- Tham gia
- 20/7/11
- Bài viết
- 339
- Điểm tương tác
- 375
- Điểm
- 63
Mấy hôm nay vì duyên sự, nên không có thời gian để nói rỏ vấn đề " Now and Here " với các Đạo Hữu, nhất là khi đọc chủ đề này do Mod Chiếu Thanh viết. Nhưng Bác Văn Học đã làm việc Phật sự này một cách rỏ ràng, phải nói là tuyệt vời mới phải.
Khi đọc câu viết này của Mod CT " Vì vậy chỉ còn ta và sát na tức là "Tại đây và bây giờ" _Now and here." cũng chỉ là một trạng thái của tâm thức mà thôi. Chỉ là tâm thức lặng yên nhất thời, không diễn tả sự chứng ngộ gì cả.
Cũng như câu truyện được CT trích dẫn:
" Sư chỉ một giọt sương trên đóa phù dung vừa mới nở, nói:
- Có, đây chính là thế giới vĩnh cửu.
Đạo sĩ ngạc nhiên:
- Đức Phật cũng nói “các pháp hữu vi là vô thường” kia mà?
Sư nói:
- Thế ông tưởng cái gì lâu dài mới là vĩnh cửu sao?
Ở đây là Sư phá chấp cho người Đạo sĩ, cũng như phá chấp cho chúng ta cái quan niệm tìm kiếm bên ngoài hay cái mong muốn quả vị tu học. Tuyệt không đụng gì đến sự chứng ngộ của người tu đạt đạo.
Sự chứng ngộ là chạm vào, hay thể nhập được Pháp thể, là duyên tu học của nhiều đời mà thành tựu được đạo quả. Không phải là cái dừng lại, lặng yên của tâm thức hiện tại. Sự dừng lại hay lặng yên của tâm thức cũng chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi.
Bác Văn Học đã trích dẫn lời Đức Phật dạy trong Kinh Viên Giác rất cụ thể. TH xin ghi lại dòng này:
" Nếu có người nói thế này: “nay ta tự tâm hằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải do dừng _ chỉ _ mà có, nên nói là bệnh. "
Các Đạo Hữu phải hiểu cho rỏ ràng, không được lầm lẫn trong việc tu học Phật Pháp. Càng cẩn trọng với kiến thức huân tập, những kiến thức mà các Đạo Hữu huân tập được trong kho tàng Kinh điển Phật giáo, hay từ các Thầy Tổ, cũng chỉ là những mảnh ghép của một bức tranh toàn thiện của Pháp thể.
Học Phật Pháp để học giả có được trí tuệ, không đi sai đường tu học. Sau đó ứng dụng tu học, trở thành hành giả trong nhà Phật.
Ngay cả đoạn Kinh có nghĩa rộng nhất, cao nhất của Phật pháp, mà Bác Văn Học trích dẫn ở cuối bài cũng được gom lại ở những chữ sau cùng:
Này thiện nam, tất cả chướng ngại tức là cứu kính giác; chánh niệm thất niệm đều là giải thoát; giữ giới phá giới đều là Niết-bàn; trí tuệ ngu si đều là Bát-nhã; pháp của Bồ-tát và ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; vô minh Chân như đồng một cảnh giới; giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh; chúng sanh quốc độ đồng một Pháp tánh; địa ngục thiên cung đều là Tịnh độ; hữu tình vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là giải thoát rốt ráo, vì biển tuệ pháp giới soi rõ các tướng như hư không. Đây gọi là Như Lai tùy thuận tánh Viên giác.
Biển tuệ Pháp giới, chỉ có người tu chứng đạo, thể nhập được Pháp thể, mới có được biển tuệ mênh mông này, mới thấu được Cái Không Rỗng Suốt Không Một Vật mà Lục Tổ đã từng dạy trong Kinh Pháp Bảo Đàn.