- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Giai đoạn pháp chấp : người Trung thừa xét thấy sự hướng ngoại quan sát là không đúng, cái kết quả đoạn dứt lục căn của tiểu thừa chẳng thể siêu việt phạm vi nhất niệm vô minh, do đó quay đầu lại hướng trong tâm quan sát thấy tất cả tương đối đều từ nhất niệm vô minh sanh khởi. Giữa các thứ đối lập có một sự tác dụng liên kết làm nhân duyên với nhau, ly hợp vô thường, khi hợp thì sanh khi ly thì diệt, ví như cơ thể do tứ đại và ngũ uẩn hợp thành, tứ đại ngũ uẩn ly tán thì cơ thể liền tiêu diệt, cơ thể đã diệt thì cái ngã chẳng thể tồn tại, cho nên nói : “Tất cả vạn vật đều là “khởi duy pháp khởi, diệt duy pháp diệt”, ngoài nhân duyên ly hợp ra tất cả đều chẳng thể tồn tại.
Trung thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên để giải thích quá trình của nhân sanh (tức là vô minh - là nhất niệm vô minh chẳng phải vô thủy vô minh - duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử), mười hai nhánh này bao gồm quá trình tuần hoàn của tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai).
Vô minh tức là nhất niệm vô minh (cũng gọi nhất niệm vọng động tánh, vì bất giác khởi niệm sanh ra các thứ hoạt động gọi là Hành, hai nhánh này là nhân sở tác của kiếp trước; Thức là do hành động mà tạo thành nghiệp thức, ví như thân trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai; Danh Sắc là khi ở trong thai sắc thân chưa thành tựu, bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi chưa có sắc chất; Lục Nhập là chỗ nhập của lục trần tức là lục căn đã hoàn thành; Xúc là sau khi thai sanh ra lục căn tiếp xúc lục trần; Thọ là lãnh thọ tất cả hoàn cảnh, Năm nhánh này là quả sở thọ của đời này; Ái là đối với cảnh trần móng khởi ái dục; Thủ là do ái mà muốn chiếm có; Hữu có nghĩa là nghiệp, tức là kiếp này tạo nghiệp kiếp sau thọ báo, ba nhánh này là nhân sở tác của đời hiện tại; Sanh là tùy theo chủng tử nghiệp đã gieo đời nay mà thọ sanh đời sau; Lão Tử là khi đã có sanh ắt phải có lão tử, hai nhánh này là cái quả đời sau phải chịu. Đó là giải thích Thập Nhị Nhân Duyên theo thuyết xưa.
Biện Chứng Trong Phật Pháp Tuyệt Đối
Thế giới quan của Phật là Thành Trụ Hoại Không, vì vạn vật đều đang lưu chuyển, đang biến hóa chẳng ngừng, đang ở trong quá trình sanh thành và tiêu diệt, ấy là pháp biện chứng đơn sơ của Nguyên Thủy.
Pháp biện chứng của người Hy Lạp thời xưa đối với toàn thể quan hệ giữa các thứ hiện tượng trên thế giới và trong sự vật cá biệt cũng chưa được sáng tỏ, trong khi đó thập nhị nhân duyên của Phật pháp lại thuyết minh thành một thế hệ hoàn hảo hơn.
Pháp biện chứng của Phật là muốn nhắc nhở những quan niệm và lập trường của Bà La Môn và các tông phái khác (tức là những truyền thống tôn giáo và thần thoại) để họ tự xét lại.
Nhà Triết học Hy Lạp Heraclitus (535-475 trước Tây lịch) nói : “Mặc dù đang yên tịnh kỳ thực đang biến hóa”. Lời này giống như duy-thức-học, lại nói : “Thần là ban ngày cũng là ban đêm, là mùa đông cũng là mùa hè, là chiến tranh cũng là hòa bình, là no cũng là đói, lá tất cả đối lập.” Chữ Thần của ông nói tức là nhất niệm vô minh vậy.
Plato mặc dù cho lý niệm là bản chất của tồn tại, là thế giới nguyên hình hiện thực của tất cả vật thể và quan hệ, chỉ có lý niệm mới là cao nhất chân thật nhất, nhưng ông lại nói :“Lý niệm chỉ có thể từ khái niệm của tư duy đắc được, quyết chẳng thể từ trong khái quát của kinh nghiệm cảm giác nắm lấy được nhận thức chân chính.”
Khoa học thì chẳng thể chỉ từ cảm giác mà được, cần phải từ nguồn suối tư duy của pháp biện chứng mới được. Còn ông Plato lại cho là lìa khỏi cảm giác toàn nhờ tư duy có thể đắc được tuyệt đối.
Kỳ thực, cảm giác cố nhiên chẳng thể đạt đến tuyệt đối, tư duy cũng chẳng thể đạt đến tuyệt đối vậy.
Học thuyết hiện tượng biến động của Aristote rõ ràng phản ảnh ở trong học thuyết đối lập vật của ông. Cái tư tưởng về đối lập vật thống nhất (giống như lý bất nhị) là công lao vĩ đại của nhà triết học Hy Lạp này.
Aristote đối với tư tưởng Hữu và phi Hữu, thấy cùng một tánh chất thống nhất. Ông dù có mãnh liệt đấu tranh nhưng lại chẳng thể tiến thêm một bước để giải quyết, ông mặc dù muốn nghiên cứu tánh chất của mâu thuẫn lại không thiết tha thực hành theo.
Trong triết học Tây Phương, luận về sự nhị nguyên và thoả hiệp sở dĩ lọt vào sự mâu thuẫn đều tại chưa thể chân chính đạt đến tuyệt đối mới sanh ra kết quả như vậy.
Tổ sư của Thiền Tông đều là nhà thực tiễn mà chẳng phải nhà lý tưởng, họ rất phản đối ảo tưởng hoặc mộng tưởng. Thiền tông đem tất cả tâm và vật đều biến thành tuyệt đối vô hạn và hoàn toàn chứng thực nó.
Trung thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên để giải thích quá trình của nhân sanh (tức là vô minh - là nhất niệm vô minh chẳng phải vô thủy vô minh - duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử), mười hai nhánh này bao gồm quá trình tuần hoàn của tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai).
Vô minh tức là nhất niệm vô minh (cũng gọi nhất niệm vọng động tánh, vì bất giác khởi niệm sanh ra các thứ hoạt động gọi là Hành, hai nhánh này là nhân sở tác của kiếp trước; Thức là do hành động mà tạo thành nghiệp thức, ví như thân trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai; Danh Sắc là khi ở trong thai sắc thân chưa thành tựu, bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi chưa có sắc chất; Lục Nhập là chỗ nhập của lục trần tức là lục căn đã hoàn thành; Xúc là sau khi thai sanh ra lục căn tiếp xúc lục trần; Thọ là lãnh thọ tất cả hoàn cảnh, Năm nhánh này là quả sở thọ của đời này; Ái là đối với cảnh trần móng khởi ái dục; Thủ là do ái mà muốn chiếm có; Hữu có nghĩa là nghiệp, tức là kiếp này tạo nghiệp kiếp sau thọ báo, ba nhánh này là nhân sở tác của đời hiện tại; Sanh là tùy theo chủng tử nghiệp đã gieo đời nay mà thọ sanh đời sau; Lão Tử là khi đã có sanh ắt phải có lão tử, hai nhánh này là cái quả đời sau phải chịu. Đó là giải thích Thập Nhị Nhân Duyên theo thuyết xưa.
Biện Chứng Trong Phật Pháp Tuyệt Đối
Thế giới quan của Phật là Thành Trụ Hoại Không, vì vạn vật đều đang lưu chuyển, đang biến hóa chẳng ngừng, đang ở trong quá trình sanh thành và tiêu diệt, ấy là pháp biện chứng đơn sơ của Nguyên Thủy.
Pháp biện chứng của người Hy Lạp thời xưa đối với toàn thể quan hệ giữa các thứ hiện tượng trên thế giới và trong sự vật cá biệt cũng chưa được sáng tỏ, trong khi đó thập nhị nhân duyên của Phật pháp lại thuyết minh thành một thế hệ hoàn hảo hơn.
Pháp biện chứng của Phật là muốn nhắc nhở những quan niệm và lập trường của Bà La Môn và các tông phái khác (tức là những truyền thống tôn giáo và thần thoại) để họ tự xét lại.
Nhà Triết học Hy Lạp Heraclitus (535-475 trước Tây lịch) nói : “Mặc dù đang yên tịnh kỳ thực đang biến hóa”. Lời này giống như duy-thức-học, lại nói : “Thần là ban ngày cũng là ban đêm, là mùa đông cũng là mùa hè, là chiến tranh cũng là hòa bình, là no cũng là đói, lá tất cả đối lập.” Chữ Thần của ông nói tức là nhất niệm vô minh vậy.
Plato mặc dù cho lý niệm là bản chất của tồn tại, là thế giới nguyên hình hiện thực của tất cả vật thể và quan hệ, chỉ có lý niệm mới là cao nhất chân thật nhất, nhưng ông lại nói :“Lý niệm chỉ có thể từ khái niệm của tư duy đắc được, quyết chẳng thể từ trong khái quát của kinh nghiệm cảm giác nắm lấy được nhận thức chân chính.”
Khoa học thì chẳng thể chỉ từ cảm giác mà được, cần phải từ nguồn suối tư duy của pháp biện chứng mới được. Còn ông Plato lại cho là lìa khỏi cảm giác toàn nhờ tư duy có thể đắc được tuyệt đối.
Kỳ thực, cảm giác cố nhiên chẳng thể đạt đến tuyệt đối, tư duy cũng chẳng thể đạt đến tuyệt đối vậy.
Học thuyết hiện tượng biến động của Aristote rõ ràng phản ảnh ở trong học thuyết đối lập vật của ông. Cái tư tưởng về đối lập vật thống nhất (giống như lý bất nhị) là công lao vĩ đại của nhà triết học Hy Lạp này.
Aristote đối với tư tưởng Hữu và phi Hữu, thấy cùng một tánh chất thống nhất. Ông dù có mãnh liệt đấu tranh nhưng lại chẳng thể tiến thêm một bước để giải quyết, ông mặc dù muốn nghiên cứu tánh chất của mâu thuẫn lại không thiết tha thực hành theo.
Trong triết học Tây Phương, luận về sự nhị nguyên và thoả hiệp sở dĩ lọt vào sự mâu thuẫn đều tại chưa thể chân chính đạt đến tuyệt đối mới sanh ra kết quả như vậy.
Tổ sư của Thiền Tông đều là nhà thực tiễn mà chẳng phải nhà lý tưởng, họ rất phản đối ảo tưởng hoặc mộng tưởng. Thiền tông đem tất cả tâm và vật đều biến thành tuyệt đối vô hạn và hoàn toàn chứng thực nó.