lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Ở trên Tổ nói gọn lỏn 3 từ "Thậm nan dã !"
Chocon muốn được nghe bác giảng rộng ra.
Kính !
Thì chocon cũng thấy rồi đó, có những Thiền sư bỏ cả đời nghiên cứu tu học Kinh sách Phật, tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới, viết sách luận Thiền "râm ran", nhưng thực chất thì sao ?
.......khó nói quá !

Chocon có thấy những người đếm bạc trong Ngân hàng hay không ?
Giống như vậy đó, họ có thể cột từng cọc bạc lớn, tiền chất đầy bàn, nhưng đố họ tiêu dùng được dù chỉ một tờ trong số bạc ấy. Hết giờ làm việc, họ đi ra với hay bàn tay trắng.

Những Thiền sư ấy, nếu ý thức được rằng "mình chỉ là người đếm bạc" thì còn đở, đàng này họ lại lầm tưởng rằng "mình đã là chủ của số bạc kia" để mà rao giảng tùm lum.
Ôi cái hiểu lầm rằng "Phật pháp chỉ là một mớ lý thuyết suông, chỉ là một triết thuyết tổng hợp" NÓ MỚI TAI HẠI LÀM SAO !

Rồi tội nghiệp cho đàng hậu thế "may mắn" đọc được, bèn bắt chước nói theo "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây", hàm ý rằng "chỉ cần hiểu sơ sơ như vậy là đủ", chỉ cần "ăn bánh vẽ cũng no".

Câu nói "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" chỉ có Bậc Đại Giác Ngộ mới nói được. Còn những kẻ chỉ mới biết Phật pháp qua những bài tiểu luận của mấy kẻ "nửa đời hương phấn" chớ có dại mà nói theo. Vì như thế là tự phỉnh mình lại thêm phỉnh người khác.

Đây gọi là "Hào ly hữu sai - Thiên địa huyền cách", hiểu lầm một chút, đi đời nhà Ma.

Khó lắm, khó lắm ! chứ PHẬT PHÁP không phải đơn giãn để cho một kẻ lơm cơm nào đó nói "Tui sẽ viết một bài chỉ cho quý vị thấy Niết Bàn liền bây giờ".

Phật pháp không có "rẻ như bèo" như vậy đâu !

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
nguyenvanhoc2006 nói:
Rồi tội nghiệp cho đàng hậu thế "may mắn" đọc được, bèn bắt chước nói theo "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây", hàm ý rằng "chỉ cần hiểu sơ sơ như vậy là đủ", chỉ cần "ăn bánh vẽ cũng no".
Kính bác Văn Học !
Chocon không muốn "ăn bánh vẽ" _ muốn thực biết "hương vị cam lồ" _ vậy phải làm sao ? Tìm ở đâu ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học !
Chocon không muốn "ăn bánh vẽ" _ muốn thực biết "hương vị cam lồ" _ vậy phải làm sao ? Tìm ở đâu ?
Kính !

chocon mến !

Nếu muốn thực biết "hương vị Cam lồ" thì phải tìm trong "vạn nẽo đường phù sa" con trai ạ !
(Chớ không phải ngồi trong nhà đọc trăm quyển sách, ngàn quyển Kinh mà biết được)

Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Thì chocon cũng thấy rồi đó, có những Thiền sư bỏ cả đời nghiên cứu tu học Kinh sách Phật, tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới, viết sách luận Thiền "râm ran", nhưng thực chất thì sao ?
.......khó nói quá !

Chocon có thấy những người đếm bạc trong Ngân hàng hay không ?
Giống như vậy đó, họ có thể cột từng cọc bạc lớn, tiền chất đầy bàn, nhưng đố họ tiêu dùng được dù chỉ một tờ trong số bạc ấy. Hết giờ làm việc, họ đi ra với hay bàn tay trắng.

Những Thiền sư ấy, nếu ý thức được rằng "mình chỉ là người đếm bạc" thì còn đở, đàng này họ lại lầm tưởng rằng "mình đã là chủ của số bạc kia" để mà rao giảng tùm lum.
Ôi cái hiểu lầm rằng "Phật pháp chỉ là một mớ lý thuyết suông, chỉ là một triết thuyết tổng hợp" NÓ MỚI TAI HẠI LÀM SAO !

Rồi tội nghiệp cho đàng hậu thế "may mắn" đọc được, bèn bắt chước nói theo "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây", hàm ý rằng "chỉ cần hiểu sơ sơ như vậy là đủ", chỉ cần "ăn bánh vẽ cũng no".

Câu nói "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" chỉ có Bậc Đại Giác Ngộ mới nói được. Còn những kẻ chỉ mới biết Phật pháp qua những bài tiểu luận của mấy kẻ "nửa đời hương phấn" chớ có dại mà nói theo. Vì như thế là tự phỉnh mình lại thêm phỉnh người khác.

Đây gọi là "Hào ly hữu sai - Thiên địa huyền cách", hiểu lầm một chút, đi đời nhà Ma.

Khó lắm, khó lắm ! chứ PHẬT PHÁP không phải đơn giãn để cho một kẻ lơm cơm nào đó nói "Tui sẽ viết một bài chỉ cho quý vị thấy Niết Bàn liền bây giờ".

Phật pháp không có "rẻ như bèo" như vậy đâu !

Mến !


Cảm ơn Bác Vô Học đã nói thẳng, nói hay!.

Phật pháp đời nay đã diễn biến như vậy. Cái thùng ngày một rỗng, tiếng kêu ngày một to. Người tu học lom com thì nhiều, mà
"Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" thì có ở khắp nơi.

Có đi biển, mới biết biển sâu thẳm. Có chìm vào biển Như Lai, mới thấy mình ngu muội như thế nào.

Nói chứng đắc là Không, là nói trên lý tánh tuyệt vắng lặng không một vật. Vô ngã, không thấy sự chứng đắc và người chứng đắc Phật pháp.

Nhưng thực thể tu hành vẫn đạt được Niết Bàn tịch diệt, đạt được sự chứng đắc vô sanh một cách rỏ ràng không nghi ngờ.

Người chứng đạo, không bao giờ nói mình đã đạt đạo. Vì đã đạt đến sự vô ngã tuyệt đối!

Những ai nói
"Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" chỉ là những lời rao giảng sáo rỗng, nhằm diễn đạt cái hiện hữu ngay phút giây hiện tại của tâm thức tỉnh lặng, nhưng vô tình đào ra một cái hố sâu, đẩy người tu mang cái ngã mạng to lớn rơi vào trong ấy, chìm dần.

Diễn đạt cái lý tánh của Pháp thân, có thể vì thương người tu học mà diễn đạt, nhưng cũng chỉ là những lời rao giảng sáo rỗng, không thể đụng chạm gì đến cái thực của Pháp thân hằng có.

Chỉ có thực tu chứng và thể nhập với Pháp thân, mới biết Đạo là gì! Và những vị Giác ngộ sẽ không bao giờ nói đến câu
"Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" với bất kỳ ai cả.

Thể nhập Pháp thân, Bồ Tát ra vào sanh tử, chịu khổ cùng chúng sanh, sanh tử cùng chúng sanh. Bất cứ nổi khổ đau nào chúng sanh trãi qua, Bồ tát cũng trãi qua không khác, chỉ một mục đích giáo hóa chúng sanh đi vào con đường tiến hóa, với tình thương và lòng từ bi không bờ bến luôn phát nguyện không dứt đoạn.

Nhưng vì đã thể nhập được Pháp thân, nên tuy vào sanh tử hóa độ chúng sanh mà huệ mạng luôn vững vàng, trí tuệ luôn sáng suốt. Làm Phật sự cho chúng sanh và tròn huệ mạng cho chính mình cho đến ngày viên mãn.


 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !
Thưa bác ! " Vạn nẽo đường phù sa " mà bác nói có phải là đường nước ngược xuôi của 100 sông - của ngàn suối không bác ?
Xin bác dạy cho con - kính cám ơn bác .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bác Văn-Học kính !
Thưa bác ! " Vạn nẽo đường phù sa " mà bác nói có phải là đường nước ngược xuôi của 100 sông - của ngàn suối không bác ?
Xin bác dạy cho con - kính cám ơn bác .

KÍNH
bangtam
Xin lỗi các bạn vì Vô Học nói không rõ gây hiểu lầm.

I. Câu này không dành cho người sơ cơ.
II. "Vạn nẽo đường phù sa" bao gồm 2 trường hợp :

  1. Ngoại cảnh : Bạn có nhớ, sau khi đức Lục tổ được truyền tâm Ấn Phật pháp, Ngài đã phải sống hòa đồng trong đám thợ săn những 16 năm trời hay không ? Trong 16 năm ấy Ngài có ngồi Thiền - giữ Giới - ăn chay - niệm Phật gì hay không ? Thưa không ! Ngài không làm gì để gọi là tu hành cả, nhưng Ngài vẫn âm thầm tiến bộ, từ một người vừa Kiến Tánh Ngài đã vượt qua nhiều "chặng đường phù sa" để có trình độ của một vị Đại Bồ tát. "Vạn nẽo đường phù sa" là Vô Học nói đến bao nhiêu cảnh sống không êm ả như trong chùa, không vắng lặng như trên non cao, không cách biệt như Thiền sư nhập thất. "Vạn nẽo đường phù sa" là "Thỏng tay vào chợ" (Nhập triền thùy thủ) : "lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, coi sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ...." (trích "10 điều tâm niệm").
  2. Nội tâm : "Vạn nẽo đường phù sa" cũng là những ngóc ngách tăm tối trong lòng hành giả, nếu ta sống ở môi trường thuần Thiện thì những niệm Ác - bất Thiện sẽ không bị phát hiện (chúng lặn sâu trốn kỹ) như lấy đá đè cỏ (nhưng hạt giống cỏ thì còn nguyên, vẫn tồn tại). Dấn thân vào "những nẽo đường phù sa" cũng có nghĩa là can đảm "mổ vết thương, sát trùng" (đau đớn lắm), vô hiệu hóa "những đợt sóng ngầm", những nhân Thiện Ác vi tế.
Mến !


 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


I. Câu này không dành cho người sơ cơ.

II. "Vạn nẽo đường phù sa" bao gồm 2 trường hợp :

  1. Ngoại cảnh : Bạn có nhớ, sau khi đức Lục tổ được truyền tâm Ấn Phật pháp, Ngài đã phải sống hòa đồng trong đám thợ săn những 16 năm trời hay không ? Trong 16 năm ấy Ngài có ngồi Thiền - giữ Giới - ăn chay - niệm Phật gì hay không ? Thưa không ! Ngài không làm gì để gọi là tu hành cả, nhưng Ngài vẫn âm thầm tiến bộ, từ một người vừa Kiến Tánh Ngài đã vượt qua nhiều "chặng đường phù sa" để có trình độ của một vị Đại Bồ tát. "Vạn nẽo đường phù sa" là Vô Học nói đến bao nhiêu cảnh sống không êm ả như trong chùa, không vắng lặng như trên non cao, không cách biệt như Thiền sư nhập thất. "Vạn nẽo đường phù sa" là "Thỏng tay vào chợ" (Nhập triền thùy thủ) : "lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, coi sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ...." (trích "10 điều tâm niệm").
  2. Nội tâm : "Vạn nẽo đường phù sa" cũng là những ngóc ngách tăm tối trong lòng hành giả, nếu ta sống ở môi trường thuần Thiện thì những niệm Ác - bất Thiện sẽ không bị phát hiện (chúng lặn sâu trốn kỹ) như lấy đá đè cỏ (nhưng hạt giống cỏ thì còn nguyên, vẫn tồn tại). Dấn thân vào "những nẽo đường phù sa" cũng có nghĩa là can đảm "mổ vết thương, sát trùng" (đau đớn lắm), vô hiệu hóa "những đợt sóng ngầm", những nhân Thiện Ác vi tế.






Nếu các Đạo Hữu đọc qua những lời này của Bác Văn Học mà chỉ hiểu đôi phần hay chưa thấu hết, thì xin giữ lại trong tâm đừng quên mất.

Sở dĩ TH phải quan trọng hóa như vậy, là vì TH thấy được cái sâu tuyệt của vấn đề. TH là một người đã xuất gia tu học, mà phải bị nghẹn cổ khi đọc được những dòng chữ đó của Bác. TH không biết diễn đạt như thế nào, để nói lời cảm kích đến Bác. Cái sâu xa nhất, khó nhất, và khuất nhất của người tu, Bác đã không ngại nói ra. Dù rằng có thể không cần nói, vì không đơn giản để cho một người tu học có thể quán triệt và hiểu được một cách tròn đầy.

Nếu có người tu học mang tâm ngã mạng thì sẽ nhận lãnh cái nghĩa theo cách phiến diện. Lấy hình ảnh đó làm bức bình phong cho việc tu học sai lệch và những tha hóa trong hạnh giữ giới của mình.

Ngược lại, nếu là chân tu, là bậc trí tuệ của Phật đạo, thì sẽ chấp tay đảnh lễ hình ảnh của Lục Tổ mà thọ hiểu. Ngoại cảnh và nội tâm, con đường dài mà Bồ Tát phải trãi qua cho đến ngày toàn triệt trí tuệ và công hạnh.

Đạo Phật không rời chúng sanh mà có. Trí tuệ cũng từ mê mà thành. Sen từ bùn nhơ lại tỏa hương thơm ngát.

Đừng dùng mắt để phân biệt, đừng dùng tâm để soi xét. Hãy dùng trí tuệ tu học để ngộ lấy Phật thâm sâu. Lấy lòng từ bi để dung hòa tất cả.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Xin lỗi các bạn vì Vô Học nói không rõ gây hiểu lầm.

I. Câu này không dành cho người sơ cơ.
II. "Vạn nẽo đường phù sa" bao gồm 2 trường hợp :

  1. Ngoại cảnh : Bạn có nhớ, sau khi đức Lục tổ được truyền tâm Ấn Phật pháp, Ngài đã phải sống hòa đồng trong đám thợ săn những 16 năm trời hay không ? Trong 16 năm ấy Ngài có ngồi Thiền - giữ Giới - ăn chay - niệm Phật gì hay không ? Thưa không ! Ngài không làm gì để gọi là tu hành cả, nhưng Ngài vẫn âm thầm tiến bộ, từ một người vừa Kiến Tánh Ngài đã vượt qua nhiều "chặng đường phù sa" để có trình độ của một vị Đại Bồ tát. "Vạn nẽo đường phù sa" là Vô Học nói đến bao nhiêu cảnh sống không êm ả như trong chùa, không vắng lặng như trên non cao, không cách biệt như Thiền sư nhập thất. "Vạn nẽo đường phù sa" là "Thỏng tay vào chợ" (Nhập triền thùy thủ) : "lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, coi sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ...." (trích "10 điều tâm niệm").
  2. Nội tâm : "Vạn nẽo đường phù sa" cũng là những ngóc ngách tăm tối trong lòng hành giả, nếu ta sống ở môi trường thuần Thiện thì những niệm Ác - bất Thiện sẽ không bị phát hiện (chúng lặn sâu trốn kỹ) như lấy đá đè cỏ (nhưng hạt giống cỏ thì còn nguyên, vẫn tồn tại). Dấn thân vào "những nẽo đường phù sa" cũng có nghĩa là can đảm "mổ vết thương, sát trùng" (đau đớn lắm), vô hiệu hóa "những đợt sóng ngầm", những nhân Thiện Ác vi tế.
Mến !
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Văn Học !

Con tuy là Phật tử sơ cơ, nhưng con muốn biết, muốn nghe về "những đợt sóng ngầm", về "mổ vết thương, sát trùng".
Kính xin bác giảng thêm đi sâu vào vấn đề cho chúng con được rõ.
(Còn chuyện con có can đảm "mổ vết thương, sát trùng" hay không, .....cũng còn tùy, nếu hơi hơi đau một chút xíu thì ........con có thể chấp nhận)

Kính !




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Bác Văn-Học Kính !


Huhu ! "Phúc Thay " cho ai đó đang là Sơ ....mi , còn con chưa được 1 chút xíu gì luôn , tại vì con là hàng sơ sinh nè ! , cho nên kính xin bác giảng dạy cho con được biết cách tu như thế nào để con có khả năng :
  1. [*]"Thỏng tay vào chợ" (Nhập triền thùy thủ) : "lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, coi sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ...." (trích "10 điều tâm niệm").
    [*]
    [*]
    Nhe bác ! , con kính biết ơn bác .
KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bác Văn-Học Kính !


Huhu ! "Phúc Thay " cho ai đó đang là Sơ ....mi , còn con chưa được 1 chút xíu gì luôn , tại vì con là hàng sơ sinh nè ! , cho nên kính xin bác giảng dạy cho con được biết cách tu như thế nào để con có khả năng :
  1. Nhe bác ! , con kính biết ơn bác .
KÍNH
bangtam

bangtam mến !

Chúng ta không đem trẻ sơ sinh vào chợ phải không ? Vì nơi đó không tốt cho "baby" chút nào _ đầy ô nhiểm, mà cơ thể của bé sức đề kháng rất yếu.

Nếu cần thiết lắm phải ẳm vào chợ thì trẻ sơ sinh phải được trùm quấn nhiều lớp, chứ không có "thỏng tay vào chợ" được.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Văn Học !

Con tuy là Phật tử sơ cơ, nhưng con muốn biết, muốn nghe về "những đợt sóng ngầm", về "mổ vết thương, sát trùng".
Kính xin bác giảng thêm đi sâu vào vấn đề cho chúng con được rõ.
(Còn chuyện con có can đảm "mổ vết thương, sát trùng" hay không, .....cũng còn tùy, nếu hơi hơi đau một chút xíu thì ........con có thể chấp nhận)

Kính !




[/NEN]

Hoatihon mến !

Con gái có thấy lòng xao xuyến trước một bức tranh đẹp chăng ?
Con gái có thấy kích động khi nghe một bản nhạc dance chăng ?

Đó là những Nhân vi tế tưởng chừng như vô hại đối với mọi người, nhưng nó vẫn là nguyên nhân trở ngại khi hành giả hạ quyết tâm đi tìm "Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác".

Thường thì hành giả có rất nhiều bất an nhưng đã được bỏ qua do vô tình không thấy hay cố ý bỏ qua. Và những nỗi bất an ấy hãy ngủ yên trong lòng hành giả như bệnh nhân giai đoạn 1.

Khi con gái đi thử máu, xem mình có vi trùng hay siêu vi độc hại gì không, thì chuyên viên phải dùng kính hiễn vi phóng lớn những chi tiết cực nhỏ, nếu cần thì nhuộm màu hay "nhân bản" nó lên để thấy cho rõ. Muốn trị được bệnh thì trước tiên phải nhận diện (gọi đúng tên con virut ấy) đúng không nào ?!

Chính đi vào cuộc sống hầm hố nhiểu nhương đã giúp cho ta thấy rõ lòng mình hơn.

Ngày xưa có một vị quan lớn khi còn tại chức thì có khi những bửa cơm đầy "sơn hào hải vị" vẫn bị ông hất đổ xuống đất, nhưng khi vào trại cải tạo người ta mới thấy cặp mắt ông láo liên "tranh thủ" từng cọng rau muống luộc.

Thế đó ! có gian nan mới thấy lòng quân tử.
Có đi vào "vạn nẽo đường phù sa" ta mới phát hiện những phàm tính vốn đã lẫn sâu trong tiềm thức bây giờ có dịp bộc lộ rõ nét ra _ chỉ để biết rằng mình còn những phàm tính ấy ...ấy !

Bây giờ mới là dịp để cho hành giả quán sát một "pháp thế gian" rõ nét.

Lâu nay ta vẫn tụng "Sắc bất dị không, không bất dị sắc,......" mà sao hôm nay quán hoài, quán hủy vẫn không thấy Không ?.

Nếu nó là Không thì mình đâu có lệ thuộc nó, mình đâu có bị dính khắn vào nó như thế này. Nếu nó là Không thì đúng ra mình phải tự tại vô nhiễm với nó chứ ?!
Tại sao Nó là Không mà nó vẫn hành hạ ta quá đổi như thế ?

Tại sao ? Tại sao ? Trăm ngàn cái tại sao gặm nhấm hành giả, đó là "những đợt sóng ngầm" đó.

Nếu hành giả quyết tâm đi đến Vô Thượng Giác thì hành giả phải quyết "tử chiến" với cái "Sắc chưa phải là Không" như thế này.

Cuộc chiến này không phải một sớm một chiều mà có thể "phân thắng bại".
Hành giả hãy nhớ lại bổn nguyện của đức Địa Tạng Vương Bồ tát :

_ Còn 1 chúng sanh chưa thành Phật, ta nguyện chưa ngồi vào ngôi Chánh giác.

Cái "Sắc chưa là Không" chính là 1 trong muôn vạn chúng sanh đó !
Nếu hành giả độ được 1 thì cũng là độ thoát hết tất cả, vì 1 đồng với tất cả.

Ngày nào hành giả thấy rõ "Các pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không sạch cũng không dơ, không thêm được không bớt được,....." thì cuộc chiến "sanh tử" mới gọi là XONG.

Đây gọi là "PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ".

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Văn Học !

Cho con hỏi :
Nếu hành giả quyết tâm đi đến Vô Thượng Giác thì hành giả phải quyết "tử chiến" với cái "Sắc chưa phải là Không" như thế này.
_ Vậy hành giả có phải lần lượt "tử chiến" với "Thọ chưa phải là không" "Tưởng chưa phải là không" "Hành chưa phải là không ?" "Thức chưa phải là không" hay không ?

Đây chỉ mới là lý thuyết do bác "nghĩ" ra hay là thực sự đã có vị Tổ sư nào bằng vào phương pháp đi vào "vạn nẽo đường phù sa" mà đắc đạo thực sự hay không ?

Kính !




[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Văn Học !

Cho con hỏi :
Nếu hành giả quyết tâm đi đến Vô Thượng Giác thì hành giả phải quyết "tử chiến" với cái "Sắc chưa phải là Không" như thế này.
_ Vậy hành giả có phải lần lượt "tử chiến" với "Thọ chưa phải là không" "Tưởng chưa phải là không" "Hành chưa phải là không ?" "Thức chưa phải là không" hay không ? (1.)

Đây chỉ mới là lý thuyết do bác "nghĩ" ra hay là thực sự đã có vị Tổ sư nào bằng vào phương pháp đi vào "vạn nẽo đường phù sa" mà đắc đạo thực sự hay không ? (2.)

Kính !




[/NEN]
Chào hoatihon !

1. Hành giả chỉ cần "vật lộn" với điều gì bức bách nhất đối với hành giả mà thôi. Thí dụ như "Chuyện tình ái Nam Nữ" chẳng hạn (mỗi hành giả có một trở ngại lớn nhất mà mình nghĩ rằng không thể nào vượt qua được).

Không cần thiết phải quán "lạm xạm" nhiều chủ đề, chỉ cần một chủ đề "sanh tử" mà thôi. Như chuột bị nhốt trong rương gổ, chỉ gặm một chỗ duy nhất là con đường thoát thân ngắn nhất, còn chạy loăng quăng, chỗ này gặm ba cái, chỗ kia gặm ba cái, thì sẽ chết rục trong rương mà thôi.

Bởi vì "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" _ tận cùng của bất kỳ một pháp nào cũng đến Như _ Chân Lý. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm há chẳng phải mỗi vị đệ tử Phật cũng đã chọn cho mình một "chủ đề" để mà quán sát đến tận cùng chứng đạo đấy ư !


2. Vô Học không có bản lĩnh "nghĩ ra" mà là những ghi nhận dựa vào Kinh sách Phật Giáo :


DENGIPA
(Nô lệ chốn lầu xanh)

Niềm hạnh phúc vĩ đại
Khoẻ như ngựa voi, sâu như đại dương
Chân lý như con khỉ, như trẻ thơ,
như chữ viết trên dòng nước
Sự bất khả phân như dòng sông,
như mặt trời, như y dược
Sự thành tựu như búi tóc,
như con mắt, như bánh xe.


Dengipa vốn là giáo sĩ Bà-la-môn của triều đình Pataliputra. Do nghiệp duyên đời trước, Ðức vua Indrapala và Dengipa quyết định cùng nhau đi tu, họ tìm đến chân sư Luipa và được sư truyền cho tâm pháp. Theo truyền thống họ phải có một vật gì đó để cúng dường cho sư Luipa, nhưng họ chẳng mang theo gì, và cuối cùng họ đi tới quyết định cúng dường bản thân. Sư Luipa dẫn họ đến Orissa, kế đó đi bảy ngày nữa thì đến Japantipur, đến một lầu xanh, sư Luipa hỏi người gác cửa :

-Chủ nhân của người có cần mua nô lệ không ?

Tức thì một giọng nữ nói từ trong vang ra:

-Giá bao nhiêu ?

-Một trăm lạng vàng.

Cuộc ngã giá đã xong, nhưng với hai đều kiện : Một là người bà-la-môn phải được ngủ một mình, hai là sau khi làm đủ công lao động, người Bà-la-môn phải được trả tự do. Sư Luipa để người Bà-la-môn ở lại.

Kẻ nô lệ người Bà-la-môn kia luôn luôn làm hài lòng nữ chủ nhân và được mọi người quí mến. Một ngày nọ sau khi ông ta làm xong công việc, người chủ quên sai người mang thức ăn đến, ông bèn đi ra vườn nơi ông thường nghỉ ngơi sau khi làm việc. Người chủ chợt nhớ ra, vội sai các người làm khác đem thức ăn đến cho ông và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy mười lăm thiếu nữ đẹp đang phục vụ ông và thân ông phát ánh hào quang chói lọi.

Nữ chủ nhân được báo tin chuyện lạ, bà lấy làm áy náy bèn đến nói rằng :

-Tôi thật là càn quấy vì đã đối xử với ngài như một kẻ nô lệ suốt 12 năm nay. Quả thật tôi có mắt như mù, cầu xin ngài từ bi tha thứ và cho phép tôi được hầu hạ ngài như bậc thầy.

Dengipa không chấp nhận lời thỉnh cầu này nhưng ngài truyền pháp cho bà ta và nhân dân thành Japantipur, rồi vân du nơi khác.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?8717-C%C4%90TV-ph%E1%BA%A7n-23-b%C3%A0i-32-%28DENGIPA-_-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C3%B4-l%E1%BB%87-ch%E1%BB%91n-l%E1%BA%A7u-xanh%29

Các bạn nên nhớ Ngài Dengipa đã làm tất cả mọi công việc nặng nhọc, dơ dáy trong một kỷ viện, chịu sự sai bảo của những nàng kỷ nữ.

Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Hay lắm!!!

Sự bất khả phân như dòng sông,
như mặt trời, như y dược

Ôi, dòng sông chảy qua, trước khi vào biển cả, cuốn hết vào nó những dơ sạch, tiện quý, tanh thơm.....Mang hết vào lòng không phân biệt, rồi từ từ lắng trong như cũ, tiến ra biển, hòa vào biển.

Như mặt trời chiếu sáng, nào phân biệt góc tối tăm sâu cạn.

Như y dược cứu người, nào kể độc hay lành. Độc dược biết dùng cũng trở thành thiện dược.

Mỗi trầm luân hay lụy duyên, không tìm nơi trốn tránh để thoát kiếp sống phàm trần. Mà xong pha vào, mặt cho giông bão pháp trần dù lớn hay nhỏ, để tu và giác ngộ. Biết rằng, giông bão có thể cuốn đi rất xa, nhưng sau giông bão là ánh sáng của trí tuệ và thành tựu chí nguyện.

Sự thành tựu như búi tóc,
như con mắt, như bánh xe.

Tóc một khi đã búi, vạn sợi đều vào hình.
Mắt một khi đã sáng, muôn sự đều rõ ràng.
Bánh một khi đã lăn, trăm mắc đều đồng nhất.





 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !
Chocon theo đường link của bác đã được đọc thấy đoạn này, lòng thấy xúc động cho nên bác cho phép con tái đăng để cùng nhau gặm nhấm trở lại :

nguyenvanhoc2006 nói:
Nếu nhân vật chánh nầy (DENGIPA) là chúng ta thì sao ?

Ắt hẳn chúng ta sẽ đem phàm tâm của mình để oán hận vị Thầy "ác độc" đã tham lam 100 lạng vàng mà nở đem bán ta,
bắt ta phải làm nô-lệ cho cái đám "bẩn thỉu" nầy.

Ôi ! ta tội nghiệp cho cái thân cao quý của ta biết chừng nào, xưa nay ta có làm gì "động đến móng tay" đâu (
vốn là giáo sĩ Bà-la-môn), mà bây giờ phải vất-vả làm những việc nặng nhọc xách nước, bửa củi, quạt lò, không chừng còn phải "đổ bô" cho những kẻ hạ tiện kia nữa chứ.

Chúng ta càng cực khổ, chúng ta càng nghĩ xấu, oán hận Thầy mình.

Nghĩ như thế liệu chúng ta có sáng suốt hay không ?
Chúng ta đã để cho những CHẤP NHẤT "thâm căn cố-đế" dắt dẫn tư-tưởng của mình, để tự chuốc lấy phiền não,
thay vì nhân cơ hội ấy mà tự phá Ngã chấp, Pháp chấp như Ngài Dengipa để tự Giác Ngộ.

Việc làm của một vị Chân sư được gọi là "BẤT KHẢ TƯ-NGHÌ"
BẤT KHẢ TƯ NGHÌ vì chúng ta chỉ tư nghì bằng phiền não, bằng chấp nhất thì làm sao nghĩ cho ra lẻ được !

Xin bác dạy cho con :
_ Điều mà Ngài Dengipa phải "tử chiến" là gì ?
_ Điều mà Ngài Dengipa phải "thu hoạch" là gì ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
......
Xin bác dạy cho con :
(1)_ Điều mà Ngài Dengipa phải "tử chiến" là gì ?
(2)_ Điều mà Ngài Dengipa phải "thu hoạch" là gì ?
Kính !

Cám ơn chocon đã hỏi :

1. _ Một Phật tử bình thường thì CÁI NGÃ cũng bình thường, nhưng đa số Tu sĩ thì CÁI NGÃ hình như "hơi bị lớn", nhứt là vị ấy lại là Giáo sĩ Bà-La-Môn.

Các bạn cũng đã biết, ở Ấn độ (xưa) một vị Giáo sĩ Bà La Môn quyền lực rất lớn, có thể can thiệp vào việc chính trị, xã hội, văn hóa......chính họ làm ra luật pháp, và đôi khi họ cũng là người ra phán quyết như vị quan tòa.

Từ Vua quan cho đến dân thường, mọi người đều quỳ lạy trước một vị Giáo sĩ Bà La Môn, cho nên cái Ngã Mạn, niềm Cống Cao của họ lên đến ......"đỉnh núi Tu di" lựn.

Hàng Giáo phẫm cao cấp như thế mà bây giờ lại đi làm "tôi mọi" cho những nàng kỷ nữ là một việc "trời long đất lở" chớ chẳng còn đơn thuần là giông bảo giữa biển khơi nữa.

Như thế theo Vô Học, Ngài Dengipa đã "tử chiến" với cái NGÃ CHẤP và PHÁP CHẤP to lớn như núi Tu Di của mình.

2._ "Điều mà Dengipa thu hoạch là gì ?"

_ Điều mà Dengipa thu hoạch là : THẤY
CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG.

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Cám ơn chocon đã hỏi :

1. _ Một Phật tử bình thường thì CÁI NGÃ cũng bình thường, nhưng đa số Tu sĩ thì CÁI NGÃ hình như "hơi bị lớn", nhứt là vị ấy lại là Giáo sĩ Bà-La-Môn.

Các bạn cũng đã biết, ở Ấn độ (xưa) một vị Giáo sĩ Bà La Môn quyền lực rất lớn, có thể can thiệp vào việc chính trị, xã hội, văn hóa......chính họ làm ra luật pháp, và đôi khi họ cũng là người ra phán quyết như vị quan tòa.

Từ Vua quan cho đến dân thường, mọi người đều quỳ lạy trước một vị Giáo sĩ Bà La Môn, cho nên cái Ngã Mạn, niềm Cống Cao của họ lên đến ......"đỉnh núi Tu di" lựn.

Hàng Giáo phẫm cao cấp như thế mà bây giờ lại đi làm "tôi mọi" cho những nàng kỷ nữ là một việc "trời long đất lở" chớ chẳng còn đơn thuần là giông bảo giữa biển khơi nữa.

Như thế theo Vô Học, Ngài Dengipa đã "tử chiến" với cái NGÃ CHẤP và PHÁP CHẤP to lớn như núi Tu Di của mình.

2._ "Điều mà Dengipa thu hoạch là gì ?"

_ Điều mà Dengipa thu hoạch là : THẤY
CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG.

Mến !

Kính bác Văn Học !
Trong bài trên, bác đã nói yếu tố phá Ngã Chấp nơi Tổ Dengipa, nhưng chocon chưa thấy yếu tố phá Pháp Chấp.
Kính xin bác hoan hỉ nói thêm.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Trong bài trên, bác đã nói yếu tố phá Ngã Chấp nơi Tổ Dengipa, nhưng chocon chưa thấy yếu tố phá Pháp Chấp.
Kính xin bác hoan hỉ nói thêm.
Chào người bạn nhỏ, có cần phải "truy sát" người già đến cùng như vậy không ?
Nói vui thôi ! Cũng cám ơn bạn nhỏ.

Các bạn cũng dư biết rồi mà, Vô Học chỉ đơn cử một quan điểm "người nam là chúa tể" (còn hơn Nho giáo ở bên Trung Hoa nữa).
Với Giáo lý Bà La Môn người đàn bà không có quyền gì hết, kể cả quyền đi tu, làm một Giáo sĩ Bà La Môn hay quyền tham chính.

Ở Ấn độ người con gái phải có của hồi môn (khá hậu hĩ) mới có thể về nhà chồng, còn nghèo khó thì đừng hòng có chồng. Khi tổ chức đám cưới thì người nữ phải quỳ xuống hôn chân chồng, hằng ngày phải bưng nước rửa chân cho chồng. Nếu gia đình bên chồng có ngược đải hay hành hạ gì cũng không được quyền trốn về nhà cha mẹ ruột, cho nên bậc làm cha mẹ thường không muốn sinh con gái.

vtc.vn

Chấp rằng "phụ nữ là kẻ tôi đòi" là một trong nhiều pháp chấp mà Ngài Dengipa đã tự hóa giải.

Mến !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-11.jpg"]































































.....[/nen]
(Lưu ý ! nếu khung ảnh không thích hợp, đọc không tròn câu thì các bạn hãy bấm Ctrl - hoặc Ctrl +)
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Cảm ơn Bác Vô Học đã nói thẳng, nói hay!.

Phật pháp đời nay đã diễn biến như vậy. Cái thùng ngày một rỗng, tiếng kêu ngày một to. Người tu học lom com thì nhiều, mà "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" thì có ở khắp nơi.

Có đi biển, mới biết biển sâu thẳm. Có chìm vào biển Như Lai, mới thấy mình ngu muội như thế nào.

Nói chứng đắc là Không, là nói trên lý tánh tuyệt vắng lặng không một vật. Vô ngã, không thấy sự chứng đắc và người chứng đắc Phật pháp.

Nhưng thực thể tu hành vẫn đạt được Niết Bàn tịch diệt, đạt được sự chứng đắc vô sanh một cách rỏ ràng không nghi ngờ.

Người chứng đạo, không bao giờ nói mình đã đạt đạo. Vì đã đạt đến sự vô ngã tuyệt đối!

Những ai nói "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" chỉ là những lời rao giảng sáo rỗng, nhằm diễn đạt cái hiện hữu ngay phút giây hiện tại của tâm thức tỉnh lặng, nhưng vô tình đào ra một cái hố sâu, đẩy người tu mang cái ngã mạng to lớn rơi vào trong ấy, chìm dần.

Diễn đạt cái lý tánh của Pháp thân, có thể vì thương người tu học mà diễn đạt, nhưng cũng chỉ là những lời rao giảng sáo rỗng, không thể đụng chạm gì đến cái thực của Pháp thân hằng có.

Chỉ có thực tu chứng và thể nhập với Pháp thân, mới biết Đạo là gì! Và những vị Giác ngộ sẽ không bao giờ nói đến câu "Niết Bàn là đây, Cực lạc là đây" với bất kỳ ai cả.

Thể nhập Pháp thân, Bồ Tát ra vào sanh tử, chịu khổ cùng chúng sanh, sanh tử cùng chúng sanh. Bất cứ nổi khổ đau nào chúng sanh trãi qua, Bồ tát cũng trãi qua không khác, chỉ một mục đích giáo hóa chúng sanh đi vào con đường tiến hóa, với tình thương và lòng từ bi không bờ bến luôn phát nguyện không dứt đoạn.

Nhưng vì đã thể nhập được Pháp thân, nên tuy vào sanh tử hóa độ chúng sanh mà huệ mạng luôn vững vàng, trí tuệ luôn sáng suốt. Làm Phật sự cho chúng sanh và tròn huệ mạng cho chính mình cho đến ngày viên mãn.

Kính Thầy Tấn Hạnh !
Bài trên Thầy đã viết rất hay, tuy nhiên theo thiễn ý của Ngọc Quế, có một câu mà Thầy phát biểu hình như không được chính xác, đó là câu :
Người chứng đạo, không bao giờ nói mình đã đạt đạo
Ngọc Quế xin trích dẫn ra đây những lời đầu tiên sau khi đức Phật thành đạo, Ngài đã khẳng định với 5 anh em Kiều Trần Như rằng "Ta là Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác" (chứ không còn là đạo hữu với các ông nữa) :

2- Ông Kondanna
(Kiều Trần Như) và 4 người bạn xuất gia


Ðức Phật đến Lộc-Uyển, thuộc làng Isipatana (hiện nay là Sarnath), vào đầu tháng ba dương lịch năm 589 trước tây lịch. Thấy Ðức Phật đang từ đàng xa đi đến, năm vị đạo-sĩ nhóm ông Kondanna bàn tính với nhau sẽ không đảnh lễ ngài với lòng tôn-kính như xưa. Các vị ấy hiểu lầm ngài khi ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh để thực-hành lối tu trung-đạo. Các vị ấy nói với nhau:

- Này các đạo-hữu, sa-môn Gotama (Cồ Đàm) đang đi đến chúng ta kia. Sa-môn ấy đã không bền chí cố gắng tu khổ hạnh, đã trở lại đời sống lợi-dưỡng xa-hoa. Sa-môn ấy không đáng cho chúng ta niềm-nở đón tiếp và cung-kính phục-vụ. Ta không nên rước bát và rửa chân y. Nhưng dầu sao ông ta cũng thuộc dòng vua chúa, chúng ta cũng nên dọn một chỗ ngồi để sẵn, nếu ông ta muốn ngồi thì cứ ngồi.

Tuy nhiên, khi Ðức Phật đến gần, vẻ trang-nghiêm và oai-nghi của ngài tự nhiên cảm-hóa năm vị đạo-sĩ. Không ai bảo ai, người đến rước bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho ngài rửa chân, và gọi ngài bằng "đạo-hữu" (avuso), lối xưng-hô thường dùng giữa những người bạn đạo, hoặc để người bề trên xưng-hô với kẻ dưới. (Hiện nay có tháp Chaukhandi kỷ niệm nơi đức Phật gặp lại năm anh em ông Kondanna. Tháp này là một ụ đất lớn, trên đỉnh có một tháp canh xây bằng gạch).

Ðức Phật mở lời khuyên dạy:

- Này các Tỳ-kheo (Bhikkhu, bhiksu), không nên gọi Như-Lai bằng tên hay bằng "đạo-hữu". Này các Tỳ-kheo, Như-Lai là bậc Thế-tôn, là đấng Toàn-Giác. Này các Tỳ-kheo, hãy nghe đây, Như-Lai đã thành đạo-quả Vô Sanh Bất Diệt. Như-Lai sẽ giảng dạy Giáo-pháp giác ngộ và giải thoát. Nếu thực-hành đúng theo lời chỉ dạy của Như-Lai thì chẳng bao lâu các thầy cũng sẽ chứng-ngộ do chính trí-tuệ trực-giác của quý thầy, và trong kiếp sống này quý thầy sẽ đạt được một đời sống vô cùng thiêng-liêng cao-cả. Chính vì muốn đi tìm đời sống cao-thượng ấy mà nhiều con nhà quyền-quý đã rời bỏ gia-đình, sự-nghiệp để sống đời không nhà cửa.

- Này đạo-hữu Gotama, trước kia, với bao nhiêu kỷ-luật nghiêm-khắc và khổ hạnh mà đạo-hữu còn chưa đạt được kiến-thức siêu phàm nào hoặc chứng-ngộ nào xứng đáng với một vị Phật. Bây giờ đạo-hữu đã từ bỏ sự cố-gắng, trở về đời sống xa-hoa lợi-dưỡng thì làm sao đạt được một kiến-thức đặc-biệt siêu phàm hoặc một chứng-ngộ xứng đáng với một vị Phật?

- Này các Tỳ-kheo, Như-Lai không hề xa-hoa, không hề ngưng cố-gắng, và không hề trở lại đời sống lợi-dưỡng. Như-Lai là đức Thế-tôn, là đấng Toàn-Giác. Này các Tỳ-kheo, hãy nghe đây, Như-Lai đã thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng-dạy Giáo-pháp giác ngộ và giải thoát. . Nếu thực-hành đúng theo lời chỉ dạy của Như-Lai thì chẳng bao lâu các thầy cũng sẽ chứng-ngộ do chính trí-tuệ trực-giác của quý thầy, và trong kiếp sống này quý thầy sẽ đạt được một đời sống vô cùng thiêng-liêng cao-cả. Chính vì muốn đi tìm đời sống cao-thượng ấy mà nhiều con nhà quyền-quý đã rời bỏ gia-đình, sự-nghiệp để sống đời không nhà cửa.

Lần thứ nhì năm đạo-sĩ vẫn giữ nguyên thành-kiến và tỏ ý thất vọng. Ðến lần thứ ba, sau khi Ðức Phật lập lại lời xác nhận, năm đạo-sĩ vẫn giữ vững lập-trường, tỏ ý hoài-nghi. Ðức Phật hỏi lại:

- Này các Tỳ-kheo, Các thầy có biết một lần nào trước đây Như-Lai đã nói với các thầy như thế không?

- Quả thật không.

Ðức Phật lập lại một lần nữa rằng ngài là đấng Toàn-Giác, và chính năm đạo-sĩ cũng có thể chứng-ngộ nếu thực-hành đúng theo lời chỉ dạy của ngài.

Ðó là những lời nói chân-thành do chính Ðức Phật thốt ra. Năm vị đạo-sĩ là bậc thiện trí, mặc dù đã có thành-kiến không tốt, khi nghe Ðức Phật lập lại nhiều lần như vậy, cũng đã nhận-định rằng Ðức Phật đã thật-sự thành-tựu đạo quả vô thượng và có đầy đủ khả năng để hướng-dẫn mình. Năm thầy bấy giờ đã tin lời Ðức Phật, bèn thỉnh Ðức Phật đến một nơi thanh-nhàn mát-mẻ, trong vườn nai, cách nơi gặp-gỡ độ trên một cây số, ngồi xuống, yên lặng lắng nghe Ðức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma-cakka-pavattana)

phapthi.net


Kính !




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top