Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


TH rất ngưỡng mộ Bác Văn Học! Một hành giả đã đạt đến cái sâu sắc của việc tu học Phật Pháp.

Xin mượn ý của Bác trong câu nói này:

" Vạn nẽo đường phù sa, cũng chính là vạn nẽo về Phật đạo ".

Sau khi hoàn tất việc diễn giải Tuyệt Quán Luận. Mong Bác Văn Học vì hàng hậu bối mà tiếp tục góp sức cho diễn đàn.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !
Tổ nói "Giác dĩ vô vật", vậy theo hoatihon :

_ Phật có phải là VẬT hay không ? Chân lý Phật pháp có phải là VẬT hay không ? Biển Giác trùm khắp (vũ trụ và không phải vũ trụ) có phải là VẬT hay không ?.
Thưa Bác có phải " Giác dĩ vô vật " nghĩa là " Có giác thì không còn chướng ngại " không bác ?
Còn theo như sự cố gắng tu học hết sức của con thì cái gì có sinh rồi có hoại diệt thì là vật - còn Tánh Giác thì không phải là vật .
Kính xin bác chỉ dạy cho con nhe bác .

Kính
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !

Thưa Bác có phải " Giác dĩ vô vật " nghĩa là " Có giác thì không còn chướng ngại " không bác ?
Còn theo như sự cố gắng tu học hết sức của con thì cái gì có sinh rồi có hoại diệt thì là vật - còn Tánh Giác thì không phải là vật .
Kính xin bác chỉ dạy cho con nhe bác .

Kính
bangtam
Hay lắm !

bangtam nói hay lắm : "Tánh Giác thì không phải là vật"

Cho nên Tổ nói "GIÁC DĨ VÔ VẬT" không có nghĩa là "cái nghĩa tối thượng của Phật pháp là KHÔNG KHÔNG, không có gì cả" mà chỉ có nghĩa là "Không có tất cả mọi hiện ảnh của Vô Minh" kể cả hiện ảnh ấy là MỘT VỊ PHẬT.

TÁNH GIÁC LÀ CÁI CÓ DUY NHẤT TRONG PHÁP GIỚI. Đây là cái CHÂN THẬT NHẤT.

Còn cái HIỆN TIỀN (Now and here _ bây giờ và ở đây) vẫn là chuyện trong Mơ, vẫn là Cái Sống của Ý Thức, không phải là Cái Sống Thật, nó là cái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đó.
(Rất đông những "bậc Chân tu" LẦM chỗ này)

Mến !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !

Thưa Bác có phải " Giác dĩ vô vật " nghĩa là " Có giác thì không còn chướng ngại " không bác ?
Còn theo như sự cố gắng tu học hết sức của con thì cái gì có sinh rồi có hoại diệt thì là vật - còn Tánh Giác thì không phải là vật .
Kính xin bác chỉ dạy cho con nhe bác .

Kính
bangtam
Chào Bangtam!
Tánh giác thì không phải vật! tôi cho là không nghĩ như vậy. Vì nghĩ như vậy là có phân biệt là hai, nhị biên, một đằng là tánh giác và một là vật.
Chúng sanh do vọng chấp mà lạt vào cái vọng chấp của mình_ba đường sáu cỏi. Bỏ hết vọng chấp đi thì chính là bây giờ và ỏ đây hay now and here hay tánh giác hay Phật hay Alahan hay muốn gọi gì thì gọi, muốn đặt tên gì nghe kêu kêu thì cứ đặt.
Như một câu chuyện thế này:
Có một vị họi Thiền sư: _Thế nào là Phật?
Vị thiền sư hỏi lại: _thế anh nghĩ cái gì không phải Phật?

Bangtam cứ nói, cứ nghĩ Phật là thế này thế nọ, và cái suy nghĩ đó là vọng chấp, hay là chấp trước thì thử hỏi có tìm được Phật bằng cái vọng ấy không?
Bây giờ không nói Phật nửa, mà nói "tánh giác". Củng như vậy, Tánh giác là sẳn có, không phải là vật, không phải không là vật, vì tánh giác không hình tướng nên không phải vật chất và vì tánh giác thường thấy nghe hay biết đũ cả thần thông vô ngại cho nên không phải không là vật.
Có hai cha con phú ông giàu có bậc nhất, vì chiến tranh loạn lạc nên tạm thời ly xứ
Trong thời gian ly xứ thì người cha trở bệnh mà chết đi, trước lúc chết có để lại cho con chúc thư rằng quê ta ở chổ đó, nhà ta xây thế nào, cách đường cái bao mét, trong nhà có lắm của báu, cái gí công dụng ra sao.
Người con đọc chúc thư thì mặt mày rạng rở, lúc nào củng hí ha hí hửng khoe khắp xóm cùng làng, rằng nhà ta có lắm của báu, ta là người giàu có nhất thôn làng. Mọi người chẳng tin thì anh lấy chúc thư làm bằng.

Củng vậy, kinh sách như lá chúc thư người cha để lại, lấy kinh sách như là phương tiện soi rọi vào tâm bởi vì TU là lấy bớt ra chứ chẳng phải TU là sửa đỗi hay thêm vào kiến thức kinh điển. Nếu sửa đổi thì sửa cho bớt, cho mõng cho đến bằng 0 tỉ như chử M bớt thành N, N bớt thành chử V, V bớt nửa thành chử i, i bớt nửa thành "." rồi thẳng tay phủi luôn.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Bác Văn-Học và Tiền bối Chiếu-Thanh !
bangtam xin biết ơn các Tiền-Bối - và bangtam sẽ cố gắng suy gẫm lời giảng dạy ân cần của các Tiền-Bối .
bangtam xin hết lời .

Kính
bangtam
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !
Bác nói :

nguyenvanhoc2006 đã viết:
Cho nên Tổ nói "GIÁC DĨ VÔ VẬT" không có nghĩa là "cái nghĩa tối thượng của Phật pháp là KHÔNG KHÔNG, không có gì cả" mà chỉ có nghĩa là "Không có tất cả mọi hiện ảnh của Vô Minh" kể cả hiện ảnh ấy là MỘT VỊ PHẬT.

TÁNH GIÁC LÀ CÁI CÓ DUY NHẤT TRONG PHÁP GIỚI. Đây là cái CHÂN THẬT NHẤT.

Còn cái HIỆN TIỀN (Now and here _ bây giờ và ở đây) vẫn là chuyện trong Mơ, vẫn là Cái Sống của Ý Thức, không phải là Cái Sống Thật, nó là cái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đó.
(Rất đông những "bậc Chân tu" LẦM chỗ này)

Còn Mod Chiếu Thanh nói :
Chieuthanh đã viết:
bởi vì TU là lấy bớt ra chứ chẳng phải TU là sửa đỗi hay thêm vào kiến thức kinh điển. Nếu sửa đổi thì sửa cho bớt, cho mõng cho đến bằng 0 tỉ như chử M bớt thành N, N bớt thành chử V, V bớt nửa thành chử i, i bớt nửa thành "." rồi thẳng tay phủi luôn.
Chocon thấy hình như 2 bài viết này "chỏi" nhau, cho nên chocon hơi bối rối, xin bác phân tích dùm con "vì sao có sự khác biệt này ?"

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Bác nói :
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Cho nên Tổ nói "GIÁC DĨ VÔ VẬT" không có nghĩa là "cái nghĩa tối thượng của Phật pháp là KHÔNG KHÔNG, không có gì cả" mà chỉ có nghĩa là "Không có tất cả mọi hiện ảnh của Vô Minh" kể cả hiện ảnh ấy là MỘT VỊ PHẬT.

TÁNH GIÁC LÀ CÁI CÓ DUY NHẤT TRONG PHÁP GIỚI. Đây là cái CHÂN THẬT NHẤT.


Còn cái HIỆN TIỀN (Now and here _ bây giờ và ở đây) vẫn là chuyện trong Mơ, vẫn là Cái Sống của Ý Thức, không phải là Cái Sống Thật, nó là cái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đó.

(Rất đông những "bậc Chân tu" LẦM chỗ này)


Còn Mod Chiếu Thanh nói :
chieuthanh đã viết:
bởi vì TU là lấy bớt ra chứ chẳng phải TU là sửa đỗi hay thêm vào kiến thức kinh điển. Nếu sửa đổi thì sửa cho bớt, cho mõng cho đến bằng 0 tỉ như chử M bớt thành N, N bớt thành chử V, V bớt nửa thành chử i, i bớt nửa thành "." rồi thẳng tay phủi luôn.
Chocon thấy hình như 2 bài viết này "chỏi" nhau, cho nên chocon hơi bối rối, xin bác phân tích dùm con "vì sao có sự khác biệt này ?"

Kính !

Chào chocon !
Bạn hỏi "vì sao có sự khác biệt này ?"

Xin thưa,vì 2 câu này thuộc 2 hệ Giáo Lý khác nhau, Vô Học nói là triễn khai một câu nói của Tổ Đạt Ma, mà Tổ Đạt Ma đang diễn giảng Tối Thượng Thừa. Còn Mod Chiếu Thanh đưa vào những suy luận của Nhân Thiên Thừa, bảo sao không "chỏi".

Này nhé ! 2500 năm trước _ đồng thời với đức Phật Thích Ca _ ở bên Trung Hoa đã lưu hành quyển Đạo Đức Kinh của Ông Lão Tử, trong đó có câu này :

爲學日益, 爲道日損. 損之又損, 以至於無爲

Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi.

(Chúng ta HỌC thì mỗi ngày mỗi mở mang kiến thức [thêm], chúng ta làm Đạo [tu hành] thì mỗi ngày mỗi bớt, bớt rồi bớt nữa, bớt mãi cho đến tột cùng)

Chocon có thấy câu của Mod Chiếu Thanh nói Y CHANG câu này hay không ?

Ông Lão Tử là ai ? Chỉ là một vị Tiên thôi, nhưng vì đa số chúng ta còn quá phàm cho nên quyển Đạo Đức Kinh xuất hiện _ như ngọn đèn pha trong đêm đen _ thật là hữu ích, thật là tuyệt vời.
Nói chung Giáo lý Tiên đạo có thể gói gọn trong 4 chữ "KHỬ TRƯỢC LƯU THANH".

Ông Lão Tử vẫn là một kẻ Mê Lầm trong sanh tử Luân Hồi, ông chưa được quả vị tối thiểu theo như giáo lý Phật pháp _ đó là quả vị Tu Đà Hoàn. Ông gợi ý cho chúng ta "sống khôn khéo" hơn để tự thăng hoa trong cuộc sống hư ảo này.
Nếu Ông Lão Tử là đúng thì Tổ Đạt Ma đâu phải cố gắng vượt biển, lặn lội đến Trung Hoa mà làm chi nữa khi Ngài đã 80 tuổi _ cái tuổi mà mọi người nếu còn khỏe mạnh quanh quẩn trong nhà đã là quý lắm rồi.

Mặc dầu lúc đó ở Trung Hoa đã có Đại Thừa Phật Giáo, nhưng có "thì đã sao ?", đa phần chỉ "gặm bả mía" mà thôi.

Những câu những lời của Tổ nói là vị Cam Lồ đó, tùy chúng ta thôi, nếu chúng ta thích "gặm bả mía" cho chắc răng khỏe hàm thì cứ việc. Hầu như các chùa ở Trung Hoa đã "tẩy chay" quyển Tuyệt Quán Luận này đã ngàn năm rồi cũng chẳng sao cả, CHÂN LÝ VẪN LÀ CHÂN LÝ.

Mến !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Hay lắm, Bác Văn Học trả lời hay lắm, hay thay Tối Thượng Thừa, hay thay Tuyệt Quán Luận!

Nhất là câu:
爲學日益, 爲道日損. 損之又損, 以至於無爲

Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi.

CT xin học lấy câu này để lâu lâu có dịp đối đáp.

Nhưng các bạn có duyên thì không nên đọc Tuyệt Quán Luận này hảy xem trang
http://www.diendanphatphap.com/dien...ái-quot-xưa-quot-làm-cái...&p=72426#post72426
Ct xin hết lời ở đây.
 

thanh tam

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2011
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Kính gửi bác Văn Học !

Thưa bác Văn Học , Những bài viết của bác giúp người mới tu nắm được yếu chỉ Phật pháp và xác định được con đường tu tập đã có nhiều . Nay Thành Tâm xin bác chia sẻ kinh nghiệm với lớp người đi sau về : phương pháp dụng công , thực hành cụ thể ,thực tế phù hợp với những người tại gia .Mong bác chấp thuận để những người đi sau như Thành Tâm này cùng đạt được kết quả ,lợi ích !

Còn vấn đề này TT chưa hiểu ,xin bác giảng cho :
- " Sai lầm của một số người khi nghĩ : Phật là một cá thể "
- Nếu Phật không là một cá thể , thì cái " Ta " thật " cũng không phải là một cá thể ?

* Câu này nếu bác thấy không phù hợp thì xin bác bỏ đi cho .

Thành Tâm kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính gửi bác Văn Học !

Thưa bác Văn Học , Những bài viết của bác giúp người mới tu nắm được yếu chỉ Phật pháp và xác định được con đường tu tập đã có nhiều . Nay Thành Tâm xin bác chia sẻ kinh nghiệm với lớp người đi sau về : phương pháp dụng công , thực hành cụ thể ,thực tế phù hợp với những người tại gia .Mong bác chấp thuận để những người đi sau như Thành Tâm này cùng đạt được kết quả ,lợi ích !
Chào người bạn trẻ Thành Tâm !

Hoan nghênh người bạn trẻ đã phát tâm tu hành nghiêm chỉnh, chuyện hướng dẫn chi tiết thì quý Thầy đã có dạy dỗ chu đáo (Phật Học Phổ Thông, Bước đầu học Phật, ...v...v......).
Nếu bạn muốn nghe thêm một vài lời tâm huyết để làm cương lĩnh tu hành thì Vô Học xin gắng gượng đôi lời :

1. Phát Bồ Đề tâm :

Bạn lựa ngày rằm hay mồng 1, thiết một lễ trang nghiêm đơn giãn trước bàn thờ Phật, rồi thắp hương khẫn nguyện :

_ Hôm nay ngày .....tháng..... năm ...., con tên là....., pháp danh (nếu có)......xin đối trước sự linh thiêng trùm khắp vũ trụ của Chư Phật, con phát tâm thề nguyện rằng "kể từ nay cho đến cùng tận kiếp vị lai, con chỉ duy nhất kiên trì tu học Phật pháp cho đến ngày HOÀN TOÀN GIÁC NGỘ. Dầu cho xác thân nát, thế giới mất, nguyện con vẫn còn".
Kính xin Chư Phật, Chư Đại Bồ tát, Chư Long Thần Hộ pháp Bồ tát Ma ha tát chứng minh.

2. Tin Pháp Huyễn :

Kinh sách nói nhiều rằng "cuộc đời mộng huyễn", "vạn pháp hư huyễn", .....chúng ta chưa thực chứng biết điều này, nhưng chúng ta quyết tin lời chư vị Đại Giác Ngộ rằng "quả đúng như vậy, trong cõi vô minh này KHÔNG CÓ GÌ CHẮC THIỆT CẢ.

3. Cầu Vô Sinh :

Chúng ta không cầu danh vọng hão huyền, không cầu lợi dưỡng nhất thời, không cầu thỏa mãn dục vọng, không cầu thành Thần thành Tiên, chúng ta quyết cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (vĩnh viễn, rốt ráo)

4. Phá sạch chấp :

Trong nhiều kiếp luân hồi chúng ta đã tự kết nghiệp, tự vướng víu với những gì do chính mình thêu dệt nên _ như con tằm nhả tơ tự quấn lấy mình _ rồi lại thêm môi trường xã hội tập huấn cho ta những định kiến đầy chấp nhất ấu trỉ, chúng ta mong sao mọi chấp nhất đều vỡ vụn rơi rụng để cho mặt trời Chân Lý tỏa sáng.

5. Thường hành Thiện :

Trong cuộc sống cạnh tranh khốc liệt này, dầu chúng ta quyết tin rằng "tất cả chỉ là Giả Huyễn", nhưng chúng ta vẫn tôn trọng luật pháp thế gian, vẫn hồn nhiên làm việc Thiện (như là một món nợ phải trả, cho nên không hề nghĩ đến công đức hay phước đức chi cả).

 

thanh tam

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2011
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Kính bác Văn Học !

Hôm nay Ngày 15 tháng 5 năm Nhâm Thìn . Thành Tâm xin chân thành cảm ơn bác !
Mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn của bác .

Thành Tâm kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính gửi bác Văn Học !
.....
Còn vấn đề này TT chưa hiểu ,xin bác giảng cho :
- " Sai lầm của một số người khi nghĩ : Phật là một cá thể "
- Nếu Phật không là một cá thể , thì cái " Ta " thật " cũng không phải là một cá thể ?

* Câu này nếu bác thấy không phù hợp thì xin bác bỏ đi cho .

Thành Tâm kính !

- " Sai lầm của một số người khi nghĩ : Phật là một cá thể "

Nếu Phật là một cá thể thì đạo Phật và Ngoại đạo không có gì khác biệt.
Một điều khá đơn giãn là "khi nào bậc tu chứng còn là một cá thể (biệt lập) thì quả vị tu chứng ấy chưa phải là rốt ráo.
Một vị A La Hán khi nhập Niết Bàn còn không là một cá thể hà huống chi đức Phật.
(Nhưng những vị Bồ tát đi độ sanh thì tạm dùng một biệt tướng, biệt nguyện _ Bồ tát thì còn là một cá thể)

Chúng ta được giới thiệu Danh Hiệu Phật tuy nhiều, nhưng thật ra không có riêng Phật A, Phật B, Phật C gì đâu. Phật chỉ là Bản thể tâm Thường Tịch Quang mà thôi, chữ Quang nghĩa là ánh sáng, mà Quang cũng là soi rọi, từ cái tính "soi rọi" ấy mà có ra Vô Lượng Tướng Phật (rồi chúng ta hiểu lầm cho là có nhiều Ông Phật)

Để xóa cái lầm này mà trong Kinh Pháp Hoa _ phẫm Như Lai Thọ Lượng có nói : "Thực từ ta thành Phật nhẫn nay đã vô lượng vô số kiếp (một con số vượt lên mọi con số)" vì Như Lai thường trụ mà, không có một con số nào diễn tả được cái lâu xa ấy. (Cũng chỉ tạm gọi là "lâu xa" thôi, chứ thời gian có đâu mà nói "lâu xa", mà nói "quá, hiện, vị lai").

"Phật - chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông chẳng thể nghĩ bàn".


Cái "Ta thật" của chúng sinh cũng chính là Phật đó, cho nên cái "Ta thật" cũng không là một cá thể luôn. Trong Kinh Pháp Hoa có nói rất rõ mà chúng ta không dám tin :


Nhẫn đến đồng-tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật,
Những hạng người như thế
Ðều đã thành Phật-đạo.
31.- Nếu như người vì Phật
Xây dựng các hình-tượng
Chạm-trổ thành các tướng
Ðều đã thành Phật-đạo.
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng bạch, đồng đỏ
Chất nhôm cùng chì kẽm
Sắt, gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo, sơn, vải
Nghiêm-sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Ðều đã thành Phật-đạo
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang-nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Ðều đã thành Phật-đạo.
Nhẫn đến đồng-tử giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công-đức
Ðầy đủ tâm đại-bi
Ðều đã thành Phật-đạo
Chỉ dạy các Bồ-tát
Ðộ thoát vô-lượng chúng.
32.- Nếu người nơi tháp-miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Dùng hoa, hương, phan, lọng
Lồng kính mà cúng-dàng
Hoặc khiến người trổi nhạc
Ðánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, cầm, không-hầu
Tỳ-bà, chụp-chả đồng
Các tiếng hay như thế
Ðem dùng cúng-dàng hết
Hoặc người lòng vui-mừng
Ca ngâm khen đức Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Ðều đã thành Phật-đạo
33.- Nếu người lòng tán-loạn
Nhẫn đến dùng một hoa
Cúng-dàng nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc lại chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng-dàng tượng
Lần thấy vô-lượng Phật
Tự thành đạo vô-thượng
Rộng độ chúng vô-số
Vào vô-dư Niết-bàn
Như củi hết lửa tắt.
Nếu lòng người tán-loạn
Vào nơi trong tháp-miếu
Một xưng Nam-mô Phật
Ðều đã thành Phật-đạo
Nơi các Phật quá-khứ
Tại-thế, hoặc diệt-độ,
Có người nghe pháp này
Ðều đã thành Phật-đạo
http://www.dharmasite.net/KinhPhapHoa1.htm#4



"Ðều đã thành Phật-đạo" là nói cái "Ta thật" đó !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !
Chúng ta được giới thiệu Danh Hiệu Phật tuy nhiều, nhưng thật ra không có riêng Phật A, Phật B, Phật C gì đâu. Phật chỉ là Bản thể tâm Thường Tịch Quang mà thôi, chữ Quang nghĩa là ánh sáng, mà Quang cũng là soi rọi, từ cái tính "soi rọi" ấy mà có ra Vô Lượng Tướng Phật
Thưa bác ! Vậy là Cái Tính "Soi Rọi " nầy vốn dĩ đã có trước Vô Lượng Phật rồi - vậy tại sao ngày nay "Tính ấy" phải trở lại làm chúng sinh vô minh để rồi phải quán chiếu tu tập đủ thứ pháp v.v... ? Con thấy quả thật là mâu thuẩn - kính xin bác giảng dạy cho con được hiểu rõ để không còn sự nghi ngờ thắc mắc trong tâm con nhe bác - con xin hết lời .
Nam mô Phật ! cầu sám hối nghiệp vô minh của con .

Kính
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !

Thưa bác ! Vậy là Cái Tính "Soi Rọi " nầy vốn dĩ đã có trước Vô Lượng Phật rồi - vậy tại sao ngày nay "Tính ấy" phải trở lại làm chúng sinh vô minh để rồi phải quán chiếu tu tập đủ thứ pháp v.v... ? Con thấy quả thật là mâu thuẩn - kính xin bác giảng dạy cho con được hiểu rõ để không còn sự nghi ngờ thắc mắc trong tâm con nhe bác - con xin hết lời .
Nam mô Phật ! cầu sám hối nghiệp vô minh của con .

Kính
bangtam
bangtam thân mến !

Đa phần chúng ta đều lầm như thế, ngày xưa Ông A Nan cũng đã hỏi Phật : "Bao giờ Phật trở lại làm chúng sinh ?"

Đây là điều sai lầm của chúng ta :

trothanh.jpg

Chúng ta Mê quá đổi, chúng ta tưởng cõi này là thật có, chúng sinh vô minh là thật có, để rồi có lúc chúng sinh vô minh sẽ trở thành Phật. Nếu chúng sinh vô minh thành Phật được thì Phật đó chỉ là biến thể của chúng sinh vô minh mà thôi, đã là biến thể THÀNH được thì HOẠI được, nghĩa là Phật trở thành chúng sanh.

Hì ...hì....!
Bây giờ bangtam nghiệm thử bức ảnh thứ hai này xem, Vô Học muốn nói lên điều gì ?

no trothanh.jpg

Vô Học chờ câu trả lời của bangtam đó !

Mến !

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tán thán công đức

vienquang6 Kính Tán Thán công Đức Vô Lượng của Bác nguyenvanhoc2006.

Bác đã diễn dịch, và giảng giải ý nghĩa thậm thâm của Chư Tổ. Qua Tuyệt quán Luận.

Việc làm này là ít có khó gặp,

Xin Thành Tâm bái Phục.

images

 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
bangtam thân mến !

Đa phần chúng ta đều lầm như thế, ngày xưa Ông A Nan cũng đã hỏi Phật : "Bao giờ Phật trở lại làm chúng sinh ?"

Đây là điều sai lầm của chúng ta :

tro thanh.jpg

Chúng ta Mê quá đổi, chúng ta tưởng cõi này là thật có, chúng sinh vô minh là thật có, để rồi có lúc chúng sinh vô minh sẽ trở thành Phật. Nếu chúng sinh vô minh thành Phật được thì Phật đó chỉ là biến thể của chúng sinh vô minh mà thôi, đã là biến thể THÀNH được thì HOẠI được, nghĩa là Phật trở thành chúng sanh.

Hì ...hì....!
Bây giờ bangtam nghiệm thử bức ảnh thứ hai này xem, Vô Học muốn nói lên điều gì ?

no tro thanh.jpg

Vô Học chờ câu trả lời của bangtam đó !

Mến !


[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Ice Heart.jpg

Chị "trái tim băng đá" ơi !
Câu hỏi của bác Văn Học, chị đừng cố suy nghĩ nhé, coi chừng thành ra "trái tim tan chảy" mất.


:eek:nion78::eek:nion78::eek:nion78:



[/NEN]
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Nếu chưa phải là người tu liễu đạo, thì không ai tu học mà không từng nghi vấn thành khối cái câu hỏi mà Băng Tâm đang hỏi. Đã vô thỉ là Pháp thể thanh tịnh, cớ sao động vô minh mà thành ra tam giới?

Các bậc Chân sư đã nhọc lòng vì hàng hậu học mà mòn ba tấc lưỡi. Dẫu biết là không thể diễn bày rốt ráo bằng lời nói, nhưng cũng đã gắng gượng lời mà bày tỏ cùng người. Vì cho dù với trí suy tưởng của người nghe có là hàng tuyệt phẩm trí tuệ đi nữa, cũng không thể nào chạm được vào cái Chân thường an nhiên, vốn thoát khỏi những gì gọi là tri giác của chúng sanh để mà nhận được.

Băng Tâm có thấy, Bác Văn Học chỉ làm mờ hình ảnh chúng sanh, chứ không làm mất đi hay không?

Trăng sáng trên bầu trời, có người hỏi : Trăng có trước hay ánh sáng có trước?

Người tu đến lúc tròn đầy, lớp vỏ tri thức mỏng dần, cho đến vở tan, tất sẽ hiển bày cái xưa nay không một vật. Đến rồi thì chỉ biết cười, biết khóc, nào biết nói gì cùng ai!.
Thiền tông có câu " trong cái chết thấy được cái sống " là vậy.

Vẫn thế, không trước cũng không sau, vẹn nguyên, hằng chiếu rọi.




 
Last edited:

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bây giờ bangtam nghiệm thử bức ảnh thứ hai này xem, Vô Học muốn nói lên điều gì ?

chungsinh.jpg


Thôi thì để Vô Học nói luôn ý của mình để Băng Tâm không trở thành Vô Tâm (vì phải động não nhiều, "trái tim băng đá" tan chảy ra thành nước mất).
Kinh Kim Cang có câu rằng :

"Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả".

.......

......

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".


http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhkimcang/kinhkimcang.html


---------


Phật đã nói như thế :"Chúng sinh kia không phải là chúng sinh, chỉ tạm gọi là chúng sinh". Có nghĩa là cái thế giới vô minh này thực chất chỉ là tuồng hư ảo, trong tuồng ấy hình như có lăng xăng một số bóng dáng _ sanh, trụ, dị, diệt _ tạm gọi là chúng sinh, tạm gọi là luân hồi.


Băng Tâm ơi ! Đã là hư ảo thì không thể nói từ đâu sinh ra và rồi sẽ đi về đâu, một sự kiện hư ảo thì không có "gốc gác" gì cả.

Thực biết
rằng "chúng sinh là ảo hóa" thì liền ngay đó cái quy trình "lên lên xuống xuống" (luân hồi _ từ đâu mà đến, hay trở thành gì _ lập tức "vở vụn", bị cắt đứt, bặt đường lui tới, gió lộng bốn phương.


<table style="width: 864px; height: 772px;"> <tbody><tr><td>Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân?
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
Ảo hóa không thân tức pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật,
Ngũ ấm phù vân không khứ lai,
Tam độc thủy bào hư xuất một.

Chứng thực tướng vô nhân - pháp,
Sát-na diệt khước A-tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.

Chứng Đạo Ca
</td><td>Anh thấy chăng :
Dứt học, vô vi ấy đạo nhân,

Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân.

Tánh thực vô minh tức Phật tánh,

Thân không ảo hóa tức pháp thân.

Pháp thân giác rồi không một vật,

Bổn nguồn tự tánh thiên chân Phật.

Năm ấm ảo hư: mây lại qua,

Ba độc huyễn hoặc: bọt còn mất.

Chứng thực tướng, không nhân - pháp,

Sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp.

Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,

Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.


(Trúc Thiên dịch)
</td></tr></tbody></table>
 
Last edited by a moderator:

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Thôi thì để Vô Học nói luôn ý của mình để Băng Tâm không trở thành Vô Tâm (vì phải động não nhiều, "trái tim băng đá" tan chảy ra thành nước mất).
Kinh Kim Cang có câu rằng :

"Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả".

.......
......

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".

http://www.niemphat.com/kinhdien/kin...nhkimcang.html

---------

Phật đã nói như thế :"Chúng sinh kia không phải là chúng sinh, chỉ tạm gọi là chúng sinh". Có nghĩa là cái thế giới vô minh này thực chất chỉ là tuồng hư ảo, trong tuồng ấy hình như có lăng xăng một số bóng dáng _ sanh, trụ, dị, diệt _ tạm gọi là chúng sinh, tạm gọi là luân hồi.

Băng Tâm ơi ! Đã là hư ảo thì không thể nói từ đâu sinh ra và rồi sẽ đi về đâu, một sự kiện hư ảo thì không có "gốc gác" gì cả.
Thực biết rằng "chúng sinh là ảo hóa" thì liền ngay đó cái quy trình "lên lên xuống xuống" (luân hồi _ từ đâu mà đến, hay trở thành gì _ lập tức "vở vụn", bị cắt đứt, bặt đường lui tới, gió lộng bốn phương.


<table><tbody><tr><td>
Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
Ảo hóa không thân tức pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật,
Ngũ ấm phù vân không khứ lai,
Tam độc thủy bào hư xuất một.
Chứng thực tướng vô nhân - pháp,
Sát-na diệt khước A-tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.


Chứng đạo ca

</td><td>
Anh thấy chăng:
Dứt học, vô vi ấy đạo nhân,
Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân.
Tánh thực vô minh tức Phật tánh,
Thân không ảo hóa tức pháp thân.
Pháp thân giác rồi không một vật,
Bổn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm ấm ảo hư: mây lại qua,
Ba độc huyễn hoặc: bọt còn mất.
Chứng thực tướng, không nhân - pháp,
Sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp.
Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.


(Trúc Thiên dịch)

</td></tr></tbody></table>
Kính bác Văn Học !
Câu : lập tức "vở vụn", bị cắt đứt, bặt đường lui tới, gió lộng bốn phương. có phải là muốn nói đến trạng thái mà các học giả Tây phương hiện nay gọi là "The BEING" hay không ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Câu : lập tức "vở vụn", bị cắt đứt, bặt đường lui tới, gió lộng bốn phương. có phải là muốn nói đến trạng thái mà các học giả Tây phương hiện nay gọi là "The BEING" hay không ?
Kính !
Chào chocon !

Cách nay nữa thế kỷ ông Krisnamurti đã dùng từ The "WHAT IS" để nói về thời khắc, trạng thái HIỆN TIỀN, sau này các học giả đã dùng từ "The BEING" có vẻ như "lột tả ý nghĩa" hơn, nhưng cũng là NOW AND HERE (bây giờ và ở đây) mà thôi.
Ba từ này đều cùng một ý nghĩa, nhằm diễn tả CÁI ĐANG LÀ, một sự chứng nghiệm "trạng thái Mất Mình có ý thức".

Câu mà Vô Học đã viết chỉ là thuận miệng để diễn tả sự tự do khỏi mọi ràng buột tâm thức nhất thời, không phải diễn tả sự chứng ngộ gì cả.

Ba cụm từ tiếng Anh trên diễn tả một trạng thái Ý Thức Mới (so với cái Tâm viên Ý mã xưa nay) rồi mọi người hiểu lầm rằng "Àhh ! Chỗ này là ĐẠO đây !", "Ồ ! cái chỗ bặt đường ngôn ngữ này là chỗ mà mọi tôn giáo đều hướng đến đây mà !"

Vâng ! mọi tôn giáo đều hướng đến, nhưng ngoại trừ Phật Giáo :

"- Tam giả Chỉ bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngã kim tự tâm vĩnh tức chư niệm, đắc nhất thiết tánh tịch nhiên bình đẳng, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh phi chỉ hợp cố, thuyết danh vi bệnh".

(- Ba là bệnh Chỉ. Nếu có người nói thế này: “nay ta tự tâm hằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải do dừng _ chỉ _ mà có, nên nói là bệnh.)

"- Tứ giả Diệt bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngã kim vĩnh đoạn nhất thiết phiền não, thân tâm tất cánh không, vô sở hữu, hà huống căn trần hư vọng cảnh giới, nhất thiết vĩnh tịch, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh, phi tịch tướng cố thuyết danh vi bệnh".

(- Bốn là bệnh Diệt. Nếu có người nói như thế này: “nay ta nên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.)


(Kinh Viên Giác, chương Phổ Nhãn.)

Khi chúng ta nhận thức được BÂY GIỜ (now) thì đã ngầm có quá khứ và vị lai rồi, Khi chúng ta nhận thức Ở ĐÂY (here) thì ngấm ngầm đã có so sánh nơi kia rồi.
Khi chúng ta nói THỰC TẠI (Being) thì ngầm đã có phi thực tại rồi.

Đó không phải là Chân lý của đạo Phật :

"- Thiện nam tử, nhất thiết chướng ngại tức cứu kính giác, đắc niệm thất niệm vô phi giải thoát, thành pháp phá pháp giai danh Niết-bàn, trí tuệ ngu si thông vi Bát-nhã, Bồ-tát ngoại đạo sở thành tựu pháp, đồng thị Bồ-đề, vô minh Chân như vô dị cảnh giới, chư giới định tuệ cập dâm nộ si câu thị phạm hạnh, chúng sanh quốc độ đồng nhất pháp tánh, địa ngục thiên cung giai vi tịnh độ, hữu tánh vô tánh tề thành Phật đạo, nhất thiết phiền não tất cánh giải thoát, pháp giới hải tuệ chiếu liễu chư tướng do như hư không, thử danh Như Lai tùy thuận Giác tánh".

(Này thiện nam, tất cả chướng ngại tức là cứu kính giác; chánh niệm thất niệm đều là giải thoát; giữ giới phá giới đều là Niết-bàn; trí tuệ ngu si đều là Bát-nhã; pháp của Bồ-tát và ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; vô minh Chân như đồng một cảnh giới; giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh; chúng sanh quốc độ đồng một Pháp tánh; địa ngục thiên cung đều là Tịnh độ; hữu tình vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là giải thoát rốt ráo, vì biển tuệ pháp giới soi rõ các tướng như hư không. Đây gọi là Như Lai tùy thuận tánh Viên giác.)


(Chương Thanh Tịnh Tuệ)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên