng và đóng đinh rằng: vạn pháp vô thường, đã là vạn thì là tất cả thế giới vật chất rồi và như thế phàm cái gì có tên gọi bao gồm cả hư không đều là pháp ắt cũng phải vô thường, tức biến đổi ? Vậy tánh thường là thuộc tánh của cái gì ? Lông rùa sừng thỏ ?

Doccoden sẽ la lên rằng, đấy là cái thấy sai lầm, tất cả đều vô thường nên ai cho cái gì là "thường hằng, bất biến" đều là mê lầm, có phải vậy không ? Hí hí.

Phàm cái gì mình cho là sai, mà người khác khẳng định là đúng, thì trên tinh thần phản biện khoa học, Doccoden phải chỉ ra cái sai của Ba Tuần nếu Ba Tuần tuyên ngôn rằng: Tổng lượng vật chất trong không gian hình thành vạn sự vạn vật, cùng với hư không nơi chúng tương tác với nhau là bất biến, là thường hằng. Tại vì chân lý khỏi cần chứng minh, như tiên đề toán học vậy. Hí hí.

3. "Do bạn hiểu sai, chứ hình thái với tổng lượng gì ở đây. Cái câu 'cái này có do cái kia có' là để bác bỏ Bản ngã, vì nó tự có (tự thân hiện hữu)."

Bác bỏ bản ngã, nói thế là lầm lẫn, phải là bác bỏ "tâm chấp ngã" mới phải, vì thực tế bản ngã tự hữu độc lập hiện tồn là khái niệm trái với hiện thực luôn biến động và nương tựa vào nhau mà tồn tại của các hình thái vật chất.

Thứ nữa, "Cái này có vì cái kia có", có là có ở đâu ? Không gian phải không ? Đã là có ở không gian và biến đổi theo thời gian rồi thì ấy là nói về hình thái của vật chất, ai có trình độ phổ thông đều biết rằng: hoá học tuyên ngôn, hạt cơ bản không thể phân chia, tồn tại trong không gian và biến động theo thời gian, luôn biến động tương tác qua lại hình thành nên các nguyên tử, phân tử, nguyên tố, các chất, đỉnh cao sự vật là con người và tư duy con người, phải không ?

Thế thì tổng lượng vật chất là chỉ cho tổng lượng các hạt không thể phân chia này, cái mà nhờ nó thế giới vật chất mới hiện hữu, và cũng bởi tính vận động không ngừng của nó mà làm cho sự vật luôn thấy vô thường, sự phá hủy liên kết tạm thời ấy đã được chứng minh bằng bom hạt nhân, bom nhiệt hạch v..v

Do đó, khi nói " cái này có thì cái kia có", mà lại tách rời hình thái vật chất với nguồn gốc của vật chất gọi là tổng lượng vật chất kia, thì Doccoden định biến hình thái vật chất đó thành lông rùa sừng thỏ à ? Và bạn nói rằng nó không hằng hữu, "phi tự hữu" từ nguyên thủy, mời bạn chứng minh.

Mà Doccoden có học cấp 2 không đấy, hay tiết Hoá cúp học bỏ đi chơi. Hí hí.

4.
" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Thường lạc ngã tịnh, từ bi hỷ xả."

Bạn trích câu trên với ý gì? Ý của Ba Tuần muốn nói là Phật giáo cho rằng có cái gì đó có ngã, có thường chứ gì? Hí hí.


Ý Ba Tuần trích ra để nói: Doccoden bị mắt lé. Hí hí.


Mến kính,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top