giải mã truyện Tây Du.

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Thưa toàn thể quý vị !
Tôi có một băn khoăn thắc mắc đã từ lâu chưa hiểu nay may mắn biết đến diễn đàn xin đem ra rãi bày xin mọi người giảng giải cho biết !
Khi xem phim Tây du ký ở phần cuối có chi tiết Đường tăng đến đất Phật tổ xin thỉnh kinh thì 2 vị Ca Diếp và A Nan gợi ý luật lệ, thầy trò Đường tăng không hiểu là gì và sau đó phải nhận kinh giả không chữ.
Khi thầy trò Đường tăng phát hiện ra quay lại trình Phật xin kinh thật, tôn ngộ không đã tức giận nói " không ngờ chốn đất thánh Phật tổ này mà vẫn có chuyện dối trả vô lương tâm .... ăn hối lộ vv ".
Phật tổ có nói: trước kia Tỳ kheo theo Thánh tăng xuống núi truyền cho nhà trưởng giả ở núi xá vệ .... mà cũng chỉ lấy có 3 bơ vàng cốm, ta nói họ bán rẻ quá đời sau lấy gì mà ăn...vv"
Cuối cùng thầy trò Đường tăng phải dâng chiếc bình bát bằng vàng thì mới được nhận kinh thật.

Xin các quý vị hiểu biết Phật đạo giảng giải cho mấy ý sau:
1, Tình tiết gợi ý và đòi nhận quà liệu có thật xảy ra ở cõi Phật tổ hay không ? 2 vị Ca Diếp và A Nan
điều là bậc tu hành đắc đạo sao lại có chuyện đó có phải đây là tính tham.. không ?
2, Phật tổ nói kinh sách bán rẻ quá đời sau lấy gì mà ăn ? Như vậy kinh sách và pháp truyền trong kinh
phải mua thì mới có. Vậy những người nghèo khó không có khả năng để mau, để học thì phải chịu ngu dốt mãi sao ....vv ?
Tôi đã ngu muội thì lại càng ngu muội suy nghĩ mãi không hiểu ra :
3, Không biết các tình tiết kia có thật trong chuyện nhà Phật hay không ?
4, Nếu có thì thấy không đúng với tinh thần Phật giáo : Không tham, sân, si...vv từ bi bát ái, cứu độ chúng sinh....vv. Lễ Phật cần nhất là thành tâm.
5, Nếu không có các tình tiết trên thì vì sao tác giả của Tây du ký hay đạo diễn làm phim đưa vào để làm gì ?

Ở cõi Phật mà còn thích, còn cần, còn đòi vật chất vàng bạc thì cõi trần làm sao xóa được ....vv Hiện nay không ít nhà sư đang làm ảnh hưởng xấu đến nơi cử Phật trang nghiêm...vvv

Tôi tha thiết kính mong các bậc tu hành, các người có am hiểu về đạo Phật rộng lòng hoan hỷ cho biết các tình tiết trên trong phim có ý nghĩa sâu sa gì khác với cái hiểu của người đời thường hay có mục đích gì khác ?
Tôi ngu muội thật lòng xin mọi người giảng giải.
Xin mong chờ và cảm ơn nhiều

Xin chư Phật đại xá và xả mê tòng giác cho con còn nhiều ngu muội vì con không hiểu nên xin đưa lên diễn đàn mong có người giảng giải cho con hiểu thêm
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Giải mã truyện Tây Du

Kính thưa Bạn hoangdong .

Truyện Tây Du Ký là một loại sách "văn học", không phải là kinh sách "đạo học".

Nhà văn Lê Anh Dũng có ra tác phẩm.- GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU.

Trong đó có bài thơ nói lên bản chất của truyện:

Kiếp tằm đem trả nợ dâu,
Đem lời huyễn tưởng diễn câu diệu huyền.
Ngỡ rằng ma quái thần tiên,
Nào hay rốt lại nhãn tiền chính ta.
Cuộc chơi sực tỉnh giang hà,
Mực đen giấy trắng gọi là nhân duyên.


Song song đó, cũng có một số ý giải mã về câu hỏi của bạn, tranglinh xin được trích lại:

Ngọn lửa nhỏ thiêu đốt nhà Đường
Truyện Tôn Ngộ Không - Tây Du ký
Phanh phui kinh sách Phật giáo bịa đặt
Nhà đường sụp đổ - Thiêu Tăng đốt Kinh
Phát tán kinh giả trá làm rối ren các thế hệ tu hành sau này ..
>>
Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du mà để quán xét mình.
Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ:
Ngô là họ Ngô - Thừa là thừa hưởng, thọ nhận - Ân là ân sâu đức cả.
Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày ra truyện Tây du ký
....
Muốn đọc Tây du ký, cần biết nắm lấy bốn chữ “ ý tại ngôn ngoại - ( ý ở ngoài lời ) .”
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất.
Được xuất bản với tác giả giấu tên và không có bằng chứng để biết tác giả của nó. Nhưng tác phẩm này thường được biết là của học giả Ngô Thừa Ân dịch giả.
Tiểu thuyết, thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để thỉnh kinh.
Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên Tề Thiên ( bằng trời -Tôn Ngộ Không )
Một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Bát Giới ( Ngộ Năng )
Một thủy quái tên Sa Tăng ( Ngộ Tĩnh ) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội.
Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương ( Bạch Long Mã )

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bình Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật, trả lại kinh giả.

Không phải ý bôi bác nhà trời, mà muốn nói ở trên trời còn có cái thật giả thì thế gian phải cẩn trọng đâu là kinh thật kinh giả.

Ý là ám chỉ nhà Đường tạo ra kinh giả trá như vậy, người tu phải dè chừng
.

Kính.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Học cách bỏ để nhận


Khi thầy trò Đường tăng phát hiện ra quay lại trình Phật xin kinh thật, tôn ngộ không đã tức giận nói " không ngờ chốn đất thánh Phật tổ này mà vẫn có chuyện dối trả vô lương tâm .... ăn hối lộ vv ".

Phật tổ có nói: trước kia Tỳ kheo theo Thánh tăng xuống núi truyền cho nhà trưởng giả ở núi xá vệ .... mà cũng chỉ lấy có 3 bơ vàng cốm, ta nói họ bán rẻ quá đời sau lấy gì mà ăn...vv"
Cuối cùng thầy trò Đường tăng phải dâng chiếc bình bát bằng vàng thì mới được nhận kinh thật.

[/COLOR]

Chuyện kể rằng:

Có một người thanh niên thông minh rất muốn mọi thứ đều có thể giỏi hơn người khác, anh chàng đặc biệt muốn trở thành một học giả lớn. Nhưng qua rất nhiều năm rồi, con đường học hành của chàng không tiến bộ chút nào. Chàng cảm thấy rất chản nản bèn đi hỏi một đại sư.

Đại sư nói: “Chúng ta đi leo núi đi, đến đỉnh núi rồi con sẽ biết được nên làm như thế nào.”

Trên núi có rất nhiều hòn đá xinh xắn. Mỗi lần thấy người thanh niên nhìn thấy hòn đá ưng ý, đại sư bảo chàng cho đá vào túi để đeo sau lưng. Một lúc sau chàng thanh niên không chịu nổi nữa, nói: “Đại sư ơi, nếu cứ đeo túi này, đừng nói là leo lên đình núi, có khi bây giờ bảo con đi tiếp cũng không thể đi được nữa rồi.”

Khi đó đại sư cười nói: “Nên bỏ đi rồi, nếu không bỏ đi làm sao có thể lên đỉnh núi được?”. Người thanh niên lặng người, tự dưng trong lòng sáng suốt, cảm ơn đại sư rồi ra về. Sau đó chàng tập trung học hỏi, cuối cùng trở thành một học giả lớn.

Thực ra, con người muốn có được cái gì thì chắc chắn phải bỏ đi cái gì đó, chỉ có học cách biết bỏ đi thì mới có thể leo được lên đỉnh núi của cuộc đời. Muốn hái được một bông hoa tươi đẹp thì phải bỏ đi sự thoải mái của thành phố; muốn trở thành người leo núi giỏi thì phải chấp nhận bỏ đi làn da trắng; muốn xuyên qua sa mạc thì phải bỏ đi coca và café;…


Cũng vậy đó các vị:

Bình bác bằng vàng là vật quý trên thế gian. nhưng muốn được "Đạo", là cái quý xuất thế gian, thì người tu phải "Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo".

Phải xả bỏ "Ái tài" mới đắc "Thánh tài". ví như người làm ruộng, phải bỏ công sức, mồ hôi, phân bón mới có thể thu hoạch được những hạt lúa vàng thơm hữu ích.

Kính.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Chào hoangdong, Tây Du Kí là một tác phẩm văn học do người tác giả Ngô Thừa Ân chế ra dựa vào một nhân vật có thật là Huyền Trang Đại Pháp Sư nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau.

Bạn có thể xem phim tư liệu tham khảo tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=mjkimzKfgT0
https://www.youtube.com/watch?v=mHpDlpkdJnQ

Xin cảm ơn chủ trang Web này đã thành lập diễn đàn cho mọi người khắp nơi có dịp trao đổi, học hỏi các vấn đề về Phật giáo !
Xin cảm ơn tất cả các quý vị đã có lòng mộ đạo nhiệt tình trao đổi và giảng giải !

Thưa quý vị, thắc mắc của tôi ở trên về việc "vòi vĩnh ăn hối lộ, gian trá ... " không phải chỉ một mình tôi mà có khá nhiều người cũng đã từng thắc mắc như tôi nói ra khi xem phần cuối của phim Tây du ký.
Đặc biệt hiện nay thực trạng của cuộc sống xã hội chuyện tham, sân, si, nhục dục, tham nhũng, đòi ăn hối lộ, nhận hối lộ diễn ra ở khắp nơi, ở khắp các lĩnh vực. Một số lĩnh vực được coi là cao quý của đạo đức xã hội như quan chức cấp cao, ngành y tế, giáo dục...vv. Đặc biệt có cả chốn cửa chùa tu hành của các nhà sư. Chuyện nhà sư buôn bán trẻ em, lấy tiền công đức ăn chơi xa hoa, quan hệ nhục dục trai gái, khóa môi đồng giới, các nhà sư biến chùa của nhân dân thờ Phật thành chùa của minh tự ý đưa ra các quy định trái đạo, quy định mức tiền phải công đức về chùa, nhân dân đến lễ chùa cúng Phật có sự gia giá mằng cả lễ này phải bao nhiêu tiền, lễ kia phải bao nhiêu tiền, đánh chửa nhau mắng nhiếc trước cửa Phật chua chát...vv. Ôi thôi có đủ thứ ! Khiến ngươi dân oán thán kêu ca, người khác đạo nhìn vào coi thường, nghi ngờ về cả tôn giáo cao quý đỉnh cao của giải thoát và lòng từ bi, bát ái, đức hạnh...vv

Thưa quý vị ! Như vậy tác giả của Tây du ký - Ngô Thừa Ân hư cấu chuyện hối lộ, gian trá..vv ở tại chính nơi " thánh địa Phật tổ " có đáng trách không ? Đây có phải là sự phỉ báng Phật tổ và tôn giáo hay sự bất bình, trăn trở với thực tế cuộc sống xã hội lúc bấy giờ mà mượn ngòi bút đưa vào tác phẩm nổi tiếng này ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hi,
Là do trăn trở thực tế xã hội lúc bấy giờ mà mượn ngòi bút thôi. Hơn nữa TG- Ngô Thừa Ân là người Trung Quốc cũng ảnh hưởng với đạo Nho.
Thời nay, những chuyện như đạo hữu nói thì quả đúng là thực, nhưng đó là chuyện của họ rồi. Chuyện thế gian mà, họ đang xa dần Chính niệm mà tiến gần hơn với Tà niệm. Đạo hữu thấy vậy hãy tu tập tinh tấn hơn, và mong rằng không như họ. Tâm thể của đạo hữu đang dao động với chuyện bất bình như vậy, tâm bạn rất mệt mỏi và sinh vọng tâm. Có 1 cách để hàng phục vọng tâm và an ổn chân tâm là Niệm Phật.
Biết là ôi thôi đó, nhưng cứ ôi thôi mãi thì Tâm thể của đạo hữu đang ở chỗ họ rồi.
Thời nay rất đúng với những gì Phật thuyết trong kinh "Kinh pháp diệt tận" nên chẳng lấy gì làm lạ là chúng Ma, đem danh Phật ra, đem Pháp Phật ra làm điều xằng bậy.
Xong Pháp của Phật không bao giờ bị nhiễm ô, chân lý không bao giờ thay đổi, Vàng hay kim cương hay ngọc quý nếu vứt đất bùn, chất thải hôi thối vào thì Vàng hay Kim cương, ngọc quý không bao giờ bị huỷ hoại.
Pháp là không tăng không giảm, không sạch không nhơ luôn tồn tại, chân lý chẳng đổi thay .
Lại không thể dựa vào Lục căn: Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Thân, Ý hay lục Trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Hay: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà nghi ngờ tôn giáo cao quý đỉnh cao của giải thoát lòng từ bi như đạo hữu nói.
Phật giáo có tồn tại hay không cao quý hay không là một phần nhờ vào đạo hữu.
Hãy học Bát Chính Đạo, tu hành thập thiện, đọc tụng kinh điển mỗi ngày, niệm Phật thường xuyên.
Sống tốt, biểu lộ từ bi, tu hành tinh tấn.
Tức là đạo hữu đang làm đẹp Tôn giáo cao quý này rồi.
Thân chào
 

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Hi,
Là do trăn trở thực tế xã hội lúc bấy giờ mà mượn ngòi bút thôi. Hơn nữa TG- Ngô Thừa Ân là người Trung Quốc cũng ảnh hưởng với đạo Nho.
Thời nay, những chuyện như đạo hữu nói thì quả đúng là thực, nhưng đó là chuyện của họ rồi. Chuyện thế gian mà, họ đang xa dần Chính niệm mà tiến gần hơn với Tà niệm. Đạo hữu thấy vậy hãy tu tập tinh tấn hơn, và mong rằng không như họ. Tâm thể của đạo hữu đang dao động với chuyện bất bình như vậy, tâm bạn rất mệt mỏi và sinh vọng tâm. Có 1 cách để hàng phục vọng tâm và an ổn chân tâm là Niệm Phật.
Biết là ôi thôi đó, nhưng cứ ôi thôi mãi thì Tâm thể của đạo hữu đang ở chỗ họ rồi.
Thời nay rất đúng với những gì Phật thuyết trong kinh "Kinh pháp diệt tận" nên chẳng lấy gì làm lạ là chúng Ma, đem danh Phật ra, đem Pháp Phật ra làm điều xằng bậy.
Xong Pháp của Phật không bao giờ bị nhiễm ô, chân lý không bao giờ thay đổi, Vàng hay kim cương hay ngọc quý nếu vứt đất bùn, chất thải hôi thối vào thì Vàng hay Kim cương, ngọc quý không bao giờ bị huỷ hoại.
Pháp là không tăng không giảm, không sạch không nhơ luôn tồn tại, chân lý chẳng đổi thay .
Lại không thể dựa vào Lục căn: Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Thân, Ý hay lục Trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Hay: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà nghi ngờ tôn giáo cao quý đỉnh cao của giải thoát lòng từ bi như đạo hữu nói.
Phật giáo có tồn tại hay không cao quý hay không là một phần nhờ vào đạo hữu.
Hãy học Bát Chính Đạo, tu hành thập thiện, đọc tụng kinh điển mỗi ngày, niệm Phật thường xuyên.
Sống tốt, biểu lộ từ bi, tu hành tinh tấn.
Tức là đạo hữu đang làm đẹp Tôn giáo cao quý này rồi.
Thân chào

Thư toàn thể các quý vị !
Tôi trình độ thấp kém, trí tuệ hạn chế nhiều lúc chỉ biết niệm Phật Nam mô mà cũng không hiểu từ Nam mô là thế nào ? Thỉnh thoảng có nghe các thầy cúng hoặc đọc kinh chú thì toàn là ngôn ngữ Hán văn, và tiếng phạn đọc mà không hiểu trong đó nói gì? Từ không hiểu dẫn đến không biết làm thế nào là đúng, trong kinh Phật dạy điều gì ? Ngoài đời thường không thấy ai giảng đạo mà hỏi. Nay đem bày tỏ ra đây .
Xin mọi người ai biết xin dẫn dắt tôi hiểu từ đơn giản dần lên.
Cảm ơn tất cả quý vị đã có lòng giảng giải ![/S
I
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bối!
Thưa, từ năm 1986 đến giờ, bangtam đã không nghĩ gì đến Tây-Du-Ký nưã. Nhưng hôm nay hữu duyên nên kính xin có vài câu hỏi mong nhờ quí tiền-bôí giảng giải cho bangtam được hiêủ thêm.
1-Nói về luật pháp cuả con người thì Ngô-Thứa-Ân có phạm trọng tội là xúc phạm lăng nhục người khác không ? ( Vì trong phim truyện và ngaì Huyền-Trang hoàn toàn khác nhau.)
2-Còn trong giới luật đạo Phật thì Ngô Thừa Ân có phải đã vu khống đặc đủ điêù cho 1 vị thánh Tăng có thật chớ không phaỉ là huyền thoại không ? Hơn nữa trong giới luật thì Đức Phật có dạy là không được noí xấu 1 vị tỳ kheo, thì so ra vơí những gì NT Ân đã gán cho ngài Huyền-Trang trong phim truyện thì các chư tôn đức và hàng phật tử trong diển đàn hay khắp thế giới có thể chấp nhận điều phỉ báng nhục mạ ngaì Huyền-Trang mà Ngô Thưà Ân đã làm không ?
3-Câu "Trước kia....lấy gì mà ăn v.v..." có phải đúng là lơì Đức Phật noí ra không ? Nêú không phải Phật nói thì tại sao Ngô Thưà Ân lại dám đặc điều như vâỵ có phải vơí ý đồ phá hoại Phật-Pháp?
Thưa, riêng vơí bangtam thì nhận thâý Tây Du Ký đã, và đang là một vấn đề phạm pháp nghiêm trọng, và là 1 điêù mà ngưoì phật tử cần tránh xa khi Tây Du Ký đã đi ngược lại vơí giáo lý mà Phật đã dạy. Hôm nay phân tích cân nhắc đánh giá 1 chút xiú chuyện Tây Du thôi, cũng không ngoài mục đích "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành." Kính trình baỳ cùng các tiền bôí.


Kính
bangtam
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào Cô Bangtam và các đạo hữu,

Với sự việc trên thì Ng Chiếu nghĩ như vầy:

-Phim Tây Du Ký không phải là Kinh sách của nhà Phật.
-Tác giả cũng không phải là Phật tử và cũng chưa hiểu nhiều về Phật Pháp.
-Nhân quả thì mỗi người tự chịu.
-Pháp Phật là bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Vì vậy khi duyên đến thì sanh, khi hết duyên thì nó diệt. Hãy tập trung vào diệt tam độc tham sân si trong ý thức mình , khi ý thức vô minh diệt thì sẽ không còn Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nữa.

Kính.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bôí!
Thưa, bangtam không vì tham, sân, si nơi bangtam mà nói đâu, mà bangtam chỉ muốn cho những ai đã xem Tây Du Ký đều cùng thấy rỏ cái ác mà tránh xa thôi.


Kính
bangtam
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Các vị hiểu như vậy là sai rùi cái mà ngô thừa ân gửi gắm không phải là nên án chuyện ăn hối lộ nơi cửa Phật hay phỉ báng Phật pháp đâu
 

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Các vị hiểu như vậy là sai rùi cái mà ngô thừa ân gửi gắm không phải là nên án chuyện ăn hối lộ nơi cửa Phật hay phỉ báng Phật pháp đâu

GỦI BÌNH ĐẲNG GIÁC

Theo Bình Đẳng Giác các tình tiết "mà ngô thừa ân gửi gắm không phải là nên án chuyện ăn hối lộ nơi cửa Phật hay phỉ báng Phật pháp" thì hiểu như thế nào là đúng ? Xin vui lòng nói rõ hơn để người chưa hiểu có dịp hiểu cho đúng tránh tình trạng hiểu sai dẫn đến nói sai, làm sai, lầm lạc mà không biết.
Rất mong Bình Đẳng Giác dành thời gian giúp đỡ.
Xin cảm ơn nhiều.
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính các Bạn.

tranglinh xin chỉ điểm đường link, và copy tác phẩm Giải Mã truyện Tây Du của Lê Anh Dũng.

Các bạn có thể truy cập, để làm dữ liệu thảo luận nhé.

Xin vô cùng tán thán và cảm ơn ĐH hoangdong, đã khơi nguồn cảm hứng cho chủ đề này.

Mến.

******************************************************************

nguồn: http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-ma-truyen-tay-du/loi-mo-dau-39980.html

Lời mở đầu:

Văn dĩ tải Đạo. Truyện Tây du mượn chuyện thỉnh kinh, đấu phép, bắt yêu để chở chuyên đạo lý giải thoát của thánh hiền, tiên phật. Nói ngay như vậy là để lập tức xác định rằng siêu vượt lên cốt truyện đầy những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyện Tây du vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy về đạo pháp.

Với một căn bản về Phật học và Lão học, nhất là Thiền học, khi đã gẫm suy, xét kỹ truyện Tây du, người đọc sẽ có dịp khám phá ra mật ngữ hình nhi thượng (esoteric) được che giấu tài tình, nằm ẩn khuất khéo léo sau những chương hồi gay cấn, tưởng chừng như chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu giải trí của đại chúng mà thôi.

Thật vậy, với người đọc truyện Tây du giữa hai hàng chữ, kỳ thư này sẽ dẫn dắt đi vào huyền nghĩa ẩn áo của đạo học phương Đông. Nói cách khác, Tây du ký của Ngô Thừa Ân cần được một lần khơi mở, để thử khám phá.

Thoạt đầu, căn cứ theo bộ tiểu thuyết mười tập của các dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh (Nxb Văn học Hà Nội, in từ năm 1982 đến năm 1988), Giải mã truyện Tây du hình thành và được đăng dần trên tập san Văn hóa & Đời sống từ tháng 9-1991 đến tháng 4-1992, tổng cộng gồm chín bài:

1. Đường Tăng! Anh là ai?

2. Trăng sao cửa động đá đầu non

3. Ngọn gió trong lò

4. Núi cao chi mấy núi ơi!

5. Vạn năm chờ quả chín

6. Bốn biển không yên cơn lửa trẻ

7. Sáu bảy mười ba

8. Nẻo về bên ấy

9. Nỗi lòng giấy trắng

Khi Giải mã truyện Tây du xuất bản lần thứ Nhất (1993, 144 tr.), trong Phụ lục, sách được bổ sung ba bài:

1. Tâm lập

2. Hư thực đôi điều

3. Trường xuân Chân nhân Tây du ký

Không kể các bài điểm sách được in lại trong Dư âm Giải mã truyện Tây du, đến bản in lần thứ Nhì (Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 1995, 228 tr.), sách có thêm hai phụ lục khác:

1. Tây du ký có bài Lão tôn Phật không?

2. Nói chuyện Trư Bát giới

Trong bản in lần thứ Ba này, ngoài một ít sửa chữa nhỏ, nội dung sách còn tiếp tục được bổ sung như sau:

– Bài Nỗi lòng giấy trắng bổ sung lời giải huyền nghĩa vì sao ở chùa Lôi âm, khi đòi Đường tăng dâng lễ vật hai vị tôn giả A nan và Ca diếp lại bảo: “Tay trắng trao kinh truyền đời người sau đến chết đói mất.”

– Phần Phụ lục bổ sung thêm hai bài:

1. Đường tăng thỉnh kinh: hư cấu và lịch sử.

2. Hầu vương trong Tây du ký được hư cấu như thế nào?

Người viết mong rằng những phần mới hiệu đính và tăng bổ trong bản in kỳ này sẽ có thể mang đến cho những người hâm mộ truyện Tây du niềm vui được thưởng thức và khám phá một danh tác bất hủ đời Minh, đã trải qua hơn bốn trăm năm tuổi.

Trân trọng,

Phú Nhuận, 18 tháng 4 năm 2000

LÊ ANH DŨNG


3bda94b57720915694f0a7340c8c6251.jpg
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
bộ truyện tây du ký nó hữu ích hay vô ích đều do qua lăng ký và nhận thức của mỗi người. Bao nhiêu thế hệ rất đam mê xem bộ phim này xem đến không nhàm mỏi. Nhờ bộ phim này mới biết đến phật tổ, quán thế âm bồ tát, mới biết đường tam tạng và mới biết được 1 chân lý cái nhân thiện bao giờ cũng đơm hóa kết trái, cái nhân ác sẽ nhận kết quả xấu. Nếu dùng con mắt người tu để mà mổ sẽ bộ phim này theo phật pháp kinh điển thì sẽ thấy cái sai tây du ký và nhìn nhận nó là phỉ báng Phật đạo. Mà quên đi một khía cạnh vô cùng to lớn là gieo vào tâm thức của bao nhiêu thế hệ nhựng khái niệm sơ cơ về hình ảnh phật giáo, sự tư bi của chư phật chư bồ tát, gieo một cái tâm thiện lành của tất cả chúng sanh. Đơn giản bộ phim không nhằm mục đích để chiếu phim cho các thầy tu xem, chiếu phim cho các đạo hữu thông thạo tam tạng kinh điển mà chiếu phim cho quảng đại quần chúng đủ mọi tầng lop đủ mọi lứa tuổi.
Nếu biết rằng lịch sử bộ phim ra đời ngay sau cách mạng văn hóa, tất cả chùa chiền tượng Phật, đình miếu cả Trung hoa và miền Bắc Việt Nam đều đập bỏ thì bộ phim có ý nghỉa vô cùng to lớn nó làm sống lại Phật giáo trong lòng hàng tỷ người dân, làm thay đổi nhận thức và nhân sinh quan của hàng trăm triệu người là có Phật có bồ tát, có thánh thần có cõi giới vô hình, có ông bà tổ tiên...
Vồn dĩ bản chất bộ phim hay truyện tây du ký chỉ là chuyện thần thoại viễn tưởng, có chùa nào có giáo hội nào xem nó là kinh điển đâu. Vốn dĩ nó là như vậy, ngô thừa ân có viết trong truyện nó là kinh điển đâu. Nhưng nay ta lấy kinh điển mổ xẻ và cho nó phỉ báng Phật giáo nghĩa là ta đã làm một điều không cần thiết vì nó có phải là kinh điển đâu mà mổ xẻ làm gì. Càng mổ xẻ sâu thì thấy nó càng sai vì bản chất ngay từ đầu nó là câu chuyện thần thoại viễn tưởng hư cấu, mà quên đi mục đích ý nghĩa to lớn của câu chuyện, của bộ phim.
Khi tu tập trí tuệ ta khai mở thấy một số hạt sạn trong phim, nhưng đừng vì vài hạt sạn mà quăng cả nồi cơm. Người tu chân chính nên nhìn đúng bản chất của sự vật hiện tượng, nhìn cái mặt được và chưa được của nó một cách khách quan, đừng để cái chủ quan của mình chế ngự. Nếu mình mù quáng tin theo hết những gì bộ phim chiều thì mình là kẻ thiếu trí tuệ, nếu mình chỉ công kích bộ phim là phỉ báng Phật giáo là mình lại càng thiếu trí tuệ hơn vì mình có tu để thấy được hạt sạn của bộ phim nhưng tại sao lại chỉ thấy sạn không mà không thấy có cơm.

(để tránh rắc rối (tiềm ẩn) VQ xóa đoạn này)

Mong quý đạo hữu liễu tri.
A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thư toàn thể các quý vị !
Tôi trình độ thấp kém, trí tuệ hạn chế nhiều lúc chỉ biết niệm Phật Nam mô mà cũng không hiểu từ Nam mô là thế nào ? Thỉnh thoảng có nghe các thầy cúng hoặc đọc kinh chú thì toàn là ngôn ngữ Hán văn, và tiếng phạn đọc mà không hiểu trong đó nói gì? Từ không hiểu dẫn đến không biết làm thế nào là đúng, trong kinh Phật dạy điều gì ? Ngoài đời thường không thấy ai giảng đạo mà hỏi. Nay đem bày tỏ ra đây .
Xin mọi người ai biết xin dẫn dắt tôi hiểu từ đơn giản dần lên.
Cảm ơn tất cả quý vị đã có lòng giảng giải ![/S
I

Thưa bác HoangDong,
Chữ Nam Mô có nhiều ý nghĩa lắm, đối với người dân thường như chúng ta chưa có trí tuệ Phật pháp thì hiểu rằng Nam Mô cung kinh, quy mệnh, nương mình về nơi Tam Bảo, về đạo vô thượng bồ đề. Theo như lời Tổ dạy
bác chỉ cần hiểu đơn giản ở trên là được, chúng ta những con người nông dân chân chất, cần gì phải đào sâu nữa đâu.
Luôn giữ một lòng niệm tưởng danh hiệu Phật là ổn rồi.
Nam mô A Di Đà Phật bác cứ miên mật câu này. Rồi bác sẽ thấy Hồng danh hiển hiện Chân Như Tính, và chứa nhóm vô lượng nghĩa, tự thân trang nghiêm bằng niệm Phật, xa rời chấp có hoặc chấp không.
Có quyển kinh niệm Phật ba la mật bác theo đó mà hành
http://thuvienhoasen.org/a15171/kinh-niem-phat-ba-la-mat
Trân trọng
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Giải mã truyện Tây du- Lê Anh Dũng

* Bây giờ nhớ lại.

http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-ma-truyen-tay-du/bay-gio-nho-lai-39981.html

Giải mã truyện Tây du phát hành vào tháng Tư năm 1993, đến tháng Bảy cùng năm thì tuyệt bản. Độc giả tiếp tục yêu cầu thêm, nhưng tôi muốn bản in lần thứ Hai phải tốt hơn, sửa chữa một vài chi tiết về nội dung, bổ sung một số trang cho phong phú hơn, cải tiến thêm hình thức, gọi là trân trọng với lòng thành nhằm đáp lại tấm thịnh tình của bạn đọc khắp nơi đã ưu ái dành cho tác phẩm đầu tay này.

Không ngờ, trong lúc còn chờ thủ tục xuất bản cho hợp lệ, bản in lần đầu đã bị kéo lụa, bày bán với số lượng không ít trong khoảng hơn một năm trời. Phát hiện được cũng nhờ độc giả yêu mến mách giúp cho!

Cuối năm nay, nhờ sự giúp đỡ của ông N.Q.T., nhất là sự quan tâm của ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Giải mã truyện Tây du mới được tái bản với phần hiệu đính và tăng bổ. Vì thế, để phân biệt với bản in lần thứ Nhất, nhan đề bản in kỳ này có thêm hai chữ “Tân biên”.

Trong bản in lần thứ Hai, về phần chữ Hán, tôi nhờ bào đệ Lê Anh Minh giúp tham khảo thêm bản Tây du ký, do Nhạc lộc thư xã ấn hành tại Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, 1987; Tiên học từ điển, của Đái Nguyên Trường, Chân thiện mỹ xuất bản xã, Đài Bắc, Đài Loan, 1970; Đạo giáo trường sinh thuật, của Hồng Phi Mô, Chiết Giang cổ tịch xuất bản xã, Trung Quốc, 1992; Trung Quốc Đạo học thông điển, Ngô Phong chủ biên, Nam Hải xuất bản công ty, Trung Quốc, 1994, và một vài sách chữ Hán khác.

Phụ bản minh họa có tăng thêm một ít, dựa theo bản Tây du ký bằng tranh của nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Bắc, Trung Quốc, năm 1988. Nhiều chỗ sơ sót của bản Giải mã truyện Tây du in năm 1993 đã được sửa chữa rất kỹ. Ngoài ba Phụ lục trong bản in cũ, tôi bổ sung thêm hai bài mới (Tây du ký có bài Lão tôn Phật không? và Nói chuyện Trư Bát giới). Cũng vậy, ba bài báo góp lại trong phần Dư âm Giải mã truyện Tây du, xin tạm gọi là giao cảm với chút duyên văn cùng bạn đọc.

Kỳ tái bản quyển sách đầu tay này, tôi không khỏi nhớ nghĩ nhiều đến một nhân duyên đã dẫn dắt tôi vào nghề cầm bút.

Tháng 6 năm 1989, một bạn cũ từ thời sinh viên nhờ tôi về giúp xây dựng Ban Tu thư-Xuất bản cho Trung tâm Cesais mới thành lập của Đại học Kinh tế. Qua giới thiệu của cháu gái bà Nguyễn Hiến Lê, tôi mời Trần Văn Chánh (Trần Khuyết Nghi) về làm tạp chí Phát triển kinh tế của Trường, do Ban Tu thư-Xuất bản Cesais thực hiện.

Nhờ Chánh, cơ cấu ban đầu của Phát triển kinh tế dần dần định hình. Không muốn bỏ nghề dạy học, khoảng năm tháng sau tôi rút khỏi Ban Tu thư-Xuất bản, chỉ còn thỉnh thoảng viết hay dịch bài cho tạp chí của Trường, góp vui cùng anh em.

Qua môi trường làm báo ở Cesais, tôi gặp Nguyễn Quang Thọ. Thoạt đầu, anh nhờ tôi dịch bài cho Kiến thức trẻ do anh phụ trách, ra mắt tháng 8.1990, thêm số nữa thì chết. Thọ xoay sang làm Kiến thức phổ thông, ra mắt tháng 12-1990, nhưng sau mấy số lại rút lui, chuyển qua Văn hóa & Đời sống, ra mắt tháng 3-1991.

Mãi đến lúc đó, thực sự tôi chưa viết gì nhiều cho Thọ, nhưng có gợi ý anh một ít đề tài về văn hóa Trung Quốc, như thư pháp, hội họa, con triện... và giới thiệu anh mời em tôi là Lê Anh Minh cộng tác mảng nghiên cứu này. Minh viết cho Kiến thức trẻ từ số đầu tiên, rồi Kiến thức phổ thông, và Văn hóa & Đời sống. Rất đều đặn.

Qua những lần chuyện trò, Nguyễn Quang Thọ biết tôi quan tâm ít nhiều đến tư tưởng Tam giáo và Cao đài. Học văn chương ở Đông Đức về, anh chàng Hà Nội này tỏ ra thích thú mảng văn hóa Á Đông, cứ xui tôi viết cho báo anh. Tôi vẫn lần lữa.

Mùa Hè năm 1991, Đài Truyền hình Thành phố khởi chiếu bộ phim Tây du ký hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết. Một sáng Chủ nhật giữa tháng 8, Thọ ghé chơi và thuật chuyện con gái đầu lòng của anh, bé Thùy Dương, thỏ thẻ hỏi: “Các con thú trên trời sướng quá sao lại trốn xuống trần làm yêu quái chi cho khổ, bị Tề thiên đánh xiểng liểng?” Anh nhờ tôi giải đáp giúp cháu. Tôi cười, nửa đùa nửa thật: “Cắt nghĩa không khó, nhưng khá dài dòng. Nếu anh muốn, tôi sẽ viết cho Văn hóa & Đời sống khoảng mười kỳ.” Anh vui vẻ tán thành.

Bài viết đầu tiên là Bốn biển không yên cơn lửa trẻ. Thọ chuẩn bị đi bài thì tôi đề nghị gác lại, vì nghĩ nên có một mở đầu theo kiểu “tổng quan” cho cả loạt bài. Vài hôm sau, Đường tăng! Anh là ai? hoàn tất ngày 26 tháng 8, vừa kịp cho số báo tháng 9.

Tôi đặt tựa chung là Huyền nghĩa truyện Tây du. Thọ gạt phắt, sửa là Giải mã truyện Tây du. Từ đó, liên tục trong chín tháng, tôi dấn sâu vào cuộc chơi tình cờ. Cứ như điệp khúc, nhiều phen viết chậm trễ, Thọ cầm luôn cả xấp bản nhũ của số báo sắp ra, tới hối thúc, bảo rằng chỉ còn thiếu mỗi bài của tôi nữa thôi. Cứ mỗi tháng phải nghĩ ra một bài. Bài này vừa giao nộp xong lại phải nghĩ ngay đến bài kế. Mệt cũng lắm, mà vui nhiều.

Trước khi đình bản vào tháng 01-1994, Văn hóa & Đời sống tháng 12-1991 và tháng 9-1992 đăng thêm cho tôi hai bài về Tam giáo Việt Nam mà sau này được gom lại cùng các bài khác, in thành cuốn Con đường Tam giáo Việt Nam, xuất bản tháng 5-1994. Đó là sau khi in thử quyển biên khảo đầu tay, tôi nhìn thấy tín hiệu tốt và có hứng thú xuất bản. Và đó cũng nhờ làm việc chung với mấy anh em ở tạp chí Phát triển kinh tế tôi quen dần các công đoạn tỉ mỉ của việc xuất bản, có thể tự mình đảm đương phần lớn công việc, tự mình “săn sóc” được sách của mình. Từ nghề dạy học, tôi bước qua một lãnh vực mới.

Năm hai mươi tuổi, tôi tập tễnh khảo luận; Thầy Nguyễn Hiến Lê biên thơ khuyên: “Cháu cứ tiếp tục đi, phải đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều rồi viết mới hay, khoảng bốn mươi tuổi trở đi, chứ muốn cho sâu sắc ngay thì không được. Ngành biên khảo như vậy...” Thầy cũng cho rằng phải có duyên mới viết được một cuốn sách, và cũng phải có duyên mới xuất bản được một cuốn sách. Kinh nghiệm dẫu chưa nhiều, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng lời nói ấy.


(Giáng sinh 1994)

LÊ ANH DŨNG
 

hoangdong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
5
Điểm
3
Thưa bác HoangDong,
Chữ Nam Mô có nhiều ý nghĩa lắm, đối với người dân thường như chúng ta chưa có trí tuệ Phật pháp thì hiểu rằng Nam Mô cung kinh, quy mệnh, nương mình về nơi Tam Bảo, về đạo vô thượng bồ đề. Theo như lời Tổ dạy
bác chỉ cần hiểu đơn giản ở trên là được, chúng ta những con người nông dân chân chất, cần gì phải đào sâu nữa đâu.
Luôn giữ một lòng niệm tưởng danh hiệu Phật là ổn rồi.
Nam mô A Di Đà Phật bác cứ miên mật câu này. Rồi bác sẽ thấy Hồng danh hiển hiện Chân Như Tính, và chứa nhóm vô lượng nghĩa, tự thân trang nghiêm bằng niệm Phật, xa rời chấp có hoặc chấp không.
Có quyển kinh niệm Phật ba la mật bác theo đó mà hành
http://thuvienhoasen.org/a15171/kinh-niem-phat-ba-la-mat
Trân trọng

Cảm ơn hungmq và VO NHAT BAT NHI nhiều
Được hungmq và VO NHAT BAT NHI nhiều cùng các quý vị trên diễn đàn giảng giải, tôi cũng hiểu thêm được phần nào những gì mình chưa biết, những gì với khả năng có thể thực hành được sẽ cố gắng học và làm theo. hungmq và VO NHAT BAT NHI có cách giảng giải chân tình, ngôn từ dễ hiểu những người mới tìm hiểu cũng dễ tiếp thu.
Cảm ơn tranglinh và các quý vị đã quan tâm đến thắc mắc của tôi trong phim Tây du ký. Tôi thiết nghĩ những thắc mắc của tôi về phần cuối của phim được các quý vị quan tâm làm sáng tỏ sẽ rất hữu ích cho rất nhiều người. Bởi số lượng người học và biết về kinh sách, giáo lý nhà Phật chắc chắn sẽ ít hơn số người không biết. Những ý kiến của quý vị đưa ra không phải để tranh luận đúng hay sai mà để cho mọi người cần hiểu đúng về tôn giáo mà mình quan tâm, hiểu đúng về nhà Phật . Tôi nghĩ đây cũng chính là quý vị đang hành pháp độ nhân " cho chúng sinh thấu hiểu về Phật pháp "
Kính xin chư Phật chứng minh công đức cho những người đã có tâm dẫn dắt chúng sinh theo con đường chính đạo !
[/SIZE]
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Giải mã truyện Tây du- Lê Anh Dũng


Đường Tăng.- anh là ai ?
f9a5e645c1155e7bcbf55be596fc6372.jpg

ffa5e06e98ad20de8f431500ae32a7bb.jpg


Năm mà một

Tây du ký là câu chuyện trường thiên về hành trình qua phương Tây thỉnh kinh của năm thầy trò: Tam tạng, Tề thiên, Bát giới, Sa tăng, và con ngựa trắng.

Thông thường, người ta sơ ý, chỉ kể có bốn, quên đi con ngựa, nguyên là con rồng ngọc (ngọc long), thái tử thứ ba, con của Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Quên kể đến ngựa rồng, phải chăng vì vai trò đỡ chân cho Đường tăng của ngọc long tam thái tử hình như có vẻ lu mờ? Hay quên kể, vì không thấy ở Tây du ký tản mác ẩn ngữ nơi này, rải rác ẩn dụ nơi kia, mà ngòi bút của Ngô Thừa Ân đã ung dung viết như giỡn chơi, như bông đùa, mà ý hàm tàng thì rất thực. Và nên hiểu chỗ thực trong cái hư của Tây du ký, nét nghiêm trang trong vẻ bỡn cợt của Ngô Thừa Ân như thế nào?

Tây du ký là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn của Nho giáo, vì Nho giáo về cơ bản là đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền (exoterism).

Đọc Tây du mà bảo Ngô Thừa Ân có cái gọi là tư tưởng chống Trời, chống thiên tử, tức là đã quên đi ngay từ ban đầu câu chuyện xuất gia, thỉnh kinh vốn đã hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp.[1]

Tây du nào có chống ai đâu, vì Tây du là câu chuyện ngụ ngôn, đem chuyện thỉnh kinh để diễn bày tư tưởng thiền học giải thoát trong đạo Lão, đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học mà ngày nay Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền (esoterism).

Muốn đọc Tây du, hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấy bốn chữ ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời).

Như chép ở kinh Viên giác, Phật bảo lấy ngón tay chỉ trăng, nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết rằng phương tiện để chỉ trăng rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Trang tử khuyên: «Có nơm vì cá, đặng cá hãy quên nơm. Có dò vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò. Có lời vì ý, đặng ý hãy quên lời.»

Thế thì, vượt lên trên mọi hư cấu văn chương của Tây du ký với tài hí lộng chữ nghĩa của Ngô Thừa Ân, cuộc thỉnh kinh của Đường tăng thực chất là chi? Đường tăng là ai đó? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm ở đâu?

Sẽ là sửng sốt nếu nói rằng Đường tăng vẫn còn đang thỉnh kinh dù đã thỉnh kinh xong rồi từ vạn cổ. Tề thiên đã hàng phục xong thiên ma vạn quỷ, đã cởi được kim cô niệt đầu, đã được Phật tổ tán thán là Đấu chiến thắng phật ở giữa bửu điện trang nghiêm của chùa Lôi âm, nhưng Tề thiên vẫn còn đang và vẫn sẽ còn tiếp tục vất vả đánh nhau với yêu tinh ma quái. Mãi mãi cuộc chiến đấu vẫn chưa xong. Tề thiên nào đã thành phật? Tề thiên nào chưa thành phật? Yêu ma nào đã quy hàng? Yêu ma nào còn chưa ngừng dấy động phong ba? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm không ở về phương Tây, và cũng không phải là một địa danh trên bản đồ kim cổ. Vậy, cuộc thỉnh kinh đi về phương trời nào viễn xứ?

Nên ta thử hỏi lớn tiếng rằng: Đường tăng! Anh là ai? Câu hỏi ấy phải chăng xấc xược? Sao lại dám xưng hô với Đường tăng là... Anh? Ta cứ hỏi nữa: Đường tăng! Anh là ai?

Cũng là ta hỏi chính ta đó thôi. Mỗi một người trong chúng ta đều là Đường tăng. Mỗi thời đại của quá khứ, hiện tại và vị lai đều có Đường tăng, đều vẫn đã, đang và sẽ còn tiếp tục thỉnh kinh. Cuộc thỉnh kinh chính là hành trình đầy trắc trở của mỗi người trong chúng ta truy tầm Chân lý - tìm cái mà Lão tử gượng cho là Đạo, gọi tên là Xích tử chi tâm, Phật mệnh danh là Bổn lai diện mục, và Cao Đài ngày nay bảo là Nhân bản hay Thượng đế tính - vốn dĩ đã sẵn tàng ẩn trong mỗi con người.

Đi về đâu để có được Chân lý đó? Thiên Trúc ư? Hà xứ tại? Thưa rằng nước Thiên Trúc ấy nào có đâu xa và con đường thỉnh kinh cũng chẳng phải là hành trình từ phương Đông qua phương Tây diệu vợi. Vương Dương Minh bảo: Vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Ngô Thừa Ân ám chỉ: Thiên Trúc là thân ta, thân ta là Thiên Trúc. Kinh báu chùa Lôi âm là hình ảnh tượng trưng cho Chân lý, nó nằm trong tự thân nội thể con người. Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người, là hành trình phản tỉnh nội cầu, quay lại nhìn vào chính nội thân của mình, tìm thấy trong chính ta cái chân lý: Người là một thiêng liêng tại thế, cùng với Trời đồng thể linh quang (ánh sáng thiêng liêng).

Do đó phải nói rằng bộ phim Tây du ký hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết đã rất tài tình khi nhạc mở đầu cho phim là bài hát «Con đường nào ta đi...» Con đường thỉnh kinh là đường trở về nội tâm. Trên con đường cô đơn đó, ta là Đường tăng, và ta cũng là Tề thiên, Sa tăng, Bát giới, long mã. Như vậy cuộc thỉnh kinh phải bắt buộc đủ bộ năm thầy trò. Thiếu một là không được! Nhưng năm mà một: là một con người với năm phương diện.

Long mã

Con ngựa mà vua Đường cấp cho Đường tăng bắt buộc phải chết đi, để đem thay bằng ngựa thần, ngựa rồng. Ngựa là xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Một tinh thần minh mẫn trong một xác thân tráng kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo?

Sa tăng

Sa tăng là tánh cần cù, nhẫn nại. Ngô Thừa Ân bắt Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm, từng quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới nào có thua, đã trăm lần ngàn lượt cứ lẻo nhẻo đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy, chàng về cố thổ lấy vợ cho xong. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình thiên ma bách chiết, vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.


Bát giới là tánh tham. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Có lẽ vì thế mà pháp danh của chàng là Ngộ năng.[2]

Tề thiên

Tề thiên là trí, lý trí. Bộ phim Tây du của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết cho thấy đạo diễn dường như đã hiểu được vai trò quan trọng của Tề thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò.

Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhường nhịn ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng «Lão Tôn» là tánh kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế.

Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề thiên vì thế là Ngộ không: Không (sunyata) để mà siêu vượt lên mọi đối đãi của thế giới sắc tướng và thế giới phi sắc tướng.

Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho nên thiết bổng của Tề thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tư duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó. Dở cũng nó. Bóp méo, vo tròn đều được cả. Đó vốn là nghề của chàng.

Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.

Cái trí của con người còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh, cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, như chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trường thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này, truyện Tây du bảo Tề thiên có được phép cân đẩu vân, «mỗi cân đẩu vân đi được mười vạn tám nghìn dặm» [TDK I 1982: 63]. Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tượng số học [3] còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tư tưởng con người.


Đường tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Truyện Tây du chưa lột được cái đấu tranh ghê gớm của Đường tăng ở Tây Lương nữ quốc và khi chàng rơi vào tay yêu nữ động Tỳ bà [TDK VI 1988: 88-92, 108-109], thì bộ phim Tây du của Trung Quốc đã dàn dựng rất đạt những thử thách này. Đường tăng trong hai đoạn phim ấy hoàn toàn là một con người bằng xương bằng thịt, có giới hạn mà bản thân Đường tăng không thể vượt qua, nếu không được Tề thiên giải cứu kịp thời.

Đường tăng còn có tánh phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Đọc truyện hay xem phim Tây du ai cũng dễ thấy ghét... chàng. Một trăm lần Tề thiên cản: Yêu ma đấy, Thầy chớ có cứu. Và đủ một trăm lần Đường tăng cãi, cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là nhận giặc làm con vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí.

Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chìu theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.

Trong các đệ tử, Đường tăng thường «cưng» ai nhứt? Chàng vốn tỏ ra cưng Bát giới hơn cả. Bát giới tượng trưng cho các bản năng dục vọng tiềm tàng trong tâm mỗi người; vậy, phải chăng chính ta, ta vốn vẫn thường có xu hướng nhắm mắt đưa chân, phớt lờ cái lẽ đúng mà nuông chìu theo thói hư tật xấu của mình?

Trong Tây du, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề thiên và Đường tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, thậm chí ngay khi Tề thiên mới bái Đường tăng làm sư phụ xong mà đã vội giận dữ bỏ đi [TDK II 1982: 84]. Đó cũng là cách biểu tượng hóa những đối nghịch giữa lý trí với tình cảm, cảm tính.

Cà sa và tích trượng

Đường tăng rõ ra là lương tri, nhưng tiếng nói của lương tri nhiều khi quá yếu mềm trước những sức mạnh đối kháng. Ngoài cái lý trí (là Tề thiên) chống đỡ, bảo vệ, Đường tăng còn cần phải được trang bị thêm hai phương tiện hữu hiệu để hộ thân, tự vệ. Đó là cà sa và tích trượng.

Cà sa là áo giáp chở che, tích trượng để thêm sức cho đôi chân vững vàng trụ lập. Cà sa và tích trượng ấy chính là đạo đức chân chánh của con người. Có đạo đức, con người đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào tội lỗi lạc lầm, tránh xa được sự trừng phạt của ngục hình đày đọa. Cho nên, khi Phật tổ Như lai sai A nan và Ca diếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, đã dặn dò rằng: «Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy (...) mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại.» [TDK I 1982: 190]. Và khi ở kinh thành Trường An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan âm Bồ tát cũng bảo: «Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang.» [TDK II 1982: 36]

Trong bộ phim Tây du hai mươi lăm tập của Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết có lẽ đã hiểu tường tận ý nghĩa cà sa là áo giáp đạo đức hộ thân, cho nên rất tài tình khi dàn dựng cảnh yêu nữ động Tỳ bà quyến rũ Đường tăng sa vào sắc dục. Lúc ấy Đường tăng như trong cơn mộng du, lảo đảo bước gần tới vòng tay yêu nữ đón mời, và mảnh cà sa đỏ rực bỗng nhẹ tênh, vuột bay khỏi thân Đường tăng. Còn tấm áo, Đường tăng còn an ổn; áo vuột rơi rồi, tội lỗi mở cửa chực chờ. Đạo đức mất đi, cái xấu chen vào.

Yêu tinh

Yêu tinh quỷ quái hằng hà sa số cản đường ngăn lối cuộc thỉnh kinh cũng là những thói hư tật xấu của chính ta. Yêu tinh có hai loại. Có thứ là giống chồn cáo, rắn rít, cọp beo... biến thành. Hình ảnh này là ẩn dụ con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái ác, các nghịch cảnh từ bên ngoài tác động vào bản thân. Loại yêu quái này luôn luôn bị Tề Thiên đập chết, không ai cứu chúng. Trên nẻo đường truy cầu Chân lý, tìm Đạo, con người phải dũng mãnh, nghị lực, quyết tâm san bằng mọi trở lực, chướng ngại ngoại lai để đạt cho kỳ được cứu cánh chân lý của mình. Dứt khoát không khoan nhượng.

Nhưng... lại kỳ quặc hơn, có thứ quỷ quái mà Tề Thiên vừa vung thiết bổng định đập chết, thì liền có tiên này phật kia hiện ra cản lại, xin tha mạng chúng để rồi mang về thượng giới quản lý. Loại yêu này xét lý lịch đã rõ, vốn là các con thú con vật mà các vị ở cõi trời nuôi giữ, chẳng may để sổng, nên chúng lẻn xuống trần làm tinh ma quái quỷ.[4] Có người xem phim hay đọc truyện Tây du, gặp những chỗ như vậy, liên hệ gần xa rồi nhếch miệng cười: Tưởng sao, cũng là một kiểu «xử lý nội bộ»!

Loại yêu có «ô dù» cỡ bự như vừa nói, chính là cái xấu, cái ác, cái chướng ngại cản ngăn nội tại. Chúng nằm trong chính ta, và là một phần của ta. Giết chúng đi là giết ta ư?

Một hình ảnh hai cuộc đời

Phật bảo: Hồi đầu thị ngạn. Quay đầu nhìn lại sẽ thấy ngay bến bờ giác ngộ. Buông dao đẫm máu xuống, mười tám ông ăn cướp lập tức hóa ra thập bát la hán. Con người là một hình ảnh hai cuộc đời. Trong ta là sự tồn tại của hai mặt đối lập lẫn nhau. Ta là Giê-xu mà ta cũng là Lu-xi-phe chúa quỷ. Ta là Thích ca, Lão tử mà ta cũng thừa sức bày trò ngạ quỷ, giở thói súc sanh. Trong ta vừa có thiên đàng, niết bàn cực lạc, vừa có cả hỏa ngục, a tỳ.

Trong cuộc chiến đấu để đạt tới Chân lý, con người có thể chuyển hóa cái ác thành cái thiện. Hôm trước còn là Hồng hài nhi hung tợn, khoái ăn thịt người thì hôm sau đã là Thiện tài Đồng tử trang nghiêm, cung kính hầu cận một bên Quan âm Bồ tát.[5] Bữa nọ còn làm yêu quái tụm bầy chận đường bắt người cướp của, ăn tươi nuốt sống, thì bữa nay đã thành voi thần, sư tử thánh đỡ chân cho Phổ hiền và Văn thù Bồ tát nơi cõi phật [TDK VIII 1988: 173-174].


Tánh tham là xấu, nhưng thay vì tham cái vị kỷ đê hèn, biết tham làm cái vị tha ích quốc lợi dân, thì tham ấy Chúa, Phật cũng tham. Tánh sân giận đáng chê, nhưng thay vì cái giận khí huyết của lòng ty tiểu, biết giận cho cái bất bằng chính nghĩa, thì giận ấy Lão Đam, Khổng tử cũng xá dài bái phục.

Phân biệt hai hạng yêu tinh nội tại và ngoại lai như thế, người đọc truyện Tây du thử gẫm lại vì sao luôn luôn khi Tề thiên gặp yêu quỷ đều tróc Sơn thần, Thổ địa để truy tầm ngọn nguồn, gốc tích con yêu ở đâu. Cho dù đang thua sức lũ yêu, mà một khi đã nắm chắc lý lịch của chúng rồi thì trăm lần đánh là trăm lần thắng. Chuyển bại thành thắng là sau khi đã điều tra, xác minh lý lịch xong xuôi. Sao lạ vậy? Cái xấu, cái ác vốn muôn đường nghìn lối, thiên hình vạn trạng. Con người phải biết nó từ đâu tới, do đâu mà ra. Như thầy thuốc giỏi, trị bịnh phải biết trị tận gốc chứ không trị ngọn.


Đi tìm nghịch lý

Tây du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề thiên không ngán Lão tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của Lão tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu? [TDK V 1988: 227-247; TDK VI 1988: 5-51]

Tề thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm phật, tiên, bồ tát cứu nạn. Bồ tát và phật tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chơn chánh. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biện phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ, hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân. Còn với chính bản thân, có những cái xấu, cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu, là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối, thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm trước cơn phong ba bão táp của hải hà dục vọng.

Phật tiên hay Thượng đế cõi trời còn là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá, lọc lừa. Tề thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũng thấy rằng ta không sợ đấu lý, đấu tranh với người biết điều, đại độ, chính trực, mà ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận với hai đối thủ rõ ràng khác biệt!

Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du? Thọ nhận ân Ai mà Ngô Thừa Ân muốn đáp tạ ân Ai?

Kiếp tằm đem trả nợ dâu,

Đem lời huyễn tưởng diễn câu diệu huyền.

Ngỡ rằng ma quái thần tiên,

Nào hay rốt lại nhãn tiền chính ta.

Cuộc chơi sực tỉnh giang hà,

Mực đen giấy trắng gọi là nhân duyên.●




LÊ ANH DŨNG

(26.8.1991 – 01.01.1995)
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Trăng sao cửa động đá đầu non.

http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-ma-truyen-tay-du/trang-sao-cua-dong-da-dau-non-39983.html

Truyện Tây du dựng nên một nhân vật nổi bật là Tề thiên, một con khỉ. Diễn giải lý lịch của Tề thiên, truyện kể: Tại Đông Thắng Thần Châu, có nước Ngạo Lai, núi Hoa Quả, trên đỉnh núi có tảng đá tiên. “Một hôm tảng đá nứt đôi, sinh ra một quả trứng đá tròn, to bằng quả cầu, gặp gió hóa thành một con khỉ đá, đủ cả mặt mũi chân tay.” [TDK I 1982: 28]. Lý lịch xuất thân của Tề thiên đơn giản như thế, nhưng lại là cả một hàm dụ thâm trầm!

Tâm viên ý mã

Đỉnh đá đơn côi

Khỉ, hay tương cận với nó là vượn, theo Phật và Lão, tượng trưng cho tâm con người. Loài vượn, khỉ vốn hay lăng xăng, nhảy nhót, chuyền leo, không chịu ngồi yên. Cái tâm con người cũng lao xao, ưa tơ tưởng chuyện này, hay nhớ nhung việc nọ. Phật ví tâm người như loài khỉ, vượn nên gọi là tâm viên (con vượn lòng). “Bạn” của tâm viên là ý mã (ngựa ý). Tâm ý theo nhau, tâm chạy rong, ý cũng chạy rong. Giữ chặt cho tâm ý ở yên, tập trung tư tưởng vào một chỗ, là chuyện không dễ. Sách chú quyển Tham đồng khế của Ngụy Bá Dương có câu: “Tâm viên bất định, ý mã nan truy.” (Vượn lòng nhảy nhót không yên, ngựa ý rong ruổi theo liền khó thay.)

Người tu thiền, dù là hành giả theo pháp môn của Phật, Lão, hay Cao đài, tối kỵ bị “phóng tâm”, cho nên chỗ đầu tiên thực hành là phải cột lại tâm ý, không được để tâm ý nghĩ ngợi lung tung. Do sự liên quan ẩn dụ khỉ và ngựa nên mới bày ra chuyện Hầu vương (vua khỉ) lên trời giữ chức Bật mã ôn, trông coi, quản lý đàn ngựa. Đoạn tả cách Hầu vương săn sóc ngựa quả rất lạ đời: “Bật mã ngày đêm không ngủ, trông nom ngựa trại. Ban ngày còn chơi đùa, ban đêm chăm chỉ giữ gìn. Ngựa ngủ, đánh thức cho ăn cỏ; ngựa lồng, nhốt lại trong chuồng.” [TDK I 1982: 104]

Cái tâm cái ý lúc con người thức hay chạy rong, lúc con người ngủ vẫn chạy rong. Những ức chế, dồn nén ban ngày chưa biến hình thành hành động, thì đợi đến đêm về, sẽ biến thành cơn mơ giấc mộng dẫn dắt người đi... hoang! Có những hành giả, ban ngày còn tỉnh táo, ý thức đè nén được sắc tình trước ngoại cảnh diễm kiều; nhưng khi canh khuya mơ màng giấc bướm hồn hoa, thì chỉ còn là chiếc xe lao dốc tuột thắng, bao nhiêu “vốn liếng” cỏn con tích trữ được cũng đành trút bỏ một lèo trong vô thức! Cho nên một số thiền đường phải luôn dè chừng chuyện ngủ nghê mê mệt, có nơi chỉ dám nằm nghiêng, hay như một thiền phái Cao đài (Chiếu minh) chỉ dám ngủ... ngồi. Đó là lý do mà, theo Tây du, muốn chăn ngựa thì phải “ngày đêm không ngủ”, và “ban đêm chăm chỉ giữ gìn”.

Các hành giả tập thiền, dù theo Phật, Lão, hay Cao đài, đều tối kỵ tâm trí mê muội, ngủ quên. Chứng bệnh đó chính là hôn trầm. Trong một số thiền đường, lúc cùng nhau tịnh tọa, có một người giám thị cầm gậy đứng canh, ai lỡ quên ngủ gà ngủ gật, lập tức quật gậy vào lưng cho tỉnh. Còn khi tỉnh, mà phóng tâm, đầu cứ lăng xăng hết chuyện nọ chuyện kia, phải rán diệt tan niệm lự, tập trung tư tưởng lại. Cho nên “ngựa ngủ, đánh thức cho ăn cỏ; ngựa lồng, nhốt lại trong chuồng.”

Tâm ý con người phát sinh từ đâu? Thông thường đều vẫn cho rằng từ cái đầu. Cái đầu là “quả trứng đá tròn”. Cái đầu sinh ra tư tưởng; tư tưởng không hình, không ảnh, không màu, không tiếng. Cho nên con khỉ (tư tưởng) sinh ra chỉ là nhờ “gặp gió hóa thành”.

Tư tưởng có tốc độ cực nhanh, vì vậy truyện Tây du mới bảo con khỉ học được phép cân đẩu vân, nhảy một cái xa tới một trăm lẻ tám ngàn dặm [xem bài Đường tăng! Anh là ai?].


Một ánh trăng khuya

Ba sao hiu hắt

Hầu vương vào một ngày đẹp trời bỗng giác ngộ lẽ sinh tử cõi đời là vô thường, lập tức hạ quyết tâm từ bỏ ngôi vua ở động Thủy liêm, lặn lội chiếc thân tầm sư học đạo. Câu chuyện rõ ràng mang dấu ấn của Thái tử Cồ đàm lìa bỏ hoàng cung của dòng họ Thích ca, đơn độc dấn mình tìm cầu giải thoát.

Trên đường gió bụi, Hầu vương gặp người kiếm củi chỉ đường, bảo hãy đến núi Linh đài Phương thốn, trong núi ấy có động Tà nguyệt Tam tinh, và hãy cầu học đạo với Bồ đề Tổ sư. Chốn ấy tìm đâu? Hà xứ tại?

Phương thốn theo đạo Lão là hạ đơn điền, nằm cách dưới rún ba đốt ngón tay. Theo phép luyện khí công, yoga, thiền, đấy là một trong những điểm quan trọng trong thân thể mà phép tu nội dược (luyện nội đan, interior alchemy) của đạo Lão và Cao đài đặc biệt nhấn mạnh.

Linh đài theo đạo Lão là tâm. Con người phàm phu thì tâm phàm phu, con người thánh thiện thì có thánh tâm. Tâm phật không phải tự nhiên mà có, tâm phật cũng trong chỗ tâm phàm đã khơi trong gạn đục trở thành; như đóa sen tinh khiết ngát hương đã nẩy mầm vươn lên từ tận đáy sình bùn ô trược. Truyện thơ Phật bà chùa Hương của bình dân Việt Nam diễn ý này rất tuyệt vời:

Thần thông nghìn mắt nghìn tay,

Cũng trong một điểm Linh đài hóa ra.

Tà nguyệt là trăng khuyết (lưỡi liềm). Tam tinh là ba ngôi sao. Kiều (?) có câu: “Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời.” Chính thực đây là cách chiết tự chữ Tâm . Do tâm mà thành phật, đắc đạo, cho nên đạo Lão có bài thơ cổ rằng:

Tam điểm như tinh tượng,

Hoành câu tựa nguyệt tà.

Phi mao tùng thử đắc,

Tố phật giả do tha.

Nghĩa là:

Ba điểm tượng hình sao,

Móc câu như trăng khuyết.

Thú cầm theo đây đắc,

Phật do đó mà ra.

Hóa ra con đường cầu đạo của Hầu vương là con đường hướng nội, trở vào tâm, tu thiền. Đạo Lão và Cao đài gọi là con đường phản tỉnh nội cầu, phản bổn hoàn nguyên.

5c8e913781369c8d75c02d0a13065485.jpg

Tà nguyệt Tam tinh động (chữ Tâm)

Hành giả tìm tâm [tranh Giới Tử Viên]

Ơn thầy như núi Thái

Sao gởi gió ngàn bay?

Không thầy đố mày làm nên. Hầu vương còn phải bái sư, tôn Bồ đề Tổ sư làm thầy. Bồ đề hay bodhi (tiếng Sanskrit) là trí giác ngộ. Chỉ có người giác ngộ (sáng suốt) mới đáng mặt làm thầy dạy kẻ mê muội (u tối). Theo Phật, thầy chỉ là người giúp đỡ. Một khi trò đã giác ngộ rồi, cái giác đó do chính bản thân trò tự mình kiến lập, tạo dựng, nào phải đâu của cải ông thầy ban trao tặng dữ.

Lúc Hầu vương học đạo xong rồi, chưa kịp... lãnh bằng tốt nghiệp, liền bị thầy lập tức đuổi về. Đã đuổi lại còn răn đe, cấm ngặt không được hở răng nói cho thiên hạ biết mình là đệ tử ruột của Tổ sư! Hầu vương lấy lễ học trò, thành khẩn tạ ơn biển trời dạy dỗ, thì cũng bị thầy quyết liệt phủ nhận: “Ân nghĩa gì đâu...” [TDK I 1982: 66]

Rõ ra là ẩn ngữ thiền tông. Khi đã giác ngộ, đạt tới trí bát nhã (prajna) thì con người đạt tới vô sư trí. Không có ai làm thầy ta, và ta cũng chẳng dám làm thầy ai. Đã thế, trổi hơn một bậc, cũng chẳng còn dám khinh khi rẻ rúng một ai, như Thường bất khinh Bồ tát tâm tâm niệm niệm: Ai ai cũng sẽ thành phật đó mà.

Lặng lẽ một phương trời lữ thứ

Mình riêng mình soi bóng cô liêu

Trở lại với chuyện hỏi thăm đường của Hầu vương. Truyện kể:

“Hầu vương nắm tay người kiếm củi, nói:

- Thưa lão huynh, làm ơn đưa tôi đến. Nếu tốt lành, tôi không bao giờ quên ơn chỉ dẫn.

Người kiếm củi nói:

- Bác là người hảo hán mà không biết thông biến. Tôi chẳng vừa nói với bác là gì, bác không hiểu ư? (...) Tôi còn bận kiếm củi, bác cứ đi đi!” [TDK I 1982: 43]

Đạo thần tiên phải tự thân mình thực hành, không nhờ ai giúp. Hầu vương phải đích thân tìm đến Tà nguyệt Tam tinh động. Con đường về nội tâm của hành giả là con đường cô đơn, lữ khách không thể trông cậy, lệ thuộc bất kỳ ai khác. Và cũng không còn bận bịu mưu sinh, áo cơm ràng buộc.

Cát bụi chân ai

Còn đây lòng trẻ

Những đoạn Tây du như dẫn trên, thoạt xem có vẻ dông dài, rườm rà, thừa thãi, nhưng thực ra mang đầy dấu ấn của thiền tông. Chẳng hạn, một đoạn khác cũng tưởng đâu rất lòng vòng, khi kể chuyện Bồ đề Tổ sư đặt họ tên cho Hầu vương.

Thoạt đầu, Tổ sư hỏi Hầu vương có tánh gì, Hầu vương đáp rằng không có tánh. Thế thì:

“Tổ sư cười nói: Ngươi tuy thân thể thô lậu, nhưng giống loài khỉ ăn quả tùng. Ta và ngươi trên thân đều lãnh họ tên, ý ta muốn đặt ngươi họ Hồ [chiết tự: khuyển (con chó) + cổ (xưa) + nguyệt (trăng)]. Chữ Hồ bỏ con thú [bỏ chữ khuyển] bên cạnh thì còn là cổ nguyệt. Cổ là già, nguyệt là âm, lão âm không thể sinh hóa dưỡng dục được. Nên ta đặt họ ngươi là Tôn [chiết tự: khuyển + tử + hệ] mới tốt. Chữ Tôn bỏ con thú [bỏ chữ khuyển] bên cạnh thì còn là tử hệ. Tử là con trai, hệ là trẻ sơ sinh, quả là hợp với bản chất trẻ thơ. Vậy ta đặt cho ngươi là họ Tôn nghe.” [1]

Một trò chơi chữ lý thú! Chữ Hán, tánh (tính) [bộ nữ] nghĩa là họ; nhưng theo Phật, tánh (tính) [bộ tâm] còn có nghĩa là bản thể, là phần trường tồn bất biến nơi con người. Nhờ đó mà con người dù xấu xa vẫn có thể tương lai tu thành phật được. Và tu Phật là cốt đạt tới chỗ minh tâm kiến tánh, theo Nho là tồn tâm dưỡng tánh, theo Lão là tu tâm luyện tánh.

Đặt cho tánh là Tôn, rồi giải chi li ra thành trẻ nhỏ, Tây du ký đã đưa ra một vấn đề trọng tâm của đạo Lão. Muốn tu hành đạt đạo, con người phải có được cái tâm hồn nhiên của trẻ mới đẻ (xích tử chi tâm). Cũng vậy, Tân ước chép lời Chúa Giê-xu khuyên môn đệ hãy giữ tâm hồn như con trẻ thì mới vào được thiên đàng nước Chúa.[“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không biến cải, và trở nên như con trẻ, thì hẳn chẳng được vào nước trời đâu.(Verily, I say unto you, except ye be converted and become as little as children, ye shall not enter into the kingdom of heaven.” Matthew, 18:3. The Gideons, 1967.]

Hầu vương có tên là Tôn hành giả. Hành giả là người thực hành thiền. Lại có pháp danh là Ngộ không, ngụ ý muốn ngộ nhập được cái Không (sunyata), hành giả phải dọn sạch lòng như tâm con trẻ.



Tổ sư đặt tên cho Hầu vương

Một hành giả thiền môn ngày xưa, dọc bước phong trần đi tìm cửa động trăng sao, như Tôn ngộ không hành giả, dấu chân cô đơn của khách lữ còn in lại lời thơ trầm trầm vọng vào u uẩn cõi phù vân:

Nhất bát thiên gia phạn,

Cô thân vạn lý du,

Thanh mục đổ nhân thiểu,

Vấn lộ bạch vân đầu.

[Tương truyền tác giả bài thơ này là hòa thượng Bố đại.]

Nghĩa là:

Một bát cơm ngàn nhà,

Thân đơn muôn dặm xa,

Mắt xanh nào ai có,

Hỏi đường mây trắng qua.

Phải! Mây trắng ơi, con đường nào ta đi? Câu hỏi của Tôn ngộ không hành giả sẽ vẫn còn được hỏi mãi giữa từng cuộc đời ai kia muốn xin được một lần trở về quê xưa để làm trẻ nhỏ ngồi bên thềm cũ hồn nhiên nhìn thế sự dần qua.


***************************************

CHÚ THÍCH

[1] Bản dịch của Lê Anh Minh, căn cứ theo [TDK 1987: 8]. Nguyên văn chữ Hán: “Tổ sư tiếu đạo: Nễ thân khu tuy thị bỉ lậu, khước tượng cá thực tùng quả đích hồ tôn. Ngã dữ nễ tựu thân thượng thủ cá tính thị, ý tư giáo nễ tính Hồ. Hồ tự khử liễu cá thú bàng, nãi thị cá cổ nguyệt. Cổ giả lão dã, nguyệt giả âm dã, lão âm bất năng hóa dục. Giáo nễ tính Tôn đảo hảo. Tôn tự khử liễu thú bàng, nãi thị cá tử hệ. Tử giả nhi nam dã, hệ giả anh tế dã, chính hợp anh nhi chi bổn luận. Giáo nễ tính Tôn bãi.”
So với bản dịch [TDK I 1982: 48], những người dịch đã cắt bỏ sáu mươi bốn chữ trong nguyên tác (từ “Nễ thân khu tuy thị bỉ lậu” đến “Giáo nễ tính Tôn đảo hảo”). Thật đáng tiếc, vì đó là một đoạn rất hay liên quan đến quan niệm âm dương và Dịch lý trong thuật luyện nội đan, tức thiền, của đạo Lão.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Tác phẩm Đường Tăng.

Kính tiền-bôí!
Thưa, bangtam không vì tham, sân, si nơi bangtam mà nói đâu, mà bangtam chỉ muốn cho những ai đã xem Tây Du Ký đều cùng thấy rỏ cái ác mà tránh xa thôi.


Kính
bangtam

Kính thưa các ĐH. Cô Băng Tâm cũng có phần lý lẽ khi cho rằng truyện Tây Du có vấn đề.

Tôi nhớ lại khoảng thời gian năm 94- 95, khi ấy Hội nhà văn VN, đã chấm đậu cao một tác phẩm của tác giả Trương Quốc Dũng. Hình như tác phẩm tên là "Niết Bàn rực lửa", và truyện ngắn “Đường Tăng” .

Lúc ấy, có rất nhiều phản ảnh của Tăng Ni Phật tử về các tác phẩm này.

Sau đó Hội nhà văn đình chỉ, và thu hồi tác phẩm đó.

Đây là đường link có nói về vấn đề ấy. Các ĐH vào xem và tham khảo.


http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-036/cam-nghi-truyen
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên