- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Hihi,Đấy là tôi nhắc lại lời người tri thức xưa - phải tôn trọng lịch sử. Như ta không biết cụ kỵ tổ tiên mặt mũi ra sao nhưng không phải không có - nên phải rất thành kính. Như ta không biết Tổ mặt mũi ra sao nhưng không phải không có - nên cũng rất thành kính.
Đúng là đạo hữu "Phật học".
Hề Hề.
Nếu không gặp "đạo hữu Phật học" này, mà gặp người khác, ông "phán" như trên rồi, người ta "cứng họng", thì ông chẳng không "dương dương tự đắc" là mình "chuẩn Phật học" rồi còn gì nữa !
Học Khổng cũng biết: "Cái gì biết thì bảo biết, cái gì chưa biết bảo chưa biết, ấy là biết vậy", mà thực hành thì "chớt quớt" !
Nói rõ luôn cho chắc: Toàn bộ cảnh giới của các ông Tử, Tư, Từ dòng Khồng Giáo đều chưa đạt tới "cảnh giới" của bậc Thánh.
Thế nào là cảnh giới của bậc Thánh ?
Là tới mức "Càn Huệ Địa" bắt đâu lên Thập Tín mới chính thức nhập vào dòng Thánh !
Còn ông "học Phật" lại không "y Kinh Phật", coi chừng thành "ma thuyết" đấy ! Tính làm "tiểu đệ" của tôi hở !
Kinh Kim Cang:
Pháp ấy bình đẳng, chẳng có cao thấp, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả mà tu tất cả thiện pháp, thì liền được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh.
Giác.
Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì chẳng phải Bồ Tát. Tại sao? Tu Bồ Đề! Vì thật chẳng có pháp gì để phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
1. Ngã tướng: tức là ngã chấp, người tu Tiểu thừa lúc đoạn lục căn, "tiểu ngã" đã diệt, nhập vào cảnh giới "đại ngã". Lúc này tâm lượng rộng lớn, đầy đủ cảnh tượng của vũ trụ, thanh tịnh tịch diệt.
2. Nhân tướng: tức là pháp chấp, khởi niệm sau dùng để phá niệm trước. Ví như niệm trước có ngã thì bèn khởi niệm sau "không nhân ngã" để phá, kế đó lại khởi một niệm để phá cái niệm "không nhân ngã" này. Tiếp nối như vậy, cho đến vô ngã nhưng cái thấy phá vẫn còn, đó là nhân tướng.
3. Chúng sanh tướng: cũng là pháp chấp, phàm là cảnh giới chưa đến của ngã tướng và nhân tướng, đó là chúng sanh tướng. Cái gọi là "niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, ở giữa chính là" là nó vậy.
4. Thọ giả tướng: tức là không chấp, tất cả tư tưởng đều đã đình chỉ, tất cả thiện ác thị phi đều đã quên mất. Trong đó trống không, không có sở hữu, như đồng với mạng căn. Lục tổ Huệ Năng nói là "vô ký không", Nhị thừa nhận lầm là cảnh giới của Niết Bàn. Ký thực đó tức là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi là "hang ổ của vô mình" đó đều là cảnh giới của tướng này.
Mộ Phần.