V

Chuyện bên lề

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Xin phép bác Văn Học, Thầy vienquang6 cho Ngọc Quế di chuyển phần thừa. Vì có lẻ 2 vị thừa Từ Bi, nhưng Ngọc Quế thì không.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Thưa bác Văn học,

Như bác nói, con đường nhất thừa là giáo lý rốt ráo để chúng ta đạt đến giải thoát. Vậy Ng-Chiếu có câu hỏi này mong bác chỉ giúp ạ :

Nếu một người cứ bám chặt vào một con đường chẳng hạn: Tiểu thừa, Đại thừa thì người đó có thể đạt đến giải thoát hay không ? Hay có thể giải thoát nhưng phải gạt bỏ Chấp ? Và nếu bỏ chấp thì chính là con đường Nhất thừa ?

Mong Bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.
người có sức mạnh, cũng là một mũi tên và cây cung đó. nhưng bắn thủng nhiều mặt trống trong một mũi tên. riêng người non yếu dương cung đã không nổi thì nói làm chi, chỉ bàn chuyện cung tên nặng, nhẹ, đẹp ,xấu mà thôi. chẳng có thừa nào cả, chỉ có căn tính lợi độn khác nhau mà thôi. như khi qua sông , voi thì bước tận đáy mà qua sông. hươu nai thì vừa bơi vừa gọi là lội nhưng chân chưa chạm đất . còn vịt thì nổi bên trên. tuy rằng cả ba đều qua sông mà biết về dòng sông thì khác biệt. chỉ là mượn tạm lời chư tổ mà nói thôi . chứ cũng chẳng có dòng sông nào để vượt qua cả. đừng nhìn vào trần cảnh mà võ đoán , cho dù Thích Ca hiện hiện đều là không thật. thì cứ bám vào ngôn cú , hình ảnh làm chi cho nhọc lòng . mắt đã bị bệnh thì nhìn gì cũng chẳng đúng...
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính đạo hữu Nguyên Chiếu,
Đã tu thì phải gạt bỏ chấp,
Con đường tiểu thừa, và đại thừa hay nhất thừa, đều đưa tới giải thoát tức chứng đắc vô sinh. Nhưng đưa đến toàn giác thì chỉ có từ Đại thừa trở nên, trong đó từ Đại thừa đến Toàn giác thì quãng đường còn xa. Còn từ Nhât thừa tới toàn giác thì ngắn hơn.
Con đường tiểu thừa, hay đại thừa hay tối thượng thừa, nhất thừa nó thể hiện ở Tâm hành giả, thể hiện sự tu tập ở hành giả. Do sự lựa chọn của hành giả đạo hữu ơi.
Có người nói rằng pháp nào mà chẳng như nhau, đều đưa tới giải thoát nhưng không hẳn thế đâu. Ví dụ như không thể so sánh giữa thép Hòa Phát với thép Việt Nhật được. Thép nào mà chẳng là thép, nhưng chất lượng khác nhau đó.
Lựa chọn con đường hoàn toàn do duyên và do Tâm hành giả phát nguyện, thực hiện.
Kính chào đạo hữu hungmq!
Đúng là tu thì phải gạt bỏ chấp!
Nhưng cái chấp có nhiều dạng tồn tại theo cái mức tu tập của hành giả. Hành giả ở mức nào sẽ phải giải quyết chấp ở mức đó.
Ví như hành giả đang ở mức tu nhân thừa, họ đưa ra các tiêu chuẩn của một người tốt điển hình như tam luân ngũ thường, và nguyện sẽ thực hiện nó toàn vẹn. Cái phá chấp của họ là như thế này: họ nguyện sẽ thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức này đồng với tất cả mọi đối tượng, dù là người nghèo hay giàu họ cũng dùng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đối xử, dù gặp người sang hay hèn họ cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này đề đối xử, dù là người thân hay sơ họ cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đối xử, dù là chính họ hay người khác cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đánh giá. Sau khi họ thưc hiện được vấn đề dù là chính họ hay người khác, dù là thân hay sơ, dù địa vị người khác như tế nào đi nữa thì họ vẩn dùng đúng các tiêu chuẩn đạo đức đã định mà đối xử, đánh giá, họ sẽ cho rằng mình đã phá chấp hoàn toàn. Trong goc nhìn của họ thì họ đã phá chấp hoàn toàn. Nên ai nói họ chấp thì họ sẽ cực lực phản đối.
Với hungmq thì quân xử thần tử, thần bất tử bất trung có là chấp hay không?
Vậy nên thế nào là chấp còn phụ thuộc vào cấp độ nhận thức nữa.
Việc phá chấp là việc cần thực hiện không ngừng của hành giả, chứ không phải đạt cái gọi là vô ngả thì không còn chấp, nặng vô chấp vô, nặng hữu chấp hữu.
Cái ý của đạo hữu Chiếu Thanh là cứ đến 1 bước nào đó thì có cái chấp của bước đó, sau khi phá hết chấp trong bước đó sẽ tiến lên bước tiếp theo, lại phải phá chấp trong bước tiếp theo này để tiến lên bước nữa.
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
người có sức mạnh, cũng là một mũi tên và cây cung đó. nhưng bắn thủng nhiều mặt trống trong một mũi tên. riêng người non yếu dương cung đã không nổi thì nói làm chi, chỉ bàn chuyện cung tên nặng, nhẹ, đẹp ,xấu mà thôi. chẳng có thừa nào cả, chỉ có căn tính lợi độn khác nhau mà thôi. như khi qua sông , voi thì bước tận đáy mà qua sông. hươu nai thì vừa bơi vừa gọi là lội nhưng chân chưa chạm đất . còn vịt thì nổi bên trên. tuy rằng cả ba đều qua sông mà biết về dòng sông thì khác biệt. chỉ là mượn tạm lời chư tổ mà nói thôi . chứ cũng chẳng có dòng sông nào để vượt qua cả. đừng nhìn vào trần cảnh mà võ đoán , cho dù Thích Ca hiện hiện đều là không thật. thì cứ bám vào ngôn cú , hình ảnh làm chi cho nhọc lòng . mắt đã bị bệnh thì nhìn gì cũng chẳng đúng...

Kính bác nhãn đầu mùa!
Việc này cũng không tiêu cực như bác nghĩ đâu!
Cái ý chốt ở đây là phân biệt nhất thừa và các thừa khác.
Khi đưa ra một thừa nào đó với các lý thuyết của nó, thì phần hiển này là để hướng dẩn cho cái biết bên trong phát triển, tạm gọi là phát triển nội thức.
Khi cái nội thức, cái biết bên trong đã tròn đầy cái vỏ (cái hiển bên ngoài) thì nó phải cần 1 cái rộng lớn hơn, do đó cần một thừa mới cao hơn để tiếp tục phát triển nội thức, giống như thay cái chậu cây lớn hơn khi cây đã lớn, cái chậu bạn đầu là sự giúp đỡ hướng dẩn cây phát triển, khi cây đã quá lớn thì cái chậu cây là trở lực cho sự phát triển của cái cây.
Trong thực tiển, khi hành giả theo một thừa nào đó với các lý thuyết của nó, khi tâm hành giả đạt được tất cả các lý thuyết này, hành giả sẽ nghỉ mình đã đạt được "toàn bộ", nhưng thật sự là toàn bộ của lý thuyết trong thừa đó, nó chưa là Toàn Giác.
Việc tự mãn này là trở lực cho sự phát triển nội thức của hành giả đó, chỉ khi nào hành giả đó phát hiện ra cái biết của mình vẩn còn bé nhỏ thì hành giả đó mới có cơ hội phát triển tiếp nội thức của mình.
Chính vì lý do này mà nhất thừa ra đời. Nhằm cho hành giả thấy cái toàn cục mà không bám víu vào thừa nào, giúp cho sự phát triển nội thức của hành giả là liên tục.
Tuy nhiên việc phân chia các thừa cũng rất cần thiết, nó giúp cho hành giả biết nên tập trung vào phần nào hợp với căn cơ nội thức của mình.
Nói chung là như thế.
Nếu có cây nào mạnh mẽ, có thể trồng thẳng ra đồng mà không cần qua ươm chăm đặc biệt thì đâu cần vô chậu, nên chẳng quan tâm chậu lớn chậu bé, rể ra đến đâu thì tán ra đến đó, tuy nhiên đây là thiểu số. Và dù sao nếu được chăm nom kĩ càng vẩn tốt hơn.
Kính!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính chào đạo hữu hungmq!
Đúng là tu thì phải gạt bỏ chấp!
Nhưng cái chấp có nhiều dạng tồn tại theo cái mức tu tập của hành giả. Hành giả ở mức nào sẽ phải giải quyết chấp ở mức đó.
Ví như hành giả đang ở mức tu nhân thừa, họ đưa ra các tiêu chuẩn của một người tốt điển hình như tam luân ngũ thường, và nguyện sẽ thực hiện nó toàn vẹn. Cái phá chấp của họ là như thế này: họ nguyện sẽ thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức này đồng với tất cả mọi đối tượng, dù là người nghèo hay giàu họ cũng dùng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đối xử, dù gặp người sang hay hèn họ cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này đề đối xử, dù là người thân hay sơ họ cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đối xử, dù là chính họ hay người khác cũng dùng đúng các tiêu chuẩn này để đánh giá. Sau khi họ thưc hiện được vấn đề dù là chính họ hay người khác, dù là thân hay sơ, dù địa vị người khác như tế nào đi nữa thì họ vẩn dùng đúng các tiêu chuẩn đạo đức đã định mà đối xử, đánh giá, họ sẽ cho rằng mình đã phá chấp hoàn toàn. Trong goc nhìn của họ thì họ đã phá chấp hoàn toàn. Nên ai nói họ chấp thì họ sẽ cực lực phản đối.
Với hungmq thì quân xử thần tử, thần bất tử bất trung có là chấp hay không?
Vậy nên thế nào là chấp còn phụ thuộc vào cấp độ nhận thức nữa.
Việc phá chấp là việc cần thực hiện không ngừng của hành giả, chứ không phải đạt cái gọi là vô ngả thì không còn chấp, nặng vô chấp vô, nặng hữu chấp hữu.
Cái ý của đạo hữu Chiếu Thanh là cứ đến 1 bước nào đó thì có cái chấp của bước đó, sau khi phá hết chấp trong bước đó sẽ tiến lên bước tiếp theo, lại phải phá chấp trong bước tiếp theo này để tiến lên bước nữa.
Kính!

Hihi, cái đạo hữu nói theo đạo hữu Chiếu Thành không phải là chấp rồi, mà đó là của người ham học hỏi, sao gọi là chấp được.
Chấp ở đây theo ý mình nói là đừng để nặng lòng về điều gì cả. Haizzz tuy là gạt bỏ, nhưng nó luôn đeo đuổi ta vả lại thời buổi này cái chấp đó khó mà rời xa ta. Tuy nhiên tu (thừa nào thì thừa) thì phải không thể để cái chấp dù chấp có hay chấp không ảnh hưởng đường tu của ta được.
Nếu thực sự tới giải thoát.

Đức Phật có lời dạy thế này: Mọi thứ đều không tồn tại mãi, chỉ có thay đổi là tồn tại, hihi nên học tới cấp độ nào, thì cầm nắm, nhìn quan sát và cảm nhận rồi xong. Mọi thứ là tương đối thôi, buông xuống buông xuống hihi
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính bác VODANHLADANH

Kính bác nhãn đầu mùa!
Việc này cũng không tiêu cực như bác nghĩ đâu!
Cái ý chốt ở đây là phân biệt nhất thừa và các thừa khác.
Khi đưa ra một thừa nào đó với các lý thuyết của nó, thì phần hiển này là để hướng dẩn cho cái biết bên trong phát triển, tạm gọi là phát triển nội thức.
Khi cái nội thức, cái biết bên trong đã tròn đầy cái vỏ (cái hiển bên ngoài) thì nó phải cần 1 cái rộng lớn hơn, do đó cần một thừa mới cao hơn để tiếp tục phát triển nội thức, giống như thay cái chậu cây lớn hơn khi cây đã lớn, cái chậu bạn đầu là sự giúp đỡ hướng dẩn cây phát triển, khi cây đã quá lớn thì cái chậu cây là trở lực cho sự phát triển của cái cây.
Trong thực tiển, khi hành giả theo một thừa nào đó với các lý thuyết của nó, khi tâm hành giả đạt được tất cả các lý thuyết này, hành giả sẽ nghỉ mình đã đạt được "toàn bộ", nhưng thật sự là toàn bộ của lý thuyết trong thừa đó, nó chưa là Toàn Giác.
Việc tự mãn này là trở lực cho sự phát triển nội thức của hành giả đó, chỉ khi nào hành giả đó phát hiện ra cái biết của mình vẩn còn bé nhỏ thì hành giả đó mới có cơ hội phát triển tiếp nội thức của mình.
Chính vì lý do này mà nhất thừa ra đời. Nhằm cho hành giả thấy cái toàn cục mà không bám víu vào thừa nào, giúp cho sự phát triển nội thức của hành giả là liên tục.
Tuy nhiên việc phân chia các thừa cũng rất cần thiết, nó giúp cho hành giả biết nên tập trung vào phần nào hợp với căn cơ nội thức của mình.
Nói chung là như thế.
Nếu có cây nào mạnh mẽ, có thể trồng thẳng ra đồng mà không cần qua ươm chăm đặc biệt thì đâu cần vô chậu, nên chẳng quan tâm chậu lớn chậu bé, rể ra đến đâu thì tán ra đến đó, tuy nhiên đây là thiểu số. Và dù sao nếu được chăm nom kĩ càng vẩn tốt hơn.
Kính!
Thế gian nói vũ trụ là không cùng. đạo Phật nói tâm là rộng không bờ mé. vậy nếu cứ thay chậu hoài thì thay khi nào cho cùng khắp. nói học đạo , chứng đạo theo như mấy lâu nay hay bàn bạc , thì cũng chỉ là thay đổi chỗ ở khi thân xác này tan hoại. còn như biết là không chỗ nào không phải là chỗ ở của mình thì chứng cái gì, học cái gì. vốn nó đã thế từ vô thỉ, chỉ vì một niệm bất giác mà sanh luân hồi. vậy thì cứ nhận cái vốn là như thế, việc gì phải tạo ra bao nhiêu thứ như thế. ví dụ như đã là nước thì ở chỗ nào chẳng là nước. ở trong không khí thì nó là thể khí , ở trong cơ thể nó là máu, ở thân cây nó là nhựa...
chỉ cần thấy đúng như vậy là được và tin chắc không nghi ngờ. còn chuyện thừa này thừa kia chỉ là nói cho người thiếu chánh tín . riêng nói tu đã là không phải rồi. vì có gì để tu, có gì để thành. nếu cứ cố tạo tác thì cũng chỉ là thay chỗ ở mà thôi. ôi bàn đến việc này thì muôn thủa không hết . thôi cứ ai hiểu sao thì làm vậy. can thiệp vào việc của người đã là không hay rồi. nếu có gì xin mọi người lượng thứ.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn bác vanhoc đã chỉ ra Bát nạn, đây là cái mà vodanh cần học hỏi và ghi nhớ.
Đây là phần hết sức quan trọng mà vodanh sẽ luôn luôn ghi nhớ từ nay về sau.
Những vấn nạn của lục đạo cũng chỉ nằm trong bát nạn này. Vậy nên vodanh cũng không so sánh các cõi trong lục đạo với nhau nữa, mà chỉ quan tâm mình vướng những nạn nào trong bát nạn mới là cần thiết.
Kính bác!
Kính vodanhladanh !

Theo mình thì : Học hỏi _ Cần, Ghi nhớ _ khỏi.

Vì :

1/ mình không phải là giảng sư .
2/ Dễ sinh ra chướng ngại.
3/ Môi trường In tẹc nét bao la, vào Gu_gồ gõ là có.
...

nói thêm về nạn thứ 8. Có vị dịch là : Sinh trước Phật, sinh sau Phật. Có nghĩa là sinh ra rồi chết đi vào thời trước khi Phật thành Đạo_Chuyển Pháp Luân, hoặc sinh và chết thời Pháp Phật đã diệt tận.
Thật ra, nói rỏ ra là sinh già bệnh chết mà không biết gì về Đạo Phật, không biết sự hiện hửu của Đạo Phật, đó là nạn thứ 8. Ở Ấn Độ thời Phật tại thế, không phải ai củng biết Phật, không phải ai cũng biết Đức Phật đang hiện hửu trên cỏi trần. những người không biết ấy là mắc vào nạn thứ 8.
Cho nên, như chúng mình đây là hạnh phúc lắm rồi, đã thoát được 8 nạn, biết thoát khỏi thì nên ra sức dụng công, văn tư tu, tiến lên chứ không thụt lùi, đặng đền ơn Tam Bảo.

nguyện kim đắc quã thành bảo vương.
hườn độ như thị hằng sa chúng
tương thử thâm tâm phụng trần sát
thị tắc danh vi báo Phật ân.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Xin được hỏi và ý

Vì không được rõ lắm về lời giáo huấn của bác Văn Học, xin được đưa ra vài ý mong được giải đáp.
+ Nếu muốn sanh lên cõi trời thì ít ra cũng đã nhiều đời tu hành Phật Pháp mới lên được. vậy công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao. nếu thế nhân quả chỉ dừng lại ở chỗ thọ hưởng. còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ.
+ nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.
Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh.
nếu nói chỉ có khổ mới tu hành được. mà nỗi khổ trần gian không ngoài miếng cơm , manh áo, danh vọng , nhục , vinh... nhưng chủ yếu là lo cơm ăn áo mặc là chính mới sinh đủ thứ khổ. vậy mà không thể tu hành được nên mới xuất gia. xuất gia rồi thì cũng như lên trời, không phải lo cái khổ nạn cơm áo
Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn( khó thành )
Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...
Vì còn u mê nên mở lời mong được chỉ bày. đừng cho đây không phải chỗ thưa hỏi mà di chuyển nhé
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43

Kính vodanhladanh !

Theo mình thì : Học hỏi _ Cần, Ghi nhớ _ khỏi.

Vì :

1/ mình không phải là giảng sư .
2/ Dễ sinh ra chướng ngại.
3/ Môi trường In tẹc nét bao la, vào Gu_gồ gõ là có.
...

nói thêm về nạn thứ 8. Có vị dịch là : Sinh trước Phật, sinh sau Phật. Có nghĩa là sinh ra rồi chết đi vào thời trước khi Phật thành Đạo_Chuyển Pháp Luân, hoặc sinh và chết thời Pháp Phật đã diệt tận.
Thật ra, nói rỏ ra là sinh già bệnh chết mà không biết gì về Đạo Phật, không biết sự hiện hửu của Đạo Phật, đó là nạn thứ 8. Ở Ấn Độ thời Phật tại thế, không phải ai củng biết Phật, không phải ai cũng biết Đức Phật đang hiện hửu trên cỏi trần. những người không biết ấy là mắc vào nạn thứ 8.
Cho nên, như chúng mình đây là hạnh phúc lắm rồi, đã thoát được 8 nạn, biết thoát khỏi thì nên ra sức dụng công, văn tư tu, tiến lên chứ không thụt lùi, đặng đền ơn Tam Bảo.

nguyện kim đắc quã thành bảo vương.
hườn độ như thị hằng sa chúng
tương thử thâm tâm phụng trần sát
thị tắc danh vi báo Phật ân.
Kính đạo hữu Chiếu Thanh!
Đúng là ghi nhớ dể sinh chướng ngại, nhưng do vodanh chưa yên tâm lắm về mình, lúc này thì thấy rõ sung sướng quá mức là họa, nhưng khi được như "tiên" e rằng quên phén đi mất, nếu ghi được vào tầng sâu nhất để không bị xóa mới yên tâm.
Đạo hữu phân giải mối họa thứ 8 vodanh rất đồng tình, bởi Ấn Độ là nơi đạo Phật bắt đầu, nhưng người dân Ấn Độ phần lớn không gần Phật lắm, họ gần chư thiên hơn, hể ai có đuôi thì là thần khỉ, ai có vòi thì là thần voi.
Có một điều vodanh thấy nữa là nhiều nhánh tôn giáo khác nhau, tuy theo nhân thừa hay thiên thừa nhưng kinh điển của họ gần giống như tiểu thừa , đại thừa không khác mấy, chỉ khác là cách họ giải nghĩa và nhắm đến những khía cạnh mà họ yêu thích. Họ yêu thích tôn sùng thần thông hơn đạo giải thoát, hay yêu thích được hưởng phước báo hơn đạo giải thoát.

Chúc đạo hữu luôn an khang!
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...



Chào bạn nhãn đầu mùa !

Mặc dầu câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, nhưng Vô Học cũng xin cố gắng trong khả năng :

Khi hành giả được sinh Thiên thì "công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao ?"

_ Được sinh Thiên là kết quả "công phu tu hành" đó ! Sao bạn lại cho là mất ? Ví như bạn đem một bao quặng vàng đến lò luyện kim, người ta đưa lại cho bạn 1 chỉ vàng, thì đó là kết quả của 1 ngày cực khổ đào quặng, chứ nào có mất đi đâu. (Không lẻ bạn còn hỏi "cái bao đất đá của tôi đâu ?").

còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ ?.

_ Giả sử có vị tu hành chăm chỉ 40 năm, rồi sau đó phạm vào Khẩu Nghiệp (nói một câu mà tội rất nặng) thì vị ấy sẽ đi Địa Ngục bằng "thẻ VIP", công phu 40 năm tu hành của vị ấy không mất, nhưng phải chờ cho hành giả trả xong cái Ác Nghiệp (Khẩu Nghiệp) kia, thì mới phục hồi (restore) lại.

Chắc bạn còn nhớ chuyện "bị đoạ 500 kiếp làm thân chồn chỉ vì một câu nói : Bậc Đại tu hành không lạc vào Nhân Quả", đó là vị Tăng này chưa bài bác Nhân Quả, mà chỉ do hiểu sai mà thôi.

+ nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.

Câu này là bạn suy luận sai, câu chuyện không phiến diện như thế !

Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh ?.

"Tâm Cảnh bất nhị" bạn ơi !

Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn (khó thành) ?

Tuỳ căn cơ, với căn cơ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa thì xuất gia dễ thành tựu đạo nghiệp hơn.

Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...

Chắc bạn dư biết Phước đức và Công Đức khác nhau chứ ?! Cúng dường bố thí tiền tỉ chỉ như bỏ tiền vào "Ngân Hàng Địa Phủ" kiếp sau rút ra xài, chứ cái "thẻ" này không dùng (không có giá trị) trong "Không môn".

Vô Học có đọc trong "84 vị Thánh Tăng Ấn độ" có một vị vốn là "Vương tôn công tử" phát tâm tu Phật. Vị ấy không mang hình thức tu sĩ "đầu tròn áo vuông" mà đóng vai người "vô gia cư" xin vào làm tạp dịch trong Kỹ Viện để kiếm chén cơm sống qua ngày. Bạn cũng biết rồi đó Kỹ Viện (nhà thổ, động mãi dâm) thì rất ô hợp, những Tú Bà hay gái điếm thì đa phần không có ăn nói lịch sự với người làm công bao giờ. Ấy vậy mà nhân vật của chúng ta vẫn kiên trì phục dịch, thậm chí còn phải "đổ bô" cho quý cô nương chảnh choẹ nữa chứ, chuyện nghe mắng chửi vào đầu thì "như cơm bữa".

Công việc nhẫn nhục phi thường ấy chính là Công đức đó, nhẫn nhục phi thường thì mới đạt thành tựu phi thường chứ, nhờ vậy mà 12 năm sau vị ấy THÀNH ĐẠO.

Cám ơn lời giải thích như trận mưa rào đầu hạ, chỉ tiếc là cái váy từ thủa mẹ sinh chưa từng...
Lời nhất thừa của bác thì không thể nào tả xiết. chỉ xin được trích một đoạn của người xưa, xem có tâm đầu ý hợp hay không. chứ hoàn toàn không có ẩn ý. mong bác cứ triển khai, và sẽ giữ im lặng:
" Phàm chẳng phải trí thì chẳng biết cảnh, nếu chẳng có cảnh thì trí chẳng sanh. Trí
sanh là biết cảnh mà sanh, biết cảnh là do trí sanh mà biết. Trí sanh mà biết thì biết không
có cái bị biết (sở liễu). Biết cảnh mà sanh nên sanh không có cái hay sanh (năng sanh).
Sanh không có cái hay sanh, tuy trí mà chẳng phải có. Biết mà không có cái bị biết, tuy
cảnh mà chẳng phải không. Không tức chẳng không, có tức chẳng có, có không đều chiếu
cả hai thì diệu ngộ hiển nhiên. Như lửa được củi càng thêm cháy mạnh, củi dụ như cảnh
để phát sanh trí, lửa dụ cho diệu trí biết cảnh. Có lời rằng:
Đạt tánh không, chẳng trói buộc
Tuy duyên giả, không đắm trước
Hai cảnh có không đồng soi
Một tâm trung quán siêu vượt.
Nếu trí biết nơi cảnh tức là trí biết cảnh không, như mắt thấy hoa không là mắt biết
hoa không. Nếu trí biết nơi trí, tức là trí biết trí không, như mắt thấy con mắt không là
mắt biết mắt không. Trí tuy biết cảnh không và biết trí không, nhưng chẳng phải không
trí biết cảnh. Cảnh không trí vẫn có. Trí biết cảnh không và trí không, nên không có cảnh
nào trí chẳng biết, như con mắt biết hoa không và biết mắt không, nhưng chẳng phải
không biết có mắt thấy hoa. Hoa không mắt vẫn có. Mắt biết hoa không và mắt không
nên có hoa nào mà mắt chẳng biết.
Lại nữa, tất cả các pháp đều là nhân duyên giả dối, vì nhân duyên sanh nên đều
không tự tánh. Một pháp đã vậy, muôn pháp cũng vậy. Cảnh trí theo nhau thì đâu chẳng
lặng. Vì sao ? Vì pháp nhân duyên tánh không sai biệt. Nay đây ba cõi luân hồi, sáu
đường lên xuống, tịnh uế khổ lạc, phàm thánh sai khác đều do ba nghiệp, bốn nghi (Bốn
nghi là đi, đứng, nằm, ngồi.)sáu căn đối cảnh. Theo tình tạo nghiệp, quả báo chẳng đồng,
thiện thì hưởng lạc, ác thì thọ khổ. Cho nên kinh nói : “ Thiện ác là nhân, khổ lạc là quả ”.
Phải biết pháp không có tướng nhất định, tùy duyên tập hợp cấu thành, duyên chẳng phải
là có ngã, cho nên gọi là tánh không. Không nên chẳng phải khác, do đó muôn pháp đều
Như. Vì thế kinh nói : “Sắc tức là không, bốn ấm kia cũng vậy”. Như vậy, đâu riêng gì
loài phàm tục có duyên sanh, mà hàng tam thừa thánh quả cũng từ duyên có. Thế nên
kinh nói : “Phật chủng từ duyên khởi”. Do đó muôn cơ tụ hợp, người đạt thì không đâu
chẳng phải đạo tràng; sắc tượng vô biên, người ngộ rồi thì không có gì chẳng phải Bátnhã.
Cho nên kinh nói : “ Vì sắc vô biên nên biết Bát-nhã cũng vô biên”. Vì sao ? Vì cảnh
chẳng phải trí thì chẳng biết, trí chẳng phải cảnh thì chẳng sanh. Trí sanh thì biết cảnh mà
sanh, biết cảnh thì trí sanh mà biết. Trí sanh mà biết, biết không có cái bị biết (sở liễu).
Biết cảnh mà sanh, sanh không có cái hay sanh (năng sanh). Sanh không có cái hay sanh
thì nội trí lặng lặng. Biết không có cái bị biết thì ngoại cảnh như như. Như và lặng không
sai khác thì cảnh và trí hợp nhất, muôn lụy đều hết, diệu chỉ hãy còn. Cho nên kinh nói :
“Bát-nhã không biết mà không cái gì chẳng biết”. Như vậy diệu chỉ chẳng phải biết,
không biết mà biết vậy."
chúc bác mạnh khỏe
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Cám ơn lời giải thích như trận mưa rào đầu hạ, chỉ tiếc là cái váy từ thủa mẹ sinh chưa từng...
Lời nhất thừa của bác thì không thể nào tả xiết. chỉ xin được trích một đoạn của người xưa, xem có tâm đầu ý hợp hay không. chứ hoàn toàn không có ẩn ý. mong bác cứ triển khai, và sẽ giữ im lặng:
" Phàm chẳng phải trí thì chẳng biết cảnh, nếu chẳng có cảnh thì trí chẳng sanh. Trí
sanh là biết cảnh mà sanh, biết cảnh là do trí sanh mà biết. Trí sanh mà biết thì biết không
có cái bị biết (sở liễu). Biết cảnh mà sanh nên sanh không có cái hay sanh (năng sanh).
Sanh không có cái hay sanh, tuy trí mà chẳng phải có. Biết mà không có cái bị biết, tuy
cảnh mà chẳng phải không. Không tức chẳng không, có tức chẳng có, có không đều chiếu
cả hai thì diệu ngộ hiển nhiên. Như lửa được củi càng thêm cháy mạnh, củi dụ như cảnh
để phát sanh trí, lửa dụ cho diệu trí biết cảnh. Có lời rằng:
Đạt tánh không, chẳng trói buộc
Tuy duyên giả, không đắm trước
Hai cảnh có không đồng soi
Một tâm trung quán siêu vượt.
Nếu trí biết nơi cảnh tức là trí biết cảnh không, như mắt thấy hoa không là mắt biết
hoa không. Nếu trí biết nơi trí, tức là trí biết trí không, như mắt thấy con mắt không là
mắt biết mắt không. Trí tuy biết cảnh không và biết trí không, nhưng chẳng phải không
trí biết cảnh. Cảnh không trí vẫn có. Trí biết cảnh không và trí không, nên không có cảnh
nào trí chẳng biết, như con mắt biết hoa không và biết mắt không, nhưng chẳng phải
không biết có mắt thấy hoa. Hoa không mắt vẫn có. Mắt biết hoa không và mắt không
nên có hoa nào mà mắt chẳng biết.
Lại nữa, tất cả các pháp đều là nhân duyên giả dối, vì nhân duyên sanh nên đều
không tự tánh. Một pháp đã vậy, muôn pháp cũng vậy. Cảnh trí theo nhau thì đâu chẳng
lặng. Vì sao ? Vì pháp nhân duyên tánh không sai biệt. Nay đây ba cõi luân hồi, sáu
đường lên xuống, tịnh uế khổ lạc, phàm thánh sai khác đều do ba nghiệp, bốn nghi (Bốn
nghi là đi, đứng, nằm, ngồi.)sáu căn đối cảnh. Theo tình tạo nghiệp, quả báo chẳng đồng,
thiện thì hưởng lạc, ác thì thọ khổ. Cho nên kinh nói : “ Thiện ác là nhân, khổ lạc là quả ”.
Phải biết pháp không có tướng nhất định, tùy duyên tập hợp cấu thành, duyên chẳng phải
là có ngã, cho nên gọi là tánh không. Không nên chẳng phải khác, do đó muôn pháp đều
Như. Vì thế kinh nói : “Sắc tức là không, bốn ấm kia cũng vậy”. Như vậy, đâu riêng gì
loài phàm tục có duyên sanh, mà hàng tam thừa thánh quả cũng từ duyên có. Thế nên
kinh nói : “Phật chủng từ duyên khởi”. Do đó muôn cơ tụ hợp, người đạt thì không đâu
chẳng phải đạo tràng; sắc tượng vô biên, người ngộ rồi thì không có gì chẳng phải Bátnhã.
Cho nên kinh nói : “ Vì sắc vô biên nên biết Bát-nhã cũng vô biên”. Vì sao ? Vì cảnh
chẳng phải trí thì chẳng biết, trí chẳng phải cảnh thì chẳng sanh. Trí sanh thì biết cảnh mà
sanh, biết cảnh thì trí sanh mà biết. Trí sanh mà biết, biết không có cái bị biết (sở liễu).
Biết cảnh mà sanh, sanh không có cái hay sanh (năng sanh). Sanh không có cái hay sanh
thì nội trí lặng lặng. Biết không có cái bị biết thì ngoại cảnh như như. Như và lặng không
sai khác thì cảnh và trí hợp nhất, muôn lụy đều hết, diệu chỉ hãy còn. Cho nên kinh nói :
“Bát-nhã không biết mà không cái gì chẳng biết”. Như vậy diệu chỉ chẳng phải biết,
không biết mà biết vậy."
chúc bác mạnh khỏe

Chào bạn Nhãn đầu mùa,

Tóm tắt đơn giản lại bằng câu : Cái này có thì cái kia có...cái này sanh thì cái kia sanh ... Mọi sự vật từ Phàm đến Thánh há chẳng đều có sự tương hỗ với nhau hay sao ? Đức Phật đã chẳng phải nhắc chúng ta rằng chẳng có cái gì có thể đứng riêng lẻ,tồn tại một mình được cả hay sao ? ... Tất cả đều có liên quan đến nhau mà thôi,cho nên bác Nguyenvanhoc nói Tâm và Cảnh chẳng phải là 2 là vậy.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Nhãn đầu mùa,

Tóm tắt đơn giản lại bằng câu : Cái này có thì cái kia có...cái này sanh thì cái kia sanh ... Mọi sự vật từ Phàm đến Thánh há chẳng đều có sự tương hỗ với nhau hay sao ? Đức Phật đã chẳng phải nhắc chúng ta rằng chẳng có cái gì có thể đứng riêng lẻ,tồn tại một mình được cả hay sao ? ... Tất cả đều có liên quan đến nhau mà thôi,cho nên bác Nguyenvanhoc nói Tâm và Cảnh chẳng phải là 2 là vậy.
Thân chào đạo hữu minhđịnh!
Tuy cùng nói 1 câu: Tâm và Cảnh chẳng phải là 2. Nhưng cái bác vanhoc nóicái của nhãn đầu mùa nói giống nhưng chẳng giống.
Cái bác vanhoc nói mọi người đã bàn nhiều, vodanh chỉ nói về cái bác nhãn đầu mùa nói, nhưng cũng chỉ là trợt trợt ngoài da, vì cái này là điểm mù của vodanh rồi.
Trở lại câu: Đức Phật đã chẳng phải nhắc chúng ta rằng chẳng có cái gì có thể đứng riêng lẻ,tồn tại một mình được cả hay sao ?
Vậy thì cái bản thể, cái chủ nhân ông, "cốt lỏi của sự biết" bấy lâu nay ta bình luận có thể đứng riêng lẻ, tồn tại một mình được hay sao? Hay nó cũng là duyên hợp của sát na hay là duyên hợp của cái tạo ra sát na? ta không kiểm chứng được nó là duyên hợp của cái gì, là sát na hay cái tạo ra sát na, nhưng nó là sự tồn tại, là 1 pháp, nên nó đồng là cảnh. Vậy nên mới nói Trí và Cảnh chẳng 2.
Các nhà khoa học về máy tính cũng mường tượng rằng đến 1 ngày định mệnh nào đó, vì cơ duyên nào đó mà những dòng lệnh, những mã lệnh duyên hợp với nhau mà hệ thống máy tính bổng nhiên thức giấc, nó có được trí tuệ nhân tạo, nó suy nghĩ hoàn toàn độc lập, có khả năng tự tư duy, trí tuệ tự phát triển độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng của con người về mặt nhận thức.
Hãy xem đoạn văn mà nhãn đầu mùa đưa ra là một sự tả lại chứ đừng xem đó là 1 hệ thống lý luận, mặc dù khi đọc ta thấy y như toàn là lý luận. Vì từ ngữ không diển tả nổi nên lấy 2 cái Trí và Cảnh lật qua lật lại liên tục để gợi mở, cái cốt lõi là khơi gợi. Nếu ai đọc đoạn văn này mà cho rằng đây là lý luận thì như húc đầu vào hư không.
Thân chào bạn!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Thân chào đạo hữu minhđịnh!
Tuy cùng nói 1 câu: Tâm và Cảnh chẳng phải là 2. Nhưng cái bác vanhoc nóicái của nhãn đầu mùa nói giống nhưng chẳng giống.
Cái bác vanhoc nói mọi người đã bàn nhiều, vodanh chỉ nói về cái bác nhãn đầu mùa nói, nhưng cũng chỉ là trợt trợt ngoài da, vì cái này là điểm mù của vodanh rồi.
Trở lại câu: Đức Phật đã chẳng phải nhắc chúng ta rằng chẳng có cái gì có thể đứng riêng lẻ,tồn tại một mình được cả hay sao ?
Vậy thì cái bản thể, cái chủ nhân ông, "cốt lỏi của sự biết" bấy lâu nay ta bình luận có thể đứng riêng lẻ, tồn tại một mình được hay sao? Hay nó cũng là duyên hợp của sát na hay là duyên hợp của cái tạo ra sát na? ta không kiểm chứng được nó là duyên hợp của cái gì, là sát na hay cái tạo ra sát na, nhưng nó là sự tồn tại, là 1 pháp, nên nó đồng là cảnh. Vậy nên mới nói Trí và Cảnh chẳng 2.
Các nhà khoa học về máy tính cũng mường tượng rằng đến 1 ngày định mệnh nào đó, vì cơ duyên nào đó mà những dòng lệnh, những mã lệnh duyên hợp với nhau mà hệ thống máy tính bổng nhiên thức giấc, nó có được trí tuệ nhân tạo, nó suy nghĩ hoàn toàn độc lập, có khả năng tự tư duy, trí tuệ tự phát triển độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng của con người về mặt nhận thức.
Hãy xem đoạn văn mà nhãn đầu mùa đưa ra là một sự tả lại chứ đừng xem đó là 1 hệ thống lý luận, mặc dù khi đọc ta thấy y như toàn là lý luận. Vì từ ngữ không diển tả nổi nên lấy 2 cái Trí và Cảnh lật qua lật lại liên tục để gợi mở, cái cốt lõi là khơi gợi. Nếu ai đọc đoạn văn này mà cho rằng đây là lý luận thì như húc đầu vào hư không.
Thân chào bạn!

Chào bạn Vodanhladanh,

Quả thật như bạn nói,nếu đọc đoạn văn này mà căng óc để suy nghĩ,tìm hiểu theo từng từ thì rất nhức đầu,mà thực ra cái mà đoạn văn diễn đạt lại có thể chỉ tóm gọn bằng một câu "Cái này có thì cái kia có ... " mà thôi.Đây là điển hình về lối hành văn của Đại Thừa,nó luôn làm chúng ta phải vất vả để suy nghĩ trong khi có thể diễn tả bằng sự đơn giản và dễ hiểu.Nếu như bạn đã đọc cuốn sách "Nắng và Hoa" của Giáo sư Cao Huy Thuần(ông cũng là một Phật tử),trong đó ông chỉ cho ta rất rõ sự khác biệt về câu từ,ngôn ngữ giữa Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thông qua cuốn Kinh 42 bài(Tứ Thập Nhị chương Kinh).Việc lồng những từ "chuyên môn",những câu văn mang hơi hướng "Thiền" vào các bài Kinh là nét tiêu biểu của Đại Thừa,nhất là với các cuốn Kinh được dịch sang tiếng Hán.

Ở đây minh định không bàn tính đúng sai của nó,mà minh định chỉ muốn nhấn mạnh đến yếu tố "đơn giản hóa" mà thôi.Đôi khi chúng ta cứ thích diễn đạt một vấn đề cho nó có vẻ khó hiểu,cao siêu,rắc rối trong khi thực tế ta có thể nói một cách giản dị và dễ hiểu hơn.

Điều này vừa có lợi cho mình mà cũng có lợi cho người nữa.Chúng ta đừng nên tạo ra "sở tri chướng" cho chính mình.

Thân.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Vodanhladanh,

Quả thật như bạn nói,nếu đọc đoạn văn này mà căng óc để suy nghĩ,tìm hiểu theo từng từ thì rất nhức đầu,mà thực ra cái mà đoạn văn diễn đạt lại có thể chỉ tóm gọn bằng một câu "Cái này có thì cái kia có ... " mà thôi.Đây là điển hình về lối hành văn của Đại Thừa,nó luôn làm chúng ta phải vất vả để suy nghĩ trong khi có thể diễn tả bằng sự đơn giản và dễ hiểu.Nếu như bạn đã đọc cuốn sách "Nắng và Hoa" của Giáo sư Cao Huy Thuần(ông cũng là một Phật tử),trong đó ông chỉ cho ta rất rõ sự khác biệt về câu từ,ngôn ngữ giữa Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thông qua cuốn Kinh 42 bài(Tứ Thập Nhị chương Kinh).Việc lồng những từ "chuyên môn",những câu văn mang hơi hướng "Thiền" vào các bài Kinh là nét tiêu biểu của Đại Thừa,nhất là với các cuốn Kinh được dịch sang tiếng Hán.

Ở đây minh định không bàn tính đúng sai của nó,mà minh định chỉ muốn nhấn mạnh đến yếu tố "đơn giản hóa" mà thôi.Đôi khi chúng ta cứ thích diễn đạt một vấn đề cho nó có vẻ khó hiểu,cao siêu,rắc rối trong khi thực tế ta có thể nói một cách giản dị và dễ hiểu hơn.

Điều này vừa có lợi cho mình mà cũng có lợi cho người nữa.Chúng ta đừng nên tạo ra "sở tri chướng" cho chính mình.

Thân.
Thân chào đạo hữu Minh Định!
vodanh khi đọc sách viết theo phong cách hiện đại của các nhà nghiên cứu thì vấn đề được trình bày một cách rõ ràng thứ lớp, là 1 ưu điểm, và phù hợp với thế hệ chúng ta, thế hệ chịu ảnh hưởng Tây học rõ nét. Khi đọc sách của các vị "xưa" thì đúng là thật rườm rà, khi hiểu thì ta thấy nó đơn giản. tuy nhiên không phải vị "xưa" nào cũng muốn rườm rà đâu.
vodanh đưa ra vài lí do để đạo hữu thông cảm hơn cho người xưa:
-Kinh-sách thường có 2 loại: một là phân tích trình bày vấn đề, hai là khơi gợi vấn đề. Với cách phân tích để trình bày thì có thể viết về vấn đề một cách rõ ràng thứ lớp. Với cách khơi gợi vấn đề thì buộc phải lặp lại nhiều lần, cứ lặp đi lặp lại.
Nếu vấn đề nằm trong phạm vi ta đã biết, chỉ sử dụng những khái niệm ta đã biết thì cách phân tích trình bày thể hiện được ưu điểm của mình.
Nếu vấn đề là 1 khái niệm mới, một lĩnh vực mới thì cách phân tích trình bày không khả dụng mấy, khi chưa có cái hình dung tổng thể về con voi thì việc đi vào phân tích chi tiết chỉ làm rối thêm.
Ví dụ tiêu biểu là cuốn Đạo Đức Kinh hoặc kinh Balamat chân kinh. Chẳng phải là hết sức cô đọng, nhưng vẩn lặp đi lặp lại hoài hoài sao, vì đây là viết theo lối gợi mở.
Khi đề cập đến những vấn đề ngoài khả năng nhận thức của đối tượng đọc thì buộc phải dùng cách khơi gợi mà thôi, khi đối tượng hiều rồi thì phì cười, có 1 việc mà nói đi nói lại hoài. Nếu đối tượng này khi trình bày cho người khác thì sẽ hiều ngay tại sao phải nói lòng vòng.
-Người xưa khi trình bày lặp đi lặp lại còn có chủ ý khác, đó là họ muốn nhắc đến việc vấn đề này tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhiều vị trí khác nhau, nhiều cách thể hiện khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau...
Vậy nên phải hiểu việc viết lặp đi lặp lại là có chủ ý tích cực, không phải để khoe khang.
Kính!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Reputation: 100%
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Con có đọc đoạn văn bản này của Đại Đức Rahula trong quyển "Đức Phật đã dạy những gì ?" :

Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:

Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).
Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).
Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].




Trí Từ xin giơ tay phát biểu.

Xin cho Trí Từ được hỏi, vì Trí Từ hiểu như sau về 4 dòng này:

Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).

- 2 dòng này Trí Từ thấy nó cùng 1 ý nghĩa phải không các vị ? Sinh và Có là khác nhau hay sao mà phải chia thành 2 câu như vậy ? Vì Trí Từ hiểu nó đều là biểu hiện của sự xuất hiện và từ Sinh nó là Hán văn phải không ?

Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).

- Câu này thì không hiểu luôn. Vì Trí Từ thấy là cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không.

Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].

- Cái này thì hiểu rồi.
Theo Trí Từ biết thì chỉ có 2 câu:
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt

Đây là thuyết lý duyên sinh trong nhà Phật phải không nhỉ !. Đọc 4 câu này hoang man ghê. Xin các vị giúp cho Trí Từ hiểu thêm với .
Cám ơn nhiều !
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43

Trí Từ xin giơ tay phát biểu.

Xin cho Trí Từ được hỏi, vì Trí Từ hiểu như sau về 4 dòng này:

Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).

- 2 dòng này Trí Từ thấy nó cùng 1 ý nghĩa phải không các vị ? Sinh và Có là khác nhau hay sao mà phải chia thành 2 câu như vậy ? Vì Trí Từ hiểu nó đều là biểu hiện của sự xuất hiện và từ Sinh nó là Hán văn phải không ?

Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).

- Câu này thì không hiểu luôn. Vì Trí Từ thấy là cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không.

Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].

- Cái này thì hiểu rồi.
Theo Trí Từ biết thì chỉ có 2 câu:
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt

Đây là thuyết lý duyên sinh trong nhà Phật phải không nhỉ !. Đọc 4 câu này hoang man ghê. Xin các vị giúp cho Trí Từ hiểu thêm với .
Cám ơn nhiều !

Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).

- Câu này thì không hiểu luôn. Vì Trí Từ thấy là cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không.
:heocon62: té xỉu, câu hỏi khó quá, bó tay.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Reputation: 100%
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).

- Câu này thì không hiểu luôn. Vì Trí Từ thấy là cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không.
:heocon62: té xỉu, câu hỏi khó quá, bó tay.

Là sao vodanh, Trí Từ không hiểu câu này : Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti). cho nên hỏi là tại sao nói vậy đó mà
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính các tiền-bối !
- Câu này thì không hiểu luôn. Vì Trí Từ thấy là cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không.
Thưa ! xin phép nhị vị tiền-bối cho bangtam củng được góp ý 1 chút xíu là : Nếu muốn biết cái gì đó đã là Không mà biết cái khác cũng là Không thì cái biết Không, phải không phải là Không, rồi thì cái gì đó đã là không cũng sẽ biết cái khác cũng là Không mà.


Kính
bangtam
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Reputation: 63%
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Là sao vodanh, Trí Từ không hiểu câu này : Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti). cho nên hỏi là tại sao nói vậy đó mà
Câu: "Cái này không , thì cái kia không" có thể sẽ có nhiều người đưa ra nhiều cách hiều, có thể ta thấy trong số đó có vẻ hợp lý, khi đọc ta có vẻ hiểu hiểu, chính vodanh cũng nghỉ mình có vẻ hiều hiểu.
Nhưng khi đọc câu hỏi của Trí Từ: " cái gì đó đã là KHÔNG rồi thì chúng ta làm sao biết nó là Không có mà biết cái khác cũng là Không?" thì thấy cái vẻ hiểu hiểu của mình bị bắn tan xác. Thật cảm ơn vì câu hỏi này của Trí Từ. Câu hỏi của Trí Từ như lật ngược cái thuyền vậy.
Thật là một câu hỏi làm tỉnh ngủ !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính các tiền-bối !
Chữ "Cái này" mà Đức Phật dạy có phải là chỉ cho cái Tình nơi mình không các tiền-bối ?

Cái này Có thì cái kia Có

Cái này Không thì cái kia Không

Cái này Sanh thì cái kia Sanh

Cái này Diệt thì cái kia Diệt.

______________________________
Cái tình Có thì cái kia Có

Cái tình Không thì cái kia Không
Cái tình Sanh thì cái kia Sanh

Cái tình Diệt thì cái kia Diệt.
Thưa, bangtam suy ra như vậy thì mới thấy cái Có, Không, Sanh, Diệt rộng lớn cùng đồng 1 thể (Biết, Tâm, Tính v.v...) nơi mình nhưng không biết chắc có đúng không nên kính mong được chì dạy thêm.


Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top