Vạn Vấn

Chương 11

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Người hỏi: - Thầy biết tôi không ?

- “Tôi” tức là chẳng biết, biết là chẳng phải “Tôi”.
Hề hề,

Hỏi người tên Dừng, người mãi tự hỏi tự trả lời, he he. Nên giờ có người hỏi như vầy:
Vũ đế hỏi Đạt ma tổ sư:"Trước mặt trẫm là ai?"
Đạt ma hề hề tổ sư trả lời: "Không biết"
Về sau Chí Công hỏi Vũ đế: "Thế bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?"
Vũ đế trả lời: "Không biết"
(Về sau khi nghe Đat ma quy khứ Tây thiên, Vũ đế có làm bài thán: "Ôi thấy mà chẳng thấy. gặp mà chẳng gặp. Ngàn xưa, ngàn sau oán thay, hận thay."

(Bích nham lục, tắc 1)
Đồng là "Không biết", ngôn thuyết y chang, mà sao ai ai cũng cho rằng lời của Đạt ma với lời của Vũ đế phi nhất, hề hề!?
Nickname Dừng hãy trả lời để chấm dứt chuỗi tự vấn tự đáp, he he không dứt (như anh hí đuổi bóng của mình, hề hề!)


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,739
Điểm tương tác
808
Điểm
113
Hề hề,

Hỏi người tên Dừng, người mãi tự hỏi tự trả lời, he he. Nên giờ có người hỏi như vầy:
Vũ đế hỏi Đạt ma tổ sư:"Trước mặt trẫm là ai?"
Đạt ma hề hề tổ sư trả lời: "Không biết"
Về sau Chí Công hỏi Vũ đế: "Thế bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?"
Vũ đế trả lời: "Không biết"
(Về sau khi nghe Đat ma quy khứ Tây thiên, Vũ đế có làm bài thán: "Ôi thấy mà chẳng thấy. gặp mà chẳng gặp. Ngàn xưa, ngàn sau oán thay, hận thay."

(Bích nham lục, tắc 1)
Đồng là "Không biết", ngôn thuyết y chang, mà sao ai ai cũng cho rằng lời của Đạt ma với lời của Vũ đế phi nhất, hề hề!?
Nickname Dừng hãy trả lời để chấm dứt chuỗi tự vấn tự đáp, he he không dứt (như anh hí đuổi bóng của mình, hề hề!)


Trừng Hải
Há há,

Đạo hữu Trừng Hải đăng đoạn này lên, tự nhiên Ba Tuần lại thấy Vũ Đế tái sanh ở Việt Nam.

Phải chăng Chánh pháp " về Nam rồi, người nào Năng thì được"

Mến kính,
Ba Tuần.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Người ngày nay chỉ chạy trên ngôn cú khởi tình giải. Nếu mỗi mỗi khởi tình giải thì cả quả đất này là kẻ diệt chủng tộc nhà Phật.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Giáo lý đức Phật chỉ là phương tiện.
Đức-Phật nói: Các pháp tướng tịch diệt, không thể dùng lời nói, ta đành không thuyết pháp.
Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Tổ Phật như sanh oan gia, mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được bị Phật Tổ lừa.”
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Người ngày nay chỉ chạy trên ngôn cú khởi tình giải. Nếu mỗi mỗi khởi tình giải thì cả quả đất này là kẻ diệt chủng tộc nhà Phật.

Hề hề,
Trong mắt Dừng thiên hạ chỉ là những kẻ chạy theo ngôn cú khởi tình mà giảng giải cũng như...Dừng, he he
Đại ngôn thì dễ thốt. Năng, Sở vẫn trơ gan'
Hề hề


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Chẳng rõ chính mình. Mắt ta thấy được gì ngoài điều ta sống và ta chết.

Hề hề,
Mình là vọng. Sống chết là hư. Nhờ mình sống chết mới thấy chỗ không sống chết.

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Giáo lý đức Phật chỉ là phương tiện.
Đức-Phật nói: Các pháp tướng tịch diệt, không thể dùng lời nói, ta đành không thuyết pháp.
Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Tổ Phật như sanh oan gia, mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được bị Phật Tổ lừa.”
Hề hề,

Mở miệng là lời Phật. Trích dẫn là lời Tổ. Phật ngôn Tổ thuyết thì hơn hai...thiên thu vẫn còn mà lời Dừng thì ở...nơi nao, he he

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Hề hề,

Nói nhiều còn hơn...không, he he. Ngưng nói thì kể chuyện ghi lại trước vách đá mọc rêu xanh chơi(Bích nham lục), hề hề

Đức sơn tới cửa Quy sơn đi loang quanh đông tây nam bắc rồi nói, hề hề "Vô! Vô!" xong bỏ ra ngòai nhưng khi đi ngang cửa thuyền thì nghĩ "Thô lỗ quá" he he nên liền quay lại vào Pháp đường gặp Quy sơn.
Khi vừa gặp Quy sơn, liền giơ tọa cụ trước mặt Quy sơn. Quy sơn giơ tay cầm gậy (Cảnh sách Quy sơn) Đức sơn thấy gậy thì la chời ơi chời ơi rồi cuốn...áo chạy mất, hề hề.
Chỗ Không, không,...thì ai nói cũng...tròn âm từ anh nhi...búi tóc cho đến lão trượng...bạch đầu nên Quy sơn phải lai đầu đến gặp Quy sơn (Vậy nói Vô, Vô làm chi nhọc rứa hè, hề hề, ngay từ đâu gặp quách Quy sơn cho đỡ...diễn tuồng) để tỏ rõ chỗ khác biệt (Cảnh thì thiên sai nên Tâm phải vạn biệt. Tuy thiên sai vạn biệt nhưng vẫn có cứu cánh bởi Cảnh tuy khác nhưng là một Tâm vạn biệt nhưng vốn không hai, hề hề).

Thuở Đức sơn he he, thấy núi không phải là núi thấy sông không phải là sông vốn là giảng sư Kim cương Kinh mang bản sớ giải nặng cả nghìn cân...tàu (Đây cũng là lúc Tuyết đậu sớ rằng "Thêm sương trên tuyết" vậy) xuôi nam vì bất bình chiêu bài "Tức tâm tức Phật" (Tâm kia chính là Phật). Hỗn ha hổn hệt vác sớ mang sao, he he phì phà phì phò bước đến Phong châu thì thấy đói bụng nên đến một quán bán bánh hỏi mua bánh điểm tâm (Điểm tâm là chỉ ăn sáng, chắc trời nắng nóng nên Đức sơn phải đi đêm, hề hề). Bà lão nói "Nếu trả lời câu hỏi được thì cúng dường bánh. Còn không thì...biến" hề hề. Vừa mệt vừa đói vừa muốn ăn sáng lại là giảng sư Kim cương Kinh thì sá gì một hạt trần sa vướng mắt nên Đức sơn đáp liền "Cứ hỏi đi"; lão bà liền hỏi "Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Tương lai bất khả đắc. Chẳng hay thượng tọa muốn điểm tâm nào?" Đức sơn...ngọng!!!?
Tâm duyên cảnh mà sanh. Vì cảnh vô thường (sanh trụ di diệt) nên tâm cũng vô thường (sanh trụ diệt) bởi vậy mới nói bất khả đắc. Đức sơn ngọng vì Đức sơn không phục cách hành xử của bà lão bán bánh (Ai đói cũng phải cho ăn. Ăn no rồi mới...nói, hề hề) nên tâm không phục choáng chỗ phần kiến văn. Kiến văn không sanh thì phải...ngọng (Như đi thi vì quá căng thẳng nên không nhớ bài)
Lại nghĩ ai đời người bán bánh lại đặt điều kiện khách ăn điểm tâm. Bán bánh thì lo bán bánh (Chủ) sao lại lấy việc điểm tâm vốn là của khách làm chủ, hề hề. Đáng nhẽ (he he, bàn chơi cho vui thôi) Đức sơn phải quát "Bụng đói nên Khổ sanh. Khổ sanh tức tâm sở hiện sao nói bất khả đắc" hề hề
...


Trừng Hải
 
Last edited:

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
- Trong chân đế có thế tục đế không ? Nếu nói không thì trí chẳng ưng hai, nếu nói có thì trí chẳng ưng một. Nghĩa của một hai là thế nào ?

Đức Phật nói:
Ta không nói, ông không nghe. Không nói không nghe, ấy gọi là nghĩa một nghĩa hai.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Đức Phật trông thấy Văn Thù đứng ngoài cửa bèn nói:
- Văn Thù ! Văn Thù ! Sao không vào cửa đi ?

Văn Thù đáp:
- Con chẳng thấy có pháp nào ngoài cửa thì sao lại bảo vào bên trong.
 

Dừng

Registered

Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
17
Điểm tương tác
14
Điểm
3
Giáo lý đức Phật chỉ là phương tiện.
Đức-Phật nói: Các pháp tướng tịch diệt, không thể dùng lời nói, ta đành không thuyết pháp.
Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Tổ Phật như sanh oan gia, mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được bị Phật Tổ lừa.”
Làm sao khỏi bị Phật Tổ lừa?
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
- Trong chân đế có thế tục đế không ? Nếu nói không thì trí chẳng ưng hai, nếu nói có thì trí chẳng ưng một. Nghĩa của một hai là thế nào ?

Đức Phật nói:
Ta không nói, ông không nghe. Không nói không nghe, ấy gọi là nghĩa một nghĩa hai.
Hề hề,

Chân đế, tục đế bất nhất bất nhị, nên đừng có tách ra thành hai tức nhị nguyên đối đãi (Không nói tách: lời nhị nguyên; không nghe tách: lời đối đãi)

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Làm sao khỏi bị Phật Tổ lừa?
Đức Phật trông thấy Văn Thù đứng ngoài cửa bèn nói:
- Văn Thù ! Văn Thù ! Sao không vào cửa đi ?

Văn Thù đáp:
- Con chẳng thấy có pháp nào ngoài cửa thì sao lại bảo vào bên trong.

Hề hề,

Pháp là Phi Pháp; Phi Pháp là Pháp nên vốn tràn khắp sao phải phân trong ngoài!!!?

Pháp bốn Pháp Vô Pháp
Vô Pháp Pháp diệc Pháp
(Phật đà truyền Pháp cho Ca diếp)


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Làm sao khỏi bị Phật Tổ lừa?

Hề hề,

Chí đạo vô nan. Duy hiềm giảng trạch (Tín tâm minh)
(Đạo vốn không khó. Khó là do lòng so đo đúng sai, được mất...)


Kẻ ngu thì bị lừa. Phật, Tổ không lừa mà tâm mê lừa và bị lừa.

Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,739
Điểm tương tác
808
Điểm
113
Làm sao khỏi bị Phật Tổ lừa?
Há há,

Thốt ra lời này đáng bị ăn 30 gậy,

Như người mù gặp người sáng mắt, đứng đối diện nhau, nghe người sáng mắt nói qua phải qua phải liền bước sang trái, qua trái qua trái liền bước sang phải, thế là bị quở rằng: phải không biết, trái không biết, có mắt như mù !

Tại vì sao ? Lấy phải của mình cho là phải của người nên thành lầm lẫn vậy.

Dừng đọc lời Tổ, cũng như người mù ở thí dụ trên, chứ Phật Tổ giới đức thanh tịnh, sao lại dối gạt người được ?
 

An Long

Registered

Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,461
Điểm tương tác
181
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kẻ ngu thì bị lừa. Phật, Tổ không lừa mà tâm mê lừa và bị lừa.
Trích KINH LĂNG GIÀ : ( Trang 156 -Việt dich ; Thích Duy Lực )

..." Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Như Thế Tôn sở thuyết . vì CHẤP TRƯỚC MỖI MỖI NGHĨA , MỖI MỖI VỌNG TƯỞNG CHẲNG THẬT MÀ VỌNG TƯỞNG SANH . Thế Tôn ! mỗi mỗi vọng tưởng phân biệt, mỗi mỗi các pháp chẳng thật tánh , CHỈ LÀ HƯ VỌNG PHÂN BIỆT mà thôi . Thế Tôn ! NẾU CHỈ CÓ VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH , CŨNG CHẲNG CÓ PHÁP TỰ TÁNH KHÁC LÀM ĐỐI ĐÃI MÀ KHỞI THÌ CÁC PHÁP ĐỀU CHẲNG TỰ TÁNH . Há chẳng phải Thế Tôn nói : " TẬP KHÍ PHIỀN NÃO VỚI THANH TỊNH NIẾT BÀN THẨY ĐỀU VÔ TÁNH Ư ". Nếu NHIỄM TỊNH ĐỀU HOẠI HÁ CHẲNG PHẢI CÁI LỖI CÁC PHÁP ĐOẠN DIỆT Ư ? Tại sao Thế Tôn nói TẤT CẢ PHÁP CHỈ LÀ TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG , LÀ PHI TÁNH CHẲNG CÓ THẬT THỂ ? Há chẳng phải kiến chấp đoạn diệt ư ?
Phật bảo Đại Huệ : Đúng thế , đúng thế ! Như ngươi sở thuyết , Đại Huệ ! NHƯ THÁNH TRÍ CÓ TÁNH CỦA TỰ TÁNH LÀ : THÁNH TRI , THÁNH KIẾN , THÁNH HUỆ NHÃN , như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI , chẳng như tánh chấp của phàm phu, CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH LÀ CHÂN THẬT . CÁI VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH NÀY CHẲNG PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH VẬY .
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Giả sử BẬC THÁNH DÙNG THANH TRI , THÁNH KIẾN , THÁNH HUỆ NHÃN TỰ TRI, CHẲNG NHƯ THIÊN NHÃN VÀ NHỤC NHÃN CỦA PHÀM PHU DO VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT MÀ TRI . Thế thì VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT CHẲNG THỂ KIẾN TÁNH ĐÃ RÕ RÀNG.
Làm sao phàm phu được lìa vọng tưởng này ? CHỈ CÓ CẢNH GIỚI GIÁC TRI ĐÚNG NHƯ THẬT CỦA BẬC THÁNH MỚI CHUYỂN ĐƯỢC VỌNG THỨC , XA LÌA VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT .Thế Tôn ! Phàm phu hay phân biệt mỗi mỗi pháp , CHẲNG PHẢI ĐIÊN ĐẢO ; NHƯNG CHẲNG THỂ LÌA MỖI MỖI PHÂN BIỆT, CŨNG CHẲNG PHẢI KHÔNG ĐIÊN ĐẢO. Tại sao ? VÌ CHẲNG THẤY CẢNH GIỚI NHƯ THẬT CỦA BẬC THÁNH và CHẲNG THẤT TƯỚNG LÌA HỮU và VÔ .

- Thế Tôn !
BẬC THÁNH CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ, CŨNG THẤY SỰ VỌNG TƯỞNG , Do TƯỞNG CHẲNG LÌA SỰ, CŨNG LÀ CHẤP TƯỚNG . CHẤP TƯỚNG LÀ CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU ,CHẲNG CHẤP TƯỚNG MÓI LÀ CẢNH GIỚI TỰ SỞ HÀNH CỦA BẬC THÁNH . BẬC THÁNH CHẲNG CHO CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG LÀ CẢNH GIỚI.DO CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU MÀ TỰ TÂM THẤY CẢNH GIỚI.THEO TƯỚNG DUY NHẤT LÀ VÔ TƯỚNG , BẢN THỂ CỦA VÔ TƯỚNG LÀ PHÁP THỂ ; Bậc Thánh cũng thấy CÓ TƯỚNG TỰ TÁNH , CŨNG THẤY PHÁP THỂ NƠI TỰ TÁNH, nơi tướng của tự tánh phân biệt pháp thể CŨNG GIỐNG NHƯ VỌNG TƯỞNG CỦA PHÀM PHU. HIỂN HIỆN TỰ TÁNH NHƯ THẾ
chỉ là CHẲNG NÓI HỮU NHÂN mà goi là HỮU . CHẲNG NÓI VÔ NHÂN mà gọi là VÔ. Cho nên CHẲNG NÓI HỮU VÔ , vì nói HỮU VÔ thì đọa kiến chấp TÁNH , TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP .
Nói bậc Thánh " CHẲNG ĐỌA NƠI HỮU VÀ VÔ " Như thế này LÀ CHẲNG ĐỌA NƠI TƯỚNG THẤY CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG , nên chẳng phải phàm phu có thể so bằng mà khác với cảnh giới của phàm phu.NHƯNG SỰ THẤY BIẾT CỦA BẬC THÁNH HOẶC CHO LÀ HỮU NHÂN, THÌ ĐỌA NƠI HỮU ,HOẶCH CHO LÀ VÔ NHÂN THÌ ĐỌA NƠI VÔ. Theo những thuyết kể trên là CÓ RẤT NHIỀU LỖI . Tại sao ? VÌ CHẲNG BIẾT TẤT CẢ PHÁP VỐN CHẲNG CÓ TƯỚNG TỰ THỂ VẬY "....
-----(Hết Trích )-----
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
443
Điểm tương tác
62
Điểm
28
Hay lắm ạ.

Vô niệm, Vô trụ, Vô Tu, Vô chứng ... trong tam thiên đại thiên thế giới chắc là không thể tìm được Vị này nhỉ?


Cũng cùng chứ Vô, vậy Vô minh và Vô niệm, có sự đồng nhất chăng?

Kính, vạn vấn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,739
Điểm tương tác
808
Điểm
113
Hay lắm ạ.

Vô niệm, Vô trụ, Vô Tu, Vô chứng ... trong tam thiên đại thiên thế giới chắc là không thể tìm được Vị này nhỉ?


Cũng cùng chứ Vô, vậy Vô minh và Vô niệm, có sự đồng nhất chăng?

Kính, vạn vấn.
Hớ hớ,

Ai dạy ở trên văn tự đi tìm chân lý ?

Một chữ Vô này thâu cả Vạn Vấn, cứ nghi ngờ lời Phật thì càng thêm xa xôi.

Phật dạy "từ gốc vô trụ", nay phải trở về gốc ấy chẳng nên hỏi Vô này và Vô kia đồng hay khác, tại sao ? Ví như hư không trong nhà, trong xe, trong rừng, ngoài nghĩa địa v..v hỏi cái không ở mỗi nơi là đồng hay khác ?

Nếu đồng, sao phân biệt rừng, xe, nhà, nghĩa địa ? Nếu khác thì thử tách riêng chúng ra xem được ko ?

Chớ nên bị cảnh lừa, cảnh trói, ở trên ngữ ngôn chư Phật Tổ phải quay lại tát thẳng mặt mình.

Nếu lại tự tát mặt thịt này, thì chẳng trách người xưa được vậy.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,130
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Hay lắm ạ.

Vô niệm, Vô trụ, Vô Tu, Vô chứng ... trong tam thiên đại thiên thế giới chắc là không thể tìm được Vị này nhỉ?


Cũng cùng chứ Vô, vậy Vô minh và Vô niệm, có sự đồng nhất chăng?

Kính, vạn vấn.

Hề hề,

Đây là não trạng người chưa được khai thị. Khi bố thí cứ nghĩ phải có người nhận bố thí (hay vật thí hay quả phước). Nói thêm nữa thì cũng...không thay đổi được gì, hề hề.

Vô minh, nghĩa thông tục (ngôn ngữ thông tục hay công ước, ước lệ) là không sáng suốt; nhưng về nghĩa cứu cánh thì Vô Minh rốt ráo là do liễu tri mà gọi (Đọc Lăng Già Kinh). Vì vậy Thiền tông tuyên ngôn "Vô minh thực tánh tức Phật tánh".
Vô Niệm theo Lục tổ chỉ là chỗ tông chỉ. Tông chỉ là phương tiện để vào cửa...thuyền tôn khi phương tiện cũng đồng là cứu cánh.
Hai chữ Vô Minh, Vô Niệm có cùng chữ Vô nên nói theo ước lệ thì đều là phủ định. Phủ định khác biệt với phủ định là ở nơi chủ đề nhưng về bản tánh thì...nhất như vậy, hề hề

Hề hề, hội không?


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên