- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Kính Người!
Người đã bước chân vào Tổ Sư Thiền thì không thể không có niềm tin được, mà lại còn đủ niềm tin và niềm tin trọn vẹn.
Chỉ là đường đi nhiếu khúc gập ghềnh, hố thẳm vực sâu mà chưa rõ biết. vậy nên mong được người đã vượt thoát đi qua mà dẫn đường xòe tay níu vớt...
Còn cái loạii ma trơi Chưa chết mà cứ rình chờ người tham thiền nơi chốn " nghĩa Địa" để hù dọa , sợ người ta chiếm mất chỗ "mộ phần" thì thật là thảm bại.
nó đâu có biết cái giấy thông hành của chư Tổ cấp cho người tham thiền mỗi lần có bọn xét hỏi thì xòe tay trình ông không một vật. thì cái con ma trơi lấy gì mà hoạnh họe.
Người cứ chỉ chỗ sai trên đường về nhà cho Nhãn tôi được rõ, Đa tạ nhiều nhiều
Pháp Tham Thiền - khó gặp, khó tin. Người gặp tin được pháp này là do phước duyên huân tập từ nhiều kiếp mới có được chứ chẳng phải nhất thời mà được !
Nay đã tin Pháp, tin mình. Thì điều cốt yếu bây giờ là đi sao cho đúng đường đúng lối !
TÔNG CHỈ của TỔ SƯ THIỀN là:
VÔ SỞ SỢ ! VÔ SỞ CẦU ! VÔ SỞ TRỤ !
- Nói chẳng sợ là chẳng sợ điều gì ?
1. Chẳng sợ mình không ngộ, rồi luân hồi ập tới không rõ đi về đâu.
2. Chẳng sợ bị chửi mắng, chê bai, khinh thường, cho là vô dụng, là đồ thừa của xã hội, là kẻ bất hiếu của gia đình, là kẻ cố chấp nơi Phật Pháp.
3. Chẳng sợ vọng tưởng quá nhiều, tạp niệm lăng xăng, thân tâm rệu rã, tu hoài không tiến.
Vì sao lại không sợ ?
1. Vì sự Ngộ là do sự Nghi. Nay lấy Nghi làm nhà, lấy Nghi làm cơm gạo, lấy Nghi làm giường nằm, lấy Nghi làm tài sản, lấy Nghi làm tất cả lẽ sống của mình ! Cho nên chỉ cần Nghi này miên mật, sự Ngộ nhất định có kỳ !
- Nói về phần Luân Hồi, phải biết Luân hồi tuy đáng sợ, xong cũng từ một niệm mê muội vô minh, một niệm không rõ ràng này mà ra. Nếu nay không thoát ra, thì đời nào mới thoát ra được. Đời nay còn giác ngộ, còn gặp pháp, còn tin pháp, còn đủ duyên hành pháp. Đời khác liệu khá hơn chẳng ?
- Lại nói, đây là Chánh Pháp Nhãn Tạng mà Thập phương Tam Thế Chư Phật trao truyền phó chúc cho hàng đệ tử:
"Đời đời chẳng cho đoạn dứt", là cửa vào Biển Giác của chư Như Lai.
Vì thế Thập phương Tam Thế chư vị Bồ Tát, Hộ Pháp, Thiện Thần đều lấy việc hộ trì người hành pháp này làm sự báo ân chư Phật.
Quyết chẳng bỏ người chí thiết chí chân với pháp này nơi thế gian !
Đây là điều xác thật chắc chắn ! Nếu chẳng đúng như thế, Bốn Tuần tôi nguyện đời đời nơi Vô Gián Ngục, chẳng có ngày thoát ra vậy !
2. Tất cả điều này tuy nhiều đều không ngoài hai chữ "thị phi", hai chữ này sinh ra là do "bám chấp nơi Thân", Thân này thì lại chẳng thể bền lâu mãi mãi ! Nay vì chỗ làm của thân này khiến người trái ý nghịch lòng, thì tất phải "chịu" người la chửi mắng đánh !
Nay nói "chịu" là vì biết pháp này sẽ giúp ta chấm dứt sự trói buộc nơi Thân uế trược, nơi sự "thị phi", nơi thói đời bạc bẽo, nơi lòng người đa đoan, nơi tất cả sự sanh khổ của thế gian hiện tại !
Pháp này khó gặp, đưa người tới chỗ rốt ráo cùng cực ! Là sự tuyệt diệu không thể nghĩ bàn ! Người thành tựu rồi, tất hoan lạc cùng cực chẳng có gì diễn tả được hết !
Thế gian nói: chẳng có gì mua được sức khỏe !
Phật cũng nói: chẳng có gì mua được Bát Nhã Huệ !
Một khi thành tựu Bát Nhã Huệ, tất thảy mọi sự thị phi này tan như mộng huyễn, không còn một mảy may chướng ngại, sự tiêu diêu an lạc không gì diễn tả hết được !
So với khoái lạc thế gian, món ngon vật lạ, tiền bạc danh tiếng...đều vượt xa rất nhiều ! Và hơn hết nó là vĩnh cửu, vô điều kiện !
Chẳng cần phải có gì khác, mới có được an lạc này ! Đây là tự tánh tự lạc, tự tâm tự lạc !
Tán thán kiếp này qua kiếp khác cũng chẳng hết được vậy !
3. Công phu nơi tâm, tất thấy tạp niệm lăng xăng nhiều như cát biển, niệm niệm muốn thân chạy đông chạy tây.
Thấy đây mà nản lòng; nhìn đây mà tức giận;
Đấy là sai lầm vậy !
Như người lạc lối nơi thành thị, muốn trở về nhà nơi thôn xóm yên bình ! Tất phải qua phố qua phường, qua chợ đông đúc, người qua kẻ lại tấp nập vô cùng ! Chen lấn xô đẩy, lúc tiến lúc lùi, lúc rẽ ngang, lúc rẽ dọc !
Nhưng đấy cũng chỉ là cảnh trên đường đi tất phải gặp, này đụng người này bị chửi, mai gặp người này khuyên ở lại chớ đi....cứ theo lời người thì quên mất việc chính yếu là phải về nhà !
Nay với niệm niệm lăng xăng này cũng phải thấy rõ như cảnh ngang đường, như người xa lạ, chỉ biết chẳng theo, chớ nên "gây lộn", người nói gì, người bảo gì, chỉ biết im lặng ! Lặng lẽ tiến bước về nhà,
lâu ngày chầy tháng tất tới chỗ vắng vẻ, yên tịnh, không một bóng người !
Đây là đường tất phải đi, đây là cảnh tất phải gặp ! Cứ bình thản đón nhận, chớ quá nóng vội vượt qua cho mau !
Giả như ở thế gian, tắc đường kẹt xe, thì cũng chỉ biết âm thầm nhúc nhích di chuyển theo dòng người, chứ có ai mà lại gây gổ: húc bên này, đạp bên kia để đi cho mau tới chỗ mình muốn ! Nếu thật có kẻ làm như vậy, thì sẽ bị "đánh" cho nhừ tử tại chỗ, xe hỏng, người bị thương ! Sống tại đó không nổi, mà về nhà cũng không xong !
Đây là chỗ rất dễ làm tâm sân trỗi dậy, làm thân thể lao nhọc, làm "ma cảnh" hiển hiện ! Phải nên chú ý cẩn trọng !
Một mạch về nhà chẳng ngó nghiêng,
Tùy cảnh tùy tâm khéo vượt liền,
Lúc tiến lúc lùi thật uyển chuyển,
Điều hòa tâm, khí chẳng "cưỡng" duyên !
Tâm thư thái, lòng vui sướng
Biết sắp về nhà nghỉ thỏa mái !
Nhẹ nhàng vấn hỏi miên mật sao,
Đi đứng ngồi nằm không mệt mỏi !
Nhẹ thật nhẹ, NGHI thật sâu,
Gió thu thổi tan áng mây mù !
Cảnh, Tình, Tâm bặt, niệm quên mất
Hoát nhiên "thoát lạc", buông "ngàn cân" !
VỮNG LÒNG - VỮNG BƯỚC - NHẤT ĐỊNH CÓ NGÀY THÀNH TỰU !
Mộ Phần.