- Tham gia
- 15/6/06
- Bài viết
- 1,138
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 38
MỤC ĐÍCH CỦA THAM THIỀN.
Mục đích của Tham thiền là gì? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thâu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ mình độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.
Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rõ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, học gọi CHƠN NHƯ, NHƯ LAI. Thiền Tông gọi là Bổn lai diện mục, Thanh tịnh Pháp thân; Duy Thức Tông gọi là Tự thân tịnh độ, Thường tịch quang tịnh độ; Tam Luận Tông gọi là Thật tướng Bát Nhã, Luật Tông gọi là Bổn nguyên tự tánh, Kim Cang bửu giới. Thiên thai tông gọi là Tự tánh thật tướng, Hoa Nghiêm Tông gọi là Nhất chơn pháp giới; Mật Tông gọi là Tịnh Bồ đề tâm ... danh hiệu dù nhiều, bản thể chỉ một. Duy Thức Luận nói: “Chơn là chơn thật, tỏ chẳng hư vọng. Như là như thường, tỏ chẳng biến đổi. Nghĩa là cái chơn thật này, nơi tất cả pháp thường như bản tánh, nên gọi Chơn Như”. Kinh Duy Ma Cật nói “Như là chẳng hai chẳng khác”. Kinh Kim Cang nói “Như Lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu”.
Theo những kinh luận kể trên, nói “Tâm tánh” là chỉ ngay Chơn tâm tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Người đời nói “tâm” ấy là vọng tâm, tức là vô minh, nay muốn minh tâm cái tâm chơn thật cùng tột, nên gọi là CHƠN NHƯ.
Mục đích của Tham thiền là gì? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thâu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ mình độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.
Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rõ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, học gọi CHƠN NHƯ, NHƯ LAI. Thiền Tông gọi là Bổn lai diện mục, Thanh tịnh Pháp thân; Duy Thức Tông gọi là Tự thân tịnh độ, Thường tịch quang tịnh độ; Tam Luận Tông gọi là Thật tướng Bát Nhã, Luật Tông gọi là Bổn nguyên tự tánh, Kim Cang bửu giới. Thiên thai tông gọi là Tự tánh thật tướng, Hoa Nghiêm Tông gọi là Nhất chơn pháp giới; Mật Tông gọi là Tịnh Bồ đề tâm ... danh hiệu dù nhiều, bản thể chỉ một. Duy Thức Luận nói: “Chơn là chơn thật, tỏ chẳng hư vọng. Như là như thường, tỏ chẳng biến đổi. Nghĩa là cái chơn thật này, nơi tất cả pháp thường như bản tánh, nên gọi Chơn Như”. Kinh Duy Ma Cật nói “Như là chẳng hai chẳng khác”. Kinh Kim Cang nói “Như Lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu”.
Theo những kinh luận kể trên, nói “Tâm tánh” là chỉ ngay Chơn tâm tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Người đời nói “tâm” ấy là vọng tâm, tức là vô minh, nay muốn minh tâm cái tâm chơn thật cùng tột, nên gọi là CHƠN NHƯ.