T

Dạ. Thắc mắc về Niềm Tâm linh

trứng luột

Registered
Phật tử
Tham gia
19/8/15
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Người theo Đạo Phật:

Có nên đốt giấy Vàng Mã.

Đúng chỗ nào ?

Sai chỗ nào ?

Kính mong các Bậc cao minh chỉ giáo ạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Người theo Đạo Phật:

Có nên đốt giấy Vàng Mã.

Đúng chỗ nào ?

Sai chỗ nào ?

Kính mong các Bậc cao minh chỉ giáo ạ.
Không nên nha bạn chỉ là mê tín vì người chết không sài tiền mà là theo cái nghiệp. Thay vào đó hãy cúng thức ăn, làm thiện hồi hướng, thọ trì Phật Pháp hồi hướng công đức......
 

trứng luột

Registered
Phật tử
Tham gia
19/8/15
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Dạ. Mình cũng nghe thầy Thông Lạc nói như Bạn.

Theo thầy:

- Người chết không sài tiền nên không cúng giấy vàng bạc.

- Người chết không ăn cơm, nên không cần cúng cơm nước.

- Người chết không ngửi nên không cần nhang đèn trà nước.

- Người chết không nghe thấy, nên không cần tụng kinh cúng bái gì cả.

Nhưng cái đó là mê tín, dị đoan...

Nhưng xin hỏi Bạn. Ai xác quyết đó là mê tín dị đoan ? Kinh nào Phật bát bỏ cúng kiến cầu nguyện ? Có giới luật nào của Phật Cấm những điều đó không ạ ?

Cảm ơn Bạn đã trả lời giúp. Cảm ơn rất nhiều...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cái quan trọng bạn cần phải BIẾT là:

Tại sao bạn MÊ TÍN DỊ ĐOAN???

Bạn nên TỰ HỎI mình là: Bạn có MÊ TÍN DỊ ĐOAN không???

Nếu bạn KHÔNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN thì bạn KHÔNG CẦN Đức Phật xác quyết, bác bỏ, cấm đoán phải không???

Còn như là bạn hỏi Đức Phật hay thầy chưa THÔNG mà đã LẠC trả lời giùm cho bạn là:

Bạn KHÔNG BIẾT: "Tại sao bạn MÊ TÍN DỊ ĐOAN???" thì VÔ LÝ quá phải không???

Chắc Chắn là bạn không hỏi giùm cho người khác MÊ TÍN DỊ ĐOAN chẳng ÍCH LỢI gì cho bạn phải không????


Bạn nên thường TỰ HỎI! Vì "HỎI luôn luôn xuất phát từ TRẢ LỜI đã có sẵn trước rồi!".

Có CÂU HỎI KHÓ NHẤT trên thế giới trong những bài THI mà không XUẤT PHÁT từ TRẢ LỜI đã có sẵn trước rồi phải không???
TRẢ LỜI luôn có trước cho câu HỎI là CHÂN LÝ xưa nay đó bạn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Sanh Nhân
Cái gì sanh thành người?
Cái gì luôn dong ruỗi?
Cái gì chịu luân hồi?
Cái gì người sợ hãi?

--> Ái dục sanh thành người, Chính tâm luôn dong ruỗi, Chúng sanh chịu luân hồi, Ðau khổ, người sợ hãi - Kinh Tương Ưng Bộ


Vấn đề chính ở đây là nghĩa của chữ "SANH TỬ LUÂN HỒI" trong phật giáo .. và những người nói là có TIN VÀO PHẬT GIÁO .. ít ít .. hay là nhiều nhiều

Những người không có liên quan gì đến người chết thì thôi .. chứ những người có liên quan đến người chết thì sức mấy mà ai tin NGƯỜI CHẾT --> LÀ HẾT ... là không có 1 CÕI GÌ ĐÓ KHÁC cho họ ở ... nhứt là xung quanh nhà những người Việt Nam đi chẳng hạn .. đi đâu cũng bàn thờ tổ tiên, hình ảnh thân nhân quá cố ... thì tại vì AI CŨNG LÀM --> CŨNG TIN ... sao lại là SAI là ĐÚNG sẽ luận thế nào ... và đó là nguyên nhân của chữ ÁI [smile] --> và khi ÁI CÒN --> thì người đó TIẾP TỤC SANH RA vì còn ÁI thì ÁI SANH sẽ còn --> CON ĐƯỜNG của người chết KHÔNG KẾT THÚC (smile) và CHƯA KẾT THÚC [smile] ...

những người càng tài hoa thì cái chết của họ, chữ ÁI càng khó dứt .. vì chết là thể xác, còn là tinh anh mà ... cho nên tên tuổi của họ được ghi vào sách vở, đời sống, nhận thức và những gì tốt đẹp mà nhiều người biết ... được lưu truyền trên tượng đá, hình ảnh, tên những con đường, thành phố .. tên những thư viện, .... đó cũng là CHỮ ÁI --> mà có .. và cũng là chỗ ÁI ...

có 1 điều QUAN TRỌNG là chỗ ÁI SANH NGƯỜI .. và cũng là chỗ ÁI SANH NGƯỜI .. nên người chết hỏng ở CÕI CHẾT "LÂU THIỆT LÂU" ... họ SANH LẠI LÀM NGƯỜI ... và nếu theo quan điểm Phật Giáo thông thường thì họ tiếp tục đi trong con đường SANH TỬ LUÂN HỒI của bản thân cho tới khi GIÁC NGỘ

- Kinh Trung Bộ .. ông Phật miêu tả vòng Luân Hồi .. từ khi con người được sanh ra BỞI CHA MẸ --> và KẾT THÚC --> KHI ĐƯỢC GIẢI THOÁT (smile)

Cho nên vấn đề CÚNG KIẾN ... cũng tùy theo người mà có nhiều có ít ... nhưng nếu CÚNG LÂU QUÁ thì cũng không giống như là quan điểm của Phật Giáo --> là ĐÔ SANH ... tức là những CHÚNG SANH được sanh ra

- Thức --> lục nhập, xúc, thọ, ÁI, thủ, hữu --> SANH (lục đạo luân hồi)

nếu họ KHÔNG ĐƯỢC SANH RA ... không còn LỤC NHẬP (gốc là lục căn) .. hỏng còn XÚC . hỏng còn CẢM THỌ .. hỏng còn ÁI, THỦ HỮU --> thì hỏng còn SANH (sanh tử luân hồi)

cho nên ... khi CÁI VÒNG ĐÓ CHẤM DỨT --> thì họ đã được GIẢI THOÁT rùi sao ? [smile]


Vì vậy .. họ CÒN SANH RA --> tiếp tục đi CON ĐƯỜNG "SANH TỬ LUÂN HỒI" của họ .. chứ đâu ngồi đó chờ ăn CƠM CHAY, TIỀN CÚNG .. cúng hoài .. cúng hoài . vv ..

nhứt là khi những NGƯỜI ĐÓ --> LẠI CHUYỂN THẾ ĐẦU THAI --> ở trong 1 ĐỜI SỐNG KHÁC (sau khi đã uống CHÉN CANH) để QUÊN MẤT ĐỜI SỐNG NÀY .. NHỮNG THÂN NHÂN NÀY ... DỨT LIÊN LẠC [smile] ... vì KHÔNG NHỚ ĐƯỢC NHỮNG TIỀN KIẾP [smile]

- Chúng Ta thì không biết HỌ ĐẦU THAI CHUYỂN THẾ đi đâu [smile]

- HỌ thì không nhớ được TIỀN KIẾP của họ .. đâu nhớ chúng ta

--> DỨT LIÊN LẠC trực tiếp [smile]


mà mình vẫn ... cúng vẫn cầu lầu quá .... thì không còn giống nét PHẬT GIÁO ĐỘ SANH nữa ...

trong cuốn Bước Đầu Học Phật .. bạn theo link vào thì đọc được chương PHẬT GIÁO ĐỘ SANH mà hòa thượng Thích Thanh Từ viết [smile]



Còn về nếu có NGƯỜI CÚNG HOÀI .. CÚNG HOÀI .. vì cho rằng VỚI NGƯỜI THÂN CÒN MỐI QUAN HỆ ... thì cũng vẫn CÓ THỂ NGƯỜI THÂN ĐÓ --> sau khi đã ĐẦU THAI CHUYỂN THẾ (smile)

hỏng còn NHỚ RA MÌNH LÀ AI ... hỏng còn nhớ THÂN NHÂN .. nhưng luôn có ÂN NHÂN --> TRAO TIỀN, TẶNG QUÀ thì sao ? (smile)

- cũng như CHÚNG TA .. mỗi người chắc cũng đã LUÂN HỒI SANH TỬ vô lượng kiếp .. chắc cũng nhiều THÂN NHÂN CON CHÁU ... vậy thì "TIỀN CÚNG" mà họ còn nhớ CHO MÌNH đâu ? [smile] --> tui chưa bao giờ nhận được ... bạn có nhận được bao giờ hông ? [smile]

phải chi chúng ta BIẾT ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI THÂN ĐÃ KHUẤT từ muôn muôn kiếp trước mà đến TẶNG QUÀ, NHÀ CỬA cho họ nhỉ ..

như vậy HỌ NHÀ NÀO cũng là ĐÔNG VUI tới TỔ TIÊN còn có mặt luôn [smile]

và cũng vì HỌ ... vì PHẬT GIÁO độ sanh .. nên không rời CHÚNG SANH THẾ GIỚI ... mà phật pháp vấn ở đó .. duy trì .. và tiếp tục đồng hành với họ chứ sao ? [smile]

- vẫn có NGƯỜI nương nhờ vào PHẬT PHÁP, PHẬT ĐẠO làm cứu cánh

--> thì vẫn có phật pháp, phật đạo cho người đó ... là PHƯƠNG TIỆN cho cứu cánh của họ chứ [smile]


Con người luôn luôn có nhiều tự do tôn giáo, tín ngưỡng .. cho nên đối với những người nhiều TỰ DO đó .. xảy ra 1 thế giới TÍN NGƯỠNG, TÔN THỜ thiệt là lớn .. và người ta Ở KHẮP NƠI .. NHIỀU kiểu cách tín ngưỡng tôn thờ khác nhau .. nhất là nhiều khi còn ĐÔNG NGƯỜI nữa, tin tưởng và lập thành những điểm tựa chung cho 1 số đông đoàn thể ... dễ gì mà người ta CHỊU NGHE 1 lần hết tất cả mọi vấn đề của PHẬT GIÁO .. mà KINH ĐIỂN phật giáo chỉ nằm một chỗ ... AI LẠI TIN AI ? [smile] .. cho nên luôn là 1 LÂN, 1 LỜI, 1 NGƯỜI .. 1 lời khó mà NÓI CHO HẾT [smile]


còn nếu như bạn cũng TIN TƯỞNG sâu dày giáo lý phật giáo .. theo kinh điển .. theo tín giải hành chứng cá nhân mà học hỏi kinh nghiệm, mà tu tập .. nhất là khi nhận ra:

- SỐNG và HỮU TÌNH (có NGUỒN SUỐI là ÁI) thì mới có SANH TỬ LUÂN HỒI .. chứ CHẾT QUEO thì đâu có ... thì lời nói của thầy Thông Lạc cũng không có gì đáng dị nghị .. với tinh thần PHẬT GIÁO ĐỘ SANH [smile]

như chuyện BÀ CỤ kia có đứa con BỊ CHẾT SỚM hơn bà .. tới cầu đức Phật cứu con bà sống

--> nếu Phật Giáo là ĐỘ TỬ .. vì người chết mà ĐỘ .. lại có THẾ GIỚI cho người chết đó .. thì đức Phật đã --> ĐỘ cho CON BÀ ẤY rùi .. chứ đâu có ĐỘ CHỈ CÓ RIÊNG bà ta [smile]

mà cũng có lý nghen .. phải tìm ra CÁI NGƯỜI ĐÃ SỐNG LẠI .. đã ĐẦU THAI để mà độ ... coi bộ CÓ LÝ hơn [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phật Giáo là Tôn Giáo cho những nguời Sống THỰC TẾ!
Sống THỰC TẾ là phải Sống TỰ NHIÊN như Trời đất VÔ TÌNH, VÔ TRI, VÔ GIÁC.

Trời đất TÁNH TỰ NHIÊN là VÔ TÌNH, VÔ TRI, VÔ GIÁC.
Thiên Tai GIẾT nguời hàng loạt ĐỒNG THỜI lại CỨU người hàng loạt mới là CÔNG BẰNG TRẬT TỰ của TÁNH TỰ NHIÊN là như vậy.

Nói một cách khác là:
Trời đất TÁNH TỰ NHIÊN là:
Vạn Vật Vũ Trụ CÓ SANH thì Vạn Vật Vũ Trụ phải CÓ TỬ!
Phải CÓ TỬ thì mới CÓ CHỖ để SANH.

Với lại:
Trời đất VÔ TÌNH, VÔ TRI, VÔ GIÁC nên không có KHẢ NĂNG CAN THIỆP, CỨU VỚT, ĐỘ TRÌ cho Vạn Vật Vũ Trụ vốn là TỰ SANH, TỰ DIỆT.

TỰ SANH, TỰ DIỆT là Tiến Trình THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT mà Vạn Vật Vũ Trụ phải trải qua!

Chẳng DÍNH DÁNG gì tới Trời đất.

Thiên Tai được TẠO RA, SANH RA ở những HÀNH TINH có bầu khí quyển.

Trời đất vốn VÔ SANH nên cũng CHẲNG TẠO RA, SANH RA BẤT CỨ CÁI GÌ cả.

Như vậy!
Tại sao chúng ta phải MÊ TÍN DỊ ĐOAN, SÙNG BÁI, LẠY LỤC, CẦU NGUYỆN những cái gì đó chỉ là những bức tượng VÔ TÌNH, VÔ TRI, VÔ GIÁC???
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
12/4/07
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Theo mình nghĩ:

Dị đoan hay Văn Hóa ? Điều đó tùy theo Quốc độ, thời đại và quan niệm mỗi nơi.

Theo sử liệu. Tục đốt vàng mã. ghi chép như sau:

Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Vào thời nhà Tần (thế kỉ 2), nhiều quý tộc Trung Hoa có thói quen tùy táng theo người chết bằng bạch ngọc cùng nhiều đồ vật quý giá khác và phát triển cực thịnh dưới thời nhà Đường (618-907).

Khi Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) lên ngôi hoàng đế (221-210 TCN), nhận thấy việc này quá lãng phí nên đã ra sắc lệnh cấm tùy táng bằng hiện vật thật. Thay vào đó là nghi thức tượng trưng, tùy táng bằng tiền giả, vàng giả... (làm bằng giấy). Tục này phát triển cực thịnh vào thời Đường (thế kỉ 7) và bắt đầu lưu truyền vào Việt Nam. Như vậy có thể thấy, ý nghĩa ban đầu của tục đốt vàng mã rất nhân văn, nhằm tránh sự lãng phí của cải.

Kính các Bạn: Tục đốt vàng mã cũng có mặt tích cự và tiêu cực tùy theo tầm nhìn của thời đại và Quốc độ.- Nghĩa là Văn hóa hay Dị đoan, không cố định.

* Nếu vì mục đích tiết kiệm của cải Thật, mà cúng tế cho người chết cho trọn tình trọn nghĩa thì mang tính Nhân văn, văn hóa con người.

* Với không người không có lòng tin, không còn tình nghĩa với người thân đã chết, thì đó là Mê tín, dị đoan vô bổ.- Sợ tốn một số tiền làm hao hớt cho họ.

Ý nghĩa ra sao gọi là Văn hóa ?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bạn có MÊ TÍN DỊ ĐOAN không???
Nếu bạn KHÔNG CÓ MÊ TÍN DỊ ĐOAN thì đối với bạn "Ý nghĩa Văn Hóa NHÂN VĂN ra sao??? Cũng KHÔNG ĐÁNG một đồng xu phải không???"

Có phải ĐỐI với Phật Giáo người có lòng tin, còn tình nghĩa với người thân đã chết, thì đó là Mê tín, dị đoan vô bổ, KHÔNG CÓ NHÂN VĂN phải không ta???

Vậy Phật Giáo không có NHÂN VĂN!
Nhưng sao lại CÓ quá nhiều người NHÂN VĂN vô Chùa Phật Giáo để MÊ TÍN DỊ ĐOAN phải không ta???

Ờ mà SAI phải không ta??? ;0(
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tại sao Phật Giáo phải có "TÌNH NGHĨA, LÒNG TIN???" với người THÂN YÊU đã chết???

Trong khi đó Đức Phật lại KHÔNG TÌNH NGHĨA, KHÔNG LÒNG TIN??? TỪ BỎ tất cả người THÂN YÊU vẫn còn SỐNG NHĂN RĂNG???

Chắc Đức Phật sợ tốn một số tiền làm hao hớt cho họ???

Tại sao mọi người lại MÊ TÍN DỊ ĐOAN Đức Phật quá chời...chời vậy ta???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

có nhiều khi bạn Hiền VM cần phải đi THỰC CHỨNG một tí [smile] .. là đi dự những buổi lễ Thất Tuần, 100 ngày ... 1 năm của những người Phật Giáo ...

trong các buổi lễ đó .. thông thường trên bàn thờ cũng có hương .. có những chén nhỏ đồ ăn, thức uống .. và có phần con cái dâng đồ ăn thức uống cho cha mẹ ... thân nhân .. ông bà [smile]

- vậy đã Ăn Được .. Hửi Được, thì cũng có khi chẳng nhang chẳng đèn .. chẳng đồ ăn được --> có CHÚT TIỀN cũng chắc là cũng là hợp lý thôi [smile]


nhưng bạn Hiền VM đứng ở đó BỐI RỐI ... làm tui thấy ông Vĩnh Gia Huyền Giác sao nói hay vậy [smile]


Nhất địa cụ túc ---> nhất thiết địa (smile)
Phi sắc phi tâm phi hạnh nghiệp
Nhất thiết số cú phi số cú
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp
Đàn chỉ viên thành bát vạn môn
Sát na diệt khước tam kỳ nghiệp

Đất một cõi + cùng với + đất hằng hà sa cõi (smile)
Cõi nhất chân, không sắc cũng không tâm
Cõi như nhau, không CỰU LẠC, TA BÀ
Đất một cõi là đất hằng hà sa cõi

Danh văn cú… vốn là danh ngôn giả đặt
Linh giác ta nào có dính dáng chi!
Khảy móng tay, tròn đủ tám vạn pháp môn tu
Trong nháy mắt, dứt sạch A tăng kỳ nghiệp chướng - Chứng Đạo Ca [smile]

các Quốc Độ là nơi ở của các loài hữu tình ... chắc là bạn Hiền Vô Minh đang đứng ở đất cõi nào ... mà hông thấy đất những cõi nào ... [smile] ...


và ... hmmmmm ... trong BỐI RỐI vẫn có sự thanh tinh riêng của CÕI ĐÓ [smile] ... mà cũng rất tốt rùi ... phải hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
12/4/07
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Tín ngưỡng là Văn hóa hay Dị đoan ?

Kính các Bạn. Một câu hỏi khó xác định là Văn hóa hay Dị đoan ? Tùy theo đối tượng Chấp Có hay Chấp Không.

Thí dụ 1: Ở các Chùa trong nước Việt Nam. Hằng ngày đến buổi cơm trưa. Quý Thầy đơm cơm để cúng Phật. Đến buổi Quý Thầy ăn cơm cũng gọi là Cúng quả đường, lại dâng cơm cúng Phật.

* Nếu xét về "Chấp Không". Người ta cho rằng. Phật đã chết hơn 2500 năm rồi đâu có ăn uống gì mà cúng.- Rõ là Mê tín dị đoan.

* Nếu xét về "Chấp Có". Người ta cho rằng. Tuy Phật không ăn, nhưng lòng tin của người đệ tử Phật vẫn cung kính như ngài còn tại thế. Cúng cơm để tỏ lòng nhớ tưởng và từ đó sanh ra phước đức.- Đây là một loại Văn hóa tín Ngưỡng, noi guơng đức Phật , đây là văn hóa tu tạo phước điền, tu theo hạnh Phật.

Như vậy: Chấp Có thì là Văn Hóa. Chấp Không thì là Dị đoan.

Khác nhau do lòng Chấp Có hay Chấp Không mà thôi.

quả duong.webp
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Pha
Theo mình nghĩ:

* Với không người không có lòng tin, không còn tình nghĩa với người thân đã chết, thì đó là Mê tín, dị đoan vô bổ.- Sợ tốn một số tiền làm hao hớt cho họ.

người cho rằng cúng vàng mã là mê tín dị đoan ko có nghĩa là họ ko có lòng tin, ko còn tình nghĩa với người thân đã chết

cho rằng "người không cúng vàng mã vì sợ tốn một số tiền làm hao hớt cho họ nên họ đổ cho cúng vàng mã là mê tín dị đoan" là gán ghép vô căn cứ
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
* Tín ngưỡng là Văn hóa hay Dị đoan ?

Kính các Bạn. Một câu hỏi khó xác định là Văn hóa hay Dị đoan ? Tùy theo đối tượng Chấp Có hay Chấp Không.

Thí dụ 1: Ở các Chùa trong nước Việt Nam. Hằng ngày đến buổi cơm trưa. Quý Thầy đơm cơm để cúng Phật. Đến buổi Quý Thầy ăn cơm cũng gọi là Cúng quả đường, lại dâng cơm cúng Phật.

* Nếu xét về "Chấp Không". Người ta cho rằng. Phật đã chết hơn 2500 năm rồi đâu có ăn uống gì mà cúng.- Rõ là Mê tín dị đoan.

* Nếu xét về "Chấp Có". Người ta cho rằng. Tuy Phật không ăn, nhưng lòng tin của người đệ tử Phật vẫn cung kính như ngài còn tại thế. Cúng cơm để tỏ lòng nhớ tưởng và từ đó sanh ra phước đức.- Đây là một loại Văn hóa tín Ngưỡng, noi guơng đức Phật , đây là văn hóa tu tạo phước điền, tu theo hạnh Phật.

Như vậy: Chấp Có thì là Văn Hóa. Chấp Không thì là Dị đoan.

Khác nhau do lòng Chấp Có hay Chấp Không mà thôi.

quả duong.jpg


Phật dạy: ý dẫn đầu các pháp
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bạn nói CHẤP CÓ, CHẤP KHÔNG sao mà đơn giản quá vậy???

Vậy xin hỏi:
"Bạn có BIẾT Bạn CÓ gì để CHẤP không???

Bạn KHÔNG THỂ nào CHẤP cái CÓ trong đầu của bạn phải không???
Thì người MÊ TÍN DỊ ĐOAN cũng vậy phải không???

Bạn KHÔNG THỂ nào CHẤP cái KHÔNG CÓ trong đầu của bạn phải???
Thì người MÊ TÍN DỊ ĐOAN cũng vậy phải không???

"Bạn có BIẾT Bạn KHÔNG CÓ gì để CHẤP phải không???
Thì người MÊ TÍN DỊ ĐOAN cũng KHÔNG CÓ gì để CHẤP CÓ, CHẤP KHÔNG phải không???

Ngài Nguyên Chiếu cũng đã từng NÓI CHẤP CÓ, CHẤP KHÔNG sao mà đơn giản quá vậy???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ỦA .. sao hôm nay bạn Hiền Vô Minh hay vậy [smile] ---> đúng là chỗ CÓ SÁNG KIẾN [smile]

trong Kinh Tương Ưng Bộ .. tôn giả Anan nói với ông Phật rằng: ỦA .. thập nhị NHÂN DUYÊN QUÁ RÕ RÀNG .. QUÁ MINH BẠCH .... (smile) ... còn gì thêm mà nói [smile] ..

Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, sâu xa thay là định lý Duyên khởi này, và sâu xa thật là định nghĩa này. Nhưng đối với con định lý ấy có vẻ rõ ràng, minh bạch!


4) -- Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Sâu xa thay, này Ananda là định lý Duyên khởi này, và sâu xa thật là định nghĩa này. Này Ananda, chính vì không hiểu rõ pháp này, không giác ngộ, không chứng nhập (pháp này) mà chúng sanh nay bị rối ren như cuộn chỉ, bị phủ đầy bởi bệnh cằn cỗi, như cỏ munjà, như cây lau, không thoát khỏi sự luân hồi trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ.



Và sau 1 đoạn .. thì ông Phật mới bắt đàu giải thích về chỗ NGÃ --> SANH KHỞI --> TĂNG GIẢM --> THỦ XẢ [smile] --> KHỔ ...

ông nói rằng ..đây là CHỖ ÍT có người NGHE ... có NHIỀU NGƯỜI ÍT NGHE [smile]

3) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì họ thấy thân do bốn đại tạo thành này được tăng, được giảm, được thủ, được xả. Do vậy, ở đây, kể vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát.

4) Và này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.


Đây là đoạn ông Phật miêu tả .. chỗ XUẤT HIỆN của "TÂM (atman)" =>>> KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN .. KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN ... và cái SANH LÃO BỊNH TỬ của nó .. cũng không phải TỰ NHIÊN, KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN

--> đó mới là chỗ ... SÂU của THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN ... mà ít ai nghe tới ... mặc dù là nói ĐẦY Ở TRONG CÁC KINH NGUYÊN THỦY ... [smile] ... và ông Phật cũng nói luôn rằng: ĐÓ LÀ CHỖ NGƯỜI TA ÍT NGHE [smile]


và đó cũng là chỗ NỘI DUNG .. tại sao .. cái CHỖ ĐÓ ĐẦY ĐỦ (NHƯ LAI TẠNG - tathagatagarbha) --> tức là CHÂN TÂM nơi chứa đựng CHÂN NHƯ (tathata) --> cũng tức là PHẬT TÁNH THANH TỊNH [smile]


đặc điểm QUAN TRỌNG này ... chỗ .... ĐẶT SANH LÃO BỊNH TỬ --> VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ [smile]


và khi ĐẶT KHÔNG ĐÚNG VỊ TRÍ ... sẽ không ... sẽ không ... và sẽ không .. bao gồm luôn

--> SẼ không thấy đựoc hết chỗ ĐẦY ĐỦ [smile]

--> thì sẽ KHÔNG RÕ .. và cũng hổng hiểu được NHỊ BIÊN tức là Đoạn Kiến và Thường Kiến được liệt kê trong Kinh Phạm Võng .. Kinh Trường Bộ [smile]


*** trong kinh điển Phật Giáo thì cũng nói tới HAI CÁCH đặt ... cái NGÃ (atman) vào ĐÚNG VỊ TRÍ: (1) phương pháp 1 thường là trí tuệ bát nhã .. qua con đường XẢ NIỆM THANH TỊNH ... khởi sinh sự nhàm chán ... vv.. (2) hai là con đường NHƯ LAI TẠNG .. tức là giải thích từ nơi TẤT CẢ XUẤT HIỆN và TRỞ VỀ .. [smile]


chữ ÁI ... trong nền triết học xưa .. là 1 trong THẤT ĐẠI HẬN [smile] --> tức là DỤC VỌNG CHI TUYỀN ... dòng suối ... gần như bất tận .. cho nên ... hiểu được SỰ ĐAU KHỔ .. do CHẲNG NHƯ, do THỦ XẢ --> thì mới NHÀM CHÁN được nó [smile]

---> đó là chỗ SÂU ... SÂU .. SÂU ... ÂM THANH của CHỖ ĐẦY ĐỦ đó .. có người nghe nhiều, có người nghe ít .. có người dường như hỏng nghe chờ người ta nói CHO MÌNH NGHE [smile] người ta NGHE ĐƯỢC GÌ ... và những âm thanh đó hình thành lên HÀ SA CẢNH THỊ BỒ ĐỀ ĐẠO [smile]


ngọc lý bí thanh diễn DIỆU ÂM

cá trung mãn mục .. lộ thiền tâm

hà sa cảnh thị BỒ ĐỀ ĐẠO

nghĩ HƯỚNG NHƯ LAI --> cách vạn tầm - Trí Huyền Thiền Sư



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

về NGHĨA của chữ CHẤP thì CÓ ... thì Kinh Phật cũng có nói tới 4 NGUYÊN NHÂN dẫn đến "TÁI SANH"

III. Thịt Ðứa Con (Tạp 15.11 Tử Nhục, Ðại 2, 102b) (S.ii,97) 1) ...Ở Sàvatthi. 2) ...

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh.


3) Thế nào là bốn?
Ðoàn thực hoặc thô, hoặc tế;

thứ hai là xúc;

thứ ba là tư niệm;

thứ tư là thức.

Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.




9) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm? Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt? -- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn. 10) -- Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu? -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói đoàn thực cần phải nhận xét như vậy. Này các Tỷ-kheo, khi đoàn thực được hiểu biết, thời lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết. Khi lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết, thời không còn kiết sử, do kiết sử này, một vị Thánh đệ tử bị trói buộc để phải sanh lại đời này.


Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói xúc thực cần phải được nhận xét. 14) Này các Tỷ-kheo, khi xúc thực được hiểu biết, thời ba cảm thọ được hiểu biết. Khi ba cảm thọ được hiểu biết, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.


Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ấy chỉ nghĩ như sau: "Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên ấy, ta đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết". --> Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tư niệm thực cần phải nhận xét. (smile)

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy trong ngày bị đánh đến ba trăm hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu không? -- Bạch Thế Tôn, chỉ bị đánh một hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu, còn nói gì bị đánh đến ba trăm hèo! 24) --

--> Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói thức thực cần phải nhận xét. 25) Này các Tỷ-kheo, khi thức thực đựơc hiểu rõ, thời danh sắc được hiểu rõ. Khi danh sắc được hiểu rõ, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không làm gì thêm nữa.


(1) Tập Khởi ---> 1 đoạn kinh NGUYÊN THỦY ... hơi hơi quan trọng [smile]

8) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau : "Do danh sắc có mặt nên thức hiện hữu. Do duyên danh sắc nên thức sanh khởi".

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Thức này trở lui, không đi xa hơn danh sắc.
Xa đến như vậy, chúng ta bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, bị tái sanh,
nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi..". Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. 10) "Tập khởi, tập khởi".


*** Thức này LUI TRỞ LẠI (chạy vòng vòng) ... không đi XA HƠN --> DANH/SẮC ....

*** Thức này LUI TRỞ LẠI (chạy vòng vòng) ... không đi XA HƠN --> DANH/SẮC ....

*** Thức này LUI TRỞ LẠI (chạy vòng vòng) ... không đi XA HƠN --> DANH/SẮC ....




có những trường hợp trong đời sống chúng ta cũng thấy những bối CẢNH DẪN TỚI SỰ NHÀM CHÁN --> của NHỮNG CÁI CHẾT --> ĐẶT ĐÚNG CHỖ [smile]

hãy nói về CUỘC ĐỜI

khi TÔI không còn nữa [smile]

sẽ lấy được NHỮNG GÌ ?

về bên kia thế giới

ngoài trống vắng mà thôi

THỤY ƠI .. và TÌNH ƠI

như loài chim BÓI CÁ

trên cọc NHỌN TRĂM NĂM

TÔI --> tìm đời --> ĐÁNH MẤT

trong vũng tối cuộc đời [smile]



tại sao nhà thơ Lê Tử Du .. ổng lại nói tới 1 CÁI CHẾT của 1 CUỘC ĐỜI .. trong khi ỔNG CÒN SỐNG ĐẦY ĐỦ .. SỐNG NHE RĂNG [smile] ... và lời bài thơ .. bài hát có SỰ NHÀM CHÁN ĐAU KHỔ đó [smile]

... vậy mà SAU LÚC ĐÓ .. ổng có CĂN TU .. và chắc đã trở thành 1 CƯ SĨ Phật Giáo rùi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Tín ngưỡng là Văn hóa hay Dị đoan ?

Kính các Bạn. Một câu hỏi khó xác định là Văn hóa hay Dị đoan ? Tùy theo đối tượng Chấp Có hay Chấp Không.

Thí dụ 1: Ở các Chùa trong nước Việt Nam. Hằng ngày đến buổi cơm trưa. Quý Thầy đơm cơm để cúng Phật. Đến buổi Quý Thầy ăn cơm cũng gọi là Cúng quả đường, lại dâng cơm cúng Phật.

* Nếu xét về "Chấp Không". Người ta cho rằng. Phật đã chết hơn 2500 năm rồi đâu có ăn uống gì mà cúng.- Rõ là Mê tín dị đoan.

* Nếu xét về "Chấp Có". Người ta cho rằng. Tuy Phật không ăn, nhưng lòng tin của người đệ tử Phật vẫn cung kính như ngài còn tại thế. Cúng cơm để tỏ lòng nhớ tưởng và từ đó sanh ra phước đức.- Đây là một loại Văn hóa tín Ngưỡng, noi guơng đức Phật , đây là văn hóa tu tạo phước điền, tu theo hạnh Phật.

Như vậy: Chấp Có thì là Văn Hóa. Chấp Không thì là Dị đoan.

Khác nhau do lòng Chấp Có hay Chấp Không mà thôi.

quả duong.webp
Đạo Lý Phật Giáo rất là THỰC TẾ trong cuộc sống này!

Đức Phật nói gì cũng THỰC TẾ là:

"Đức Phật CÓ thì mới nói CÓ! Còn Đức Phật KHÔNG CÓ! THAY VÌ Đức Phật nói KHÔNG CÓ thì Đức Phật IM LẶNG.

Tại sao Đức Phật KHÔNG NÓI là Đức Phật KHÔNG CÓ???
Vì Đức Phật sống rất THỰC TẾ là:

"THỰC TẾ Đức Phật KHÔNG CÓ thì Đức Phật KHÔNG CÓ gì ĐÁNG để NÓI!"

Còn chúng ta sống KHÔNG Đạo Lý, KHÔNG THỰC TẾ là:

"Chúng ta CÓ thì NÓI khoe khoang khoác lác! KHÔNG CÓ cũng NÓI khoe khoang khoác lác như là CÓ???"

Còn những người TỰ cho mình là KHÔNG CHẤP CÓ, KHÔNG CHẤP KHÔNG lại là những người CỐ CHẤP CÓ cái KHÔNG CHẤP CÓ, và CỐ CHẤP CÓ cái CHẤP KHÔNG!


Chúng ta VÔ MINH CỐ CHẤP nên mới phải KHỔ ĐAU!!!!

Tội nghiệp thay.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

hà hà .. vậy bi giờ bạn HIỀN VÔ MINH quyết định được THẾ GIỚI QUAN của bạn --> SẼ RA SAO ? [smile]

phải RA quyết định đi chứ [smile] ... hay là CHẦN CHỜ --> MÃI KHÔNG RA ... NGHỊ QUYẾT [smile] ? [smile]



hơn nữa ... mí ngàn năm trước .. từ đó đến giờ .. vẫn có nhiều người LÀM ĐIỀU NHÂN [smile] ... nếu chúng ta NHÌN BỀ DÀY của PHẬT KINH .. biết bao nhiêu điều "SÂU KÍN" được trình bày .. mạch lạc, rõ ràng .. cho những người sẵn sàng học hỏi .. thì mới thấy được THẾ GIỚI QUAN trong lòng ÔNG PHẬT .. sau khi ổng đã GIÁC NGỘ


(i) Làm Điều NHÂN --> DO MÌNH .. chứ đâu phải DO NGƯỜI ... (smile)

Cổ Học Tinh Hoa có câu truyện KHỔ THÂN làm VIỆC NGHĨA .. cũng là cái NHÂN SINH QUAN .. THẾ GIỚI QUAN của những người làm vậy [smile]


Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc "nghĩa", một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?

- Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!"

Lời Bàn:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được, thì sao lại chịu

suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây tòng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho là đời là suy biến, coi sự làm việc "Nghĩa", sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
12/4/07
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Việc ấy là Văn hóa ? Hay là Dị Đoan ?

Ví dụ 2: Như ở Bộ lạc ăn lông ở lỗ. Đứa bé mới sanh ra được cho ăn mặc như thiên nhiên. Nghĩa là trần truồng. nhờ vậy mà đứa trẻ mát mẻ mau lớn.

Cạnh xứ vị khai đó, lại có nước Tây Phương. Đứa trẻ mới sanh ra, đã mặc tả lót. quần áo nhạp nhằng...Lởn hơn một chút lại mặc áo sơmi, đồ vest.

Người Bộ lạc cho rằng: Đứa trẻ người Tây Phương quá Dị đoan. Không để mát mẻ khỏe mạnh, ăn nhiều chóng lớn, mà lại quấn vải đầy mình đầy mẩy không ích lợi gì cho ăn, uống, lớn, mạnh.

Đấy ! Cùng một sự việc mặc hay không mặc quần áo. Người Âu cho rằng Là Văn hóa Trang phục lịch sự văn minh. Người Bán khai lại cho rằng vô ích, dị đoan, phí lãng.

Thưa các Bạn. Ở đời thật là oái ăm. Kẻ cho rằng Đúng, người lại nói Sai. Như câu chuyện Ông Vua Cao Quý như sau:

Xưa có ông vua trị vì một vương Quốc giàu có, sang trọng. Vì làm vua nên có nhiều kẻ nịnh nọt tâng bóc, đưa đức vua đến Trời xanh.

Thói trâu cột ghét trâu ăn. không muốn cánh thợ may có công dâng áo đẹp cho Đức Vua. Hầu cận mới tâu với vua: Thân thể, tay chân, mông ngực của vua đẹp nhất trần gian. Không có một loại quần áo nào xứng đáng, mà lại làm giảm đi nét đẹp Trời Ưu ái Tôn vinh đặc biệt với Đức Vua.

Nghe nhiều lần. Nhà Vua đâm ra tin thật vể đẹp tuyệt trần của mình, và không Tin tưởng quần áo thế gian nữa. Từ đó có đi đâu nhà Vua Đùng cái vẻ đẹp Trần Gian không ai bằng, vẻ đẹp tươi mát, trẻ trung khoe khắp bàng dân thiên hạ.

Thiên hạn do sợ Vua mà cũng sợ bè lũ nịnh thần của Vua, không ai dám có ý kiến khen chê.

Một hôn nhà vủa đi về miền quê hóng mát.

Bổng nhiên có thằng bé hét toáng lên:

ÔH ! Ông vua Ở Truồng. Ông vua Ở Truồng.

Nhà vua ngẩm nghỉ lại... Lạ Nhĩ....Cái Văn hóa của mình sao thằng Bé này Dị Đoan nhĩ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

À .. tui lại hiểu rùi [smile]

Con người cảm nhận tất cả những gì xung quanh họ bằng 6 giác quan (lục căn) ... và cũng từ những cảm nhận đó ... làm nên tư niệm, thức, đoàn thực, xúc..... hình thành nên những BẢN NGÃ = TÔI (atman) ...

Quốc Độ là nơi các loài hữu tình ở .. nên ở Quốc Độ "MAN RI" thì người ta HỎNG MẶC GÌ HẾT là ĐẸP [smile]

Vũ Trụ là nơi có nhiều CÕI (smile) .. nhiều QUỐC ĐỘ .. nên có chuyện "VUA XỨ HỎNG GÌ HẾT" đi tới LÀNG NỌ ... là QUỐC ĐỘ, nơi ở của 1 đứa bé kia [smile]

Tôi, Quốc Độ ... đều từ các GIÁC QUAN --> LỤC NHẬP mà hình thành ... cho nên:

- gọi đó là TỰ NHIÊN .. thì không phải [smile] ... bởi vì những CÁI TÔI, QUỐC ĐỘ này ... không phải là do động lực, tự nhiên mà hình thành

- gọi đó là NHÂN DUYÊN hình thành .. thì càng là không ... bởi vì ... nó không có TỰ THỂ, NÓ TRỐNG RỖNG .. và khi nhân duyên của nó tan rã .. nó sẽ biến mất ...

--> vì vậy .. sự SANH THÀNH HOẠI DIỆT của nó ... chẳng phải tự nhiên .. chẳng phải nhân duyên [smile]


và KHI TẤT CẢ .... các QUỐC ĐỘ ... CÁI TÔI --> biến mất --> XẢ NIỆM THANH TỊNH ... thì người ta sẽ nhìn thấy (trí tuệ bát nhã ..smile)

--> nhìn thấy cái vẫn tồn tại xưa nay .... đó là LỤC NHẬP .. vẫn đồng 1 LỤC NHẬP đó ... khắp vũ trụ của các loài hữu tình [smile] ... và chẳng có gì khác ..

.... cho nên mới nói là LỤC NHẬP --> là NHƯ LAI TẠNG [tathagatagarbha] ... là nơi chứa đựng TỔNG THỂ các pháp (pháp giới - Dharma realm) .. và cũng là nơi chứa đựng CHÂN NHƯ (tự tánh thanh tịnh - Bhutatathata, tathata) ... và "NHƯ LAI TẠNG" TÂM (chân tâm - Buddha mind)

... và đó cũng là chỗ ... "KHÔNG BIẾT MỘT THỨ" ... mà kinh Phật .. hay chư Tổ thường hay nói tới [smile]


có lẽ [smile]

có thể sẽ có một tháng 3
..

vị VUA XỨ MAN RI đi thăm xứ Tây Phương, thấy người ta nói về MÌNH cái gì cũng biết, vì NGƯỜI TA THẤY ... còn mình thì CHẲNG BIẾT GÌ về NGƯỜI TA, vì NGƯỜI TA CHE HẾT [smile]

cho nên .. tháng 4 về nhà bực bội

tháng 5 ... tư duy ... tìm hiểu

tháng 6 MỚI CÓ CHIẾU VUA RA ... (smile)

CẤM QUẦN KHÔNG ĐÁY ... làm toàn thể dân chúng trong quốc độ của NGÀI ... HÃI HÙNG [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên