Chuyện bên lề

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43

Kính anh vodanhladanh !

Với ai khác ra sao thì em không biết, chứ với em thì rất ít khi nằm mơ, nhưng trong cơn mơ thì ý em nghĩ như thế nào thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế ấy, thí dụ như trong mơ em nghĩ rằng "đoạn đường này chắc là có kẻ gian", thì lập tức em phát hiện ra hắn, em chạy và nghĩ rằng hắn đang đuổi theo, quả thật, hắn đuổi theo, em nghĩ rằng mình phải bay lên mới được thì em liền bay lên,.........

Nghĩa là mọi chuyện xảy ra đúng y như thức tưởng của em, em tưởng cái gì thì chuyện đó xảy ra, đâu có khó khăn gì phải không anh ?! chuyện trong mơ mà, nó đâu có đòi hỏi phải logic đâu, không có định đề định lý gì trong mơ cả, không có gì hợp lý hay phi lý trong mơ cả, phải không anh ?!

Kính !
Chào bạn Thanh Trúc!
Cái ý nghĩ trong mơ ta được tự do hoàn toàn, vì chỉ là mơ mà, mơ đâu có thật. Đó là ảo tưởng.
Bây giờ vodanhladanh xin hỏi tiếp nhé:
-Có khi nào trong mơ Thanh Trúc thấy kẻ gian hiền lành lương thiện chưa?
-Có bao giờ Thanh Trúc thấy chạy lại thụt lùi chưa?
-Có bao giờ Thanh Trúc nhảy lên lại lọt vô vũng sình chưa.
Và giả thiết thêm rằng:
-Trong mơ có thấy quỉ sứ nào đẹp đẽ hiền lành chưa?
-Trong mơ có thấy cô tiên nào xấu xí độc ác chưa?
Vậy cái gì khiến Thanh Trúc thấy kẻ "gian" là gian, cái gì khiến Thanh Trúc thấy chạy là di chuyển đến phía trước, cái gì khiến Thanh Trúc thấy bay là lơ lửng trên không trung và hể quỉ là xấu, tiên là tốt....
Thực ra con người từ mới sinh đến 5 tuổi đã nhập vào đầu những thông tin cơ bản như nước thì mát, lửa thì nóng, đá thì cứng....và dần đến những thông tin tin ông kẹ thì dể sợ, cô tiên thì xinh đẹp hiền lành....các dạng thôn tin qui địnhnày từ vi tế đến phức tạp. Vodanh không nhớ rõ lắm nhưng lượng thông tin này khổng lồ, chiếm từ 50-90% thông tin mà con người nhập vào não trong cả cuộc đời. Những cái này vừa có lợi vừa có hại. Vì nếu không có những chương trình qui định như vậy, làm sao bạn vận động đi lại sinh hoạt được. Bạn có biết rằng chỉ 1 động tác bước đi 1 bước thôi thì thân-tâm bạn đã thực hiện kích hoạt một lượng thông tin khổng lồ không? Tại nó nằm ở dạng tiềm thức nên bạn không nhận ra.
Này nhé: chân phải như thế nào, tay phải như thế nào, tay chân phải phối hợp ra sao.
Chân trái phối hợp chân phải ra sao, tay trái phối hợp tay phải ra sao.
Cổ chân như thế nào, cổ chân chân trụ phối hợp với cổ chân chân lăn như thế nào.
Có sự tham gia của cơ quan tiền đình (thể vỏ ốc trong lổ tại) để cảm nhận sự cân bằng.
Mắt thu nhận hiện trường xung quanh.
Não thực hiện hàng loạt các thuật toán để giữ cơ thể thăng bằng, vì đi trên dốc khác với đi trên mặt phẳng.
Khi đi trên lốc thì giữa sự phối hợp của toàn bộ tay chân, giữa chân trái chân phải, tay trái tay phải đều thay đổi.
Tả sơ như vậy để Thanh Trúc hình dung thân tâm ta nó hoạt động phức tạp như thế nào.
Nó phức tạp hơn việc kiểm toán hoạt động của 1 công ty trong cả 1 năm.
Những cái này nằm trong tạng thức của ta.
Trong kinh có tả thời khắc trước khi đức Phật đạt chính quả, quỉ vương đưa ngài khắp thế giới, cho Ngài thấy đủ dục lạc để cám dổ Ngài, đó là hình ảnh ẩn dụ khi Ngài vượt thoát toàn bộ các ràng buộc các qui định này để hoàn toàn tự do.
Nếu bạn nói có thời khắc nào mà bạn hoàn toàn tự do, hoàn toàn kiểm soát, tức bạn sắp đạt toàn giác đấy, dù mắt nhắm hay mở.
Thân chào!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chào bạn Thanh Trúc!
.........
Nếu bạn nói có thời khắc nào mà bạn hoàn toàn tự do, hoàn toàn kiểm soát, tức bạn sắp đạt toàn giác đấy, dù mắt nhắm hay mở.
Thân chào!

Kính bác Văn Học ! chúng con xin cáo lỗi vì đã lan man ra ngoài chủ đề (Thời gian và Không gian), sau này bác xem nội dung này đáng nên cắt ra di chuyển về đâu tuỳ bác định đoạt.

Kính anh vodanhladanh !

Em cảm thấy nghi ngờ điều anh nói vì :

_ Những vị tu sĩ lão luyện theo môn phái Yoga họ hoàn toàn làm chủ thân khẩu ý (mà anh gọi là kiểm soát), họ có một cơ thể "thép" ngăn ngừa mọi bệnh tật, thậm chí có thể ngưng thở một thời gian mà vẫn sống, khẩu thì khỏi nói vì họ ít nói chuyện, ý thì tuyệt vời, họ có thể tập trung tư tưởng 100% để nhập định. Như vậy theo anh, những vị tu sĩ này "sắp đạt toàn giác" chăng ? Nếu vậy chắc em phải xin passport qua Ấn độ tìm những tu sĩ Yoga để học đạo thôi, vì con đường đi đến toàn giác thật là đơn giản, chỉ cần "hoàn toàn kiểm soát" (thân và tâm ?) mà thôi.

Kính xin anh cho một lời giải thích.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43


Kính bác Văn Học ! chúng con xin cáo lỗi vì đã lan man ra ngoài chủ đề (Thời gian và Không gian), sau này bác xem nội dung này đáng nên cắt ra di chuyển về đâu tuỳ bác định đoạt.

Kính anh vodanhladanh !

Em cảm thấy nghi ngờ điều anh nói vì :

_ Những vị tu sĩ lão luyện theo môn phái Yoga họ hoàn toàn làm chủ thân khẩu ý (mà anh gọi là kiểm soát), họ có một cơ thể "thép" ngăn ngừa mọi bệnh tật, thậm chí có thể ngưng thở một thời gian mà vẫn sống, khẩu thì khỏi nói vì họ ít nói chuyện, ý thì tuyệt vời, họ có thể tập trung tư tưởng 100% để nhập định. Như vậy theo anh, những vị tu sĩ này "sắp đạt toàn giác" chăng ? Nếu vậy chắc em phải xin passport qua Ấn độ tìm những tu sĩ Yoga để học đạo thôi, vì con đường đi đến toàn giác thật là đơn giản, chỉ cần "hoàn toàn kiểm soát" (thân và tâm ?) mà thôi.

Kính xin anh cho một lời giải thích.

Chào bạn Thanh Trúc!
Trước khi vô vấn đề chính, vodanh xin lạm bàn các vấn đề phụ như sau:
-Thứ nhất vodanh chỉ bàn về Ý, tất cả tay, chân, cổ chân, mắt... chỉ là mượn bên ngoài tả bên trong, vì làm sao vodanh tả được cái ý như thế nào thì chân trái co lên, cái ý như thế nào thì tay phải đánh ra sau....trọn không tả được, và ngoài khả năng của vodanh, vodanh đành mượn bóng để tả trăng vậy. Dùng tay chân... để tả ý. Vậy vấn đề duy nhất là bàn về ý. Ở đây chẳng có thân hay khẩu gì cả. Vì thân và khẩu cũng từ ý mà ra, chỉ bàn ý là đủ. ( việc ngưng thở và cả tim ngừng đập thuộc về thân, nên cũng thuộc về ý)
-Ai nói các vị này có cơ thể "thép" ngăn ngừa mọi bệnh tật. Ai nói vậy? Bạn thấy họ nhịn ăn cả tuần mà vẩn khỏe, uống cả thuốc độc nữa cơ mà không sao. Ai nó các vị tập yoga có thể làm mọi trò? Tất cả những cái đó là hư vọng ảo tưởng.
Tôi kể ra vài câu chuyện mà bạn có thể tìm đọc để kiểm chứng. Bạn có nghe chuyện về một nhà Yoga nổi tiếng của Ấn Độ qua Mỹ biểu diển và chết vì kẹt xe chưa? Vị này có thể uống thuốc độc mà không sao, tất nhiên là biểu diển công khai, nhiều nhà khoa học đứng xem, có cả dùng máy móc để tránh gian lận như làm ảo thuật, việc vị này uống thuốc độc là có thật, việc vị này không sao là có thật, việc vị này có công năng đặc biệt là có thật. Thế nhưng sự thật là như thế nào? tại sao nói vị này chết vì kẹt xe.
Sự việc là như thế này, vị này có uống thuốc độc thật, nhưng công năng thật sự của vị này là ngăn chặn thuốc độc hấp thu qua đường ruột, sau một thời gian nhất định vị này phải ói ra, nếu không ói ra thì hậu quả như thế nào thì chẳng cần nói cũng rõ. Vì kẹt xe nên vị này chẳng ói ra kịp, và nhận lấy hậu quả. Vậy cái việc này là biểu diển mà thôi.
Câu chuyện thứ hai là có đoàn nhà báo Mỹ đi thăm các vị lạt mạ, họ thấy các vị này chỉ ăn một loại bánh gì đó cứng ngốc và khô ran, và ăn rất ít, uống rất ít, họ khen các vị lạt ma đúng là có cơ thể "thép". Nhưng sau đó lại có chuyện như thế này, các nhà báo mời vị lạt ma ăn thử 1 thanh socola, vừa ăn xong vị lạt ma đau bụng không chịu nổi...Các vị lat ma khen lại các nhà báo rằng, các vị thất tài giỏi vì ăn được cái thứ độc hại gọi là socola này. Vậy ai là người có cơ thể "thép"?
Sẵn tiện kể luôn cái vỏ gồng của người Miên, cơ thể như "thép" dao chặt không đứt, đánh không suy suyển và chũng không đau, đánh không biết mệt. Vậy có thật là "thép" không?
Ông nội vodanh từng học võ gồng, ông ngoại vodanh cũng từng học võ gồng. Ông ngoại vodanh bắt heo rừng như bắt gà, ông nội vodanh bị xe ngựa tông đứt dây buộc lưng (ngày xưa quần không có dây thun, cũng không có móc khóa) nhưng không hế hấn gì. Vậy ông nội ông ngoại vodanh có cơ thể thép chăng? Hai vị đều khuyên con cháu chớ học võ gồng, vì nó chỉ là thứ vay mượn, có vay có trả, khi đổ bệnh không thể cứu chữa. Bạn ông chú của vodanh cũng học võ gồng và thú nhận rằng, lúc đánh nhau thì chẳng sao, sau khi xả phép đau thấy mồ tổ. Nếu chưa đủ tin, Thanh Trúc có thể tìm đọc về các trận đấu võ đài ở miền Nam trước giải phóng, về các võ sỹ có võ gồng. Chẳng phải sau một xêri trận thắng oanh liệt họ lại biết mất không dấu tích một thời gian dài hay sao? Có phải vì khiêm tốn chăng, họ đi chạy chửa những tổn thương mà họ chịu trên võ đài đấy, lúc đấu bị đòn không hề hấn gì, nhưng sau khi xả phép đau như lóc thịt, đạu bệnh nát người ra.
Nếu Thanh Trúc vẩn chưa tin qua lời kể, qua chuyện lịch sử, vì Thanh Trúc nghỉ những võ sĩ có võ gồng lánh mặt vì lí do khác, vodanh vu khoát cho họ, vodanh xin giới thiệu một loại võ gồng tự nhiên (không do luyện bùa chú), loại này Thanh Trúc có thể tìm ngay trong thời đại này, và chẳng phải hiếm gặp. Đó là những người lao động nặng, những người bốc vác ở bến cảng hay nhà máy. Họ có thể lao động trong thời gian dài, có thể làm một khối công việc lớn, họ có thể mang vác rất nặng trong khi ăn uống chẳng lấy gì bổ dưỡng. Họ như những siêu nhân, việc mang vác một vật có trọng lượng gấp đôi cơ thể là chuyện hết sức bình thường. Vậy họ có cơ thể "thép" chăng? Không, khi vừa mấp mé 50 mươi tuổi, cơ thể họ rệu rả đổ ập xuống rất nhanh chóng.
( ở đây vodanh không nói đến những người luyện nội công, vì cái của họ bền vững chứ không vay mượn).
Vậy Thanh Trúc chớ vội tin về những cơ thể "thép" đó, họ có thể có vài công năng đặc biệt nhưng giới hạn trong cái công năng đó thôi, và cũng chẳng thoát được bệnh tật đâu.
---------------------------------------------------------------------------------
Bây giờ vodanh xin vô vấn đề chính, Thanh Trúc hiểu như thế nào là tập trung tư tưởng 100% để nhập định.
Tập trung là tập trung vô cái gì? Thanh Trúc có thể tìm trong kinh Phật ngài Cồ Đàm đã nói như thế nào về cách tu này, đó không phải là giải thoát, đó là sự cột chặt.
Họ đem toàn bộ năng lực của mình vào một ý niệm, họ cột chặt mình vào đó, vậy mà Thanh Trúc lại hiểu họ thoát khỏi niệm hoàn toàn. Thật sự thì họ thoát được nhiều niệm, nhưng lại cột chặt mình vào 1 niệm. Luyện yoga không dẩn đến giải thoát là điều rất rõ ràng trong câu " Ưng vô sở tại nhi sanh kì tâm".
Điều vodanhladanh nói có trong kinh Kim Cang đó nhé.
Thân chào bạn!

"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"
Hắc phong đính chánh !
 
Last edited by a moderator:

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính huynh phapchieumt !

Ấy da ! Điều huynh nói chỉ là cái mặt nạ, điều huynh muốn che giấu là : huynh chỉ còn thấy cõi đời nầy nó thực 20% thôi (Vô Học thì thấy thực 50%).

Vị nào THỰC thấy cuộc đời này chỉ THẬT 0%, ấy là bậc Đại Giác Ngộ, trong đó Thời gian và Không gian đều vô nghĩa (như thực chất của nó là KHÔNG).

Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, trăm năm, nghìn năm hay vô lượng kiếp cũng đồng như 1 sát na.

Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, núi Tu Di lớn mà chẳng lớn, hạt bụi nhỏ nhưng mà chẳng nhỏ.


Vì cùng là KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG, Đức Phật, Chư Đại Bồ tát độ vô lượng vô số chúng sinh, mà không thấy có chúng sinh nào được độ (Kinh Kim Cang).

Một pháp đã KHÔNG thì tất cả cũng KHÔNG, vì tất cả đều KHÔNG cho nên BÌNH ĐẲNG. Đây là Chân Lý Tuyệt Đối, mà tất cả những vị Phát Bồ Đề Tâm đều hướng đến. Hướng đến BÌNH ĐẲNG TUYỆT ĐỐI là chân chính phát Bồ Đề Tâm.

Kính !

Kính chào bác nguyenvanhoc!
Vodanh nghỉ mải vẩn chưa hiểu khái niệm thực bao nhiêu phần trăm.
Với 3 cái thấy này cái nào thực hơn, xin bác giải thích:
Cái thấy thứ 1: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là hình ảnh trên phim.
Cái thấy thứ 2, sau đó: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là lừa tình cảm chàng trai ( tất nhiên là phim)
Cái thấy thứ 3, ra khỏi rạp phim: vodanh thấy nữ diển viên đóng vai cô gái trên phim đang khóc nức nở vì bị người đời sỉ vả ( vì cô đóng quá thực, quá nhập vai nên người ta ghét luôn cả diển viên).
Vậy thì trong 3 cái thấy trên, cái nào thực nhất. Hay cả 3 đều là ảo. Hay cả 3 cùng thật?
Kính bác phân giải giúp.
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính chào bác nguyenvanhoc!
Vodanh nghỉ mải vẩn chưa hiểu khái niệm thực bao nhiêu phần trăm.
Với 3 cái thấy này cái nào thực hơn, xin bác giải thích:
Cái thấy thứ 1: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là hình ảnh trên phim.
Cái thấy thứ 2, sau đó: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là lừa tình cảm chàng trai ( tất nhiên là phim)
Cái thấy thứ 3, ra khỏi rạp phim: vodanh thấy nữ diển viên đóng vai cô gái trên phim đang khóc nức nở vì bị người đời sỉ vả ( vì cô đóng quá thực, quá nhập vai nên người ta ghét luôn cả diển viên).
Vậy thì trong 3 cái thấy trên, cái nào thực nhất. Hay cả 3 đều là ảo. Hay cả 3 cùng thật?
Kính bác phân giải giúp.

Kính bác Văn Học ! Con đã ôm cứng anh vodanhladanh rồi ! Bác gọi 113 kêu họ đem theo xe xúc, "cẩu" cả hai về Phòng Chat linh tinh dùm, chúng con khoái ở đó lắm !

Kính !
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Kính bác

Kính chào bác nguyenvanhoc!
Vodanh nghỉ mải vẩn chưa hiểu khái niệm thực bao nhiêu phần trăm.
Với 3 cái thấy này cái nào thực hơn, xin bác giải thích:
Cái thấy thứ 1: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là hình ảnh trên phim.
Cái thấy thứ 2, sau đó: vodanh thấy cô gái đang khóc nức nở kia chỉ là lừa tình cảm chàng trai ( tất nhiên là phim)
Cái thấy thứ 3, ra khỏi rạp phim: vodanh thấy nữ diển viên đóng vai cô gái trên phim đang khóc nức nở vì bị người đời sỉ vả ( vì cô đóng quá thực, quá nhập vai nên người ta ghét luôn cả diển viên).
Vậy thì trong 3 cái thấy trên, cái nào thực nhất. Hay cả 3 đều là ảo. Hay cả 3 cùng thật?
Kính bác phân giải giúp.
kính bác VODANHLDANH! Tôi yêu quí bác, điều này không thể không tin. chính vì bác đã nhận ra chỉ là rạp chiếu phim, hay là sân khấu diễn tuồng. cho nên muathularung mới quí và yêu bác. vậy thì chúng ta cứ ngồi xem, hay thì tiếp tục , dở thì tranh thủ ngủ giấc cho ngon. nhưng mà khốn thay phim trường holiut thường có đến ngàn diễn viên. kịch trường ở pháp có cả trăm diễn viên. mỗi mỗi đều xuất sắc mặc dù là làm theo ý đạo diễn...
nhưng ở đây thấy nhiều vai mà chỉ có một người diễn. lúc nào hợp với vai chính thì cũng tàm tạm. ngoài ra thì chỉ có buồn ngủ mà thôi.
hề hề mệt lắm rồi, mở màn hình ra mà thấy cứ xoay như chong chóng...
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính bác Văn Học ! Con đã ôm cứng anh vodanhladanh rồi ! Bác gọi 113 kêu họ đem theo xe xúc, "cẩu" cả hai về Phòng Chat linh tinh dùm, chúng con khoái ở đó lắm !

Kính !
Thật hết sức cảm ơn Hoàng Mai! Chân tình đến từng cọng tóc đấy!
Ngày xưa các vị chặt tay, đập gậy, đấm hết sức đau đớn để liễu ngộ ra thực tại của mình.
Nay Hoàng Mai chỉ ôm cứng và cẩu qua" đây" thì vodanh giật mình tỉnh mộng nhận lấy 1 duyên. Nếu ai quản lí diển đàn thì thấy mấy ngày nay vodanh trụ mãi trong này, vì vodanh cảm thấy còn 2 duyên chưa nhận được. Nay Hoàng Mai đã trao cho vodanh một duyên. Vodanh hoan hỷ nhận lấy! Duyên này chỉ ra rằng vodanh sẽ không bao giờ mơ nữa, mọi thứ đều là thật.
Cảm ơn Hoàng Mai!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính chào đạo hữu Trí Từ!
Có lần vodanh nói Trí Từ là tri kỉ của vodanh! vadanh đồ rằng tất cả mọi người đều cho rằng vodanh phương tiện mà nói thế.
Hôm nay vodanh sẽ nói ra rõ cái cớ vì sao. Vì Trí Từ trao cho vodanh cái duyên thứ 3.
Cái duyên này giúp vodanh thanh lọc tự thân.
Sự thể như thế này: Để tránh và tiết giảm sân si, vodanh nguyện rằng khi bàn 1 vấn đề về đạo, vodanh sẽ lùi ra xa mà quan sát, tách cái tôi khỏi cái tư tưởng-cái đạo, để tránh chấp kiến, vấn đề nào của đạo- tư tưởng đúng thì là đúng, sai thì là sai, không thể vì cái mình thích mình yêu mà là đảo điên đúng sai.
Lại nguyện rằng: khi nghe ai đó nói về tư tưởng-đạo, thì chỉ nghe đạo-tư tưởng mà người đó nói ra, không quan trọng người đó là ai, để không vì yêu ghét người đó là làm điên đảo đúng sai.

vodanh thực hiện điều này liên tục đã 4 năm, diển tiến rất tốt, rất hoàn hảo. Nhưng khoảng nửa năm nay, khi sân si lắng xuống nhiều, cái mũi của vodanh trở nên nhạy với mùi sân si cực kì, nhưng vấn đề không phải là nghe mùi sân si của người khác, vo danh nghe rõ cái mùi sân si của chính mình, nghe được cái nhịp thở của nó, rõ là nó đang lớn. Nhưng vấn đề là không biết nó sinh ra từ đâu, căn nguyên từ đâu? Bởi khó thấy cái lưng của mình lắm.
Một ngày vodanh sực nhận ra nó núp ở nơi nào, con chuột núp ở bàn Phật, hèn chi cứ nghe mùi nước đái chuột.
Khi vo danh tách cái tư tưởng-đạo ra khỏi mình, vodanh giám sát cái tôi của mình thật chặt, mắt không bao giờ rời, nhưng 1 phần cái bản ngã, 1 phần cái tôi chấp kiến phân thân ra núp trong chính cái đạo-tư tưởng. Nó núp ở đây, và lớn theo cái tư tưởng-đạo, đạo học càng phát triển thì nó càng lớn theo, thậm chí lớn nhanh hơn.
Vậy là tôi biết cái sân si ở đâu, con chuột núp nơi nào. Nhưng ném chuột bể đồ, làm sao đây? Ta không thể lục tung bàn Phật mà đuổi đánh chuột.
Lai nhớ lại câu chuyện người gác thành: người trong thành có kẻ tốt người xấu, người ngoài thành cũng có người tốt kẻ xấu, nhiệm vụ người gác thành là đối với người trong thành. Trước đây ta gác thành là không cho kẻ kẻ xấu vào thành, đón kẻ tốt vào thành. Nhưng ta nay phải thêm nhiệm vụ mới: kẻ xấu trong thành chỉ được đi ra không được đi vào. Bởi kẻ xấu giỏi lẩn vào thành nhất là những kẻ xấu sinh ra và lớn lên trong thành, nó biết đường đi nước trong thành và được cả người tốt lẫn kẻ xấu trong thành che dấu.
Vậy cho nên khi trao đổi trò chuyện, những chấp kiến của ta thản nhiên đi ra lại đi vào chỉ vì nó xuất phát từ chính tư tưởng suy nghĩ của ta. Lại nguy hiểm hơn khi những kẻ gian ngoài thành bắt chước ăn mặc giống y như kẻ gian trong thành. Cứ như thế kẻ gian trong thành ngày càng nhiều. Khi nghe những chấp kiến giống như ta, ta lại dể dàng đón nhận nó. Chấp kiến của ta ngày càng nhiều.
Nếu ta vô tình tuyên dương nó lại càng nguy hiểm hơn, lúc này người gác thành sẽ phải làm lính cho kẻ gian sai bảo.
Phải gia tăng quyền hạn cho người giử cổng thành mà : Thời thời cần phất thức.
Hy vọng người gác thành mới của vodanh làm cho vodanh lành thiện hơn.
Kính các đạo hữu ghé thăm! Điều này vodanh trộm thấy gần đây, chưa suy nghĩ kĩ càng chín chắn, chưa đối chiếu kinh sách nên chắc chắn có nhiều sai sót, mong các đạo hữu đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng và sửa chữa.
Trân Trọng!
 
P

phapchieumt

Guest
Kính chào đạo hữu Trí Từ!
Có lần vodanh nói Trí Từ là tri kỉ của vodanh! vadanh đồ rằng tất cả mọi người đều cho rằng vodanh phương tiện mà nói thế.
Hôm nay vodanh sẽ nói ra rõ cái cớ vì sao. Vì Trí Từ trao cho vodanh cái duyên thứ 3.
Cái duyên này giúp vodanh thanh lọc tự thân.
Sự thể như thế này: Để tránh và tiết giảm sân si, vodanh nguyện rằng khi bàn 1 vấn đề về đạo, vodanh sẽ lùi ra xa mà quan sát, tách cái tôi khỏi cái tư tưởng-cái đạo, để tránh chấp kiến, vấn đề nào của đạo- tư tưởng đúng thì là đúng, sai thì là sai, không thể vì cái mình thích mình yêu mà là đảo điên đúng sai.
Lại nguyện rằng: khi nghe ai đó nói về tư tưởng-đạo, thì chỉ nghe đạo-tư tưởng mà người đó nói ra, không quan trọng người đó là ai, để không vì yêu ghét người đó là làm điên đảo đúng sai.

vodanh thực hiện điều này liên tục đã 4 năm, diển tiến rất tốt, rất hoàn hảo. Nhưng khoảng nửa năm nay, khi sân si lắng xuống nhiều, cái mũi của vodanh trở nên nhạy với mùi sân si cực kì, nhưng vấn đề không phải là nghe mùi sân si của người khác, vo danh nghe rõ cái mùi sân si của chính mình, nghe được cái nhịp thở của nó, rõ là nó đang lớn. Nhưng vấn đề là không biết nó sinh ra từ đâu, căn nguyên từ đâu? Bởi khó thấy cái lưng của mình lắm.
Một ngày vodanh sực nhận ra nó núp ở nơi nào, con chuột núp ở bàn Phật, hèn chi cứ nghe mùi nước đái chuột.
Khi vo danh tách cái tư tưởng-đạo ra khỏi mình, vodanh giám sát cái tôi của mình thật chặt, mắt không bao giờ rời, nhưng 1 phần cái bản ngã, 1 phần cái tôi chấp kiến phân thân ra núp trong chính cái đạo-tư tưởng. Nó núp ở đây, và lớn theo cái tư tưởng-đạo, đạo học càng phát triển thì nó càng lớn theo, thậm chí lớn nhanh hơn.
Vậy là tôi biết cái sân si ở đâu, con chuột núp nơi nào. Nhưng ném chuột bể đồ, làm sao đây? Ta không thể lục tung bàn Phật mà đuổi đánh chuột.
Lai nhớ lại câu chuyện người gác thành: người trong thành có kẻ tốt người xấu, người ngoài thành cũng có người tốt kẻ xấu, nhiệm vụ người gác thành là đối với người trong thành. Trước đây ta gác thành là không cho kẻ kẻ xấu vào thành, đón kẻ tốt vào thành. Nhưng ta nay phải thêm nhiệm vụ mới: kẻ xấu trong thành chỉ được đi ra không được đi vào. Bởi kẻ xấu giỏi lẩn vào thành nhất là những kẻ xấu sinh ra và lớn lên trong thành, nó biết đường đi nước trong thành và được cả người tốt lẫn kẻ xấu trong thành che dấu.
Vậy cho nên khi trao đổi trò chuyện, những chấp kiến của ta thản nhiên đi ra lại đi vào chỉ vì nó xuất phát từ chính tư tưởng suy nghĩ của ta. Lại nguy hiểm hơn khi những kẻ gian ngoài thành bắt chước ăn mặc giống y như kẻ gian trong thành. Cứ như thế kẻ gian trong thành ngày càng nhiều. Khi nghe những chấp kiến giống như ta, ta lại dể dàng đón nhận nó. Chấp kiến của ta ngày càng nhiều.
Nếu ta vô tình tuyên dương nó lại càng nguy hiểm hơn, lúc này người gác thành sẽ phải làm lính cho kẻ gian sai bảo.
Phải gia tăng quyền hạn cho người giử cổng thành mà : Thời thời cần phất thức.
Hy vọng người gác thành mới của vodanh làm cho vodanh lành thiện hơn.
Kính các đạo hữu ghé thăm! Điều này vodanh trộm thấy gần đây, chưa suy nghĩ kĩ càng chín chắn, chưa đối chiếu kinh sách nên chắc chắn có nhiều sai sót, mong các đạo hữu đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng và sửa chữa.
Trân Trọng!

A di đà Phật!
Trong thành chắc có gì quý giá, hoặc có gì quá yêu thương nên cần phải có kẻ gác thành vì sợ nó mất, vì cố níu giữ. Trong thành chỉ có cát bụi thì có cần lính gác không vodanhladanh. Gác chi cho mệt vậy phải căng mắt ra mà theo dõi ngày đêm mất ăn mất ngủ, khổ sở trần ai như vậy bác. Bỏ những gì quý giá, bỏ những gì cần nắm giữ, bỏ những gì cần bảo vệ ra ngoài thành mặc cho kẻ gian nó lấy. Kẻ gian nó lấy thì kẻ gian thấy cái đó là quý giá, nhưng mình xem là cát bụi thì kẻ gian chỉ lấy cát bụi mà thôi. heeeeee.
A di đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
A di đà Phật!
Trong thành chắc có gì quý giá, hoặc có gì quá yêu thương nên cần phải có kẻ gác thành vì sợ nó mất, vì cố níu giữ. Trong thành chỉ có cát bụi thì có cần lính gác không vodanhladanh. Gác chi cho mệt vậy phải căng mắt ra mà theo dõi ngày đêm mất ăn mất ngủ, khổ sở trần ai như vậy bác. Bỏ những gì quý giá, bỏ những gì cần nắm giữ, bỏ những gì cần bảo vệ ra ngoài thành mặc cho kẻ gian nó lấy. Kẻ gian nó lấy thì kẻ gian thấy cái đó là quý giá, nhưng mình xem là cát bụi thì kẻ gian chỉ lấy cát bụi mà thôi. heeeeee.
A di đà Phật!

Vâng! Đã đạt đến như như nó khác.
Hoặc con đường của người tu theo lối khai mở nội thể như bác nó khác.
Còn vodanh đi từ cái sơ cơ đoạn trừ Tham Sân Si để thông tỏ rồi trì giới, quán sát. Tham Sân Si của vodanh còn đó sao dám nói như như vô vô.
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bác Văn học,

Minh định cho rằng đối với tư tưởng Đại Thừa mà nói thì đa phần sẽ là "đi mây về gió" với quảng đại quần chúng Phật tử.Đó là sự thực chứ không phải chỉ là sản phẩm thời đại như bác nói.Lý do là vì Đại Thừa nó đòi hỏi các Phật tử phải có một trình độ nhất định trong tu tập.Không thể bắt những Phật tử sơ cơ có thể chấp nhận ngay tư tưởng Đại Thừa được trong khi bản thân họ chưa đủ sức để lý giải.Ví dụ Bát Nhã Tâm Kinh chẳng hạn,ngay câu đầu có nói : Khi các Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật và chiếu kiến ngũ uẩn giai không ... Ở đây có thể thấy đó phải là các vị Bồ Tát,những người đã đạt đến tinh thần Ba La Mật thì mới có thể chiếu kiến ngũ uẩn được.Chỉ khi có sự giác ngộ nhất định thì mới có khả năng thấu triệt được chữ KHông của Bát Nhã...Cũng như trong Kinh Kim Cang vậy.Kinh Kim Cang dạy chúng ta cách chế ngự Tâm,Định Tâm và quán các Pháp là giả huyễn.Nhưng chúng ta muốn chế ngự Tâm,Định Tâm thì trước hết chúng ta phải hiểu,phải ngộ ra được sự giả huyễn của các Pháp đã rồi thì mới có thể chế ngự và Định Tâm được,còn không thì làm sao Định Tâm khi vẫn thấy các Pháp là thật,vẫn thấy cuộc đời là đẹp,là sung sướng,là hạnh phúc...

Cho nên việc tư tưởng Đại Thừa có vẻ như "hoang đường" đối với đa số Phật tử là ở trong mọi thời kỳ chứ không riêng gì thời nay.Chỉ khác là thời nay là thời của máy móc,của khoa học,của sự thực nghiệm cho nên nó mới càng mạnh hơn các thời kỳ khác mà thôi.
Kính chào đạo hữu Minh Định!
Riêng ý kiến khoa học ngày càng phát triển con người ngày càng không thấy sự huyễn giả của các pháp thì vodanh không đồng ý.
Theo vodanh khoa học càng phát triển thì càng thấy các pháp giả huyển, khoa học càng phát triển thì càng gần đạo Phật.
Khoa học không thể đi ra ngoài giáo lý Phật.
Kính!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chào đạo hữu Minh Định!
Riêng ý kiến khoa học ngày càng phát triển con người ngày càng không thấy sự huyễn giả của các pháp thì vodanh không đồng ý.
Theo vodanh khoa học càng phát triển thì càng thấy các pháp giả huyển, khoa học càng phát triển thì càng gần đạo Phật.
Khoa học không thể đi ra ngoài giáo lý Phật.
Kính!

Chào bạn vodanhladanh,

Ý kiến của bạn rất đúng,nhưng là đúng với một bộ phận người nào đó mà thôi,còn nhìn trên tổng thể thì đa phần con người cũng sẽ không thể tiếp xúc hoặc không quan tâm đến ý nghĩa của sự phát triển Khoa học,cái họ nhìn thấy ở khoa học chỉ là những ứng dụng của khoa học vào thực tế đời sống con người.Giống như cái máy tính chúng ta sử dụng nó hàng ngày nhưng có được bao nhiêu người biết nguyên lý vận hành của nó,họ đâu cần biết các số 010101 có ý nghĩa gì,cái họ quan tâm chỉ là mở máy tính lên và làm những gì họ muốn mà thôi.

Cho nên cái bạn muốn nói là bản chất của Khoa học,còn cái minh định muốn nói đến là sự tác động của Khoa học đối với con người.Như hồi chúng ta còn bé,chúng ta thường đọc các truyện Cổ Tích,chúng ta thích thú và tin tưởng vào một Thế giới Thần Tiên,trong đó có những vị Thần,những Bà Tiên,những nàng Công Chúa...Nhưng trẻ con bây giờ thì ngược lại,chúng tiếp xúc với ti vi,máy tính từ rất sớm,tiếp xúc với những kỹ thuật hiện đại từ bé,đâu còn cái cảnh đêm Đông ngồi cạnh Bà để nghe Bà kể truyện Cổ Tích như thời của chúng ta...Đó là sự khác biệt vậy.

Thân.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn vodanhladanh,

Ý kiến của bạn rất đúng,nhưng là đúng với một bộ phận người nào đó mà thôi,còn nhìn trên tổng thể thì đa phần con người cũng sẽ không thể tiếp xúc hoặc không quan tâm đến ý nghĩa của sự phát triển Khoa học,cái họ nhìn thấy ở khoa học chỉ là những ứng dụng của khoa học vào thực tế đời sống con người.Giống như cái máy tính chúng ta sử dụng nó hàng ngày nhưng có được bao nhiêu người biết nguyên lý vận hành của nó,họ đâu cần biết các số 010101 có ý nghĩa gì,cái họ quan tâm chỉ là mở máy tính lên và làm những gì họ muốn mà thôi.

Cho nên cái bạn muốn nói là bản chất của Khoa học,còn cái minh định muốn nói đến là sự tác động của Khoa học đối với con người.Như hồi chúng ta còn bé,chúng ta thường đọc các truyện Cổ Tích,chúng ta thích thú và tin tưởng vào một Thế giới Thần Tiên,trong đó có những vị Thần,những Bà Tiên,những nàng Công Chúa...Nhưng trẻ con bây giờ thì ngược lại,chúng tiếp xúc với ti vi,máy tính từ rất sớm,tiếp xúc với những kỹ thuật hiện đại từ bé,đâu còn cái cảnh đêm Đông ngồi cạnh Bà để nghe Bà kể truyện Cổ Tích như thời của chúng ta...Đó là sự khác biệt vậy.

Thân.

Chào bạn minhđịnh!
Đúng là con nít bây giờ không sống với câu "chuyện cổ tích" ngày xưa, nhưng sẽ sống trong những câu chuyện cổ tích mình tự viết, bậy giờ họ nghỉ mình là blog, là một nhân vật trong game online, là những bức hình tự sướng, cố vẽ ra những câu chuyện thật lãng mạn ( có một anh có vợ con rồi nhưng để được lên sóng đã cùng một cô gái mù diển kịch lấy bao nước mắt người xem)...ngày xưa bạn bè gặp nhau nhìn mặt nhau, giờ nhìn màn hình iphone....ngày xưa những hình ảnh huyển hoặc chỉ gặp trong mơ, giờ với công nghệ laze có thể tạo ra hình ảnh không gian 3 chiều ngay trước mặt, hình ảnh động hẳn hoi...hồi bé tôi chơi game playstation phải có máy playstion, giờ chẳng cần máy playstion, có thể chùng chương trình giả lập để thế nó....ngày xưa chỉ trong mộng mới gặp thần tiên, giờ chỉ 1 viên "đá" gặp ai chẳng được.... nhỏ thì nuôi gà ảo, lớn chơi vàng ảo, tình ảo... Với người mê thì công nghệ không làm họ tỉnh, ''giấc mơ'' công nghệ đang ngày càng lớn dần, con người ngày càng phụ thuộc vào thế giới ảo do công nghệ tạo ra.
Đến 1 lúc chẳng còn phân biệt thực hay mơ!
Thân!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

_ Mặc dầu không được Admin và Thầy Viên Quang đồng ý xác lập Mod, nhưng đạo hữu phapchieumt vẫn vui vẻ, bình thường. Đây là sự bình tâm mà nhiều người trong chúng ta "nói được làm không được" !

_ Các bài viết của bạn khác, dù đồng thuận hay không, đ/h ấy cũng đều Thank cả (vì những bài hay thì ta học hỏi thêm, bài phản biện ta cũng được gợi ý để suy tư thêm) đây là một thái độ sáng suốt mà Ngọc Quế chưa làm được.

_ Nếu đ/h ấy là tín đồ đạo Cao Đài thì khi thảo luận với Trí Từ đã đứng về phía Trí Từ rồi, chứ không đứng cửa giữa. Vì đạo Cao Đài chủ trương lành thiện, chủ trương ăn chay.




Bác Ngọc Quế, có 3 cái này con thấy lạ khi Bác nhận định vậy,

- Làm Mod hay làm bất cứ chức danh gì ở diễn đàn Phât pháp mà nội quy nghiêm ngặt như ở diễn đàn này thì làm hay không làm không khác gì cả. Cho nên bác tán thán việc phapchieumnt vẫn vui vẻ bình thường gọi là bình tâm thì con thấy bác phiến diện ghê.

- Với ai con không rõ nhưng đối với con nút Thanks ở đây nếu con có click thì chỉ thể hiện 2 ý: Cám Ơn Đúng Nghĩa và Quan Tâm Bài Này ở mức độ cần bàn thêm. Cho nên nếu cho rằng cứ click nút Thanks là điều tốt thì nếu không trở ngại gì xin Ban Quản Trị cho thêm một nút gọi là Phản Đối vậy.

- "_ Nếu đ/h ấy là tín đồ đạo Cao Đài thì khi thảo luận với Trí Từ đã đứng về phía Trí Từ rồi, chứ không đứng cửa giữa. Vì đạo Cao Đài chủ trương lành thiện, chủ trương ăn chay."

Bác lấy điều này ra nói vậy có lẻ nào bác cho rằng con bên Cao Đài qua đây ? Bác cho rằng Phapchieumt đứng cửa giữa ? Vậy có lẻ với các lời nhận xét các thành viên thì khi họ thảo luận trao đổi, con thiết nghĩ bác cũng nên góp ý của Bác để cho phần sáng tỏ hơn.

Việc ăn chay con chia sẽ chỉ với 1 mục đích là khuyên người nên làm vậy mà khuyên với người hỏi, người cần tư vấn. Nhưng được các vị khác mổ xẻ ra đến mức độ ăn chay là điều cũng không nên gì cho lắm, rồi tự ý cho con chấp mà chẳng chỉ ra được con chấp cái gì.

Con xin được nói lên như vậy !!!
 
P

phapchieumt

Guest
Bác Ngọc Quế, có 3 cái này con thấy lạ khi Bác nhận định vậy,

- Làm Mod hay làm bất cứ chức danh gì ở diễn đàn Phât pháp mà nội quy nghiêm ngặt như ở diễn đàn này thì làm hay không làm không khác gì cả. Cho nên bác tán thán việc phapchieumnt vẫn vui vẻ bình thường gọi là bình tâm thì con thấy bác phiến diện ghê.

- Với ai con không rõ nhưng đối với con nút Thanks ở đây nếu con có click thì chỉ thể hiện 2 ý: Cám Ơn Đúng Nghĩa và Quan Tâm Bài Này ở mức độ cần bàn thêm. Cho nên nếu cho rằng cứ click nút Thanks là điều tốt thì nếu không trở ngại gì xin Ban Quản Trị cho thêm một nút gọi là Phản Đối vậy.

- "_ Nếu đ/h ấy là tín đồ đạo Cao Đài thì khi thảo luận với Trí Từ đã đứng về phía Trí Từ rồi, chứ không đứng cửa giữa. Vì đạo Cao Đài chủ trương lành thiện, chủ trương ăn chay."

Bác lấy điều này ra nói vậy có lẻ nào bác cho rằng con bên Cao Đài qua đây ? Bác cho rằng Phapchieumt đứng cửa giữa ? Vậy có lẻ với các lời nhận xét các thành viên thì khi họ thảo luận trao đổi, con thiết nghĩ bác cũng nên góp ý của Bác để cho phần sáng tỏ hơn.

Việc ăn chay con chia sẽ chỉ với 1 mục đích là khuyên người nên làm vậy mà khuyên với người hỏi, người cần tư vấn. Nhưng được các vị khác mổ xẻ ra đến mức độ ăn chay là điều cũng không nên gì cho lắm, rồi tự ý cho con chấp mà chẳng chỉ ra được con chấp cái gì.

Con xin được nói lên như vậy !!!
A di đà Phật!
Sao cái nút thanks nó nhiều chuyện quá vậy, vì nó mà muathularung va Tri Từ cứ thắc mắc. Hay là do cái thằng phapchieumt nó dở hơi nó gây ra nhiều chuyện ta. Vậy có cách gì mà xóa cái nút thanks của cái thằng dở hơi này cho nó không nhiều chuyện. Thế là xong. Mong Admin và BQT xóa cái nút thanks của phapchieumt.
A di đà Phật!
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Vị nào đã làm cho Cường "tỉnh giấc Nam Kha" vậy ? :eek:nion03:

Chủ đề đã di chuyển về Phật Học Tổng Quan, sao lại còn những chuyện linh tinh này nhỉ ?!

Thôi thì di chuyển ra Phòng Chat Linh Tinh cho đở nhức đầu thôi !

Kính chuyển !
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
A di đà Phật!
Sao cái nút thanks nó nhiều chuyện quá vậy, vì nó mà muathularung va Tri Từ cứ thắc mắc. Hay là do cái thằng phapchieumt nó dở hơi nó gây ra nhiều chuyện ta. Vậy có cách gì mà xóa cái nút thanks của cái thằng dở hơi này cho nó không nhiều chuyện. Thế là xong. Mong Admin và BQT xóa cái nút thanks của phapchieumt.
A di đà Phật!

Vì đã ở Phòng Chát Linh Tinh nên vodanh có thể tăng bác phapchieumt câu chuyên "Hạt thóc và con gà" của nhà văn Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại.
Tất nhiên nhà văn kể hay hơn vodanh nhiều. Vodanh chỉ nhớ ý.
Đại ý là như thế này! Có một nhà văn, chẳng hiểu sao lại bị tống vào nhà thương điên. Bệnh án ghi rõ là người này mắc chứng tâm thần phân liệt, tự huyễn mình là hạt thóc, vì vậy rất sợ con gà, hể nghe gà gáy là mặt cắt không còn giọt máu. Nhà văn được bệnh viện chăm sóc rất chu đáo, vì giám đốc bệnh viện cũng là người yêu thơ văn.
Sau một thời gian chữa trị, giám đốc mời nhà văn lên văn phòng chơi, nhà văn nói chuyện rất rành mạch lưu loát nên với tư cách là bác sĩ,giám đốc sau khi kiểm tra đóng cho nhà văn một cái mộc đỏ xác nhận bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Hết bệnh thì phải trả bệnh nhân về địa phương, cuộc chia tay thật lưu luyến vì giám đốc mất người bàn luận thơ văn.
Ấy thế mà nhà văn vừa đến công bệnh viện! Bông một con gà trống gáy: Ò ó O o o....
Nhà văn xanh xám mặt mày chạy bắn vô bệnh viện. Một lúc lâu sau mới tìm ra nhà văn đang núp ở gầm bàn, toàn thân run rẩy. Bác sỉ giám đốc ngạc nhiên hỏi:
-Chuyện gì làm anh sợ đến như vậy?
Nhà văn:
-Tại con gà nó gáy!
Bác sỉ hỏi:
-Thế anh là người hay hạt thóc?
Nhà văn:
-Tất nhiên tôi là người?
Bác sỉ:
-Là người thì tại sao lại sợ con gà?
Nhà văn trả lời:
-Thì tại con gà chứ sao? Tôi là người nhưng nó cứ nghỉ tôi là hạt thóc. Tôi là hạt thóc thì nó phải mổ. Vậy nên tôi sợ nó!!!

Bác phapchieumt ơi! là người thì phải cứ đứng cho gà mổ, chịu đau một tí đi. Nếu là hạt thóc sẽ bị nuốt mất tiêu, nếu là người dù đau kêu oai oái nhưng chẳng thể chết được. Nổi đau chứng tỏ ta tồn tại. Ừ mổ thì mổ đi, ta là người đấy!
Nếu bác tránh né thì gà càng nghỉ bác là hạt thóc đấy!
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính chào quý đạo hữu !

Chào các bạn trẻ, bây giờ chúng ta trở lại câu hỏi của bạn Hoàng Mai các bạn nhé !



Trước tiên Vô Học xin có mấy bức ảnh này, mời các bạn chiêm ngưởng, nếu có bạn nào nói dùm "những bức ảnh này muốn nói lên điều gì ?" thì quý hoá lắm :

1.
Durga_zpsjplha21b.jpg


Đây là bức tượng nữ thần Durga và 2 nhạc công (nơi tháp Chăm _ Nha Trang)

2.
phat%2054_zpsls0aul8r.jpg


3.
phat%2053_zpswtz5fclg.jpg


4.
phat%2052_zps6r6qcxlz.jpg


5.
phat%2051_zps7ujpoogw.jpg

Kính bác vanhoc!
vodanh xin trình bày ý kiến của mình được rõ hơn!
-Nữ thần tượng trưng cho cái đầy đủ, nhạc công tượng trưng cho cái riêng lẽ, nhưng dù là chơi nhạc hay múa, chơi nhạc cụ gì, trình độ ra sao thì đều có một điểm chung là năng lượng, phải có năng lượng mới có sự vận hành, dù là năng lương như thế nào, ít hay nhiều, đều là năng lượng. Sự vận hành là biểu hiện của năng lượng, hay vận hành là cái dụng của năng lượng. Không có năng lượng thì không có sự vận hành nào cả, dù là bất cứ dạng vận hành nào, từ cao đến thấp, từ thô đến vi tế.
-Các bức hình phật với các biểu hiện khác nhau, mức độ sáng khác nhau cho ta thấy rằng, điểm chung, cái quan tâm là ánh sáng, cái quan tâm là thức, là cái giác, là cái biết. Dù bất cứ cái biết nào, từ vô minh đến giác ngộ, từ thô đến vi tế, dù là thiên hay ác, dù là ít hay nhiều,.....hay là bất cứ khía cạnh nào khác, thì đều phải có cái thức, cái nhận biết cơ bản nào đó ẩn chứa bên trong, tạm gọi là cái biết cơ bản nguyên thủy, là cái biết chân thật không phân biệt. Ví như năng lương, dù là cơ năng, điện năng, hóa năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng sinh học....v..v...tất cả đều là năng lượng. Phải có cái biết chân thật làm nền bên trong thì mọi cái biết khác mới vận hành được, mặc dù cái biết bên ngoài che đậy cái biết chân thật bên trong, nhưng ta biết nó tồn tại. Sự tồn tại cái biết bên ngoài chứng tỏ sự tồn tại của cái biết bên trong. Ví như chiếc xe máy đang chạy, nó biểu hiện năng lượng bằng cơ năng mà sinh công vận chuyển, nhưng ta biết hể xe chạy tất có dùng năng lượng bên trong, có thể là xăng, năng lượng của xăng chứa trong năng lượng dạng hóa năng. Nếu ta đi sâu vào năng năng hóa năng này, thì cơ bản của hóa năng lại là "cơ năng", là năng lượng lực hút giữa các phân tử nguyên tử, nhưng cái "cơ năng" này vi tế hơn cái cơ năng thường thấy.
Cho nên ý thức dù là phiền não, tham sân si, hay các thần thông, hay các dạng nhận thức đặc biệt cao hơn cũng đồng là một dạng thức, là một cái biết có cái biết chân thật nguyên thủy ẩn chứa bên trong nâng đỡ. Nói cách khác mọi biểu hiện của tâm dù là thô hay vi thế, dù là ở tầng lớp nào, dù mạnh hay yếu, dù nhanh hay chậm đều đồng là phải có cái thức, cái biết chân thật nâng đỡ bên trong. Do đó nói phiền não tức bồ đề. Phiền não chỉ là 1 dạng biểu hiện của bồ đề. Là một dạng biểu hiện của tâm được cái gốc biết chân thật bồ đề bên trong nâng đỡ. Mọi biểu hiện của tâm đều có gốc là bồ đề.
Do đó nếu ta có vận động về tâm, có biểu hiện bên ngoài thì chứng tỏ ta có bồ đề tâm bên trong. Chẳng khi nào ta không có bồ để tâm bên trong.
Việc nhận ra bồ đề tâm trong ta, giống như ta nhận ra chiếc xe đang chở mình chạy cần có xăng vậy, nếu ta không nhận ra sự thật xe chạy bằng xăng thì hậu quả là xe sẽ dừng lại, cái xe thành vô dụng, dù là xe tốt như thế nào đi nữa. Nếu không nhận ra tâm ta vận hành nhờ bồ đề tâm, thì hậu quả là tâm ta sẽ thành vô dụng, dù là nó từng được rèn dũa công phu như thế nào.
Vậy tóm lại ý nghĩa của các hình này là: chẳng thể có định nghĩa chân tâm cụ thể, cũng như chẳng thể định nghĩa năng lượng là 1 cái gì cụ thể, bởi năng lượng có rất nhiều dạng biều hiện và biến chuyển không ngừng. Cái chân tâm cũng vậy, không thể cột nó nào một cái gì cụ thể, bởi nó có vô vàn biểu hiện và cũng biến chuyển không ngừng. Cho nên như như là một cách diển tả về nó. . Cho nên Như Lai là cái đến không có tận cùng. Ai nghĩ Như Lai là cái đến rốt ráo tận cùng là phỉ báng Phật, không đúng tinh thần Phật pháp.
Kính!
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác vanhoc!
vodanh xin trình bày ý kiến của mình được rõ hơn!
-Nữ thần tượng trưng cho cái đầy đủ, nhạc công tượng trưng cho cái riêng lẽ, nhưng dù là chơi nhạc hay múa, chơi nhạc cụ gì, trình độ ra sao thì đều có một điểm chung là năng lượng, phải có năng lượng mới có sự vận hành, dù là năng lương như thế nào, ít hay nhiều, đều là năng lượng. Sự vận hành là biểu hiện của năng lượng, hay vận hành là cái dụng của năng lượng. Không có năng lượng thì không có sự vận hành nào cả, dù là bất cứ dạng vận hành nào, từ cao đến thấp, từ thô đến vi tế.
-Các bức hình phật với các biểu hiện khác nhau, mức độ sáng khác nhau cho ta thấy rằng, điểm chung, cái quan tâm là ánh sáng, cái quan tâm là thức, là cái giác, là cái biết. Dù bất cứ cái biết nào, từ vô minh đến giác ngộ, từ thô đến vi tế, dù là thiên hay ác, dù là ít hay nhiều,.....hay là bất cứ khía cạnh nào khác, thì đều phải có cái thức, cái nhận biết cơ bản nào đó ẩn chứa bên trong, tạm gọi là cái biết cơ bản nguyên thủy, là cái biết chân thật không phân biệt. Ví như năng lương, dù là cơ năng, điện năng, hóa năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng sinh học....v..v...tất cả đều là năng lượng. Phải có cái biết chân thật làm nền bên trong thì mọi cái biết khác mới vận hành được, mặc dù cái biết bên ngoài che đậy cái biết chân thật bên trong, nhưng ta biết nó tồn tại. Sự tồn tại cái biết bên ngoài chứng tỏ sự tồn tại của cái biết bên trong. Ví như chiếc xe máy đang chạy, nó biểu hiện năng lượng bằng cơ năng mà sinh công vận chuyển, nhưng ta biết hể xe chạy tất có dùng năng lượng bên trong, có thể là xăng, năng lượng của xăng chứa trong năng lượng dạng hóa năng. Nếu ta đi sâu vào năng năng hóa năng này, thì cơ bản của hóa năng lại là "cơ năng", là năng lượng lực hút giữa các phân tử nguyên tử, nhưng cái "cơ năng" này vi tế hơn cái cơ năng thường thấy.
Cho nên ý thức dù là phiền não, tham sân si, hay các thần thông, hay các dạng nhận thức đặc biệt cao hơn cũng đồng là một dạng thức, là một cái biết có cái biết chân thật nguyên thủy ẩn chứa bên trong nâng đỡ. Nói cách khác mọi biểu hiện của tâm dù là thô hay vi thế, dù là ở tầng lớp nào, dù mạnh hay yếu, dù nhanh hay chậm đều đồng là phải có cái thức, cái biết chân thật nâng đỡ bên trong. Do đó nói phiền não tức bồ đề. Phiền não chỉ là 1 dạng biểu hiện của bồ đề. Là một dạng biểu hiện của tâm được cái gốc biết chân thật bồ đề bên trong nâng đỡ. Mọi biểu hiện của tâm đều có gốc là bồ đề.
Do đó nếu ta có vận động về tâm, có biểu hiện bên ngoài thì chứng tỏ ta có bồ đề tâm bên trong. Chẳng khi nào ta không có bồ để tâm bên trong.
Việc nhận ra bồ đề tâm trong ta, giống như ta nhận ra chiếc xe đang chở mình chạy cần có xăng vậy, nếu ta không nhận ra sự thật xe chạy bằng xăng thì hậu quả là xe sẽ dừng lại, cái xe thành vô dụng, dù là xe tốt như thế nào đi nữa. Nếu không nhận ra tâm ta vận hành nhờ bồ đề tâm, thì hậu quả là tâm ta sẽ thành vô dụng, dù là nó từng được rèn dũa công phu như thế nào.
Vậy tóm lại ý nghĩa của các hình này là: chẳng thể có định nghĩa chân tâm cụ thể, cũng như chẳng thể định nghĩa năng lượng là 1 cái gì cụ thể, bởi năng lượng có rất nhiều dạng biều hiện và biến chuyển không ngừng. Cái chân tâm cũng vậy, không thể cột nó nào một cái gì cụ thể, bởi nó có vô vàn biểu hiện và cũng biến chuyển không ngừng. Cho nên như như là một cách diển tả về nó. . Cho nên Như Lai là cái đến không có tận cùng. Ai nghĩ Như Lai là cái đến rốt ráo tận cùng là phỉ báng Phật, không đúng tinh thần Phật pháp.
Kính!

Kính anh vodanhladanh !

Sao ta lại bàn chuyện năng lượng ở đây nhỉ ? Nếu cần sao ta không mở một chủ đề nói về năng lượng ?

Ở bên kia anh đã có nhận xét : Có những chủ đề "không đi đến đâu".

Thì ở đây, chuyện triển khai chủ đề theo hướng "Thế trí biện thông" (mặc dầu chỉ thông có nửa vời) liệu có phải là một sai lầm lớn hay không ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên